Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

KHẢO SÁT SỨC SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG GÀ CẢNH TẠI TRẠI THÚ HOANG DÃ Ở LONG THÀNH, ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y

**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỨC SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN
CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG GÀ CẢNH TẠI TRẠI THÚ
HOANG DÃ Ở LONG THÀNH, ĐỒNG NAI

SVTH

: NGUYỄN HÀM KỶ

Lớp

: DH08TA

Ngành

: CNSX Thức ăn chăn nuôi

Niên Khóa : 2008 - 2012

Tháng 8/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y


**************

NGUYỄN HÀM KỶ

KHẢO SÁT SỨC SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG SINH
SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG GÀ CẢNH TẠI TRẠI
THÚ HOANG DÃ Ở LONG THÀNH, ĐỒNG NAI

Khóa luận được đệ trình để cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi, chuyên ngành CNSX
thức ăn chăn nuôi

Giáo viên huớng dẫn:
PGS. TS. LÂM MINH THUẬN

Tháng 8/2012

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Nguyễn Hàm Kỷ
Tên khóa luận: “Khảo sát sức sinh trưởng và khả năng sinh sản của
một số nhóm giống gà cảnh”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và
các ý kiến nhận xét của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa
ngày……………………....
Giáo viên hướng dẫn

PGS. TS. Lâm Minh Thuận


ii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng Cha Mẹ - người đã sinh thành dưỡng dục và tận tụy lo cho
con thành đạt đến ngày hôm nay.
Thành kính ghi ơn PGS. TS. Lâm Minh Thuận đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành biết ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, cùng toàn thể quý thầy cô
trong khoa đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức quí báu cho em
trong suốt thời gian học tập tại trường..
Chân thành cảm ơn:
Công ty TNHH MTV AUSAVINA, Ban quản lý trại thú hoang dã Long
Thành cùng toàn thể cô chú, anh chị công nhân trong trại thú đã tạo điều kiện
và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại trại.
Các bạn trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ những vui
buồn trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như trong quá trình thực tập
tốt nghiệp.
Nguyễn Hàm Kỷ

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Với mục tiêu chọn ra được nhóm gà cảnh có ngoại hình đẹp, khả năng
sinh sản, sinh trưởng cao, sức sống tốt phục vụ cho niềm đam mê của giới
chơi gà và đưa ra một quy trình chăm sóc nuôi dưỡng nhóm gà này một cách
hợp lý chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài ‘‘Khảo sát sức sinh trưởng và khả

năng sinh sản của một số nhóm giống gà cảnh nuôi tại trại thú hoang dã
thuộc công ty TNHH MTV AUSAVINA”.
Đề tài được tiến hành từ ngày 02/02/2012 đến ngày 06/05/2012 tại trại
thú hoang dã thuộc công ty TNHH MTV AUSAVINA.
Phương pháp khảo sát: khảo sát trực tiếp trên đàn gà cảnh sinh sản với 6
giống (Tân Châu Nhạn, Thái Nhạn, Thái Đen, gà Ô Đen, Tân Châu Chuối, Tân
Châu Điều) và đàn gà sinh trưởng tương ứng ở giai đoạn 0 – 8 tuần tuổi.
Trong suốt quá trình khảo sát chúng tôi ghi nhận một số chỉ tiêu với kết
quả như sau:
Trên đàn gà sinh sản:
Các chỉ tiêu như: tỷ lệ đẻ, trọng lượng trứng, lượng thức ăn tiêu thụ hàng
ngày ở nhóm gà Tân Châu cao hơn gà Thái và gà Ô Đen. Các chỉ tiêu khác có
sự chênh lệch giữa các giống gà với nhau, đặc biệt là tỷ lệ trứng có phôi.
Trên gà sinh trưởng:
Trọng lượng gà con lúc 1 ngày tuổi, 4 tuần tuổi và 8 tuần tuổi ở nhóm gà
Tân Châu cao hơn nhóm gà Thái với gà Ô Đen. Ngoài ra, các chỉ tiêu khác như
mức tăng trọng, lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày, tỷ lệ nuôi sống cũng tương
tự.
Về tốc độ mọc lông ở đàn gà sinh trưởng thì trên nhóm gà lông màu có
tốc độ mọc lông nhanh hơn đối với nhóm gà lông trắng.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ...........................................................................................................................i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ......................................................................... ii
Lời cảm tạ........................................................................................................................iii
Tóm tắt ............................................................................................................................ iv

