Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

KTPT56ATTKĐX trên thị trường rau an toàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.3 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"
NĂM 2017

THÔNG TIN KHÔNG ĐỐI XỨNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
RAU AN TOÀN HÀ NỘI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội


1

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................i
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT..........................................................................iii
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu...................................................2
2.1. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................2
2.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................3
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................3
NỘI DUNG........................................................................................................................ 5


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ RAT VÀ THÔNG TIN KHÔNG ĐỐI XỨNG
TRÊN THỊ TRƯỜNG RAT.............................................................................................5
I. Những vấn đề chung về thị trường RAT và thông tin RAT..............................................5
1. Khái niệm và đặc điểm RAT............................................................................................5
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ RAT..................................................3
2.1. Nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất RAT.......................................................................3
2.2. Nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ RAT......................................................................4
2.3. Sự cần thiết sản xuất và tiêu thụ RAT....................................................................5
II. Khái quát về thông tin không đối xứng trên thị trường RAT.................................6
1. Khái niệm........................................................................................................................ 6


2

2. Thất bại thị trường do thông tin không đối xứng gây ra..................................................7
3.Các yếu tố gây nên thất bại thị trường về thông tin không đối xứng...............................9
3.1. Chi phí thẩm định hàng hóa...................................................................................9
3.2. Mức độ đồng nhất trong mối quan hệ giá cả và chất lượng...................................9
3.3. Mức độ mua sắm thường xuyên..........................................................................10
4. Mức độ nghiêm trọng của thất bại thị trường về thông tin không đối xứng đối.............10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THÔNG TIN KHÔNG ĐỐI XỨNG TRÊN THỊ
TRƯỜNG RAU AN TOÀN HÀ NỘI.............................................................................11
I.

Khái quát về địa bàn nghiên cứu.............................................................................11

II. Thực trạng sản xuất RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội...................................12
III. Thực trạng tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội.....................................16
IV. Thực trạng TTKĐX trên thị trường RAT thành phố Hà Nội...............................21
1. Điều tra thực trạng TTKĐX trên thị trường RAT thành phố Hà Nội.............................21

1.1. Mô tả địa bàn.......................................................................................................21
1.2. Phương pháp điều tra...........................................................................................21
1.2.1.Thiết kế bảng hỏi.................................................................................................21
1.2.2.Kết quả nghiên cứu..............................................................................................21
2. Hậu quả của sự chênh lệch giữa cung và cầu trên thị trường RAT................................32
2.1. Đối với người tiêu dùng.......................................................................................32
2.2. Đối với người sản xuất........................................................................................33
V. Phân tích các yếu tố tác động đến thông tin trên thị trường RAT........................34
1. Yếu tố khách quan.........................................................................................................34
2. Yếu tố chủ quan.............................................................................................................35
2.1. Phía nhà sản xuất.................................................................................................35
2.2. Phía nhà phân phối..............................................................................................37


3

2.3. Phía người tiêu dùng............................................................................................38
2.4. Phía cơ quan chức năng, chính quyền các cấp và chính phủ................................39
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG THÔNG TIN
KHÔNG ĐỐI XỨNG TRÊN THỊ TRƯỜNG RAT HÀ NỘI.......................................40
I.

Đánh giá kết quả điều tra........................................................................................40

II. Dự báo xu hướng......................................................................................................47
III. Quan điểm định hướng của Hà Nội........................................................................49
IV. Giải pháp khắc phục................................................................................................51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................56
I.


