BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG
HEO NÁI NUÔI Ở DÃY CHẴN TRẠI VI THUỘC
CÔNG TY TNHH SAN MIGUEL PURE FOODS
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN ĐÌNH PHÚ
Lớp
: DH08TA
Ngành
: Công Nghệ Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi
Niên Khóa
: 2008 - 2012
Tháng 8/2012
BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************
NGUYỄN ĐÌNH PHÚ
KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG
HEO NÁI NUÔI Ở DÃY CHẴN TRẠI VI THUỘC
CÔNG TY TNHH SAN MIGUEL PURE FOODS
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Chăn nuôi
chuyên ngành Công Nghệ Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Võ Văn Ninh
ThS. Nguyễn Kim Cương
Tháng 08/2012
i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Nguyễn Đình Phú
Tên khóa luận “Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống heo nái
nuôi ở dãy chẵn trại VI thuộc công ty TNHH San Miguel Pure Foods, tỉnh
Bình Dương”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày …..………...
Giáo viên hướng dẫn
Giáo viên hướng dẫn
ThS. Võ Văn Ninh
ThS. Nguyễn Kim Cương
ii
LỜI CẢM ƠN
Suốt đời nhớ ơn Cha - Mẹ
Là người đã sinh thành, nuôi dưỡng, động viên cho con vượt qua những khó
khăn trong học tập để vững bước vươn lên trong cuộc sống.
Thành kính ghi ơn
Thầy Võ Văn Ninh và thầy Nguyễn Kim Cương đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn từng bước, từng chi tiết cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài, hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng cảm tạ
Ban Giám Hiệu, cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa Chăn Nuôi - Thú Y và
toàn thể cán bộ công nhân viên Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức quý báu và tạo mọi
điều kiện tốt cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập.
Chân thành cảm ơn
Ban Giám Đốc Công Ty TNHH San Miguel Pure Foods.
Toàn thể anh, chị kỹ thuật công nhân của trại đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt
kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong thời gian thực
tập tại trại.
Thành thật cảm ơn
Tất cả người thân, bạn bè và tập thể các bạn lớp Thức Ăn 34 đã động viên,
giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
NGUYỄN ĐÌNH PHÚ
iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “ Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống heo nái”
được tiến hành tại dãy chẵn trại VI Công Ty TNHH San Miguel Pure Foods thời
gian từ ngày 22/02/2012 đến ngày 22/05/2012. Số liệu được thu thập 276 nái với
854 lứa đẻ (từ lứa 1 đến lứa 8) thuộc 5 giống khác nhau: giống Landrace (80 con),
giống Yorkshire (14 con), giống Duroc (13 con), giống YL (115 con), giống LY (54
con). Kết quả trung bình chung về số chỉ tiêu sinh sản trên trên heo nái của 3 giống
thuần trên được ghi nhận như sau:
Tuổi phối giống lần đầu là 291,97 ngày, tuổi đẻ lứa đầu là 412,29 ngày, khối
lượng giảm trọng là 20 kg, số heo con đẻ ra trên ổ là 9,43 con/ổ, số heo con sơ sinh
còn sống là 9,22 con/ổ, số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh là 9,92 con/ổ, số
heo con chọn nuôi là 9 con/ổ, số heo con giao nuôi là 8,8 con/ổ, trọng lượng toàn ổ
heo con sơ sinh còn sống là 15,48 kg/ổ, trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn
sống là 1,69 kg/con, số heo con cai sữa là 8,23 con/ổ, tuổi cai sữa heo con là 26,21
ngày, trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa là 52,5 kg/ổ, trọng lượng bình quân heo
con cai sữa là 6,36 kg/con, trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã hiệu chỉnh là
56,44 kg/ổ, khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 165,08 ngày, số lứa đẻ nái trên năm là
2,25 lứa/nái/năm, số heo con sơ sinh còn sống của nái trên năm là 20,84
con/nái/năm, số heo con cai sữa của nái trên năm là 18,55 con/nái/năm.
Dựa vào tính toán chỉ số sinh sản heo nái SPI theo phương pháp Mỹ (NSIF,
2004) khả năng sinh sản của đàn heo nái khảo sát được xếp hạng như sau:
Hạng I: Giống YL (99,14 điểm).
Hạng II: Giống Landrace (97,92 điểm).
Hạng III: Giống LY (95,82 điểm).
