Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Chu nhiem nguyen thi thao THCS nguyet an ngoc lac thanh hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.66 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
I. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm sử dụng
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
III. Kết luận, kiến nghị.
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị.

1


I- PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.

( Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng )
Môi trường là tài nguyên chung của mọi người, và tài nguyên này đang bị ô
nhiễm một cách trầm trọng. Hiện nay bất cứ môi trường nào cũng bị ô nhiễm, ngay
cả trường học nơi để giáo dục con người chúng ta cần phải có ý thức hơn. Ngày
nay vấn đề rác thải là vấn đề của toàn xã hội, trong đó trường học là nơi tập trung
rất nhiều bạn trẻ được xem như là những chủ nhân tương lai của đất nước, việc bảo
vệ môi trường đang là nhiệm vụ bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta hiện
nay. Trong môi trường học đường thì vấn đề môi trường lâu nay vẫn còn tồn tại
nhưng lại bị mọi người bỏ quên và chính những học sinh các em được xem như
những chủ nhân tương lai của đất nước cũng thể hiện ra ý thức kém trong việc giữ


gìn vệ sinh môi trường trong các lớp học, từ khi ngồi trên ghế của nhà trường các
em đã được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt giáo viên
chủ nhiệm là người đóng vai trò quan trọng nhất.
Nhưng thật đáng buồn là giáo viên nhắc nhở học sinh vẫn để ngoài tai vẫn
thảm nhiên sả rác ra môi trường làm bẩn môi trường xung quanh, nhưng đáng
buồn hơn cứ sau các tiết học những tờ giấy trắng tinh vẫn bị học sinh xé, vứt ngang
nhiên ra lớp học, sân trường. Chính việc làm thiếu ý thức này đã làm ảnh hưởng
tới môi trường và khuôn viên trường học, làm ảnh hưởng đến bầu không khí học
tập và sinh hoạt của giáo viên và học sinh. Không chỉ là hành động xả rác bừa bãi,
nhiều em còn vẽ bậy lên tường, trên bàn, và nhiều hành động vô ý thức khác.
2


Nguyên nhân chính của việc thiếu ý thức này là do thói quen lười biếng, ích kỉ chỉ
nghỉ đến quyền lợi cá nhân của mình, trong suy nghĩ của các em những nơi như
trường học chỉ là nơi công cộng các em chưa ý thức được rằng trường học là nơi
nuôi dưỡng các em trưởng thành.
Ngày nay bảo vệ môi trường, đang trở thành nhiệm vụ cấp bách không của
riêng ai. Nhưng điều quan tâm trước hết là chúng ta phải hình thành cho các em
một ý thức tự bảo vệ chính môi trường sống của mình, tuy nhiên ý thức này chưa
được ý thức rõ nét trong các tầng lớp học sinh.
Để công tác giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trong nhà
trường thực sự có hiệu quả như mong muốn, cần bắt đầu từ những việc làm, hành
động nhỏ nhất. Chúng ta cần phải có những hành động như trồng cây xanh, vệ
sinh trong và ngoài lớp học. Tuy nhiên để nâng cao ý thức cho học sinh giáo viên
cần phải lồng ghép trong các bài dạy, trong các môn học. Căn cứ vào điều kiện
từng môn học, thầy cô có thể lồng ghép những kiến thức về bảo vệ môi trường, từ
đó các em học sinh hiểu rõ hơn việc bảo vệ môi trường. Việc cho học sinh thường
xuyên tiếp xúc với kiến thức bảo vệ môi trường qua các bài giảng của giáo viên,
học sinh ngày càng ý thức về nhiệm vụ của bản thân về bảo vệ môi trường. Ngoài

