Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt toán có lời văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 55 trang )

1
PHẦN A. MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài.

Toán lớp 1 có vai trò quan trọng với học sinh lớp 1 và các lớp sau này, là nơi
xây dựng những kiến thức Toán cơ bản đầu tiên cho học sinh, giúp các em có một
nền tảng Toán vững chắc, thuận lợi hơn cho việc học Toán sau này. Nhất là bài toán
có lời văn sẽ cung cấp cho các em những bứơc suy luận đầu tiên về giải toán.
Ở khối lớp này, các em sẽ được làm quen với những khái niệm đầu tiên của
toán có lời văn, là một trong bốn mạch kiến thức chính của toán Tiểu học gồm: số
và phép tính, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học và toán có lời văn. Trong
đó mạch kiến thức “ toán có lời văn” đựơc truyền tải xuyên suốt trong toán tiểu học;
thông qua giải toán học sinh được phát triển trí tuệ, rèn luyện kĩ năng đọc viết, diễn
đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp, có thể có
nhiều bài toán liên quan đến: số học, đại số, ….Do vậy, để chuyển từ toán cộng trừ
chỉ là các phép tính đơn giản sang toán có lời văn vừa có phép tính, lời giải, suy
luận…chắc chắn học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế qua khoảng thời gian
là sinh viên của ngành giáo dục tiểu học và thực tế dạy kèm môn toán cho các em
lớp 1, chúng tôi cũng đã nhận thấy các khó khăn đó và mong muốn giúp cho học
sinh hiểu và giải toán có lời văn một cách sâu sắc, tốt và khái quát hơn, để trau dồi
và tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân trong việc giảng dạy sau này khi trở
thành một giáo viên. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài: “ Một số giải pháp giúp học
sinh lớp 1 học tốt toán có lời văn”
II.

Đối tượng nghiên cứu:

Giải toán có lời văn và những khó khăn mà học sinh lớp 1 gặp phải.
III.



Mục tiêu nghiên cứu:

Qua đề tài này, chúng tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng
dạy học môn Toán để tìm ra phương pháp giúp giáo viên dạy môn Toán cho học
sinh lớp 1 được tốt hơn.
Cụ thể:
+ Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của một bài toán có lời văn lớp 1.
+ Đọc hiểu - phân tích - tóm tắt bài toán.


2
+ Giải toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ).
+ Trình bày bài giải gồm câu lời giải + phép tính + đáp số.
+ Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau.
Qua đó, đưa ra một số giải pháp giúp giáo viên giảng dạy và HS giải toán tốt hơn.
IV.
-

Phạm vi nghiên cứu:

Trường tiểu học Thuận Giao, khu phố Bình Thuận 2, phường Thuận Giao,
thị xã Thuận An.
V.

Thời gian nghiên cứu:

- Từ tháng 10 - 2014 đến 4 - 2015.
VI.


Phương pháp nghiên cứu:

Để đạt được mục đích đã đề ra chúng tôi xác định phương pháp nghiên cứu như
sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết : Thu thập thông tin từ SGK,
tài liệu dạy học của giáo viên tiểu học. Thu thập thông tin về quá trình giảng dạy,
phương pháp giảng dạy toán có lời văn lớp 1 ở một số trường tiểu học trong khu
vực tỉnh Bình Dương
Phương pháp điều tra : Khảo sát mức độ nắm bắt cách giải toán có lời văn
của các em HS lớp 1 ở một trường tiểu học.
Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm : Rút ra kinh nghiệm trong quá
trình nghiên cứu.


3

PHẦN B . NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Vị trí và yêu cầu của môn Toán ở Tiểu học.
a. Vị trí của dạy học môn Toán.
Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vai
trò quyết định vì:
- Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong
đời sống, rất cần thiết cho người lao động, để học tiếp các môn học khác ở Tiểu học
và học tiếp môn Toán ở Trung học.
- Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng, hình
dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó học sinh co phương pháp nhận thức
một số mặt của thế giới xung quanh, biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời
sống.

- Môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ.
Suy luận, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc
lập, linh hoạt, sáng tạo. Góp phần quan trọng vào việc hình thành các phẩm chất cần
thiết, quan trọng của người lao động.
b. Nhiệm vụ của dạy học môn Toán.
 . Nhiệm vụ chung:
Môn Toán ở Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh:
- Hình thành hệ thống các kiến thức cơ bản, đơn giản, có nhiều ứng dụng
trong đời sống về số học các số tự nhiên, các số thập phân bao gồm cả cách đọc,
cách viết, so sánh các số tự nhiên....
- Có những đóng góp ban đầu, thiết thực về các đại lượng cơ bản như độ dài,
khối lượng thời gian, .... Biết sử dụng các dụng cụ để thực hành đo lường, biết ước
lượng các số đo đơn giản.
- Biết nhận dạng và bước đầu biết phân biệt một số hình học thường gặp.


4
- Biết cách giải và trình bày giải với những bài toán có lời văn. Nắm chắc,
thực hiện đúng quy trình bài toán.
- Thông qua những hoạt động học tập toán để phát triển đúng mức một số
khả năng trí tuệ và thao tác tư duy quan trọng nhất như: so sánh, phân tích, tổng
hợp...
- Hình thành phong cách học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có
kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập, sáng tạo, có ý chí vượt khó khăn, cẩn thận,
kiên trì, tự tin.
 Nhiệm vụ cụ thể:
- Kiến thức: Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về
phép đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100, phép cộng, phép trừ không nhớ
trong phạm vi 100, độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20cm, về tuần lễ và ngày
trong tuần, đọc giờ đúng trên đồng hồ, một số hình học, bài toán có lời văn....

