Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

quyền của người khuyết tật pháp luật về quyền con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.63 KB, 6 trang )

1.2. Thành tựu thực hiện một số quyền dân sự đặc thù của người khuyết tật.
Hiện nay Việt Nam có hơn 5,4 triệu người khuyết tật, chiếm 6,63% dân số.
Nhà nước Việt Nam luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết
tật thực hiện bình đẳng các quyền về dân sự, chính trị; kinh tế, xã hội và văn hóa,
phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia
các hoạt động xã hội. Người khuyết tật được Nhà Nước và xã hội trợ giúp chăm
sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền
khác theo quy định của pháp luật. Quan điểm này được phản ánh trong quy định
của Hiến pháp và được cụ thể hóa trong một số văn bản luật quan trọng như Bộ
luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Công nghệ thông tin, Luật Người khuyết tật.
Việt Nam và một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á-Thái
Bình Dương xây dựng và triển khai kế hoạch dài hạn về người khuyết tật do
UNESCAP đề xướng. Việt Nam cũng đã ký Công ước quốc tế về quyền của người
khuyết tật và đang tích cực chuẩn bị để phê chuẩn công ước này. Việt Nam đã xây
dựng hệ thống các cơ quan, tổ chức có phạm vi hoạt động ở tất cả các cấp trong
toàn quốc nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của người khuyết tật bao gồm Bộ Lao
động – Thương binh và xã hội, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Hội cứu trợ
trẻ em tàn tật Việt Nam, Hội Người mù, Hội Nạn nhân chất độc màu da
cam/Dioxin Việt Nam, Ban Điều phối hỗ trợ hoạt động của người tàn tật, Hiệp hội
sản xuất kinh doanh của người tàn tật.
Nhà nước Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện để các quyền của người khuyết
tật Việt Nam ngày càng được đáp ứng tốt hơn. Nhiều người khuyết tật nặng,
thương binh, bệnh binh, người bị di chứng chất độc da cam, trong đó có trẻ em,
được Nhà nước trợ cấp và nuôi dưỡng.
- Quyền sống của người khuyết tật.
Đối với người khuyết tật, quyền được sống và tồn tại được coi là một vấn đề
đáng quan tâm. Không phải ai cũng có cơ hội được sống ở mức đáp ứng
được những nhu cầu tối thiểu của con người, đó là nhu cầu về ăn, mặc, ở tối
thiểu – những nhu cầu cơ bản đầu tiên của mỗi người. Đối với người khuyết
tật thì đây là những yếu tố thiết yếu giúp họ tồn tại và phát triển. Việt Nam là


nước có truyền thống lâu đời trong việc giúp đở tương thân tương ái những
người có hoàn cảnh khó khăn, nhiều nghĩa cử “ lá lành đùm lá rách” đã tồn
tại trong cộng đồng từ xưa. Chính sách của Đảng và Nhà nước cũng không
quên những người có hoàn cảnh khó khăn, nhiều chính sách đã ra đời từ