ra nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng hằng ngày giáo viên
chủ nhiệm thường xuyên tiếp xúc với các em, quan tâm giúp đỡ các em. Vì vậy
việc giáo dục ý thức cho các em là dễ dàng hơn, gần gũi các em hơn so với các giáo
viên đứng lớp.
Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới một cách toàn diện về kinh tế, xã
hội đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, bộ mặt đất nước có nhiều đổi thay,
đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, người dân có diều kiện chăm
lo đến việc học tập của con cái. Đối với nghành giáo dục cũng đạt được những
thành tựu rất đáng tự hào, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận học sinh
được cha mẹ nuông chiều dẫn đến hư hỏng không nghe lời thầy cô. Vậy đối với
những học sinh này chúng ta cần phải làm gì để giúp các em ý thức sâu sắc hơn về
những việc làm của mình, từ những việc làm nhỏ nhất để giúp các em trở thành
những học trò ngoan, chủ nhân tương lai của đất nước.
Là một giáo viên đã có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp tại trường
THCS- Nguyệt Ấn. Bản thân tôi đã nhận thấy rằng, muốn các em trở thành con
ngoan trò giỏi, những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần phải giáo dục
cho các em ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, một cuộc sống thật sự có ý
nghĩa khi các em thật sự ý thức được bảo vệ môi trường nơi công cộng là bảo vệ
chính cuộc sống của các em. Đó là nguyên nhân vì sao tôi chọn đề tài.“Giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp”
1.2. Mục đích nghiêm cứu.
Chương trình hành động bảo vệ môi trường đã chạm đến một trong những
vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Sự suy thoái tính đa dạng sinh học và sự biến đổi
khí hậu do ô nhiễm môi trường cùng nhiều hệ lụy mà con người phải gánh chịu.
Có một thực tế đang diễn ra là, cuộc sống ngày càng hiện đại, phát triển, đời
3


sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thiện, thì tình trạng ô nhiễm môi
trường lại có những diễn biến phức tạp. Ở nông thôn cũng như thành thị, miền núi

cũng như miền biển, nước và không khí đều bị đe dọa về sự ô nhiễm. Theo các
nguồn tài liệu của các tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các dòng sông,
45% vùng ngập nước, 40% bãi biển đã bị ô nhiễm, huỷ hoại về môi trường. Cùng
với đó, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền, đất trống, đồi núi trọc và sự suy
thóai các nguồn gien động thực vật đang có chiều hướng gia tăng. Đây là hệ quả
của nạn chặt phá rừng bừa bãi. Sau 5 năm nỗ lực với nhiều công sức và kinh phí
của chương trình phục hồi 11 triệu hecta rừng đã thu được một số hiệu quả nhất
định, nhưng nhìn chung số rừng được phục hồi không bù lại được diện tích rừng đã
bị tàn phá.
Khi những cánh rừng, bao gồm cả rừng phòng hộ bị triệt hạ, không chỉ gỗ,
lâm sản bị khai thác đến cạn kiệt, không những cuộc sống các loài động vật hoang
dã bị đe doạ mà còn gây ra lũ lụt, hạn hán xãy ra thường xuyên. Thành phố bị ô
nhiễm vì khói, bụi, rác, nước bẩn, tiếng ồn đã đành. Cùng với đó thì tình hình môi
trường ở các vùng nông thôn cũng không sáng sủa hơn.
Theo số liệu điều tra của các tổ chức môi trường, có đến gần 70% các làng
nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là các
làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các xưởng sản xuất thực phẩm, hàng ăn…
Đề cập đến sự tàn phá không thương tiếc đối với môi trường trong quá trình phát
triển không bền vững có thể kể ra một loạt những ví dụ điển hình: vụ các nhà máy
công nghiệp “thi nhau” đầu độc các dòng sông. Tình trạng phá trơ trụi 50.000 hecta
rừng. Với những nghiên cứu bước đầu, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ nhân
quả giữa tình trạng ô nhiêm môi trường sống, nhất là ô nhiễm đất, nguồn nước,
không khí. Đã tạo ra những tác nhân dẫn đến nhiều căn bệnh khác nhau ảnh hưởng
tới sức khỏe của con người.
Tất cả nó đều bắt nguồn từ ý thức không tốt của người dân, điều này ảnh
hưởng không nhỏ tới ý thức của học sinh, do vậy ngay khi còn ngồi trên ghế nhà
trường chúng ta cần cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết về tác hại của
ô nhiễm môi trường, có như vậy các em mới có ý thức hơn về việc làm của mình.
Trường THCS – Nguyệt Ấn là nơi học tập của 555 em học sinh thuộc 23
làng của xã Nguyệt Ấn, các em chủ yếu là con em nông thôn, đời sống của các em

