Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO SÁT TỶ LỆ CHÓ CÓ KHÁNG THỂ ĐẠT BẢO HỘ SAU TIÊM PHÒNG VACCINE DẠI TẠI MỘT SỐ QUẬN, HUYỆN THUỘC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.25 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TỶ LỆ CHÓ CÓ KHÁNG THỂ ĐẠT BẢO HỘ SAU
TIÊM PHÒNG VACCINE DẠI TẠI MỘT SỐ QUẬN,
HUYỆN THUỘC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Anh Hoàng
Lớp: DH07DY
Ngành: Dược Thú Y
Niên khóa: 2007 – 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y


NGUYỄN ANH HOÀNG

KHẢO SÁT TỶ LỆ CHÓ CÓ KHÁNG THỂ ĐẠT BẢO HỘ SAU
TIÊM PHÒNG VACCINE DẠI TẠI MỘT SỐ QUẬN,
HUYỆN THUỘC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y


Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ ANH PHỤNG
ThS. HUỲNH THỊ THU HƯƠNG

Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: NGUYỄN ANH HOÀNG
Tên luận văn: “ Khảo sát tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng vaccine
dại tại một số quận, huyện thuộc Tp. HCM”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn nuôi - Thú y, trường đại học
Nông Lâm Tp. HCM.
Ngày

tháng

năm 2012

Giáo viên hướng dẫn

TS. LÊ ANH PHỤNG

ii


LỜI CẢM ƠN

Con xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến ông bà, cha mẹ và gia đình những
người đã sinh thành dưỡng dục và dạy dỗ con nên người.
Xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Tp. HCM
Ban chủ nhiệm khoa và quý thầy cô trong khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt
quãng đời sinh viên.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS. Lê Anh Phụng và các anh chị trong bộ môn Siêu vi – Huyết thanh. Đã
hết lòng dạy bảo, giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn
thành tốt khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn
Ban lãnh đạo Chi Cục Thú Y Tp. HCM.
Các anh chị trạm chuẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị.
Đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt
nghiệp.
Xin cảm ơn các bạn chung lớp Dược Thú Y 33 đã cùng tôi chia sẽ những
khó khăn, vui buồn, vất vả trong suốt quá trình học tập cũng như trong lúc thực hiện
đề tài này.
Sau hết là tình cảm thân thương mà tôi muốn dành tặng những người bạn
hữu thân thuộc đã luôn bên cạnh giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian dài.
Nguyễn Anh Hoàng

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Khóa luận “Khảo sát tỷ lệ chó có kháng thể đạt bảo hộ sau tiêm phòng
vaccine dại tại một số quận, huyện thuộc Tp. HCM” được thực hiện bằng kỹ
thuật ELISA (với bộ kit PLATELIA®RABIES II) qua xét nghiệm 609 mẫu huyết

thanh chó đã tiêm phòng ở 15 quận, huyện thuộc TP. HCM (nội thành: Quận 1,
Quận 5, Quận 3, Quận 8, Quận 11, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Thạnh, Quận Tân
Bình, Quận Gò Vấp và ngoại thành: Huyện Hóc Môn, Huyện Củ Chi, Huyện Bình
Chánh, Huyện Nhà Bè, Quận 12, Quận Thủ Đức) kết quả được ghi nhận như sau:
Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ là 80,79%.
Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ trên chó ở các khu vực nội thành
là 83,41%, ngoại thành là 78,13% .
Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ trên chó thấp nhất là chó < 6 tháng
(51,85%), kế đến là chó 6 tháng – 2 năm (76,44%) và cao nhất là chó > 2 năm
(85,71%).
Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ trên nhóm chó nội là 80,25%,
nhóm chó ngoại là 81,40%.
Tỷ lệ chó đã tiêm phòng có kháng thể bảo hộ trên chó đực là 80,56%, chó cái
là 81,00%.
Huyết thanh của chó có kháng thể bảo hộ chiếm tỷ lệ cao (59,44%) ở mức
hàm lượng 0,5 – 4 IU/ml huyết thanh.

iv


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa ...................................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ......................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮC .................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH ......................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................... x
Chương 1MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ........................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu .......................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
2.1 Giới thiệu về bệnh dại .......................................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm về bệnh dại ................................................................................... 3
2.1.2 Lịch sử nghiên cứu bệnh dại .......................................................................... 3
2.2 Căn bệnh học ........................................................................................................ 4
2.2.1 Phân loại ......................................................................................................... 4
2.2.2 Hình thái ......................................................................................................... 5
2.2.3 Cấu trúc .......................................................................................................... 5
2.2.4 Đặc điểm nuôi cấy.......................................................................................... 6
2.2.5 Kháng nguyên và tính chất miễn dịch học ..................................................... 7
2.2.6 Sức đề kháng của virus .................................................................................. 8
2.3 Dịch tể học của bệnh dại ...................................................................................... 8
2.3.1 Phân bố địa lý................................................................................................. 8
2.3.2 Động vật thụ cảm ........................................................................................... 9

v


2.3.3 Chất chứa mầm bệnh...................................................................................... 9
2.3.4 Phương thức truyền lây ................................................................................ 10
2.4 Sinh bệnh học ..................................................................................................... 12
2.5 Triệu chứng......................................................................................................... 12
2.5.1 Triệu chứng dại trên chó .............................................................................. 12