- Kĩ năng: Học sinh được rèn luyện các kĩ năng thực hành: đọc, đếm, so sánh,
ghi lại cách đọc các số, giá trị vị trí các chữ số, cấu tạo thập phận của số có hai chữ
số trong phạm vi 100. Thực hành nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn,
đoạn thẳng, điểm, vẽ đoạn thẳng có độ dài đến 10cm, giải một số bài toán đơn về
cộng, trừ, bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản
của bài học và thực hành. Tập dượt, so sánh, phân tích, tổng hợp, trìu tượng hoá,
khát quát hoá trong phạm vi của nội dung chương trình toán lớp 1.
c. Những yêu cầu cơ bản của việc dạy học môn Toán ở lớp 1.
 Yêu cầu kiến thức, kĩ năng:
- Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên từ 0 đến 10.
- Thuộc các bảng tính đã học. Biết thực hiên các phép tính cộng, trừ không
nhớ trong phạm vi 100. Biết tên gọi, kí hiệu đơn vị đo độ dài và biết dùng dụng cụ
đo độ dài, biết xem ngày tháng trong một số trường hợp đơn giản. Nhận dạng và gọi
đúng tên, dùng thước để vẽ các hình đã học. Giải và trình bày bài toán có lời văn.
 Trình độ tối thiểu cần đạt:
- Học sinh phải đọc , viết, so sánh được các số trong phạm vi 100.


5
- Thực hiện phép tính: nhanh, chính xác, nắm chắc thứ tự khi thực hiện phép
tính các nhiều dấu phép tính cộng, trừ.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính ở mức độ đơn giản (dạng điền số
thích hợp vào ô trống).
- Đọc, biết vẽ, đo đoạn thẳng có độ dài cho trước (cm). Xem lịch, đồng hồ.
- Yếu tố hình học: Nhận biết, gọi đúng tên điểm, đoạn thẳng các hình đã học.
- Giải và trình bày bài giải các bài toán có lời văn không quá 3 bước với cấu
trúc đơn giản.
1.1.2. Nội dung chƣơng trình dạy Toán lớp 1.
Môn Toán và môn Học vần (kì II chuyển sang Tập đọc) chiếm 3 phần thời
gian, số tiết so với thời gian môn học khác. Mỗi tiết 35-40 phút được chia làm 4 giai

đoạn.
- Giai đoạn 1: Từ tuần 1 đến tuần 6. Học sinh được học các số đến 10, hình
vuông, hình tròn, hình tam giác.
- Giai đoạn 2: Từ tuần 7 đến tuần 17. Học sinh học về phép cộng, phép trừ
trong phạm vi 10. Giai đoạn này lần đầu tiên học sinh được làm quen với dạng toán:
nhìn hình vẽ, nêu thành bài toán ở mức độ đơn giản rồi nêu phép tính.
- Giai đoạn 3: Từ tuần 18 đến hết tuần 28. Giai đoạn này học sinh học về các
số trong phạm vi 100, đo độ dài, giải bài toán. Đặc biệt là tiết 84 tuần 21 học sinh
học về giải toán có lời văn.
- Giai đoạn 4: Từ tuần 29 đến hết tuần 35. Học sinh học về phép cộng, phép
trừ trong phạm vi 100, đo thời gian. Giai đoạn này học sinh thường xuyên được rèn
luyện kĩ năng giải toán có lời văn.

1.1.3. Phân tích sơ lƣợc sách giáo khoa:
Trong các môn học tự nhiên xã hội thì toán là môn có vị trí vô cùng quan
trọng, nó được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và khoa học kĩ thuật hiện đại.
Trong đó, toán có lời văn lớp 1 là bước đầu giúp trẻ rèn luyện và phát triển năng lực
tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận ; nó là nền tảng cho những bài toán khó sau


6
này. Có thể nói toán có lời văn là cầu nối giữa toán học và đời sống thực tiễn. Nó
bắt đầu xuất hiện vào tiết thứ 80 trong tổng số 133 tiết dạy toán ở lớp 1.
Từ những bài toán với những phép tính cộng trừ có hình ảnh minh họa, toán
có lời văn bắt đầu xâm nhập vào làm quen với học sinh:
a.Giai đoạn 1: Các bài toán ở mức độ nhìn hình vẽ và viết pháp tính
Đối với học sinh tiểu học sinh lớp 1, các bài toán hầu hết là dùng hình ảnh
trực quan sinh động nhằm giúp các em dễ dàng hình dung được vấn đề và đưa ra
các phép tính phù hợp với bài toán.
Đó là bước đầu dẫn dắt các em làm quen với dạng toán có lời văn với

phương thức chủ yếu là nhìn hính và trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Bài 1 trang 115
Hình vẽ: 1 bạn đứng phía bên trái và 3 bạn đứng phía bên phải.
Lời văn bài toán: Có … bạn, có thêm … bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu
bạn?

Nhìn vào tranh vẽ này học sinh có thể dễ dàng điền vào khoảng trống và hoàn thành
1 bài toán hoàn chỉnh.
Tiếp theo đó là các bài tập tương tự như vậy ở trang 115 và trang 116.


