Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO SÁT BỆNH VIÊM VÚ, VIÊM TỬ CUNG TRÊN HEO NÁI VÀ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI TRẠI CHĂN NUÔI TƯ NHÂN Ở XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.2 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT BỆNH VIÊM VÚ, VIÊM TỬ CUNG TRÊN HEO
NÁI VÀ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ
TẠI TRẠI CHĂN NUÔI TƯ NHÂN
Ở XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện: TRẦN QUỐC VĨ
Lớp: DH07TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2007-2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

TRẦN QUỐC VĨ

KHẢO SÁT BỆNH VIÊM VÚ, VIÊM TỬ CUNG TRÊN HEO
NÁI VÀ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ
TẠI TRẠI CHĂN NUÔI TƯ NHÂN
Ở XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn:
BSTY. ĐẶNG THỊ XUÂN THIỆP

Tháng 08 /2012

i
 


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Trần Quốc Vĩ
Tên luận văn:” Khảo sát bệnh viêm vú, viêm tử cung trên heo nái và
bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi tư nhân ở Xuân Lộc,
Đồng nai”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến của hội đồng chấm thi tốt nghiệp, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp
khoa Chăn Nuôi Thú Y ngày….. tháng….. năm 2012.
Giáo viên hướng dẫn

BSTY. Đặng Thị Xuân Thiệp

ii
 


LỜI CẢM ƠN
Con xin tỏ lòng biết ơn vô hạn đến cha mẹ và gia đình, những người đã hết
lòng vì tương lai của con.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Cô Đặng Thị Xuân Thiệp đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời
gian thực tập và hoàn thành khóa luận.
Thành kính ghi ơn
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể Quý thầy cô đã tận
tâm truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Chân thành cảm ơn
Anh Tô Duy Truyền trưởng trại chăn nuôi Sa Hoàng và các anh chị em công
nhân trong trại đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
thời gian thực tập.
Xin cảm ơn
Các bạn trong và ngoài lớp đã gắn bó chia sẻ vui buồn và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.

Sinh Viên: Trần Quốc Vĩ

iii
 


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Khóa luận “Khảo sát bệnh viêm vú, viêm tử cung trên heo nái và bệnh
tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi tư nhân ở Xuân Lộc, Đồng
Nai » được tiến hành tại trại chăn nuôi heo Sa Hoàng thời gian từ 10/2/2012 đến
12/6/2012. Khóa luận thực hiện trên 106 nái sau khi sinh và 1098 heo con theo mẹ,
kết quả được ghi nhận như sau:
Nhiệt độ chuồng nuôi trung bình của trại là 27,4 oC, nhiệt độ trung bình bên
trong lồng úm là 33,2 oC.

Tỷ lệ nái viêm tử cung là 92,45 %. Trong đó, tỷ lệ viêm tử cung dạng nhờn là
79,25 %, tỷ lệ viêm tử cung dạng mủ là 13,20 %, tỷ lệ viêm vú là 1,9 %.
Số ngày điều trị trung bình của nái viêm tử cung dạng nhờn là 5,74 ngày, viêm
tử cung dạng mủ là 8,36 ngày.
Tỷ lệ tái viêm của heo nái bị viêm tử cung dạng mủ là 21,95 %, viêm tử cung
dạng nhờn là 21,43 %.
Tỷ lệ heo con theo mẹ bị tiêu chảy là 80,2 %, tỷ lệ heo con chết vì tiêu chảy là
6,47 %. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy là 17,32 %.
Số ngày điều trị tiêu chảy khỏi bệnh trung bình của heo con theo mẹ là 4,4
ngày.
Trên mẫu dịch viêm tử cung, phân lập được vi khuẩn E.coli, Staphylococcus
aureus, Streptococcus spp. Các vi khuẩn này đã đề kháng hoàn toàn với nhiều loại
kháng sinh như amoxicillin, colistin, streptomycin, kanamycin. Nhạy cảm tương đối
với một số loại kháng sinh như: norfloxacin, cephalexin.
Trên mẫu phân tiêu chảy, heo con phân lập được vi khuẩn E. coli và
Salmolnella. Hai vi khuẩn này đề kháng được với nhiều loại kháng sinh như:
ampicillin,

amoxicillin,

ciprofloxacin,

colistin,

kanamycin,

streptomycin,

tetracyclin, doxycyclin, neomycin và nhạy cảm với một số kháng sinh như:
cephalexin, cefuroxime acetyl, tobramycin.