còn gặp rất nhiều khó khăn, để có cái ăn, cái mặc. Bố mẹ các em phải xa quê hương
đi làm ăn hơn 80% các em được gửi cho ông bà chăm sóc, bên cạnh đó do lối sống
của người dân ở khu vực nông thôn, vứt rác bừa bãi. Đặc biệt là các em người dân
tộc ít người, gia đình còn có thói quen chăn nuôi gia súc dưới gầm nhà sàn, những
thói quen này ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức của các em.
Với số lượng học sinh đông, việc bảo vệ môi trường sạch sẽ trong khuôn
viên trường là một trong những vấn đề hết sức khó khăn, mặc dù Ban giám hiệu
nhà trường, đoàn đội thường xuyên phát động các phong trào làm sạch khuôn viên
nhà trường, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh ý thức kém các em vẫn vứt
giấy rác ra sân trường, trong các phòng học vẫn còn tình trạng xé giấy rác vứt ra
4


lớp học, tình trạng này gây mất mỹ quan trường học. Để chấm dứt tình trạng này
chúng ta phải giáo dục cho các em thấy được vấn đề ô nhiễm môi trường có hại
như thế nào đến sức khỏe của con người.
1.3 . Đối tượng nghiên cứu :
Bản thân là giáo viên được nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm
lớp 9A3 trong quá trình làm công tác chủ nhiệm bản thân tôi nhận thấy ý thức của
học sinh ở lớp cũng như học sinh của toàn trường rất kém trong công tác bảo vệ tài
nguyên môi trường .
Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các trường học mang
lại hiệu quả cao, nhà trường cần thực hiện công tác “học đi đôi với hành” như: tổ
chức những buổi trồng và chăm sóc cây xanh, thu gom rác thải trên đường, vệ sinh
trường lớp và xử lý ống thoát nước bị tắc trong khuôn viên nhà trường,… Ngoài ra,
nhà trường có thể tổ chức các diễn đàn về môi trường để học sinh tham gia một
cách dân chủ, giáo dục học sinh có ý thức tiết kiệm năng lượng như điện và nước,
khuyến khích học sinh có các ý tưởng sáng tạo tái chế rác,…
Để sinh viên, học sinh thực hiện thì giáo viên cần phải thực hiện tốt công tác
trong việc bảo vệ môi trường để làm gương, bên cạnh đó khuyến khích học sinh tự

giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau, từ đó nhắc nhở, tuyên dương kịp thời
các hành vi, hoạt động thân thiện với môi trường. Nhà trường cũng cần ban hành
những quy định cụ thể về việc bảo vệ cảnh quan môi trường lớp học, nhà trường,
đường phố,… Qua đó, đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh
giá, xếp loại, học sinh ,nhận thức được điều này với kinh nghiệm trong nhiều năm
làm công tác chủ nhiệm bản thân tôi nhận thấy cần phải giáo dục ý thức bảo vệ tài
nguyên môi trường cho học sinh . Vậy đối tượng nghiên cứu của đề tài này là
“Kinh nghiệm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THCS”
1.4 .Phương pháp nghiên cứu :
Nội dung giáo dục môi trường được thể hiện ở tất cả các môn học, bao gồm:
Toán, Văn học, Địa lý…., và gắn vào từng bài cụ thể. Thông qua hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động tập thể, nội dung giáo dục và bảo vệ môi
trường cho học sinh hết sức đa dạng và hiệu quả. Ngoài ra, thông qua các cuộc thi
trong quy mô nhà trường, giáo dục học sinh thái được trách nhiệm của mình trong
việc bảo vệ môi trường. Từ đó, các em có thái độ và hành vi đúng đắn với việc bảo
vệ môi trường, hình thành cho các em tinh thần trách nhiệm trước môi trường đang
bị đe dọa.
Để học sinh thực hiện thì giáo viên cần phải thực hiện tốt công tác trong việc
bảo vệ môi trường để làm gương, bên cạnh đó khuyến khích học sinh tự giám
5


