Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Đánh giá hiện trạng chăn nuôi và nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.16 KB, 49 trang )

Chương I

MỞ ĐẦU

An Giang là tỉnh có tổng đàn bò tương đối cao so với các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long . Trong đó 70-80% số bò tập trung tại 2 huyện Tònh Biên và Tri Tôn. Bên
cạnh đó An Giang là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn nên nguồn phụ phế phẩm
rất dồi dào thuận tiện cho phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi bò. Trong những
năm gần đây Nhà nước và các tổ chức đã có nhiều chính sách và chương trình để hỗ
trợ phát triển đàn bò như chương trình sinh hóa đàn bò, chương trình 327, chương trình
Heifer, chương trình xoá đói giảm nghèo, quỹ quốc gia giải quyết việc làm bằng
nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp năm 2000 tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển kèm
theo nhiều chính sách ưu đãi đầu tư phát triển chăn nuôi bò của tỉnh. Để đánh giá
đúng hiện trạng chăn nuôi bò trong thời gian qua, xác đònh được những khó khăn
thuận lợi trong quá trình phát triển là thực sự cần thiết, từ đó có đònh hướng cho chiến
lược phát triển chăn nuôi bò của tỉnh An Giang trong những năm tới.

Xuất phát từ yêu cầu trên, Khoa Nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên Trường
Đại học An Giang thực hiện đề tài :
“ Đánh giá hiện trạng chăn nuôi và nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò trên đòa
bàn các huyện Thoại Sơn, Tònh biên, Tri Tôn tỉnh An Giang.”

Mục tiêu của đề tài tiến hành điều tra nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò, tập quán
và kỹ thuật chăn nuôi của người dân đòa phương. Những khó khăn tồn tại trong quá
trình phát triển đàn bò ở đòa phương. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp kinh tế kỹ
thuật để đẩy nhanh tiến trình phát triển chăn nuôi bò của tỉnh nhà.




1


Chương II

CƠ SỞ LÝ LUẬN


2.1 Giống bò:

2.1.1 Bò ta vàng

Có nguồn gốc từ bò Bostarus thuộc nhánh bò Châu Á, giống như bò Zebu n
Độ nhưng nhỏ con hơn. Là giống bò đòa phương đã sống và tồn tại lâu đời trên mọi
miền đất nước. Bò có lông màu vàng từ vàng nhạt đến vàng sậm ( đôi khi hơi đen)
nên chúng được gọi là bò vàng Việt Nam, hay bò ta. Do điều kiện nuôi dưỡng của từng
nơi khác nhau nên chúng được phân ra thành nhiều loại hình khác nhau và được gọi
theo tên đòa phương như bò Thanh Hóa, bò Nghệ An, bò Bình Đònh, bò Phú Yên, bò
An Giang…
Giống bò này được nuôi chủ yếu lấy sức kéo, trọng lượng bò cái trưởng thành160-
180Kg, trọng lượng bò đực trưởng thành 250-300Kg, tỉ lệ thòt xẻ 42-44%. Bò cái 3-3,5
tuổi mới đẻ lứa đầu, trọng lượng bê sơ sinh từ 12-15Kg. Sản lượng sữa cho một chu kỳ
là 300-400Kg/ một chu kỳ cho sữa, vừa đủ cho một bê bú.

Bò vàng Việt Nam thích nghi lâu đời với điềi kiện khí hậu nhiệt đới chòu đựng kham
khổ, thích nghi được với thức ăn thiếu thốn, nuôi dưỡng kém, chống chòu bệnh tật tốt
thành thục sớm mắn đẻ. Bò cái sinh sản chân thấp mình ngắn, tầm vóc và khối lượng
nhỏ . Ở thời điểm 12 tháng tuổi bò vàng có vòng ngực trung bình 104,65 cm dài thân
chéo 79,65 cm (Đoàn Hữu Lực 1997).

2.1.2. Bò Red Sindhi:

Là giống bò thuộc nhóm Zebu, giống bò u nhiệt đới có nguồn gốc từ Pakistan.

Tầm vóc trung bình, đầu dài, trán dô, tai cụp mũi cong. Bò có bướu vai, yếm dậu rất
phát triển, lông có màu sắc nâu đỏ.

Bò đực có trọng lượng trưởng thành 400 - 450 kg, bò cái 300 - 350 kg, sản lượng
sữa từ 1400 - 2100 kg/chu kỳ 305 ngày, tỷ lệ mở sữa 5%. Tuổi đẻ lứa đầu 30 - 40
tháng, khoảng cách 2 lứa đẻ 13 - 18 tháng. Đây là giống bò kiêm dụng thòt sữa cày kéo
và thích nghi với điều kiện nóng ẩm của nước ta, được xem là bò chủ lực trong việc
sản xuất bò lai, để nâng cao tầm vóc của bò nội đòa.




2
2.1.3. Bò lai Sind:

Từ những năm 1920 -1924 giống bò Red Sind của n Độ và Pakistan được nhập
vào nước ta cả Bắc và Nam. Do lai giữa bò Red Sind và bò cái vàng ở các đòa phương
qua nhiều đời để tạo thành bò lai Sind. Bò lai sind có nhiều máu bò Red Sind cho
nhiều thòt hơn, khối lượng cơ thể cao hơn 50 - 70 kg, cày kéo khoẻ hơn gấp 1,5 lần, cho
sữa gấp 2,5 lần, tỷ lệ thòt xẻ tăng 13 % so với bò vàng Việt Nam (Lê Hồng Mận
2001).

Bò lai Sind có màu vàng hơi cánh gián, đầu dài trán dô, tai cúp, yếm phát triển,
có u ở vai, chân cao mình ngắn. Khi trưởng thành bò đực nặng 350 - 400 kg, bò cái
nặng 270-280kg, sản lượng sữa từ 850-900Kg. Tỉ lệ mỡ trong sữa 5-5.5%, tỉ lệ thòt xẻ
49%.Tỉ lệ đẻ 55-57% bê sơ sinh nặng 12-18kg.

Về khả năng sinh sản, bò cái thường cho giao phối từ 24-30 tháng tuổi, nếu
nuôi tốt có thể cho giao phối sớm hơn. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 12-18 tháng, có
thể sử dụng bình quân 8-10 lứa cho một đời bò. Bò đực nuôi đến 2 năm tuổi mới có thể

sử dụng phối giống.