Hạng IV: Giống Yorkshire (93,01 điểm)
Hạng V: Giống Duroc (78,54 điểm)
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.............................................. ...................................................................... ii
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Tóm tắt khóa luận...................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................v
Danh mục các từ viết tắt............................................................................................ ix
Danh sách các hình sơ đồ và bảng ..............................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CHĂN NUÔI HEO SAN MIGUEL PURE
FOODS ........................................................................................................................3
2.1.1 Những nét chính về công ty ...............................................................................3
2.1.2 Lịch sử hình thành ..............................................................................................4
2.1.3 Vị trí địa lý của công ty ......................................................................................4
2.1.4 Nhiệm vụ của công ty ........................................................................................4
2.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty ................................................................................4
2.1.6 Cơ cấu đàn heo ...................................................................................................5
2.1.7 Giống và công tác giống ....................................................................................6
2.2 SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG HEO ................................................. 7
2.2.1 Giống Yorkshire .................................................................................................7
2.2.2 Giống Landrace ..................................................................................................8
2.2.3. Giống Duroc ......................................................................................................8
v
2.2.4 Nhóm giống lai Landrace x Yorkshire ...............................................................8
2.2.5 Nhóm giống lai Yorkshire x Landrace ...............................................................8
2.3 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI ......... 9
2.3.1 Yếu tố di truyền ..................................................................................................9
2.3.2 Yếu tố ngoại cảnh.............................................................................................10
2.4 NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỨC SINH SẢN HEO CỦA ĐÀN NÁI
...................................................................................................................................11
2.4.1 Tuổi thành thục ................................................................................................11
2.4.2 Tuổi phối giống lần đầu ...................................................................................11
2.4.3 Tuổi đẻ lứa đầu.................................................................................................12
2.4.4 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ............................................................................13
2.4.5 Số lứa đẻ của nái trên năm ...............................................................................13
2.4.6 Số heo con đẻ ra trên ổ .....................................................................................14
2.4.7 Số heo con sơ sinh còn sống ............................................................................14
2.4.8 Số heo con còn sống đến cai sữa......................................................................14
2.4.9 Số heo con cai sữa của nái trên năm ................................................................14
2.4.10 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa sản xuất của nái trên năm .....................15
2.5 ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG ĐÀN HEO KHẢO SÁT ................ 15
2.5.1 Chuồng trại .......................................................................................................15
2.5.2 Nước uống ........................................................................................................17
2.5.3 Thức ăn.............................................................................................................17
2.5.4 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng .......................................................................19
2.5.4.1 Nuôi dưỡng và chăm sóc heo đực giống .......................................................19
2.5.4.2 Nuôi dưỡng và chăm sóc heo hậu bị .............................................................19
2.5.4.3 Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái khô ...........................................................19
2.5.4.4 Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái mang thai .................................................19
2.5.4.5 Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái nuôi con ...................................................20
2.5.4.6 Nuôi dưỡng và chăm sóc heo con theo mẹ ...................................................20
2.5.5 Quy trình tiêm phòng và vệ sinh ......................................................................20
vi
2.5.5.1 Quy trình tiêm phòng ....................................................................................22
2.5.5.2 Quy trình vệ sinh ...........................................................................................20
3.5.6 Một số bệnh thường gặp trên nái sau khi sinh .................................................22
2.6 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA NÁI ...... 24
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .................................25
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .............................................................................. 25
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ................................................................................. 25
3.3 NỘI DUNG KHẢO SÁT .................................................................................... 25
3.4 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................................................... 25
3.5 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ............................................................................. 26
3.5.1 Tuổi phối giống lần đầu ...................................................................................26
3.5.2 Tuổi đẻ lứa đầu.................................................................................................26
3.5.3 Khối lượng giảm trọng .....................................................................................26
3.5.4 Số heo con đẻ ra trên ổ .....................................................................................26
3.5.5 Số heo con sơ sinh còn sống ............................................................................26
3.5.6 Số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh ......................................................26
3.5.7 Số heo con sơ sinh chọn nuôi ...........................................................................27
3.5.8 Số heo con sơ sinh giao nuôi............................................................................27
3.5.9 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống .................................................27
3.5.10 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống .........................................27
3.5.11 Tuổi cai sữa heo con ......................................................................................27
3.5.12 Số heo con cai sữa ..........................................................................................27
3.5.13 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ...............................................................27
3.5.14 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa .........................................................27
3.5.15 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã hiệu chỉnh ........................................27
3.5.16 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ..........................................................................29
3.5.17 Số lứa đẻ của nái trên năm .............................................................................29
3.5.18 Số heo con sơ sinh còn sống của nái trên năm...............................................29
3.5.19 Số heo con cai sữa của nái trên năm ..............................................................29
vii
3.5.20 Chỉ số SPI và xếp hạng khả năng sinh sản các giống heo nái .......................29
3.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................... 30
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................31
4.1 TUỔI PHỐI GIỐNG LẦN ĐẦU ........................................................................ 31
4.2 TUỔI ĐẺ LỨA ĐẦU.......................................................................................... 32
4.3 KHỐI LƯỢNG GIẢM TRỌNG ......................................................................... 34
4.4 SỐ HEO CON ĐẺ RA TRÊN Ổ......................................................................... 35
4.5 SỐ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG ............................................................... 37
4.6 SỐ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG ĐÃ HIỆU CHỈNH ................................ 40
4.7 SỐ HEO CON CHỌN NUÔI ............................................................................. 42
4.8 SỐ HEO CON GIAO NUÔI ............................................................................... 44
4.9 TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG ....................... 46
4.10 TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG.............. 49
4.11 TUỔI CAI SỮA HEO CON ............................................................................. 51
4.12 SỐ HEO CON CAI SỮA .................................................................................. 53
4.13 TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON CAI SỮA .......................................... 56
4.14 TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON CAI SỮA .................................. 58
4.15 TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON CAI SỮA ĐÃ HIỆU CHỈNH........... 61
4.16 KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI LỨA ĐẺ .......................................................... 62
4.17 SỐ LỨA ĐẺ CỦA NÁI TRÊN NĂM .............................................................. 63
4.18 SỐ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG CỦA NÁI TRÊN NĂM ..................... 65
4.19 SỐ HEO CON CAI SỮA CỦA NÁI TRÊN NĂM .......................................... 66
4.20 CHỈ SỐ SINH SẢN HEO NÁI VÀ XẾP HẠNG KHẢ NĂNG SINH SẢN
CÁC NHÓM GIỐNG ...............................................................................................67
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................69
5.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 69
5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................ 70
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................71
Phụ lục................... ....................................................................................................75
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TLTOHCSSCS: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống.