7
b. Giai đoạn 2: Toán lời văn có đề bài là tóm tắt.
Ví dụ: Hình ảnh 5 con gà bên trái và 4 con gà bên phải với đề bài:

Nhà An có 5 con gà, mẹ mua them 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?
Tóm tắt:
Có: 5 con gà
Thêm: 4 con gà
Có tất cả: … con gà?
Bài giải:
Nhà An có tất cả là:
5 + 4 = 9 ( con gà).
Đáp số: 9 con gà.
Mục đích của phần tóm tắt là giúp học sinh làm quen với đề bài thay cho
việc nhìn hình vẽ ở giai đoạn đầu.
Ở giai đoạn này, học sinh dần dần thoát li khỏi hình ảnh trực quan và từng
bước tiếp cận đề bài toán.
Tiếp theo đó là các bài tập tương tự như vậy ở trang 117 và trang 118.



8
Nhưng đến bài tập 2 ở trang 121 thì chỉ có đề bài và tóm tắt:
“Trên tường có 4 bức tranh, người ta treo thêm 2 bức tranh nữa. Hỏi trên tường có
tất cả bao nhiêu bức tranh.

Tóm tắt:
Có: … bức tranh.
Thêm: … bức tranh.
Có tất cả: … bức tranh?”
Với bài toán này, học sinh đã thoát khỏi hình ảnh trực quan, là bước đầu cho
học sinh bước vào giai đoạn giải bài toán lời văn có đề bài là lời văn.
c. Giai đoạn 3: Toán lời văn có đề bài là lời văn.
Bài toán đầu tiên chỉ có đề bài là lời văn nằm ở tiết thứ 84 trong tiết luyện
tập trên lớp.
Đề bài: Tổ em có 5 bạn nam và 5 bạn nữ. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn? [Bài 2,
SGK, tr.122]


9

Ở giai đoạn này khi đọc đề toán, học sinh đã biết tóm tắt và có thể dễ dàng
giải mà không cần đến hình ảnh trực quan hay tóm tắt cho trước nữa.
Trong số 133 tiết học toán ở lớp 1 thì có 32 tiết có dạng bài tập toán có đề bài là
lời văn. Như vậy, nó chiếm 24% trong số tiết dạy toán và được chia ra như sau:
 Toán lời văn có hình ảnh trực quan: có 4 bài tập. (chiếm 8,89 % trong số các
bài toán có lời văn)
 Toán lời văn có đề bài là tóm tắt: có 15 bài tập. ( chiếm 33,3 % trong số các
bài toán có lời văn)
 Toán lời văn có đề bài là lời văn: 26 bài. (chiếm 57,78 % trong số các bài

toán có lời văn)
Ta có thể thấy ban đầu có 4 bài toán với hình ảnh trực quan giúp học sinh tiến
gần vào làm quen với dạng toán có lời văn, sau đó là dạng toán lời văn có tóm tắt.
khi đã quen với việc đọc đề bài thì học sinh tiến vào giải toán có lời văn mà không
cần tóm tắt và nhìn hình ảnh trực quan.
1.1.4. Nguyên tắc và phƣơng pháp dạy Toán
a. Nguyên tắc dạy học Toán.
-Kết hợp dạy toán với giáo dục: Thông qua quá trình hình thành kiến thức,
rèn luyện kĩ năng môn Toán mà rèn luyện con người góp phần thực hiện mục
tiêu môn Toán ở Tiểu học.


10
-

Phương pháp học tập chủ động, tích cực, phương pháp suy nghĩ có căn cứ,
có kế hoạch, có ưu tiên.

-

Các đặc tính cần thiết của người lao động mới ( cần cù, kiên trì, vượt khó
khăn, cẩn thận, yêu thích chân lí, cái hay, cái đẹp, trung thực, . . . .

-

Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức: Dạy học Toán phải chính xác, phải
giúp học sinh thấy nguồn gốc thực tế của kiến thức, mối quan hệ giữa các
kiến thức, tính thiết thực của kiến thức.

-


Đảm bảo tính trực quan, tính tích cực, tự giác: Kiến thức Toán trừu
tượng, khái quát. Muốn học sinh hiểu, dễ học phải đảm bảo tính trực quan.
Sử dụng trực quan đúng mức sẽ góp phần phát triển tư duy trừu tượng học
sinh.

-

Đảm bảo tính hệ thống và tính vững chắc: Môn Toán là một
trong những môn có tính hệ thống chặt chẽ, muốn vậy phải:
+ Xác định rõ vị trí của từng bài học ở từng chương, từng lớp trong toàn
bộ chương trình.
+ Thường xuyên quan tâm đến hệ thống kiến thức từng bài học trong từng

giai đoạn học.
+ Sự vững chắc của kiến thức và kĩ năng môn Toán đòi hỏi phải củng cố,
ôn tập thực hành thường xuyên, tập trung vào những nội dung cơ bản nhất của
chương trình.
-

Đảm bảo sự cân đối giữa học và hành, kết hợp dạy học với tính ứng
dụng trong đời sống: cần coi trọng phương pháp thực hành, coi trọng rèn
luyện các kĩ năng thực hành, hết sức hạn chế các phương pháp làm cho học
sinh ít hoạt động. Vì vậy cần chọn các phương pháp để góp phần giúp học
sinh nhận biết được nguồn gốc thực tế và khả năng vận dụng trong đời
sống hàng ngày của các nội dung trừu tượng của môn Toán.

b. Phương pháp dạy học Toán.
Phương pháp trực quan: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt
động trực tiếp trên các hiện tượng, sự vật cụ thể để dựa vào đó nắm bắt được

kiến thức, kĩ năng của môn Toán.


