Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI TẠI TRẠI HEO LÊ THỊ TRỰC, THỊ XÃ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.33 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM
GIỐNG HEO NÁI TẠI TRẠI HEO LÊ THỊ TRỰC,
THỊ XÃ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH

Họ và tên sinh viên

: NGUYỄN KIM HUỆ

Ngành

: Thú Y

Lớp

: DH07TY

Niên khóa

: 2007 – 2012

Tháng 8/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

NGUYỄN KIM HUỆ

KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM
GIỐNG HEO NÁI TẠI TRẠI HEO LÊ THỊ TRỰC,
THỊ XÃ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN VĂN CHÍNH

Tháng 8/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Kim Huệ
Tên khóa luận: “Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống heo nái tại
trại Lê Thị Trực, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh”
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
ngày...tháng…năm…

Giáo viên hướng dẫn

TS. TRẦN VĂN CHÍNH


ii


LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn
Cha mẹ người đã sinh thành giáo dưỡng, lo lắng, động viên và hy sinh suốt
đời để con có được ngày hôm nay.
Chân thành biết ơn
Thầy Trần Văn Chính đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian thực
tập và hoàn thành khóa luận này.
Chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật.
Cùng toàn thể quý Thầy, Cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và truyền đạt kiến
thức cũng như kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Ban Giám Đốc Trại Heo Lê Thị Trực, cùng toàn thể Cô, Chú, Anh Chị công
nhân viên tại Trại Heo Lê Thị Trực đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho tôi
trong thời gian thực tập tại trại.
Cảm ơn
Tất cả những người thân, bạn bè thân yêu, những người luôn chia sẻ, động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Nguyễn Kim Huệ

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài được thực hiện từ ngày 25/12/2011 đến ngày 15/4/2012 tại Trại heo
Lê Thị Trực, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Nội dung của khóa luận là khảo sát sức

sinh sản của một số nhóm giống heo nái tại trại, nhằm đóng góp cơ sở dữ liệu cho
công tác giống để cải thiện và nâng cao năng suất sinh sản cho đàn heo nái của trại.
Đã khảo sát được 217 heo nái của 4 nhóm giống với 432 ổ đẻ, bao gồm: YL (140
nái), LY (59 nái), DYL (13 nái), DLY (5 nái).
Kết quả trung bình chung về một số chỉ tiêu sinh sản của các nhóm giống
trên được ghi nhận như sau: tuổi lên giống lần đầu (203,35 ngày), tuổi phối giống lần
đầu (246,96 ngày), số lứa đẻ của nái trên năm (2,37 lứa/năm), khoảng cách giữa hai
lứa đẻ (156,38 ngày), số heo con đẻ ra trên ổ (11,14 con/ổ), số heo con sơ sinh còn
sống (10,47 con/ổ), số heo con chọn nuôi (10,31 con/ổ), số heo con giao nuôi (10,79
con/ổ), trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống (15,91 kg/ổ), trọng lượng bình
quân heo con sơ sinh còn sống (1,57 kg/con), số heo con cai sữa (9,82 con/ổ), trọng
lượng toàn ổ heo con cai sữa (58,02 kg/ổ), trọng lượng bình quân heo con cai sữa
(5,92 kg/con), số heo con sơ sinh còn sống của nái trên năm (24,99 con), số heo con
cai sữa của nái trên năm (23,39 con/năm).
Dựa vào tính toán chỉ số sinh sản của heo nái theo phương pháp của Mỹ
(NSIF, 2004) thì khả năng sinh sản của đàn heo nái được xếp hạng như sau:
Hạng I: nhóm giống DYL 103,13 điểm.
Hạng II: nhóm giống DLY 103,10 điểm.
Hạng III: nhóm giống LY 100,38 điểm.
Hạng IV: nhóm giống YL 99,44 điểm.
Hệ số tương quan giữa số heo con đẻ ra trên ổ và số heo con sơ sinh còn
sống; giữa số heo con sơ sinh còn sống và số heo con chọn nuôi; giữa số heo con đẻ
ra trên ổ và số heo con chọn nuôi; giữa số heo con sơ sinh còn sống và trọng lượng
toàn ổ heo con sơ sinh còn sống; giữa số heo con cai sữa và trọng lượng toàn ổ heo
con cai sữa đều dương từ chặt chẽ đến rất chặt chẽ.

