Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ TỶ LỆ HIỆN DIỆN VI KHUẨN CAMPYLOBACTER SPP. TRONG PHÂN GÀ Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ TỶ LỆ HIỆN
DIỆN VI KHUẨN CAMPYLOBACTER SPP. TRONG
PHÂN GÀ Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN CHÍ LINH
Lớp: DH07TY
Ngành: Bác Sĩ Thú Y
Niên khóa: 2007 - 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*************

NGUYỄN CHÍ LINH

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ TỶ LỆ HIỆN
DIỆN VI KHUẨN CAMPYLOBACTER SPP. TRONG
PHÂN GÀ Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sĩ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn


Th.S ĐỖ TIẾN DUY
TS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH

Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: NGUYỄN CHÍ LINH.
Tên luận văn: “Điều tra hiện trạng chăn nuôi và tỷ lệ hiện diện vi khuẩn
Campylobacter spp. trong phân gà ở tỉnh Đồng Tháp”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng Chấm Thi Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y ngày……tháng 08 năm 2012.

Giáo viên hướng dẫn

Th.S ĐỖ TIẾN DUY

TS.NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH

ii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng cha mẹ và gia đình
Những người đã tận tụy chăm sóc dạy bảo, an ủi, động viên và hy sinh suốt
đời cho con có được ngày hôm nay.
Chân thành cảm tạ
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.

Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã tận
tình giảng dạy và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Thành kính ghi ơn
ThS. Đỗ Tiến Duy và TS. Nguyễn Thị Phước Ninh đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn, động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt
khóa luận.
Cô chú, anh chị Trạm Thú Y huyện Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự,
Thanh bình và phòng chẩn đoán xét nghiệm Chi Cục Thú Y tỉnh Đồng Tháp đã tạo
điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Cô Juliet Bryant và các anh chị trong dự án VIZIONS, Đơn Vị Nghiên Cứu
Lâm Sàng Đại Học Oxford đã tạo cơ hội cho tôi được tham gia thực hiện đề tài tốt
nghiệp theo dự án VIZIONS.
Chân thành cảm ơn
Tập thể lớp DH07TY, bạn bè thân hữu những người đã động viên, ủng hộ,
giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn.
Xin nhận ở tôi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
NGUYỄN CHÍ LINH

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Điều tra hiện trạng chăn nuôi và tỷ lệ hiện diện vi
khuẩn Campylobacter spp. trong phân gà ở tỉnh Đồng Tháp” được tiến hành tại
120 nông hộ chăn nuôi gà ở 4 huyện là Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Thanh
Bình thời gian từ tháng 02/2012 đến tháng 08/2012. Với 2 nội dung nghiên cứu là
điều tra hiện trạng chăn nuôi gà ở địa phương Đồng Tháp và xác định sự hiện diện
của vi khuẩn Campylobacter spp. trong phân gà, đồng thời đánh giá tỷ lệ dương tính
của vi khuẩn này theo hiện trạng chăn nuôi.
Về hiện trạng chăn nuôi, qua tổng hợp số liệu từ bảng điều tra, chúng tôi ghi

nhận Đồng Tháp là tỉnh có nghề nuôi gà tương đối mới, số hộ nuôi gà < 1 năm 15
%, 1-10 năm chiếm 65 %, ≥ 10-20 năm 15,83 % và > 20 năm là 4,17 %. Các hộ
nuôi gà đá, gà thịt và nuôi thả vườn là chủ yếu 55 % gà thịt, gà đá 30,83 %, kết hợp
14,17 %; 48,33 % thả vườn, 28,33 % nuôi nhốt rào kín xung quanh, 23,33 % nuôi
kết hợp. Số hộ nuôi chuồng nền đất chiếm tỷ lệ cao 54,17 %, xi măng + trấu 10 %,
thanh gỗ/tre 26,67 %, lưới sắt/kim loại 9,17 %. Các hộ sử dụng thức ăn kết hợp và
nước sông rạch cho gà chiếm đa số: thức ăn kết hợp 47,5 %, lúa/gạo 35,83 %, đại lý
16,67 %; hộ dùng nước sông/rạch 71,67 %, nước máy 15 %; nhiều loại 7,5 %, nước
giếng 5,83 %. Việc thực hiện sát trùng trong quá trình nuôi ở các hộ khá tốt
1tuần/lần 40,83 %, 2 tuần/lần 30 %, > 2 tuần/lần 21,67 %, không sát trùng 7,5 %.
Đã phân lập và định danh Campylobacter spp. trên 232 mẫu có 68 mẫu
dương tính chiếm 29,31 %. Trong 68 mẫu dương tính này, chúng tôi chỉ định danh
2 chủng là C. coli và C. jejuni với tỷ lệ lần lượt là 26,47 % và 73,53 %. Khi phân
tích thống kê cho thấy các tỷ lệ Campylobacter spp. dương tính có sự liên hệ đến
hiện trạng chăn nuôi (P < 0,05) cụ thể: nguồn nước uống sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ
dương tính Campylobacter spp. và quy mô nuôi (vừa, nhỏ); loại gà (gà đá, nhiều
loại); loại hình nuôi (nuôi nhốt kín, nuôi thả, kết hợp); chuồng kiểu nền đất; thức ăn
(lúa/gạo, tự trộn); nước sông rạch; không thực hiện để trống chuồng khi kết thúc lứa
nuôi ảnh hưởng đến tỷ lệ dương tính C. coli và C. jejuni.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ......................................................................................................................i 
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii 
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii 
Tóm tắt .......................................................................................................................iv 
Mục lục........................................................................................................................ v 

Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... viii 
Danh sách các bảng ....................................................................................................ix 
Danh sách các hình...................................................................................................... x 
Danh sách các sơ đồ và bản đồ ..................................................................................xi 
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1 
1.2 Mục đích................................................................................................................ 1 
1.3 Yêu cầu.................................................................................................................. 1 
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3 
2.1 Giới thiệu về tỉnh Đồng Tháp ............................................................................... 3 
2.1.1 Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 3 
2.1.1.1 Vị trí địa lý ...................................................................................................... 3 
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình ........................................................................................... 4 
2.1.1.3 Khí hậu ............................................................................................................ 4 
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................................... 4 
2.1.2.1 Tài nguyên đất ................................................................................................. 4 
2.1.2.2 Tài nguyên rừng .............................................................................................. 5 
2.1.2.3 Tài nguyên khoáng sản.................................................................................... 5 
2.1.2.4 Tài nguyên nước.............................................................................................. 5 
2.1.3 Điều kiện kinh tế và xã hội ................................................................................ 6 
2.1.3.1 Điều kiện kinh tế ............................................................................................. 6 

v


2.1.3.2 Điều kiện xã hội .............................................................................................. 6 
2.1.3.3 Tình hình chăn nuôi tỉnh Đồng Tháp .............................................................. 7 
2.2 Sơ lược về vi khuẩn Campylobacter ..................................................................... 7 
2.2.1 Hình thái học ...................................................................................................... 8 
2.2.2 Phân loại và tính gây bệnh ................................................................................. 8 

2.2.3 Đặc điểm nuôi cấy ............................................................................................11 
2.2.4 Đặc điểm sinh hóa ............................................................................................11 
2.2.5 Sức đề kháng ....................................................................................................12 
2.2.6 Cấu trúc kháng nguyên.....................................................................................12 
2.2.7 Chất chứa căn bệnh ..........................................................................................12 
2.2.8 Đường xâm nhập và cách lây lan .....................................................................12 
2.2.9 Tác hại của vi khuẩn Campylobacter ...............................................................13 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................15 
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................15 
3.1.1 Thời gian ..........................................................................................................15 
3.1.2 Địa điểm ...........................................................................................................15 
3.2 Đối tượng điều tra ...............................................................................................15 
3.3 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................15 
3.4 Phương pháp điều tra ..........................................................................................16 
3.4.1 Bố trí điều tra ...................................................................................................16 
3.4.2 Vật liệu .............................................................................................................17 
3.4.3 Cách thực hiện..................................................................................................17 
3.4.4 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính ............................................................18 
3.5 Phương pháp đánh giá tỷ lệ hiện diện vi khuẩn Campylobacter spp. .................19 
3.5.1 Dụng cụ, vật liệu và hóa chất ...........................................................................19 
3.5.1.1 Dụng cụ, vật liệu ...........................................................................................19 
3.5.1.2 Hóa chất ........................................................................................................20 
3.5.2 Cách lấy mẫu ....................................................................................................20 
3.5.3 Quy trình phân lập............................................................................................22 

vi


3.6 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính ...............................................................23 
3.7 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................24 