những ngày đầu tiên thành lập nước hỗ trợ thương binh, bệnh binh và những
người yếu thế trong xã hội. Luật người khuyết tật năm 2010 cũng đã ghi
nhận việc đảm bảo quyền sống độc lập và hào nhập cộng đồng của người
khuyết tật. Điều 2, khoản 7, Luật 2010 có quy định “Sống độc lập là việc
người khuyết tật được tự chủ quyết định những vấn đề có liên quan đến cuộc
sống của chính mình”. Sống độc lập là một khái niệm mới du nhập vào Việt
Nam. Sống độc lập không có nghĩa là người khuyết tật phải tự làm mọi việc
hay là sống một mình. Thực chất, sống độc lập có nghĩa là người khuyết tật
có thể tự quyết định và điều khiển toàn bộ sự hỗ trợ của người khác đối với
mình, trong đó có việc sử dụng các thiết bị trợ giúp cần thiết cho cuộc sống
hàng ngày của bản thân; tiếp cận một cách bình đẳng với người không
khuyết tật trong các cơ hội về nhà ở, giao thông vận tải, y tế, giáo dục – đạo
tạo, việc làm và các phúc lợi, dịch vụ xã hội khác. Hiện nay, Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố đi đầu trong việc thử nghiệm
Trung tâm sống độc lập, hỗ trợ người khuyết tật nặng trong việc học cách tự
quyết định và điều khiển cuộc sống của mình với sự giúp đỡ về tài chính và
kĩ thuật của Quỹ Nippon, Nhật Bản, Tại Hà Nội, Trung tâm sống độc lập
trực thuộc Hội người khuyết tật Hà Nội đã hỗ trợ được cho 55 người khuyết
tật nặng trong hơn 2 năm hoạt động. Những người khuyết tật nặng được
cung cấp dịch vụ tư vấn đồng cảnh, người hỗ trợ cá nhân để phát huy khả
năng và sống hòa nhập cộng đồng. Để mô hình này có giá trị bền vững đòi
sự tham gia tích cực của các tổ chức quốc tế và cả cộng đồng xã hội.
- Quyền bình đằng trước pháp luật của người khuyết tật.
Quyền bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền dân sự quan

trọng của mọi người trong đó có người khuyết tật. Do đó, xu hướng đấu
tranh tìm quyền bình đẳng cho những nhóm yếu thế có hoàn cảnh đặc biệt
luôn tồn tại. Điều này cũng lý giải cho việc vì sao người khuyết tật đấu tranh
vì quyền bình đẳng của mình. Tuy nhiên, cần phải thấy là đối với người
khuyết tật thì bình đằng trước pháp luật được hiểu thế nào cho thỏa đáng?
Vai trò và trách nhiệm của nhà nước như thế nào trong việc thực hiện sự
bình đẳng này. Câu trả lời là Nhà nước phải tạo điều kiện hỗ trợ cho người
khuyết tật thực hiện quyền bình đẳng của mình bằng những chính sách phát
triển, những quy định về điều kiện tiếp cận để tạo cơ hội bình đẳng cho
người khuyết tật. Trong các văn bản luật điều chỉnh mọi lĩnh vực đều nhấn
mạnh tính bình đẳng trong thực hiện. Bình đẳng đi kèm với không phân biệt


đối xử. Những hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến
hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật được cho là phân biệt đối xử.
Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật được ghi
nhận trong Hiến pháp năm 1946 “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng
trước pháp luật”; Hiến pháp năm 1959 (Điều 22); Hiến pháp năm 1980
(Điều 55); kế thừa và phát triển trong Hiến pháp năm 1992 “ Mọi công dân
đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 52). Quyền hiến định này đã được cụ
thể hóa trong các văn bản luật và dưới luật. Nguyên tắc mọi công dân đều
bình đẳng trước pháp luật và được xét xửa công bằng đúng người, đúng tội
đã trở thành nguyên tắc xuyên suốt trong Bộ luật Tố tụng hình sự; nguyên
tắc này cũng là cơ sở để ra đời Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH “Về
bồi thường thiệt hại cho những người bị oan sai do người có thẩm quyền
trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra” được ủy ban Thường vụ Quốc hội
ban hành ngày 17-3-2003.
Theo quy định của pháp luật, nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật về thực chất chính là: mọi công dân đều bình đẳng ngang
nhau về quyền và nghĩa vụ, không có bất kỳ công dân nào chỉ hưởng quyền