iv


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ........................................................................... ii
Lời cảm ơn................................................................................................................ iii
Tóm tắt khóa luận ..................................................................................................... iv
Mục lục ....................................................................................................................... v
Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................... ix
Danh sách các bảng ....................................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU .................................................................................1
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................1
1.2.2 Yêu cầu ..............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN .........................................................................................3
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO LÊ THỊ TRỰC ...................................3
2.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................3
2.1.2 Lịch sử hình thành trại .......................................................................................3
2.1.3 Nhiệm vụ và chức năng .....................................................................................3
2.1.4 Cơ cấu đàn .........................................................................................................4
2.1.5 Cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất của trại ......................................................4
2.1.6 Giống và công tác giống ....................................................................................4
2.2 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN
CỦA HEO NÁI ..........................................................................................................5
2.2.1 Yếu tố di truyền .................................................................................................5
2.2.2 Yếu tố ngoại cảnh .............................................................................................. 6
2.3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN
CỦA HEO NÁI ..........................................................................................................7

v



2.4 THÀNH TÍCH SINH SẢN HEO NÁI Ở MỘT SỐ TRẠI TRÊN THẾ GIỚI .....8
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ................................10
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .............................................................................10
3.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ...........................................................................10
3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ................................................................................ 10
3.4 ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG .......................................................11
3.4.1 Chuồng trại ......................................................................................................11
3.4.2 Thức ăn ............................................................................................................12
3.4.3 Chăm sóc quản lý ............................................................................................13
3.4.4 Quy trình vệ sinh phòng bệnh .........................................................................15
3.4.5 Quy trình tiêm phòng ...................................................................................... 15
3.5 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ..............................................................................17
3.5.1 Tuổi lên giống lần đầu .....................................................................................17
3.5.2 Tuổi phối giống lần đầu ..................................................................................17
3.5.3 Số heo con đẻ ra trên ổ ....................................................................................17
3.5.4 Số heo con sơ sinh còn sống ...........................................................................17
3.5.5 Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh .....................................................17
3.5.6 Số heo con chọn nuôi ......................................................................................17
3.5.7 Số heo con giao nuôi .......................................................................................17
3.5.8 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống .................................................17
3.5.9 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống ...........................................18
3.5.10. Số heo con cai sữa ........................................................................................18
3.5.11 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ..............................................................18
3.5.12 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ........................................................18
3.5.13 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh .......................................18
3.5.14 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ .........................................................................19
3.5.15 Số lứa đẻ của nái trên năm ............................................................................19
3.5.16 Số heo con sơ sinh còn sống của nái trên năm ..............................................19
3.5.17 Số heo con cai sữa của nái trên năm .............................................................19


vi


3.5.18 Chỉ số sinh sản của nái (Sow Productivity Index – SPI) và xếp hạng
khả năng sinh sản các nhóm giống heo nái .............................................................19
3.6 XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN ......20
3.7 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................................21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................22
4.1 Tuổi lên giống lần đầu ........................................................................................22
4.2 Tuổi phối giống lần đầu .....................................................................................23
4.3 Số heo con đẻ ra trên ổ ........................................................................................25
4.3.1 Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống .........................................................25
4.3.2 Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ ................................................................. 26
4.4 Số heo con sơ sinh còn sống ..............................................................................27
4.4.1 Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ...............................................27
4.4.2 Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ .........................................................28
4.5 Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh ........................................................29
4.6 Số heo con chọn nuôi .........................................................................................30
4.6.1 Số heo con chọn nuôi theo nhóm giống ..........................................................30
4.6.2 Số heo con chọn nuôi theo lứa đẻ ...................................................................31
4.7 Số heo con giao nuôi ..........................................................................................31
4.7.1 Số heo con giao nuôi theo nhóm giống ...........................................................32
4.7.2 Số heo con giao nuôi theo lứa đẻ .................................................................... 33
4.8 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống ....................................................33
4.8.1 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ....................34
4.8.2 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ .............................. 35
4.9 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống ..............................................36
4.9.1 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ..............36
4.9.2 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ........................ 37