iv
 


MỤC LỤC
Trang tựa ....................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................... ii 
Lời cảm ơn ................................................................................................................... iii 
Tóm tắt luận văn........................................................................................................... iv 
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... viii 
Danh sách các bảng ...................................................................................................... ix 
Danh sách các hình và biểu đồ ...................................................................................... x 
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1 
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................... 2 
1.2.1 Mục đích............................................................................................................... 2 
1.2.2 Yêu cầu................................................................................................................. 2 
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 3 
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại......................................................................................... 3 
2.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................... 3 
2.1.2 Lịch sử hình thành ................................................................................................ 3 
2.1.3 Nhiệm vụ của trại ................................................................................................. 3 
2.1.4 Cơ cấu tổ chức...................................................................................................... 3 
2.1.5 Cơ cấu đàn ............................................................................................................ 4 
2.1.6 Hệ thống chuồng trại ............................................................................................ 4 
2.1.7 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng .......................................................................... 5 
2.1.7.1 Thức ăn.............................................................................................................. 5 
2.1.7.2 Nước sử dụng .................................................................................................... 5 
2.1.7.3 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng heo nái và heo con theo mẹ ......................... 6 

2.1.7.4 Vệ sinh thú y và quy trình tiêm phòng ............................................................. 8 
2.1.7.5 Xử lý chất thải ................................................................................................. 11 

v
 


2.2 Tìm hiểu sơ lược về nái sinh sản ........................................................................... 11 
2.2.1 Sự thành thục và động dục ................................................................................. 11 
2.2.1.1 Sự thành thục................................................................................................... 11 
2.2.1.2 Chu kì động dục .............................................................................................. 12 
2.2.2 Sự mang thai....................................................................................................... 13 
2.2.3 Sự sinh đẻ ........................................................................................................... 13 
2.2.4 Sự tiết sữa ........................................................................................................... 14 
2.3 Đặc điểm sinh lý heo con ..................................................................................... 15 
2.4 Một số chứng / bệnh trên heo nái đẻvà nái nuôi con ............................................ 16 
2.4.1 Viêm tử cung ...................................................................................................... 16 
2.4.2 Viêm vú .............................................................................................................. 17 
2.4.3 Sốt ..................................................................................................................... 18 
2.4.4 Bại liệt sau khi sinh ........................................................................................... 19 
2.4.5 Bỏ ăn .................................................................................................................. 20 
2.5 Bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ ................................................................... 21 
2.5.1 Cơ chế gây tiêu chảy .......................................................................................... 21 
2.5.2 Nguyên nhân gây tiêu chảy ................................................................................ 21 
2.5.3 Hậu quả sinh lý của tiêu chảy ............................................................................ 22 
2.5.4 Cách phòng trị .................................................................................................... 23 
2.6 Lược duyệt các công trình nghiên cứu liên quan .................................................. 23 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ......................................................... 25 
3.1 Thời gian và địa điểm: .......................................................................................... 25 
3.2 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 25 

3.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 25 
3.4 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 25 
3.4.1 Nội dung 1: ......................................................................................................... 25 
3.4.1.1 .Dụng cụ: ......................................................................................................... 25 
3.4.1.2 Phương pháp tiến hành .................................................................................... 25 
3.4.2 Nội dung 2: ......................................................................................................... 26 

vi
 


3.4.2.1 Phương pháp tiến hành ................................................................................... 26 
3.4.2.2 Chỉ tiêu theo dõi và công thức tính ................................................................. 26 
3.4.3 Nội dung 3: ......................................................................................................... 27 
3.4.3.1 Phương pháp tiến hành .................................................................................... 27 
3.4.3.2 Chỉ tiêu theo dõi và công thức tính ................................................................. 27 
3.4.4 Nội dung 4 .......................................................................................................... 28 
3.4.4.1 Dụng cụ .......................................................................................................... 28 
3.4.4.2 Phương pháp tiến hành .................................................................................... 28 
3.4.4.3 Chỉ tiêu khảo sát vàcông thức tính ................................................................. 29 
3.4.5 Nội dung 5 .......................................................................................................... 29
3.5 Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………………...29
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 30 
4.1 Nhiệt độ trung bình .............................................................................................. 30 
4.2 Các chỉ tiêu trên heo nái ........................................................................................ 31 
4.2.1 Kết quả khảo sát bệnh trên heo nái .................................................................... 31 
4.2.2 Kết quả phân lập và thử kháng sinh đồ dịch viêm tử cung trên heo nái ............ 32 
4.2.3 Hiệu quả điều trị viêm tử cung của trại .............................................................. 36 
4.3 Các chỉ tiêu trên heo con theo mẹ ......................................................................... 37 
4.3.1 Kết quả khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ ...................................... 37 

4.3.2 Kết quả phân lập và thử kháng sinh đồ trên mẫu phân tiêu chảy của heo con .. 40 
4.3.3 Hiệu quả điều trị tiêu chảy trên heo con theo mẹ của trại.................................. 42 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 43 
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 43 
5.2 Đề nghị .................................................................................................................. 44 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 45 
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 48 

