Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ THÀNH PHẦN HÓA HỌC NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
********************

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ THÀNH PHẦN
HÓA HỌC NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Họ và tên sinh viên: TRẦN TRƯỜNG AN
Lớp

: DH08TA

Ngành

: Chăn Nuôi

Niên khóa

: 2008-2012

Tháng 8/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
********************


TRẦN TRƯỜNG AN

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ THÀNH PHẦN
HÓA HỌC NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi chuyên ngành
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 8/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Trần Trường An
Tên luận văn: “Chương trình quản lý thành phần hóa học nguyên liệu
thức ăn chăn nuôi”.
Đã hoàn thành luận văn đúng theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và
các ý kiến nhận xét và đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn
Nuôi – Thú Y, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM ngày 16 và 17 tháng 8
năm 2012.
Giáo viên hướng dẫn

TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

ii



LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM với sự dạy bảo
của quý Thầy Cô đã giúp em tiếp thu được rất nhiều kiến thức. Với vốn kiến thức
tiếp thu được trong quá trình học không những là nền tảng cho quá trình nghiên cứu
đề tài mà còn là hành trang quý báu giúp để em tự tin bước vào đời. Để có được
thành công như ngày hôm nay, cho em gửi lời cảm ơn chân thành đến:

- Cha Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ em nên người.
- Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tạo điều
kiện để em có một môi trường học tập và nghiên cứu thật tốt.

- Toàn thể quý thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt cho em biết bao kiến thức quý báu.
- Đặc biệt, em xin chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy
Dương Duy Đồng đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kinh nghiệm trong quá trình học
tập tại trường cũng như trong quá trình thực hiện đề tài.

- Cảm ơn tất cả bạn bè đã cùng em học tập, động viên và giúp đỡ em hoàn thành
tốt đề tài này.
Cuối lời em xin kính chúc quý thầy cô thật nhiều sức khỏe để tiếp tục là người
chèo lái con thuyền đưa chúng em đến bến bờ tri thức. Xin chúc cho các bạn thành
công trong công việc tương lai và hạnh phúc trong cuộc sống.
Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng cũng
khó có thể tránh khỏi những sai xót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và tận
tình chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

Trần Trường An

iii



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu: “Chương trình quản lý thành phần hóa học nguyên liệu
thức ăn chăn nuôi”. Đề tài được tiến hành tại Khoa Chăn Nuôi - Thú Y Trường
Đại Học Nông Lâm TP.HCM. Thời gian thực hiện từ 09/02/2012 đến 25/05/2012.
Xây dựng một hệ thống quản lý thành phần hóa học nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
với cơ sở dữ liệu của hơn 500 loại nguyên liệu khác nhau, giúp người dùng có thể
tra cứu thông tin của một nguyên liệu bất kỳ có trong hệ thống một cách nhanh
chóng về các thành phần hóa học của chúng. Đồng thời, người dùng có thể tương
tác với chương trình bằng các chức năng thêm, xóa, sửa tên cũng như chỉ tiêu dinh
dưỡng của một nguyên liệu nào đó bất kỳ. Ngoài ra chương trình còn cung cấp thêm
cho người dùng một công cụ tính toán công thức thức ăn có sẵn.

iv


MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA........................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................... vii
Chương 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích yêu cầu............................................................................................... 2
1.3 Giới hạn của đề tài ............................................................................................. 3
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 4

2.1 Khái niệm về thức ăn chăn nuôi ......................................................................... 4
2.2 Nhu cầu truy cập dữ liệu thức ăn chăn nuôi ....................................................... 4
2.3 Các thành phần hóa học của thức ăn người ta quan tâm ..................................... 5
2.3.1 Vật chất khô (DM – Dry matter) ..................................................................... 5
2.3.2 Năng lượng ..................................................................................................... 5
2.3.3 Đạm thô (CP – Crude Protein) ....................................................................... 5
2.3.4 Lipid thô (EE – Ether Extract) ........................................................................ 6
2.3.5 Xơ thô (CF – Crude Fibre) .............................................................................. 6
2.3.6 Khoáng tổng số (Ash- Total Ash) ................................................................... 6
2.3.7 Canxi (Ca – Calcium) ..................................................................................... 6
2.3.8 Phospho (P) .................................................................................................... 7
2.4 Các nguồn cung cấp dữ liệu thức ăn thường được tham khảo ............................ 7
2.4.1 Đặc điểm của phần mềm AminoDat................................................................ 7
2.4.2 Đặc điểm phần mềm EvaPig ........................................................................... 8
2.5 Đặc điểm của một cơ sở dữ liệu thức ăn chăn nuôi ........................................... 8
2.6 Hiện trạng cơ sở dữ liệu thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam ..................................... 9

v


Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP..................................................... 10
3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện ....................................................................... 10
3.1.1 Địa điểm ....................................................................................................... 10
3.1.2 Thời gian ...................................................................................................... 10
3.2 Phương tiện thực hiện ...................................................................................... 10
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 10
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................................ 10
3.3.2 Phương pháp tiến hành ................................................................................. 10
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 13
4.1 Kết quả đạt được ......................................................................................... 13