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................25 
4.1 Hiện trạng chăn nuôi gà tại 4 huyện của tỉnh Đồng Tháp ..................................25 
4.1.1 Kinh nghiệm chăn nuôi ....................................................................................25 
4.1.2 Nền chuồng ......................................................................................................25 
4.1.3 Loại hình chăn nuôi ..........................................................................................26 
4.1.4Loại gà nuôi.......................................................................................................27 
4.1.5 Thức ăn .............................................................................................................28 
4.1.6 Nước uống ........................................................................................................29 
4.1.7 Sát trùng chuồng nuôi ......................................................................................30 
4.2 Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn Campylobacter spp. trong những mẫu
phân tiêu chảy ................................................................................................30 
4.3 Tỷ lệ dương tính Campylobacter spp. theo loại gà nuôi .....................................32 
4.4 Tỷ lệ dương tính Campylobacter spp. theo loại hình chăn nuôi .........................33 
4.5 Tỷ lệ dương tính Campylobacter spp. theo nền chuồng nuôi .............................34 
4.6 Tỷ lệ dương tính Campylobacter spp. theo nguồn thức ăn .................................35 
4.7 Tỷ lệ dương tính Campylobacter spp. theo nguồn nước uống............................36 
4.8 Tỷ lệ dương tính Campylobacter spp. theo cách thức nuôi có để trống chuồng
khi kết thúc lứa nuôi hay không .....................................................................37 
4.9 Tỷ lệ hiện diện Campylobacter spp. ở các nông hộ theo hệ thống định vị toàn
cầu (GPS) .......................................................................................................38 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................41 
5.1 Kết luận ...............................................................................................................41 
5.2 Đề nghị ................................................................................................................42 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................43 
PHỤ LỤC .................................................................................................................48 

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BBB:

Bad Bug Book

GDP:

Gross Domestic Product

GPS:

Global Positioning System

HPA:

Health Protection Agency

ISO:

International Standard Organisation

LPS:

Lipopolysarcharide

OIE:

World Ogranisation for Animal Health

OMP:


Outer Membrance Protein

OMS:

Organisation Mondiale dela Santé

OUCRU:

Oxford University Clinical Research Unit

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Tính gây bệnh của một số loài Campylobacter trong tự nhiên ................... 9 
Bảng 3.1 Số nông hộ được điều tra theo quy mô chăn nuôi.....................................17 
Bảng 3.2 Danh sách các dụng cụ cho một lần lấy mẫu. ...........................................19 
Bảng 3.3 Số lượng mẫu cá thể được nuôi cấy, phân lập ở các huyện và quy mô nuôi
........................................................................................................................21 
Bảng 4.1 Số năm kinh nghiệm trong chăn nuôi của các nông hộ được điều tra. .....25 
Bảng 4.2 Các kiểu nền chuồng nuôi ở các nông hộ được điều tra. ..........................26 
Bảng 4.3 Các loại hình chăn nuôi ở các nông hộ điều tra. .......................................27 
Bảng 4.4 Các loại gà nuôi ở các nông hộ được điều tra. ..........................................27 
Bảng 4.5 Các loại thức ăn cho gà ở các nông hộ được điều tra. ..............................28 
Bảng 4.6 Nguồn nước uống cho gà ở các nông hộ điều tra. .....................................29 
Bảng 4.7 Tỷ lệ các nông hộ thực hiện sát trùng trong quá trình chăn nuôi. .............30 
Bảng 4.8 Tỷ lệ vi khuẩn Campylobacter spp. hiện diện trong phân gà ở các nông hộ
........................................................................................................................31 
Bảng 4.9 Tỷ lệ dương tính Campylobacter spp. theo loại gà nuôi ...........................32 

Bảng 4.10 Tỷ lệ dương tính Campylobacter spp. theo loại hình chăn nuôi. ...........33 
Bảng 4.11 Tỷ lệ dương tính Campylobacter spp. theo nền chuồng nuôi. ................34 
Bảng 4.12 Tỷ lệ dương tính Campylobacter spp. theo thức ăn. ...............................35 
Bảng 4.13 Tỷ lệ dương tính Campylobacter spp. theo nguồn nước uống................36 
Bảng 4.14 Tỷ lệ dương tính Campylobacter spp. theo việc thực hiện để trống
chuồng khi kết thúc lứa nuôi. .........................................................................37 
Bảng 4.15 Số nông hộ dương tính Campylobacter spp. ở 4 huyện ..........................39 

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Hình thái Campylobacter ............................................................................ 8 
Hình 2.2 Sự lây truyền vi khuẩn Campylobacter từ gà sang người .........................13 
Hình 3.1 Đội khảo sát lấy thông tin bảng điều tra từ chủ hộ....................................17 
Hình 3.2 Trang bị bảo hộ trước khi lấy mẫu. ...........................................................20 
Hình 3.3 Chọn mẫu cá thể cho vào lọ vô trùng. .......................................................21 
Hình 4.1 Máy định vị GPS. ......................................................................................39 

x


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ
TRANG
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu. ......................................................16 
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ phân lập vi khuẩn Campylobacter .................................................22 
Bản đồ 2.1 Địa lý tỉnh Đồng Tháp. ............................................................................ 3 
Bản đồ 4.1 Sự hiện diện Campylobacter spp. ở các nông hộ. ..................................38 


xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong thời kì hội nhập quốc tế cùng nền kinh tế thị trường, ngành chăn nuôi
nước ta đã và đang khẳng định vai trò và vị thế quan trọng trong kinh tế hiện đại
hóa nước nhà. Đặc biệt, ngành chăn nuôi gia cầm với những lợi thế như tốc độ quay
vòng vốn nhanh, ổn định và đem lại lợi nhuận cao đã được chú trọng đẩy mạnh phát
triển.
Đồng Tháp là tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, có nền nông nghiệp phát triển,
là vựa lúa lớn thứ ba của Việt Nam, là tỉnh có chỉ số tăng trưởng GDP cao và chỉ số
cạnh tranh kinh tế đứng thứ 2 trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và thứ 4
cả nước (Bách Khoa Toàn Thư, 2011). Với tổng đàn gia cầm lên tới hơn 3 triệu con
(Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp, 2012), Đồng Tháp được xem là tỉnh có
ngành chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh so với các tỉnh lân cận, và mang lại hiệu
quả kinh tế khá cao cho đời sống nhân dân trong tỉnh.
Song theo số liệu thống kê của Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp hàng năm đến
mùa mưa lũ thì tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm tăng từ 3-5 % và các bệnh
thường xảy ra trên gà là bệnh dịch tả (Newcastle), hô hấp mãn tính (CRD),
Gumboro và cúm gia cầm chủng độc lực cao (H5N1) và các bệnh do vi khuẩn
Escherichia coli, Campylobacter, Clostridium, Salmonella…gây ảnh hưởng trực
tiếp đến đàn gia cầm làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển, giảm sức sản
suất, làm giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập các nhà
chăn nuôi gà trong tỉnh. Trong đó, Campylobacter là vi khuẩn thường được quan
tâm nhất do nó là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng lớn đến
sức khỏe con người (Healthcare VietNam, 2010), vi khuẩn này thường hiện diện

1



trong ruột gà và được bài thải qua phân (phân gà tây thương phẩm con mái 70 %,
con trống 80 %) (Cox, 2000).
Để biết rõ hơn về thực trạng chăn nuôi gà và mối liên hệ giữa thực hành
chăn nuôi đến sự hiện diện của Campylobacter spp. trên vật nuôi, được sự đồng ý
của Khoa Chăn Nuôi Thú Y dưới sự hướng dẫn của Th.S Đỗ Tiến Duy và TS.
Nguyễn Thị Phước Ninh, chúng tôi tiến hành đề tài “Điều tra hiện trạng chăn
nuôi và tỷ lệ hiện diện vi khuẩn Campylobacter spp. trong phân gà ở tỉnh Đồng
Tháp”.
1.2 Mục đích
Tìm hiểu hiện trạng chăn nuôi và đánh giá sự hiện diện của một số chủng vi
khuẩn Campylobacter trên phân gà nhằm cảnh báo nguy cơ vấy nhiễm vi khuẩn này
từ gà sang người và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế ngành chăn nuôi.
1.3 Yêu cầu
Ghi nhận tình hình chăn nuôi tại các trại gà thuộc địa bàn điều tra thông qua
bảng điều tra.
Nắm vững cách lấy mẫu cá thể ở nền chuồng và bảo quản mẫu trước khi
mang về phòng thí nghiệm.
Hiểu biết sơ lược về nuôi cấy, phân lập, định danh vi khuẩn Campylobacter
spp. trong phân gà theo quy trình của Phòng thí nghiệm Đơn Vị Nghiên Cứu Lâm
Sàng Đại Học Oxford tại Bệnh Viện Nhiệt Đới Thành Phố Hồ Chí Minh.

1


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về tỉnh Đồng Tháp
2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Bản đồ 2.1 Địa lý tỉnh Đồng Tháp.
(Vietnamnay, 2011).
Đồng Tháp là một tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở đầu nguồn
sông Tiền, phía Bắc giáp Long An, phía Tây Bắc giáp tỉnh Preyveng – Campuchia,
phía Nam giáp An Giang và Cần Thơ. Tổng diện tích tự nhiên 3.238 km2 (có 2/3

3


diện tích tự nhiên thuộc khu vực Đồng Tháp Mười), với 9 huyện, 1 thị xã (Sa Đéc),
và 1 thành phố (Cao Lãnh) trung tâm tỉnh lỵ đặt tại Cao Lãnh.
Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia với Campuchia dài khoảng 50 km từ
Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu (Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và
Thường Phước). Hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 45 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn
kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền
(có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình tương
đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc – Đông Nam); vùng phía Nam sông Tiền (có
diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình có dạng
lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa)
2.1.1.3 Khí hậu
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn
tỉnh, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 82,5 %, số giờ nắng trung bình 6,8
giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa,
chiếm 90 – 95 % lượng mưa cả năm. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp toàn diện.