TLTOHCCS: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa
TLBQHCSSCS : Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống
TLBQHCCS: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa
KLGT: Khối lượng giảm trọng
VN: Số đo vòng ngực
DTT: Số đo dài thân thẳng
SLĐN/N: Số lứa đẻ nái trên năm
SHCSSCSN/N: Số heo con sơ sinh còn sống nái trên năm
SHCCSN/N: Số heo con cai sữa nái trên năm
LMLM: bệnh lở mồm long móng
PRRS: Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome)
TGE: Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (Transmissible Gastro Enteritis)
PED: Bệnh tiêu chảy thành dịch trên heo (Porcine Epidemic Diarrhoea)
NSIF: Liên Đoàn Cải Thiện Giống Heo của Mỹ (National Swine Improvement
Federation)
Anova: Bảng phân tích phương sai (Analysis of variance)
N: Số con hoặc số ổ khảo sát
X : Trung bình
SD: Độ lệch chuẩn (Standard deviation)
CV: Hệ số biến dị (Coefficient of variation)
SPI: Chỉ số sinh sản heo nái (Sow Productivity Index)
LY: Nái có cha là giống Landrace và có mẹ là giống Yorkshire
YL: Nái có cha là giống Yorkshire và mẹ là giống Landrace
TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH SƠ ĐỒ VÀ BẢNG
Trang
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ toàn công ty San Miguel Pure Foods .............................................. 3
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty......................................................................... 5
Bảng 2.1 Hệ số di truyền của một số tính trạng trên heo nái ..................................... 9
Bảng 2.2 Định mức thức ăn hỗn hợp cho các loại heo ............................................. 17
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn hỗn hợp .................................... 18
Bảng 2.4 Qui trình tiêm phòng cho các loại heo....................................................... 21
Bảng 3.1 Phân bố số lượng nái và ổ đẻ khảo sát theo các giống heo nái và lứa đẻ .. 25
Bảng 3.2 Hệ số hiệu chỉnh số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ....................... 26
Bảng 3.3 Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về 21 ngày tuổi ...... 28
Bảng 3.4 Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa 21 ngày tuổi về cùng
số con giao nuôi chuẩn .............................................................................................. 28
Bảng 3.5 Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa 21 ngày tuổi, cùng số
heo con giao nuôi chuẩn về cùng lứa đẻ chuẩn......................................................... 29
Bảng 4.1 Tuổi phối giống lần đầu theo nhóm giống ................................................ 33
Bảng 4.2 Tuổi đẻ lứa đầu theo nhóm giống .............................................................. 33
Bảng 4.3 Khối lượng giảm trọng theo nhóm giống .................................................. 34
Bảng 4.4 Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống .................................................. 36
Bảng 4.5 Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa ................................................................ 37
Bảng 4.6 Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ......................................... 38
Bảng 4.7 Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ................................................... 40
Bảng 4.8 Số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh theo nhóm giống ................... 41
Bảng 4.9 Số heo con chọn nuôi theo nhóm giống .................................................... 42
Bảng 4.10 Số heo con chọn nuôi theo lứa đẻ ............................................................ 43
Bảng 4.11 Số heo con giao nuôi theo nhóm giống ................................................... 44
Bảng 4.12 Số heo con giao nuôi theo lứa đẻ............................................................. 46
Bảng 4.13 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống............. 47
x
Bảng 4.14 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ...................... 48
Bảng 4.15 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống....... 49
Bảng 4.16 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ................ 51
Bảng 4.17 Tuổi cai sữa heo con theo nhóm giống .................................................... 52
Bảng 4.18 Tuổi cai sữa heo con theo lứa đẻ ............................................................. 53
Bảng 4.19 Số heo con cai sữa theo nhóm giống ....................................................... 54
Bảng 4.20 Số heo con cai sữa theo lứa đẻ ................................................................ 55
Bảng 4.21 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo nhóm giống ............................ 56
Bảng 4.22 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo lứa đẻ...................................... 58
Bảng 4.23 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống ...................... 59
Bảng 4.24 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ................................ 60
Bảng 4.25 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã hiệu chỉnh ................................. 61
Bảng 4.26 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ................................................................... 62
Bảng 4.27 Số lứa đẻ nái trên năm ............................................................................. 64
Bảng 4.28 Số heo con còn sống nái trên năm ........................................................... 65
Bảng 4.29 Số heo con cai sữa nái trên năm .............................................................. 66
Bảng 4.30 Chỉ số sinh sản heo nái của các nhóm giống ........................................... 67
xi
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Sản phẩm chăn nuôi heo là nguồn cung cấp thịt lớn cho con người, chiếm
một vị trí quan trọng trong bữa ăn hàng ngày, đồng thời đem lại nguồn lợi tức quan
trọng trong hoạt động nông nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi ngành chăn nuôi nói chung và
ngành chăn nuôi heo nói riêng phải phát triển đáp ứng đủ về số lượng và đạt về chất
lượng cho người tiêu dùng.