4.2 Giới thiệu về chương trình ............................................................................... 13
4.3 Mô tả các chức năng của chương trình ............................................................. 14
4.3.1 Các chức năng chính ..................................................................................... 14
4.3.2 Các chức năng phụ........................................................................................ 20
4.4 Đặc tả các tác nhân của hệ thống ..................................................................... 22
4.4.1 Các tác nhân tham gia hệ thống .................................................................... 22
4.4.2 Chức năng cụ thể của từng tác nhân trong hệ thống ...................................... 22
4.5 Đặc tả chức năng hệ thống ............................................................................... 23
4.5.1 Người dùng chung ........................................................................................ 23
4.5.2 Người quản trị .............................................................................................. 28
4.6 Cài đặt chương trình ........................................................................................ 35
4.6.1 Cấu trúc của chương trình ............................................................................. 35
4.6.2 Hướng dẫn cài đặt chương trình QL Thuc An 1.1 ......................................... 35
4.7 Yêu cầu đối với người sử dụng ........................................................................ 39
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 40
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 40
5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 41
5.3 Hạn chế của đề tài............................................................................................ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 42

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 3.1: Mô hình hóa cơ sở dữ liệu..................................................................... 11
Hình 3.2: Mô hình hóa chức năng của chương trình ............................................. 12
Hình 4.1: Giao diện chính của chương trình ......................................................... 14
Hình 4.2: Form xem thành phần hóa học nguyên liệu thức ăn ............................... 15
Hình 4.3: Form xem thành phần hóa học nguyên liệu thức ăn dạng chi tiết........... 16

Hình 4.4: Hộp thoại thông báo người dùng cần phải đăng nhập hệ thống.............. 17
Hình 4.5: Form đăng nhập hệ thống...................................................................... 17
Hình 4.6: Hộp thoại thông báo đăng nhập thành công ........................................... 17
Hình 4.7: Hộp thoại thông báo đăng nhập không thành công ............................... 18
Hình 4.8: Form cập nhật nguyên liệu .................................................................... 18
Hình 4.9: Form tính toán khẩu phần ..................................................................... 20
Hình 4.10: Chức năng tìm kiếm theo tên nguyên liệu ........................................... 20
Hình 4.11: Xuất ra file OneNote ........................................................................... 21
Hình 4.12: Xuất ra file Excel ................................................................................ 22
Hình 4.13: Sơ đồ mô tả chức năng sử dụng của người dùng chung ....................... 23
Hình 4.16: Form tính toán khẩu phần thức ăn ....................................................... 26
Hình 4.17: Hộp thoại thông báo tổng tỷ lệ nhập vào phải đủ 100% ....................... 27
Hình 4.20: Màn hình đăng nhập............................................................................ 29
Hình 4.21: Thông báo đăng nhập thành công ........................................................ 29
Hình 4.22: Thông báo đăng nhập không thành công ............................................. 29
Hình 4.23: Thông báo trùng tên nguyên liệu ......................................................... 30
Hình 4.24: Thêm, xóa, sửa nguyên liệu................................................................. 32
Hình 4.25: Cảnh báo xóa ...................................................................................... 32
Hình 4.27: Đổi mật khẩu đăng nhập ..................................................................... 34
Hình 4.28: Màn hình hệ thống sau khi đăng xuất .................................................. 34

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi ở nước ta là một trong những ngành có thế mạnh, góp phần
rất lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Để duy trì và phát huy thế mạnh đó
thì các nhà chăn nuôi phải có sự liên kết chặt chẽ yếu tố có liên quan hỗ trợ lẫn nhau