4.10 Số heo con cai sữa ............................................................................................37
4.10.1 Số heo con cai sữa theo nhóm giống .............................................................37
4.10.2 Số heo con cai sữa theo lứa đẻ ......................................................................38

vii


4.11 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ................................................................39
4.11.1 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo nhóm giống ..................................39
4.11.2 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo lứa đẻ ...........................................40
4.12 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ...........................................................41
4.12.1 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống ............................ 41
4.12.2 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ .....................................42
4.13 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh ..........................................42
4.14 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ............................................................................44
4.15 Số lứa đẻ của nái trên năm ...............................................................................45
4.16 Số heo con sơ sinh còn sống của nái trên năm .................................................46
4.17 Số heo con cai sữa của nái trên năm ................................................................46
4.18 Chỉ số sinh sản của nái (Sow Productivity Index – SPI) và xếp hạng
khả năng sinh sản các nhóm giống heo nái ..............................................................48
4.19 Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu sinh sản ....................................................49
4.19.1 Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con sơ sinh còn
sống và số heo con chọn nuôi....................................................................................49
4.19.2 Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con sơ sinh còn sống, trọng lượng toàn
ổ heo con sơ sinh còn sống và trọng lượng bình quân heo con sơ sinh
còn sống .....................................................................................................................50
4.19.3 Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con cai sữa, trọng lượng toàn ổ heo con
cai sữa và trọng lượng bình quân heo con cai sữa ....................................................52
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 55
5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................55

5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................57
I. TIẾNG VIỆT .........................................................................................................57
II. WEBSITES ...........................................................................................................59
PHỤ BẢNG .............................................................................................................61

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Y

: Yorkshire

L

: Landrace

D

: Duroc

YL

: Heo có 50 % máu Yorkshire và 50 % máu Landrace

LY

: Heo có 50 % máu Landrace và 50 % máu Yorkshire


DYL

: Heo có 50 % máu Duroc, 25 % máu Yorkshire, 25 % máu Landrace

DLY

: Heo có 50 % máu Duroc, 25 % máu Landrace, 25 % máu Yorkshire

IM

: Tiêm bắp

TAHH

: Thức ăn hỗn hợp

SPI

: Chỉ số sinh sản heo nái (Sow Productivity Index)

NXB

: Nhà xuất bản

NSIF

: Liên đoàn cải thiện giống heo của Mỹ (National Swine
Improverment Federation)

X


: Trung bình (Mean)

SD

: Độ lệch tiêu chuẩn (Standard deviation)

CV

: Hệ số biến dị (Coefficient of variation)

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Kết quả thống kê năng suất đến cuối tháng 9/2005 của trại Christiansminde
Multisite ở Đan Mạch..................................................................................................8
Bảng 2.2 Kết quả thống kê số con đẻ ra, số con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ đến cuối
tháng 9/2005 của trại trại Christiansminde Multisite ở Đan Mạch .............................8
Bảng 2.3 Kết quả thống kê năm 2008 của một số trại tại Brazil.................................9
Bảng 2.4 Sự cải thiện về năng suất trên 240 đàn nái ở miền nam nước Pháp qua
các năm ........................................................................................................................9
Bảng 3.1 Số lượng các giống heo nái và lứa đẻ khảo sát ..........................................11
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng TAHH .................................................................13
Bảng 3.3 Quy trình tiêm phòng của Trại heo Lê Thị Trực ......................................16
Bảng 3.4 Hệ số điều chỉnh số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ
(NSIF, 2004) ..............................................................................................................17
Bảng 3.5 Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa 21 ngày tuổi
về cùng số heo con giao nuôi chuẩn (NSIF, 2004) ..................................................18

Bảng 3.6 Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa 21 ngày tuổi,
cùng số heo con giao nuôi chuẩn về cùng lứa chuẩn (NSIF, 2004) .........................19
Bảng 4.1 Tuổi lên giống lần đầu ...............................................................................22
Bảng 4.2 Tuổi phối giống lần đầu .............................................................................24
Bảng 4.3 Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống .................................................25
Bảng 4.4 Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ ...........................................................26
Bảng 4.5 Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống .........................................27
Bảng 4.6 Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ..................................................28
Bảng 4.7 Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh (NSIF, 2004) ........................29
Bảng 4.8 Số heo con chọn nuôi theo nhóm giống ....................................................30
Bảng 4.9 Số heo con chọn nuôi theo lứa đẻ .............................................................31
Bảng 4.10 Số heo con giao nuôi theo nhóm giống ..................................................32

x


Bảng 4.11 Số heo con giao nuôi theo lứa đẻ ............................................................33
Bảng 4.12 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ............34
Bảng 4.13 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ..................... 35
Bảng 4.14 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ......36
Bảng 4.15 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ...............37
Bảng 4.16 Số heo con cai sữa theo nhóm giống ...................................................... 38
Bảng 4.17 Số heo con cai sữa theo lứa đẻ ................................................................38
Bảng 4.18 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo nhóm giống ...........................39
Bảng 4.19 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo lứa đẻ .....................................40
Bảng 4.20 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống .....................41
Bảng 4.21 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ ...............................42
Bảng 4.22 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh (NSIF, 2004) ...........43
Bảng 4.23 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ...................................................................44
Bảng 4.24 Số lứa đẻ của nái trên năm ......................................................................45