Để tăng về số lượng và đạt về chất lượng đàn heo thì việc nâng cao thành
tích sinh sản của heo nái là rất quan trọng. Để đạt được mục tiêu này thì ngành chăn
nuôi heo phải áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, thú y, quy
trình chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý dịch bệnh, tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ
sở vật chất, chuồng trại…, trong đó công tác giống đóng vai trò rất quan trọng.
Ngoài việc áp dụng các phương pháp chọn lọc nhân giống thuần, lai giữa các giống
heo ngoại có năng suất cao để cải tiến giống, thì việc thường xuyên khảo sát, đánh
giá thành tích sinh sản của đàn heo nái đang nuôi là một vấn đề hết sức quan trọng.
Qua đó, chúng ta có thể thấy được có hay không có tiến bộ di truyền đã được thông
qua công tác chọn lọc, ghép phối đàn heo của công ty.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, sự phân công của Bộ Môn
Chăn Nuôi Chuyên Khoa và dưới sự hướng dẫn của ThS. Võ Văn Ninh, ThS.
Nguyễn Kim Cương, cùng với sự hỗ trợ và giúp đỡ của Công Ty TNHH San
Miguel Pure Foods Bình Dương, chúng tôi tiến hành đề tài: “KHẢO SÁT SỨC
SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI NUÔI Ở DÃY CHẴN
TRẠI VI THUỘC CÔNG TY TNHH SAN MIGUEL PURE FOODS, TỈNH
BÌNH DƯƠNG”.
1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Khảo sát và đánh giá khả năng sinh sản của một số nhóm giống heo nái được
nuôi tại trại, góp phần làm cơ sở dữ liệu cho công tác giống, nhằm không ngừng cải
thiện và nâng cao sức sinh sản của đàn heo nái hiện có tại công ty.
1.2.2 Yêu cầu
Khảo sát trực tiếp, theo dõi, thu thập số liệu thực tế và lưu trữ , so sánh một
số chỉ tiêu về sinh sản của một số nhóm giống heo nái hiện đang được nuôi ở dãy
chẵn trại VI thuộc công ty.
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CHĂN NUÔI HEO SAN MIGUEL PURE
FOODS
2.1.1 Những nét chính về công ty
Công ty chăn nuôi heo San Miguel Pure Foods gồm các công trình chính và
phụ bao gồm: văn phòng, các trại chăn nuôi heo, nhà máy chế biến thức ăn chăn
nuôi, trạm xử lý nước thải, cư xá, sân thể thao, khu trồng trọt. Bố trí các khu vực
được trình bày ở Sơ đồ 2.1
Trại VII
(đực giống)
Trạm
Xử Lý
Cuối
Trại V
Trại IV
Trại II
Phòng sát
trùng
Trại I
Trại VI
(trại giống)
Cư
Xá
Trại III
Sân Thể
Thao
Nhà
Ăn
Văn
Phòng
Nhà Máy
TAGS
Cổng
II
Ban kiểm tra
Chuồng chứa heo
chờ bán
Cổng
I
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ toàn công ty San Miguel Pure Foods
Trại I, II, III, IV, V: là trại chăn nuôi heo thương phẩm, giữa các trại có lối đi
riêng và hàng rào ngăn cách.
3
Trại VI: là trại cung cấp giống thuần Landrce, Yorkshire, Duroc và giống lai
YL, LY cho các trại khác làm giống để lai tạo ra heo thương phẩm (3 máu), bên
cạnh nhiệm vụ chính là giữ nguồn giống thuần ổn định cho trại.
Trại VII: trại đực giống thuần cung cấp tinh cho các trại khác.
Mỗi trại gồm 2 khu: khu A và khu B, riêng trại VI xây chung với nhau trong
trại không chia khu mà sắp xếp theo số thứ tự tăng dần.
2.1.2 Lịch sử hình thành
Công ty TNHH San Miguel Pure Foods là công ty có vốn 100% đầu tư nước
ngoài.
Công ty được thành lập ngày 26/08/1994 theo giấy phép đầu tư 964/CP của
Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư có tên là công ty ChiaShin (Việt Nam).
Tháng 08/1998, công ty ChiaShin đổi tên thành công ty Nông Lâm Đài Loan
(Việt Nam).
Tháng 12/2003, công ty Nông Lâm Đài Loan được Philippines kí hợp đồng
mua lại và đổi tên là San Miguel Pure Foods (Việt Nam) cho đến nay.
2.1.3 Vị trí địa lý của công ty
Công ty có trụ sở đặt tại xã Lai Hưng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Công ty cách quốc lộ 13 khoảng 1,5 km vể phía Tây với tổng diện tích 2.341.756
m2, được xây dựng trên nền đất cao ráo có độ dốc nên dễ dàng trong việc thoát
nước.
2.1.4 Nhiệm vụ của công ty
Sản xuất chế biến và kinh doanh heo con giống, heo thịt thương phẩm, thức
ăn gia súc, các sản phẩm thịt chế biến đông lạnh.
