HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA THÚ Y
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG TRÊN ĐÀN LỢN CON
THEO MẸ TẠI TRẠI CHĂN NI HỒNG THỊ THÁI TÂN YÊN,
BẮC GIANG VÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
Mã sinh viên : 575097
HÀ NỘI – 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA THÚ Y
NHẬT KÝ THỰC TẬP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG TRÊN ĐÀN LỢN CON
THEO MẸ TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HOÀNG THỊ THÁI TÂN YÊN,
BẮC GIANG VÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ
Sv thực hiện
: NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
Mã sinh viên
: 575097
Lớp
: K57-TYA
Giáo viên hướng dẫn
: TS. VŨ NHƯ QUÁN
Bộ môn
: Ngoại - Sản
HÀ NỘI – 2016
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ tận tình, sự đóng góp q báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết tôi xin gửi cảm ơn sâu sắc tới tồn thể các Thầy Cơ trong
khoa Thú y đã trang bị cho tơi những kiến thức bổ ích và quý báu trong suốt
thời gian học tập vừa qua.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Như Quán bộ môn Ngoại –
Sản, khoa thú y, trường Học viện Nơng ngiệp Việt Nam đã tận tình chỉ bảo và
hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực tập để hồn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chủ trại chăn ni bác Hồng Thị Thái, ban lãnh
đạo cùng tồn thể cơng nhân tại trại chăn ni Hồng Thị Thái, Tân Yên, Bắc
Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực tập tốt
nghiệp của mình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn gia đình, bạn bè ln động viên, giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập cũng như hồn thành khóa luận.
Bản thân tơi tự nhận thấy mình cịn nhiều hạn chế về kiến thức và thời
gian thực tập có hạn nên tơi nên khóa luận sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Tơi kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của q Thầy Cơ cùng
tồn thể các bạn để tơi có thể bổ sung, nâng cao kiến thức của bản thân mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tân n, ngày 29 tháng 11 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Huyền
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................
MỤC LỤC........................................................................................................
DANH MỤC BẢNG........................................................................................
DANH MỤC HÌNH........................................................................................
Phần I: MỞ ĐẦU.............................................................................................
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................................3
Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................
2.1. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG.........................................................................4
2.2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG................................................................4
2.2.1. Do điều kiện thời tiết,khí hậu..................................................................4
2.2.2. Do chăm sóc ni dưỡng,thức ăn............................................................5
2.2.3. Do vi khuẩn.............................................................................................7
2.2.4. Do virus...................................................................................................9
2.2.5. Do kí sinh trùng.....................................................................................10
2.2.6. Do độc tố nấm mốc...............................................................................11
2.2.7. Do một số đặc điểm sinh lý của lợn con...............................................11
a. Đặc điểm tiêu hố của lợn con....................................................................11
b. Đặc điểm thích ứng và khả năng điều tiết thân nhiệt..................................12
c. Khả năng đáp ứng miễn dịch.......................................................................13
d. Hệ vi sinh vật đường ruột ở lợn con............................................................14
2.3. CƠ CHẾ GÂY BỆNH................................................................................................................17
2.4. TRIỆU CHỨNG.......................................................................................18
ii
2.5. BỆNH TÍCH.............................................................................................19
2.6. BIỆN PHÁP PHỊNG VÀ TRỊ BỆNH.....................................................19
Phần III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................
3.1. ĐỐI TƯỢNG..........................................................................................................................24
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................................................24
3.3. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU..................................................................................................24
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................24
3.4.1. Điều tra dựa vào số liệu được sự cung cấp của chủ trại và qua sự quan
sát theo dõi trực tiếp trong thời gian tham gia thực tập tại trại chăn nuôi,số
liệu được ghi chép lại một cách cẩn thận,chi tiết,trung thực...........................24
3.4.2. Chẩn đoán bệnh lợn con phân trắng dựa vào đặc điểm dịch tễ học và
theo dõi triệu chứng lâm sàng và bệnh tích khi mổ khám gia súc chết...........24
3.4.3. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị......................................................25
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................26
Phần IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................
4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NI CỦA TRANG TRẠI.............................................................................27
4.1.1. Giới thiệu chung về trại chăn ni........................................................27
4.1.2. Tình hình chăn ni lợn........................................................................29
4.1.3. Cơng tác vệ sinh phịng bệnh................................................................29
4.1.4. Một số bệnh thường gặp tai trại chăn ni............................................31
4.2 . TÌNH HÌNH MẮC BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG TẠI TRANG TRẠI.........................................35
4.2.1. Tình hình mắc bệnh Lợn con phân trắng qua một số năm gần đây.......35
4.2.2. Tình hình mắc bệnh theo các dãy chuồng ni.....................................36
4.2.3. Tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng qua 4 tháng cuối năm 2016. . .37
4.2.4. Tình hình mắc bệnh Lợn con phân trắng theo lứa tuổi.........................40
4.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THỬ NGHIỆM..........................................................................................43
iii
48
48
Một số hình ảnh Lợn con phân trắng, phân dính vào mơng và khoeo,
con vật gầy cịm, xù lơng...................................................................
49
49
50
Một số hình ảnh về cơng tác vệ sinh trong trại, phun sát trùng, sịt
gầm dội vôi.........................................................................................
51
Phần V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................