2.5.2 Triệu chứng bệnh dại trên người .................................................................. 13
2.5.3 Triệu chứng dại trên mèo ............................................................................. 14
2.6 Bệnh tích ............................................................................................................. 14
2.6.1 Bệnh tích đại thể .......................................................................................... 14
2.6.2 Bệnh tích vi thể ............................................................................................ 14
2.7 Chẩn đoán ........................................................................................................... 14
2.7.1 Chẩn đoán lâm sàng ..................................................................................... 14
2.7.2 Chẩn đoán thí nghiệm .................................................................................. 15
2.8 Phòng bệnh ......................................................................................................... 16
2.8.1 Vệ sinh phòng bệnh ....................................................................................... 16
2.8.2 Phòng bệnh bằng vaccine............................................................................... 17
2.9 Một số công trình có liên quan............................................................................ 20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 21
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện ......................................................................... 21
3.1.1 Thời gian ...................................................................................................... 21
3.1.2 Địa điểm lấy mẫu ......................................................................................... 21
3.1.3 Địa điểm xét nghiệm .................................................................................... 21
3.2 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 21
3.3 Thiết bị – dụng cụ – hóa chất ............................................................................. 21
3.4 Nội dung ............................................................................................................. 21
3.5 Phương pháp ....................................................................................................... 22
3.5.1 Cách điều tra số lượng chó ở quận, huyện ................................................... 22
3.5.2 Cách lấy máu................................................................................................ 23
3.5.3 Phương pháp xét nghiệm ............................................................................. 23
3.5.4 Các chỉ tiêu theo dõi..................................................................................... 29
3.5.5 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 29

vi



Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 30
4.1 Tỷ lệ chó đạt kháng thể bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccine dại. ....................... 30
4.2 Tỷ lệ chó đạt kháng thể bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccine dại theo khu vực .. 31
4.3 Tỷ lệ chó đạt kháng thể đạt bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccine dại theo
lứa tuổi...................................................................................................................... 33
4.4 Tỷ lệ chó đạt kháng thể bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccine dại theo
giống chó ................................................................................................................... 35
4.5 Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccine dại theo giới tính. . 36
4.6 Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ theo các mức hàm lượng kháng thể .................. 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 40
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 40
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 42
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 434

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHK

Baby Hamster Kidney

ctv

Cộng tác viên

EBL

European Bat Lyssaviruses


ELISA

Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

RNA

Ribonucleic Acid

OD

Optical Density

PCR

Polymerase Chain Reaction

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

IU

International Unit

VERO

Vervet monkey origin

WHO


World Health Organization

WI

Wistar Institut

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Quy trình tiêm phòng vaccine Rabigen ..................................................... 18 
Bảng 3.1 Khu vực khảo sát và số lượng mẫu từng khu vực ..................................... 22 
Bảng 3.2 Nồng độ mẫu chuẩn trong xét nghiệm định lượng .................................... 26 
Bảng 3.3 Phân bố mẫu trong xét nghiệm định lượng ............................................... 26 
Bảng 3.4 Phân tích kết quả........................................................................................ 28 
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccine dại ................ 30 
Bảng 4.2 Tỷ lệ chó đạt bảo hộ sau tiêm phòng vaccine dại theo khu vực nuôi ........ 32 
Bảng 4.3 Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ theo lứa tuổi.............................................. 33 
Bảng 4.4 Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ theo giống ................................................. 35 
Bảng 4.5 Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ theo giới tính ............................................ 36 
Bảng 4.6 Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ theo các mức hàm lượng kháng thể ......... 37 

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hình thái virus dại ....................................................................................... 5 
Hình 2.2 Cấu trúc virus dại ........................................................................................ 6 
Hình 2.3 Vaccine Rabigen mono ............................................................................. 18 

Hình 2.4 Vaccine Verorab ........................................................................................ 19 
Hình 3.1 Kết quả xét nghiệm định lượng kháng thể dại .......................................... 25 
Hình 3.2 Đường cong chuẩn để xác định mức hàm lượng kháng thể dại ................ 28 

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỔ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Vòng truyền lây bệnh dại ......................................................................... 11 
Sơ đồ 2.2 Diễn biến thời gian ủ bệnh, bệnh, chết trên chó mắc bệnh dại ................ 12 
Sơ đồ 3.1 Các bước của kĩ thuật ELISA phát hiện kháng thể dại ............................ 24 
Sơ đồ 3.2 Các thao tác thực hiện phản ứng ELISA tìm kháng thể .......................... 27 
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ theo các mức hàm lượng kháng thể .... 38 