11
Phương pháp thực hành luyện tập: là phương pháp dạy học liên
quan đến hoạt động thực hành luyện tập các kiến thức, kĩ năng của môn học,
Chiếm 50% tổng thời gian dạy học Toán. Vì vậy phương pháp này được
thường xuyên sử dụng trong dạy học Toán ở Tiểu học.
+ Làm trên bảng đen.
+ Làm trên bảng con của học sinh.
+ Luyện tập Toán trong vở .
+ Làm trong phiếu học tập.
Phương pháp gợi mở vấn đáp: là phương pháp sử dụng một hệ thống
các câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lần lượt trả lời từng câu hỏi,
từng bước dần đến kết luận cần thiết, giúp học sinh tự mình tìm ra kiến thức
mới.
Phương pháp giảng giải minh hoạ: Phương pháp này dùng lời nói để
giải thích, kết hợp với các phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải
thích.
1.1.5. Tầm quan trọng của toán có lời văn trong toán lớp 1
Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn toán ở
bậc tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn chặt một cách hữu cơ với nội dung
của số học và số học tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản và các yếu tố
đại số, hình học có trong chương trình.
Vì vậy, việc giải toán có lời văn có một vị trí quan trọng thể hiện ở các điểm sau:
a) Các khái niệm và các quy tắc về toán trong sách giáo khoa, nói chung đều được
giảng dạy thông qua việc giải toán. Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng
các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh
mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện ra những ưu điểm hoặc thiếu sót của các em
về kiến thức, kĩ năng và tư duy để giúp các em phát huy hoặc khắc phục.

b) Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện thông
qua việc cho học sinh giải toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một cách thích


12
hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kĩ năng thực hành cần thiết trong
đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kĩ năng đó trong cuộc sống.
c) Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư
duy và những đức tính tốt của người lao động mới. Khi giải một bài toán, tư duy
của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì đã cho
và cái gì cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện của bài toán giữa cái đã
cho và cái phải tìm. Suy luận, nêu lên những phán đoán, rút ra những kết luận, thực
hiện phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra.... Hoạt động trí tuệ có trong việc
giải toán góp phần giáo dục
cho các em ý trí vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, chu đáo, làm việc có hiệu quả, có
kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, có thói quen tự kiểm tra kết quả công việc
mình làm, có óc độc lập, suy nghĩ sáng tạo, tìm ra những lời giải mới, hay và ngắn
gọn...

1.2.

Cơ sở thực tiễn.
Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế. Nội dung bài toán được

thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên
quan đến cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn là
phải lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán, hay
nói cách khác là chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài
toán và nêu ra phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số bài toán.
a) Đề bài của bài toán có lời văn bao giờ cũng có hai phần:

- Phần đã cho hay còn gọi là giả thiết của bài toán.
- Phần phải tìm hay còn gọi là kết luận của bài toán.
Ngoài ra, trong đề toán có nêu mối quan hệ giữa phần đã cho và phần phải
tìm hay thực chất là các mối quan hệ tương quan phụ thuộc vào giả thiết và kết luận
của bài toán.
b) Quy trình giải toán có lời văn thường thông qua các bước sau:


13
Nghiên cứu kỹ đầu bài: Trước hết cần đọc cẩn thận đề toán, suy nghĩ về ý
nghĩa bài toán, nội dung bài toán, đặc biệt là chú ý đến câu hỏi bài toán. Chớ vội
tính toán khi chưa đọc kỹ đề toán.
Thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho và diễn đạt nội dung bài toán bằng
ngôn ngữ hoặc tóm tắt điều kiện bài toán, hoặc minh họa bằng sơ đồ hình vẽ.
Lập kế hoạch giải toán: Học sinh phải suy nghĩ xem để trả lời câu hỏi của bài
toán cần thực hiện phép tính gì? Suy nghĩ xem từ số đã cho và điều kiện của bài
toán có thể biết gì? Có thể làm phép tính gì? Phép tính đó có thể giúp trả lời câu hỏi
của bài toán không? Trên các cơ sở đó, suy nghĩ để thiết lập trình tự giải toán.
Thực hiện phép tính theo trình tự kế hoạch đã thiết lập để tìm đáp số. Mỗi
khi thực hiện phép tính cần kiểm tra xem đã tính đúng chưa? Phép tính được thực
hiện có dựa trên cơ sở đúng đắn không?
Giải xong bài toán, khi cần thiết, cần thử lại xem đáp số tìm được có trảlời
đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? Trong
một số trường hợp, giáo viên nên khuyến khích học sinh tìm xem có cách giải khác
gọn hơn không?
Ví dụ : Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài toán trên bằng cách dùng phương pháp
vấn đáp, kết hợp với minh họa bằng tóm tắt đề toán.
+ Phân tích nội dung đềtoán: Giáo viên dùng hai câu hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài
toán hỏi gì? Để học sinh thấy rõ nội dung:

- Nhà An có 9 con gà.
- Mẹ An bán 3 con gà.
- Hỏi nhà An còn bao nhiêu con gà ?
+ Tóm tắt bài toán: Theo những câu trả lời của học sinh, giáo viên hướng dẫn học
sinh tóm tắt như sau:
Có : 9 con gà.
Bán: 3 con gà


14
Còn lại… con gà?
Tóm tắt trên chính là chỗ dựa cho học sinh tự tìm ra lời giải và phép tính tương ứng.
+ Thiết lập trình tự giải: Giáo viên đặt câu hỏi "Muốn biết còn lại bao nhiêu con gà
ta làm như thế nào?" Học sinh trả lời :" Ta lấy số con gà nhà An có trừ cho số con
gà đã bán “
Bài giải:
Số gà còn lại là:
9-3 = 6 (con)
Đáp số: 6 con gà.