 

vii
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HCTM

: Heo con theo mẹ

SHCKS

: Số heo con khảo sát

VV+VTC

: Vừa viêm vú vừa viêm tử cung

SNĐTTB

: Số ngày điều trị trung bình


SHCTC

: Số heo con tiêu chảy

SNTC

: Số ngày tiêu chảy

SNN

: Số ngày nuôi

TLHCTC

: Tỷ lệ heo con tiêu chảy

TLNCTC

: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy

SNĐTTC

: Số ngày điều trị tiêu chảy

SHCCVTC

: Số heo con chết vì tiêu chảy

TC


: Tử cung

R

: Kháng

I

: Trung gian

S

: Nhạy cảm 

viii
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Liệu trình điều trị cho heo nái sau khi sinh ................................................... 6 
Bảng 2.2 Quy trình điều trị heo con ............................................................................. 7 
Bảng 2.3 Cách sử dụng thuốc sát trùng trong trại ........................................................ 9 
Bảng 2.4 Quy trình tiêm phòng .................................................................................. 10 
Bảng 4.1 Nhiệt độ trung bình của trại ........................................................................ 30 
Bảng 4.2 Tỷ lệ viêm vú, viêm tử cung trên heo nái ................................................... 31 
Bảng 4.3Kết quả phân lập vi khuẩn trên mẫu dịch viêm tử cung............................... 33 
Bảng 4.4 Kết quả thử kháng sinh đồ của vi khuẩn Staphylococcus aureus ............... 33 
Bảng 4.5 Kết quả thử kháng sinh đồ của vi khuẩn E. coli.......................................... 34 
Bảng 4.6 Kết quả thử kháng sinh đồ của vi khuẩn Streptococcus spp ....................... 35 

Bảng 4.7 Kết quả điều trị viêm tử cung trên nái của trại ............................................ 36 
Bảng 4.8 Tình hình tiêu chảy trên heo con theo mẹ theo vị trí ô chuồng và theo tuần
tuổi ............................................................................................................................... 38 
Bảng 4.9 Tình trạng tiêu chảy trên heo con theo tình trạng viêm của heo nái ........... 39 
Bảng 4.10 Kết quả phân lập vi khuẩn trên mẫu phân heo con tiêu chảy.................... 40 
Bảng 4.11 Kết quả thử kháng sinh đồ của vi khuẩn E. coli trong mẫu phân heo con.41 
Bảng 4.12 Kết quả thử kháng sinh đồ của vi khuẩn Salmonella trong mẫu phân heo
con. .............................................................................................................................. 41 
Bảng 4.13 Kết quả điều trị tiêu chảy trên heo con theo mẹ........................................ 42 

ix
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1 Chuồng heo nái mang thai ............................................................................. 4 
Hình 2.2 Chuồng heo đẻ ............................................................................................... 4 
Hình 2.3 Chuồng heo cách ly ....................................................................................... 5 
Hình 2.4 Chuồng heo nọc ............................................................................................. 5 
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của trại chăn nuôi Sa Hoàng................................................ 4 
Sơ đồ 2.2Kích thích tố điều khiển chu kì lên giống ................................................... 12 
Sơ đồ 2.3 Cơ chế sự phân tiết sữa............................................................................... 15 

x
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, nền nông nghiệp nước ta đã có những
bước phát triển nhảy vọt nhờ áp dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại.
Một trong những ngành có sự phát triển rõ nét nhất đó là ngành chăn nuôi. Từ việc
xây dựng trại, chọn con giống, dùng vaccin,…đến việc áp dụng an toàn sinh học
vào chăn nuôi đã từng bước hoàn thiện được một môi trường chăn nuôi tiên tiến,
hiệu quả và phù hợp với điều kiện nước ta. Trong đó, ngành chăn nuôi heo là ngành
đang được chú trọng phát triển để cung ứng một lượng thịt lớn cho tiêu dùng trong
nước cũng như xuất khẩu.
Riêng ở Đồng Nai, ngành chăn nuôi heo đã được đưa vào chương trình
« phát triển cây, con chủ lực ». Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn đó là
tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp. Để có một đàn heo thương phẩm khỏe
mạnh, trước tiên chúng ta phải có một đàn heo cai sữa khỏe mạnh, có sức kháng
bệnh tốt. Muốn như vậy chúng ta phải kiểm soát được bệnh tật của heo nái và heo
con theo mẹ. Một trong những bệnh gây thiệt hại lớn, thường gặp trong các trại đó
là bệnh viêm vú, bệnh viêm tử cung trên heo nái và bệnh tiêu chảy trên heo con theo
mẹ.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi – Thú y
trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Bộ môn Nội Dược, dưới sự hướng
dẫn của BSTY. Đặng Thị Xuân Thiệp chúng tôi thực hiện đề tài « Khảo sát bệnh
viêm vú, viêm tử cung trên heo nái và bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại
trại chăn nuôi tư nhân ở Xuân Lộc, Đồng Nai ».