Bảng 4.25 Số heo con sơ sinh còn sống của nái trên năm .......................................46
Bảng 4.26 Số heo con cai sữa của nái trên năm .......................................................47
Bảng 4.27 Chỉ số sinh sản heo nái và xếp hạng khả năng sinh sản .........................48
Bảng 4.28 Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con sơ sinh
còn sống và số heo con chọn nuôi .............................................................................50
Bảng 4.29 Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con sơ sinh còn sống, trọng lượng
toàn ổ heo con sơ sinh còn sống và trọng lượng bình quân heo con sơ sinh
còn sống .....................................................................................................................51
Bảng 4.30 Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con cai sữa, trọng lượng toàn ổ heo
con cai sữa và trọng lượng bình quân heo con cai sữa ..............................................53

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi có vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp của đất nước, trong
đó đặc biệt là ngành chăn nuôi heo. Mỗi năm, ngành chăn nuôi heo cung cấp cho đất
nước một nguồn thực phẩm lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân
và xuất khẩu. Thịt heo lại là thực phẩm khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của
người dân và nhu cầu về thịt heo ngày càng tăng cao cả về số lượng lẫn chất lượng.
Để đáp ứng được yêu cầu trên cần phải có đàn heo thương phẩm chất lượng tốt và số
lượng lớn. Muốn vậy phải chọn được đàn heo nái tốt. Cũng như các trang trại chăn
nuôi khác, trại heo Lê Thị Trực đã không ngừng đẩy mạnh và nâng cao công tác
giống nhằm đáp ứng được nhu cầu sản phẩm về heo cho thị trường và đem lại hiệu
quả kinh tế cao trong sản xuất. Nghiên cứu theo dõi và đánh giá sức sinh sản của đàn
heo nái đang được nuôi ở trại nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ cho
công tác giống của trại là việc làm cần thiết.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của Bộ Môn Di Truyền Giống

Động Vật Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Trần Văn Chính và trại, chúng tôi được
thực hiện đề tài: “Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống heo nái tại trại heo
Lê Thị Trực, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của các heo nái đẻ và đang nuôi con, heo
con theo mẹ đến cai sữa tại trại. Từ đó đề nghị những biện pháp cải thiện chọn lọc để
nâng cao năng suất của đàn heo nái đang được nuôi dưỡng tại trại.

1


1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi thu thập số liệu, so sánh các chỉ tiêu và xếp hạng khả năng sản xuất
của các nhóm giống nái đang được nuôi dưỡng tại trại trong thời gian thực tập.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO LÊ THỊ TRỰC
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại heo Lê Thị Trực có hai trại. Trại heo giai đoạn hậu bị lên nái bầu, đẻ con
đến cai sữa nằm ở số 577, đường Trần Phú, ấp Tân Phước, xã Tân Bình, thị xã Tây
Ninh, tỉnh Tây Ninh, cách trục giao thông chính 100 m, có diện tích 2,5 ha. Còn trại
heo giai đoạn từ cai sữa đến hết nuôi thịt nằm ở ấp 5, xã Trà Vong, huyện Tân Biên,
tỉnh Tây Ninh, cách trục giao thông chính 7000 m, có diện tích 3 ha. Xung quanh hai
trại là vườn cây nhãn, cây cao su, cây mì.

Nhìn chung, vị trí trại heo hiện nay thuận lợi cho việc cách ly phòng bệnh và
không gây ô nhiễm môi trường cho khu dân cư.
2.1.2 Lịch sử hình thành
Trại được thành lập vào năm 2006, lấy tên là “Trại heo Lê Thị Trực” do tư
nhân quản lý với quy mô ban đầu 60 nái, tập trung heo ở tất cả các giai đoạn, tại địa
chỉ số 577, đường Trần Phú,ấp Tân Phước, xã Tân Bình, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây
Ninh.
Năm 2007, trại gia tăng số lượng nái lên, được 120 con.
Năm 2008, trại tăng nái lên, được 500 con. Heo thuộc giai đoạn từ hậu bị đến
cai sữa được nuôi tại đây. Còn heo từ giai đoạn cai sữa đến nuôi thịt được chuyển
sang trại khác với địa chỉ ấp 5, xã Trà Vong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
2.1.3 Nhiệm vụ và chức năng
Sản xuất heo thương phẩm cung cấp cho thị trường tỉnh Tây Ninh và các tỉnh
lân cận.