Kết luận..................................................................................................................... 56

II. Kiến nghị................................................................................................................... 56
1. Đối với nhà sản xuất......................................................................................................56
2. Đối với hệ thống phân phối (cửa hàng RAT, siêu thị…)................................................57
3.Đối với các ban ngành chức năng..................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................59
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 61


1

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng RAT tại một số huyện trên địa bàn
thành phố Hà Nội............................................................................................................13
Bảng 2.2: Đánh giá năng suất RAT tại Hà Nội.............................................................15
Bảng 2.3: Độ tuổi mẫu khảo sát.....................................................................................22
Bảng 2.4: Nghề nghiệp của mẫu khảo sát.....................................................................22
Bảng 2.4: Thu nhập của mẫu khảo sát..........................................................................22
Bảng 3.1: Kết quả tính điểm trung bình của các nhân tố ảnh hưởng đến sự tin tưởng
RAT.................................................................................................................................. 41
Hình 1.1: TTKĐX về phía người mua làm thị trường cung cấp dưới mức hiệu quả. .8
Sơ đồ 2.1: Kênh tiêu thụ RAT ở Hà Nội hiện nay.........................................................17
Biểu đồ 2.1: Tầm quan trọng của RAT đối với đời sống gia đình...............................23
Biểu đồ 2.2: Số lượng người đã và chưa từng sử dụng RAT........................................23
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ (%) tần suất mua RAT hàng tuần...................................................24
Biểu đồ 2.4: Tiêu chí lựa chọn khi mua RAT................................................................25
Biểu đồ 2.5: Tiêu chí thể hiện khái niệm RAT người được phỏng vấn đánh giá........25
Biểu đồ 2.6: Địa điểm thường xuyên mua RAT............................................................28
Biểu đồ 2.7: Nguồn tìm hiểu thông tin về RAT của người tiêu dùng..........................28

Biểu đồ 2.8: Mức độ tin tưởng RAT của người tiêu dùng............................................29
Biểu đồ 2.9: Mức độ sẵn sàng chi trả cho RAT của người tiêu dùng..........................31
Biểu đồ 2.10: Số tiền người tiêu dùng sẵn sàng dùng để mua rau anh toàn mỗi ngày
.......................................................................................................................................... 31
Biểu đồ 3.1: Sự tin tưởng của người tiêu dùng dựa trên bao bì đóng gói, mẫu mã.. .42
Biểu đồ 3.2: Sự tin tưởng của người tiêu dùng dựa trên sự đảm bảo của chính quyền
địa phương nơi a/c sinh sống..........................................................................................42
Biểu đồ 3.3: Sự tin tưởng của người tiêu dùng vào cửa hàng phân phối RAT...........43


2

Biểu đồ 3.4: Sự tin tưởng của người tiêu dùng dựa trên các mối quan hệ quen biết,
giới thiệu..........................................................................................................................44
Biểu đồ 3.5: Sự tin tưởng của người tiêu dùng dựa trên cảm quan của người tiêu
dùng khi mua rau (mắt nhìn, tay sờ).............................................................................45
Biểu đồ 3.6: Đánh giá điểm trung bình sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với các
tiêu chí.............................................................................................................................. 46


3

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

TTKĐX

Thông tin không đối xứng

RAT


Rau an toàn

PLXH

Phúc lợi xã hội

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

BVTV

Bảo vệ thực vật

HTX

Hợp tác xã

ATTP

An toàn thực phẩm

UBND

Ủy ban nhân dân

NN & PTNN

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


DN

Doanh nghiệp


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Khi xã hội ngày càng phát triển thì chất lượng cuộc sống của con người ngày càng
được cải thiện. Nhưng cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, chạy theo lợi nhuận
người ta bất chấp hành vi vi phạm đạo đức để sản xuất ra thực phẩm bẩn gây nguy hại cho
con người. nó không chỉ diễn ra ở các nước đang phát triển, kém phát triển mà còn ở cả
những nước phát triển, có trình độ khoa học - công nghệ tiên tiến. Ở Việt Nam, tình hình
an toàn thực phẩm trong cả nước, nhất là khu vực đô thị, đang tạo nhiều lo lắng cho người
dân. Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người và của toàn xã hội, do đó vấn đề an toàn
thực phẩm ngày càng trở nên nóng bỏng và được cộng đồng hết sức quan tâm. Trong
hàng loạt nguy hại về thực phẩm bẩn thì vấn đề RAT được xã hội quan tâm. Bởi rau là
một thực phẩm thiết yếu, một món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của từng gia
đình Việt.
Việc người sản xuất, kinh doanh sử dụng những loại cám tăng trọng trong chăn nuôi,
thuốc kích thích tăng trưởng các loại rau xanh; những hóa chất cấm dùng trong chế biến
nông thủy sản, sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt, cá ôi thối…; do quy trình chế biến hay
do nhiễm độc từ môi trường, từ dùng nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi để tưới rau
làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau, quả cao hơn nhiều so
với qui định, hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc,… gây ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng và
xuất khẩu. Các thông tin về ngộ độc thực phẩm, tình hình vi phạm tiêu chuẩn ATTP, dịch
bệnh gia súc, gia cầm… xảy ra ở một số nơi, càng làm cho người tiêu dùng thêm hoang
mang, lo lắng.
Với những thành phố phát triển nóng như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, … thì