5.1. Kết luận.................................................................................................................................52
5.2. kiến nghị...............................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm các phác đồ điều trị bệnh lợn con phân trắng............25
Bảng 4.1: Cơ cấu đàn của trang trại.................................................................................29
Bảng 4.2: Quy trình tiêm phòng vaccine..........................................................................31
Bảng 4.3. Một số bệnh thường gặp ở đàn lợn con theo mẹ............................................32
Bảng 4.4. Một số bệnh thường gặp trên lợn nái..............................................................33
Bảng 4.5. Tình hình mắc bệnh Lợn con phân trắng qua một số năm gần đây..................35
Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh theo các dãy chuồng ni................................................37
Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng qua 4 tháng cuối năm 2016..............38
Bảng 4.8: Tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng theo lứa tuổi.....................................40
Bảng 4.9. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh.....................................................................................44
Bảng 4.10. Tỷ lệ chết sau điều trị.....................................................................................45
Bảng 4.11. Tỷ lệ tái phát sau điều trị................................................................................46
Bảng 4.12. Tỷ lệ còi cọc sau điều trị.................................................................................46
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ mắc qua một số năm gần đây..................................36
Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ mắc theo dãy chuồng ni.......................................37
.....................................................................................................................................38
Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng theo tháng................38
Hình 4.4. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng theo lứa tuổi.............41
Hình 4.5. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ chết sau điều trị.......................................................45
Hình 4.6. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tái phát sau điều trị..................................................46
Hình 4.7: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ còi cọc sau điều trị...................................................47
vi
Phần I: MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với đặc điểm là một đất nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số là
nông dân. Đất nước được hưởng nhiều điều kiện thuận lợi từ tự nhiên,nơi có
những con người chăm chỉ, cần cù và sáng tạo trong lao động đang từng ngày
tạo ra cho nền nông nghiệp việt nam một diện mạo mới với những bước nhảy
vọt đáng khâm phục.
Hòa theo sự phát triển của các ngành kinh tế thì hiện chăn ni cũng là
một trong những ngành đang có xu hướng phát triển vượt bậc. Chăn nuôi là
một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nguồn cung cấp thực phẩm
chủ yếu cho người dân. Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho người nông dân
tăng thu nhập, giải quyết được nhiều vấn đề về công ăn việc làm cho người
lao động.
Đã có nhiều chương trình đẩy mạnh chăn ni phát triển như: sind hóa
đàn bị, nạc hóa đàn lợn, chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, từ những mô hình
VAC đến quy mơ trang trại chăn ni tập trung lớn,…
Ở nước ta khi nói đến chăn ni khơng thể không nhắc đến ngành chăn
nuôi lợn, hiện nay đang rất phổ biến và trở thành yếu tố quan trọng để phát
triển kinh tế của các hộ gia đình nơng nghiệp và các trang trại. Chăn ni lợn
đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong cơ cấu ngành chăn nuôi, đã và đang
đặc biệt được quan tâm và đầu tư từ quy mơ chăn ni hộ gia đình nhỏ lẻ đến
các trang trại quy mô lớn, tập trung, công tác giống, thức ăn, thú y cũng
không ngừng được nâng cao, chất lượng đàn lợn khơng ngừng được cải thiện
với mục đích đẩy ngành chăn nuôi lợn trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
trong cơ cấu ngành chăn ni nói riêng và phát triển cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa nói chung.
Bằng những kinh nghiệm trong kĩ thuật chăn nuôi lợn hiều quả, áp dụng
1
nhiều mơ hình chăn ni với diện tích lớn, đầu tư cao mà tình hình chăn ni
lợn này càng có hướng chuyển biến rõ rệt. Năng xuất cao, doanh thu lớn nên
ngành chăn nuôi ngày càng phát triển và chú trọng.
Đi cùng những lợi ích kinh tế vẫn cịn rất nhiều vấn đề nan giải xuất
hiện trong đó có tình hình dịch bệnh, nó như là một thách thức với ngành
chăn ni. Mặc dù cơng tác phịng chống dịch bệnh cho vật nuôi luôn được
quan tâm chú trọng, nhưng vẫn luôn gặp phải những rủi ro, dịch bệnh vẫn xảy
ra, mầm bệnh ngày càng đa dạng và nguy hiểm hơn, gây ra những tổn thất lớn
cho người chăn nuôi, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả
chăn nuôi. Ở đàn lợn nái hay mắc một số bệnh sinh sản phổ biến như : viêm
tử cung, viêm vú,… Đối với lợn thịt thì phổ biến bệnh viêm phổi, viêm da, tụ
huyết trùng , lở mồm long móng,… Còn đối với đàn lợn con theo mẹ, nổi trội
hơn cả và là vấn đề nan giải hiện nay tại các trang trại là bệnh lợn con phân
trắng. ở giai đoạn này bộ máy tiêu hóa của lợn con chưa phát triển hoàn thiện,
hơn nữa sức đề kháng với bệnh tật lại kém. Đây là bệnh truyền nhiễm gây tiêu
chảy ở một số con hoặc cả đàn.Bệnh xảy ra lúc ồ ạt, lúc lẻ tẻ tùy thuộc vào
các yếu tố như chăm sóc, ni dưỡng, thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, vệ
sinh chuồng trại kém , chất lượng sữa mẹ và nhiều nguyên nhân khác gây ra
nên công tác phịng và trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Hậu quả của bệnh làm
cho lợn con còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ chết cao từ đó ảnh hưởng đến cả số lượng
và chất lượng con giống, kéo theo hiệu quả kinh tế giảm, chi phí sử dụng cho
cơng tác thú y tăng cao
Xuất phát từ thực tiễn trên, để đóng góp phần nào nâng cao hiệu quả
trong ngành chăn nuôi, hạn chế bệnh tật xảy ra, đặc biệt là bệnh lợn con phân
trắng tại trại chăn nuôi, đồng thời tìm ra loại thuốc điều trị có hiệu quả cao.
Được sự đồng ý của Khoa Thú y – Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam,
dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Vũ Như Quán và sự giúp đỡ của trại lợn
2
Hồng Thị Thái, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài: “ khảo sát tình hình
bệnh lợn con phân trắng trên đàn lợn con theo mẹ tại trại chăn ni
Hồng Thị Thái,Tân Yên,Bắc Giang và thử nghiệm điều trị”
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu tình hình chăn ni, cơng tác vệ sinh,thú y, phòng và trị bệnh
tại trại chăn ni Hồng Thị Thái.
Theo dõi thực tế tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng tại trang trại.
Ứng dụng thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh lợn con phân trắng.