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được ghi nhận từ
thời cổ xưa. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây chết trên nhiều loài động
vật máu nóng và người. Năm 1885, Louis Pasteur đã thành công trong việc chế tạo
vaccine dại, từ đó nhân loại đã bước sang một bước ngoặt mới, nhiều loại vaccine
dại đã được sản xuất và áp dụng trong việc phòng bệnh dại. Đến nay đã có nhiều
loại vaccine các thế hệ ra đời, hiệu quả tốt và sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, sự tăng trưởng
về nền kinh tế, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, phong trào nuôi thú
cưng ngày càng nở rộ, phong phú về chủng loài, đa dạng về nhóm giống. Nhìn
chung, chó và mèo vẫn chiếm đại đa số trong nhóm thú cưng được nuôi ở thành phố
Hồ Chí Minh. Chó, mèo là con vật gần gũi, thân thiện, tiếp xúc thường xuyên với
con người nên truyền lây bệnh cho người dễ dàng. Tuy nhiên với tốc độ tăng đàn
như hiện nay thì vấn đề bảo vệ thú cưng trước nguy cơ mắc bệnh dại và ngăn chặn

việc truyền lây bệnh dại sang cho người là điều đáng quan tâm.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc phòng chống bệnh dại trong những
năm qua, nhưng bệnh dại vẫn là một vấn đề quan trọng đối với đời sống của người
dân nước ta. Dù đã được tiêm phòng nhưng khả năng sinh kháng thể sau tiêm phòng
là vấn đề cần được quan tâm. Do đó, việc lấy mẫu đi kiểm tra kháng thể sau tiêm
phòng là một yêu cầu rất cần thiết để kịp thời có biện pháp điều chỉnh, nhằm xây
dựng một chương trình phòng chống bệnh dại có hiệu quả.
Xuất phát từ nhu cầu nâng cao hiệu quả trong công tác tiêm phòng bệnh dại
trên chó, được sự hướng dẫn của TS. Lê Anh Phụng và ThS. Huỳnh Thị Thu Hương
cùng sự chấp thuận của Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm Và Điều Trị thuộc Chi Cục
Thú Y Tp. HCM chúng tôi tiến hành đề tài:

1


“Khảo sát tỉ lệ chó có kháng thể bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccine dại
tại một số quận, huyện thuộc Tp. HCM”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định hiệu quả và đánh giá tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ sau khi tiêm
phòng vaccine dại.
1.2.2 Yêu cầu
Thu thập huyết thanh chó đã được tiêm phòng vaccine dại về phòng thí
nghiệm thực hiện kỹ thuật ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay), để
phát hiện kháng thể chống bệnh dại.
Khảo sát tỉ lệ chó có đủ hàm lượng kháng thể sau bảo hộ theo một số yếu tố
như khu vực, giống, lứa tuổi, giới tính.
Khảo sát phân bố hàm lượng kháng thể trên chó đã tiêm phòng.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về bệnh dại
2.1.1 Khái niệm về bệnh dại
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm chung do một loài virus hướng thần kinh gây
ra trên con người và hầu hết các loài hữu nhũ. Bệnh truyền chủ yếu qua vết cắn.
Đặc điểm của bệnh là sau thời gian ủ bệnh dài gây viêm não tủy nặng cùng với
những kích thích thái quá, hung dữ tấn công thú khác hoặc bị bại liệt (Trần Thanh
Phong, 1996).
2.1.2 Lịch sử nghiên cứu bệnh dại
Theo Trần Anh Tuấn (1999), lịch sử phát hiện bệnh dại được ghi nhận như sau:
Bệnh dại là một trong những bệnh được Aristot mô tả từ đầu thế kỷ thứ IV
trước công nguyên.
Thế kỷ thứ I, Celcus gọi đó là bệnh sợ nước (hydrophobia) vì triệu chứng cơ
bản gặp ở người bệnh là các cơn co thắt khi uống nước hoặc ngay cả khi nhìn thấy
nước.
Năm 1770, Van Swieten nhận thấy thể dại liệt ở người.
Năm 1804, Zincke chứng minh trên chó, thỏ sự lây truyền của bệnh qua
nước bọt động vật mắc bệnh dại.
Năm 1813, Grunner đã tiêm nước bọt của chó dại cho động vật thí nghiệm để
chẩn đoán bệnh.
Năm 1821, Magendie và Breschet đã dùng nước bọt của người bệnh dại để
gây nhiễm thực nghiệm cho chó.
Năm 1829, Hertwig chứng minh phương thức truyền bệnh thường là qua
nước bọt của chó mắc bệnh dại thông qua vết cắn.
Năm 1879, tại viện Lyon, Galtier đã thành công trong việc gây bệnh dại thực
nghiệm trên thỏ và thử nghiệm gây miễn dịch trên cừu bằng cách tiêm virus dại vào
tĩnh mạch.