2.1.4. Bò Charolair

Làgiống bò thòt nặng cân của Pháp. Bò to,lớn nhanh, ngực sâu mình dài,lưng
thẳng đầu ngắn, màu lông trắng ánh kem sữa. Bò trưởng thành con cái 680-780kg, con
đực 1000-1200kg, sản lượng sữa của một chu kỳ vắt 1700-1900kg, có con 2500kg.
Nuôi 18 tháng bê đực đạt 600kg, bê cái 450kg, tỉ lệ thòt xẻ 60-62%. ( Lê Hồng Mận,
2001)

2.1.5 Bò Ongole

Có nguồn gốc từ n Độ, có sắc lông màu xám trắng, chân cao, u yếm khá phát
triển. Khối lượng bò đực trưởng thành 450- 550 kg, bò cái 400kg. Năng suất sữa
khoảng 1700- 2000 kg/chu kỳ. Khả năng cày kéo kém hơn bò lai sind. Hiện nay phổ
biến giống bò lai Ongole, số lượng bò ít do không được ưa chuộng, bò lai ongole có sắc
lông màu trắng pha vàng, trọng lượng trưởng thành con đực 380-430 kg, con cái 250
kg, sản lượng sữa kémhơn bò lai sind.

2.1.6. Bò Brahman

Giống bò này có 2 loại lông màu đỏ và lông màu trắng, khi trưởng thành con
đực nặng 500kg, con cái nặng 370kg, sản lượng sữa thấp 800kg/ chu kỳ 200 ngày.

3

2.1.7. Bò Sahiwal

Bò cólông màu đỏ da cam hoặc đỏ vàng. Khi trưởng thành, con đực nặng 480kg,

con cái nặng 360kg, sản lượng sữa 2200kg/chu kỳ 300 ngày.


2.2. Thức ăn cho gia súc

2.2.1 Các giống cỏ

2.2.1.1.Cỏ Lông tây ( Brachiaria mutica)

Loại cỏ sống lâu năm, nhiều rễ, thân dài 0.6 – 2m, phân nhánh bò trên mặt đất,
mọc rễ đâm chồi ở các đốt, sau đó vươn thẳng lên cao khoảng 2m. Đốt có lông mềm
trắng. Lá hình mũi mác dài, đầu nhọn, gần hình tim ở gốc, có ít lông ở mặt dưới. Bẹ lá
dẹp có lông trắng mềm, lưỡi bẹ ngắn có nhiều lông.

Cỏ lông Para có nguồn gốc từ Nam Mỹ, ngày nay phân bộ khắp các vùng nhiệt
đới trên thế giới. Ở Việt Nam cỏ lông tây được nhập trồng vào Miền Nam năm 1887
tại các cơ sở nuôi bò sữa, nay trở thành cỏ mọc tự nhiên ở cả hai miền. Ở Miền Nam
cỏ phân bố cả những đòa hình có độ cao 800 -900 m. Cỏ lông Para ưa thích khí hậu
nóng ẩm, cỏ sinh trưởng tốt ở các vùng thấp. Nhiệt độ tối thiểu có thể sống là 8
0
C, nếu
lạnh hơn thì cỏ có thể lụi dần. Cỏ phát triển nhanh ở những nơi ẩm ướt tạo thành những
thảm cỏ dày và cao. Cỏ lông có khả năng chòu được ngập nước ngắn ngày, chòu mặn,
chòu phèn. Có thể sử dụng cỏ lông Para cho gia súc dạng tươi, ủ xanh hoặc phơi khô (
Nguyễn Đăng Khôi, 1981).

Thành phần chất dinh dưỡng trong thân lá cỏ lông Para : chất khô 23%, Protein
thô 2%, béo thô 1.4%, dẫn xuất vô đạm14.1%, xơ thô 5.5%.

2.2.1.2. Cỏ tự nhiên


Cỏ tự nhiên mọc trên bờ ruộng, ven đê, gò bãi là hỗn hợp nhiều loại cỏ hoà thảo
thích nghi lâu đời với khí hậu nóng và khô hạn. Gồm các loại cỏ lá tre (Setania
pamifola), cỏ mật ( Brachiara distachia), cỏ may (Chysopogya aciculetus), cỏ chỉ ta
(Digitaria adscendens), cỏ đuôi chồn( Setaria vertillata), cỏ mần trầu( Elesine indica),
cỏ mỹ ( Penisetum polytachyon), cỏ ống (Panicum repens L.), cỏ gà (Cynodon
dactylon) cũng có ít cỏ họ đậu. Cỏ bờ ruộng thừơng được cắt cho bò ăn. Cỏ tốt xấu tuỳ
theo mùa mưa hay mùa khô, cỏ già hay non và thành phần các loại cỏ. Bãi cỏ tốt bò có
thể gặm 30-40kg/ngày, chỉ cho thêm 1-2kg thức ăn hỗn hợp là đảm bảo dinh dưỡng .

4
Bò ăn cỏ tự nhiên thường cho thêm rơm để phòng bệnh chướng hơi dạ cỏ và rối loạn
tiêu hóa.
Thành phần hoá học trong một kg cỏ tươi : Vật chất khô 24.10%, protein thô 2.6%,
lipit 0.7%, xơ 6.9%, dẫn xuất không đạm 11.6%, khoáng tổng số 2.3%. (Nguồn Bùi
Văn Chính, 1995)

2.2.1.3. Cây keo dậu

Có tên khoa học là Leucacaena leucocephala( Bình linh, quả dẹp) thuộc họ
đậu, thân gỗ cao tới 7-10m. Trồng bằng hạt 20kg/ha, tỉ lệ nảy mầm trên 80%, thu cắt
4-5 lứa trên năm, năng suất 50-75 tấn/ha. Trồng ở đồi gò bờ mương có tác dụng cải tạo
đất, chống xói mòn, lấy lá làm thức ăn cho gia súc. Keo dậu thường được trồng xen với
cỏ voi, ghine, tỉ lệ 1:3-4 làm thức ăn giàu protein và vitamin. Nuôi bò sữa, bò thòt tốt.
Có thể thay thức ăn tinh cho bò thòt.