2.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty được trình bày qua Sơ đồ 2.2.
4
Ban kiểm tra
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Trại heo I (như trại VI)
Trại heo II (như trại VI)
Văn phòng công ty
Trại heo III (như trại VI)
Trại heo IV (như trại VI)
Trại V ( như trại VI)
Trại heo VI ( trại giống)
- Tổ quản lý kỹ
thuật
- Tổ phối giống
- Tổ sinh sản
- Tổ heo con
ổ
Nhà máy
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.6 Cơ cấu đàn heo
Tính đến ngày 22/5/2012 tổng đàn heo của trại VI (nơi khảo sát) có 16.664
con, trong đó bao gồm:
- Đực giống: 134 con
+ Landrace: 78 con
+ Yorkshire: 29 con
+ Duroc: 27 con
- Heo nái sinh sản: 2.294 con
+ Heo nái mang thai: 1.845 con
+ Heo nái chờ đẻ: 121con
+ Heo nái chờ phối: 157 con
+ Heo nái nuôi con: 171 con
5
- Heo hậu bị: 107 con
- Heo con: 8.576 con
+ Heo con cai sữa: 6.207 con
+ Heo con theo mẹ: 2.369 con.
- Heo thịt: 5.553 con
2.1.7 Giống và công tác giống
Các giống heo thuần tại trại VI hiện có là Yorkshire, Landrace, Duroc. Là
một trại giống nhằm duy trì nguồn gen để cung cấp những con giống tốt cho các trại
I, II, III, IV, V. Chính vì vậy mà công tác giống ở trại VI được thực hiện thường
xuyên, chặt chẽ và nghiêm ngặt. Đực giống thuộc các nhóm giống Yorkshire,
Landrace, Duroc được nhập từ Mỹ và Đài Loan. Riêng heo nái, một số giống thuần
được nhập từ Mỹ và Đài Loan, đa số còn lại là nái nền thuộc giống Yorkshire,
Landrace, Duroc và giống lai YL, LY được chọn lọc tại công ty.
Công ty quản lý đàn giống dựa trên giá trị giống của tất cả các cá thể nái, và
tính giá trị kinh tế của các tính trạng được chọn lọc, sau đó xây dựng chỉ số chọn
lọc. Từ các chỉ số chọn lọc đó mà quyết định loại thải những cá thể có năng suất
thấp, chọn lọc được đàn heo đực, cái có năng suất cao. Đàn chọn lọc được ghép đôi
giao phối theo sơ đồ phối giống tối ưu sao cho giá trị giống ở đời con là cao nhất.
Từ đó, đàn giống đực, cái hậu bị không ngừng được cải thiện.
Heo hậu bị được chọn lọc rất kỹ thông qua gia phả và kiểm tra cá thể. Cụ thể,
heo sơ sinh được chọn lọc từ những lứa đẻ của các nái có thành tích sinh sản cao đã
được ghép phối theo kế hoạch chọn hậu bị và được chọn lọc lần lượt qua các giai
đoạn trong quá trình sinh trưởng và phát triển như sau:
Giai đoạn 1: Heo con sơ sinh có tổ tiên tốt, khối lượng đạt 1,2 kg/con trở lên,
không dị tật, khỏe mạnh và linh hoạt, da lông bóng mượt, bộ phận sinh dục bình
thường, có 12 vú trở lên và cách đều nhau. Heo con sau khi được chọn tiến hành cắt
đuôi, bấm tai và lưu vào sổ giống.
6
Giai đoạn 2: Heo cai sữa được cân khối lượng và yêu cầu đạt 6 kg/con trở
lên, loại bỏ những con có khối lượng nhỏ, dị hình, dị tật…heo đực phải có dịch
hoàn lộ rõ.
Giai đoạn 3: Heo 60 ngày tuổi được cân khối lượng và yêu cầu đạt 18 kg/con
trở lên, ngoại hình đẹp, chân cứng cáp, khỏe mạnh, bộ phận sinh dục lộ rõ, cân đối.
Sau đó, được đưa qua khu hậu bị để kiểm tra năng suất.
Giai đoạn 4: Heo lúc 150 ngày tuổi, yêu cầu khối lượng đạt 85 kg/con trở
lên, ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, không mắc bệnh mãn tính hay bệnh truyền nhiễm,
chân vững chắc, bộ phận sinh dục bình thường, nếu những cá thể nào không đạt tiêu
chuẩn sẻ bị loại thải qua nuôi thương phẩm.
Giai đoạn 5: Heo lúc 240 ngày tuổi chọn heo lần cuối, khối lượng heo đạt từ
120kg trở lên, ngoại hình cân đối, lông da bóng mượt, chân khỏe mạnh, đi đứng
vững vàng, bộ phận sinh dục bình thường và lộ rõ đến khi có biểu hiện lên giống
lần đầu tiên. Nếu những cá thể nào không đạt sẽ bán loại.
Mỗi cá thể chọn làm hậu bị được lập một phiếu theo dõi: sức sinh trưởng, dài
thân, tiêu tốn thức ăn, trọng lượng, tăng trọng/ngày, thành tích sinh sản và lịch tiêm
phòng vacin. Đồng thời dựa vào phiếu lý lịch để dễ dàng quản lý trong công tác
giống.