3
Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG
Trong ngành chăn nuôi lợn, đặc biệt là chăn nuôi lợn nái sinh sản một
trong những bệnh thường xuyên gặp là bệnh Lợn con phân trắng với tỷ lệ mắc
và tỷ lệ chết cao gây tốn kém trong việc phong và điều trị. Bệnh gây thiệt hại
không nhỏ cho ngành chăn nuôi, làm giảm tăng trọng, lợn con dễ bị suy kiệt
và chết.
Bệnh Lợn Con Phân Trắng là bệnh kém tiêu hóa của dạ dày và ruột ở
gia súc non, một trong những bệnh khá phổ biến ở lợn con theo mẹ từ sơ sinh
đến 45 ngày tuổi nhưng nghiêm trọng hơn ở giai đoạn từ 1-21 ngày tuổi .
Bệnh thường xảy ra quanh năm, không theo mùa vụ (Đào Trọng Đạt và
cộng sự, 1996). Tùy theo thời tiết, điều kiện chăm sóc, vệ sinh. Tuy nhiên, ở
nước ta bệnh thường xảy ra nhiều vào vụ hè thu và đơng xn, khi thời tiết có
mưa phùn hay mưa lớn, những ngày có độ ẩm cao, thời tiết thay đổi đột ngột,
nóng lạnh thất thường làm cho lợn con khơng kịp thích nghi với mơi trường.
Bệnh lợn con phân trắng đã có từ rất lâu và ngày càng phổ biến ở các
trang trại chăn nuôi tập trung và nông hộ. Ngày nay với sự phát triển của
KHKT bệnh đã được khắc phục phần nào nhưng chưa thể loại trừ hoàn toàn
nên vẫn gây ra nhiều thiệt hại cho chăn nuôi tập trung.
2.2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG
2.2.1. Do điều kiện thời tiết,khí hậu
Trong các yếu tố về khí hậu thì quan trọng nhất vẫn là độ ẩm và nhiệt
độ. Độ ẩm thích hợp cho lợn con vào khoảng 75-85%. Do đó, trong những
tháng mưa nhiều thì số lượng lợn con phân trắng tăng rõ rệt, có khi tới 90100% tồn đàn. Vì vậy, việc làm khô chuồng là vô cùng quan trọng. Nền
chuồng ẩm thấp khó thốt nước trong mùa nóng bức làm bệnh phân trắng dễ
phát sinh.
4
Năm 1981, Phạm Khắc Hiếu, Sử An Ninh và cộng sự cho rằng nguyên
nhân phát sinh bệnh lợn con phân trắng có liên quan chặt chẽ đến phản ứng
thích nghi của cơ thể đối với các yếu tố stress biểu hiện qua sự biến động về
hàm lượng một số thành phần trong máu như đường huyết, cholesterol, sắt,
kali, natri.
Theo các tác giả Đào Trọng Đạt, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng
(1996), khi lợn con ra khỏi bụng mẹ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của mơi trường
như nóng, lạnh, mưa, hanh khô, ẩm thấp thất thường, do cơ thể lợn con chưa
phát triển hồn chỉnh nên các phản ứng thích nghi và bảo vệ rất yếu, vì vậy
khi thời tiết thay đổi đột ngột, lợn con dễ bị cảm lạnh, đó cũng là điều kiện
thuận lợi để bệnh phân trắng phát triển.
Khi độ ẩm chuồng ni dưới 60% thì bệnh Lợn con phân trắng giảm rõ
rệt, nên vệ sinh chuồng trại là yếu tố quyết định trực tiếp đến sức khoẻ của
lợn con. Vệ sinh tốt sẽ làm tăng khả năng miễn dịch không đặc hiệu của lợn.
Chế độ nhiệt phù hợp là một khâu rất quan trọng trong phòng bệnh. Ở
khu chuồng dành cho lợn nái mang thai nhiệt độ ln đảm bảo thích hợp từ
26-28 0C,khu chuồng đẻ sử dụng bóng đền và ổ úm để đảm bảo nhiệt độ cho
lợn con mới sinh từ 32-36 0C,sau mỗi tuần giảm 1 0C.
2.2.2. Do chăm sóc ni dưỡng,thức ăn
Do lợn con mới sinh đặc điểm thích nghi cịn kém, các cơ quan chức
năng nhất là cơ quan tiêu hoá chưa phát triền đầy đủ vì vậy nếu yếu tố dinh
dưỡng không tốt, không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng, cung cấp tốt nhất cho vật nuôi mới sinh.
Khi lợn con ở giai đoạn theo mẹ thì sự ảnh hưởng của sữa mẹ tới sự sinh
trưởng và phát triển của lợn con là rất lớn. Chính trong giai đoạn này, tình
trạng sức khoẻ của lợn mẹ, chế độ nuôi dưỡng lợn mẹ là những yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa mẹ. Nếu sữa mẹ xấu thì dễ gây rối loạn tiêu
hố cho lợn con, từ đó phát sinh bệnh lợn con phân trắng.
5
Giai đoạn sơ sinh, lợn con do chưa hoàn thiện về mặt giải phẫu sinh lý
nên q trình tiêu hố và hơ hấp cịn kém nên chúng ta phải cung cấp đầy đủ
các thành phần dinh dưỡng cho lợn mẹ để phục vụ cho quá trình tạo sữa tốt,
đặc biệt là sữa đầu. Mặt khác, lợn con có cường độ trao đổi chất và năng
lượng cao. Sau khi sinh ra khỏi cơ thể mẹ, nguồn năng lượng từ mẹ bị mất đột
ngột làm thân nhiệt lợn con giảm xuống còn 36,7-37,1 oC. Do đó, sau khi sinh
lợn con được bú sữa đầu và úm 8-12 giờ sau thân nhiệt lợn con sẽ tăng dần sau
đó ổn định. Bú sữa đầu giúp giữ thân nhiệt lợn con ổn định; vì vậy, những con
khơng được bú sữa đầu và úm thì sự mất là một trong những nguyên nhân gây
bệnh Lợn con phân trắng. Theo một số tài liệu, lợn sơ sinh khơng được bú sữa
đầu trong vịng 24-36 giờ rất dễ mắc bệnh phân trắng do không được nhận
kháng thể từ sữa mẹ (IgA, IgM, IgG), do vậy sữa đầu có chức năng tạo sự miễn
dịch cao. Vitamin A trong sữa đầu cao hơn rất nhiều so với sữa thường:
Vitamin A cao gấp 4 lần,vitamin D cao gấp 5 lần, vitamin B,C cao gấp 1,5-2
lần sữa thường. Trong sữa đầu có MgSO4 làm nhiệm vụ tẩy rửa các chất cặn
bã trong đường tiêu hoá của lợn sơ sinh, làm tăng nhu động ruột, tăng q trình
tiêu hố. Đặc biệt, trong sữa đầu có hàm lượng kháng thể γ globulin mà trong
sữa thường khơng có. Vì vậy, cần cho lợn con sơ sinh bú sữa đầu đầy đủ để
cung cấp lượng kháng thể đầy đủ chống lại sự xâm nhiễm của các vi khuẩn gây
bệnh đồng thời tăng sức đề kháng của cơ thể.