3


Nhà bác học Louis Pasteur là người thành công nhất trong lịch sử phát hiện
và nghiên cứu bệnh dại, năm 1884, ông đã thành công khi nghiền não tủy của chó
mắc bệnh dại gây nhiễm dưới màng cứng não thỏ. Não thỏ dại là tác nhân mang
hoạt tính gây bệnh sinh học, được nghiền và tiêm truyền liên tiếp trên thỏ sau hơn
100 lần, ông đã tạo ra một chủng virus biến đổi có ái tính thần kinh, bất hoạt một
phần, có thời gian ủ bệnh và cố định 6 – 7 ngày. Chủng này được ông sử dụng làm
vaccine vô hoạt. Năm 1885, lần đầu tiên Pasteur đã dùng vaccine não thỏ vô hoạt
tiêm cho cậu bé Joseph Meister 7 tuổi bị chó cắn và đã cứu sống được cậu bé này
(Pasteur, 1885, trích dẫn bởi Wilkinson, 2002).
Năm 1903, Negri đã phát hiện những thể vùi đặc hiệu trong tế bào thần kinh
của động vật mắc bệnh dại, đó là những thể Negri, một dấu hiệu quan trọng để
khẳng định bệnh dại ở người hay động vật.
2.2 Căn bệnh học
2.2.1 Phân loại
Virus gây bệnh dại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus. Lúc đầu virus
này được phân làm 4 type huyết thanh:
- Type 1 gồm virus dại cổ điển, đáng lưu ý là các chủng virus dại đường phố
(hoang dã) và các chủng làm vaccine.
- Type 2, 3 và 4 là họ hàng với virus dại như ở dơi Lagos (type 2), Mokola
(type 3) và Duvenhage (type 4).
Có 4 kiểu gen tương ứng với 4 type huyết thanh đã được ghi nhận.
Ngoài ra gần đây các Lyssavirus ở dơi Châu Âu (EBL 1, EBL 2) đã được
phân vào kiểu gen 5 và 6 (Tordo N, 1993; trích dẫn bởi Đỗ Quang Hà, 2005).

4



2.2.2 Hình thái
Virus có hình viên đạn, một đầu tròn, đầu kìa dẹp với chiều dài trung bình
180 – 200nm, đường kính 60 – 80nm (Trần Thanh Phong, 1996).

Hình 2.1 Hình thái virus dại
(Nguồn: http://www. stanford.edu)
2.2.3 Cấu trúc
Theo Nguyễn Bá Tiếp (2007) virus dại là một RNA virus sợi đơn, có thành
phần gồm 67% protein, 26% lipid, 4% RNA và 3% carbohydrat.
Cấu trúc của virus dại chia thành 2 phần: trung tâm là một ống hình trụ đặc
ribonucleoprotein được tạo bởi nucleocapside có chứa RNA cuốn lại theo hình
xoắn, trên đó có những đơn vị cấu trúc protein (dài 30Ao, rộng 55Ao) bám vào sợi
RNA theo chiều dài. Bên ngoài là vỏ bọc lipoprotein mang những gai bằng
glycoprotein dài 7nm.
Virus dại gồm 5 protein cấu trúc:
Protein L (large) (180 kDal) chứa 2142 aa, là RNA polymerase phụ thuộc
RNA, hoạt động như một enzyme trong quá trình tổng hợp RNA.
Glycopotein G (62 – 67 kDal) chứa 524 aa, trong đó có hai đoạn kỵ nước
tạo khả năng xuyên màng của virus. Protein G chịu trách nhiệm tiếp xúc và nhận
biết để gắn vào thụ thể, là kháng nguyên kích thích tạo kháng thể trung hòa virus
khi gây nhiễm bằng đường tiêm não và ngoại vi. Chuỗi này có 2 dạng khác nhau về
mức độ glycosyl hóa và cả 2 đều bị acyl hóa bởi acid palmitic.

5


Nucleoprotein N (54 kDal) chứa 450 aa, đóng vai trò cấu trúc chính trong
quá trình tạo vỏ cho RNA gen và bảo vệ bộ gen, điều hòa sự cân bằng phiên mã và
sao mã.

Phosphoprotein P (protein NS – nonstructural) (37 kDal) là một protein kỵ
nước chứa 297 aa, có vai trò điều hòa giúp RNA polymeraza trong quá trình
polymer hóa.
Protein màng M(24 kDal) gồm 202 aa nằm ở trung gian giữa ribonucleocapsid và màng virus, chịu trách nhiệm tạo hình thái và tiếp xúc qua lại với protein
của tế bào.