1
 


1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Khảo sát tình hình viêm vú và viêm tử cung trên nái, tình hình tiêu chảy trên
heo con sơ sinh đến cai sữa nhằm nâng cao kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng heo

trong giai đoạn này. Đồng thời, kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả trong công tác điều trị bệnh trên heo ở cơ sở thực tập.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi và ghi nhận nhiệt độ chuồng nuôi.
Quan sát, theo dõi và ghi nhận bệnh viêm vú và viêm tử cung trên đàn heo
nái đẻ sau khi sinh và bệnh tiêu chảy trên đàn heo con từ sơ sinh đến cai sữa.
Phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ trên mẫu dịch viêm tử cung và phân
tiêu chảy của heo con theo mẹ.
Theo dõi cách điều trị và hiệu quả điều trị tại trại để làm cơ sở cho việc
phòng và điều trị bệnh tốt hơn.

2
 


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi nằm trên địa bàn ấp Tân Hợp, xã Xuân Thành, huyện Xuân
Lộc, tỉnh Đồng Nai. Cách đường liên tỉnh ĐT766 1km, cách quốc lộ 1A 10km theo
hướng Nam.
Do trại chăn nuôi ở gần các tuyến đường lớn đặc biệt là quốc lộ 1A nên rất
thuận lợi cho vận chuyển thức ăn và sản phẩm chăn nuôi.
Ngoài ra, trại nằm ở cách xa khu dân cư nên hạn chế được dịch bệnh và
không gây ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân.
2.1.2 Lịch sử hình thành
Trại được xây dựng và đưa vào hoạt động từ tháng 10 /2011.
Trại được xây dựng thành 2 khu riêng biệt là khu sản xuất và khu sinh hoạt.
2 khu này được ngăn cách nhau bởi dãy nhà sát trùng.

2.1.3 Nhiệm vụ của trại
Cung cấp heo con cai sữa cho công ty TNHH chăn nuôi CP Việt Nam.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu nhân sự (phân chia theo trình độ):
Đại học: 2 người
Cao đẳng: 1 người
Trung cấp: 1 người
Công nhân, nhà bếp: 37 người
Tổ giống: Nuôi heo hậu bị chờ phối, nái khô, nái chửa, heo nọc.

3
 


Tổ nái: Nuôi nái đẻ, nái nuôi con và heo con theo mẹ đến 21 ngày tuổi.
Tổ phục vụ: Thợ điện, nấu ăn.
Cơ cấu tổ chức điều hành hoạt động của trại chăn nuôi Sa Hoàng, Đồng Nai.
TRƯỞNG TRẠI
PHÓ TRẠI

PHÓ TRẠI

(quản lý trại đẻ)

(quản lý trại bầu)

TỔ TRƯỞNG

TỔ PHÓ


TỔ TRƯỞNG

CÔNG NHÂN

TỔ PHÓ

CÔNG NHÂN

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của trại chăn nuôi Sa Hoàng
2.1.5 Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 14/6/2012 tổng đàn heo của trại là 4046 con, trong đó:
Heo nọc: 52 con
Heo hậu bị: 202 con
Heo nái mang thai: 1276 con
Heo nái khô: 310 con
Heo nái nuôi con: 185 con
Heo con theo mẹ: 1653 con
Heo con cai sữa: 468 con
2.1.6 Hệ thống chuồng trại
Hệ thống chuồng nuôi của trại được xây dựng theo thiết kế của công ty
TNHH chăn nuôi CP Việt Nam, bao gồm 12 trại nuôi heo đẻ, 4 trại nuôi heo nái
khô, heo nái mang thai và hậu bị, 2 trại cách ly để nuôi heo cai sữa và 1 trại để nuôi
heo nọc, tất cả là chuồng kín.

Hình 2.1 Chuồng heo nái mang thai

Hình 2.2 Chuồng heo đẻ
4



Hình 2.3 Chuồng heo cách ly

Hình 2.4 Chuồng heo nọc

Mỗi trại đẻ có 52 ô chuồng với kích thước 1,8 m x 2,2 m.
Mỗi trại bầu có ô chuồng với kích thước 0,7 m x 2,2 m.
Mỗi trại cách ly có 6 ô chuồng với kích thước 10 m x 10 m.
Trại heo nọc có ô chuồng với kích thước 2 m x 2 m.
2.1.7 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng
2.1.7.1 Thức ăn
Thức ăn được cung cấp bởi Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi CP Việt Nam.
Heo nái mang thai: sử dụng thức ăn 566F
Heo nái đẻ, heo hậu bị và heo nọc: sử dụng thức ăn 567SF
Heo con: sử dụng thức ăn 550S
2.1.7.2 Nước sử dụng
Nước được bơm từ giếng khoan lên bồn chứa và theo đường ống xuống từng
trại để cung cấp nước uống cho heo, tắm heo, nước cho các dàn lạnh hoạt động.Vào
mùa khô khi nguồn nước trong trại không đủ cung cấp thì sẽ vận chuyển nước từ
nơi khác tới để đảm bảo nhu cầu nước uống cho đàn heo.
 