Thành phần hoá học trong một kg lá tươi: Vật chất khô 25.7%, protein thô 7.0%,
lipit 1.2%, xơ 3.6%, dẫn xuất không đạm 12.5%, khoáng tổng số 1.4% (Nguồn Bùi
Văn Chính, 1995)


2.2.1.4. Cỏ Voi

Loại cỏ sống lâu năm, tương tự như cây mía về hình dạng cũng như nhu cầu sinh
thái. Thân rễ cứng hoá gỗ, mang nhiều rễ khoẻ và ăn sâu. Thân cao 3-4m thẳng đứng
rỗng ruột, gồm có nhiều đốt. Cây ra hoa từ 6-8 tháng. Cỏ Voi mọc hoang dại ở những
vùng nhiệt đới với lượng mưa lớn hơn 1000mm của Châu Phi, được phát hiện vào năm
1908, cỏ voi được nhanh chóng lan đi khắp các vùng nhiệt đới và Á Nhiệt đới trên thế
giới.

Ở Việt Nam, cỏ voi ngày nay đã trở thành loại cỏ mọc tự nhiên ở một số nơi.
Cỏ voi chòu được hạn và khô hanh ngay cả trong những tháng khô, cỏ vẫn sinh trưởng
bình thường.

Thời gian thu hoạch cỏ voi lứa đầu khoảng 60-70 ngày sau khi trồng năng suất
lứa đầu khoảng 150-160 tấn/ha.

Cỏ Voi có thể thu hoạch 6-9 lứa trên năm, năng suất 200-250 tấn /ha/ năm. Cỏ
voi có thành phần dinh dưỡng cao hơn nhiều loại cỏ khác. Một kg cỏ tươi có 168g chất
khô, protein thô 95-110g/kg chất khô, glucid 13.5g, xơ 54g, Canxi 0.6g, phospho 0.7g,
năng lượng trao đổi 320 kcal.( Lê Hồng Mận, 2001)

2.2.1.5. Cỏ Sả

5
Cỏ sả có tên khoa học Panicum Maximun, là giống cỏ hoà thảo thân bụi như sả,
có hai giống cỏ sả đó là sả lá lớn và sả lá nhỏ. Cỏ sả sinh trưởng mạnh, năng suất cao,
chòu hạn khá, chòu nóng, chòu bóng cây, chất lượng tốt và dễ trồng. Cỏ sả phù hợp với
chân ruộng cao, đất pha cát, không chòu được ngập úng. Có thể nhân giống bằng hạt
hoăïc bằng hom nhánh ( Đoàn Hữu Lực,1999).


Thu hoạch lứa đầu khi được 60 ngày tuổi, các lứa sau cách lứa trước 30-60
ngày. Năng suất cỏ sả lá lớn trồng thâm canh tương đương cỏ voi, có thể thu hoạch 8-
10 lứa trên năm, đạt từ 250-300tấn/ha/năm.

Bảng 1 :Thành phần dinh dưỡng của cỏ sả

Thành phần Trong một kg cỏ
tươi
Trong một kg cỏ khô
Chất khô (g) 174 1000
Protein thô (g) 21.90 126
Đường (g) 5.00 28.70
Xơ (g) 58.30 335
Canci (g) 0.90 5.10
Phospho (g) 0.50 2.90
Năng lượng ( ME/Kcal) 315 1810


2.2.1.6. Cỏ Ruzi

Có tên khoa học Brachiaria ruziziensis, là loại cỏ hoà thảo, thân bò chòu khô
hạn tốt, chủ yếu thu hoạch vào mùa mưa. Trồng cỏ ruzi bằng hạt 6-10kg/ha, năng suất
60-70 tấn/ha. Tỉ lệ sử dụng trên 90%.

Thành phần hoá học của lá cỏ Ruzi 35 ngày tuổi vật chất khô 20.31%, protein
tho 2.51%, lipit 0.61% , xơ thô 5.82%, khoáng tổng số 1.52%, dẫn xuất không đạm
18.10%, canxi 0.14%, photpho 0.05%

Thành phần hoá học của thân cỏ Ruzi 35 ngày tuổi vật chất khô 16.43%,
protein tho 1.27%, lipit 0.22% , xơ thô 6.26%, khoáng tổng số 1.27%, dẫn xuất không

đạm 7.41%, canxi 0.12%, photpho 0.04% . (Nguồn Bùi Văn Chính, 1995).

2.2.1.7. Cỏ Stylo

Thuộc họ mọc bò thân bụi, không chòu được úng và sương muối. Trồng cỏ bằng
hạt 6-8kg/ha, bằng cành 3-4 tấn /ha, thu cắt 4-6 lứa/ năm, năng suất 30-40 tấn/ha.

6
Thành phần hóa học của thân lá cỏ Stylo vật chất khô 22.30%, protein thô 3.50%, lipit
0.50% , xơ thô 6.10%, khoáng tổng số 1.50%, dẫn xuất không đạm 10.70%, canxi
0.31%, photpho 0.05%. (Nguồn Bùi Văn Chính, 1995)

2.2.2. Cây thức ăn gia súc và phụ phẩm nông nghiệp

2.2.2.1. Rơm lúa:

Lúa là cây lương thực chính của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới,
hàng năm rơm lúa được sản xuất với khối lượng khổng lồ, rơm được dùng để làm chất
đốt, sản xuất nấm rơm, đặc biệt là sử dụng cho trâu bò trong những lúc thiếu cỏ. Tuy
giá trò dinh dưỡng thấp nhưng nhờ khối lượng rất lớn và rất dễ dự trữ bảo quản nên rơm
lúa hiện nay là đối tượng cho nhiều chương trình nghiên cứu việc sử dụng một cách
hợp lý làm thức ăn cho trâu bò.

Lượng rơm lúa thường được tính theo năng suất ít khi được đo trực tiếp. Tính tỷ
lệ 1:1 giữa lượng lúa với lượng rơm ( một lúa, một rơm), tuy nhiên tỉ lệ này còn phụ
thuộc vào giống lúa và cách thu hoạch. ( Bùi xuân An, 1997).

