Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA ĐẠI CƯƠNG VÔ CƠ THI HẾT MÔN ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.43 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA ĐẠI CƯƠNG VÔ CƠ
Câu 1
Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, trình bày sự ảnh hưởng của nhiệt độ
đến tốc độ phản ứng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
1. Nồng độ
2. Nhiệt độ
3. Thời gian
4. Chất xúc tác
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng thông qua hằng số tốc độ phản ứng k.
k = A.e-Ea/RT
Trong đó:
A là hằng số.
Ea: là năng lượng hoạt hóa của phản ứng
R: là hằng số khí.
T: nhiệt độ Kenvin
Khi tăng nhiệt độ thì k tăng nên tốc độ phản ứng sẽ tăng.
Câu 2
Định nghĩa chất xúc tác. Nêu 2 đặc điểm của chất xúc tác. Lấy một ví dụ về xúc tác đồng
thể và một ví dụ về xúc tác dị thể trong một hệ phản ứng?
Định nghĩa chất xúc tác:
Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng và được hoàn nguyên sau quá trình phản
ứng
2 đặc điểm của chất xúc tác:
+ Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng thuận và phản ứng nghịch, một phản ứng có
chất xúc tác không tạo ra nhiều sản phẩm hơn một phản ứng không có chất xúc tác nhưng
nó tạo ra sản phẩm nhanh hơn nhiều.
+ Chất xúc tác không làm thay đổi cân bằng của phản ứng nhưng nó làm cho phản ứng
đạt được trạng thái cân bằng nhanh hơn.
Ví dụ về chất xúc tác đồng thể và dịch thể:
1. H2SO4 là chất xúc tác đồng thể cho phản ứng este hóa giữa Alcol và acid hữu cơ.


2. Ni là chất xúc tác dị thể cho phản ứng cộng giữa alken và Hydro để tạo ra alkan.
Câu 3


Pepsin là một enzyme có mặt trong ống tiêu hóa của người. Dung dịch 0,100 gam pepsin
tinh khiết pha trong vừa đủ 60,0 ml có áp suất thẩm thấu là 0,0117 atm ở 25,0o C.
Hãy tính khối lượng phân tử của pepsin? Cho biết hằng số khí vạn năng R = 0,082
L.atm.mol-1K-1.
Gọi M là khối lượng phân tử của Pepsin.
Ta có biểu thức tính áp suất thẩm thấu:
π = CM.R.T → CM =
.1000 = → R.T.m.1000 = π.M.V
do đó có M = (1)
thay số vào (1) ta có:
M= = 3480,911 (g/mol)
Câu 4
Tính pH của dung dịch HCOOH có nồng độ 0,1M cho Kb của HCOO- là 6,25.10-11.
Phương trình điện ly của HCOOH:
HCOOH + H2O ↔ HCOO- + H3O+ (1)
Phương trình điện ly của nước:
H2O +H2O ↔ H3O+ + OH- (2)
bỏ qua sự điện ly của nước theo (2)
ta có Ka.Kb = Kn
→ hằng số điện ly acid của dung dịch HCOOH là:
Ka = = = 1,6.10-4
đặt [H3O+] = x ta có phương trình bậc 2:
x2 + Ka.x – KaCa = 0
thay số ta có:
x2 + 1,6.10-4 - 1,6.10-5 = 0
x = 3,920.10-3(M)

Ta có pH = -lgx = lg 3,920.10-3 = 2,067.
vậy pH của dung dịch HCOOH là 2,076.
Câu 5
a. Trình bày nguyên lý chuyển dịch cân bằng?
b. Cho cân bằng sau:
2SO2+ O2

2SO3

∆H<0


Cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều nào khi tăng nhiệt độ
Nguyên lý chuyển dịch cân bằng:
“Khi thay đổi một trong các thông số xác định trạng thái cân bằng của hệ thì cân bằng sẽ
dịch chuyển theo chiều chống lại sự thay đổi đó”.
2SO2+ O2

2SO3

∆H<0

Vì ∆H<0 nên phản ứng trên theo chiều thuận là tỏa nhiệt (chiều nghịch là thu nhiệt). Khi
tăng nhiệt độ cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều làm giảm nhiệt độ tức là cân bằng sẽ
dịch chuyển theo chiều nghịch.
Câu 6
Trình bày khái niệm thời gian bán hủy? Viết biểu thức tính thời gian bán hủy đối với
phản ứng bậc không và phản ứng bậc 1.
Thời gian bán hủy (t1/2) là thời gian cần thiết để một nửa lượng chất ban đầu chuyển thành
sản phẩm.