sát việc bảo vệ môi trường của nhau, từ đó nhắc nhở, tuyên dương kịp thời các
hành vi, hoạt động thân thiện với môi trường
Để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS –Nguyệt
ấn bản thân tôi luôn thực hiện lồng ghép vào các buổi sinh hoạt lớp vào 15 phút đầu
giờ , và các tiết hoạt động ngoại khóa phát huy tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm
lớp
Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tế tại trường THCS Nguyệt
ấn trong nhiều năm qua .Qua đó thống kê lại rút ra kinh nghiệm cho bản thân để

thực hiện một cách có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường .
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .
2.1 . Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm :
Môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách không của riêng
ai. Nhưng điều đáng nhấn mạnh trước hết là việc giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường trong các nhà trường chưa được chú trọng đúng mức. Ý thức bảo vệ môi
trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh, thậm chí cả ở một số
giáo viên. Có thể nhận thấy điều này khi trực tiếp chứng kiến cảnh quan môi trường
ở các đơn vị trường học. Tình trạng trường học ít cây xanh hoặc không có cây xanh
vẫn còn phổ biếi; học sinh, vứt rác bừa bãi, hút thuốc lá khi đến trường vẫn còn
diễn ra hàng ngày. Ngay bên trong một số trường học, dù đã có những thùng đựng
rác lớn nhưng rác vẫn được vứt chỏng chơ. Những điểm công cộng ở gần các
trường học bến xe, chợ…hiện tượng xả rác bừa bãi là khá phổ biến. Tình trạng sử
dụng điện, nước lãng phí cũng đã trở nên “quen thuộc” trong các nhà trường.
Dường như tâm lý “dùng của chùa’ vẫn còn tồn tại nên ở nhiều nhà trường, ở các
phòng học và phòng làm việc, quạt, điều hoà nhiệt độ, các thiết bị chiếu sáng được
sử dụng “vô tư”. Vậy vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải chấm dứt ngay hiện tượng
này bằng việc nâng cao ý thức cho học sinh thông qua các môn học như Địa lý và
một số tiết học ngoại khoá. Một số cuộc thi bảo vệ môi trường đã được tổ chức
trong trường học song nhìn chung, vẫn còn mang nặng tính hình thức.
Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi rtường trong nhà trường thực sự
mang lại hiệu quả như mong muốn, cần bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ
nhất. Chẳng hạn như làm tốt công việc trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trong
và ngoài lớp sạch sẽ trước và sau mỗi buổi học; thường xuyên tổ chức những ‘ngày
chủ nhật xanh”…Trong các bài giảng, căn cứ vào điều kiện từng môn học cụ thể,
có thể lồng ghép những kiến thức về bảo vệ môi trường. Việc cho học sinh, sinh
viên thường xuyên tiếp xúc với những kiến thức về môi trường qua các lời giảng
của giáo viên có thể tác động trực tiếp và có tác dụng hơn so với những chương
trình truyền thông khô cứng. Không chỉ trong các tiết dạy trên lớp, giáo viên cần
làm gương cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, khuyến khích

học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau và đưa ra những lời nhắc
nhở, tuyên dương kịp thời. Các nhà trường cũng cần dành một khoản kinh phí nhất
6