như con giống, kỹ thuật, thức ăn, công tác thú y, hệ thống chuồng trại v.v… Trong
những các yếu tố đó thì thức ăn là yếu tố rất quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế
cho ngành chăn nuôi của chúng ta.
Vậy để có được những khẩu phần thức ăn đạt hiệu quả kinh tế cao. Thì các
nhà dinh dưỡng động vật phải xây dựng được những công thức thức ăn sao cho phù
hợp với các đối tượng vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của
chúng. Muốn có được những công thức tối ưu đó. Các nhà dinh dưỡng đã trải qua
quá trình nghiên cứu, phân tích thành phần hóa học của các nguyên thực liệu và thí
nghiệm thực tế trên đối tượng vật nuôi, từ đó đúc kết được những số liệu về chỉ tiêu
dinh dưỡng của các nguyên thực liệu một cách chính xác và phù hợp. Khi đã có
được những số liệu phân tích rồi thì chúng ta cần phải chú ý đến khâu lưu trữ số liệu
thành phần hóa học của các nguyên thực liệu. Mà lưu giữ như thế nào mang tính
khoa học và giúp cho mọi người đều có thể tra tìm và sử dụng được. Đây chính là
vấn đề tôi muốn đề cập đến ở đề tài này .
Qua quá trình tôi thực tập ở nhà máy thức ăn thủy sản Domyfeed Đồng Tháp.
Tôi được biết thông lệ, phòng phân tích trong nhà máy làm công việc phân tích
hàng ngày rồi lưu lại trong bảng tính Excel đến khi muốn tìm kiếm hoặc lấy số liệu
trung bình hàng ngày đưa vào phần mềm tính công thức cũng hơi khó khăn. Tôi

1


thấy các anh làm mất nhiều thời gian, nhọc nhằn, phức tạp, hiệu suất công việc
không cao. Từ thực tế đó, có một chương trình quản lý việc lưu trữ số liệu khi cần
xem hoặc xuất ra để đối chiếu sẽ giúp các phòng phân tích của những nhà máy chế
biến thức ăn vừa và nhỏ như nhà máy Domyfeed hay những trang trại chăn nuôi
nhỏ có nhu cầu tự tổ hợp khẩu phần tại trại, sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian trong
khâu lưu trữ số liệu về thành phần hóa học của các nguyên thực liệu, tìm kiếm
thông tin về nguyên liệu một cách nhanh chóng, dễ dàng và khoa học mà ai cũng có
thể sử dụng được do phần mềm có giao diện toàn bộ đều là tiếng Việt. Qua đó,

mang lại hiệu suất cao trong công việc, tiết kiệm chi phí sản xuất và nguồn nhân
lực.
Từ thực tế trên, được sự đồng ý của Bộ môn Dinh Dưỡng, Khoa Chăn Nuôi –
Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM dưới sự hướng dẫn của TS. Dương
Duy Đồng, chúng tôi tiến hành đề tài: “CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ THÀNH
PHẦN HÓA HỌC NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI”
1.2 Mục đích yêu cầu
¾

Mục đích

- Tạo một cơ sơ dữ liệu lưu trữ thành phần hóa học nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi, giúp người dùng tra cứu các chỉ tiêu dinh dưỡng có trong các nguyên liệu thức
ăn.

- Thêm, xóa, sửa các chỉ tiêu dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
- Tính toán khẩu phần công thức thức ăn có sẵn cho từng đối tượng vật nuôi
theo từng giai đoạn phát triển.
¾

Yêu cầu

- Thu thập số liệu về thành phần hóa học của các nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi từ các phần mềm như Brill, Aminodat để xây dựng một cơ sở dữ liệu hoàn
chỉnh cho chương trình.

- Tạo các bảng dữ liệu và mối quan hệ giữa các bảng để nhập số liệu vào cơ sở
dữ liệu của chương trình.

2



- Thiết kế các giao diện chính của chương trình, các form chức năng, tab dữ
liệu, nút lệnh để người dùng thao tác.

- Viết mã lệnh để điều khiển các nút lệnh, các tab dữ liệu của chương trình.
1.3 Giới hạn của đề tài
Với kiến thức về lập trình còn hạn hẹp và thời gian hạn chế công với nguồn tài
liệu hiện có, đề tài chỉ giới hạn tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu để cung cấp cho
dùng dùng chức năng xem thành phần hóa học của nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là
chủ yếu, không đi sâu phần thuật toán để thực hiện được những bài toán phức tạp
như một phần mềm viết công thức thức ăn, chỉ dừng lại ở việc thực hiện phép toán
cơ bản để xác định được với một tỷ lệ sử dụng mà người dùng mong muốn thì một
thực liệu sẽ cung cấp cho họ những giá trị dinh dưỡng cần thiết để người dùng tự
trộn một công thức đơn giản phù hợp với các đối tượng vật nuôi trong từng giai
đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Khái niệm về thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi là những nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, động vật, vi
sinh vật , công nghệ hóa học, sinh học và một số khoáng chất…, những sản phẩm
này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật, đồng thời nó phải phù hợp
với đặc tính sinh lý sinh hóa và cấu tạo của bộ máy tiêu hóa để con vật có thể ăn
được và sống, sinh trưởng, phát triển, sinh sản và sản xuất một cách bình thường
trong thời gian dài. (Dương Thanh Liêm và cs, 2006).
2.2 Nhu cầu truy cập dữ liệu thức ăn chăn nuôi


- Đối với trại chăn nuôi họ cần truy cập dữ liệu về thức ăn để tự tổ hợp khẩu
phần thức ăn cho đối tượng vật nuôi của họ. Xuất phát từ nhu cầu đó họ cần có
những dữ liệu chính xác về thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu thức ăn để
có được một khẩu phần chính xác, có hiệu quả về mặt kinh tế.