1.3.

Kết luận.
Đối với trẻ là học sinh lớp 1, môn toán tuy dễ nhưng để học sinh đọc – hiểu bài

toán có lời văn thật không dễ dàng. Việc viết lên một câu lời giải phù hợp với câu
hỏi của bài toán cũng là vấn đề không đơn giản.
Vậy làm thế nào để giáo viên nói- học sinh hiểu, học sinh thực hành – diễn đạt
đúng yêu cầu của bài toán.
Đó là mục đích chính của đề tài.



15

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TOÁN CÓ LỜI VĂN
TRONG TOÁN 1
2.1. Thực trạng dạy và học toán có lời văn
2.1.1. Thực trạng dạy học của giáo viên
Đa phần giáo viên hiện nay đều sử dụng phương pháp chung về giải toán có lời văn
lớp một nhằm đáp ứng hai yêu cầu chính.
-

Nhận biết bước đầu về cấu tạo của bài toán có lời văn.

-

Biết giải các bài toán về thêm, bớt (giải bằng một số phép cộng hoặc một
phép trừ) và trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.( phương
pháp dạy học toán ở tiểu học/250).

Quy trình chung dạy học sinh giải toán gồm các bước sau:
Cho ví dụ : Trong vườn có 12 cây chuối, có thêm 3 cây nữa. hỏi có tất cả bao nhiêu
cây chuối?( tiết 84) .

+ HS tự đọc bài toán , quan sát tranh vẽ.
+ HS tự nêu tóm tắt hoặc điến số thích hợp vào chỗ chấm rồi nêu lại tóm tắt.


16
+ HS nêu câu lời giải ( ở đây là câu trả lời của câu hỏi trong bài toán) : “

trong vườn có tất cả là :” hoặc “ số cây chuối trong vườn có tất cả là :”. Cho
HS trao đổi ý kiến, lựa chọn câu trả lời thích hợp nhất rồi viết vào bài giải.
+ HS viết phép tính :

12+3 = 15 (cây).

+ HS viết đáp số:

15 cây chuối.

Toàn bộ bài giải có thể là:
“Bài giải
Số cây chuối trong vườn có tất cả là:
12+3= 15 (cây)
Đáp số: 15 cây chuối”. [SGV, tr.144]
2.1.2. Thực trạng học của học sinh
Bài toán khảo sát: Lớp 1A trồng được 24 cây, lớp 1B trồng được 30 cây. Hỏi cả hai
lớp trồng được bao nhiêu cây?
Kết quả khảo sát của 2 lớp 1/1 và 1/2 ở trường tiểu học Thuận Giao – Khu phố Bình
Thuận 2 – Phường Thuận Giao – Thị xã Thuận An.
TT

Lớp


số

Học sinh viết
đúng câu lời
giải


Học sinh viết
đúng phép
tính

Học sinh
viết đúng
đáp số

Học sinh giải
đúng cả 3
bước

1

1/1

31

15

48,4%

22

68%

26

83,9%


15

48,4%

2

1/2

32

14

43%

20

62,5%

24

75%

14

43%

- Những vấn đề còn tồn tại trong cách giải toán của HS.
 Học sinh biết cách giải toán có lời văn nhưng hiệu quả chưa cao.
 Số học sinh viết đúng câu lời giải đạt tỉ lệ thấp.

 Lời giải toán chưa sát với câu hỏi của bài toán.


17
 Các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được, nhưng khi viết lại
rất lúng túng, một số em khi làm đúng nhưng khi giáo viên hỏi lại không trả
lời được. Chứng tỏ các em chưa nắm chắc chắn cách giải bài toán có lời văn.

2.2. Nguyên nhân
2.2.1. Từ học sinh
Vào lớp 1, lần đầu tiên trẻ được tiếp xúc với toán học với tư cách là 1 môn
học, rèn luyện với các thao tác tư duy như là so sánh, quan sát, phân tích,. . . .Thật
là một thử thách lớn đối với học sinh trong khi trẻ đọc chưa thông, viết chưa thạo.
Làm sao để trẻ tập trung chú ý vào để học. Chủ yếu do 1 số nguyên nhân sau:
 Học sinh mới bắt đầu làm quen với dạng toán này.
 Tư duy còn mang tính trực quan là chủ yếu. Ở giai đoạn này các em chưa
đọc thông viết thạo, các em đọc còn đánh vần nên khi các em đọc xong bài
toán rồi mà vẫn chưa hiểu bài toán nói gì .
 Giáo viên chưa yêu cầu học sinh đọc kỹ bài toán , xem bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
 Không biết tìm hiểu bài toán như: bài toán cho biết gì?Bài toán hỏi gì?
 Không hiểu các thuật ngữ toán học như: thêm, bớt, cho đi, mua về, bay đi,
chạy đến,. . . và câu hỏi: Có tất cả bao nhiêu? Còn lại bao nhiêu? . . . .