định để đầu tư các thiết bị tiết kiệm điện, khuyến khích giáo viên, học sinh, sử dụng
năng lượng tiết kiệm cùng với việc ban hành những quy định cụ thể về việc bảo vệ
môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Cần đưa ý thức bảo vệ môi trường
thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh, Nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường trong nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng góp phần
xây dựng môi trường học đường thân thiện cũng như mang lại những lợi ích trước
mắt và lâu dài.
Xây dựng nhà trường thân thiện với môi trường phải trở thành mục tiêu phấn đấu
của mọi trường học bằng những biện pháp lồng ghép trong các giờ học chính khóa
và họat động ngọai khóa phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức. Các cấp quản
lý giáo dục nên xác định và nêu lên những tiêu chí cụ thể về nhà trường thân thiện
với môi trường để giúp cho môi trường của chúng ta trong lành hơn để học sinh
cảm thấy “Mỗi ngày đến trường ,là một ngày vui ”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trường THCS –Nguyệt Ấn nằm trên địa phận giáp ranh giữa các xã như xã
Kiên thọ, xã Phùng minh, xã Phùng giáo, phía trước của nhà trường có tuyến quốc
lộ chạy qua, do vậy dân cư ở đây tập trung đông đúc. Do nhu cầu phát triển của xã
hội, xung quanh trường học là một trong những điểm bán hàng lý tưởng cho các hộ
kinh doanh, những đồ ăn nhanh bán cho học sinh được các hộ kinh doanh bày bán
tràn lan trên thị trường, sau những giờ ra chơi hơn 80% học sinh của nhà trường ra
mua đồ ăn nhanh để ăn, ngoài ra còn có một bộ phận học sinh hư hỏng thường
xuyên trốn tiết ra quán mua đồ ăn, tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến tình
hình học tập của các em.

(Đồ ăn nhanh tại các cổng trường học )

7


Do nhận thức của học sinh còn thấp, các em không nhận biết được các loại
thực phẩm có hại cho sức khỏe, các em chỉ nhận thức được rằng, đồ ăn rẻ hợp với
học sinh mà các em đâu có nhận thức được các loại đồ ăn này ảnh hưởng không
nhỏ đên sức khỏe của các em, nó đang đầu độc chính các em hàng ngày, hằng giờ.
Ngoài ra với số lượng học sinh đông khi vào học các em ngang nhiên vứt giấy, vỏ
bim bim, túi bóng ra ngoài cổng trường, trong các bồn hoa, ở hành lang lớp học,
thậm chí có những em còn đem vào lớp học khi giáo viên giảng bài các em vứt
luôn xuống gầm bàn, tình trạng này thường xuyên xảy ra. Thậm chí có những em
học sinh mua đồ ăn có mùi hôi rất khó chịu, lớp học thì đông cộng với mùi thức ăn
do các em đem vào đang trở thành nổi ám ảnh của giáo viên và học sinh.
Vậy để chấm dứt tình trạng này chúng ta phải có hành động gì để giúp các
em ý thức hơn về việc làm của mình, có như vậy trường THCS nguyệt Ấn mới trở
nên sạch đẹp hơn. Với nhiều năm làm công tác chủ nhiệm bản thân tôi đã rút ra
được một số kinh nghiệm như sau.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm dùng để giải quyết vấn đề.
Để giúp các em nhận thức được tác hại của rác thải gây ô nhiễm môi trường,
đòi hỏi tập thể giáo viên của nhà trường phải vào cuộc. Tuy nhiên vai trò giáo viên
chủ nhiệm là quan trọng nhất, nhận thức được vai trò của mình hằng ngày trong
giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ giáo viên chủ nhiệm cần phải tuyên truyền cho các
em nhận thức được tác hại của rác thải ra môi trường. Bên cạnh đó giáo viên chủ
nhiệm hướng dẫn cho các em cách phân loại rác thải, và khối lượng rác trong từng
thời điểm. Khối lượng chất thải rắn phát sinh trong trường học tại trường THCS
Nguyệt Ấn vào mùa hè và mùa đông có sự chênh lệch đáng kể. Vào mùa đông
lượng rác trung bình từ 3 – 4 thùng, vào mùa hè lượng rác trung bình là 2 – 3
thùng, điều này có thể giải thích do vào mùa đông có nhiều cây trên sân trường và
khối lượng lá rụng là khá nhiều và cộng với việc thời tiết hay mưa hoặc sương vào
ban đêm thấm vào đã gây cho khối lượng rác tăng lên.

Kết quả điều tra tỷ lệ khối lượng các thành phần trong rác thải trường học
cho thấy lượng rác vô cơ và rác tái chế chiếm tỉ lệ khá cao trong trường học. Bao
nylon (11,7%), hộp sữa (14,4%), hộp xôi (10,9%), chai nhựa (15,2%), giấy loại
(25,7%). Lượng rác hữu cơ bao gồm lá cây cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Do đặc điểm
ở trường có nhiều cây xanh. Tỉ lệ này tăng cao hơn vào mùa mưa do gia tăng lượng
nước mưa và mùa mưa trùng vào mùa rụng lá của các cây xanh trong trường học.