Trong chăn nuôi các hộ nông dân thường dự trữ rơm cho những mùa hiếm thức
ăn cho gia súc, vào mùa khô thiếu cỏ rơm là thức ăn chủ yếu cho gia súc. Rơm có thể
cho ăn trực tiếp hoặc ủ với ure.


Theo Devendra (1988), tỉ lệ tiêu hóa chất khô đối với rơm nếp là 46.9% so với
48.6% ở rơm gạo.

Tỉ lệ tiêu hóa của rơm tương quan nghòch với lượng lignin trong rơm. Rơm
cứng hàm lượng lignin cao khó tiêu hóa hơn rơm mềm. Phần lá ngọn dễ tiêu hóa hơn
phần gốc (Lê Xuân Cương,1994).

Trạng thái thu hoạch: rơm có màu vàng hay màu vàng tươi xanh (Lê Xuân
Cương,1994).

Thời gian dự trữ: tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và cách bảo quản, dự trữ
càng lâu chất lượng rơm càng giảm.

Tỉ lệ giữa thân và lá: rơm có nhiều lá có thành phần dinh dưỡng cao hơn rơm
có ít lá (Lê Xuân Cương,1994).

Chế độ tưới tiêu: lúa được tưới nước đầy đủ có tỉ lệ tiêu hóa của rơm cao hơn
rơm không được tưới tiêu (Lê Xuân Cương,1994).

7

Hàm lượng dinh dưỡng của rơm : đối với rơm lúa mùa hàm lượng ME:
924Kcal/kg thức ăn, vật chất khô :864g/kg, protein thô: 39g, xơ thô 300g, dẫn xuất vô
đạm 298g, tro 214g (Lê Xuân Cương,1994).

2.2.2.2. Cây bắp

Cây bắp tên khoa học là Zea mays L. Nguồn gốc của cây ở Châu Mỹ và lần lượt
phổ biến sang Châu Á vào thế kỷ XV và Châu Phi vào thế kỷ XVI. Theo Rumphius

vào cuối thế kỷ XV người Bồ Đào Nha đã nhập vào Indonesia, từ Indonesia bắp được
mang sang Miến Điện và vào Đông Dương. Năm 1985 diện tích bắp trồng ở Việt Nam
là 397.300 ha, trong đó Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích là 11.500ha. Năm
1995 diện tích bắp ở Việt Nam là 556.800 ha, trong đó Đồng Bằng Sông Cửu Long là
20.200 ha. Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, An Giang là tỉnh trồng bắp nhiều nhất (
8.600ha,1996) diện tích này đang gia tăng trong các năm gần đây nhờ ứng dụng nhanh
các giống lai cho năng suất cao vào sản xuất. An giang dẫn đầu về năng suất bắp tại
Việt Nam (6.53t/ha năm 1996) (Dương Minh,1999). Đối với bắp thu trái non khoảng
45-60 ngày tuổi số lượng vỏ bắp thu được là 3495kg/ha, tỉ lệ trái tươi trên thân chiếm
14.5%, thành phần trái tươi/vỏ chiếm 52%, ruột 33%, râu chiếm 15%.

Hạt bắp là loại thức ăn cung cấp năng lượng cơ bản trong dinh dưỡng của người
và gia súc gia cầm.

Thân lá bắp là thức ăn xanh có giá trò dinh dưỡng cao sử dụng cho gia súc đặc
biệt là gia súc ăn cỏ. Thân lá giàu bột đường (8-10%), đạm thấp (1-1.5%) và xơ (4-5%)
. Thân lá tươi được dùng ủ chua để làm thức ăn cho đại gia súc (thường thu hoạch trong
giai đoạn chín sữa) nhiều thí nghiệm cho thấy khi nuôi bò sữa, chỉ cần 5kg thân ủ tươi
là đủ để có 1kg sữa. Thân lá có thể sử dụng cho ăn xanh, ủ chua hoặc phơi khô tuy
nhiên vì hàm lượng đạm, canci thấp nên đối với bò, đặc biệt là bò sữa cần bổ sung
đạm và canci. Thành phần hóa học của thân lá bắp tươi thức ăn, vật chất khô 13.10%,
protein thô 1.4%, xơ thô 3.4%, dẫn xuất vô đạm 6.7%, khoáng tổng số 1.2%, lipid thô
0.4% ( Bùi Văn Chính, 1995).

Thân lá bắp ủ chua có hàøm lượng chất dinh dưỡng hàm lượng ME: 470Kcal/kg
thức ăn, vật chất khô 235g/kg, protein thô 11g, xơ thô 69g, dẫn xuất vô đạm 117g.(
nguồn Nguyễn văn Thưởng, 1995.)

2.2.2.3. Khoai Mì


Khoai mì tên khoa học là Manihot esculenta, theo tài liệu lòch sử cây khoai mì
được canh tác đầu tiên tại các vùng nhiệt đới châu Mỹ, Mexico, Brazin sau đó được

8
đưa sang các vùng khác. Tại Viễn Đông được nhập vào từ năm 1865, ngày nay được
trồng ở khắp nơi vùng nhiệt đới.

Thành phần dinh dưỡng của củ khoai mì :nước 60-65%, carbohydrate 30-35% (
chủ yếu là amilose và amilopectin), đạm 1-2%, béo 2-4%, năng lượng 1200-1500Kcal.
Củ thường được sử dụng chung với bắp đậu nành đậu phọng, muối khoáng trong thức
ăn hỗn hợp. Khoai mì được dùng tươi, xắt lát phơi khô hay ủ chua.