Hình 2.2 Cấu trúc virus dại
(Nguồn: />2.2.4 Đặc điểm nuôi cấy
Vì có tính hướng thần kinh, virus dại phát triển tốt trong tế bào thần kinh của
động vật máu nóng. Người ta thường dùng đường tiêm vào não động vật. Thỏ là
loài động vật đầu tiên được dùng để tiêm truyền virus dại. Hiện nay, chuột con sơ
sinh được coi là động vật mẫn cảm nhất và được dùng để chẩn đoán bệnh (Trần
Anh Tuấn, 1999).
Nuôi cấy trên phôi trứng: những chủng virus dại có thể thích hợp trên trứng
gà hay trứng vịt có phôi để sản xuất vaccine nhược độc (chủng Flury, Kelev) hay vô
hoạt (Vaccine virus từ phôi vịt) (Trần Anh Tuấn, 1999).
Nuôi cấy trên môi trường tế bào: virus dại có thể nuôi cấy thích hợp trên một
số tế bào một lớp như:

6


-

Trong tế bào nguyên thủy: tế bào thận chuột lang, thận heo, thận chó,

tế bào sợi phôi gà.
-

Trong các dòng tế bào BHK 21 (Baby Hamster Kidney), Vero.


-

Trong tế bào lưỡng bội của người WI.38 (Wistar institute) (Tiekel,

1964; trích dẫn bởi Nguyễn Văn Hùng, 2002).
2.2.5 Kháng nguyên và tính chất miễn dịch học
Mặc dù tất cả các protein của virus đều có tính kháng nguyên nhưng không
phải tất cả chúng đều đóng vai trò như nhau trong việc kích thích tạo kháng thể bảo
vệ. Protein G là kháng nguyên duy nhất tạo kháng thể trung hòa virus một cách
thường xuyên. Chúng tạo thành những gai ở bề mặt của virus và chính các gai này
làm cho virus có tính đặc thù và tính sinh miễn dịch trong quá trình lây nhiễm. Mặt
khác, protein G còn chia sẻ khả năng sinh miễn dịch tế bào có liên quan đến tế bào
T trợ giúp, tế bào T gây độc với protein N và T. Đáp ứng miễn dịch của tế bào T có
vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch với bệnh dại. Các nghiên cứu này đã
chứng tỏ các protein G là kháng nguyên quan trọng nhất và cần thiết phải có mặt
trong vaccine.
Ngoài protein G, còn có protein N nằm ở phần lõi virus cũng rất quan trọng
bởi hai nguyên nhân:
- Protein N có khả năng kích thích hình thành tế bào T hỗ trợ trong đáp ứng
miễn dịch qua trung gian tế bào khi tiêm vaccine dại.
- Protein N ít bị biến đổi hơn so với các kháng nguyên khác. Điều này chỉ ra
rằng protein N là kháng nguyên tốt nhất để làm tăng sự bảo vệ của vaccine đối với
các virus dại (Tordo N, 1996, trích dẫn bởi Đỗ Quang Hà, 2005).
* Các hình thức miễn dịch
Theo Trần Thanh Phong (1996), tính duy nhất về sinh miễn dịch của virus
dại với sự khác biệt rất nhỏ giữa các chủng có thể dẫn đến sự phòng vệ chéo.
Miễn dịch dịch thể: yếu tố sinh miễn dịch chủ yếu là glycoprotein của vỏ
bọc, nó kích thích sự tổng hợp kháng nguyên thể trung hòa phòng vệ tốt chống lại
bệnh dại.


7


Miễn dịch tế bào: có thể được đo lường trong phòng thí nghiệm bằng những
test trên thú hay trong ống nghiệm nhưng ít được áp dụng thực tế.
Interferon: virus dại sống hay đã bị vô hoạt sẽ kích thích cơ thể sản xuất
interferon, mặt khác virus dại rất nhạy cảm với interferon, do đó có thể chống lại
bệnh dại cho thú bởi những chất dẫn đến sản sinh interferon.
2.2.6 Sức đề kháng của virus
Theo Phạm Chung (1999), virus dại nhạy cảm với các yếu tố vật lý, ở 500C
virus bị diệt sau 1 giờ, 600C trong 5 – 10 phút, ở 700C virus chết ngay.
Ở nhiệt độ lạnh virus tồn tại khá lâu: 0oC virus sống được 1 năm, ở - 70oC
virus tồn tại trong nhiều năm.
Virus dại bị bất hoạt bởi ánh sáng mặt trời, tia cực tím, tia X, tia phóng xạ.
Virus rất nhạy cảm với các tác nhân hóa học: virus bị diệt bởi acid fenic
0,25%, formol 5%, ether và chloroform.
Virus dại có thể sống sót trong vòng 24 giờ ở 20oC và có thể lâu hơn nếu giữ
xác chết trong tủ lạnh. Bệnh phẩm chứa virus được bảo quản tốt trong dung dịch
glycerin 50% để ở nhiệt độ phòng hoặc tốt hơn là 4oC trong glycerin nguyên chất.
pH tốt nhất có thể bảo quản virus sống lâu là 5,4 – 7. Khi bảo quản ở nhiệt độ thấp
(-300C đến -80oC) có thể kéo dài sự sống của virus.
2.3 Dịch tể học của bệnh dại
2.3.1 Phân bố địa lý
Bệnh có khắp nơi trên thế giới, trừ 3 nước Nhật, Úc và New Zealand. Hiện
nay, một số nước Châu Âu và quần đảo Caribean cũng tuyên bố là không có bệnh
(theo Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005).
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính mỗi năm khoảng 50.000 người
chết do bệnh dại, trong đó khu vực Đông Nam Á chiếm khoảng 40% (20.000
người).

Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua bệnh dại vẫn là một vấn đề y tế quan trọng
gây ảnh hưởng lớn về kinh tế và sức khỏe con người. Trước năm 1996, trung bình
mỗi năm có 300.000 – 400.000 người bị súc vật cắn phải tiêm phòng vaccine dại,

8


đặc biệt có khoảng 500 người chết do lên cơn dại, bệnh dại xảy ra chủ yếu ở các
tỉnh/thành phố Miền Bắc (Đỗ Quang Hà và ctv, 2006).
2.3.2 Động vật thụ cảm
Trong tự nhiên tất cả các loài động vật máu nóng đều cảm thụ với bệnh, bệnh
chủ yếu ở loài có vú, hiếm khi ở loài chim (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005).
Theo Trần Thanh Phong (1996), tính cảm thụ thay đổi theo nhiều yếu tố:
Loài: Sự cảm thụ tùy theo loài thú nhưng cũng tùy theo chủng virus. Ví
dụ: cáo nhạy cảm hơn chó với chủng virus phân lập từ cáo và kém nhạy cảm với
chủng phân lập từ chó.
Tuổi: Những con non thì nhạy cảm hơn cả. Ví dụ: chủng Flury gây bệnh
trên chó non < 3 tháng tuổi trong khi nó không gây bệnh cho chó ≥ 3 tháng tuổi.
Yếu tố khác: Có nhiều yếu tố khác nhau mở đường cho sự xuất hiện
những triệu chứng lâm sàng. Ví dụ trên người, người ta đã chứng minh vài trường
hợp nung bệnh dại (hơn một năm) sẽ xuất hiện sau khi bị yếu tố bất lợi tấn công
(tắm lạnh, mưa gió...).
2.3.3 Chất chứa mầm bệnh
Hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi: virus có nhiều trong mô thần
kinh, đặc biệt ở vùng sừng Ammon, tiểu não, hành tủy, tủy sống, hạch thần kinh...
(Trần Thanh Phong, 1996).
Các cơ quan khác: trong thực tế người ta có thể tìm thấy virus dại trong tất cả
các cơ quan của động vật mắc bệnh dại: phổi, tuyến thượng thận, buồng trứng, giác
mạc,... Độc lực của virus các cơ quan này phụ thuộc vào mức độ phân bố thần kinh
và khả năng của virus nhân lên trong các tế bào không phải là tế bào thần kinh

(Nguyễn Tiến Dũng, 1998; trích dẫn bởi Trần Anh Tuấn, 1999).
Nước bọt: là loại chất có mầm bệnh chủ yếu có vai trò lớn trong dịch tễ học
của bệnh.
Trên chó mắc bệnh dại, đậm độ virus tăng trong nước bọt theo thời gian, sự
bài virus trong nước bọt có thể bắt đầu 14 ngày trước khi có triệu chứng. Có khả
năng tìm thấy virus trong nước bọt của thú ở cuối thời kỳ ủ bệnh, như vậy độc lực

9


virus tăng dần cho tới khi xuất hiện những triệu chứng. Tuy nhiên, người ta đánh
giá chỉ 60% - 75% chó dại bài virus trong nước bọt (Trần Thanh Phong, 1996).
Sữa: không ổn định, thường có rất ít virus (Trần Thanh Phong, 1996).
Những chất khác (nước tiểu, phân, mồ hôi, nước mắt) đóng vai trò hạn chế
hay không quan trọng trong việc truyền lây bệnh dại (Nguyễn Tiến Dũng, 1998;
trích dẫn bởi Trần Anh Tuấn, 1998).
Môi trường bên ngoài: sức đề kháng của virus yếu đối với ánh sáng, nhiệt
độ… Do vậy, việc nhiễm bệnh qua tiếp xúc với các đồ vật dính nước dãi chó mắc
bệnh dại là rất hiếm, do virus bị vô hoạt một cách nhanh chóng. Ngược lại, trong
môi trường giàu protein, virus tồn tại khá lâu (trong xác động vật chết vì bệnh dại
có thể tồn tại tới 17 ngày) (Trần Thanh Phong, 1996).
2.3.4 Phương thức truyền lây
2.3.4.1 Truyền lây trực tiếp
Qua vết cắn, quào, liếm. Vết cắn là phương thức thông thường nhất truyền
lây của bệnh (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
Theo Trần Thanh Phong (1996), tính hiệu quả của vết cắn tùy thuộc vào:
- Sự phòng vệ tại chỗ: quần áo trên người.
- Vùng bị cắn: những vết cắn ở vùng bàn tay, cơ quan sinh dục hay ở vùng
gần trung tâm thần kinh (mặt, cổ) thì nguy hiểm nhất.
- Loài thú cắn: vết cắn sâu trầm trọng ở loài thú ăn thịt như mèo, chó sói.

