Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Cong nghe THCS le huy hoang THCS nguyet an ngoc lac thanh hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.49 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. Đặt vấn đề .............................................................................................. 2
I. Thực trạng việc dạy học môn Công nghệ 9 ............................... 3
1. Thực trạng chung ..................................................................... 3
2. Thực trạng dạy môn công nghệ 9 ở trường THCS Nguyệt Ấn 3
2.1 Đối với giáo viên ................................................................. 3
2.2 Đối với học sinh .................................................................. 3
3. Nguyên nhân hiệu quả chưa cao ............................................... 4
B. Giải quyết vấn đề ..................................................................................... 4
I. Các biện pháp thực hiện ................................................................. 4
1. Giải pháp chung ........................................................................ 4
1.1 Đối với giáo viên ................................................................. 4
1.2 Đối với học sinh ................................................................... 4
2. Giải pháp cụ thể ......................................................................... 4
2.1 Đối với giáo viên ................................................................. 4
a. Đối với phần tìm hiểu sơ đồ nguyên lý .............................. 5
b. Vẽ sơ đồ lắp đặt ……………………................................. 6
2.2 Đối với học sinh ................................................................... 7
3. Ví dụ một bài cụ thể .................................................................... 8
II. Các giải pháp tổ chức thực hiện ..................................................... 11
1. Đối với giáo viên ....................................................................... 11
2. Đối với học sinh ........................................................................ 11
3. Cách thức tổ chức thực hiện ...................................................... 11
4. Hiệu quả đạt được sau khi áp dụng SKKN vào giảng dạy ........ 11
C. Kết luận và kiến nghị .............................................................................. 12
I. Kết luận ............................................................................................. 12
II. Kiến nghị, đề xuất ............................................................................. 13
Tài liệu tham khảo ................................................................................. 14
Các sơ đồ lắp đặt trong môn Công nghệ 9 ............................................. 14
Một số chữ viết tắt ………………………............................................. 16



-1-


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày 04 tháng 11 năm 2013 tại Hội nghị Trung Ương 8 khóa XI đã ban hành
nghị quyết số 29-NQ/TƯ “VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ". Một trong những nội dung mà nghị quyết nêu
ra là: “ Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng
nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo
dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ
năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự
học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo
dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học
cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh
sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho
giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục,
thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.” Nghị quyết cũng chỉ ra vấn
đề thực trạng của giáo dục hiện nay là “Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và
đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ
thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương
thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với
nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động;
chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc.
Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu
thực chất.” Nghị quyết cũng nêu rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với
nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công

nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ
yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu
cầu số lượng”. Là một giáo viên đã và đang công tác tại vùng đặc biệt khó khăn,
vùng dân tộc thiểu số với nhiều đối tượng chính sách. Tôi luôn trăn trở làm sao để
góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nghị quyết đề ra. Năm học 2017-2018 tôi
được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Công nghệ lớp 9 mô đun Lắp đặt
mạng điện trong nhà; Sau nhiều năm giảng dạy thực tế bản thân tôi nhận thấy học
sinh thiếu và yếu kỹ năng thực hành thực tế. Đặc biệt là kỹ năng vẽ sơ đồ lắp đặt,
học sinh yếu trí tưởng tượng, bố trí các thiết bị điện trên bản điện chưa khoa học,
hình vẽ thiếu, không đúng ký hiệu. Để góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh, tôi mạnh dạn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “ Lồng ghép văn thơ vào giảng
dạy để nâng cao kỹ năng vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện cho học sinh lớp 9 trường
THCS Nguyệt Ấn” thuộc môn Công nghệ 9 mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà.