nhu cầu sử dụng thực phẩm đặc biệt là rau cho bữa ăn hàng ngày ngày càng cao. Vì vậy,
người dân sẵn sàng trả mức giá cao để làm sao có được sản phẩm chất lượng tốt. Nguồn
cung thực phẩm sạch của nước ta là không thiếu. Lượng cầu có, lượng cung có nhưng tại
sao không thể gặp nhau, là do đâu? Trên thị trường hiện nay, rất nhiều tổ chức, cá nhân


2

bất chấp mạng sống, bệnh tật… chạy theo lợi nhuận, lợi dụng thương hiệu “RAT” để lừa
bịp người dân, cửa hàng mang tên RAT lại bán rau không có nguồn gốc làm cho người
tiêu dùng khó có thể phân biệt. Bên cạnh đó là những người nông dân trồng RAT lại
không biết bán cho ai vì không thể chứng minh được sản phẩm của mình là sạch. Công
sức, chi phí trồng RAT nay lại phải bán với giá rau thường. Thế nên thị trường người dân
Việt Nam hiện nay đang rất khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm “RAT” hay còn gọi là
RAT để mua và sử dụng. Bởi RAT hay rau bẩn khó có thể phân biệt được.
Với tất cả những lý do trên, nhóm tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Thông tin
không đối xứng trên thị trường rau an toàn Hà Nội: thực trạng và giải pháp” đề tìm
ra nguyên nhân của sự mất cân đối của thị trường RAT, những giải pháp, thông tin không
đối xứng trên thị trường RAT, giúp cho người dân thực sự là những người tiêu dùng thông
thái khi lựa chọn sản phẩm RAT, đảm bảo an toàn để góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.
2.1.

Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở làm rõ khung lý thuyết về thông tin không đối xứng trên thị trường RAT,
phân tích thực trạng về thông tin không đối xứng trên thị trường RAT của địa bàn Hà Nội,
đề tài đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục hiện tượng về thông tin không đối xứng trên
thị trường RAT và để phát triển thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội tốt hơn đáp ứng nhu

cầu sử dụng RAT.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu.

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về TTKĐX, TTKĐX trên thị trường RAT.
Phân tích thực trạng TTKĐX trên thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội thời gian qua,
rút ra nguyên nhân của hiện tượng TTKĐX trên thị trường RAT.
Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm khắc phục về hiện tượng TTKĐX
trên thị trường RAT và để phát triển thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội tốt hơn đáp ứng
nhu cầu sử dụng RAT trong thời gian tới.


3

2.3.

Câu hỏi nghiên cứu.

Với đề tài TTKĐX trên thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội để làm rõ mục tiêu của
đề tài thì cần làm rõ các câu hỏi nghiên cứu như sau:
● Thế nào là thông tin không đối xứng trên thị trường RAT?
● Thực trạng TTKĐX trên thị trường RAT ở Hà Nội hiện nay ra sao?
● Đâu là nguyên nhân gây ra hiện thượng TTKĐX trên thị trường RAT?
● Cần có các giải pháp gì để khắc phục hiện tượng này?
Với mục tiêu và các câu hoỉ nghiên cứu như trên, có thể xác định nội dung nghiên cứu
của đề tài qua mô hình nghiên cứu hoặc khung lý thuyết ở phần sau.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
-


Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thông tin không đối xứng trên thị trường

-

RAT trên địa bàn Hà Nội.
Thị trường sản xuất và tiêu thụ RAT tại địa bàn Hà Nội.