Mặt khác, nước bọt của loài ăn thịt chứa nhiều hyaluronidase mở đường cho sự phát
tán virus.
Tiếp xúc với da: về lý thuyết da sạch là hàng rào ngăn sự vượt qua của virus
dại. Tuy nhiên, những vết lở nhỏ, vết xước nhẹ trên da là đủ để virus dại xâm nhập
(Trần Anh Tuấn, 1999).
Tiếp xúc với niêm mạc: nguy hiểm sẽ trầm trọng hơn so với tiếp xúc qua da.
Về nguyên tắc, niêm mạc lành không cho virus vượt qua. Tuy nhiên một bệnh tích
nhỏ có thể mở đường cho sự xâm nhập của virus. Việc liếm niêm mạc được xem
như yếu tố rất nguy hiểm để truyền virus dại (Trần Anh Tuấn, 1999).

10


2.3.4.2 Truyền lây gián tiếp
Qua vết thương do đồ vật bị nhiễm: do virus dễ bị hủy diệt trong môi trường,
hình thức lây truyền này thường rất hiếm. Trong nước bọt, virus có thể tồn tại trong
một thời gian (Trần Anh Tuấn, 1999).
Qua không khí: bằng nhiều thử nghiệm khác nhau, người ta khẳng định sự
truyền lây qua đường không khí của bệnh dại. Năm 1973, người ta phúc trình về cái
chết của một bác sĩ thú y Hoa Kỳ bị nhiễm virus trong phòng thí nghiệm, sau khi
truyền huyễn dịch não chó chứa virus dại và dùng máy để tạo giọt khí dung (trích
dẫn bởi Trần Thanh Phong, 1996).
Qua sự ăn thịt thú mắc bệnh: phương thúc này được thực nghiệm trong
phòng thí nghiệm. Trong điều kiện tự nhiên có thể gặp trên thú ăn bậy. Cáo là một
trong những loài dễ cảm nhiễm qua đường miệng. Đường truyền lây này rất hiếm
khi xảy ra trên người bởi vì sự nấu chín dễ dàng phá hủy virus (Trần Anh Tuấn,
1999).
Sự truyền lây qua loài tiết túc: trong tự nhiên loài tiết túc hút máu không
đóng vai trò quan trọng trong sự truyền bệnh (Trần Thanh Phong, 1996).
ĐV nuôi

(Bò)
Động vật hoang
dã (cầy, cáo,
dơi…)

Chó , mèo

Các nước đang
phát triển

Người

Các nước
phát triển

Sơ đồ 2.1 Vòng truyền lây bệnh dại
(Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005)

11


2.4 Sinh bệnh học
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2005), sau khi xâm nhập qua vết cắn ở da,
vết xây xát trên niêm mạc, virus nhân lên trong tế bào cơ hay tổ chức dưới thượng
bì tại vị trí vết cắn. Sau đó, virus tập hợp quanh đĩa thần kinh vận động rồi gắn vào
thụ thể của acetylcholin, xâm nhập vào đầu mút dây thần kinh vận động, dây thần
kinh cảm giác của thần kinh ngoại biên.
Thông qua bào tương của sợi trục, virus đi vào trung tâm của hệ thống thần
kinh. Sau khi vào tủy sống, virus di chuyển ngược lên vào trung ương thần kinh
cảm giác gây rối loạn chức năng như thay đổi hành vi, sợ ánh sáng. Virus ảnh

hưởng đến hệ thống vận động gây liệt mềm như trễ hàm, chảy nước miếng, sợ
nước, hôn mê, liệt hô hấp.
Ở giai đoạn hướng tâm, virus đi vào hệ thống thần kinh trung ương gây viêm
não. Ở giai đoạn ly tâm, virus từ não xuống thần kinh hộp sọ rồi nhân lên trong
tuyến nước bọt, tụy tạng và vỏ thận.
2.5 Triệu chứng
2.5.1 Triệu chứng dại trên chó
Theo Trần Thanh Phong (1996), thời gian ủ bệnh trung bình 15 ngày đến 60
ngày sau khi con vật bị nhiễm virus dại.
Nhiễm
virus

Những triệu chứng
đầu tiên

Chết

Nước bọt chứa virus trước
khi có triệu chứng

Thờigian
Ủ bệnh (15 – 60 ngày)

Bệnh (2-4 ngày)

Sơ đồ 2.2 Diễn biến thời gian ủ bệnh, bệnh, chết trên chó mắc bệnh dại
(Trần Thanh Phong, 1996)