2.2 SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG HEO
2.2.1 Giống Yorkshire
Nguồn gốc: Anh
Đặc điểm: Lông trắng, tai đứng, đầu to, trán rộng, lưng thẳng, bụng thon,
nhìn ngang giống hình chữ nhật. Bốn chân khỏe, khung xương vững chắc, nuôi con
tốt, sức kháng bệnh cao, thích nghi với môi trường.
Heo 6 tháng đạt trọng lượng từ 90-100 kg. Trưởng thành đạt 250-300 kg, heo
nái đẻ 1,8-2,2 lứa/năm, mỗi lứa đẻ trung bình từ 9-10 con.
7
2.2.2 Giống Landrace
Nguồn gốc: Đan Mạch
Đặc điểm: Lông trắng tuyền, hai tai xụ che phủ cả mắt, lưng thẳng, đầu nhỏ,
mõm dài, mông đùi to, chân nhỏ đi trên ngón, dài đòn, nhìn ngang giống hình tam
giác, nuôi con giỏi, cho nhiều sữa, tỉ lệ nuôi sống cao, sức kháng bệnh cao, thích
nghi với môi trường.
Heo 6 tháng đạt trọng lượng từ 90-100 kg. Trưởng thành đạt 200-250 kg, heo
nái đẻ 1,8-2,2 lứa/ năm, mỗi lứa đẻ trung bình từ 8-10 con.
2.2.3 Giống Duroc
Nguồn gốc: Mỹ
Đặc điểm: Heo có sắc lông đỏ đậm, 4 chân màu đen, hai tai xụ nhưng góc tai
đứng, lưng cong, ngắn đòn.
Heo 6 tháng đạt trọng lượng từ 80-85 kg. Trưởng thành đạt 200-250 kg, heo
nái đẻ 1,8-2,2 lứa/năm, mỗi lứa đẻ trung bình khoảng 8 con.
Đây là giống có thành tích sinh sản kém hơn hai giống Yorkshire và
Landrace nên thường dùng trong công thức lai kinh tế tạo heo 3 máu nuôi thịt.
2.2.4 Nhóm giống lai Landrace x Yorkshire
Đây là con lai giữa heo đực Landrace với heo cái Yorkshire. Heo có sắc lông
trắng, dài vừa phải, đầu to vừa phải, mõm hơi dài, tai hơi xụ bịt mắt hoặc hơi
nghiêng về phía trước, vai rộng, mông đùi to, lưng rộng thẳng, bụng thon, bốn chân
thẳng to vừa phải, nhanh nhẹn.
2.2.5 Nhóm giống lai Yorkshire x Landrace
Đây là con lai giữa heo đực Yorkshire với heo cái Landrace. Heo có sắc lông
toàn trắng, đầu to vừa phải, tai to vừa nghiêng về phía trước hoặc xụ mí mắt, mõm
dài vừa phải, cổ tương đối dài, mông đùi to, tầm vóc lớn, chân to khỏe, thẳng vững
vàng, lưng thẳng hoặc hơi cong, lưng rộng, bụng thon.
8
2.3 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI
2.3.1 Yếu tố di truyền
Đây là đặc tính sinh học được truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau những đặc
tính của cha mẹ tổ tiên đã có. Trong cùng một giống, các dòng khác nhau sẽ cho
năng suất sinh sản khác nhau vì đó là đặc tính di truyền của chúng (Phạm Trọng
Nghĩa, 2008). Đây là yếu tố không thể thay đổi được, vì vậy trong công tác chọn
giống phải chú ý nhiều đến tổ tiên đời trước.
Theo Galvil và ctv (2003), (trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996), tính mắn đẻ
của heo nái phần lớn là do di truyền từ đời trước truyền lại cho con cháu các đặc
điểm của mình. Đặc tính này không thể thay đổi được mặc dù đã có những biện
pháp khác như dinh dưỡng và kỹ thuật phối giống tốt.
Theo Trần Thị Dân (2003), thì sự sai lệch về di truyền chịu trách nhiệm đến
50% của số phôi thai chết, dù vật nuôi ở ngoại cảnh tốt nhất cũng không thể làm
cho con vật vượt khỏi tiềm năng di truyền của bản thân nó.
Hệ số di truyền (h2) được dùng để đo lường sự di truyền của các tính trạng và
cho biết trung bình thế hệ sau giống thế hệ trước là bao nhiêu, được trình bày qua
Bảng 2.1
Bảng 2.1 Hệ số di truyền của một số tính trạng trên heo nái
Tính trạng
Hệ số di truyền
Số heo con đẻ ra trên ổ
0,05 - 0,15
Số heo con cai sữa
0,10 - 0,15
Trọng lượng heo con sơ sinh
0,15 - 0,20
Trọng lượng heo con cai sữa
0,15 - 0,20
Trọng lượng lúc 6 tháng tuổi
0,20 - 0,25
Tăng trọng
0,25 - 0,40
Tuổi động dục
0,30 - 0,40
Độ dày mỡ lưng
0,40 - 0,60
(Nguồn: Cẩm Nang Chăn Nuôi Lợn Công Nghiệp, 2002)
9
2.3.2 Yếu tố ngoại cảnh
Ngoài yếu tố di truyền thì yếu tố ngoại cảnh như: yếu tố thiên nhiên, bệnh
tật, dinh dưỡng, quản lý và chăm sóc, chuồng trại cũng rất quan trọng. Nó ảnh
hưởng đến năng suất của heo nái lẫn heo đực.