- Đối với nhà máy thức ăn họ cần truy cập dữ liệu về thức ăn để thành lập
những công thức, so sánh đối chiếu sự khác biệt giữa các thành phần hóa học của
nguyên liệu đầu vào, cũng như đối chiếu giữa các lần phân tích nguyên liệu ở nhà
máy với nhau để so sánh chất lượng nguyên liệu sau mỗi lần phân tích định kỳ.
Ngoài ra, họ có thể tư vấn phương pháp xây dựng khẩu phần thức ăn tự trộn cho các
trại chăn nuôi là khách hàng của họ.

- Đối với các bạn sinh viên đang theo học ngành chăn nuôi có thể truy cập tìm
hiểu về các nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi để thực hành tổ hợp khẩu phần
ngay trên giảng đường từ đó đúc kết được những kinh nghiệm sau này ra trường có
thể ứng dụng vào thực tế công việc.

4


2.3 Các thành phần hóa học của thức ăn người ta quan tâm
Vật chất khô, đạm thô, xơ thô, béo thô, khoáng tổng số, canxi, phospho.
2.3.1 Vật chất khô (DM – Dry matter)
Vật chất khô liên quan đến độ ẩm của nguyên liệu, vật chất khô càng lớn thì
độ ẩm càng thấp nguyên liệu thức ăn ít bị nấm mốc ảnh hưởng đến chất lượng
nguyên liệu đảm bảo sức khỏe cho con thú khi ăn vào.
2.3.2 Năng lượng
Giá trị năng lượng (thành phần hoặc chế độ ăn) được thể hiện như năng lượng
thô (GE), năng lượng tiêu hóa (DE), năng lượng trao đổi (ME) và năng lượng thuần

(NE).
2.3.3 Đạm thô (CP – Crude Protein)
Tất cả các chất chứa N trong thức ăn được gọi chung là protein thô (crude
protein), bao gồm protein thuần hay còn gọi là protein thực (true protein) và chất
chứa N không phải là protein (NPN). Protein tham gia cấu trúc tế bào đơn vị của sự
sống. Cấu tạo nên chất xúc tác sinh học, chất điều khiển sinh học như enzyme,
hormone, tế bào thần kinh để điều khiển mọi hoạt động sống trong cơ thể. Cấu tạo
nên hệ thống đệm giữ pH ổn định, hệ thống vận chuyển, dịch gian bào. Cấu tạo nên
các chất kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu. Cấu tạo nên thông tin di truyền, chủ
yếu là các nucleprotein DNA. Cấu tạo hệ thống tế bào sinh dục để thực hiện chức
năng sinh sản duy trì nòi giống. Khi protein chuyển hóa, phân giải sẽ cung cấp năng
lượng tương đương với năng lượng của tinh bột. Protein cũng chuyển hóa thành các
chất khác cung cấp cho cơ thể. Protein đảm bảo cho thú sinh trưởng lớn lên bình
thường. Protein là nguyên liệu tạo nên các san phẩm chăn nuôi nhu thịt, sữa, trứng,
lông, len…(Dương Thanh Liêm và cs, 2006).
Với tầm quan trọng như thế, protein được các nhà dinh dưỡng động vật cũng
như nhà chăn nuôi luôn quan tâm đến giá trị protein trong nguyên liệu thức ăn, trên
cơ sở đó họ có thể tổ hợp được những khẩu phần thức ăn phù hợp với nhu cầu của
từng đối tượng vật nuôi.

5


2.3.4 Lipid thô (EE – Ether Extract)
Chất béo thô là hợp chất hữu cơ đa chức, gồm các lipid chứa glycerid và các
lipid không chứa glycerid. Chất béo có độ nhớt cao, không tan trong nước, tan trong
các dung môi hữu cơ như ether, chloroform, benzene, rượu nóng. Các lipid được tạo
nên từ C, H và O nhưng chúng có thể chứa các nguyên tố khác như P và N. Chất
béo là nguồn cung cấp năng lượng cao cho gia súc gia cầm. chất béo cũng là một
dung môi hữu cơ để hòa tan các vitamin như vitamin A, D, E, K. chất béo làm tăng