5


2.1.7.3 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng heo nái và heo con theo mẹ
Heo nái đẻ và sau khi sinh
Nái mang thai gần đến ngày đẻ dự kiến sẽ được đưa từ trại bầu sang trại đẻ
và ăn thức ăn của nái đẻ. Heo được theo dõi thường xuyên đến khi có dấu hiệu sắp
sinh thì được vệ sinh vùng mông, cơ quan sinh dục, bầu vú và nền sàn bằng nước
đã pha thuốc sát trùng. Sau đó, dùng bao sạch lót phía sau mông và chuẩn bị các

dụng cụ đỡ đẻ như: khăn lau, cồn iod, kéo, kìm kẹp mạch máu, dây cột.
Sau khi sinh, heo nái được tiêm kháng sinh để chống viêm nhiễm và tiêm
oxytoxin để bài sản dịch, nhau ra ngoài. Liệu trình điều trị của heo nái như Bảng
2.1.
Bảng 2.1 Liệu trình điều trị cho heo nái sau khi sinh
Ngày sinh
1

Loại thuốc sử dụng
amoxicillin
oxytoxin
2
Oxytoxin
3
amoxicillin
oxytoxin
4
Không tiêm thuốc
5
amoxicillin
oxytoxin
Sau 5 ngày điều trị nếu heo vẫn còn

Liều lượng
1ml/10kg thể trọng
5ml/con
5ml/con
1ml/10kg thể trọng
5ml/con


Đường cấp thuốc
Tiêm bắp
Tiêm bắp
Tiêm bắp
Tiêm bắp
Tiêm bắp

1ml/10kg thể trọng
Tiêm bắp
5ml/con
Tiêm bắp
dấu hiệu viêm tử cung (ra mủ) thì tiêm

liên tục mỗi ngày amoxicillin (1ml/1kg thể trọng) + oxytoxin (5ml/con) cho đến khi
hết hẳn.
Đối với những heo nái sót con, sau khi dùng oxytoxin mà không hiệu quả thì
tiêm Lutalyse (dinoprost tromethamine) (3ml/con/ngày).
Đối với những con yếu chân, bại liệt sau khi sinh thì dùng dây cột 2 chân sau
sao cho khoảng cách 2 chân từ 20-30cm, để heo có thể nằm cho con bú được. Đồng
thời, tiêm Canxi-B12 (calcium gluconate, calcium glucoheptonate, boric acid,
vitamin B12) với liều 1ml/ 5-10 kg thể trọng.
Đối với những heo nái kém sữa hay mất sữa,
Oxytoxin.

6
 

tiêm Canxi-B12 + 5ml



Đối với những heo nái bỏ ăn, tiêm B-Complex (1ml/10kg thể trọng) và
truyền Glucose nếu cần thiết.
Heo nái bị tiêu chảy, tiêm kanamycin (1ml/ 10kg thể trọng).
Heo con theo mẹ
Sau khi sinh ra heo con được lau khô, bấm răng, cắt rốn, cắt đuôi và sát
trùng bằng cồn iod, sau đó đặt trong lồng úm, heo con sẽ tự tìm đến với mẹ để bú.
Sau khi nái sinh xong, những con quá yếu hay dị tật sẽ bị loại bỏ, và tiến
hành ghép bầy để đàn heo được đồng đều. Heo con được tiêm sắt (Ferrum 10% +
B12, 2ml/ con) khi được 2 ngày tuổi. Heo được thiến, bấm tai và tiêm 1ml/con
Ampisure (ampicillin) + cho uống Nova-Coc (toltrzurin) (hoặc Diacoxin
(toltrazurin)) 1ml/con, vào ngày tuổi thứ 3. Heo được cai sữa lúc 21 ngày tuổi, tiêm
2ml amoxicillin để giúp heo chống chọi với mầm bệnh khi bị stress. Những heo quá
nhỏ sẽ được giữ lại và được ghép với những ô nái tốt sữa nuôi thêm một thời gian
nữa. Heo con cai sữa được đưa lên trại cách ly nuôi từ 7-10 ngày trước khi xuất
bán.
Thường xuyên theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời khi heo con theo mẹ bị
tiêu chảy. Quy trình điều trị heo con tiêu chảy theo Bảng 2.2.
Bảng 2.2 Quy trình điều trị heo con
Ngày tuổi
Dưới 5 ngày
tuổi

Thuốc
Nova-enro
Hoặc cho uống dd
glucose pha Amoxicol
Tiêm Ampisure

Thành phần
Enrofloxacin

amoxicillin +
colistin
Ampicillin

Liều
1ml/con/ngày
1ml/con/ngày

Trên 5 ngày
1ml/con/ngày
tuổi
Bổ sung nước và chất điện giải cho heo con tiêu chảy bằng cách cho uống
Electrolyse bằng cách pha 2g Electrolyse /1ml glucose rồi cho uống hoặc truyền
10ml glucose vào xoang bụng với cách pha như sau: 50ml glucose + 20ml BComplex + 15ml Canxi- B12.
Sau 2 ngày điều trị mà chưa khỏi bệnh, tiêm thêm atropine với liều
1ml/con/ngày.