8


Hiện trạng quản lý và phương thức thu gom rác tại trường.

( THÙNG RÁC Ở TRƯỜNG THCS-NGUYỆT ẤN )
Về hệ thống lưu trữ rác thải: Mỗi lớp học được trang bị hai thùng rác bằng
nhựa, một thùng màu xanh da trời đựng các loại đồ nhựa, còn thùng màu xanh
đựng giấy loại.
Trên sân trường cũng có những thùng rác lớn phân làm 4 loại. Màu xanh da trời
đựng các loại đồ nhựa Màu xanh đựng giấy loại, màu cam đựng lá cây, vỏ hạt, hoa
quả, bánh trái… Còn màu vàng đựng các loại khó phân hủy và được đặt ở góc phía
sau sân trường, vị trí này tiện lợi cho tất cả các lớp và ông bảo vệ tập kết rác thải
hàng ngày. Sau khi rác đã được tập kết ở các thùng rác trên sân trường thì được ông
bảo vệ và tổng phụ trách đội thu gom lại thùng đỏ đựng đồ nhựa và thùng trắng
đựng giấy loại vào bao tải rồi bán cho những người đi thu mua. Số tiền thu được từ
bán giấy loại, chai nhựa được chuyển cho thầy tổng đội giữ và làm quỹ ủng hộ các
bạn có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn có ý thức vươn lên trong học tập.
Thùng màu xanh (đựng các loại rác thải có khả năng tự phân hủy) như: lá cây, vỏ
hạt hoa quả, bánh trái… được ông bảo vệ vận chuyển đổ ra một hố phía sau trường
để ủ thành phân bón cho cây cối trong trường, còn thùng màu vàng chứa các loại
rác thải khó phân hủy được thu gom hàng tuần bằng xe chở rác của các cô vệ sinh
môi trường.


9


Từ đó lượng rác thải cần phải vận chuyển đi đã giảm rất nhiều so với trước khi
chưa phân loại rác thải tại nguồn. Vừa bảo vệ được môi trường, vừa có thêm quỹ
giúp đỡ một số bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Nhưng để làm được việc này đòi hỏi giáo viên phải nâng cao ý thức cho học
sinh, từ đó giúp các em nhận thức được vai trò của mình, bảo vệ cảnh quang sân
trường xanh, xạch, đẹp, đó là trách nhiệm của mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế
nhà trường.
Kết quả giáo dục ý thức cho học sinh về bảo vệ môi trường phụ thuộc rất lớn
vào hành động của các thầy cô, chúng ta hãy vào cuộc cùng với các em. Lời thầy
cô cho dù hay đến đâu, khéo léo đến đâu cũng không thay được hình ảnh trực tiếp.
hình ảnh thầy cô giáo cùng với các em dọn vệ sinh khuôn viên trường học vào các
buổi chiều thứ 6 hằng tuần cũng giúp các em ý thức hơn về vai trò, trách nhiệm
của mình.
Bên cạnh sự tuyên truyền của giáo viên chủ nhiệm lớp chúng ta còn phải kết
hợp các hình thức tuyên truyền khác nhau. Để nâng cao nhận thức và kiến thức cho
các em học sinh bằng các hình thức tuyên truyền phù hợp, dễ hiểu, tiến hành điều
tra ba hình thức tuyên truyền mà các em thích thú là phổ biến qua các giờ ngoại
khóa. Việc thiết kế đa dạng các hình thức tuyên truyền, sử dụng các tài liệu, tranh,
ảnh, kết hợp với phổ biến vào các giờ ngoại khóa, nhờ các thầy cô lồng ghép vào
các bài học để đạt hiệu quả cao nhất. Hầu hết các em đều chú ý ở các giờ ngoại
khóa, tranh ảnh, bao gồm những nội dung chính. Khái niệm về rác thải, sơ đồ thu
gom, tác hại của rác thải đến môi trường, và phân loại rác thải tại nguồn là gì, cách
phân loại rác, lợi ích và cách xử lý rác sau phân loại, trắc nghiệm …
Qua đó chúng ta thiết kế một số những hình ảnh thực về rác thải ở nhà trường
để các em nhận thức được nhanh về rác thải và phân loại rác thải tại nguồn, sau đó
sử dụng để tuyên truyền với mẫu nghiên cứu và đánh giá về tác động của chúng lên