Bã khoai mì là phụ phẩm của công nghiệp chế biến mì sau khi đã lấy đi tinh
bột. Xác mì sử dụng tốt cho thú nhai lại có thể dùng ở dạng tươi, phơi khô hoặc ủ chua.
Thành phần dinh dưỡng của xác mì trung bình như sau:

Bảng 2 : Thành phần dinh dưỡng của xác mì


Thành phần dinh dưỡng Trong 1kg tươi Trong 1kg chất khô
Chất khô (gam) 180 1000
Protein thô (gam) 5.4 30
Xơ (gam) 19 106
Tinh bột (gam) 68 380
Canci(gam) 0.4 2.4
Phot pho (gam) 0.2 1.0
Năng lượng (ME,kcal) 410 2300

Lá khoai mì có rất nhiều phân tích cho thấy lá khô thường chứa hàm lượng đạm
rất cao 17-20% sử dụng tốt cho gia súc. Lá khoai mì còn non là loại thức ăn xanh

nhiều vitamin A và giàu đạm 17-20% protein thô. Lá khoai mì có thể so sánh tương
đương với nhiều loại lá họ đậu. Sau khi thu hoạch củ lá khoai mì tận thu có năng suất
trung bình 2.4 tấn/ha, lượng lá này thu hoạch tuỳ theo giống khoai mì ( Bùi Xuân
An,1997). Tuy nhiên trong thân lá khoai mì có chứa hàm lượng độc tố Xyanoglucozit,
độc tố này làm cho gia súc chậm lớn hoặc có thể gây chết khi hàm lượng cao. Theo
PGS Bùi Văn Chính, với một số biện pháp chế biến sẽ làm giảm thiểu hàm lượng độc
tố trong thân lá khoai mì.

Bảng 3 :nh hưởng của phương pháp chế biến đến hàm lượng acid Xyanohydric trong
ngọn lá khoai mì :

Phương pháp chế biến Hàm lượng HCN (mg/kg vật chất
khô)
Dạng tươi 862.5
Sau ủ chua 32.5
Sau phơi nắng 4 giờ 260.6

9
Ngâm rửa 3 ngày 467.0
Bột lá khoai mì khô 90.2



2.2.2.4. Khoai lang:

Khoai lang tên khoa học là Ipomeca batatas, là một trong những cây lương thực
phổ biến ở vùng nhiệt đới. Khoai lang có nhiệt lượng hơn 1.5 lần khoai tây. Đạm trong
khoai lang không cân đối thiếu các acid amin Thiroxin, Xistein, Xerin, Glicin, alamin,
glutamid. Hàm lượng caroten khoảng 0.18-65mg/100kg khô, ngoài ra còn có các
vitamin khác như C, A, B, PP, acid Pantolenic. ( Bùi Xuân An, 1997)


Người ta thường dùng củ khoai lang cho gia súc, nhất là nấu chung với cám hay
cho ăn sống ( có tính nhuận trường), bò ăn <50% khẩu phần bằng khoai lang khô cho
kết quả tốt.

Dây lang là một phụ phẩm được dùng nhiều làm thức ăn xanh cho heo, bò, gia
cầm. Dây lang cũng được phơi khô nghiền thành bột được dùng trong công nghiệp chế
biến thức ăn gia súc.

2.2.2.5. Cây đậu phọng

Tên khoa học là Arachis hypogaea. Năng suất trái 1-2 tấn/ha trong đó 20-25%
vỏ, 75-80% hạt. Hạt đậu là thức ăn giàu đạm và béo 20% đạm thô nhưng ít Lizin và
Methionin, 47-50% béo trong đó 40-45% acid Oleic và 30-35% acid linoleic. Hạt đậu
chứa nhiều vitamin như B2, B1, PP nhưng thiếu vitamin A, D, C. Hạt đậu giàu Ca, P,
Fe.

Bánh dầu đậu phộng có 2 loại có vỏ và không vỏ. Loại không vỏ chứa 50% đạm
thô và tách lấy dầu còn 7-10% béo là loại thức ăn cung cấp đạm tốt cho các loại gia
súc gia cầm. Bánh dầu phọng loại có vỏ chứa 30-35% đạm, 7-10% béo và 25-30 % xơ.
Trong hạt và bánh dầu dễ nhiễm nấm mốc Aspergillus flavus, sinh ra độc tố Aflatoxin.
Điều kiện thích hợp cho nấm mốc là 30-35
o
C, ẩm độ là >15% trong bánh dầu. Để
phòng tránh nấm mốc cần phơi khô dự trữ trong điều kiện khô mát và không nên dự trữ
lâu.

Dây đậu: khi đậu phộng thu hoạch, phần thân lá được dùng làm thức ăn cho gia
súc và là thức ăn rất tốt và rất ngon miệng. Để thu được năng suất thân lá cao cần phải
thu hoạch ngay khi quả đã chín chắc. Năng suất thân lá là 10-20 tấn/ha, tuỳ theo

giống, mùa vụ, đất đai và phân bón. Giá trò dinh dưỡng của dây đậu tương đương với

10
nhiều loại cỏ tốt (Bùi Xuân An 1993) . Dây đậu khô đạm 9-10%, xơ 25-30% có thể
dùng cho trâu bò ăn tươi hoặc khô khá ngon miệng. Thân lá đậu phộng sau khi thu
hoạch 3 -4 ngày, nếu không có biện pháp chế biến thích hợp sẽ nhanh chóng thối hỏng
không thể dùng làm thức ăn cho gia súc. Theo PGS Bùi Văn Chính,1995 sử dụng thân
lá đậu với 7% cám sẽ bảo quản được 1 năm và có thể thay thế trên 50% cỏ xanh trong
thành phần dinh dưỡng của bò sữa, tương đương với 22% năng lượng và 39% protein.

Thành phần dinh dưỡng của thân lá đậu ủ chua với 7% cám gạo dùng cho bò
gồm: Chất khô 27.1%, Protein 3.6%, Xơ thô 7.5%, Béo 1.6%, Tro 2.9%, năng lượng
trao đổi 550Kcal/kg vật chất khô.

Thành phần dinh dưỡng của thân lá đậu ủ chua với 7% cám gạo dùng cho heo
gồm: Chất khô 26.0%, Protein 3.9%, Xơ thô 5.8%, Béo 1.7%, Tro 2.8%, năng lượng
trao đổi 670Kcal/kg vật chất khô.

2.2.2.6. Cây đậu nành

Cây Đậu nành tên khoa học là Glicine max. Hạt đậu nành là loại thực phẩm có
giá trò dinh dưỡng cao đặc biệt tỉ lệ đạm khoảng 40%, dầu 20% nhiều khoáng và
vitamin. Hạt đậu nành cung cấp đạm chất lượng cao và năng lượng cho người và gia
súc. Bánh dầu dậu nành là loại thức ăn cung cấp đạm có giá trò dinh dưỡng cao cho
chăn nuôi. Sau khi hạt đậu chín, lá đậu nành hầu như rụng gần hết chỉ còn lại thân
cành, đây là phần có lượng protein thiêu hóa thấp, hàm lượng xơ cao, có thể dùng cho
trâu bò ăn, nhưng khi cho bò sữa cần bổ sung thêm thức ăn bổ sung.