Không biết tóm tắt bài toán, lúng túng khi nêu câu lời giải, có khi học sinh
nêu lại câu hỏi của bài toán. Không hiểu thuật ngữ toán học nên không biết
nên cộng hay trừ dẫn đến nói sai, viết sai phép tính, sai đơn vị, viết sai đáp
số.




Một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại không biết trả lời. Chứng tỏ các
em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn.



Khi về nhà học sinh lại chưa được bố mẹ quan tâm đến bài vở của con do đi
làm vất vả hoặc muốn quan tâm nhưng không biết dạy con sao cho đúng
phương pháp dẫn đến giáo viên rất vất vả khi dạy đến dạng bài toán có lời
văn.


18
2.2.2.Từ giáo viên
Chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy
Chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài trước.
Những bài hình vẽ viết phép tính tích hợp, đối với những bài này đa số học sinh
đều làm được nên giáo viên tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà
chỉ tập trung vào kỹ năng dạy đặt tính.
Chưa rèn cho học sinh thói quen nhình hình vẽ nêu bài toán, chưa tập cho hs
nêu câu trả lời nên đến lúc học bài toán có lời văn học sinh bỡ ngỡ và các em chưa
dễ dàng tiếp thu, hiểu và giải đúng bài toán.
Đồ dùng dạy học : còn sơ sài , tạm bợ, cũ, đồ dùng trực quan chưa bắt mắt để
thu hút học sinh vào tiết học
Giáo viên ngại soạn giáo án Power Point và dạy trình chiếu trong khi trường đã
đầy đủ các phương tiện hỗ trợ cho giáo viên khi giảng dạy.
Phương pháp dạy học: Chưa sử dụng nhiều phương pháp dạy học như : phương
pháp phương pháp trực quan, so sánh, phương pháp luyện tập mà chỉ sử dụng
phương pháp gợi mở qua quýt rồi cho học sinh làm bài tập rồi chuyển sang tiết khác

.Giáo viên nghĩ :” Giải Toán có lời văn” chỉ cần thiết khi học sinh bước vào “tiết
84- Bài toán có lời văn” nên chỉ chú trọng vào dạy kĩ năng đặt tính, làm tính của
học sinh mà không nghĩ đó là những bài toán làm bước đệm cho học sinh được bắt
đầu từ” tiết 26: Phép cộng trong phạm vi 3” tuần 7 cho đến: “tiết 63: Luyện tập”
tuần 16 mới kết thúc giai đoạn chuẩn bị chính thức bước vào giai đoạn học “Giải
Toán có lời văn”

2.3. Kết luận
Hệ thống bài tập Toán có lời văn chiếm tỉ lệ khá lớn trong Toán lớp 1 kết
hợp với nhiều vấn đề khó khăn xuất phát từ cả giáo viên và học sinh, dẫn đến việc
dạy và học dạng toán này gặp rất nhiều khó khăn, yêu cầu giáo viên phải thật chủ
động tìm ra phương hướng khắc phục để nâng cao chất lượng giảng dạy. Là một
giáo viên tương lai, kết hợp với những kiến thức đã được học từ giảng đường,


19
chúng tôi sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện các khó khăn đã nêu trên trong
chương 3 dứơi đây.


20

CHƢƠNG 3 . MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 HỌC
TỐT TOÁN CÓ LỜI VĂN
Dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 đóng một vai trò quan trọng trong
dạy toán ở tiểu học. Bởi vậy trong giảng dạy, theo chúng tôi có thể sử dụng một số
biện pháp sau đây để nâng cao chất lượng dạy và học dạng toán có lời văn ở học
sinh lớp 1.

3.1. Phƣơng pháp 1: dạy học theo phƣơng pháp dạy học tích cực

Một trong những phương pháp dạy học toán ở tiểu học nay đó là việc sử
dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tối đa khả năng làm việc
một cách chủ động, tích cực dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên.
 Phương pháp dạy học tích cực trong dạy học toán ở tiểu học:
Phương pháp dạy học tích cực là hệ thống các phương pháp tác động liên
tục của giáo viên nhằm kích thích tư duy của học sinh, tổ chức hoạt động nhận
thức của học sinh theo quy trình. Phương pháp này tạo điều kiện cho giáo viên
và học sinh đầu tham gia tích cực vào quá trình dạy học, học sinh được tiếp cận
kiến thức bằng hoạt động làm bài tập, học sinh được làm việc cá nhân hoặc theo
nhóm, trao đổi hợp tác với bạn, với thầy.
Trong phương pháp dạy học tích cực:
+ Giáo viên giữ vai trò chủ đạo, tổ chức các tình huống học tập, hướng dẫn học
sinh giải quyết vấn đề, khẳng định kiến thức mới trong vốn tri thức của học sinh.
Vì vậy nói chung giáo viên nói ít, giảng ít nhưng lại thường xuyên làm việc với
từng học sinh hoặc từng nhóm học sinh. Đòi hỏi giáo viên phải biết cách tổ chức
các hoạt động của học sinh, đồng thời phải có một tri thức vượt ngoài lĩnh vực
hạn chế của bộ môn mình dạy để có thể làm chủ nội dung và nghệ thuật dạy:
Cách dạy như thế giúp học sinh phát triển năng lực, sở trường cá nhân.
+ Học sinh là chủ thể nhận thức, phải chủ động, độc lập suy nghĩ, làm việc tích
cực và biết tự học, tự chiếm lĩnh tri thức từ nhiều nguồn khác nhau, dưới sự theo
dõi hướng dẫn của giáo viên. Cách học này tạo cho học sinh thói quen tự giác,