Ngồi ra, trong q trình chăm sóc ni dưỡng cần chú ý không cho nái
đẻ ăn nhiều thức ăn tinh hoặc thức ăn có nhiều chất béo, nó làm tăng mỡ sữa,
đây cũng là một trong những nguyên nhân sinh bệnh vì sữa đó khó tiêu khơng
thích hợp với khả năng tiêu hoá của lợn con. Nên cần phải bổ sung thức ăn có
chứa nguyên tố vi lượng và đủ chất dinh dưỡng để phục vụ cho cơ thể mẹ và
sự phát triển bình thường của bào thai và con non sau sinh.
Bakhtin A.G (1956), nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do vệ sinh chồng
trại, chăm sóc quản lý kém, thức ăn thiếu chất dinh dưỡng.
6
Theo Purvis G.M và cộng sự (1985), cho rằng phương thức cho ăn
không phù hợp là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở lợn.
Với lợn nái sau đẻ bị sát nhau, đang nuôi con bị viêm vú hoặc mắc một
số bệnh khác đều làm cho chất lượng sữa thay đổi. Nếu trong sữa mẹ mang
trùng sẽ truyền sang cho lợn con qua sữa và gây rối loạn tiêu hoá.
2.2.3. Do vi khuẩn
Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến, quan trọng nhất và được chú ý nhiều
nhất.
Trong điều kiện bình thường, giữa hệ vi khuẩn đường ruột và vật chủ ở
trạng thái cân bằng, ổn định, cùng tồn tại có lợi cho cơ thể vật chủ. Tuy
nhiên, khi có các tác nhân bất lợi từ ngoại cảnh hay bên trong đường tiêu
hố tác động thì trạng thái cân bằng sẽ bị phá vỡ dẫn đến loạn khuẩn, và
một số vi khuẩn có hại sẽ nhân cơ hội nhân lên về số lượng, tăng cường
độc lực và gây bệnh.
Họ vi khuẩn đường ruột có vai trị nhất định trong q trình gây ra bệnh
phân trắng lợn con. Nhiều tác giả,nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã
đưa ra kết luận nguyên nhân bệnh có vai trị quan trọng của E. coli,
Salmonella và Clostridium.
Trực khuẩn E. Coli là một nguyên nhân quan trọng nhất được rất nhiều
nhà khoa học trong nước và thế giới công nhận. Người ta đã chứng minh
được vai trò nguyên phát của E. coli trong bệnh Lợn con phân trắng. Bình
thường E. coli cư trú ở phần sau của ruột, ít khi ở dạ dày hay ở phía trước ruột
non của động vật. Trong các phủ tạng cũng có thể phân lập được E.coli nhưng
thường ở giai đoạn cuối của bệnh (Nguyễn Thị Nội,1986).
E. coli là một trực khuẩn, hình gậy ngắn, kích thước 2-3 x 0,6
micromet, bắt màu Gram (-), sống hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ tiện, có thể
sinh trưởng ở nhiệt độ từ 5-40 0C, nhiệt độ thích hợp là 37 0C, pH thích
hợp 7,2-7,4.
7
Lê Văn Tạo và cộng sự (1993), đã phân lập từ phân của lợn con mắc
bệnh phân trắng được 75 chủng E.coli thuộc 13 serotype kháng nguyên là O11,
O55, O124,… cũng theo tác giả bệnh thường xảy ra ở lợn con đặc biệt là lợn con
sơ sinh từ 1-21 ngày tuổi, tập trung chủ yếu trong 10 ngày đầu,có con mắc rất
sớm ngay sau sinh 2-3 giờ, bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, khí hậu
rét, mưa nhiều, độ ẩm cao. Bệnh hay xảy ra ở các đàn lợn nái đẻ lứa đầu, lợn
mẹ chửa không được chăm sóc đầy đủ, chuồng trại chăn ni mất vệ sinh, vi
khuẩn E. coli có sẵn trong ruột hoặc cảm nhiễm từ ngồi vào gặp điều kiện
thích hợp tiếp nhận được các yếu tố gây bệnh. Đầu tiên, vi khuẩn sẽ bám dính
vào tế bào nhung mao ruột non bằng kháng nguyên bám dính rồi xâm nhập
vào và cư trú ở thành ruột non. Vi khuẩn phát triển, nhân lên, sản sinh độc tố
đường ruột, phá huỷ tổ chức thành ruột, làm thay đổi cân bằng trao đổi muối
nước, chất điện giải. Nước không được hấp thu từ ruột vào mà rút nước từ cơ
thể tập trung vào ruột và dạ dày, sữa khơng tiêu bị đóng vón sinh ra tiêu chảy,
phân có màu trắng.
Khả năng xảy ra bệnh trong một đàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Do bản thân gia súc non.
+ Do gia súc mẹ.
+ Do ngoại cảnh
Các serotype E. coli thường phân lập từ bệnh phẩm lợn con bị bệnh
phân trắng là O, khi trong đàn bị bệnh nếu khơng can thiệp kịp thời thì tỉ lệ
chết cao tới 60-90% , đặc biệt lợn con mắc bệnh vào tuần tuổi đầu. Những lợn
con khỏi bệnh thường còi cọc, chậm phát triển, ni kém hiệu quả.