Xác đậu nành hay bã đậu nành là phụ phế phẩm của quá trình chế biến hạt đậu
nành sống làm tàu hũ hoặc chế biến sữa đậu nành. Xác đậu nành có thành phần dinh

dưỡng như sau:

Bảng 4 : Thành phần dinh dưỡng của xác đậu nành


Thành phần dinh dưỡng Trong 1kg tươi Trong 1 kg chất khô
Chất khô (gam) 130 1000
Protein thô (gam) 33 253
Chất béo(gam) 17.2 132
Xơ (gam) 27 207
Tinh bột (gam) 26.1 201
Canci(gam) 1 7.6
Phot pho (gam) 0.4 3.0
Năng lượng (ME,Kcal) 323 2480

11


2.2.2.7. Cây Mía

Cây Mía tên khoa học là Saccarum offcinarum L), được trồng rộng rãi khắp
vùng nhiệt đới để sản xuất đường. Mía được dùng cho gia súc theo nhiều cách.

Ngọn mía trong quá trình thu hoạch ngọn mía được cắt khỏi thân và được dùng
rộng rãi cho gia súc. Ngọn mía được sử dụng như thức ăn xanh, ngọn mía đem ủ chua
sử dụng tốt hơn với số lượng lớn sẵn có trong mùa thu hoạch, ngọn mía băm nhỏ rất dễ
ủ chua và chất lượng tố. Lượng N thấp có thể khắc phục bằng cách thêm urea hay hỗn
hợp urea rỉ mật đường trong quá trình ủ, tuy nhiên nó có thể làm giảm khả năng tiêu
hóa.


Phụ phẩm của mía bao gồm: ngọn (30%), lá(10%), Thân (60%), phụ phẩm chế
biến: bã (15%), rỉ đường(3%), cặn(2%).

Bảng 5 : thành phần dinh dưỡng của cây mía và phụ phẩm (%)

Nguyên liệu Chất khô Đạm Xơ Tro Béo Bột đường
Cả cây mía 32.4 9.0 30.5 5.3 1.5 53.7
Thân cây 15.2 6.9 31.5 8.7 0.8 52.1
Ngọn mía 25.6 6.3 35.0 6.2 2.2 50.3
Lá mía 30.5 5.9 36.3 9.1 1.7 47.0
Bã mía 90.3 1.9 45.0 8.0 1.0 44.1
Rỉ đường 66.0 1.2 0 5.1 0 93.7
( Nguồn: Bùi Xuân An, 1997)

.2.2.8. Trái thơm ( Ananas comonus)

Trái thơm có năng suất lá 80tấn lá/ ha/ năm. Lá có thể sử dụng cho gia súc ăn
xanh, ủ chua, phơi khô. Nên băm nhỏ khi cho gia súc ăn, ủ chua nên bổ sung rỉ đường,
chỉ dùng trên trâu bò, có thể bổ sung 15-20kg/con /ngày. Phụ phẩm sau khi đóng hộp
chiếm 50% năng suất trái, khoảng 10tấn/ha/năm. Vỏ khóm khó ủ vì nhiều nước và có
tính ăn mòn. Có thể ủ chung với cỏ khô hay cỏ tạp. Việc bổ sung nguồn tinh bột làm
cho quá trình ủ tốt hơn ( Bùi Xuân An,1997).
Thành phần hóa học của lá trái thơm gồm: chất khô 20%, đạm 9%, xơ 24%, tro
5%, béo 2.5%.
Thành phần hóa học của bột vỏ thơm gồm: chất khô 88%, đạm 3.5%, xơ 16%,
tro 5%, béo 0.5%. ( Bùi Xuân An,1997).


12
2.3. Các yếu tố kỹ thuật có liên quan


2.3.1 Chuồng trại:

Chuồng trại ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của bò,
chuồng trại quyết đònh điều kiện tiểu khí hậu và vệ sinh môi trường xung quanh.
Chuồng nuôi đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tạo điều kiện tiểu khí hậu tốt cho vật nuôi và con người
- Thuận tiện cho việc lao động và quản lý của người chăn nuôi
- Chi phí xây dựng thấp
- Sử dụng lâu dài
- Có hệ thống cung cấp và phục vụ điện nước
- Hệ thống cung cấp, dự trữ vàphân phối thức ăn
- Thuận tiện giao thông
- Có hệ thống thu gom và xử lý chất thải
- Thuận tiện cho việc mở rộng hoặc kết hợp với các mô hình sản xuất nông
ngiệp khác
- Có cảnh quan vệ sinh và đẹp.
Để đảm bảo các yếu tố trên cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau :
+ Hướng chuồng: hướng đông bắc hoặc đông nam, hai hướng này sẽ nhận được
ánh nắng sáng, đảm bảo mát về mùa hè và ấm vào mùa đông, tránh được mưa tạt gió
lùa.
+ Kiểu chuồng: trong xây dựng chuồng trại có rất nhiều kiểu chuồng có thể 1
dãy, 2 dãy tuỳ vào qui mô đàn.
+ Mái chuồng: gồm mái đơn hoặc mái kép. Mỗi loại mái chuồng sẽ có tác
dụng khác nhau trong việc thông thoáng, chống nóng hay chống lạnh. Mái đơn là loại
mái đơn giản, dễ thi công, tiện dụng cho các chuồng nuôi qui mô nhỏ
+ Diện tích tiêu chuẩn

Bảng 6 : Diện tích chỗ đứng và diện tích xây dựng chuồng bò


Loại bò CDCĐ(m) CNCĐ (m) DTCĐ (m
2
) DTXD (m
2
)
Bò đực giống 2.0 1.8 3.6 6.0
Bò Cái 1.6 1.0 1.6 3.0
Bê sơ sinh đến 6 tháng 1.0 0.9 1.6 3.0
Bò đẻ 2.0 1.5 3.0 6.0
Bê 7-14 tháng 1.2 1.0 1.2 2.0
Bê > 18 tháng 1.5 1.0 1.5 2.4
Bò vỗ béo 1.6 1.1 1.7 2.4

CDCĐ : chiều dài chỗ đứng

13
CNCĐ : chiều ngang chỗ đứng
DTCĐ : diện tích chỗ đứng
DTXD : diện tích xây dựng

+ Nền chuồng: Phải chắc chắn đảm bảo vệ sinh, dễ thu gom được phân và nước
tiểu. Có thể xây gạch đá và xi măng hoặc sử dụng tấm đúc. Nền chuồng phải đảm bảo
độ dốc 1,2-2%, rãnh thoát nước tiểu 2- 3%.