21
chủ động không rập khuôn, biết tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập của
mình, của bạn, đặc biệt là tạo niềm vui, niềm tin trong học tập.
Như vậy học sinh trở thành trung tâm của quá trình dạy học nghĩa là học sinh
phải hoạt động nhiều, hoạt động để đạt được các yêu cầu của bài học. Giáo viên
trở thành cộng tác thật sự trong cùng một công việc, cùng một nhiệm vụ theo
các hình thức khác nhau.

Ngoài việc quan tâm đến vai trò của giáo viên và học sinh, phương pháp dạy học
tích cực còn quan tâm đến cả yếu tố môi trường (bao gồm cơ sở vật chất, tâm tư,
tình cảm, tính cách…). Bởi môi trường ảnh hưởng đến phương pháp học của học
sinh và phương pháp sư phạm của giáo viên và giữa chúng có sự tác động tương
hổ.

3.2. Phƣơng pháp 2: giải toán có lời văn theo quy trình chung
Trong cuốn “Giải toán như thế nào” của G.Pôlya đã tổng kết quá trình dạy
toán và nêu ra sơ đồ 4 bước sau:
-

Tìm hiểu nội dung bài toán.

-

Tìm cách giải bài toán.

-

Thực hiện cách giải toán.

-

Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải lời toán.

Thực tiễn dạy học giải toán đã khẳng định tính đúng đắn của sơ đồ 4 bước
giải toán nói trên. Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1để hình
thành thói quen và kĩ năng áp dụng sơ đồ 4 bước đó cần giúp học sinh nắm vững
và hiểu rõ mục đích, ý nghĩa mục đích đối với giải toán có lời văn.
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán

Quá trình tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua việc đọc đề
toán. Học sinh cần đọc kĩ, hiểu rõ đề toán, phân biệt được cái đã cho và cái phải
tìm. Khi đọc bài toán phải hiểu rõ những từ, những thuật ngữ quan trọng mà
người ta thường gọi là các từ “chìa khóa” . Chẳng hạn như “thêm” , “bớt” ,
“bay đi” , “bán đi” , lấy ra”, “nhiều hơn” … Do vậy, trong dạy học giải toán
có lời văn ở tiểu học nói chung và ở lớp một nói riêng, cần chú ý với việc kết


22
hợp giảng giải từ và thuật ngữ toán học giúp học sinh hiểu được nội dung bài
toán để kiểm tra việc học sinh hiểu nội dung bài toán như thế nào? Giáo viên
yêu cầu học sinh nhắc lại yêu cầu bài toán không phải bằng hình thức đọc thuộc
lòng mà bằng cách diễn đạt của mình. Sau khi đọc bài toán học sinh cần xác
định được 3 yếu tố cơ bản của bài toán:
-

Những dữ kiện của bài toán: Đó là những cái đã cho và những cái đã biết
của bài toán.

-

Những ẩn số: Là cái chưa biết, cái cần tìm là bài toán yêu cầu.

-

Những điều kiện của bài toán: Đó là mối liên hệ giữa các dữ kiện và các
ẩn số.

Bước 2: Tìm cách giải toán.
Hoạt động tìm tòi cách giải của bài toán gắn liền với việc phân tích các dữ

kiện, ẩn số và điều kiện của bài toán nhằm xác lập mối quan hệ giữa chúng.
Từ đó lựa chọn phép tính số học thích hợp. Hoạt động này thường diễn ra
như sau:
-

Minh họa bài toán thông qua tóm tắt đề toán.

-

Lập kế hoạch giải toán nhằm xác lập trình tự giải quyết, thực hiện các
phép tính số học.

 Về tóm tắt đề toán:
Việc này sẽ giúp học sinh bớt được một số câu, chữ làm cho bài toán gọn lại,
nhờ đó mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm hiện ra rõ hơn. Một số
cách tóm tắt đề toán:
a. Cách tóm tắt bằng chữ (bằng lời).
b. Cách tóm tắt bằng chữ và dấu.
c. Cách tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
d. Cách tóm tắt bằng hình tượng trưng.
Cách hình tượng trưng có thể là hình vuông, hình tròn, hình tam giác,
hình chữ nhật, dấu gạch chéo.


23
Trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 thường thấy các cách tóm tắt
bằng lời và bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 Có 2 hình thức thể hiện tương ứng với hai phương pháp tìm cách giải cho
một bài toán.
Thứ nhất: Phép phân tích đi lên.