-2-


I. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 9:
1. Thực trạng chung:
Môn Công nghệ 9 mô đun “Lắp đặt mạng điện trong nhà” được thiết kế theo
hình thức mô đun nghề cụ thể, thời lượng thực hành cao; đảm bảo tính liên thông,
kế thừa từ môn nghề phổ thông (Điện dân dụng) ở lớp 8. Việc dạy và học có tính
chất đặc thù riêng, đánh giá chất lượng dạy học chủ yếu thông qua các bài thực
hành, thông qua sản phẩm học sinh thực hiện được.
Hiện nay, việc tổ chức thực hiện các hình thức hoạt động học tập chưa đa
dạng, phong phú, chưa bám sát với điều kiện cụ thể của từng trường.
Hình thức tổ chức dạy học truyền thống chưa tạo cơ hội và điều kiện cho học
sinh tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát
hiện và đề xuất, lĩnh hội kiến thức. Chưa khai thác được vốn kinh nghiệm của học
sinh, chưa khai thác phát triển hết năng lực, tiềm năng của học sinh.

Phương pháp Dạy học môn Công nghệ vẫn chưa hợp lí, hiệu quả và linh hoạt
phù hợp với đặc trưng môn học, cấp học; nội dung tính chất của bài học; đặc điểm
và trình độ của học sinh; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của
từng trường, từng địa phương.
2. Thực trạng dạy học môn Công nghệ lớp 9 ở trường THCS Nguyệt Ấn:
2.1. Đối với giáo viên:
Thiết bị phục vụ cho dạy thực hành còn thiếu nhiều, không đáp ứng được
yêu cầu của môn học. Vì vậy không gây được hứng thú cho học sinh trong việc học
tập. Dạy học theo phân phối chương trình, chưa thực sự trú trọng đến việc đào sâu
nghiên cứu để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Các tài liệu tham khảo còn sơ sài, chưa
đáp ứng được việc tự học và nâng cao trình độ của giáo viên. Giáo viên phải chủ
động tự lắp đặt máy chiếu, màn chiếu ở các lớp.
Giáo viên lên lớp theo trình tự, đặc thù môn học khô cứng nên thiếu sự cuốn hút.
2.2. Đối với học sinh:
Học sinh chưa ý thức được vấn đề định hướng nghề nghiệp, vẫn mang nặng
tâm lí coi môn Công Nghệ là môn học phụ.
Điều kiện vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn. Nhiều học sinh là con em gia
đình làm nghề nông nghệp, lâm nghiệp thuần túy, ý thức tiếp cận, lĩnh hội tri thức
khoa học kỹ thuật còn chưa hứng thú. Môn học khô cứng đơn điệu cũng góp phần
vào sự nhàm chán của học sinh tham gia học tập.
Thực tế khảo sát tại trường THCS Nguyệt Ấn năm học 2016-2017 qua đánh
giá việc thiết kế, vẽ sơ đồ lắp đặt các bài thực hành như sau:
Giỏi
Khá
TB
Chưa đạt
Lớp
Số HS
SL %
SL

%
SL
%
SL
%
9A1
41
28 68.3 9
22.0 4
9.8
0
0.0
9A2
36
15 41.7 13
36.1 8
22.2 0
0.0
9A3
44
8
18.2 18
40.9 18
40.9 0
0.0
Tổng 121
51 42.1 40
33.1 30
24.8 0
0.0

-3-


3. Nguyên nhân hiệu quả chưa cao:
Học sinh chưa biết lập kế hoạch làm việc đặc biệt là kỹ năng vẽ sơ đồ lắp đặt.
Chưa phát triển được trí tưởng tượng, sắp xếp các thiết bị điện hợp lý. Đa số học
sinh vẽ sơ đồ lắp đặt mang tính sao chép, không sử dụng sơ đồ nguyên lý làm căn
cứ. Không vẽ theo các bước hướng dẫn, vẽ ký hiệu các thiết bị điện không đúng
hoặc sai hoặc thiếu.
Thiết bị, đồ dùng dạy thực hành thiếu, trang thiết bị được cấp đã hư hỏng gần
hết. Giáo viên thực hiện dạy học phải tận dụng các trang thiết bị dạy học của môn
Nghề phổ thông (Điện dân dụng) lớp 8.
B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.

CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

1. Giải pháp chung:
1.1 Đối với giáo viên:
Giáo viên cần phải linh hoạt thời lượng trong giờ lên lớp. Chú trọng việc rèn
luyện học sinh vẽ sơ đồ lắp đặt dựa trên sơ đồ nguyên lý. Hướng dẫn cụ thể học
sinh vẽ đúng, đủ ký hiệu của từng thiết bị điện. Vận dụng đa dạng các tình huống từ
thực tế đời sống vào bài giảng để khắc sâu các bước vẽ sơ đồ lắp đặt.
Lồng ghép văn thơ vào bài dạy để hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ lắp đặt theo
đúng trình tự nhằm mục đích tránh việc học sinh thụ động vẽ theo lối coppy dễ dãn
đến vẽ sai, sót ký hiệu.
Sử dụng, khai thác tối da các kênh hình trong sách giáo khoa, đặc biệt là các
kênh hình trên mạng Internet.
Khơi gợi trí tưởng tượng của học sinh, khuyến khích học sinh tự do sáng tạo
trong việc bố trí, thiết kế mạch điện.

1.2: Đối với học sinh:
Vận dụng tối đa kiến thức đã học ở các môn Công nghệ lớp 8, môn Nghề phổ
thông điện dân dụng. Sử dụng sơ đồ nguyên lý làm căn cứ để thiết kế vẽ sơ đồ lắp
đặt. Rèn luyện việc vẽ các ký hiệu đúng yêu cầu.
Sẵn sàng tiếp cận khoa học công nghệ, luôn ý thức tinh thần công nghiệp hóa
hiện đại hóa.
Tích cực, chủ động sáng tạo lĩnh hội tri thức khoa học, nâng cao tinh thần ham
học hỏi tìm tòi khám phá. Phát huy tối đa tiềm năng, năng lực của bản thân. Chuẩn
bị bài vở đầy đủ, tự làm đồ dùng học tập.
2. Giải pháp cụ thể:
2.1: Đối với Giáo viên
Từ thực tế dạy học môn Công nghệ 9 Mô đun “Lắp đặt mạng điện trong nhà”
năm học 2017-2018 bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp cụ thể
nhằm nâng cao kỹ năng vẽ sơ đồ lắp đặt cho học sinh như sau:
-4-


a. Đối với phần tìm hiểu sơ đồ nguyên lý:
Tôi kết hợp ứng dụng, khai thác phầm mềm cá sấu về điện tử vào trực tiếp giảng
dạy trên lớp. Từ sơ đồ nguyên lý, mời học sinh phân tích nguyên lý làm việc của
mạch điện để từ đó học sinh hiểu sâu hơn về chức năng của các thiết bị điện trong
mạch điện; nhớ được số lượng các thiết bị điện. Hình thành ý tưởng sắp xếp các
thiết bị điện trên bảng điện khoa học, hợp lý. Qua sơ đồ học sinh thấy được sự lựa
chọn thiết bị, đồ dùng phải phù hợp với các thông số kĩ thuật. Các phần tử trong
mạch điện có quan hệ điện với nhau được rõ ràng hơn. Mặt khác thông qua việc tìm
hiểu sơ đồ nguyên lý học sinh nâng cao được kĩ năng phân tích để làm căn cứ cho
việc thiết kế sơ đồ lắp đặt.