+ Tường : rất cần thiết để che mưa tránh gió nhưng phải đảm bảo thông thoáng
và có cửa ra vào. Đối với chuồng bò đẻ tường cần thiết để ngăn những ô tách mẹ với
con. Tường phải chắc chắn, tránh bò có thể nhảy qua được ( thường cao khoảng 1.2m).

+ Máng ăn, máng uống: Xây cố đònh và đảm bảo lòng máng trơn láng có lỗ
thoát nước để thuận tiện cho việc làm vệ sinh bên trong máng. Máng ăn phải xây theo

chiều dài chuồng, đáy máng xây cao hơn nền 0.2m, điều này để tránh cho gia súc cố
bước chân về phía trước làm ảnh hưởng xấu đến móng chân. Máng ăn cần được giữ
khô ráo ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Máng uống thiết kế sao
cho thật dễ dàng cho gia súc uống nước bất kỳ lúc nào. Máng uống có thể bố trí phía
ngoài để gia súc đi lại uống nước hoặc có thể bố trí máng tự động ngay trước mặt gia
súc.

+ Hành lang vệ sinh: làm sao cho phù hợp với kiểu chuồng, đảm bảo thuận tiện
cho việc làm vệ sinh và chăm sóc gia súc.

+ Rãnh thoát phân và nước tiểu: thiết kế theo chiều dài chuồng, có độ dốc phù
hợp. Phải có chiều rộng tương đối để thuận tiện cho vệ sinh và xử lý nước thải. Nước
rửa chuồng và nước tiểu phải dẫn ra ao ở xa khu chuồng để xử lý và sử dụng. Trong
nhiều trường hợp cần thiết phải xử lý nước thải đưa vào hệ thống Bioga hoặc đưa vào
các hệ thống xử lý khác.

+ Lều che mát ngoài đồng: trong những đồng cỏ rộng không có cây che mát
chúng ta cần bố trí lều che mát cho gia súc để tránh gia súc bò say nắng, tạo điều kiện
cho gia súc nghỉ ngơi và nhai lại, có thể bố trí xung quanh nơi này những dạng thức ăn
bổ sung như khối urea, mật đường hay khối đá liếm.

+ Bãi chăn và sân chơi: đối với bê từ 0-6 tháng và bò đẻ cần diện tích sân chơi,
có thể sử dụng đồng cỏ gần chuồng trại làm sân chơi cho gia súc. Những bãi chăn có
diện tích lớn nên trồng xen kẽ cây cho bóng mát cho gia súc.

2.3.2. Thú y:


14
Muốn chăn nuôi bò đạt hiệu quả công tác phòng bệnh cho bò là thực sự cần

thiết. Đònh kỳ tẩy giun sán, kiểm tra và phát hiện sớm để phòng trò kòp thời.

2.3.3. Chỉ tiêu sinh lý sinh sản:

Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản phụ thuộc vào giống bò, chế độ chăm sóc và nuôi
dưỡng.


Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.1 Nội dung

3.1.1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội các huyện trong vùng điều
tra.
3.1.2 Đánh giá hiện trạng đàn giống bò.

3.1.3 Điều tra nguồn thức ăn sử dụng cho chăn nuôi bò, tập quán sử dụng các
nguồn thức ăn và kỹ thuật chăn dắt quản lý bò của người dân trên đòa bàn các huyện
Thoại Sơn, Tònh Biên và Tri Tôn tỉnh An Giang

3.1.4 Đánh giá kết quả chăn nuôi tại các hộ gia đình và qui mô kinh tế trang
trại. Từ đó có ý kiến cho việc nâng cao năng suất hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn
có tại đòa phương.

3.2 Phương pháp

3.2.1 Phương pháp chọn mẫu


Chúng tôi tiến hành chọn mẫu như sau: đối với mỗi huyện chia thành những tiểu
vùng, sau đó từ những tiểu vùng chọn một xã đại diện cho tiểu vùng. Từ những xã này
chúng tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên một số hộ.

Tổng số hộ điều tra cho cả ba huyện là 100 hộ, trong đó
huyện Thoại Sơn : 18 hộ
Huyện Tònh Biên : 41 hộ
Huyện Tri Tôn : 41hộ

3.2. Cách tiến hành điều tra

15

Chúng tôi được trạm thú y các huyện giới thiệu xuống đòa bàn các xã, phối hợp
cùng cán bộ thú y xã chọn mẫu tiến hành điều tra. Tại các xã chúng tôi được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các cán bộ thú y đòa phương giới thiệu với các hộ điều tra về mục
đích của cuộc điều tra.

3.3 Cách thu thập và xử lý số liệu

Đối với qui mô trang trại chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp và ghi nhận.
Đối với hộ chăn nuôi chúng tôi tiến hành quan sát và phỏng vấn trực tiếp để ghi
chép lại các số liệu và thông tin. Quan sát đòa điểm vò trí chuồng trại, điều kiện vệ sinh
môi trường... Sau đó phỏng vấn người chăn nuôi theo phiếu có sẵn gồm các nội dung
như nghề nghiệp, diện tích đất nông nghiệp, các chỉ tiêu sinh lý sinh sản, phương thức
chăn nuôi, đồng cỏ, nguồn thức ăn, thú y.

Đối với điều kiện kiện tự nhiên kinh tế xã hội khác tiến hành thu thập từ các tài
liệu có liên quan.


Số liệu được xử lý trên máy vi tính.