lợi mà không gánh vác nghĩa vụ. Tuy nhiên, dưới góc độ quyền con người,
không thể hiểu sự bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân theo nghĩa là
cào bằng, máy móc. Bởi vì, mỗi người đều có đặc điểm riêng về thể chất và
tinh thần, có điều kiện hoàn cảnh khác nhau về sức khỏe, điều kiện kinh tế,
khả năng tiếp cận để hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ. Cụ thể là đối với
những người khuyết tật, là nhóm dễ bị tổn thương, họ gặp nhiều trở ngại
trong tiếp cận và hưởng thụ quyền; do đó Nhà nước phải có trách nhiệm tạo
điều kiện hỗ trợ, phá bỏ mọi rào cản để họ được bình đẳng về cơ hội để tiếp
cận và hưởng thụ quyền, đó mới là sự bình đẳng theo đúng ý nghĩa của nó.
Điều này được thể hiện cụ thể trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn, theo quy
định này của bộ luật hình sự năm 1999, người có hành vi phạm tội trong khi
đang mắc bệnh tâm thần mà không điều chỉnh được hành vi của mình, tức là
không có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý thì không phải chịu trách nhiệm
hình sự.
Quyền dân sự của các nhóm dễ bị tổn thương khác như người cao
tuổi, dân di biến động, người bị tước tự do, người nhiễm HIV/AIDS cũng
ngày càng được quan tâm tiin trọng và đảm bảo thực hiện tốt hơn.


2. Một số hạn chế trong thực hiện quyền dân sự của những người yếu
thế ở Việt Nam hiện nay.
Thực tế cho thấy những người yếu thế thuộc nhóm dễ bị tổn thương
luôn phải đối diện với nhiều rào cản trong việc tiếp cận và hưởng thụ quyền,
bao gồm:
- Rào cản về mặt tinh thần như sự phân biệt đối xử của xã hội về cơ hội
tiếp cận và hưởng thụ quyền; sự non nớt về thể chất và tinh thần khi họ
thuộc nhóm trẻ em, sự mặc cảm và tự ti của chính bản thân khi họ là phụ
nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người có HIV/AIDS.
- Rào cản về mặt vật chất do điều kiện cơ sở vật chất không cho phép họ
tiếp cận và tham gia đầy đủ như ít có cơ hội được tiếp cận được giao

thông công cộng, tiếp cận các công sở, các công trình phúc lợi xã hội,
trường học, bệnh viện, công trình nhà ở, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe...
- Rào cản về thể chất là việc Nhà nước chưa có đủ các điều luật cần thiết
quy định về chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi phân biệt
đối xử về cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội, hoặc chính sách phúc lợi xã
hội chưa đáp ứng được những nhu cầu cơ bản tối thiểu của người thuộc
các nhóm dễ bị tổn thương, để họ có cơ hội tham gia các hoạt động xã
hội đầy đủ và hiệu quả hơn. Cho dù các quốc gia đều quyết tâm hướng
đến một xã hội không rào cản để những nhóm dễ bị tổn thương trong đó
đặc biệt phải kể đến người khuyết tật có cơ hội tham gia đầy đủ vào các
hoạt động xã hội như những người bình thường. Do đó, họ cần nhà nước,
cộng đồng và gia đình trợ giúp, tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội bình đẳng
để họ phát huy khả năng của mình vươn lên làm chủ cuộc sống.
2.4. Hạn chế trong việc bảo đảm quyền dân sự của người khuyết tật.

Quyền của người khuyết tật ít có điều kiện để thực hiện đầy đủ và dễ bị lạm
dụng. Do đặc điểm khuyết tạt của mình, nên có hai trường hợp: một là người
khuyết tật không thực hiện hết những quyền và tự do cơ bản vốn có của
mình, hai là người khuyết tật dễ bị bỏ quên không được tiếp cận hưởng thù
quyền của mình. Đối với trường hợp 1, trong quyền dân sự, những người
khuyết tật nặng, những người tâm thần không có/hạn chế năng lực hành vi
dân sự hay mất năng lực hành vi dân sự thì không có quyền thực hiện các
quyền dân sự thì không trực tiếp thực hiện mà cần thông qua người giám hộ.
Còn tại trường hợp 2, nhiều người khuyết tật mặc dù không bị ảnh hưởng trí