3


2.1.4 Cơ cấu đàn
Tính đến đầu ngày 4 tháng 1 năm 2012, tổng đàn heo của trại là 4927 con,
trong đó gồm:
- Đực thí tình: 3 con.
- Nái sinh sản: 503 con.
- Hậu bị chờ phối: 48 con.
- Heo con theo mẹ: 773 con.
- Heo cai sữa: 1100 con.
- Heo thịt: 2500 con.
2.1.5 Cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất của trại
Ban Giám Đốc


Phòng hành chánh

Kế
toán

Thủ
quỹ

Phòng kỹ thuật

Phòng
tinh

Tổ
phối
giống

Tổ
nái
đẻ

Tổ
cai
sữa

Tổ
thịt

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức quản lý của trại
2.1.6 Giống và công tác giống

Hiện nay, trại vẫn nhập hai nhóm giống heo lai giữa Yorkshire và Landrace
từ nhiều trại giống khác nhau của Công TyCổ Phần Chăn Nuôi CP Việt Nam. Đồng
thời, trại cho lai hai nhóm giống này với tinh Duroc của Công Ty để giữ lại một số
nái lai ba máu Duroc, Landrace, Yorkshire làm giống, số còn lại làm heo thương
phẩm.
Công tác phối giống của trại được thực hiện vào lúc 9 giờ và 19 giờ, phối
bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Mỗi nái được phối ba lần vào chu kỳ lên giống,

4


lúc nái mê đực dưới sự hỗ trợ của đực thí tình và căn cứ vào biểu hiện, các yếu tố
khoa học về động dục của nái.
- Nhóm giống heo DYL

(đực) D

(cái) YL

Thương phẩm

DYL ( D; Y; L)

- Nhóm giống DLY

(đực) D

(cái) LY

Thương phẩm


DLY ( D; L;

Y)

2.2 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO
NÁI
2.2.1 Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền là đặc tính sinh học được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Tuy cùng một loài nhưng giữa các giống khác nhau thì năng suất sinh sản cũng
khác nhau, vì có sự chi phối của các đặc tính di truyền (Phạm Trọng Nghĩa, 2007).

5


Theo Morrow (1986), khả năng sinh sản của một số giống được đánh giá
theo thứ tự từ xấu đến tốt như sau: Duroc, Yorkshire, Landrace. Thường heo nái lai
có khả năng đậu thai tốt hơn và số con đẻ ra trong một lứa nhiều hơn so với heo nái
giống thuần. Theo Gavil và ctv (1993) (trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996), cho rằng
tính mắn đẻ của heo nái phần lớn là do kiểu di truyền của nó, đặc tính này không thể
thay đổi được mặc dù đã có những biện pháp khác nhau như dinh dưỡng và kỹ thuật
phối giống tốt. Ngoài ra, theo Trần Thị Dân (2003), sự sai lệch về hệ số di truyền
cũng ảnh hưởng đến 50 % số phôi thai chết, dù vật nuôi có ngoại hình tốt cũng không
làm cho con vật vượt khỏi tiềm năng di truyền của bản thân nó.
2.2.2 Yếu tố ngoại cảnh
Theo Phạm Trọng Nghĩa (2005), một kiểu di truyền tốt nếu không có ngoại
cảnh tốt thì sẽ đem lại một hiệu quả kém. Như vậy, yếu tố ngoại cảnh là một yếu tố
quan trọng tác động mạnh mẽ đến khả năng sinh sản của heo nái. Ngoại cảnh bao
gồm các yếu tố sau:
- Yếu tố thiên nhiên: khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ… Khí hậu quá nóng làm thú

mệt mỏi, dễ bị stress nhiệt hoặc khí hậu quá lạnh cùng với ẩm độ cao đều có ảnh
hưởng đến sức khỏe, từ đó ảnh hưởng đến sức sinh sản của thú. Theo Trần Thị Dân
(2003), nhiệt độ trên 29 oC thì làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ và biểu hiện lên giống
bị xáo trộn. Nhiệt độ trên 30 oC với ẩm độ tương đối trên 70 % làm tăng số phôi chết.
Theo Hồ Thị Kim Hoa (2003), ẩm độ không khí thích hợp cho vật nuôi dao động từ
50 – 75 % .
- Yếu tố dinh dưỡng: trong thức ăn của heo nái cần cung cấp đầy đủ dưỡng
chất như: đạm, bột đường, béo, vitamin, khoáng, xơ… để đảm bảo cho sức khỏe,
trọng lượng của nái cũng như sự phát triển của bào thai.
- Yếu tố bệnh tật: ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản một cách rõ rệt,
tuy nhiên còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và loại bệnh lý. Nhiều nguyên nhân làm
giảm sút thành tích sinh sản của heo nái và sức sống của heo con như: nhiễm trùng
bầu vú, tử cung của heo nái sẽ gây nên chứng viêm vú, viêm tử cung làm kém hay
mất sữa và loạn khuẩn đường ruột trên heo con. Ngoài ra, một số bệnh gây ảnh