Mục lục............................................................................................................................. v
Danh sách các bảng .......................................................................................................viii
Danh sách các hình.......................................................................................................... ix
Danh sách các biểu đồ ...................................................................................................... x
Chương 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................. 1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ................................................................................ 2
1.2.1. Mục đích......................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu........................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN ................................................................................................ 3
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRẠI ................................................................ 3
2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 3
2.1.2. Nhiệm vụ và chức năng.................................................................................. 3
2.1.3. Tình hình tổ chức và sản xuất ........................................................................ 4
2.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 4
2.2.1. Giới thiệu sơ lược về đặc điểm của một số giống gà cảnh ............................ 4
2.2.2. Chọn lọc ......................................................................................................... 9
2.2.3. Nhân giống thuần ........................................................................................... 9
2.2.4. Nhân giống thuần theo dòng .......................................................................... 9
2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất và sức sinh sản của gà cảnh .......... 10
2.2.5.1. Con giống .............................................................................................. 10

v


2.2.5.2. Dinh dưỡng ........................................................................................... 10
2.2.5.3. Điều kiện ngoại cảnh............................................................................. 11
2.2.6. Lược duyệt một số công trình nghiên cứu về gà cảnh ................................. 12
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ......................................... 13
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .............................................................................. 13

3.1.1. Thời gian ..................................................................................................... 13
3.1.2. Địa điểm ....................................................................................................... 13
3.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................................................... 13
3.2.1. Bố trí khảo sát .............................................................................................. 13
3.2.1.1. Đối tượng khảo sát ................................................................................ 13
3.2.1.2. Sơ đồ khảo sát ....................................................................................... 14
3.2.2. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc .............................................................. 14
3.2.2.1. Thức ăn.................................................................................................. 14
3.2.2.2. Nước uống ............................................................................................. 16
3.2.2.3. Chuồng trại ............................................................................................ 16
3.2.2.4. Thời gian và cách cho ăn ...................................................................... 16
3.2.2.5. Thời gian chiếu sáng ............................................................................. 17
3.2.3. Vệ Sinh Thú Y, Phòng Bệnh Cho Gà ......................................................... 17
3.2.3.1. Vệ sinh chuồng trại ............................................................................... 17
3.2.3.2. Phòng bệnh cho gà ................................................................................ 17
3.2.3.3. Quy trình chủng ngừa............................................................................ 17
3.2.4. Các Chỉ Tiêu Khảo Sát................................................................................. 18
3.2.4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát dục ......................................................... 18
3.2.4.2. Chỉ tiêu về sức sống .............................................................................. 19
3.2.4.3. Chỉ tiêu về sinh sản ............................................................................... 19
3.2.4.4. Các chỉ tiêu ấp nở .................................................................................. 19
3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 20
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 21
4.1. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI TRÊN ĐÀN GÀ SINH SẢN ............................... 21
4.1.1. Tỷ lệ đẻ ......................................................................................................... 21

vi


4.1.2. Trọng lượng trứng ........................................................................................ 22

4.1.3. Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày ............................................................... 24
4.1.4. Tỷ lệ phôi và ấp nở....................................................................................... 25
4.2. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT TRÊN ĐÀN GÀ SINH TRƯỞNG ..................... 26
4.2.1. Trọng lượng bình quân ................................................................................ 26
4.2.2. Mức tăng trọng ............................................................................................. 29
4.2.3. Tăng trọng ngày ........................................................................................... 29
4.2.4. Lượng thức ăn tiêu thụ hàng tuần ................................................................ 30
4.2.5. Tỷ lệ nuôi sống ............................................................................................. 30
4.2.6. Tỷ lệ phân ly màu lông trên đàn gà con ....................................................... 31
4.2.7. Tốc độ mọc lông........................................................................................... 32
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 33
5.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 33
5.2. ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 35