Là phương pháp đi từ câu hỏi của bài toán đến dữ kiện của bài toán. Tức là
phải tập trung vào câu hỏi của bài toán và suy nghĩ xem muốn trả lời được câu hỏi
đó thì phải biết những gì và phải làm phép tính gì? Trong những điều kiện cần thiết
phải biết cái nào là cái có sẵn, cái nào phải tìm và tìm như thế nào? Cứ như thế ta
suy nghĩ ngược lên: Từ câu hỏi của bài toán trở về các điều kiện của bài toán. Đây
là phương pháp tìm cách giải thông dụng nhất.
Thứ hai: Phép tổng hợp.
Là phương pháp tìm cách giải đi từ dữ kiện của bài toán đến câu hỏi của bài
toán. Từ những cái đã cho (đã có) suy ra hoặc tính được điều gì giúp ích cho việc
giải toán không? Cứ như thế ta suy luận để tìm ra cách giải toán. Tuy nhiên, cách
này không phổ biến vì với mỗi phép tính thực hiện, học sinh chưa hiểu được mục
đích của việc làm đó và vì sao phải làm như vậy. Thông thường người ta chỉ sử
dụng phép này để trình bày cách giải của bài toán.
Bước 3: Thực hiện cách giải bài toán.
Khi đã hoàn thành bước hai, ta thực hiện cách giải theo cách đã nêu ở bước
hai.
Hoạt động này bao gồm việc thực hiện phép tính đã được nêu trong bước tìm
cách giải bài toán nêu trên và trình bày bài giải.
Cách trình bày bài giải:
+ Phải ghi lời giải tương ứng với mỗi phép tính trong bài giải, trong
đó cần lưu ý: Các phép tính giải được ghi với hư số và ghi kèm với đơn vị
sau mỗi kết quả của phép tính vào trong ngoặc đơn. Câu lời giải cần phải ghi
ngắn gọn, đủ ý được mệnh đề khẳng định.
+ Cần có đáp số cuối lời giải (bài toán có bao nhiêu câu hỏi thì có bấy
nhiêu đáp số, chỉ ghi đáp số).


24
+ Nếu bài toán có nhiều cách giải thì chỉ ghi đáp số sau cách giải cuối
cùng.

+ Yêu cầu các phép tính viết theo hàng ngang, không viết theo hàng
dọc.
Bước 4: Kiểm tra cách giải bài toán
-

Việc kiểm tra nhằm phân tích xem cách giải phép tính và kết quả là đúng
hay sai, có các hình thức thực hiện sau:
+ Thiết lập tương ứng các phép tính giữa các số đã tìm được trong quá
trình giải với các số đã cho.
+ Tạo ra bài toán ngược với bài toán đã cho rồi giải nó.
+ Giải bài toán bằng cách khác rồi so sánh đáp số.
+ Xét tính hợp lí của đáp số.
Việc kiểm tra cách giải và đáp số của bài toán là yêu cầu không thể thiếu
khi giải toán.

Thực tế quan sát học sinh tiểu học khi giải toán chúng tôi nhận thấy rằng:
Các em thường coi bài toán đã được giải xong khi có đáp số. Nhưng khi giáo viên
hỏi: “Em có chắc chắn đó là kết quả đúng không?” thì đa số các em đã lúng túng và
chưa trả lời được ngay.
Kiểm tra cách giải và đáp số của bài toán là các việc như kiểm tra về:
+ Cách sử dụng dữ kiện.
+ Lựa chọn và thực hiện phép tính.
+ Cách trình bày bài giải (diễn đạt câu văn, thứ tự thực hiện).
+ Kiểm tra lại phương pháp và thủ thuật đã sử dụng khi giải toán.
Đây là bước không thể thiếu trong quá trình giải toán ở tiểu học, điều đó giúp
các em đảm bảo được tính chính xác cao khi giải toán và đặc biệt giúp phát triển ở
các em năng lực sáng tạo, tính tích cực, chủ động và độc lập giải toán. Đối với học
sinh giỏi việc tìm ra nhiều cách giải toán khác nhau cho cùng một bài toán, đó là
biện pháp tốt nhất để tìm ra cách giải và đáp số của bài toán đó. Hơn thế nữa, nó tạo
điều kiện cho sự phát triển tư duy linh hoạt, năng động sáng tạo của học sinh, ngược



25
lại, việc giúp học sinh biết cách đánh giá cách giải là một động lực thúc đẩy sự cố
gắng tìm ra cách giải khác nhau để giải bài toán.

3.3.

Phƣơng pháp 3: dạy học toán có thời văn theo từng mức độ
3.3.1.

Nội dung dạy học giải toán có lời văn cụ thể ở lớp 1.

Sau đây chúng tôi xin thống kê nội dung dạy học giải toán có lời văn lớp một
như sau:
Nội dung dạy

Dạng bài tập

Bài – Trang

Ví dụ

học
Làm quen với -Viết số thích hợp vào Bài toán : có….con thỏ. 2 – 115
“bài toán có chỗ trống để có bài Có thêm.... con thỏ đang
lời văn”

toán.


chạy tới. Hỏi có tất cả
bao nhiêu con thỏ?

-Viết tiếp câu hỏi để có Bài toán: Có 1 con gà 3 – 116
bài toán.

mẹ và 7 con gà con.
Hỏi…?

-Nhìn tranh vẽ để viết Bài toán: Có…con chim 4 – 116
tiếp về chỗ chấm để có đậu
bài toán.

trên

cành,



thêm…con chim bay
đến. Hỏi….?

Giải bài toán -Viết số thích hợp vào An có 4 quả bóng, Bình 1 -117
có lời văn về chỗ chấm.

có 3 quả bóng. Hỏi cả

thêm, bớt một

hai bạn có mấy quả


số đơn vị

bóng?
Tóm tắt: An có…quả
bóng
Bình

có…quả

bóng
Cả

2

bạn


×