khẩu vị thức ăn cho thú, làm giảm độ bụi của thức ăn. Chất béo còn có tác dụng bôi
trơn khi thú nuốt. (Dương Thanh Liêm và cs, 2006).
Vì vậy việc cân bằng chất béo trong khẩu phần thức ăn của vật nuôi cũng là
điều cần phải quan tâm.
2.3.5 Xơ thô (CF – Crude Fibre)
Chất xơ khô trong khẩu phần bao gồm nhiều loại, người ta chia ra làm hai
nhóm chính, đó là Non Starch Polysaccharides (NSP- đường không phải là tinh bột)
và lignin. Chất xơ cung cấp một phần dinh dưỡng cho thú nhai lại, là chất độn tạo
nên khối lượng, tạo nên khuôn phân, chống tao bón, kích thích nhu động co bóp của
ống tiêu hóa, đối với vật nuôi hậu bị giống thì chất xơ có tác dụng kích thích sự phát
triển dung tích của ống tiêu hóa, đối với gia cầm thì chất xơ còn có tác dụng hạn chế
sự cắn mổ ăn lông, ăn thịt lẫn nhau, han chế ăn chất độn chuồng. (Dương Thanh
Liêm và cs, 2006).
2.3.6 Khoáng tổng số (Ash- Total Ash)
Là khi đốt mẫu thức ăn ở 500 – 550 oC trong 3 – 4 giờ thì thu được tro hay còn
gọi là chất khoáng. Tùy theo loại nguyên liệu mà tỉ lệ khoáng có thể bị thay đổi.
Mẫu thức ăn sau khi đốt ở nhiệt độ cao (500-550 oC), chất hữu cơ sẽ bị phân
hủy hết, chất vô cơ còn lại là khoáng toàn phần hay còn gọi là chất tro.
2.3.7 Canxi (Ca – Calcium)
Canxi là một trong những chất khoáng đa lượng cần thiết trong khẩu phần
thức ăn của vật nuôi. Là chất hoạt hóa một số enzyme như trypsin, thrombokinase.
Có vai trò trong hoạt động thần kinh. Giữ ổn định hệ thống keo colloid. Phát huy tác

6


dụng tương hỗ về đặc tính kết dính giữa màng tế bào và các chất bên trong tế bào.
Tạo ra bộ xương vững chắc cho cơ thể động vật. (Dương Thanh Liêm và cs, 2006).
2.3.8 Phospho (P)
Phospho phân bố ở phần mềm cơ thể khá nhiều 16-20%. Phospho tham gia

cấu trúc bộ xương, cấu tạo các hợp chất hữu cơ quan trọng như phospholipid,
phosphoprotein, acid nucleic. Phospho còn tham gia cấu tạo các enzyme của các
hợp chất hữu cơ như ATP. (Dương Thanh Liêm và cs, 2006).
2.4 Các nguồn cung cấp dữ liệu thức ăn thường được tham khảo
NRC, Aminodat, Evapig.
2.4.1 Đặc điểm của phần mềm AminoDat
AMINODat ® 4.0, cơ sở dữ liệu của các axit amin toàn diện nhất trên thế giới,
với hơn 28.000 thí nghiệm cho từng acid amin của hơn 130 nguyên liệu thức ăn
chăn nuôi.
( />Là phần mềm phối hợp thức ăn theo hàm lượng axit amin trong nguyên liệu
thức ăn. Phiên bản AminoDat 1.1 được cài đặt trên nền Windows, điều khiển bằng
con chuột. Trên cửa sổ Window, AminoDat 1.1 cho phép người dùng sử dụng xem
hoặc điều chỉnh thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn một cách nhanh
chóng và thuận tiện. Bằng cách chọn yêu cầu trong menu ban đầu hoặc menu phụ,
người sử dụng có thể thực hiện yêu cầu của mình hoặc nhập dữ liệu vào AminoDat
1.1, cho phép người dùng xem thành phần các axit amin có trong nguyên liệu thức
ăn chăn nuôi cùng với axit amin tiêu hóa, tỷ lệ tương đối so với một axit amin (lysin
chẳng hạn) và lời khuyên. Xem thành phần axit amin trên đạm thô của nguyên liệu
thức ăn. Với một nguyên liệu thức ăn đã biết hàm lượng thô, có thể sử dụng phương
trình hồi quy của chương trình để tính ra hàm lượng axit amin. Người sử dụng cũng
có thể so sánh các nguyên liệu thức ăn và công thức thức ăn. (Võ Văn Sự, 2012).
Tuy nhiên AminoDat 1.1 chỉ cung cấp cho người dùng dữ liệu về axit amin, các
thành phần dinh dưỡng khác thì không có, với 10 ngôn ngữ hiển thị nhưng không có

7


tiếng Việt nên người dùng Việt Nam muốn tiếp cận truy cập dữ liệu cũng hơi khó
khăn do đa phần họ không biết nhiều tiếng Anh.
2.4.2 Đặc điểm phần mềm EvaPig