2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1 Tài nguyên đất
Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa (có diện tích 191.769 ha,
chiếm 59,06 % diện tích đất tự nhiên. Đây là nhóm đất thuộc đã trải qua lịch sử
canh tác lâu dài, phân bố khắp 10 huyện thị (trừ huyện Tân Hồng); nhóm đất phèn
(có diện tích 84.382 ha, chiếm 25,99 % diện tích tự nhiên, phân bố khắp 10 huyện,
thị (trừ thị xã Cao Lãnh); đất xám (có diện tích 28.150 ha, chiếm 8,67 % diện tích tự
nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình cao ở huyện Tân Hồng và huyện Hồng Ngự);
nhóm đất cát (có diện tích 120 ha, chiếm 0,04 % diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu
ở Động Cát và Gò Tháp, huyện Tháp Mười).

4


Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối
thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản
xuất lượng thực.
2.1.2.2 Tài nguyên rừng
Trước đây đa số các diện tích ẩm, lầy thấp ở Đồng Tháp Mười được bao phủ
bởi rừng rậm, cây tràm được coi là đặc thù của Đồng Tháp Mười. Do khai thác
không hợp lý đã làm giảm đến mức báo động, gây nên mất cân bằng sinh thái. Ngày
nay, nguồn rừng chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha. Động
vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu
cổ trụi.
Theo số liệu thống kê năm 1999, diện tích rừng của tỉnh có: rừng tràm 8.912
ha (phân bố chủ yếu ở huyện Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh); rừng bạch đàn
144 ha (ở huyện Tân Hồng). Phân theo công dụng có: rừng đặc dụng 2.821 ha (phân
bổ ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim, Khu di tích Xẻo Quýt, Gò Tháp), rừng phòng hộ
2.287 ha, rừng sản xuất 3.951 ha. Phân theo thành phần kinh tế: Nhà nước 5.851 ha,
tập thể và tư nhân 3.208 ha. Số lượng cây phân tán được tăng dần qua các năm, bình

quân mỗi năm trồng mới khoảng 3 triệu cây, đến 2002 toàn tỉnh đạt khoảng 64 triệu
cây phân tán các loại.
2.1.2.3 Tài nguyên khoáng sản
Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có: cát xây
dựng các loại, phân bố ở ven sông, cồn hoặc các cù lao, là mặt hàng chiến lược của
tỉnh trong xây dựng; sét gạch ngói: có trong phù sa cổ, trầm tích biển, trầm tích
sông, trầm tích đầm lầy, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với trữ lượng lớn; sét
cao lanh có nguồn trầm tích sông, phân bố ở các huyện phía bắc tỉnh; than bùn: có
nguồn gốc trầm tích từ thế kỷ thứ IV, phân bố ở huyện Tam Nông, Tháp Mười với
trữ lượng khoảng 2 triệu m3.
2.1.2.4 Tài nguyên nước
Nước mặt: Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước
mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có

5


hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền
ở Hồng Ngự. Phía Nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc…
hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Nước ngầm: Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau,
nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và
nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp (Chính Phủ Việt Nam, 2011).
2.1.3 Điều kiện kinh tế và xã hội
2.1.3.1 Điều kiện kinh tế
Đồng Tháp có nền nông nghiệp, là vựa lúa thứ ba của Việt Nam, là tỉnh có
tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số năng lực cạnh tranh cao. Tỉnh đang thực hiện
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp
và dich vụ. Hoạt động thương mại của tỉnh trong những năm gần đây phát triển khá
mạnh.

Về trồng trọt: Với diện tích gieo trồng 501.098 ha, ước tính sản lượng lúa
năm 2011 của tỉnh lần đầu tiên vượt ngưỡng 3 triệu tấn, là năm có sản lượng lúa cao
nhất từ trước tới nay. So với năm 2010 diện tích lúa tăng 7,75 %, sản lượng lúa tăng
10,45 %.
Về chăn nuôi: Đối với ngành chăn nuôi do dịch bệnh trong năm 2010 dã ảnh
hưởng kéo dài sang năm 2011. Trong năm 2011 tuy không có dịch bệnh xảy ra với
đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh nhưng việc tái đàn gặp nhiều khó khăn. Theo
kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm 01/10/2011 số lượng gia súc gia cầm của tỉnh
gồm trâu 2.134 con; bò 18.156 con; heo 274.112 con; gia cầm 5.692.350 con.
2.1.3.2 Điều kiện xã hội
Ước tính dân số trung bình của tỉnh Đồng Tháp năm 2011 trên 1,6 triệu dân
với mật độ dân số 506 người/km2.
Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao tạo điều kiện cho việc thực hiện các
chính sách an sinh xã hội được tốt hơn, bên cạnh đó 2 mặt hàng nông sản chính của
tỉnh là lúa và thủy sản trong năm đều duy trì ở mức độ cao là cơ sở quan trọng duy