7
 


Nền chuồng có heo bị tiêu chảy được cọ rửa thường xuyên bằng nước sát
trùng và vôi bột. Đối với những đàn heo quá dơ bẩn, do phân tiêu chảy dính bết vào
lông sẽ được tắm bằng nước sát trùng, lau khô và bôi vôi bột lên người vào những
giờ nắng ấm trong ngày.
Chu chuyển đàn: đàn heo được thường xuyên rà soát và loại thải những con
không đạt tiêu chuẩn để nhập những heo hậu bị mới về.
2.1.7.4 Vệ sinh thú y và quy trình tiêm phòng
Vệ sinh thú y
Công nhân và khách tham quan: công nhân mới từ bên ngoài vào trại sẽ được

sát trùng tại cổng ra vào và cách ly ở khu sinh hoạt nửa ngày trước khi xuống trại.
Công nhân làm việc và khách tham quan phải đi qua phòng sát trùng trước
khi xuống trại. Khi xuống trại công nhân và khách tham quan phải thay đồ lao động,
mang ủng của trại.
Chuồng trại: mỗi ngày trại đều được dọn vệ sinh, quét vôi bột dọc các hành
lang và thay chậu nước sát trùng ở cửa ra vào. Phun nước có pha thuốc sát trùng
mỗi tuần 2 lần.
Sau mỗi lứa đẻ, chuồng trại được tổng vệ sinh một lần, cọ rửa bằng xà phòng
và nước có pha thuốc sát trùng, xịt sạch phân và cám thừa dưới gầm chuồng. Sau
đó, dùng NaOH sát trùng bề mặt gầm chuồng. Tiếp theo, hòa vôi phun lên tất cả các
bề mặt của chuồng. Cuối cùng, phun formol và đóng kín cửa một ngày trước khi
đưa heo mới vào.
 

8
 


Bảng 2.3 Cách sử dụng thuốc sát trùng trong trại
Tên thuốc
sát trùng
Omnicide

Tỉ lệ pha nước

Mục đích sử dụng sát trùng

1:200
(1ml thuốc/ 200ml nước)
1:400

(1ml thuốc/ 400ml nước)

Phun sát trùng chuồng không có heo

1:1600
(1ml thuốc/ 1600ml
nước)
1:3200
(1ml thuốc/ 3200ml
nước)
Vôi
1:10
NaOH
1:30
(1kg/ 30 lít nước)
Formol
1:100
(1 lít/ 100 lít nước)
Chlorine
3-5g/ 1000 lít nước
Quy trình tiêm phòng

Phun sát trùng xung quanh trại, ngâm
quần áo, dụng cụ thú y, dụng cụ chăn
nuôi, chậu nhúng chân ra vào trại, sát
trùng xe ở cổng trước khi vào trại…
Phun sát trùng định kỳ chuồng có heo, đổ
thuốc vào nước dàn mát (đối với trại có
dịch)
Phun tắm sát trùng người trước khi vào

trại.
Quét chuồng để chuẩn bị đưa heo mới vào
Vệ sinh chuồng, ngâm đan nhựa sau khi
xuất heo để chuẩn bị rửa chuồng
Phun sát trùng chuồng trống trước khi đưa
heo mới vào
Xử lý nước trước khi cho heo uống

Đàn heo của trại được tiêm phòng theo quy trình được trình bày ở Bảng 2.4.
 

9
 


Bảng 2.4 Quy trình tiêm phòng
Loại heo
Hậu bị

Thời gian
Vào trại 2 tuần

Tên vaccine
Porcilis parvo

Phòng bệnh
Sẩy thai truyền
nhiễm

Vào trại 3 tuần


Porcilis Begonia

Giả dại

Vào trại 4 tuần

Coglapest
Aftopor
Mycoplasma
hyoneumoniae
Bacterin Vaccine
Ingelvac
Porcilis parvo
Porcilis Begonia