EvaPig một bộ tính toán năng lượng amino acid, và các giá trị phốt pho của
các thành phần và khẩu phần cho lợn phát triển và trưởng thành. Nó bao gồm một
cơ sở dữ liệu của thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng cho khoảng 100 nguyên
liệu tham khảo, chủ yếu là bắt nguồn từ INRA các bảng AFZ của thành phần hóa
học và các giá trị dinh dưỡng (Sauvant et al.2002; 2004). Người dùng có thể tạo ra
các thành phần riêng của họ, hoặc bằng cách sao chép và chỉnh sửa các thành phần
của nguyên liệu tham khảo, hoặc bằng cách tạo ra chất mới bằng cách sử dụng dữ
liệu thành phần hóa học duy nhất. EvaPig sử dụng các phương trình và hệ số tính
toán các giá trị dinh dưỡng của các mới thành phần. EvaPig có thể tạo ra và so sánh
chế độ ăn được tạo ra từ các tài liệu tham khảo hoặc người dùng định nghĩa thành
phần. Nó tính toán giá trị dinh dưỡng và hóa chất của chế độ ăn bằng cách sử dụng
những thành phần của chế độ ăn, sửa chữa có thể đối với hình thức vật chất của chế
độ ăn và bổ sung Phytase. EvaPig cũng có thể tính toán các giá trị năng lượng của
một

chế

độ

ăn

dựa

trên

thành

phần

hóa


học

của

nguyên

liệu.

( Nhưng EvaPig chỉ có số liệu về heo không
có số liệu cho gà, bò hay cá, mặt khác EvaPig không có hỗ trợ tiếng Việt nên người
dung ở Việt Nam cũng khó tiếp cận được.
2.5 Đặc điểm của một cơ sở dữ liệu thức ăn chăn nuôi

- Lưu trữ các nguyên liệu thức ăn với các thành phần hóa học của chúng. Khả
năng lưu trữ cho một loại đối tượng vật nuôi bao gồm: nhiều nguyên liệu thức ăn
khác nhau, các loại thành phần dinh dưỡng khác nhau của một loại thức ăn.

- Có thể dễ dàng tra tìm thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu thức ăn đã
được lưu giữ.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thức ăn chăn nuôi của các loại vật nuôi như heo, bò,
gia cầm và cá nhằm lưu trữ các loại thành phần dinh dưỡng khác nhau của các
nguyên liệu thức ăn khác nhau.

8


- Cơ sở dữ liệu thức ăn chăn nuôi thân thiện với người sử dụng do được viết
bằng tiếng Việt với nguồn cơ sơ dữ liệu của Việt Nam. Cung cấp cho người dùng

các thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn mà người dùng quan tâm như
giá trị năng lượng gồm có năng lượng trao đổi (ME) và năng lượng tiêu hóa (DE)
mà người dùng thường đặc biệt quan tâm đến. Ngoài ra cơ sở dữ liệu thức ăn chăn
nuôi cần phải cung cấp cho người dùng chỉ tiêu về các axit amin của nguyên liệu
như axit amin tổng số, axit amin tiêu hóa, tỷ lệ tiêu hóa axit amin. Bên cạnh đó còn
có một số thành phần hóa học khác của nguyên liệu mà người dùng quan tâm đến
như giá trị vật chất khô, đạm thô, béo thô, xơ thô, khoáng tổng số, canxi, phốt pho.
Trên đây là những thành phần hóa học quan trọng mà một cơ sở dữ liệu thức ăn
chăn nuôi cần cung cấp thông tin cho người dùng có nhu cầu tra cứu.
2.6 Hiện trạng cơ sở dữ liệu thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam
Hiện nay cơ sở dữ liệu thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam còn rất hạn chế, chưa
được phổ biến, hầu hết chỉ có ở các nhà máy thức ăn lớn. Một số đơn vị trong nước
có cơ sở dữ liệu về thức ăn chăn nuôi như Viện Chăn nuôi, ĐH Nông Nghiệp I Hà
Nội, ĐH Nông Lâm TP.HCM…. Ở các trại chăn nuôi để tiếp cận được cơ sở dữ liệu
thức ăn đầy đủ và chính xác thì rất khó khăn. Nhưng nhu cầu thì rất cần để giải
quyết vấn đề thức ăn ở các trại. Những cơ sở dữ liệu thức ăn lớn, đáng tin cậy như
NRC (Mỹ), INRA (Pháp) thì phần lớn đều có nguồn gốc từ nước ngoài với ngôn
ngữ hiển thị là tiếng Anh do đó các nhà chăn nuôi ở nước ta rất khó tiếp cận với
nguồn dữ liệu đó để tra cứu thông tin về các nguyên liệu tổ hợp khẩu phần thức ăn
tại trại của họ. Để giải quyết vấn đề thức ăn cho vật nuôi, giảm bớt áp lực về chi phí
thức ăn chiếm hơn 70% giá thành sản xuất chăn nuôi. Từ đó cho thấy tính cấp thiết
cần có một cơ sở dữ liệu về thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc dữ liệu đáng tin cậy
ngôn ngữ hiển thị quen thuộc là tiếng Việt gần gũi với người dùng đáp ứng nhu cầu
tự trộn thức ăn ở trại của họ.