16











Chương 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN


4.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vò trí đòa lý

Huyện Thoại Sơn giáp với các đòa phương sau: huyện Tri Tôn, Châu Thành,
Thành phố Long Xuyên, tỉnh Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang.
Huyện Tònh Biên: là huyện vùng biên giới giáp với Campuchia và các huyện
Tri Tôn, Châu Phú và Thò Xã Châu Đốc.
Huyện Tri Tôn: giáp với biên giới Campuchia và các Tònh Biên, Thoại Sơn và
Châu Thành.

4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu thời tiết

Ba huyện Thoại Sơn, Tònh Biên và Tri Tôn nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nền nhiệt cao và ổn đònh, lượng mưa tương đối lớn phân bổ theo thời gian,
riêng khu vực đồi núi nhiệt độ bình quân thường thấp hơn so với vùng đồng bằng
khoảng 2
o

C. Với nền nhiệt nhiệt cao đều trong năm giàu nắng, không có bão, điều
kiện khí hậu ở ba huyện nêu trên rất thuận lợi phát triển chăn nuôi bò.

4.1.1.3. Đặc điểm đòa hình

Huyện Thoại Sơn nằm trong vùng đồng bằng thuộc tứ giác Long Xuyên độ cao
trung bình của vùng từ 1,2-3 m và nghiêng đều xuống tới giáp Kiên Giang.


17
Huyện Tònh Biên và Huyện Tri Tôn là vùng đồi núi thấp chiếm phần lớn diện
tích của hai huyện. Tồn tại nhiều núi thành chuỗi với các đỉnh cao chừng 500-700m ,
cao nhất là núi Cấm với 710 m. Có 3 khu vực núi tập trung là núi Cấm, núi Dài, núi Cô
Tô. Ven núi là đồng bằng với độ cao từ 4-40m và có độ nghiêng phổ biến là 3-8
o
.

4.1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
Ba huyện Thoại Sơn, Tònh Biên và Tri Tôn có đặc điểm thổ nhưỡng đa dạng với
nhiều loại trong đó đất phù sa cổ và đất cát phong hóa xen lẫn đất phèn và đất than
bùn. Đòa hình phức tạp có nhiều đồi núi xen lẫn đồng bằng.

4.1.1.5. Đặc điểm nguồn nước

Huyện Tònh Biên, Tri tôn và một số xã vùng bán sơn đòa của huyện Thoại Sơn
trừ các đồi núi và vùng ven có cốt đất từ 4m trở lên, vùng đồng bằng chòu ảnh hưởng lũ
từ biên giới tràn qua và đổ ra biển tây theo hệ thống kinh trục mới được nhà nước đầu
tư nên mức độ thiệt hại giảm thiểu nhiều. Vào mùa khô nguồn nước sinh hoạt và sản
xuất rất hạn chế, đất ruộng trên chỉ canh tác nhờ vào nước mưa. Hệ thống hồ chứa
nước được đầu tư nhưng dung lượng thấp chưa đủ sức phục vụ rộng rãi dân cư trong

vùng. Vì vậy việc qui hoạch xây dựng đồng cỏ phải đi liền công tác thuỷ lợi và tưới
tiêu cho đồng cỏ.

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1 Dân số và lao động

Dân số nhìn chung phân bố không đều tập trung ở thò trấn, thò tứ và trục lộ giao
thông.
Huyện Thoại sơn: tính đến 1999 dân số toàn huyện là 175.877 người.
Mật độ dân số: 383 người / km
2
.

Toàn huyện có 26.851 hộ, số lao động là 74.652.

Huyện Tònh Biên: tính đến năm 1999 dân số toàn huyện 107.068 người,
mật độ dân số 318 người/ km
2
.

Toàn huyện có 17.402 hộ, số lao động là 53.680.

Huyện Tri Tôn: : tính đến năm 1999 dân số toàn huyện 111.972 người,
mật độ dân số 187 người/ km
2
.

Toàn huyện có18.245 hộ, số lao động là 89.205.


4.1.2.2. Cơ cấu kinh tế vùng

Đặc điểm của ba huyện Thoại Sơn, Tònh Biên và Tri Tôn có cơ cấu nông nghiệp
giữ vai trò chủ đạo.

18
Huyện Thoại Sơn có nông nghiệp chiếm 69%, Công nghiệp- xây dựng
chiếm 4.7%, Thương mại – Dòch vụ chiếm 26.2%.
Huyện Tònh Biên có nông nghiệp chiếm 60.9%, Công nghiệp- xây dựng
chiếm 9.1%, Thương mại – Dòch vụ chiếm 30.0%.
Huyện Tri Tôn có nông nghiệp chiếm 64.7%, Công nghiệp- xây dựng
chiếm 9.3%, Thương mại – Dòch vụ chiếm 27.9%.

4.1.2.3. Diện tích đất trong vùng điều tra

Huyện Thoại Sơn có diện tích đất 45.869ha trong đó đất nông nghiệp
chiếm 38.062, đất trồng cây hàng năm là 37.323ha.

Huyện Tònh Biên có diện tích đất 33.744 ha trong đó đất nông nghiệp
chiếm 21.703, đất trồng cây hàng năm là 19.829ha.

Huyện Tri tôn: có diện tích đất 59.805ha trong đó đất nông nghiệp chiếm
40.671ha, đất trồng cây hàng năm là 39.826 ha.

4.3.2.4 Tình hình chăn nuôi qua các năm

Bảng 7: Hiện trạng đàn bò qua các năm

Huyện 1996 1997 1998 1999 2000
Thoại Sơn 605 613 395 457 468

Tònh Biên 14007 13820 13800 13450 13866
Tri Tôn 13044 13261 13845 14314 16240
( nguồn : thống kê niên giám năm 2000)

4.2. Đặc điểm các hộ chăn nuôi bò
ø
4.2.1 Nghề nghiệp chính của các hộ chăn nuôi bò

Nghề chính là nông dân chiếm khoảng 96%, các ngành nghề khác chiếm
khoảng 4%. Phấn lớn các hộ chăn nuôi bò là người dân tộc Khơ me, điều kiện kinh tế
gia đình gặp nhiều khó khăn nên ít có điều kiện đầu tư cho chăn nuôi bò.

Bảng 8 : ngành nghề chính của hộ chăn nuôi

Nông dân Ngành nghề khác Đòa phương
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Thoại Sơn 14 77.78 4 22.22

19

×