6


trì và nâng cao đời sống dân cư. GDP bình quân đầu người năm 2011 ước tính tăng
28,95 % so với năm 2010.
Trong năm 2011 do giá tiêu dùng tăng khá mạnh nên đã ảnh hưởng lớn đến
đời sống người dân nhất là bộ phận những người làm công ăn lương, làm cho tầng
lớp những người thu nhập thấp thêm khó khăn. Theo thống kê trong năm đã giải
quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp cho 2.100 người trong tổng số 3.288 người đăng ký
hưởng trợ cấp thất nghiệp, đa số là lao động ở ngoài tỉnh về hưởng trợ cấp thất
nghiệp ở địa phương.
Tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp để tạo việc làm cho người lao động như: tổ
chức các sàn giao dịch tạo việc làm, dạy nghề cho người lao động, chương trình cho
vay vốn hỗ trợ tạo việc làm… (Cục Thống Kê Đồng Tháp, 2011).

2.1.3.3 Tình hình chăn nuôi tỉnh Đồng Tháp
Trong 6 tháng đầu năm 2012, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tương đối ổn
định, bệnh xảy ra lẻ tẻ được điều trị và dập tắt kịp thời, không phát sinh thành dịch.
Công tác tiêm phòng, tiêu độc khử trùng, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật
được tăng cường.
Tính từ đầu năm đến 15/6/2012, số lượng trâu, bò là 20.025 con, tăng 1.793
con so với cùng kỳ năm 201; heo là 166.708 con giảm 3.399 con so với cùng kỳ
năm 201; gia cầm là 2.728.682 con tăng 154.015 con so với cùng kỳ năm 2011. (Sở
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đồng Tháp, 2012).
2.2 Sơ lược về vi khuẩn Campylobacter
Theo Euzéby (2010), vi khuẩn Campylobacter thuộc ngành Proteobacteria,
lớp Esilonproteobacteria, họ Campylobacteraceae, giống Campylobacter.
Các loài vi khuẩn Campylobacter phổ biến như C.coli, C.concisus, C.curvus,
C.fetus, C.gracilis, C.helveticus, C.hominis, C.hyointestinalis, C.insulaennigrae,
C.jejuni, C.lanienae, C.lari, C.mucosalis, C.rectus, C.showae…
Campylobacter mang tính chất truyền nhiễm giống như các vi khuẩn
Salmonella và Shigella (Tô Minh Châu, Trần Thị Bích Liên, 2006).

7


2.2.1 Hình thái học
Campylobacter là những vi khuẩn có dạng xoắn hay phẩy, tế bào mảnh hơi
cong, bắt màu Gram âm, kích thước 0,2-0,8 micromet (chiều rộng) x 0,5-5
micromet (chiều dài). Cũng có khi có dạng xoắn nhiều vòng ngắn hay cầu. Vi khuẩn
Campylobacter có khả năng di động nhanh, mạnh, theo hình xoắn ốc với chiên mao
ở một đầu hay ở hai đầu. Chúng không có giáp mô và không sinh nha bào (Tô Minh
Châu, Trần Thị Bích Liên, 2006).

Hình 2.1 Hình thái Campylobacter

(Defendingfoodsafety, 2003).
2.2.2 Phân loại và tính gây bệnh
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2000), bệnh do Campylobacter được đánh
giá là bệnh truyền lây giữa người và động vật. Đối với động vật, Campylobacter
hiếm khi gây thành dịch bệnh. Trong tất cả các loài của vi khuẩn Campylobacter thì
C. coli và C. jejuni là hai loài phổ biến nhất, gây tiêu chảy trên người (Scribd,
2012).

8


Bảng 2.1 Tính gây bệnh của một số loài Campylobacter trong tự nhiên
Loài

Nguồn nhiễm

C. avium

Chim

C. canadensis

Chim

C. coli

Người, lợn,

Bệnh trên người Bệnh trên động vật


Viêm dạ dày

Viêm dạ dày ruột ở lợn và

chim, trâu bò, dê ruột, nhiễm

khỉ, sẩy thai ở loài gặm

cừu

nhấm

trùng huyết, sẩy
thai

C. concisus

Người

Người

Viêm khớp răng, nhiễm
trùng huyết

C. cuniculorum

Thỏ

C. curvus


Người

Viêm khớp răng,
nhiễm trùng
huyết

C. fetus subsp.fetus

Trâu bò, dê cừu

Nhiễm trùng

Sẩy thai

huyết, sẩy thai,
viêm dạ dày
ruột, viêm màng
não
C. fetus subsp.