Dịch tả
Lở mồm long móng
Viêm phổi

Vào trại 5 tuần
Vào trại 6 tuần

Nái mang
thai

Coglapest
E. coli
Aftopor
E. coli


PRRS
Sẩy thai truyền
nhiễm
Giả dại
Dịch tả
E. coli
Lở mồm long móng
E. coli

Định kì vào tháng 4
và tháng 8 trong
năm

Porcilis Begonia

Giả dại

Nhập trại 2 tuần

Porcilis Begonia

Giả dại

Nhập trại 3 tuần

Ingelvac

PRRS


Nhập trại 4 tuần

Coglapest
Aftopor
Porcilis Begonia
Aftopor

Dịch tả
Lở mồm long móng
Giả dại
Lở mồm long móng

Định kì vào tháng 8
trong năm( sau khi
tiêm AD và FMD 1
tuần)

Coglapest

Dịch tả

14 ngày tuổi

Mycoplasma
Hyoneumoniae
Bacterin Vaccine
Coglapest

Viêm phổi


Mang thai 10 tuần
Mang thai 12 tuần
Mang thai 14 tuần

Heo nọc

Định kì vào tháng 4,
8, 12 trong năm

Heo con

21 ngày tuổi

10
 

Dịch tả


2.1.7.5 Xử lý chất thải
Phân được thu gom, cho vào bao, chở ra nhà phân vào cuối ngày. Sau đó bán
để làm phân bón.
Nhau và xác heo con được thu gom và xử lý bằng hầm hủy heo.
Nước thải chăn nuôi được xử lý bằng hệ thống ao hồ xử lý chất thải.
2.2 TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ NÁI SINH SẢN
2.2.1 Sự thành thục và động dục
2.2.1.1 Sự thành thục
Sự thành thục được tính từ ngày nái được sinh ra cho đến khi nái được phối
giống lần đầu tiên.
Theo Võ Văn Ninh (2003), lần động dục đầu tiên của heo nái thường có thể

không rõ trên một số con, nhưng nói chung có ít trứng rụng, do đó người chăn nuôi
chỉ ghi nhận để dễ phát hiện chu kỳ động dục sắp tới.
Hiệu quả kinh tế cao khi heo có tuổi thành thục sinh sản sớm ngoài các biện
pháp liên quan đến dinh dưỡng cần phải chú ý đến vấn đề cải thiện giống sẽ rút
ngắn tuổi thành thục sinh dục.
Theo Lê Xuân Cương (1982), một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục
sinh dục là:
Yếu tố giống: mỗi một giống đều có tuổi thành thục sinh dục khác nhau
nhưng thường những giống có khả năng sinh sản tốt thì tuổi thành thục sinh dục
sớm hơn.
Chế độ dinh dưỡng: heo hậu bị được nuôi dưỡng với chế độ dinh dưỡng hợp
lý thì tuổi thành thục sinh dục sớm để tăng khả năng sinh sản của heo nái và tăng số
con đẻ ra trong năm.
Yếu tố bệnh lý: trong giai đoạn phát triển của heo hậu bị đặc biệt từ giai
đoạn 5,5 – 7,5 tháng tuổi nếu heo hậu bị mắc bệnh sẽ ảnh hưởng đến tuổi động dục.
Stress là yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến thành thục sinh dục của heo
nái.
Tuy nhiên, do sự thành thục về tầm vóc thường diễn ra chậm hơn sự thành

11
 


thục về giới tính nên khi heo thành thục về giới tính, cơ thể vẫn còn tiếp tục phát
triển. Nếu phối giống cho heo cái ngay ở lần lên giống đầu tiên thì khi heo có chửa
dưỡng chất sẽ được ưu tiên cho sự phát triển của bào thai dẫn đến thiếu dinh dưỡng
cho cơ thể mẹ, và sự phát triển của bào thai cũng bị ảnh hưởng. Kết quả là mẹ yếu,
con nhỏ và yếu, thời gian sử dụng của con cái bị rút ngắn. Ngoài ra, khung xương
chậu chưa phát triển hoàn toàn, còn nhỏ và hẹp dẫn đến đẻ khó, số trứng rụng trong
lần lên giống đầu tiên ít.

2.2.1.2 Chu kì động dục
Sự thay đổi về mặt sinh lý và có tính chu kì xảy ra trên thú cái khi đã thành
thục. Toàn bộ tiến trình sinh lý bắt đầu từ lần lên giống này đến lần lên giống kế
tiếp gọi là chu kì lên giống. Ở heo, chu kì lên giống kéo dài từ 19-23 ngày (trung
bình là 21 ngày).
Hypothalamus
LRF

(-)

Tử cung

FRF
Tuyến yên

prostaglandin
Rụng trứng

LH
Chín mùi

Sự hủy hoàng thể
(-)

FSH
Nang noãn phát triển
và kích thích tế bào
tạo Estrogen

Tạo hoàng thể


Progesteron
(+)

Lượng Estrogen rất cao được
giải phóng

(+): Kích thích
(-): Ức chế

Làm xuất hiện và duy trì các đặc
điểm sinh dục thứ cấp

Sơ đồ 2.2 Kích thích tố điều khiển chu kì lên giống (Nguyễn Hữu Lộc, 2001).