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Số lượng đàn gà bố mẹ được khảo sát ........................................................... 13
Bảng 3.2: Sự phân bố đàn gà sinh sản vào chuồng nuôi và số gà con tương ứng ......... 14
Bảng 3.3: Công thức trộn thức ăn cho đàn gà bố mẹ ..................................................... 15
Bảng 3.4: Thành phần dinh dưỡng thức ăn gà sinh sản ................................................. 15
Bảng 3.5: Thành phần dinh dưỡng thức ăn gà sinh trưởng ........................................... 16
Bảng 3.6: Quy trình chủng ngừa .................................................................................. ..18
Bảng 4.1. Tỷ lệ đẻ qua các tuần khảo sát (%): ............................................................... 21
Bảng 4.2: Trọng lượng trứng qua thời gian khảo sát (g) ............................................... 23
Bảng 4.3: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày qua các tuần khảo sát (g) ............................ 24
Bảng 4.4: Tỷ lệ phôi và ấp nở ........................................................................................ 25

Bảng 4.5: Trọng lượng đàn gà sinh trưởng (g) .............................................................. 26
Bảng 4.6: Mức tăng trọng đàn gà sinh trưởng qua các giai đoạn (g/con) ...................... 29
Bảng 4.7: Tiêu thụ thức ăn hàng tuần (g/con/tuần)........................................................ 30
Bảng 4.8: Tỷ lệ nuôi sống đàn gà sinh trưởng (%) ........................................................ 31
Bảng 4.9: Tỷ lệ phân ly màu lông trên đàn gà con (%) ................................................. 32

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1. Gà Tân Châu Cú .................................................................................................. 4
Hình 2: Gà Tân Châu Điều.............................................................................................. 5
Hình 3: Gà Sao ................................................................................................................. 5
Hình 4: Gà Thái Cú .......................................................................................................... 6
Hình 5: Gà Vảy Cá Trắng ................................................................................................ 7
Hình 6. Gà Rừng Đỏ Việt Nam .................................................................................... ....7
Hình 6. Gà Phoenix Nhạn ............................................................................................ ....8

ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1: Tỷ lệ đẻ qua các tuần khảo sát ...................................................................... 22
Biểu đồ 2: Trọng lượng gà sinh trưởng lúc 1 ngày tuổi ................................................ 27
Biểu đồ 3: Trọng lượng gà sinh trưởng lúc 4 tuần tuổi................................................. 28
Biểu đồ 4: Trọng lượng gà sinh trưởng lúc 8 tuần tuổi................................................. 28
Biểu đồ 5: Tăng trọng ngày của đàn gà sinh trưởng .................................................... ..29


x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Gà cảnh xưa nay khá phổ biến, phong trào nuôi gà cảnh nở rộ khắp mọi nơi, gà
trong nước có, gà nhập nội có. Các giống gà cảnh hiện nay rất đa dạng và phong phú
mà ở đó nổi tiếng nhất là gà tre Tân Châu được nhiều người biết đến từ lâu.Đồng thời,
thịt gà tre ngày càng được nhiều người biết đến như là một đặc sản.
Hàng năm, trên các diễn đàn chơi gà cảnh đều có buổi offline để cùng nhau chiêm
ngưỡng những con gà đẹp, đồng thời trao đổi với nhau những kinh nghiệm chăm sóc
và nuôi dưỡng gà cảnh.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều giống gà đã bị thoái hóa và lai tạp nhiều, chế độ chăm sóc
nuôi dưỡng có phần không hợp lý. Bên cạnh đó thì việc bảo tồn các quỹ gen gà cảnh
chưa được chú trọng và quan tâm.
Gà cảnh hiện đang được nuôi rải rác, không tập trung và quy mô nhỏ, chủ yếu là
phục vụ cho sở thích chơi gà của từng cá nhân. Trại gà ở đây được nuôi theo hình thức
nuôi nhốt đối với đàn gà bố mẹ, còn đối với đàn gà sinh trưởng được nuôi dưới hình
thức thả vườn. Qua thực tiễn cho thấy rằngtình trạng đàn gà cảnh tại trại hiện nay có
năng suất sinh sản và sinh trưởng không cao, sức sống của đàn gà còn yếu nhất là về
mùa mưa. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng chưa đảm bảo, thức ăn chủ yếu là thức ăn
hỗn hợp dành cho gà thịt kết hợp với thóc và gạo lứt.
Dựa trên thực tế đó, được sự phân công của Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, bộ môn
chăn nuôi chuyên khoa và sự hướng dẫn của PGS. TS. Lâm Minh Thuận chúng tôi
thực hiện đề tài:
“KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ
NHÓM GIỐNG GÀ CẢNH”.