O
A


O
A

-5-


O
A

O
A

b. Vẽ sơ đồ lắp đặt:
Nội dung này rất quan trọng trong việc hình thành kĩ năng vẽ sơ đồ lắp đặt cho
học sinh.
Trước hết, giáo viên phải hướng dẫn học sinh vẽ theo đúng trình tự các bước đã
được học, yêu cầu học sinh vẽ từng nội dung theo các bước. Từ sơ đồ lắp đặt, học
sinh đã dần hình dung ra được các công việc cần làm cũng như việc lựa chọn dụng
cụ, chuẩn bị các thiết bị điện ... .
Đảm bảo vẽ sơ đồ lắp đặt phải thực hiện đúng các bước theo hướng dẫn trong
nội dung bài 6 TH Lăp mạch điện bảng điện. Giáo viên hướng dẫn cụ thể từng
bước và phải thị phạm cho học sinh. Yêu cầu học sinh tuần tự từng bước. Ứng dụng
vẽ sơ đồ mạch điện trình chiếu power point để thể hiện cụ thể từng bước.
Trong việc vẽ sơ đồ lắp đặt. Giáo viên thể hiện được các bước vẽ sơ đồ theo
đúng trình tự. Việc thiết kế mạch điện phải đảm bảo được đúng yêu cầu. Cách bố trí
các thiết bị điện trên bảng điện, cách bố trí bóng đèn một cách phù hợp. Mạch điện
đảm bảo thông mạch thì mới hoạt động được.
-6-



Vận dụng linh hoạt các tình huống thực tế vào giảng bài. Lồng ghép văn thơ vào
giảng dạy cho bài học bớt khô cứng mà học sinh dễ thuộc bài hơn.
Bản thân tôi đã tự sáng tác ra bài thơ “Vẽ sơ đồ lắp đặt” để giúp học sinh hứng
thú hơn trong học tập và dễ dàng thực hiện đúng các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch
điện.

Bài thơ vẽ sơ đồ lắp đặt:
Dây nguồn mạch điện của ta
O trên A dưới mới là đúng nha
Bước 2 vẽ bóng giữa nhà
Bố trí bảng điện như là phần thô
Bước 3 không khó nhé cô
Phải xem nguyên lý sơ đồ có chi
Đem hết thiết bị những gì
Xếp vào bảng điện một khi đủ đầy
Bước 4 là bước đi dây
Vẽ theo nguyên lý đủ đầy khó chi
Từ dây pha qua cầu chì
Đi theo nguyên lý nhớ đi gọn gàng
Sơ đồ vừa đẹp vừa sang
Điểm 10 ta đạt đàng hoàng vui ghê.
2.2. Đối với học sinh:
Học sinh chủ động sáng tạo theo quan điểm cá nhân tuy nhiên vẫn phải đảm
bảo đáp ứng được đúng yêu cầu bài học. Thực hiện vẽ sơ đồ lắp đặt đúng ký hiệu,
đúng tuần tự các bước; bố trí các thiết bị điện trên bảng điện đầy đủ, khoa học, hợp
lý. Hình thành thói quen làm việc hợp tác nhóm nhỏ có hiệu quả, có tác phong công
nghiệp.

-7-



3. Ví dụ một bài cụ thể:
Ngày 18 tháng 11 năm 2017 .
Tuần 12: Tiết 11:
Bài 6: Thực hành: LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN.
I.
MỤC TIÊU:
Dạy xong bài này Giáo viên cần làm cho Học sinh đạt được:
 Hiểu được qui trình chung lắp đặt mạch điện bảng điện.
 Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện.
 Lắp đặt được mạch điện bảng điện gồm 2 cầu chì, 1 công tắc hai cực điều
khiển 1 bóng đèn, 1 ổ lấy điện đúng qui trình và yêu cầu kĩ thuật.
 Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn điện.
II.
CHUẨN BỊ:
2.1 Chuẩn bị của Giáo viên:
 Bộ dụng cụ, thiết bị điện.
 Các loại vật liệu.
 Bảng điện mẫu.
2.2Chuẩn bị của Học sinh:
 Kìm, dao nhỏ, tua vít.
 Bảng điện, công tắc hai cực, bóng đèn, ổ điện, băng cách điện...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: ổn định lớp và giới thiệu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và trình tự thực hành.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn Học sinh quan sát mạng - Học sinh quan sát theo sự hướng dẫn
điện lớp học.

của Giáo viên.
- Trên bảng điện gồm có những thiết bị
- Học sinh trả lời.
điện gì? Chức năng của chúng?
- Học sinh khác nhận xét.
- Bảng điện trong lớp học là bảng điện
- Học sinh trả lời.
chính hay bảng điện nhánh?
- Trên bảng điện ở nhà em có những
- Học sinh nhớ lại và trả lời.
thiết bị điện gì? Em hãy mô tả lại.
Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.