Ngồi ngun nhân do vi khuẩn E. coli cịn có sự tham gia của các loại
vi khuẩn khác như Salmonella và Proteus, Streptococcus,…
Theo Sokol và cộng sự (1981), cho rằng vi khuẩn E. coli có vai trị
cộng sinh thường trực trong đường ruột trở thành vi khuẩn gây bệnh là vì
trong quá trình sống , cá thể vi khuẩn tiếp nhận được các yếu tố gây bệnh mà
8
theo ơng đó là các yếu tố gây dung huyết (HY), yếu tố cạnh tranh (Col), yếu
tố bám dính (K88,K99), độc tố đường ruột (Enterotoxin), yếu tố kháng kháng
sinh R. Các yếu tố gây bệnh này không được truyền qua AND của
chromosome mà di truyền bằng AND nằm ngoài chromosome được gọi là
plasmid, qua hiện tượng trao đổi di truyền bằng tiếp hợp. Chính nhờ các yếu
tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn bám dính vào tế bào nhung mao ruột
non, từ đó gây dung huyết, nhiễm độc huyết.
2.2.4. Do virus
Virus là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy ở
lợn. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và đưa ra kết luận về vai trò của một số virus
trong quá trình gây bệnh như Rotavirus, TGE, Enterovirus,Parvovirus,… các
virus nhân lên về số lượng trong tế bào nhung mao ruột non, phá huỷ cấu trúc
tế bào và làm cụt nhung mao. Khi đó, tế bào hấp thu bình thường nhung mao
bị phá huỷ và được thay thế tạm thời bằng các tuyến, tế bào bài tiết và tế bào
chưa trưởng thành.
Nicanxki V.V (1986), đã phân lập được Coronavirus hình cầu gây bệnh
viêm dạ dày ruột ở lợn con theo mẹ là bệnh lợn con phân trắng.
Một số tác giả cũng đã cho rằng Rotavirus và Coronavirus gây bệnh
tiêu chảy chủ yếu cho lợn con trong giai đoạn theo mẹ,với các triệu chứng
tiêu chảy cấp tính, nơn mửa, mất nước nhanh với tỉ lệ mắc và chết rất cao.
- Bệnh do Rotavirus
Bệnh tiêu chảy do Rotavirua thường xảy ra ở lợn đang bú từ 1 đến 6
tuần tuổi và cao nhất ở lợn khoảng 3 tuần tuổi. Nguyên nhân có thể do lúc 3
tuần tuổi lượng kháng thể ở sữa mẹ cùng với lợn vừa tập ăn đã tạo điều kiện
cho bệnh xảy ra.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là con đi ra phân màu trắng hoặc vàng,
phân lỏng như nước, sau đó vài giờ hoặc 1 ngày thì phân sẽ đặc hơn và có
dạng như kem rồi keo quánh trước khi trở lại bình thường.
9
Lợn tiêu chảy gầy sút rõ rệt, lông xù. Sau khi khỏi bệnh, lợn còi cọc,
chậm lớn, biếng ăn; còn lợn lớn khơng có biểu hiện lâm sàng (Đào Trọng Đại
và cộng sự,1995).
Bệnh tích: Thành ruột mỏng, dạ dày chứa các cục sữa màu hơi vàng,lổn
nhổn, không tiêu, mùi chua (Nikkonxki,1986).
- Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) của lợn do 1 lồi virus
cũng thuộc nhóm Coronavirus gây ra. Virus xuất hiện năm 1935 ở Mỹ và
được mô tả lần đầu tiền vào năm 1946 tại Châu Á (Nikonxi,1986).
TGE gây viêm dạ dày truyền nhiễm ở lợn, là một bệnh có tính truyền
nhiễm cao,triệu chứng điển hình là nơn mửa, tiêu chảy nghiêm trọng. Bệnh
thường xảy ra ở các cơ sở chăn nuôi tập trung khi thời tiết lạnh, lây lan nhanh
trong trại. Lợn mọi lứa tuổi đều cảm nhiễm, mức độ trầm trọng của bệnh tuỳ
thuộc vào lứa tuổi của lợn.
2.2.5. Do kí sinh trùng
Một trong những nguyên nhân gây nên tiêu chảy ở lợn có sự đóng góp
của kí sinh trùng trong đường tiêu hố. Chúng cướp chất dinh dưỡng, tác
động lên cơ thể vật chủ thông qua những độc tố do chúng tiết ra gây trúng
độc. Mặt khác, kí sinh trùng cịn gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá là
tiền đề phát sinh những bệnh khác đặc biệt là gây viêm ruột tiêu chảy.
Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2009), lợn con từ 1-4 tuần tuổi
thường nhiễm cầu trùng và phát bệnh cao hơn lợn trưởng thành. Đặc biệt, lợn
từ 1-10 ngày tuổi bị nhiễm cầu trùng có tỷ lệ chết cao 20-40%.
Lợn bị tiêu chảy có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao hơn so với lợn không bị
tiêu chảy. Sự tăng rõ rệt và mức độ nhiễm cầu trùng ở lợn tiêu chảy so với lợn
khoẻ đã phần nào cho thấy cầu trùng cũng là một trong những nguyên nhân
làm lợn bị nhiễm tiêu chảy. Cầu trùng kí sinh ở niêm mạc ruột lợn gây tổn
thương niêm mạc ruột, viêm ruột dẫn đến tiêu chảy.
10
2.2.6. Do độc tố nấm mốc
Nấm mốc rất dễ xâm nhập vào thức ăn từ khi còn là nguyên liệu đến khi
ra sản phẩm nếu như khâu bảo quản hay chế biến không đảm bảo đúng yêu
cầu kĩ thuật và vệ sinh. Một số lồi như Aspergilus,Penicilin,… có khả năng
sản sinh nhiều độc tố nhưng quan trọng nhất là nhóm độc tố aflatoxin. Độc tố
aflatoxin gây độc cho người và gia súc. Đối với lợn, thường bỏ ăn, thiếu máu,
vàng da, ỉa chảy ra máu. Nếu trong khẩu phần ăn có 500-700g aflatoxin/kg
thức ăn sẽ làm cho lợn con chậm lớn, còi cọc, giảm sức đề kháng với các
bệnh truyền nhiễm khác.