1



1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích tạo cơ sở cho việc chọn giống và nhân
giống của một số nhóm gà cảnh hiện có.
1.2.2. Yêu cầu
Khảo sát các chỉ tiêu sinh sản, tỷ lệ ấp nở, tỷ lệ nuôi sống và sức sinh trưởng, tốc
độ mọc lông của đàn gà con. Thu thập và xử lý số liệu về chỉ tiêu tăng trọng, lượng
thức ăn tiêu thụ bình quân.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRẠI
2.1.1. Vị trí địa lý
Trại thú hoang dã thuộc ấp Tân Cang – xã Phước Tân – Huyện Long Thành –
Tỉnh Đồng Nai. Nằm cách khu du lịch sinh thái Vườn Xoài khoảng 500m, cách trung
tâm TP. Biên Hòa khoảng 15 km
2.1.2. Nhiệm vụ và chức năng
Trại nuôi thú hoang dã, thú cảnh để thỏa niềm đam mê và yêu động vật của chính
bản thân chủ trang trại, trong đó có gà cảnh.
Về lâu dài xây dựng trang trại thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp, có khu vui chơi
giải trí.
2.1.3. Tình hình tổ chức và sản xuất
Quản lý

Tổ chăn nuôi


Thú hoang dã

Tổ làm vườn

Thú nuôi nhốt

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trại
Nhìn chung trại có một cơ cấu tổ chức khá đơn giản, hầu hết mọi thành viên trong
trại đều hỗ trợ nhau khi cần thiết.

3




Tình hình sản xuất:

Những động vật, cây trồng được chăm sóc và nuôi dưỡng ở đây không mang mục
đích kinh doanh.Riêng cây trồng thì phục vụ nguồn trái cây cho nhân viên công ty cũng
như công nhân ở trại.
Trại nuôi nhiều loại thú cảnh như: chim công, chim trĩ, gà sao, vượn, vẹt…. Ngoài
ra, ở đây còn nuôi hươu nai, mễn.
2.2. Cơ sở lý luận
2.2.1. Giới thiệu sơ lược về đặc điểm của một số giống gà cảnh
Gà Tre Tân Châu: Là một giống gà tre nhỏ, có nguồn gốc từ vùng rừng núi An
Giang. Ban đầu được những cư dân mới vùng này nói chung và dân Tân Châu nói
riêng thuần dưỡng, Tân Châu là địa phương phát triển giống gà kiểng này trước tiên.
Sau đó được giới chơi gà kiểng Long Xuyên cùng nuôi dưỡng, lai tạo và phát triển để
có được giống gà

tre

khá

thuần

chủng hiện nay.
Do có nhiều đặc
điểm đặc thù so
với các giống gà
tre khác, nên giới

Giang

cảnh

An

đã

đặt

thêm địa danh
Tân Châu vào để
phân biệt với các
giống gà tre nhỏ
vùng khác.

Hình 1. Gà Tân Châu Cú


4


Nhìn thoáng qua gà tre Tân Châu có dáng hình nhỏ nhắn, dễ thương, mạnh khỏe;
bộ lông dày, bóng; đầu, thân, đuôi thon dài, lông mã dài, tiếng gáy không vang, hơi gáy
ngắn. Gà có đầu nhỏ gọn, 2 loại mồng là mồng dâu và mồng trích, mắt sáng lanh lợi,
thường có râu, mỏ
ngắn, hai tích nhỏ
chiều dài tích không
quá 1,5cm. Lông đuôi
nhiều, phân bố thành
từng lớp, thân ngắn,
ngực rộng. Lông mịn
màng, thông thường
có các màu: chuối,
điều, khét, nhạn.
Con trống trưởng
thành

trọng

lượng

không quá 900g, con

Hình 2: Gà tân châu điều

mái không quá 600g.
Tính năng chủ yếu dùng làm gà cảnh.
Gà Sao:Có giống của Việt Nam.

Mình gà màu đen tuyền, điểm chấm
trắng tròn đều đặn, trải dọc từ cổ
xuống đuôi; dáng vừa phải.