12



Người ta chia triệu chứng lâm sàng thành 2 thể, thể dại điên cuồng và thể dại
bại liệt. Theo Trần Thanh Phong (1996), sự phân biệt này hết sức tương đối, 2 thể
này có thể xuất hiện trên cùng một thú và bại liệt luôn gặp trong tất cả các thể.
Ở thể dại điên cuồng, người ta chia làm 3 thời kỳ: thời kỳ tiền lâm sàng, thời
kỳ điên cuồng và thời kỳ bại liệt.
Trong thời kỳ tiền lâm sàng, thú có những dấu hiệu khác thường, thay đổi
thói quen, thường trốn trong góc tối, đi lòng vòng không yên.
Trong thời kỳ điên cuồng, các phản xạ vận động bị kích thích mạnh, thú cắn
sủa người, ăn bừa bãi, trở nên dữ tợn điên cuồng, biến đổi tiếng sủa. Vết thương nơi
bị cắn ngứa, chó liếm hoặc tự cắn, cào đến rụng lông chảy máu.
Trong thời kỳ bại liệt, chó bị liệt hàm dưới và lưỡi nên không nuốt dược thức
ăn, nước uống, trễ hàm, lưỡi thè ra ngoài, nước dãi chảy ra, sùi bọt mép chó bị liệt
chân sau ngày càng rõ rệt. Chó chết sau 3 – 7 ngày do liệt cơ hô hấp và kiệt sức do
ăn uống không được.
Ở thể dại bại liệt, chó buổn rầu, không có những cơn dại điên cuồng. Con vật
có thể bị liệt một phần cơ thể, hai chân sau nhưng thường là liệt cơ hàm. Con vật
không cắn sủa được chỉ gầm gừ trong họng. Quá trình này tiến triển 2 – 3 ngày.
2.5.2 Triệu chứng bệnh dại trên người
Tùy thuộc vào vị trí và mức độ nặng nhẹ của vết cắn mà thời gian ủ bệnh
khác nhau. Thời gian này có thể thay đổi từ 15 ngày đến nhiều tháng. Theo Corey
(1998) và Price (1996; trích dẫn bởi Trần Anh Tuấn, 1996), những triệu chứng chủ
yếu là:
Giai đoạn tiền chứng: bệnh nhân có dấu hiệu chung là lo âu, sốt, đau đầu,
đau cơ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn…
Giai đoạn toàn phát: người bệnh bị kích thích tâm thần và vận động, lo lắng,
bồn chồn, muốn chạy trốn, nói luôn miệng, sợ ánh sáng, sợ tiếng động. Sợ nước là
biểu hiện đặc trưng nhất. Khi bệnh nhân thấy nước hoặc nghĩ đến nước là lên cơn
dại. Mỗi lần lên cơn bệnh nhân phá phách xé quần áo, chăn màn, đâm đầu vào
tường, đồng tử mắt dãn không đều, chảy nước bọt. Sau cơn dại bệnh nhân tỉnh lại.


13


Sau 4 đến 5 ngày bệnh nhân chết đột ngột do ngạt thở, ngừng tim hoặc bị liệt rồi tử
vong.
Trong 25% trường hợp, bệnh dại trên người thể hiện ở dạng bại liệt, không
kích thích tâm thần và vận động, không sợ nước, sợ gió và ánh sáng. Bệnh nhân bắt
đầu bằng đau dữ dội các chi dưới rồi liệt chi dưới lan đến cơ hông, cơ bụng tới chi
trên. Bệnh nhân chết do liệt hô hấp sau vài ngày phát bệnh.
2.5.3 Triệu chứng dại trên mèo
Mèo ít bị bệnh dại hơn chó, do lối sống thu mình của nó. Mèo bị dại hoặc
buồn bã tìm chỗ kín đáo nằm, bại liệt dần, hoặc kêu luôn mồm, bứt rứt, nếu sờ vào
thì lập tức bị nó cắn. Sau đó, bệnh chuyển nhanh sang thể bại liệt. Dại ở mèo
thường nguy hiểm, vì mèo gần gũi người và khi cắn có vết thương sâu (Nguyễn
Vĩnh Phước, 1978).
2.6 Bệnh tích
2.6.1 Bệnh tích đại thể
Không có bệnh tích đặc trưng. Có thể tìm thấy nhiều vật lạ trong dạ dày và
ruột trống rỗng (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005).
2.6.2 Bệnh tích vi thể
Bệnh tích không chuyên biệt: viêm não tủy và có bệnh tích ở các hạch (Trần
Thanh Phong, 1996).
Bệnh tích chuyên biệt: tìm thấy thể Negri bắt màu eosin trong tế bào chất
của một số tế bào thần kinh ở sừng Ammon của chó mắc bệnh dại (Trần Thanh
Phong, 1996).
2.7 Chẩn đoán
2.7.1 Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào những triệu chứng lâm sàng của thể dại điên cuồng và thể dại bại
liệt.


14


×