6


hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản như bệnh sẩy thai truyền nhiễm, hội
chứng rối loạn sinh sản hô hấp trên heo (PRRS), bệnh giả dại, bệnh ký sinh trùng…
- Chăm sóc quản lý: chăm sóc tốt sẽ phát hiện kịp thời nái bệnh và điều trị
hiệu quả sẽ làm giảm loại thải heo nái mất khả năng sinh sản, giảm tỷ lệ heo con chết
ngộp, heo con bị mẹ đè do can thiệp không kịp thời.
2.3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO
NÁI
Chú trọng khâu chọn và nhân giống nhằm tạo ra những cá thể có thể trạng tốt
để làm giống là biện pháp nâng cao sức sinh sản của heo nái. Bên cạnh đó, chọn
những giống có khả năng sinh sản tốt để tạo heo lai có khả năng sinh sản tốt như:
Landrace x Yorkshire, Yorkshire x Landrace.
Quản lý heo nái theo nhóm cùng vào cùng ra để có thể tách ghép bầy dễ dàng

khi cần thiết và thuận lợi trong sát trùng chuồng trại nhằm cắt đứt vòng truyền lây
mầm bệnh.
Ngoài ra, áp dụng các biện pháp như: quan sát sự lên giống của heo đúng
thời điểm, sử dụng biện pháp lên giống đồng loạt, tăng khâu quản lý và chăm sóc nái
trong giai đoạn mang thai và nuôi con.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát
dục. Có thể áp dụng các loại thực phẩm hay chế độ ăn giúp heo nái cải thiện khả
năng sinh sản.
Theo dõi chặt chẽ và có chế độ chăm sóc riêng biệt dành cho nái đẻ, nái đang
nuôi con vì đây là khâu khó nhất trong chăn nuôi heo.
Phát hiện lên giống, phối giống đúng thời điểm, đúng kỹ thuật tránh làm trầy
xướt đường sinh dục của nái.
Sử dụng tinh heo đực giống chất lượng cao. Công việc lấy tinh, pha tinh, bảo
quản tinh phải được thực hiện tốt.
Đảm bảo tốt tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp và thực hiện tốt công tác vệ
sinh thú y, tiêm phòng đầy đủ.

7


2.4 THÀNH TÍCH SINH SẢN CỦA HEO NÁI Ở MỘT SỐ TRẠI TRÊN THẾ
GIỚI
Bảng 2.1 Kết quả thống kê năng suất đến cuối tháng 9/2005 của trại Christiansminde
Multisite ở Đan Mạch
Số heo con sơ sinh còn sống/lứa (con)

14,6

Số heo con chết/lứa (con)


1,8

Tỷ lệ chết trước cai sữa (%)

10,6

Số heo con cai sữa/lứa (con)

13,1

Số ngày nuôi con (ngày)

24

Tỷ lệ đẻ (%)

90,8

Số lứa đẻ/nái/năm (lứa)

2,43

Số con cai sữa/nái/năm (con)

31,7

(Nguồn: NationalHogFarmer.com)
Bảng 2.2 Kết quả thống kê số con đẻ ra, số con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ đến cuối
tháng 9/2005 của trại trại Christiansminde Multisite ở Đan Mạch
Lứa đẻ


Số heo con đẻ ra (con)

Số heo con sơ sinh còn sống (con)

1

15,2

13,9

2

16,6

15,2

3

17,1

15,3

4

16,9

14,8

5


16,9

14,4

6

16,1

13,7

7

15,8

13,6

8

15,5

13,0

(Nguồn: NationalHogFarmer.com)

8


Bảng 2.3 Kết quả thống kê năm 2008 của một số trại tại Brazil
Tổng số trại


25

Số nái trung bình (con)

1546

Thời gian lên giống lại sau khi cai sữa (ngày)

5,4

Tỷ lệ phối đậu thai sau 7 ngày cai sữa (%)