Hình 3: Gà sao

5


Gà Thái: Nhỏ hơn cả gà tre Việt Nam, mỗi con chỉ nặng 500-800 gr. Thoạt nhìn,
loại gà này hơi giống gà trống Việt Nam nhưng dáng thanh, gọn hơn; bộ lông rất óng,
mượt. Cựa gà có 2 màu đen hoặc vàng. Đuôi vểnh lên trên, chân thấp.

.
Hình 4: Gà Thái Cú
Gà Tây Ban Nha: Đầu có bông, là một nhúm lông xù lên rất đẹp; lông trên thân
có 2 màu trắng hoặc trắng điểm bông vàng.
Gà Lông Xù Nhật: Mình khá nhỏ, chỉ khoảng 500 gr; bộ lông màu trắng lúc nào
cũng dựng nghiêng một góc chừng 45 độ.
Gà Châu Phi: Màu sắc sặc sỡ, cựa xanh, có 2 sọc đỏ, hai bên mép có những chòm
râu dài.

6


Gà Vảy Cá: Là một giống gà tre độc đáo, có kích thước tương đối nhỏ, mồng dâu.
Chúng có hai màu
cơ bản là vảy cá
vàng và vảy cá
trắng. Gà vảy cá

nổi tiếng bởi chất
lượng của vảy cá
tức viền lông. Mỗi
sợi lông đều có
viền

đen,

khiến

cho màu nền trông
sáng và nổi bật
hơn.
Hình 5: Gà Vảy Cá Trắng
Gà Rừng Đỏ: Gà rừng đỏ cùng với gà rừng xám được coi như là tổ tiên của gà
nhà. Nhiều năm trước
đây, gà nhà được
thuần dưỡng ở đâu đó
trong vùng bao gồm
Ấn Độ và Đông Nam
Á rồi sau đó mới lan
ra toàn thế giới. Gà
trống lớn hơn nhiều
so với gà mái, mồng
và tích đỏ tươi. Lông
bờm, lưng và lông

Hình 6. Gà rừng đỏ Việt Nam

7



mã màu đồng đỏ, ngực và cánh màu đen. Đuôi dài và cong, màu đen ánh kim. Màu của
gà rừng đỏ được gọi nôm na là màu điều. Gà mái toàn thân màu nâu xin. Mắt nâu hay
vàng cam. Mỏ nâu sừng hoặc xám chì. Mỏ thịt đỏ, chân xám xanh nhạt.
Ngoài ra còn một số giống khác như gà Angola lông đen tuyền; gà Indonesia lông
đuôi đứng thẳng, cao gần bằng đầu; gà New Zealand...

Hình 7: Gà Phoenix Nhạn

8


2.2.2. Chọn lọc
Chọn lọc là sự tác động vào đàn gia súc làm thay đổi đặc tính di truyền của đàn
qua việc lựa chọn những cá thể trống và mái theo hướng sản xuất để giữ lại làm giống
đồng thời loại bỏ những cá thể không đạt. Để chọn những cá thể làm giống trước hết
phải lựa chọn bố mẹ chúng. Người ta thường căn cứ vào giá trị giống của các chỉ tiêu
năng suất và ngoại hình để lựa chọn các cặp cá thể.
2.2.3. Nhân giống thuần
Nhân giống thuần là cho giao phối giữa con gà trống và con gà mái cùng một
giống với mục tiêu giữ dòng, giống thuần.
Mục đích của nhân giống thuần chủng là nhằm tạo nên tính ổn định đồng nhất về
tầm vóc và các đặc tính hình thái, màu sắc.
Nhân giống thuần chủng không chỉ ổn định ở các tính trạng cố hữu của giống mà
còn phải không ngừng chọn lọc các tính trạng, hình thái sản xuất, chọn phối lại tiếp tục
nhân các đặc tính đó. Vì vậy, trong nhân thuần chủng không bao giờ ngừng nâng cao
phẩm chất của giống.
2.2.4. Nhân giống thuần theo dòng
Dòng thuần: là một nhóm gà thuộc một dòng nhất định, tồn tại trong quá trình

nhân thuần để tạo đồng hợp tử các nhóm gen tác động lên tính trạng đó. Nhân thuần
qua nhiều thế hệ nhằm củng cố những tính trạng tốt, loại bỏ những tính trạng xấu. dòng
thuần có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ dòng hạt nhân, tạo nhóm gen thuần để tổ
hợp lai cao sản.
Tạo dòng nhân giống thuần theo dòng là một tập hợp vật nuôi phải có chung một
trống đầu dòng có những đặc tính cơ bản vượt trội giống như hình dạng, màu sắc, mức
độ sinh sản. Các đặc tính sản xuất khác tuy có giao động nhưng vẫn giữ ở mức trung
bình giống nhau. Tiêu chuẩn sản xuất của dòng phải luôn luôn cao hơn của giống.