3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về thông tin không đối xứng trên thị trường RAT trên địa bàn Hà
Nội thời gian gần đây, chủ yếu tập trung đi sâu phân tích thực trạng về thông tin không
đối xứng trên địa bàn Hà Nội gây nên những thất bại trên thị trường RAT thời gian gần
đây.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Bài viết sử dụng các phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu khoa học như phương
pháp nghiên cứu định tính, cụ thể như sau:


Nghiên cứu tại bàn: tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích … nhằm hình thành

khung lý thuyết về RAT và TTKĐX trên thị trường RAT.
● Phỏng vấn sâu các đối tượng và điều tra xã hội học:
o Phỏng vấn sâu người trồng rau về tác động của TTKĐX đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của họ cũng như các mong muốn của họ trong sản xuất rau
o Điều tra xã hội học:


4

▪ Người tiêu dùng: về hiện tượng TTKĐX trên thị trường RAT, mức độ, tác

động và mong muốn của họ.
▪ Cán bộ quản lý, các nhà chức trách quan tâm đến thị trường RAT như thế
nào. Công tác giám sát kiểm tra cũng như kiểm định diễn biến ra sao trên thị
trường RAT?


5

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ RAT VÀ THÔNG TIN KHÔNG ĐỐI XỨNG
TRÊN THỊ TRƯỜNG RAT
I.
1.

Những vấn đề chung về thị trường RAT và thông tin RAT
Khái niệm và đặc điểm RAT

Lâu nay, người tiêu dùng đã quen với cụm từ “RAT”. Nhưng thế nào là RAT, có thể
vẫn nhiều người chưa biết và có hình dung chính xác. Đôi khi, còn có những ý hiểu sai
lầm.
Theo quyết định 106/2007 của Bộ NN & PTNT, RAT là những sản phẩm rau tươi
được sản xuất, thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất RAT, gồm các loại rau ăn: lá,
thân, củ, hoa, quả, hạt; rau mầm, nấm thực phẩm. Đồng thời, RAT được sản xuất từ đất
trồng, nguồn nước, môi trường, dinh dưỡng… tất cả đều phải sạch và đúng quy trình GAP
(Good Agricultural Practices). Nguồn nước tưới rau không bị ô nhiễm bởi các sinh vật và
hoá chất độc hại, hàm lượng một số hoá chất không vượt quá mức cho phép...Từ đó, rau
quả được coi là an toàn khi có dư lượng nitrat, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật,
mức độ nhiễm vi sinh vật dưới ngưỡng quy định của Bộ NN & PTNT ban hành với từng
loại rau quả.
Theo sở Kỹ sư Nguyễn Đức Thi (2014), RAT là rau được sản xuất với quy trình kỹ

thuật đảm bảo an toàn, sản phẩm đến người tiêu dùng khong gây độc hại. Theo đó có bốn
chỉ tiêu an toàn:
- An toàn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (nghĩa là dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật thấp hơn mức cho phép).
- An toàn về hàm lượng nitơrat (NO3).
- An toàn về kim loại nặng.
- An toàn về vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh cho người.