tuệ nhưng vẫn dễ bị bỏ rơi vì sự không thân thiện của môi trường vật thể và
sự thiếu hiểu biết về lĩnh vực khuyết tật, thái độ và chính sách chưa được
phổ biến rộng nên quyền y tế, hay giáo dục, có việc làm không được đảm
bảo, kéo theo là quyền dân sự, chính trị không được thực hiện. Ngoài ra,

quyền của những người này rất dễ bị lạm dụng và vi phạm do họ không thể
được thực hiện và không có khả năng bảo vệ quyền của mình. Điều này đòi
hỏi Nhà nước phải có những cơ sở pháp lý đảm bảo và bảo vệ cho quyền của
những người khuyết tật nặng, người tâm thần hoặc thiểu năng trí tuệ được
thực hiện trong thực tế.
Trong thực tế việc bảo đảm quyền của người khuyết tật còn nhiều bất
cập. Vẫn còn tình trạng người khuyết tật bị phân biệt đối xử, thậm chí bị
miệt thị, bị lạm dụng, bị lãng quên, dẫn đến người khuyết tật vốn đã yếu thế
càng trở nên yếu thế hơn.
Về thực trạng cuộc sống của người khuyết tật ở Việt Nam:
Do bệnh tật nên đa số người khuyết tật phải sống phụ thuộc vào gia
đình ( ở thành thị từ 70% - 80%; ở nông thôn từ 65% - 70% ).
Chỉ có một tỉ lệ nhỏ sống một mình hoặc lang thang (5,27%). Trẻ em khuyết
tật sống phụ thuộc gia đình với tỉ lệ lớn hơn (97.77%).
Phần lớn các gia đình người khuyết tật có mức sống trung bình và
nghèo tập trung chủ yếu ở nông thôn (87,27%). Các hộ có người khuyết tật
đều có mức sống thấp (32,5%); 58% số hộ có mức sống trung bình , chỉ có
9% số hộ thuộc loại khá và 0,5% số hộ thuộc hộ giàu. Hộ càng có nhiều
người khuyết tật càng nghèo. Hộ có 1 người khuyết tật thì có 31% thuộc
diện hộ nghèo; hộ có 3 người khuyết tật trên 63% thuộc diện hộ nghèo; có
24% số hộ ở nhà tạm. Đặc biệt, có tới 44,82% số hộ có người nhiễm chất
độc hóa học có mức sống nghèo đói. Cuộc của người khuyết tật còn cùng
cực bởi chỉ có khoảng 33,92% người khuyết tật có hoạt động tạo ra thu nhập
cho bản thân và gia đình. Số người khuyết tật nặng, cần trợ cấp xã hội và các
hình thức trợ giúp vật chất khác của cộng đồng rất lớn. Tuy sự trợ giúp đó
còn ở mức thấp và hạn chế về số lượng (17,8%), còn lại dựa vào gia đình trợ
cấp (69,39%). Những khó khăn này cản trở người khuyết tật tiếp cận dịch vụ
y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông, dẫn đến
khó khăn trong cuộc sống và hội nhập cộng đồng. Phần lớn người khuyết tật
không có trợ giúp đặc biệt cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của họ.

Bởi vậy, trợ cấp xã hội là rất quan trọng đối với các hộ gia đình có người


khuyết tật. Tuy nhiên, chỉ có người khuyết tật nặng mới được nhân trợ cấp từ
Nhà nước và ngân sách chính phủ dành cho người khuyết tật thường không
thể đáp ứng đủ theo nhu cầu.
Về mặt xã hôi, người khuyết tật là những người tổn thương nhất trong nhóm
dễ tổn thương, là những người yếu thế trong xã hội. Họ bị yếu thế bởi họ bị
khiếm khuyết về thể chất và tinh thần. Do bị khuyết tật và do nhận thức chưa
đúng của xã hội nên họ thường phải đối mặt với sự kì thị và phân biệt đối xử
từ phía cộng đồng. Người khuyết tật nặng dễ bị coi là nghiệp chướng, đồ bỏ
đi; dẫn đến đa số người khuyết tật



×