2.2.7. Do một số đặc điểm sinh lý của lợn con
Ở lợn con do cấu tạo cũng như chức năng của các cơ quan bộ phận
trong cơ thể, chức năng của hệ thống thần kinh, thể dịch chưa hoàn thiện và
ổn định, sự thích ứng của lợn con với môi trường và điều kiện ngoại cảnh
kém do vậy lợn con rất dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh đặc biệt là
giai đoạn lợn con theo mẹ từ lúc sơ sinh đến 21 ngày tuổi làm phát sinh một
số bệnh trong đó có bệnh Lợn con phân trắng. Đó cũng là một trong số những
nguyên nhân gây ra bệnh. Hiểu rõ về các đặc điểm sinh lý của lợn con giúp
cho người chăn ni có những biện pháp tốt để hạn chế hậu quả cũng như loại
trừ bệnh xảy ra.
a. Đặc điểm tiêu hoá của lợn con
Sau khi sinh, ở lợn con chức năng tiêu hoá của dạ dày còn hạn chế, dễ
gây rối loạn trao đổi chất. Lợn con mới sinh ra sống nhờ vào sữa mẹ, sau khi
cai sữa cơ thể lợn trải qua một quá trình thay đổi khơng ngừng về hình thái,
cấu tạo và sinh lý của ống tiêu hố để thích ứng với điều kiện mới.
Mới sơ sinh đã có 4 răng nanh và 4 răng cửa nên có khả năng tự nhai,
gặm, la liếm thức ăn từ khi còn rất nhỏ. Đến 10 ngày tuổi, dung tích dạ dày
tăng gấp 3 lần so với lúc mới đẻ và 20 ngày tuổi đã chứa được 0,2 lít. Dịch vị
tiết ra tương ứng với sự phát triển của dạ dày (Nguyễn Văn Hiền, 2002).
11
Hệ thống enzim tiêu hóa trong dạ dày chưa hồn chỉnh, enzim trong
dịch vị có từ khi lợn con mới đẻ, nhưng trước 20 ngày tuổi chưa thấy khả năng
tiêu hóa thực tế, giai đoạn này gọi là giai đoạn thích ứng cần thiết tự nhiên giúp
cơ thể thẩm thấu được các kháng thể miễn dịch trong sữa đầu của lợn mẹ. Dịch
vị khơng có hoạt tính phân giải protein mà chỉ có hoạt tính làm vón sữa, albumin
và globulin được chuyển xuống ruột để thẩm thấu vào máu. Tuy nhiên, lợn con
trên 14 - 16 ngày tuổi tình trạng thiếu HCl ở dạ dày khơng cịn là sự cần thiết
cho sinh lý bình thường nữa (Đào Trọng Đạt và cộng sự, 1986).
Theo A – Vkovashiki cho rằng ở giai đoạn chưa trưởng thành dạ dày
lợn con chưa có axit HCl tự do nên tác dụng diệt khuẩn của dạ dày chưa cao
và khả năng tiêu hóa của dạ dày ruột ở mức độ thấp. Đây là nguyên nhân hết
sức quan trọng quyết định sự hình thành bệnh Lợn con phân trắng.
Lợn con trước một tháng tuôi trong dịch vị khơng có HCl tự do vì
lượng HCl tiết ra ít và nhanh chóng liên kết với dịch nhày. Việc sản sinh HCl
tự do trong dịch vị dạ dày là không đáng kể nên khơng hoạt hóa được men
pepsin, sữa mẹ khơng tiêu hóa hết sẽ bị đơng vón dưới dạng casein gây rối
loạn tiêu hóa, tiêu chảy phân màu trắng (màu casein chưa được tiêu hóa) và
sữa cũng chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh ở dạ
dày, ruột lợn con (Trần Văn Cừ và cộng sự, 1975)
Sau 20 ngày lượng sữa mẹ giảm dần trong khi nhu cầu của lợn con tăng
lên. Vì vậy, lợn con rất dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng. Để khắc phục tình
trạng này cần tập cho lợn con tập ăn sớm để bổ sung thêm chất dinh dưỡng,
có tác dụng kích thích tăng tiết dịch, tăng hàm lượng HCl và men tiêu hóa; sự
phát triển của dạ dày và ruột để đáp ứng kịp thời với chế độ sau cai sữa.
b. Đặc điểm thích ứng và khả năng điều tiết thân nhiệt
Sự thích ứng của lợn con khi thay đổi môi trường sống là rất kém. Đặc
biệt ở giai đoạn lợn con chuyển từ môi trường sống trong bụng mẹ ra mơi
trường bên ngồi, từ ăn sữa mẹ đến chế độ tập ăn sớm. Hơn nữa, sự thiếu
12
hoàn chỉnh về chức năng của các cơ quan nội tạng, nhất là bộ máy tiêu hoá,
liên quan mật thiết đến sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi hoặc có hại trong
ruột và sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh tật.
Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con rất kém, do đó rất nhạy cảm
với sự thay đổi của khí hậu bên ngồi. Khi mới sinh lợn con phải tự thiết lập
để thích ứng với mơi trường bên ngồi, khơng thể nhờ vào cân bằng nhiệt
lượng của cơ thể mẹ như trong giai đoạn bào thai. Vỏ não và các trung tâm
điều tiết thân nhiệt của lợn con chưa hồn chỉnh nên khơng kịch thích ứng với
sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. Mặt khác lớp mỡ dưới da còn mỏng,
lượng mỡ và glycogen dự trữ còn thấp nên khả năng cung cấp năng lượng để
chống rét hạn chế, lớp lông thưa nên khả năng giữ nhiệt kém. Khả năng điều
chỉnh thân nhiệt khác nhau ở lợn con là do mức độ phát triển khác nhau của
mô mỡ ở từng cá thể, từng loại gia súc (Đào Trọng Đạt và cộng sự, 1986).