9


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện
3.1.1 Địa điểm
Khoa Chăn Nuôi - Thú Y Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
3.1.2 Thời gian
Từ 09/02/2012 đến 25/05/2012
3.2 Phương tiện thực hiện

- Máy tính cá nhân
- Phần mềm Microsoft Access 2007
- Phần mềm Microsoft Visual Studio 2008
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Tra cứu internet, tìm hiểu qua sách báo, thư viện trường.
- Phần mềm Brill
- Phần mềm AMINODat
- Phần mềm EvaPig.
3.3.2 Phương pháp tiến hành
3.3.2.1 Mô hình hóa cơ sở dữ liệu

- Thiết kế các bảng và tạo mối quan hệ giữa các bảng trong cở sở dữ liệu.
- Chương trình của chúng tôi thực hiện trên 4 đối tượng heo, gà, bò, cá nên
mỗi đối tượng sẽ tương đương với một bảng trong cơ sở dữ liệu và mỗi bảng thì sẽ
có các thành phần dinh dưỡng của từng dối tượng.

10


Hình 3.1: Mô hình hóa cơ sở dữ liệu
3.3.2.2 Mô hình hóa các chức năng của chương trình

¾

Chức năng xem
Chức năng xem Æ kết nối cơ sơ dữ liệu Æ truy vấn lấy danh sách các nguyên

liệu Æ hiển thị lên form Æ đóng kết nối cơ sở dữ liệu.
¾

Chức năng tính toán
Chức năng tính toán Æ kết nối cơ sơ dữ liệu Æ truy vấn lấy danh sách các

nguyên liệu Æ hiển thị lên form Æchọn nguyên liệu Æ nhập tỷ lệ Æ kiểm tra tỷ lệ
nhập Æ kiểm tra số lượng nguyên liệu chọn Æ kết quả Æ đóng kết nối cơ sở dữ
liệu.
¾

Chức năng cập nhật dữ liệu
Chức năng tính toán Æ kết nối cơ sơ dữ liệu Æ truy vấn lấy danh sách các

nguyên liệu Æ hiển thị lên form Æ thêm, xóa, sửa dữ liệu Æ lưu vào cơ sở dữ liệu
Æ đóng kết nối cơ sở dữ liệu.
¾

Chức năng tìm kiếm
Chức năng tìm kiếm Æ kết nối cơ sơ dữ liệu Æ truy vấn lọc các nguyên liệu

cần tìm Æ hiển thị lên form Æ đóng kết nối cơ sở dữ liệu.
¾

Chức năng in /xuất file


11


Chức năng in/xuất Æ kết nối cơ sơ dữ liệu Æ truy vấn các bảng dữ liệu Æ
hiển thị lên form Æ xuất Æ đóng kết nối cơ sở dữ liệu.

Hình 3.2: Mô hình hóa chức năng của chương trình

12


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả đạt được

- Chương trình đã thực hiện được một số chức năng cơ bản phục vụ
người dùng:
• Đối với người quản lý: Có thể nhập thêm, chỉnh sửa, xóa bỏ, lưu lại các
thông tin liên quan đến các thành phần hóa học của nguyên liệu thức ăn tham khảo,
xem thành phần hóa học của nguyên liệu thức ăn, tính toán khẩu phần thức ăn cho
các đối tượng theo giai đoạn sinh trưởng, in, xuất flie Excel, tìm kiếm nguyên liệu
theo tên.
• Đối với người dùng chung: Xem thành phần hóa học của nguyên liệu
thức ăn, tính toán khẩu phần thức ăn cho các đối tượng theo giai đoạn sinh trưởng,
in, xuất file Excel, tìm kiếm nguyên liệu theo tên.

- Xây dựng được hệ thống chương trình với giao diện dễ dùng và dễ thao tác
tương thích với mọi hệ điều hành Window thông dụng hiện nay của Microsoft.
4.2 Giới thiệu về chương trình

Chương trình bao gồm một cơ sở dữ liệu của thành phần hóa học và giá trị
dinh dưỡng cho khoảng 500 nguyên liệu tham khảo, thành phần hóa học và các giá
trị dinh dưỡng chủ yếu bắt nguồn từ phần mềm Brill, Aminodat. Là một công cụ
tính toán năng lượng, amino acid và các giá trị đạm thô, xơ thô, béo thô, khoáng
tổng số, canxi, phốt pho… của khẩu phần thức ăn cho heo, gà, bò, cá trong giai
đoạn đang phát triển và trưởng thành. Người dùng có thể tạo ra các thành phần
riêng của chúng, hoặc bằng cách sao chép và chỉnh sửa thành phần các nguyên liệu
tham khảo, hoặc là tạo ra chất mới bằng cách chỉ sử dụng dữ liệu thành phần hóa