Trâu bò

venerealis
C. gracilis

Người

Nhiễm trùng

Vô sinh và sẩy thai ở trâu


huyết



Viêm khớp răng,
mủ, áp xe

C.helveticus

Chó, mèo

C. hominis

Người

Viêm dạ dày ruột chó mèo
Vi khuẩn đường
ruột

C. hyointestinalis

Lợn, trâu bò,

Viêm dạ dày

subsp.

chuột, hamsters, ruột


hyointestinalis

hươu, người

C. hyointestinalis

Lợn (dạ dày)

subsp. lawsonii

9

Viêm ruột ở lợn và trâu bò


C. insulaenigrae

Động vật có vú,
người

C. jejuni

Người

subsp.doylei

Viêm dạ dày
ruột, nhiễm
trùng huyết


C. jejuni

Chim, lợn, động Viêm dạ dày,

Sẩy thai trâu bò, dê cừu.

subsp.jejuni

vật nhai lại, chó, nhiễm trùng

Gà thường là vật mang

mèo, chồn, thỏ,

huyết, viêm

trùng

côn trùng, nước

màng não, sẩy
thai, hội chứng
Guillain-Barré

C. lanienae

Người, trâu bò,
lợn

C. lari subsp


Ốc sò, người

concheus
C. lari subsp.lari

Chim, ốc sò, chó Viêm dạ dày
mèo, khỉ, ngựa,

ruột, nhiễm

sư tử, nước

trùng huyết

Viêm dạ dày ruột ở chim

ngọt, nước mặn.
C. mucosalis

Lợn

Hoại tử ruột và viêm hồi
tràng ở heo

C. peloridis

Ốc sò, người

C. rectus


Người

Viêm khớp răng

C. showae

Người

Viêm khớp răng

C. sputorum

Trâu bò, dê cừu

bv.Fecalis
C. Sputorum

Trâu bò, người

bv.Paraureolyticus

Nhiễm trùng
huyết

C. sputorum bv.

Người, trâu bò,

Áp xe, viêm dạ


Sputorum (bao gồm

dê, cừu, lợn

dày ruột

những loài có gốc C.

10


sputorum
subsp.bubulus)
C. subantarcticus

Chim hoang dã

C. upsaliensis

Chó, mèo, người Viêm dạ dày
ruột, áp xe,

Viêm dạ dày ruột ở chó
mèo

nhiễm trùng
huyết, sẩy thai

(J.P.Euzéby, 2010; Varkens, 1996; trích dẫn bởi Võ Thanh Kiều, 2007)

2.2.3 Đặc điểm nuôi cấy
Vi khuẩn Campylobacter thuộc loại vi khuẩn hiếu khí, nhu cầu 5 % O2, 5-10
% CO2, 85 % N2. Nhiệt độ thích hợp là 41-42 oC trong môi trường có pH=6,5-7,5
và hàm lượng nước hoạt động aw là 0,997. Trong đó aw là lượng nước tự do tồn tại
trong sản phẩm vật chất.
Theo tiêu chuẩn ISO 10272 (1995) xác định các chỉ tiêu Campylobacter
trong thực phẩm và thức ăn gia súc thì môi trường chọn lọc tốt nhất là môi trường
thạch Karmali và kế đến là môi trường thạch Preston.
Trên môi trường Karmali (có bổ sung kháng sinh SR205E) khuẩn lạc đặc
trưng có dạng tròn đều, trắng trong, nhỏ hạt sương. Trên môi trường Brucella (có bổ
sung 5 % máu ngựa và kháng sinh SR120E) khuẩn lạc đặc trưng có dạng tròn đều,
trắng trong, nhỏ hạt sương.
Khi tiến hành nuôi cấy Campylobacter cần bổ sung vào môi trường các loại
kháng sinh như vancomycin, trimethoprim, amfotericin B,… có tác dụng ức chế sự
phát triển của một số loài vi khuẩn khác như Escherichia coli, Staphylococcus
aureus, Bacillus cereus, và Proteus kể cả nấm, tạo điều kiện cho khuẩn lạc
Campylobacter dễ dàng mọc tốt trên môi trường (Phan Hồng Diễn, 2005).
2.2.4 Đặc điểm sinh hóa
Hầu hết các loài và dưới loài của giống Campylobacter đều không có khả
năng lên men đường lactose, glucose, và sucrose (Tô Minh Châu, Trần Thị Bích
Liên, 2001). Phản ứng sinh hóa oxidase (+), catalase (+), nitrate (+), H2S (+).