Lợn con có nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Tốc độ sinh trưởng của gia súc
non rất nhanh, trong vòng 10 đến 14 ngày, thể trọng tăng gấp 1,3 lần; sau 2
tháng tuổi khối lượng lợn con có thể tăng 14 đến 15 lần so với sơ sinh. Nếu
sữa mẹ không đảm bảo đủ chất lượng, trong khẩu phần ăn thiếu đạm, sự sinh
trưởng của cơ thể sẽ bị chậm hoặc ngừng lại, khả năng chống đỡ bệnh tật rất
kém nên cơ thể dễ bị nhiễm bệnh.
c. Khả năng đáp ứng miễn dịch
Lợn con mới sinh ra hầu như chưa có kháng thể, lượng kháng thể được
tăng rất nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu, cho nên khả năng miễn dịch
của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu
được từ sữa mẹ.
Trong sữa đầu của lợn mẹ hàm lượng protein rất cao, những ngày đầu
mới đẻ hàm lượng protein trong sữa chiếm 18-19%, trong đó lượng γ –
globulin chiếm số lượng khá lớn 34-35%, γ – globulin có tác dụng tạo sức đề
kháng cho lợn con nên sữa đầu có vai trò rất quan trọng đối với khả năng
miễn dịch của lợn.
13
Nên cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt vì γ – globulin được hấp
thu bằng con đường ẩm bào, phân tử γ – globulin có khả năng thẩm qua thành
ruột non tốt nhất trong 24 giờ đầu sau khi đẻ và giảm đi rất nhanh theo thời gian.
Lợn con sau 20-25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể.
Nên nếu không được ăn sữa đầu thì sức đề kháng rất kém và dễ mắc bệnh.
Một trong những yếu tố cũng rất quan trọng là thiếu sắt, thiếu sắt dẫn đến
thiếu máu do thiếu hàm lượng hemoglobin dẫn đến hạn chế việc sản xuất
kháng thể. Theo Trần Minh Hùng và cộng sự (1983), nhu cầu sắt của lợn con
cần 6-7 mg/ngày để tạo hồng cầu mà lượng sắt ở sữa mẹ chỉ cung cấp được 11,5 mg/ngày. Vì vậy việc bổ sung sắt là cần thiết trong chăn nuôi lợn nhằm
tăng trọng nhanh, hạn chế được hội chứng tiêu chảy ở lợn con đặc biệt trong
bệnh Lợn con phân trắng.
d. Hệ vi sinh vật đường ruột ở lợn con
Ở trạng thái sinh lý bình thường, giữa cơ thể vật chủ và hệ vi sinh vật
trong đường tiêu hố cũng như giữa các lồi vi sinh vật trong khu hệ vi sinh
vật với nhau luôn luôn ở trạng thái cân bằng (Nguyễn Thị Nội, 1986), sự cân
bằng này là cần thiết cho sức khoẻ của vật chủ. Trong đường tiêu hóa của lợn
có rất nhiều vi sinh vật cư trú, chúng giữ chức năng nhất định trong q trình
tiêu hóa và có vai trị sinh lý quan trọng đối với cơ thể
Ở gia súc trưởng thành, trong đường ruột có hệ vi sinh vật có lợi thường
trực cộng sinh có khả năng khống chế sự xâm nhập và nhân lên của các loài vi
sinh vật khác lạ từ mơi trường bên ngồi, đồng thời tham gia vào q trình
tiêu hố hấp thu. Trong đường ruột của gia súc non, hệ vi sinh có lợi chưa
hình thành hoặc hình thành nhưng khơng ổn định, chức năng tiêu hố chưa
thành thục, mơi trường sống, điều kiện ngoại cảnh, chăm sóc khơng tốt,
khơng đảm bảo u cầu vệ sinh đều là những yếu tố gây hại đối với gia súc
non,tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, vi sinh vật gây
bệnh dễ dàng xâm nhập và gây bệnh đường ruột cho gia súc non.
14
Hệ vi sinh vật đường ruột bao gồm hai nhóm lớn:
- Nhóm vi khuẩn lai vãng là nhóm vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua
đường thức ăn, nước uống bao gồm: Staphylococcus spp, Streptococcus spp,
Bacillus subtylic,… Ngoài ra trong đường tiêu hóa của lợn cịn có cả trực
khuẩn yếm khí gây thối rữa: Clostridium perfringens, Bacillus fasobacterium,
…
- Nhóm vi khuẩn định cư vĩnh viễn: Nhóm này thích ứng với mơi
trường của đường tiêu hóa và trở thành vi khuẩn thường trực gồm: E. coli,
Salmonella, Shigella, Proteus,…
Nhóm vi khuẩn định cư vĩnh viễn chủ yếu thuộc nhóm vi khuẩn đường
ruột Enterobacteriaceae. Enterobacteriaceae là một họ vi khuẩn lớn bao gồm
các vi khuẩn Gram (-) sống trong đường tiêu hóa của người và gia súc, tồn tai
ở trong phân, rác, đất hoặc trong thực vật. Đại diện có E. coli, Salmonella,
Shigella, Proteus, Klebsiella.
+ Escherichia coli (E. coli) là vi khuẩn tồn tại trong đường tiêu hóa của
người và gia súc, gia cầm. Đây là loại vi khuẩn rất phổ biến, chúng có mặt ở
mọi nơi, mọi chỗ khi có điều kiện thuận lợi thì các chủng E. coli trở lên
cường độc gây bệnh cho gia súc, gia cầm. Cấu trúc kháng nguyên của E. coli
rất phức tạp. Hiện nay người ta đã xác định E. coli có khoảng 170 serotyp
kháng nguyên O, 89 serotyp kháng nguyên K, 56 serotyp kháng nguyên H và
sự phát triển nhanh chóng số lượng các kháng nguyên F
+ Salmonella là một trực khuẩn đường ruột. Ở điều kiện bình thường
chúng khơng gây bệnh mà có vai trị góp phần giữ cân bằng hệ vi sinh vật đường
tiêu hóa. Khi sức đè kháng của cơ thể giảm sút, vi khuẩn mới xâm nhập vào một
số cơ quan nội tạng gây bệnh. Vi khuẩn có 3 loại kháng nguyên: O, H, K. Có 2
loại độc tố là nội độc tố và ngoại độc tố. Trong đó nội độc tố rất mạnh, gây hoại
tử, xuất huyết ruột, trúng độc thần kinh, hôn mê, co giật.