6

Khái niệm RAT có nhiều định nghĩa khác nhau, tùy vào quan điểm của từng người.
Tuy nhiên, tựu chung lại, khái niệm RAT xoay quanh những vấn đề sau:
- Các chuyên gia cho rằng, RAT là loại rau mà ngay từ khâu gieo trồng không bị
bón phân đạm, hoặc bón rất ít phân đạm để tránh ô nhiễm muối nitrat, thay vào đó phải
bón phân hữa cơ như phân chuồng, phân bắc ủ hoai.
- Muốn tránh ô nhiễm thuốc sâu, phải chọn loại giống cây khỏe chống được nhiều
sâu bệnh và chỉ được phun thuốc sâu sinh học, tuyệt đối không phun thuốc sâu hóa học.
- Trước khi thu hoạch rau, tuyệt đối không được dùng thuốc trừ sâu. Nếu vườn rau
xuất hiện sâu bệnh phải dùng côn trùng có ích diệt sâu, hoặc con người phải trực tiếp bắt
sâu.
- Ngoài ra, đặc biệt không tưới rau bằng nước thải của thành phố, vì nước thải công
nghiệp và nước thải sinh hoạt có chứa nhiều hóa chất ô nhiễm và vi trùng gây
bệnh.
- Với một số chuyên gia thì yêu cầu chất lượng của RAT được thể hiện qua chỉ tiêu
sau:
+ Chỉ tiêu về nội chất bao gồm:
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- Hàm lượng nitrat (NO3).
- Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As, …

- Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samonella…) và kí sinh trùng
đường ruột (trứng giun đũa Ascaris)
Tất cả các chi tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải được dưới mức cho phép
theo tiêu chuẩn của Tổ chức Quốc tế FAO/WHO.
+ Chỉ tiêu về hình thái:
Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từng loại rau, không dập nát, hư
thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp.
Là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có
chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm
các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu
dùng và môi trường.


7

2. Những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ RAT
2.1. Nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất RAT


Điều kiện khí hậu: Yếu tố khí hậu mang tính chất quyết định cho sản xuất

nông nghiệp cũng như sản xuất RAT nói riêng. Cần phải phân tích những thông số cơ bản
của khí hậu như: nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm không khí…, đánh giá về mức độ
ảnh hưởng đến phát triển của từng loại cây trồng cụ thể. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió
mùa ẩm, có pha trộn tính chất ôn đới nhất là miền Bắc và được trải rộng trên bốn vùng
rộng lớn, phức tạp: trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển. Đặc điểm này đem lại cho
sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất RAT nói riêng nhiều thuận lợi cơ bản, đồng
thời cũng có những khó khăn rất lớn trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp. Thời
tiết, khí hậu của nước ta có những thuận lợi rất cơ bản. Đó là hàng năm có lượng mưa
bình quân tương đối lớn 880m2, trong đó chỉ riêng lưu vực sông Hồng và sông Mêkông

chiếm 75%. Bên cạnh đó, nguồn nước ngọt rất phong phú trong sản xuất và đời sống, có
nguồn năng lượng mặt trời dồi dào, tập đoàn cây trồng và vật nuôi phong phú, đa dạng.
Nhờ những thuận lợi đó mà ta có thể gieo trồng nhiều loại rau phong phú, và quanh năm,
đảm bảo sản xuất liên tục và thu lợi nhuận cao. Bên cạnh những thuận lợi trên cũng có
nhiều khó khăn lớn như: mưa nhiều và lượng mưa thường tập trung 3 tháng trong năm
gây lũ lụt, ngập úng. Nắng nhiều thường gây lên khô hạn, có nhiều vùng còn thiếu cả
nước cho người, vật nuôi sử dụng. Khí hậu ẩm ướt, sâu bệnh, dịch bệnh dễ phát sinh và
lây lan gây ra những tổn thất lớn đối với mùa màng. Bên cạnh đó một mùa thường chỉ có
một số loại rau nhất định mà nhu cầu của người dân vẫn rất nhiều, điều đó đặt ra nhiều
vấn đề về sản xuất rau trái vụ…


Tính mùa vụ: mùa nào thì rau ấy, và so với các loại khác rau có chu kì sống

tương đối ngắn nên khả năng quay vòng trong sản xuất rau rất lớn. Tính thời vụ trong sản
xuất rau thể hiện mỗi loại rau thích ứng với mùa vụ và điều kiện phát triển riêng. Từ đó
bố trí trồng xen trồng gối các loại cây như thế nào để đạt năng suất cao nhất trên một đơn
vị diện tích mà vẫn đảm bảo được tính thời vụ.
 Tháng 1,2,3: bầu, cà chua, cải cúc, bí xanh, dưa chuột, đậu cove, xà lách, cà tím,
mồng tơi, mướp đắng, …