-8-


Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giáo viên hướng dẫn Học sinh vẽ sơ Vẽ sơ đồ nguyên lý
đồ nguyên lý 1 bảng điện gồm 2 cầu
A
chì, 1 ổ điện, 1 công tắc 2 cực điều
O
khiển 1 đèn theo qui trình:
Nguồn
TB bảo vệ
TB điều
khiển
TB tiêu thụ.


Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ
đồ lắp đặt theo sơ đồ nguyên lý.
Nhắc Học sinh trước khi vẽ cần xác
định một số yếu tố.
Vẽ đúng quy ước các ký hiệu:
Hai dây nối nhau:

Công tắc
Ổ điện

Hai dây chéo nhau, không nối:
Ổ điện:
Công tắc:
Bóng đèn:
Cầu chì:
Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ lắp đặt
theo qui trình. Giáo viên Đọc bài thơ
Vẽ sơ đồ lắp đặt để giới thiệu cho học
sinh các bước vẽ sơ đồ lắp đặt như
trong bài thơ.
+ Xác định đường dây nguồn.
GV bắt đầu đọc hai câu thơ:
Dây nguồn mạch điện của ta
O trên A dưới mới là đúng nha

Bóng đèn

Cầu chì

+ Xác định đường dây nguồn.

O
A

Yêu cầu học sinh vẽ hai đường dây
nguồn (chú ý phải có ký hiệu O-A)
+ Xác định vị trí lắp bảng điện, Đồ
dùng điện.
GV Tiếp tục đọc hai câu thơ:
Bước 2 vẽ bóng giữa nhà
Bố trí bảng điện như là phần thô
Yêu cầu học sinh bố trí vị trí đặt bảng
điện, bóng đèn

+ Xác định vị trí lắp bảng điện, Đồ
dùng điện
O
A

-9-


Hoạt động 4: Tìm hiểu qui trình lắp đặt mạch điện bảng điện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV nêu qui trình và giải thích kĩ từng
+ Bước 1: Vạch dấu.
công đoạn.
+ Bước 2: Khoan lỗ BĐ.
Hướng dẫn cụ thể tỉ mỉ từng bước.
+ Bước 3: Nối dây TBĐ của BĐ.

+ Bước 4: Lắp TBĐ vào BĐ.
+ Bước 5: Kiểm tra.
( Dọn dẹp, vệ sinh nơi làm việc).
Hoạt động 5: Tổng kết bài.
 Giáo viên tổng kết bài học, củng cố kiến thức.
 Giáo viên nhắc nhở học sinh về nhà chuẩn bị cho tiết sau thực hành.
Rút kinh nghiệm giờ
dạy: ........................................................................................................................
.....
.............................................................................................................................
II. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với giáo viên:
Các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học này để đạt được thành công thì cần
phải tuân thủ việc chuẩn bị thật kĩ bài trước khi lên lớp. Theo cá nhân tôi, trước khi
lên lớp giáo viên cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Xác định đúng trọng tâm bài dạy, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Nghiên cứu thật kĩ nội dung chương trình SGK, SGV.
- Sưu tầm tài liệu hỗ trợ, tham khảo các tài liệu liên quan.
- Vẽ thiết kế trước sơ đồ lắp đặt trên phần mềm cá sấu (FreeRapid-0.83u1)
- Thiết kế sơ đồ lắp đặt vẽ đúng trình tự trên phần mềm trình chiếu power point.
Vận dụng đọc bài thơ Vẽ sơ đồ lắp đặt đúng theo tuần tực các bước tiến hành. Sau
bài học yêu cầu học sinh ghi nhớ, thuộc lòng bài thơ.
2. Đối với học sinh:
Nâng cao tinh thần hoạt động nhóm. Chủ động làm việc phối hợp với các thành
viên trong nhóm làm việc đúng qui trình, đảm bảo theo yêu cầu của giáo viên.
Tích cực, sáng tạo làm việc trên nhiều tình huống khác nhau, theo nhiều mô
hình khác nhau.
Chủ động trong việc lập kế hoạch làm việc đối với bản thân. Có ý thức làm việc,
học tập theo tinh thần công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
3. Cách thức tổ chức thực hiện:

Đối với từng kiểu bài cụ thể, giáo viên cần vận dụng linh hoạt, hợp lí để giờ dạy
đạt hiệu quả cao nhất. Đối với phần tìm hiểu sơ đồ nguyên lý và vẽ sơ đồ lắp đặt

- 10 -


giáo viên cần ứng dụng thật nhiều công nghệ thông tin vào dạy học, kết hợp các
phần mềm hỗ trợ để làm sáng tỏ các giả thiết, các tình huống xảy ra.
Sáng tạo về PPDH phát huy tính chủ động sáng tạo, tích cực, tự giác của học
sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo
niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập.
Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh
với học sinh; tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh,
kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm.
Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận
dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn việc học với thực tiễn cuộc sống.
4. Hiệu quả đạt được sau khi áp dụng SKKN vào giảng dạy:
Sau khi áp dụng SKKN vào thực tế giảng dạy tại trường THCS Nguyệt Ấn
năm học 2017-2018 thu được kết quả như sau:
Giỏi
Khá
TB
Chưa đạt
Lớp
Số HS
SL %
SL
%
SL
%

SL
%
9A1
44
31 70.5
12
27.3
1
2.3 0
0.0
9A2
42
17 40.5
20
47.6
5
11.9 0
0.0
9A3
43
15 34.9
21
48.8
7
16.3 0
0.0
Tổng
129
63 48.8
53

41.1
13
10.1 0
0.0
So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng SKKN:
Giỏi
Khá
TB
Chưa đạt
Số
Năm học
SL %
SL
%
SL
%
SL
%
HS
2016-2017 121 51 42.1 40
33.1 30
24.8 0
0.0
2017-2018
129 63 48.8
53
41.1
13
10.1 0
0.0

Từ bảng so sánh ta thấy hiệu quả việc áp dụng SKKN tăng lên rõ rệt. Chất
lượng học sinh khá, giỏi tăng hơn so với trước khi áp dụng SKKN điều này minh
chứng hiệu quả của SKKN.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Trong mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà việc thiết kế được sơ đồ lắp đặt
mạch điện là rất quan trọng. Từ sơ đồ lắp đặt để làm cơ sở để lắp đặt mạch điện
thực tế. Nếu sơ đồ lắp đặt được thiết kế đầy đủ, hợp lý và đúng kỹ thuật thì mạch
điện mới hoạt động tốt. Với việc áp dụng SKKN “Lồng ghép văn thơ vào giảng dạy
để nâng cao kỹ năng vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện” giúp học sinh hình thành được
thói quen làm việc khoa học, đúng trình tự; phát huy tính sáng tạo và thiết kế mạch
điện phù hợp với thực tế sử dụng. Mặt khác bài giảng cũng bớt phần khô cúng, lôi
cuốn hơn, không bị gò bó bởi tính cứng nhắc của môn học.
- 11 -