Yếu tố thiên nhiên như: nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, thổ nhưỡng, độ thông
thoáng ảnh hưởng nhiều đến sức phát dục và sinh sản của heo. Khí hậu quá nóng
làm thú mệt mỏi, dễ bị stress nhiệt hoặc khí hậu quá lạnh cùng với ẩm độ cao cũng
làm heo dễ bị bệnh đồng thời cũng làm giảm khả năng sinh sản của heo nái.
Yếu tố dinh dưỡng: trong thức ăn của nái cần cung cấp đầy đủ năng lượng,
protein, các loại vitamin (chủ yếu là vitamin A, E), khoáng… tùy các giai đoạn mà
nhu cầu dinh dưỡng cung cấp khác nhau để đảm bảo cho việc phát triển, duy trì
trọng lượng, sức khoẻ của nái cũng như khả năng nuôi thai.
Yếu tố bệnh tật: ảnh hưởng đến năng suất của heo một cách rõ rệt, tuy nhiên
còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và tuỳ theo bệnh lý. Trong quá trình phối giống
trực tiếp hay gieo tinh nhân tạo cho nái đây là điều kiện để lây lan bệnh qua đường
sinh dục. Một số bệnh gây ảnh hưởng nhiều như: bệnh sẩy thai truyền nhiễm, hội
chứng rối loạn sinh sản hô hấp trên heo (PRRS), bệnh do kí sinh trùng… heo nái bị
bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và làm giảm sức đề kháng của nái.
Đồng thời, còn ảnh hưởng đến khả năng nuôi con của nái, vì nái bệnh thường cho
sữa kém dẫn đến heo con còi cọc, đôi khi gây chết.
Yếu tố quản lý và chăm sóc: có ảnh hưởng rất lớn đến sức sinh sản của đàn
nái, chăm sóc tốt giúp phát hiện kịp thời nái mắc bệnh để điều trị có hiệu quả, giảm
tỷ lệ heo con chết, khối lượng cai sữa cao, phát hiện kịp thời heo con bị mẹ đè, đem
lại hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi.
Yếu tố chuồng trại: cũng góp phần nâng cao khả năng sản xuất của đàn nái.
Cần được xây dựng nơi khô ráo, thoáng mát, thiết kế phù hợp, xây dựng đúng kỹ
thuật phù hợp với thời tiết của từng vùng, ánh sáng đầy đủ, đảm bảo độ thông
thoáng không để lượng khí độc tồn tại trong chuồng, nhằm tạo điều kiện cho việc vệ
sinh chăm sóc, nuôi dưỡng quản lý tốt để đàn nái và heo con phát triển tốt.
10
2.4 NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỨC SINH SẢN HEO CỦA ĐÀN
NÁI
Hiệu quả kinh tế của một trại chăn nuôi heo phụ thuộc gần như hoàn toàn
vào khả năng sinh sản của đàn heo nái. Vì vậy, muốn chương trình công tác giống
có hiệu quả thì phải tiến hành chọn lọc và lai giống để khai thác ưu thế lai. Qua đó,
giúp các nhà chăn nuôi heo thương phẩm cung cấp đủ cho yêu cầu của khách hàng
và giảm được giá thành sản phẩm.
2.4.1 Tuổi thành thục
Đây là một trong những chỉ tiêu được các nhà chăn nuôi quan tâm nhất vì
heo có tuổi thành thục sớm được phối giống sớm, đậu thai thì tuổi đẻ lứa đầu ngắn
sẽ làm giảm chi phí thức ăn giúp nhà chăn nuôi có lợi về kinh tế.
Trung bình heo hậu bị cái thành thục vào khoảng 6 – 9 tháng tuổi nhưng sớm
hay muộn còn phụ thuộc vào các yếu tố như: giống, dinh dưỡng, điều kiện khí hậu,
chế độ chăm sóc quản lý…
Khi nuôi riêng heo hậu bị cái sẽ chậm thành thục hơn khi tiếp xúc với heo
đực giống (trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996).
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1996), cho rằng heo hậu bị cái ngoại
thuần có tuổi động dục lần đầu từ 6 – 7 tháng tuổi, heo hậu bị cái lai khoảng 6 tháng
tuổi.
Theo Christenson và ctv (1979), (trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996), giữa các
giống heo ngoại như: Yorkshire, Landrace, Duroc thì giống heo Landrace có tuổi
thành thục sớm nhất, kế đến là heo Yorkshire và muộn nhất là heo Duroc. Việc
thành thục tính dục sớm sẽ làm giảm lượng thức ăn và chi phí có liên quan đến nuôi
dưỡng heo cái hậu bị mà không làm giảm năng suất sinh sản.
2.4.2 Tuổi phối giống lần đầu
Heo nái có tuổi phối giống lần đấu sớm và đạt kết quả cao sẽ dẫn đến tuổi đẻ
lứa đầu sớm, quay vòng nhanh sẽ gia tăng được thời gian sử dụng nái.