Mục đích của việc tạo dòng là để duy trì và tạo ra con giống ngày càng

tốt nhưng vẫn bảo tồn mối liên hệ huyết thống với một con vật đã được kiểm tra.

9


 Các bước tiến hành để tạo dòng:
- Chọn giống đầu dòng đảm bảo có tiêu chuẩn cao hơn trung bình của giống, con
trống đầu đàn phải được kiểm tra qua các đời con của chúng.
- Chọn phối là qua trình kiểm tra con giống, cần chia các con mái thành nhiều
nhóm nhỏ kèm theo con trống hoặc dùng nhiều con trống với nhiều con mái.
- Khi đã có những đời con chọn lọc từ nhóm hạt nhân thì tiếp tục theo dõi các chỉ
tiêu chọn lọc qua các đời (thường từ 3-5 đời), nếu thấy đời con đã đạt tiêu chuẩn mong
muốn thì xem như dòng đó đạt.
- Tiếp tục củng cố và chọn lọc, nâng cao đặc tính của dòng. Có thể tạo dòng mới,
hủy bỏ dòng cũ nếu thấy không bằng dòng mới.
Nhân giống theo dòng: khi đã có dòng mới tạo nên thì công việc tiếp tục là phải
phát triển dòng đó, tạo thêm nhiều dòng mới khác, chấn chỉnh, sửa đổi, thay thế những
điểm xấu của những dòng cũ. Các dòng ban đầu được xem là dòng cơ bản và trên cơ sở

đó nhân giống theo dòng.
2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất và sức sinh sản của gà cảnh
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng như con giống, dinh dưỡng, tuổi gà, điều kiện ngoại
cảnh, chăm sóc nuôi dưỡng….
2.2.5.1. Con giống.
Là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến sức sinh trưởng, khả năng sản xuất
của gia cầm. Các giống khác nhau, hay các dòng khác nhau trong cùng một giống thì
thành tích sinh sản, sinh trưởng cũng khác nhau.
Gà cảnh có những đặc điểm ngoại hình như màu sắc lông, tầm vóc riêng biệt của
từng giống nên khả năng sinh sản, sinh trưởng cũng khác nhau.
2.2.5.2. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng không nhỏ trong chăn nuôi gia cầm góp
phần tăng cao khả năng sinh sản, sinh trưởng ở gia cầm.

10


Do gà cảnh có sức sinh trưởng và sinh sản thấp nên việc cân đối nhu cầu dinh
dưỡng với năng suất là điều quan trọng.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến năng suất và sức sống. Dư thừa chất
dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến sức sống của gà.
Thừa protein trong thức ăn gây lãng phí, thiếu protein hoặc axit amin làm cho gà
còi cọc, chậm lớn, sức kháng bệnh giảm, lông xơ xác, ở gà đẻ thì năng suất trứng giảm,
trứng nhỏ, giảm tỷ lệ thụ tinh…. Thiếu protein còn gây tình trạng cắn mổ lẫn nhau, ăn
lông, ăn thịt lẫn nhau, nhất là vào cuối giai đoạn thay lông, các lông măng ở cánh dễ bị
phát hiện và mổ gây chảy máu.
Không cân bằng chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức sống cũng như khả năng
sinh trưởng và sinh sản của đàn gà
2.2.5.3. Điều kiện ngoại cảnh
Ngoài hai yếu tố về con giống và dinh dưỡng thì điều kiện ngoại cảnh cũng có tác