11


2.2.5 Sức đề kháng
Phần lớn các loài Campylobacter bị bất hoạt ở 45-50oC. Campylobacter có
thể sống được 2 - 4 tuần ở 4oC, có thể tồn tại 2 - 4 tháng ở -20oC, tuy nhiên chúng
chỉ sống được vài ngày ở nhiệt độ phòng (Hunt, 1992).
Khi ở nồng độ muối 3,5 % chúng sẽ bị tiêu diệt hoặc bị diệt ở 60oC tròng vòng 6

giây (Phan Hồng Diễn, 2005).
Ngoài ra sự có mặt của oxy và sự chiếu sáng dễ làm vi khuẩn chết. Đối với
loài C. jejuni thì dễ mẫn cảm với các kháng sinh như erythromycin, tetracycline,
chloramphenicol (Tô Minh Châu, Trần Thị Bích Liên, 2001).
2.2.6 Cấu trúc kháng nguyên
Các nghiên cứu về kháng nguyên Campylobacter phần lớn dựa vào cấu trúc
kháng nguyên của loài C. jejuni. Đến nay đã xác định được ba loại kháng nguyên,
đó là kháng nguyên bề mặt LPS có bản chất là lipopolysarcharide, gồm ít nhất 50
serotype bền với nhiệt, kháng nguyên H có bản chất là protein với hơn 36 serotype
và kháng nguyên màng ngoài OMP (Outer Membrance Protein). Kháng nguyên
màng ngoài là loại protein bề mặt chuyên biệt và duy nhất để sản xuất vaccine
(Phan Hồng Diễn, 2005).
2.2.7 Chất chứa căn bệnh
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO, 2011), Campylobacter là vi khuẩn gây ra
nhiễm trùng đường ruột trên người, chúng thường sống trong ruột của động vật máu
nóng như gia cầm, gia súc và thường xuyên được phát hiện trong các loại thực
phẩm có nguồn gốc động vật.
2.2.8 Đường xâm nhập và cách lây lan
Campylobacter chủ yếu xâm nhập qua đường miệng do cơ thể ăn phải thức
ăn chưa được nấu chín, sữa tươi, nước bị nhiễm khuẩn, hoặc tiếp xúc với thú bệnh
hay thú mang trùng (Nguyễn Thanh Bảo, 2006).
Khi mật độ vi khuẩn Campylobacter tăng cao đến mức gây bệnh (khoảng
500 tế bào) chúng sẽ theo thức ăn vào cơ thể qua đường tiêu hóa đến niêm mạc ruột,
sử dụng roi của nó tại 2 cực tiết ra protein bám dính để cư trú, vi khuẩn phải tạo ra

12


độc tố chống lại sự thực bào, từ đó mới có thể tồn tại được và sản sinh phát triển.
Sau đó sản sinh ra các độc tố enterotoxins gây tiêu chảy do tác động trực tiếp lên cơ

chế bài tiết của niêm mạc ruột, độc tố cytotoxin phá hủy tế bào niêm mạc và gây
tiêu chảy...Chúng sẽ thâm nhập vào đường nội bào, là con đường mà các tế bào sử
dụng để tái tạo lại các phân tử từ bề mặt của chúng. Sau đó nó nhanh chóng chuyển
hướng và tạo ra một mạng lưới nội bào riêng gồm các không bào chứa đầy vi khuẩn
Campylobacter, hay còn gọi là các túi tế bào, các túi này sẽ tiến dần đến nhân, và
cuối cùng khu trú gần bộ Golgi trung tâm vận chuyển của tế bào, kết quả làm phá
hủy niêm mạc thành ruột gây viêm hoặc thủng thành ruột dẫn đến tiêu chảy, đau
bụng, mệt mỏi, sốt, buồn nôn và nôn (Scribd, 2012).
Hầu hết các chủng C. jejuni sản xuất một chất độc (cytolethal distending độc
tố) mà gây cản trở cho các tế bào phân chia và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Điều
này giúp vi khuẩn né tránh hệ thống miễn dịch và tồn tại trong một thời gian giới
hạn trong tế bào (Scribd, 2012).

Hình 2.2 Sự lây truyền vi khuẩn Campylobacter từ gà sang người
(EVIRA, 2011)
2.2.9 Tác hại của vi khuẩn Campylobacter
Theo một báo cáo tại cuộc họp thường niên của Hội Sinh Học tế bào của Mỹ
được tổ chức tại San Diego vào tháng 12 năm 2006 thì vi khuẩn Campylobacter là

13


×