91,2

Tỷ lệ đẻ (%)

92,9

Số lứa đẻ/nái/năm (lứa)

2,51

Số con đẻ ra/lứa (con)

13,5

Số con sơ sinh sống/lứa (con)

12,4


Tỷ lệ chết thai (%)

4,8

Tỷ lệ chết trước cai sữa (%)

7,1

Số con cai sữa/lứa (con)

11,4

Số con cai sữa/nái/năm (con)

28,56

Tuổi cai sữa trung bình (ngày)

22

(Nguồn: Thepigsite.com)
Bảng 2.4 Sự cải thiện về năng suất trên 240 đàn nái ở miền nam nước Pháp qua các
năm
Chỉ tiêu

2004

2005


2006

Số con cai sữa/nái/năm (con)

29,84

30,16

30,57

Số con đẻ ra/lứa (con)

14,90

15,26

15,32

Số con sơ sinh còn sống/lứa (con)

13,60

13,92

14,05

Số con chết/lứa (con)

1,30


1,34

1,27

Số con cai sữa/lứa (con)

12,23

12,31

12,43

Tỷ lệ chết trước cai sữa trên tổng số con đẻ ra (%)

17,91

19,33

18,86

Tỷ lệ chết trước cai sữa trên số con sống (%)

10,07

11,56

11,53

Tỷ lệ đẻ (%)


91,2

92,3

90,6

Thời gian lên giống lại sau cai sữa (ngày)

5,8

5,5

6,2

(Nguồn: thepigsite.com)

9


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
- Thời gian: từ ngày 25/12/2011 đến ngày 15/04/2012.
- Địa điểm: Trại heo Lê Thị Trực, số 577, đường Trần Phú, ấp Tân Phước, xã
Tân Bình, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
3.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
- Trực tiếp: lập phiếu cá thể cho mỗi nái trước khi khảo sát. Kiểm tra, theo
dõi thu thập số liệu hàng ngày theo các chỉ tiêu khảo sát.
- Gián tiếp: sử dụng các tài liệu hồ sơ lưu trữ của nái tại trại về năng suất sinh
sản từ lứa 1 đến lứa 3.

3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Tất cả các heo nái đẻ, heo nái nuôi con và heo con theo mẹ từ lúc sơ sinh đến
khi cai sữa.
Số ổ đẻ khảo sát thực tế và sử dụng thêm tài liệu lưu trữ của trại được trình
bày qua bảng 3.1.

10


Bảng 3.1 Phân bố số ổ đẻ khảo sát của các nhóm giống và lứa đẻ
Lứa đẻ

Nhóm

Số nái

Số liệu

giống

(con)

khảo sát

1

2

3


Lưu trữ

109

30

-

139

Thực tế

31

79

30

140

Tổng cộng

140

109

30

279


Lưu trữ

47

15

-

62

Thực tế

12

32

15

59

Tổng cộng

59

47

15

121


Lưu trữ

8

4

-

12

Thực tế

5

4

4

13

Tổng cộng

13

8

4

25


Lưu trữ

2

-

-

2

Thực tế

3

2

-

5

Tổng cộng

5

2

-

7


217

166

49

432

YL

LY

DYL

DLY
Tổng

140

59

13

5
217

Tổng (ổ)

3.4 ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
3.4.1 Chuồng trại

Hệ thống chuồng hiện nay của trại gồm bốn khu riêng biệt A, B, C và D. Khu
A có hai dãy chuồng nuôi đực thí tình, nái mang thai và nái khô với diện tích (30 x 7)
m2. Khu B có hai dãy chuồng nuôi nái đẻ và heo con theo mẹ với diện tích (30 x 7)
m2. Khu C có bốn dãy chuồng nuôi nái đẻ và heo con theo mẹ với diện tích (60 x 14)
m2. Khu D có bốn dãy chuồng nuôi đực làm việc, nái mang thai và nái khô, nái đẻ và
heo con theo mẹ, với diện tích (70 x 14) m2. Tất cả các khu đều được thiết kế theo
kiểu chuồng kín.Các dãy này có hệ thống làm mát ở đầu dãy và hệ thống quạt hút ở
cuối dãy. Công nhân tự cung cấp thức ăn cho heo nhưng nước uống có hệ thống tự
động cung cấp đến từng ô chuồng. Nền chuồng bằng xi măng có độ dốc 3 – 5 % để
dễ dàng thoát nước, nền cách sàn 0,5 – 0,7 m.