động mạnh mẽ đến sự sinh sản phát triển của gia cầm.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ:
Theo tác giả C.V. Reddy, nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tăng trọng của
gà Broiler như sau: gà được nuôi ở mức nhiệt độ 26,70C thể trọng sau 4 tuần là
1087(g), còn gà được nuôi ở nhiệt độ 21,10C thể trọng là 1225(g).
Theo Nguyễn Hữu Tĩnh (1998) cho rằng nhiệt độ thích hợp cho gà đẻ là 15-250C,
khi vượt quá 270C thì sản lượng trứng bắt đầu giảm
- Ảnh hưởng của ánh sáng:
Thời gian chiếu sáng cũng có tác động lớn đến thành tích sinh sản ở gia cầm.
Theo tác giả Chu Thị Thắng (1999), sau khi thử nghiệm bổ sung chiếu sáng cho
gà đẻ Goldline 54, cho thấy ở lô có bổ sung chiếu sáng sản lượng trứng là: 282,6
quả/con, còn ở lô đối chứng là: 274,11 quả/con

11


2.2.6. Lược duyệt một số công trình nghiên cứu về gà cảnh
Gà cảnh nói chung và gà tre nói riêng, mặc dù được nuôi từ dưỡng rất lâu, nhưng
vẫn còn rất ít tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về nhóm gà này. Tuy nhiên, chúng tôi
cũng tìm thấy nghiên cứu của Hoàng Tuấn Thành và Nguyễn Quốc Đạt (2009) – Trung
tâm nghiên cứu và chuyển giao TBKT chăn nuôi với kết quả như sau:
Chỉ tiêu khảo sát

Kết quả khảo sát

Tỷ lệ nuôi sống (0 - 4 tuần tuổi) (%)

90,08

Tỷ lệ nuôi sống (4 -8 tuần tuổi) (%)


98,80

Tỷ lệ nuôi sống (0-8 tuần tuổi) (%)

89,00

Tỷ lệ đẻ (%)

24,31

Tỷ lệ trứng có phôi (%)

85,85

Tỷ lệ nở/ trứng có phôi (%)

85,94

Sản lượng trứng/mái/năm

87,53

Trọng lượng trứng trung bình (g)

27,69

Khối lượng trung bình lúc 8 tuần tuổi (g)

405,07


Khối lượng trung bình của gà trống lúc 16 tuần tuổi (g)

701,61

Khối lượng trung bình mái của lúc 16 tuần tuổi (g)

594,33

12


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
3.1.1. Thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 02/02/2012 - 06/05/2012
3.1.2. Địa điểm
Tại trại thú hoang dã thuộc Công ty TNHH MTV AUSAVINA, Long Thành –
Đồng Nai
3.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.2.1. Bố trí khảo sát
3.2.1.1. Đối tượng khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát trực tiếp trên đàn gà bố mẹ và đàn gà sinh trưởng.
các đàn gà được phân bố như sau:
- Đàn gà bố mẹ được chia làm 6 nhóm giống,bao gồm:
Bảng 3.1: Số lượng đàn gà bố mẹ được khảo sát
STT

Giống


Số gà trống

Số gà mái

1

Tân Châu Nhạn

4

14

2

Thái Nhạn

2

10

3

Tân Châu Điều

2

7

4


Tân Châu Chuối

3

10

5

Gà Ô Đen

1

8

6

Thái Đen

1

12

Tổng

13

61

13



Mỗi giống được phân bố trong 1 hoặc 2 ô chuồng theo dạng gia đình, mỗi ô
bao gồm 1-2 con trống và 3-7 con mái.
Đàn gà bố mẹ được khảo sát dựa trên những đàn có sẵn tại trại, nên không có
cùng tuổi đẻ với nhau.
-

Đàn gà sinh trưởng được theo dõi trên từng cá thể, từ lúc mới nở cho đến

8 tuần tuổi.
3.2.1.2. Sơ đồ khảo sát
Khảo sát riêng biệt trên từng ô chuồng của từng giống
Bảng 3.2: Sự phân bố đàn gà sinh sản vào chuồng nuôi và số gà con tương ứng
Ô

Giống

Số gà trống

Số gà mái

Số gà con

1

Tân Châu Nhạn

2


5

41

2

Tân Châu Nhạn

2

9

64

3

Thái Nhạn

1

6

45

4

Tân Châu Điều

2


7

57

5

Tân Châu Chuối

1

3

26

6

Thái Nhạn

1

4

33

7

Thái Đen

1


12

22

8

Tân Châu Chuối

2

7

66

9

Gà Ô Đen

1

8

63

Tổng

13

61


417

3.2.2. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc
3.2.2.1. Thức ăn
 Đàn gà bố mẹ được cho ăn thức ăn tự trộn, công thức trộn như sau:

14


×