13


học. Chương trình sử dụng các phương trình và hệ số mà người dùng tự nhập vào để
tính toán các giá trị dinh dưỡng của thành phần mới. Chương trình có thể so sánh
các khẩu phần ăn được tạo ra từ các nguyên liệu tham khảo hoặc từ các thành phần
mà người sử dụng đã xác định trước. Chương trình cũng có thể tính toán thành phần
hóa học và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn bằng cách sử dụng các thành
phần hóa học nguyên liệu thức ăn có sẵn trong cơ sở dữ liệu của chương trình

Hình 4.1: Giao diện chính của chương trình
4.3 Mô tả các chức năng của chương trình
4.3.1 Các chức năng chính
4.3.1.1 Chức năng xem
Chương trình cho phép người dùng thực hiện chức năng xem thành phần hóa
học của hơn 500 nguyên liệu thức ăn tham khảo. Người dùng có thể xem các chỉ
tiêu dinh dưỡng của mỗi nguyên liệu được liệt kê trong chương trình bao gồm:

- Giá trị năng lượng gồm có: Năng lượng thô (GE), năng lượng tiêu hóa (DE),
năng lương trao đổi (ME), năng lượng thuần (NE). Các giá trị năng lượng được liệt
kê theo 4 nhóm đối tượng vật nuôi chính là heo, gà, bò, cá, chia làm hai giai đoạn

đang lớn và trưởng thành.

14


- Axit amin tổng số gồm có: Lysin, methionine, cystein, methionine+cystein,
threonine, tryptophan, isoleucine, leucine, valine, arginine, phenylalanine.

- Axit amin tồng số/đạm thô gồm có: Lysin, methionine, cystein,
methionine+cystein, threonine, tryptophan, isoleucine, leucine, valine, arginine,
phenylalanine.

- Tỷ lệ tiêu hóa axit amin gồm có: Lysin, methionine, cystein,
methionine+cystein, threonine, tryptophan, isoleucine, leucine, valine, arginine,
phenylalanine.

- Axit amin tiêu hóa gồm có: Lysin, methionine, cystein, methionine+cystein,
threonine, tryptophan, isoleucine, leucine, valine, arginine, phenylalanine.

- Khoáng gồm có các giá trị: Khoáng tổng số, canxi, phốt pho, natri, clorua,
kali, phốt pho tiêu hóa.

- Vật chất khô.
- Phân tích tương đối gồm có các giá trị: Vật chất khô, khoáng tổng số, đạm
thô, xơ thô, béo thô, NDF, ADF, ADL, tinh bột, đường.

- Năng lượng sử dụng gồm có các giá trị: Ed (DE/GE), ME/DE, NE/ME,
dLys/NE (g/1000kcal).

Hình 4.2: Form xem thành phần hóa học nguyên liệu thức ăn


15


Ngoài ra chương trình còn hỗ trợ xem ở dạng chi tiết khi người dùng nhấp
double vào tên một nguyên liệu bất kỳ có trong danh mục tên nguyên liệu.

Hình 4.3: Form xem thành phần hóa học nguyên liệu thức ăn dạng chi tiết
Trong form này có sẵn các nút lệnh in, xuất excel, thoát để người dùng thực
hiện các chức năng xuất hoặc chủ động thoát khỏi chế độ xem chi tiết.
4.3.1.2 Chức năng cập nhật dữ liệu
Để thực hiện chức năng này trước tiên người quản trị phải thực hiện thao tác
đăng nhập vào hệ thống. Trong phần thông tin đăng nhập gồm có tên người dùng
được mặc định là quantri và mật khẩu gồm 5 kí tự. Người dùng chỉ cần nhập đúng
vào hai ô trống tên người dùng và mật khẩu sau đó nhấp vào nút đăng nhập hệ
thống sẽ có một hộp thoại thông báo cho người dùng biết là đã đăng nhập vào hệ
thống thành công. Nếu không đăng nhập mà người dùng click vào nút lệnh cập nhật
nguyên liệu thì hệ thống sẽ ra một thông báo đến người dùng là bạn phải đăng nhập
hệ thống.

16


Hình 4.4: Thông báo người dùng cần phải đăng nhập hệ thống

Hình 4.5: Form đăng nhập hệ thống

Hình 4.6: Hộp thoại thông báo đăng nhập thành công
Ngược lại nếu đăng nhập không thành công sẽ có một thông báo đăng nhập
không thành công. Lúc đó người dùng phải kiểm tra lại xem có gõ sai tên người


17


×