8

 Tháng 4,5,6: cà chua, củ cải trái vụ, đậu cove, đậu đũa, mồng tơi, mướp hương,
rau dền, rau đay, rau muống, …
 Tháng 7,8,9: bắp cải, bí xanh, củ cải, dưa chuột, đậu bắp, đậu đũa, lơ trắng và
xanh, rau ngót, …
 Tháng 10,11,12: su hào, lơ trắng, xanh, đậu Hà Lan, cải mơ, cải ngọt, bắp cải,
bầu, cải thảo, …



Yếu tố khoa học kĩ thuật: đây là điều kiện tiên quyết để mở rộng sản xuất

cũng như tăng năng suất và giữ cho mức giá tương đối ổn định. Công nghệ có ý nghĩa rất
lớn trong việc hỗ trợ quá trình sản xuất trở lên dễ dàng hơn bằng cách rút ngắn thời gian,
bảo quản chất lượng sản phẩm trong suốt quá trính, cắt giảm chi phí vận chuyển. Đặc biết
là công nghệ kéo dài vòng đời của sản phẩm, giữ cho sản phẩm được tươi nguyên, giữ
nguyên chất lượng trong quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ bằng cách hạ thấp tần suất
hô hấp của sản phẩm, kiểm soát và điều chỉnh độ oxy, cacbon điôxit, nitơ trồng rau.Trồng
rau theo công nghệ cao trước tiên là việc gia tăng hàm lượng khoa học, kỹ thuật trong sản
phẩm, từ việc tạo, chọn, và sử dụng các giống cây có năng suất, chất lượng, kháng hoặc
chống chịu tốt với các loại dịch hại, đây có thể là những giống lai thế hệ F1,gốc ghép,
nuôi cấy mô, ứng dụng các kĩ thuật tiên tiến trong canh tác từ gieo trồng, bón phân, tưới
nước, phòng trừ dịch hại, thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ…Hoàn toàn chủ động,
điều khiển và quản lí bằng các chương trình, trang thiết bị và phương tiện hiện đại như
việc cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu của cây trồng và theo mục tiêu năng suất, chất
lượng mong muốn của nhà sản xuất.Một số công nghệ : mô hình trồng RAT trong nhà
kính theo công nghệ của Israel, mô hình trồng rau thủy canh Everblume của Mỹ, trồng rau
với nhiều loại đèn LED ở Hà Lan, công nghệ khí canh, trang trại trồng rau thẳng đứng tại
Mỹ,…


Nhóm yếu tố cung ứng đầu vào khác: vốn, đất đai, cơ sở vật chất kĩ thuật,

chính sách bảo hộ của chính phủ… Cũng như việc kết hợp chặt chẽ những yếu tố một
cách linh hoạt tạo mọi điều kiện cho việc quay vòng, phát triển việc sản xuất rau.
2.2.

Nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ RAT


 Nhu cầu thị trường: chính là sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Nhu cầu
này của người tiêu dùng có liên quan đến thu nhập, quá trình đô thị hóa, thông tin và giáo