11


- Chuồng đực thí tình: chuồng cá thể gồm 4 ô chuồng. Mỗi ô có chiều dài 2,4
m, rộng 2 m, cao 1,2 m, sàn chuồng bằng xi măng.
- Chuồng hậu bị: heo cái hậu bị sau khi chuyển về được chia ra và nuôi ở 2 ô
chuồng. Ô thứ nhất có chiều dài 6,2 m, rộng 5,2 m, nuôi khoảng 15 - 20 con. Ô thứ
hai có chiều dài 8,4 m, rộng 6,2 m, nuôi khoảng 25 - 30 con. Sàn chuồng bằng xi
măng.
- Chuồng nái mang thai và nái khô: chuồng cá thể gồm 438 ô chuồng. Mỗi ô
có chiều dài 2,1 m, rộng 0,7 m, sàn chuồng bằng xi măng.
- Chuồng nái đẻ và nuôi con: chuồng cá thể gồm 144 ô. Mỗi ô có chiều dài
2,2 m, phần dành cho heo mẹ ở giữa rộng 0,8 m, heo con ở hai bên rộng 0,4 m và 0,6
m, có núm uống, máng ăn riêng cho heo mẹ và heo con. Sàn chuồng ở phần dành cho
heo mẹ làm bằng xi măng; còn heo con ở sàn làm bằng nhựa.
3.4.2 Thức ăn
Hiện nay, trại đang sử dụng thức ăn hỗn hợp của Công Ty Cổ Phần Chăn
Nuôi CP Việt Nam.
Các loại thức ăn hỗn hợp thường dùng cho các loại heo như sau:

- Heo đực thí tình và heo nái mang thai sử dụng TAHH HI – GRO 566S.
- Heo nái đẻ và nuôi con sử dụng TAHH HI - GRO 567S.
- Heo con tập ăn đến cai sữa sử dụng TAHH HI – GRO 550S.
- Heo con cai sữa sử dụng TAHH HI – GRO 550S và 551S.
- Heo thịt sử dụng TAHH tự trộn.
- Heo hậu bị sử dụng TAHH HI – GRO 562S.
Giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn hỗn hợp của các loại heo được trình bày ở
bảng 3.2.

12


Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng TAHH
Loại TAHH

562S

566S

567S

550S

551S

14

14

14


14

14

2900

2900

3100

3300

3300

Xơ thô (%)

7

7

7

3,5

5

Đạm (%)

16


13

17

21

20

Thành phần
Độ ẩm (%)
Năng lượng trao đổi (Kcal/kg)

Ca (%)

0,8 – 0,9

P (%)

0,6

NaCl (%)

1,0 – 1,2 0,9 – 1,0 0,8 – 0,9
0,7

0,8

0,4 – 0,8


0,6

0,8 – 0,9
0,6

0,4 – 0,6 0,4 – 0,6 0,4 – 0,8 0,4 – 0,75

Kháng sinh (mg/kgP)

-

-

200

-

-

Colistin (mg/kg)

-

-

-

88

88


(Nguồn: Phòng kỹ thuật Trại heo Lê Thị Trực, 2012)
3.4.3 Chăm sóc quản lý
- Heo nái mang thai: được cho ăn 2,5 – 3 kg/con/ngày, ngày 2 lần vào lúc 5
giờ và 13 giờ, được tắm mát và dọn vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
- Heo nái đẻ và nuôi con: trước ngày sinh dự kiến từ 7 – 10 ngày, nái được
chuyển sang chuồng nái đẻ. Khi nái sinh luôn được theo dõi để phát hiện kịp thời
những trường hợp đẻ khó. Sau khi sinh, nái được tiêm 2 ml Lutalyse để kích thích tử
cung co bóp giúp đẩy nhau, dịch hậu sản ra ngoài; được tiêm Clamoxyl L.A 1 cc/10kg
thể trọng để tránh heo nái bị viêm tử cung; vitamine C 1 cc/10kg thể trọng.
+ Đối với nái trước khi đẻ:
 Trước khi đẻ 3 ngày, nái được ăn 3,0 kg thức ăn/ngày.
 Trước khi đẻ 2 ngày, nái được ăn 2,0 kg thức ăn/ngày.
 Trước khi đẻ 1 ngày, nái được ăn 1,0 kg thức ăn/ngày.
+ Đối với nái đẻ: ngay ngày đẻ, không cho nái ăn.
+ Đối với nái sau khi đẻ:
 Sau khi đẻ 1 ngày, nái được ăn 1,0 kg thức ăn/ngày.

13


×