11
Theo Trương Lăng (2003), để đảm bảo heo nái sinh sản lứa đầu tốt, chọn gây
được hậu bị và sau khi nuôi con không hao hụt cơ thể nhiều, thì tuổi phối giống lần
đầu phải kết hợp với việc đạt khối lượng nhất định; heo nhóm Yorkshire khi 8 – 10
tháng tuổi đạt trọng lượng 90kg thì phối giống.
Một số nghiên cứu ở Hà Lan cho thấy tỷ lệ heo nái bị loại thải do vô sinh
tăng từ 18% ở nái có độ tuổi phối giống lần đầu 200 ngày, lên đến 24,5% ở tuổi
phối giống lần đầu lúc 320 ngày.
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1996), thì cần phải bỏ qua chu kì động
dục lần đầu tiên không nên phối vì cơ thể nái chưa phát triển tốt nhất, chưa dự trữ
đủ chất dinh dưỡng để nuôi thai, trứng cũng chưa chín một cách hoàn hảo. Để đạt
được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì lâu dài thì nên cho nái thuần và nái lai đẻ lứa
đầu tiên vào khoảng 12 tháng tuổi.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), thời điểm phối giống quy
định tỷ lệ đậu thai và số heo con đẻ ra trên ổ. Heo thường phối giống khi đạt khối
lượng 110 kg và ở chu kì động dục lần 2. Đối với heo hậu bị nên phối giống vào
khoảng 12 – 30 giờ sau khi có biểu hiện động dục và 18 – 36 giờ đối với heo nái rạ.
Để tăng tỷ lệ đậu thai người ta thường phối 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 12 – 24
giờ.
2.4.3 Tuổi đẻ lứa đầu
Theo Phạm Hữu Danh và Lưu Kỷ (1996), tuổi đẻ lứa đầu không những phụ
thuộc vào yếu tố giống thông qua tuổi thành thục sớm hay muộn mà còn phụ thuộc
rất nhiều yếu tố như: điều kiện chăm sóc và quản lý nuôi dưỡng. Heo có tuổi thành
thục sớm nhưng không phát hiện kịp thời hoặc cho phối giống không đúng kỹ thuật,
chọn thời điểm phối giống không hợp lý, thức ăn kém dinh dưỡng, chuồng trại
không đảm bảo mắc các bệnh sản khoa và truyền nhiễm, sự quản lý chăm sóc không
tốt trong thời gian mang thai… là những nguyên nhân làm sự phối giống không
thành công 1 – 2 chu kỳ của nái làm nái bị hư thai, sẩy thai làm kéo dài tuổi đẻ lứa
đầu của nái.
12
Nếu tuổi đẻ lứa đầu sớm chứng tỏ heo thành thục sớm, phối giống đậu thai
sớm. Điều này giúp nhà chăn nuôi tiết kiệm được thời gian, heo đưa vào sử dụng
sớm sẻ làm giảm rõ rệt lượng thức ăn và những chi phí khác.
Cần quan sát kỹ để phát hiện động dục và phối giống đúng thời điểm để nâng
cao năng suất con nái và tăng khả năng đậu thai. Phát hiện không đúng sẽ bỏ qua
một chu kỳ gây lãng phí thức ăn và công chăm sóc nuôi dưỡng.
2.4.4 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của heo nái càng được rút ngắn sẽ nâng cao lứa
đẻ trong năm, sẽ sản xuất được nhiều heo con hơn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo Võ Thị Tuyết (1996), thì thời gian nái cho sữa trung bình từ 30-35
ngày và thời gian cai sữa đến phối giống lại đậu thai tối đa từ 10-15 ngày.
2.4.5 Số lứa đẻ của nái trên năm
Muốn nâng cao số lứa đẻ của nái phải rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ.
Người ta chỉ có thể rút ngắn thời gian cho sữa, thời gian lúc cai sữa đến khi phối
giống lại, nhưng thời gian mang thai thì không rút ngắn được vì đó là đặc tính sinh
học của mỗi loài.
Để rút ngắn thời gian cho sữa người ta tập ăn cho heo con ăn sớm bằng thức
ăn tập ăn và cai sữa sớm cho heo con từ 20 – 25 ngày tuổi, bên cạnh đó chăm sóc
quản lý tốt giúp nái lên giống lại sớm sau khi cai sữa heo con.
Heo nái cai sữa trước 3 tuần tuổi có thể dẫn đến giảm số lượng trứng rụng ở
lần phối lại và tăng tỉ lệ chết phôi ở lần mang thai kế tiếp.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), những nguyên nhân mà
nhà chăn nuôi không phát hiện được biểu hiện động dục sau cai sữa là dinh dưỡng
không tốt, heo bị bệnh tật nhất là đường sinh dục, heo bị stress do nhiệt độ cao,
động dục thầm lặng do nhà chăn nuôi không theo dõi kỹ.
Heo nái có biểu hiện động dục lại từ 4 – 10 ngày sau cai sữa. Trong thời gian
này, nhà chăn nuôi phải quan sát kỹ để phối giống cho đúng thời điểm nếu không
thì phải chờ chu kỳ sau gây tốn kém về thức ăn và công chăm sóc.
13