+ Shigella là trực khuẩn Gram (-) khơng có khả năng di động, cư trú tại
15
ruột già và là một trong các tác nhân gây viêm dạ dày – ruột.
+ Proteus thường ký sinh ở đường ruột, bình thường với số lượng ít
khơng gây bệnh. Khi có yếu tố bất lợi tác động làm cho sức đề kháng của cơ
thể giảm thì vi khuẩn sẽ trỗi dậy gây bệnh và gây tổn thương tại nơi cư trú.
+ Klebsiella là vi khuẩn không di động, không hình thành nha bào,
thường sinh giáp mơ và sản sinh niêm dịch
Cho đến nay nhiều công bố nghiên cứu khoa học đã cho biết nguyên
nhân gây tiêu chảy ở gia súc non gồm 3 loại chính là E. coli, Salmonella spp,
Clostridium perfrigens. Trong hệ vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn E. coli là phổ
biến nhất và chúng xuất hiện sớm trong đường ruột của người, động vật sơ
sinh ( sau khi sinh khoảng 2 giờ), thường ở phần sau của ruột,ít khi ở dạ dày
hay ruột non, đơi khi cịn thấy ở niêm mạc của nhiều bộ phận trong cơ thể
(Nguyễn Như Thanh, 2001).
Clostridium perfrigens typ C gây bệnh viêm ruột hoại tử cho lợn ở lứa
tuổi 1 đến 14 ngày tuổi, đặc biệt xảy ra trầm trọng ở 1 đến 7 ngày tuổi, tỷ lệ
chết cao (50%), bệnh lây nhiễm qua phân.
Tiêu chảy ở lợn con do Salmonella cholerasuis gây ra thường thể hiện ở
2 dạng là bại huyết và thần kinh. Khi mổ khám chúng ta thấy có hiện tượng
viêm ruột hoại tử có xuất huyết ở ruột, màng treo ruột, viêm màng ruột, đoạn
trước trực tràng phình to.
Theo Nguyễn Như Thanh và cộng sự (2001) thì bệnh phân trắng lợn
con là một hội chứng hay nói cách khác là một trạng thái lâm sàng rất đa
dạng, đặc biệt là dạng viêm dạ dày ruột, tiêu chảy và gầy sút nhanh. Tác nhân
gây bệnh chủ yếu là E. coli, ngồi ra có sự tham gia của Salmonella và vai trò
thứ yếu là Proteus, Streptococcus. Bệnh xảy ra quanh năm ở những nơi tập
trung nhiều gia súc, bệnh thường phát mạnh từ mùa đông sang mùa hè (tháng
11 đến tháng 5) đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột (từ oi bức chuyển sang
mưa rào, từ khô ẩm chuyển sang rét). Tỷ lệ mắc bệnh tới 50% và tỷ lệ chết tới
16
30- 45% (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Niconxki V.V. (1986) bệnh do trực khuẩn E. coli gây ra là một bệnh
truyền nhiễm cấp tính của lợn con. Khoảng 20-25% lợn con chết trong những
ngày sơ sinh do E. coli gây nên, đôi khi tỷ lệ chết lên đến 100%.
Năm 1992, Fairbrother J.M và cộng sự cho biết độc tố Enterotoxin do
E. coli sinh ra Enterotoxinogenic Escherichia coli (ETEC) gây tiêu chảy trầm
trọng cho lợn sơ sinh từ 1 – 4 ngày tuổi.
2.3. CƠ CHẾ GÂY BỆNH
Theo Lê Văn Tạo (2006), khi gặp những điều kiện bất lợi như thời tiết
thay đổi, độ ẩm cao, vệ sinh kém,… vi khuẩn E. coli có sẵn trong đường ruột
hoặc cảm nhiễm từ ngoài vào gặp điều kiện thích hợp và tiếp nhận các yếu tố
gây bệnh trở thành nguyên nhân gây bệnh.
Các tác nhân bệnh lý tác động vào đường tiêu hóa gây tổn thương niêm
mạc ruột, tổ chức lông nhung, dạ dày giảm tiết dịch vị, nồng độ HCl giảm , làm
giảm khả năng diệt trùng và khả năng tiêu hóa protein,ảnh hưởng đến trao đổi
chất và tuần hoàn vách ruột. Khi độ kiềm trong đường tiêu hóa tăng cao tạo điều
kiện cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh, làm thối rữa các chất chứa trong
đường ruột, lên men sinh hơi các thức ăn thừa trong đường tiêu hóa sản sinh ra
nhiều chất độc. Những sản phẩm trên kích thích vào niêm mạc ruột làm tăng nhu
động, tăng tiết dịch con vật sinh ra ỉa chảy. Nếu bệnh kéo dài con vật mất nước
gây nên rối loạn trao đổi chất trong cơ thể như trúng độc toan, mất cân bằng các
chất điện giải làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn, con vật có thể chết.
Theo Trần Cừ (1972), lợn con theo mẹ,đặc biết loại dưới 21 ngày tuổi
có sự mâu thuẫn gay gắt giữa quy luất sinh trưởng và tăng trọng rất nhanh với
sự chưa hồn thiện của bộ máy tiêu hố,thần kinh. Những ngày đầu hầu như
lượng axit HCl tự do trong dạ dày khơng có,dẫn tới khả năng tiêu hố sữa mẹ
của lợn con kém,giảm sự đề kháng phòng bệnh của lợn con.
Theo Phạm Khắc Hiếu (1979), bệnh Lợn con phân trắng có liên quan
17