nhận thức, kiến thức và hành động của các em học sinh. Kết quả cho thấy, sau khi
tuyên truyền thì 100% các em học sinh đã nhận thức được rác thải không phải là
thứ bỏ đi hoàn toàn, nó có thể tái sử dụng, tái chế, tỉ lệ các bạn biết được tác hại của
rác thải nếu không được thu gom và xử lý đúng đã tăng lên. Sau khi tuyên truyền
đã hiểu được các khái niệm, mục đích của việc phân loại rác và cách xử lý rác sau
khi phân loại, lợi ích của việc phân loại rác.
Qua điều tra, các em đã hiểu rõ và thấy được lợi ích khi tham gia thực hiện
phân loại rác thải nên hầu hết các em đều muốn tham gia, không những vậy mà các
bạn còn là một trong những tuyên truyền viên rất hữu ích khi về nhà đã tuyên
truyền đến người thân, bạn bè để cùng thực hiện.

10


Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi, đã rút ra được trong nhiều
năm giảng dạy, và làm công tác chủ nhiệm tại trường THCS –Nguyệt Ấn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân và đồng nghiệp ở trường THCS - Nguyệt Ấn.
Hầu hết các trường Trung học cơ sở bây giờ đều được xây dựng khá khang
trang hiện đại. Nhưng có một thực trạng đáng buồn là, dù yêu trường đến đâu nhiều
em học sinh vẫn quen với việc vô tư xả rác khắp nơi. Từ sân trường đến hành lang
lớp học và nhất là trong ngăn bàn. Giải thích cho việc làm rõ ràng là thiếu văn minh
này, một số bạn hồn nhiên phát biểu: "Tiện đâu thì bỏ đó. Cũng đâu có nhiều nhặn
gì, chỉ là vài cái vỏ kẹo, vỏ bim bim, ít hạt dưa linh tinh… Hơn nữa, mình đóng tiền
vệ sinh để làm gì cơ chứ?” Khăng khăng với những suy nghĩ đó, các em này chưa
từng một lần thấy ngần ngại khi buông rác dọc lối đi, hay để lại “chiến lợi phẩm”
ngay ở chỗ ngồi của mình.
Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? Nguyên nhân
đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chỉ nghĩ
đến quyền lợi cá nhân của một số học sinh. Các em nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà

mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải là
của mình, vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã
có các bạn khác lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm
sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự
nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy
cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp.
Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận
rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng
người một. Không được nhắc nhở, con người ta lại quay về với thói quen trước kia.
Việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng
mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại
chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người
nhưng chúng quá ít ỏi, không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của người
dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ
nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát
của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả… Chưa có hình thức xử lý
nghiêm khắc đối với những trường hợp bị vi phạm.
Vậy làm thế nào để giảm thiểu được hiện tượng xả rác này. Nhà trường phối
hợp với các ban ngành thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự
giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách
đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi.
11


Trường THCS Nguyệt Ấn với số lượng học sinh đông, với địa hình nằm sát
với khu vực dân cư do vậy tình trạng bán hàng ăn sẵn cho học sinh nhiều, đây là
một trong những tình trạng khó khăn đối với công tác bảo vệ, vệ sinh môi trường
của nhà trường. Mặc dù vậy trong năm học 2017- 2018 dưới sự chỉ đạo của Ban
giám hiệu, đoàn đội và đặc biệt là sự tuyên truyền giáo dục của giáo viên chủ
nhiệm lớp, thì tình trạng vứt giấy rác ra ngoài sân trường, khuôn viên của nhà

trường đã giảm đáng kể .
Kết quả học sinh thực nghiêm túc việc bảo vệ môi trường trong năm học
2017- 2018 ở đầu năm học.
Tổng
HS thực hiện
HS không
HS
thực
hiện
tốt
số HS
Chưa tốt
thực hiện
Khối
SL