12
 


Chu kì lên giống chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: dinh dưỡng, nhiệt độ,
pheromone, tình trạng sức khỏe… ngoài ra khi thú mắc bệnh đường sinh dục hay
viêm nhiễm cũng có thể kéo dài thời gian lên giống trở lại.
2.2.2 Sự mang thai
Heo cái sau khi phối giống 21 ngày mà không có dấu hiệu động dục trở lại là
xem như đã đậu thai. Thời gian mang thai trung bình là 114 ngày (có thể dao động
vài ngày).
Người ta chia thai kì thành 3 giai đoạn dựa vào sự phát triển của thai:
+ Giai đoạn 1 (16 ngày đầu sau khi phối): trứng được thụ tinh, hình thành
hợp tử, các hợp tử di chuyển từ ống dẫn trứng tới sừng tử cung. Đây là giai đoạn rất
quan trọng, ảnh hưởng đến số con sinh ra. Các trường hợp chết phôi thường xảy ra

trong giai đoạn này.
+ Giai đoạn 2 (từ 17 ngày – 32 ngày sau khi phối): nhau thai được hình thành
cùng với sự hình thành của khung xương và các cơ quan.
+ Giai đoạn 3 (từ 33 ngày đến 114 ngày): các cơ quan đã hình thành tiếp tục
phát triển nhanh về kích thước và khối lượng, bộ xương được cốt hóa, phát triển
răng, da và lông. Đây là giai đoạn tăng nhanh về trọng lượng của thai, ảnh hưởng
trực tiếp đến trọng lượng sơ sinh của heo con.
2.2.3 Sự sinh đẻ
Heo nái chuẩn bị sinh thường có các biểu hiện đi đứng không yên, bồn chồn,
lo lắng, kêu la. Xung quanh âm hộ sưng đỏ, tiết dịch nhầy, bầu vú căng sữa. Heo nái
thường sinh vào ban đêm và sinh nhiều con trong một lứa đẻ.
Theo Nguyễn Văn Thành (2004), quá trình sinh đẻ diễn ra gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị: cơ quan sinh dục sung huyết mô liên kết nhũ huyết
và đường sinh dục cương lên, âm hộ trương mọng, các dây chằng giãn ra. Các
biến đổi này là tác động của estrogen. Heo mẹ sẽ có những biểu hiện bồn chồn
kêu la làm ổ.

13
 


Giai đoạn giãn tử cung: sự co thắt bắt đầu từ phần sừng tử cung, co thắt
đẩy bào thai về hướng tử cung và đi vào âm đạo, đến âm môn. Tại đây bọc nước
ối vỡ ra thời gian này kéo dài nhiều giờ.
Giai đoạn trục thai: sự co thắt cơ tử cung và thành bụng vẫn tiếp tục cùng
sự hỗ trợ của oxytoxin làm giãn các dây chằng, nới rộng xương chậu và đường
sinh dục để đẩy bào thai ra ngoài.
Theo Trần Thị Dân (2003), sự sinh đẻ thường chia làm 3 giai đoạn:
Tử cung co bóp để đẩy thai và bọc nước đến cổ tử cung giai đoạn này kéo
dài từ 2- 12 giờ.

Giai đoạn trục bào thai khi cổ tử cung giãn ra. Một phần bào thai đi qua
cổ tử cung vào âm đạo, đồng thời một hoặc cả hai bọc nước vỡ ra khơi mào cho
phản xạ làm các cơ của thành bụng co bóp. Phản xạ co cơ bụng còn do sự hiện
diện của một phần thân thể thú con trong âm đạo và trong âm môn thú mẹ. Co
bóp của tử cung và của thành bụng đẩy bào thai ra ngoài.
Giai đoạn trục nhau thai, thường xảy ra ngay khi sinh. Thông thường
nhau thai được bài xuất ra ngoài một khoảng thời gian ngắn sau khi sinh nhưng
có thể đi kèm thú con hoặc trong vài trường hợp lại được tống ra ngoài bào thai.
2.2.4 Sự tiết sữa
Trước khi sinh 15 phút, heo nái có biểu hiện tiết sữa. Vì thế, sau khi heo con
được sinh ra thì heo nái đã có khả năng tiết sữa cho heo con bú liền. Trong giai
đoạn mang thai, sự phát triển của bầu vú cũng như quá trình tạo sữa đã được xảy ra
trước. Tất cả quá trình tạo sữa và tiết sữa đều được sự điều tiết của thần kinh và thể
dịch. Các yếu tố tham gia vào sự khơi mào và duy trì tiết sữa bao gồm:

14
 


×