Với phản ứng bậc 0: t1/2 =
[A]0: là nồng độ ban đầu.
k: hằng số tốc độ phản ứng.
Với phản ứng bậc 1: t1/2 =
Câu 7
Cho phản ứng: CO + NO2 → CO2 + NO
Ở nhiệt độ 200 oC hằng số tốc độ phản ứng là k1 = 0,0016 M.s-1. Ở nhiệt độ 315oC hằng số
tốc độ phản ứng là k2 = 0,021 M.s-1. Cho hằng số khí R = 8,314J/mol.K
a. Đây là phản ứng bậc mấy?
b. Tính năng lượng hoạt hóa Ea của phản ứng?
c. Nếu tăng thể tích bình phản ứng lên 2 lần thì hằng số cân bằng thay đổi như thế
nào?

a. Vì đơn vị của hằng số tốc độ phản ứng là M.s-1 nên đây là phản ứng bậc 0.
b. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng:

ta có: k = A.e-Ea/RT
với 2 nhiệt độ T1 và T2 ta có 2 giá trị k1 và k2.


Ln = ( - )
→Ea =
thay số ta có Ea = 51,766.103(J/mol)
c. Khi tăng thể tích bình phản ứng thì hằng số cân bằng không thay đổi.
Câu 8
Tính pH của các dung dịch sau:
a. Dung dịch hỗn hợp gồm 0,5 lít dung dịch CH 3COOH 0,01M và 1 lít dung dịch
CH3COONa 0,005M. Biết Ka(CH3COOH) ở 25oC = 1,8.10-5
b. Dung dịch H2SO4 0,05M.
a. Đây chính là hệ đệm acid:

pH = Pka + lg
thay số có pH = -lg1,8.10-5 + lg = 4,443.
Phương trình điện ly của H2SO4:
H2SO4 + 2H2O →2H3O+ + SO42- (1)
H2O +H2O ↔ H3O+ + OH- (2)
Bỏ qua sự điện ly của nước
Ta có pH = -lg(2.Ca)
= -lg(2.0,05) = 1.
Câu 9
Tính pH của các dung dịch sau:
a. Dung dịch hỗn hợp gồm 0,5 lít dung dịch CH 3COOH 0,01M và 1 lít dung dịch
CH3COONa 0,005M. Biết Ka(CH3COOH) ở 25oC = 1,8.10-5
b. Dung dịch H2SO4 0,05M.
. Đây chính là hệ đệm acid:
pH = Pka + lg
thay số có pH = -lg1,8.10-5 + lg = 4,443.
Phương trình điện ly của H2SO4:
H2SO4 + 2H2O →2H3O+ + SO42- (1)
H2O +H2O ↔ H3O+ + OH- (2)
Bỏ qua sự điện ly của nước
Ta có pH = -lg(2.Ca)


= -lg(2.0,05) = 1.
Câu 10
Thế nào là hệ phân tán? Kể tên 3 hệ phân tán và cho ví dụ.
Khái niệm hệ phân tán: “Một chất phân tán thành những hạn rất nhỏ vào trong một chất
khác làm thành một hệ phân tán”.
3 hệ phân tán là:
1. Lỏng phân tán trong lỏng (L/L)

ví dụ: Cồn trong nước
2. Rắn phân tán trong lỏng (R/L)
ví dụ: NaCl trong nước.
3. Rắn phân tán trong khí (R/K)
ví dụ: bụi trong không khí.
Câu 11

Chất A phân hủy thành 2 chất B và C theo phản ứng sau:
A→B+C
1. Ở 25oC, hằng số tốc độ của phản ứng là k = 0,085 phút -1. Tính thời
gian bán hủy của chất A ở 25oC?
2. Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
1. Vì đơn vị của hằng số tốc độ phản ứng là phút-1 nên đây là phản ứng bậc 1.
vì vậy t1/2 =
thay số có: t1/2 = = 8,15 (phút)
. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là:
1. Nồng độ
2. Nhiệt độ
3. Thời gian
Chất xúc tác
Câu 12
Hệ gồm 500g Benzen ở 60,60 C có áp suất hơi bằng 400 mmHg, nhưng khi cho 19 gam
một chất hữu cơ không bay hơi thì áp suất hơi giảm xuống còn 386 mmHg.
Tính phân tử lượng của hợp chất hữu cơ trên.


Cho Mbenzen = 78.
Trong hệ dung dịch này benzene là dung môi, chất hữu cơ là chất tan.
Độ hạ áp suất hơi: ∆p = P0dung môi – P0dung dịch = 400-386
= 14(mmHg)

Gọi M là khối lượng phân tử của chất hữu cơ.
Ta có phương trình: = Xchất tan
Thay số ta có phương trình: = (1)
Câu 16
Tính pH của dung dịch Dung dịch NH3 0,1M cho Ka của NH4+ là 10-9,24
Phương trình điện ly của NH3:
NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH- (1)
Phương trình điện ly của nước:
H2O +H2O ↔ H3O+ + OH- (2)
bỏ qua sự điện ly của nước theo (2)
Ta có Ka.Kb = Kn
→ hằng số điện ly base của NH3 là:
Kb= = = 10-4,76.
Đặt [OH-] = x
khi đó ta có phương trình bậc 2:
x2 + Kb.x – KbCb = 0
Thay số có:
x2 + 10-4,76.x – 10-5,76 = 0
→ x = 1,309.10-3(M)
Ta có pOH = -lgx và pH = 14- pOH
= 14 + lg 1,309.10-3
= 11,11.



×