%

SL

%

SL

%

Lớp 6

147


50

34

27

18

70

48

Lớp 7

140

35

40

142
134

35
30

29
26

65


Lớp 8
Lớp 9

25
25

46
49

22

37
34

25

70
70

52

Với sự vào cuộc của toàn thể cán bộ giáo viên của nhà trường, đặc biệt trong
quá trình giáo dục ý thức cho các em so với đầu năm học tình trạng vứt giấy rác ra
ngoài khuôn viên nhà trường đã giảm đáng kể. Để đạt được những thành tựu to lớn
là cả một quá trình phấn đấu không ngừng của cả nhà trường, sự nổ lực hết mình
của các em học sinh, những biện pháp hay được các thầy cô áp dụng, những hành
động đẹp đã được thể hiện ngay tại khuôn viên của nhà trường, hằng ngày các em
đã đến thật sớm để dọn dẹp sân trường, nhặt giấy rác của những học sinh chưa có ý
thức vứt ra, hay cứ vào tiết học cuối mỗi buổi học các em lại cùng nhau dọn dẹp lại

lớp học sao cho gọn gàng ngăn nắp.
Kết quả học sinh thực hiện nghiêm túc việc bảo vệ môi trường của học sinh
trường THCS nguyệt Ấn vào cuối năm học 2017-2018.
Khối

Tổng
số HS

HS thực hiện tốt

HS thực hiện
Chưa tốt

HS không
thực hiện

Lớp 6

147

SL
140

%
95

SL
7

%

5

SL
0

%
0

Lớp 7

140

135

96

5

4

0

0

Lớp 8

142

138


97

4

3

0

0

Lớp 9

134

125

93

9

7

0

0
12


III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.

Qua quá trình công tác tại trường THCS - Nguyệt Ấn bản thân tôi đã rút ra
được một số kinh nghiệm như trên, và bản thân tôi nhận thấy rằng ô nhiễm môi
trường cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Song nguyên nhân chính là
nó bắt nguồn từ nhận thức của các em học sinh để chấm dứt tình trạng này đòi hỏi
người giáo viên chủ nhiệm cần có những biện pháp phù hợp cho từng em học sinh,
từng trường hợp cụ thể. Nhưng bản thân tôi nhân thấy rằng yếu tố gia đình và nhà
trường là quan trọng nhất để hình thành nên những thói quen tốt cho học sinh, để từ
đó chúng ta xây dựng nên một trường học thân thiện không còn bóng dáng của rác
thải. Các bồn hoa không còn tràn ngập những vỏ kẹo, vỏ bim bim, những đầu thuốc
lá còn bỏ lại, những mùi khó chịu từ các đồ ăn nhanh ảnh hưởng không nhỏ đến
sức khỏe của các em để làm được điều này có vai trò rất lớn của giáo viên chủ
nhiệm lớp
Giờ sinh hoạt lớp là khoảng thời gian tốt nhất mà giáo viên gặp gỡ lắng
nghe những tâm tư nguyện vọng của các em. Qua đó giáo viên chủ nhiệm mới đưa
ra những biện pháp tốt nhất, để giúp các em trở thành những học trò ngoan biết
chấp hành những nội quy, quy định của nhà trường đó là một trong những yếu tố
quan trọng, giúp các em trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành những chủ nhân
tương lai của đất nước.
3.2. Kết nghị.
- Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường, đoàn đội cần tổ chức nhiều hội thảo, từ đó
học sinh thấy được vai trò, ý thức của từ cá nhân học sinh đối với ý thức bảo vệ
môi trường.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nguyệt Ấn, ngày 13 tháng 4 năm 2018
Người thực hiện
Tôi xin cam đoan SKKN này không copy

………………………………………………….

………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….

Nguyễn Thị Thảo

………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….

13



×