Thực tế để đạt được kết quả cao nhất thì đòi hỏi giáo viên cần phải thực sự có sự
chuẩn bị thật kỹ trước khi tiến hành bài giảng. Giáo viên cũng phải thật sự sử dụng
máy chiếu thành thạo, ứng dụng các phần mềm tin học linh hoạt. Trong hoạt động
dạy học. Giáo viên kết hợp linh hoạt các hoạt động dạy học, không chỉ ứng dụng
power point mà còn kết hợp phần mềm cá sấu về điện tử. Xác định rõ các hoạt
động cần thiết. Khi nào thì sử dụng phần mềm Cá sấu, khi nào chỉ cần sử dụng
power point. Nếu giáo viên không chuẩn bị kĩ dễ dẫn đến bài giảng không được
thực hiện hết trong 1 tiết học.
Bản thân tôi khi dạy thường xuyên sử dụng phần mềm Cá sấu về điện tử
(croccodile) trong phân tích sơ đồ nguyên lý thấy học sinh hiểu rõ hơn về nguyên lí
hoạt động, các số liệu của mạch điện. Các tình huống xảy ra sự cố kĩ thuật để từ đó
học sinh vận dụng sơ đồ nguyên lý để xây dựng sơ đồ lắp đặt phù hợp. Đối với
phần Vẽ sơ đồ lắp đặt tôi sử dụng ứng dụng Power point kết hợp với bài thơ “Vẽ sơ
đồ lắp đặt” để hướng dẫn học sinh vẽ đúng trình tự, đúng ký hiệu các thiết bị điện

trong mạch điện. Lưu ý khi sử dụng ứng dụng Power point vào thiết kế sơ đồ lắp
đặt thì yêu cầu phải lựa chọn hiệu ứng thật chuẩn, thật phù hợp thì hiệu quả mới đạt
được.
Đối với học sinh cần nâng cao năng lực phân tích, đánh giá và khả năng vận
dụng sáng tạo. Phát huy trí tưởng tượng để bố trí các thiết bị điện trên bảng điện
thật khoa học, hợp lý và đặt biệt phải phù hợp với thực tế. Chủ động trong việc lĩnh
hội tri thức. Biết phân tích sơ đồ nguyên lý để vẽ sơ đồ lắp đặt. Hình thành thói
quen làm việc khoa học, đúng trình tự.
II.
Kiến nghị, đề xuất:
Để áp dụng được SKKN này thành công vào dạy học thì yêu cầu giáo viên phải
thực sự thành thạo trong việc sử dụng máy tính, các ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học. Mặt khác trang thiết bị dạy học phải đáp ứng được yêu cầu bài dạy,
máy tính phải có cấu hình cao, phòng học phải đáp ứng được không gian lắp đặt
máy chiếu, màn chiếu phù hợp. Vì vậy đề nghị Ban giám hiệu các nhà trường tạo
điều kiện cho lắp đặt máy chiếu, màn chiếu đến từng phòng học để giáo viên tiết
kiệm thời gian di chuyển máy, lắp đặt máy giữa các lớp giữa các tiết học. Mua sắm
thêm laptop có cấu hình cao để cài đặt được phần mềm cá sấu về điện tử
(croccodile).
Các cụm chuyên môn thường xuyên tổ chức giao lưu học hỏi, trao đổi kinh
nghiệm giảng dạy, phổ biến những phương pháp hay, bài giảng hay để các giáo
viên được trau dồi thêm kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng trong giảng dạy thực tế tại
trường THCS Nguyệt Ấ. Rất mong được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, đồng
nghiệp để công việc giảng dạy ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2018
- 12 -



Tôi xin cam kết đề tài trên là do bản
thân tự nghiên cứu, không coppy của
người khác hoặc lấy từ nguồn Internet.
Tác giả

Lê Huy Hoàng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Công nghệ 9 Mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Phần mềm cá sấu FreeRapid-0.83u1.
- Các hiệu ứng trong ứng dụng power point
CÁC SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 9
1. Sơ đồ lắp đặt bài 6 - Mạch điện bảng điện:

- 13 -


2. Sơ đồ lắp đặt bài 7 – Mạch điện đèn ống huỳnh quang:

3. Sơ đồ lắp đặt bài 8 – Mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai
đèn.

4. Sơ đồ lắp đặt bài 9 – Mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một
đèn
- 14 -


5. Sơ đồ lắp đặt bài 10 – Mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai
đèn


- 15 -


MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG
SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm.
PPDH: Phương pháp dạy học.
PTDH: Phương tiện dạy học.
GV: Giáo viên.
HS: Học sinh.
SGK, SGV: Sách giáo khoa, Sách giáo viên.
NQ/TƯ: Nghị quyết Trung ương.

- 16 -



×