9

dục. Những thông tin và giáo dục về vấn đề sức khỏe đã ảnh hưởng tới ưu tiên trong tiêu
dùng đối với RAT của người dân. Rất nhiều chiến dịch khác nhau đã cung cấp cho người
tiêu dùng những thông tin về lợi ích đối với sức khỏe từ việc ăn RAT. Các nghiên cứu
khoa học, các chiến dịch thông tin cộng đồng đều khẳng định vai trò của rau, khuyến
khích tiêu thụ các sản phẩm RAT. Một thay đổi nữa trong xu hướng tiêu dùng đó là xu
hướng gia tăng nhu cầu với các sản phẩm trái vụ. Người tiêu dùng có thu nhập cao sẵn
sàng trả mức giá cao hơn cho các sản phẩm RAT trái vụ. Xu hướng tăng cường chế độ ăn
kiêng của người dân cũng khuyến khích ăn nhiều RAT thì rất có lợi cho sức khỏe.
 Cung sản phẩm RAT: về cung cấp RAT, là một yếu tố quan trọng trong cơ chế thị
trường. Cung cấp RAT hiện nay còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Các hình thức sản xuất
chủ yếu là các hộ sản xuất, hợp tác xã, các quy mô, quy mô còn nhỏ. Để tổ chức sản xuất
kinh doanh RAT, cung cấp đầy đủ số lượng cũng như chất lượng RAT theo yêu cầu, đúng
thời gian để đảm bảo uy tín đối với khách hàng.
 Giá của sản phẩm RAT: vấn đề giá cả cũng là một yếu tố quan trọng, giá RAT
thường cao hơn rau thường do chi phí sản xuất RAT thường cao hơn. Giá quá cao thì
người tiêu dùng sẽ tiêu dùng ít hơn. Và nếu giá quá thấp thì không đảm bảo cho sản xuất.
 Mức độ TTKĐX trên thị trường: Trên thực tế, không phải 100% RAT sản xuất ra
được các đơn vị đứng ra bao tiêu phân phối, mà một lượng lớn RAT người nông dân phải
tự đi bán lẻ trôi nổi trên thị trường lẫn cả với rau bẩn. Vì vậy không phân biệt được đâu
thực sự là RAT. Mạng lưới kinh doanh RAT ở Hà Nội còn quá ít so với nhu cầu người tiêu
dùng dẫn đến khó khăn hơn trong việc tìm mua RAT. Mặt khác, vì nhu cầu lợi nhuận mà
người bán sẵn sàng treo đầu dê bán thịt chó khiến cho thông tin về RAT đến với người
dân thường bị sai lệch, bóp méo.

 Nhân tố về kĩ thuật và công nghệ sản xuất: đặc biệt quan trọng trong việc tăng
khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ RAT, hệ thông chế biến với những dây
chuyền công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng thêm giá trị của rau. Công nghệ chế biến, công
nghệ sau thu hoạch của sản phẩm RAT càng hiện đại, càng tránh được sự hao hụt mất mát
trong quá trình thu hoạch, làm tăng thêm giá trị chất lượng sản phẩm mà vẫn không làm
mất đi các chất dinh dưỡng. Đổi mới công nghệ chế biến còn tạo nên sản phẩm RAT và


10

đổi mới tập quán tiêu dùng truyền thống, kích thích và mở rộng tính đa dạng trong tiêu
dùng sản phẩm RAT.
2.3.
Sự cần thiết sản xuất và tiêu thụ RAT
● Đối với người tiêu dùng: chính rau tươi, khô, ăn sống hay nấu chín sẽ cung cấp
một lượng vitamin thiên nhiên và các khoáng vi lượng cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ hoạt
động bình thường của các tuyến nội tiết, bảo vệ hệ thần kinh. Từ đó cơ thể giảm bớt bệnh
tật (chống lão hóa, chống tim mạch, chống ung thư, chống loãng xương…) cắt đứt vòng
luẩn quẩn, đói nghèo, bệnh tật.
● Đối với người sản xuất: sản xuất và tiêu thụ RAT tạo điều kiện cho người nông
dân có thu nhập cao (nếu đạt được tiêu chuẩn RAT thì giá cao hơn gấp 1,5 đến 2 lần so
với rau thường), người sản xuất có thể tiếp cận với công nghệ kĩ thuật tiên tiến trong sản
xuất: công nghệ trồng trong nhà lưới, vườn treo không dùng đất, kĩ thuật trồng rau… và
với xu thế tiêu dùng những “sản phẩm sạch” khi đất nước ngày càng phát triển, thu nhập
ngày càng tăng, sức khỏe là vấn đề đặt lên hàng đầu thì việc tăng cường sản xuất RAT là
để đáp ứng mặt cầu của người tiêu dùng.
II.

Khái quát về thông tin không đối xứng trên thị trường RAT


1. Khái niệm
Ba dạng thất bại của thị trường được nhắc đến là: các ngoại ứng, hàng hóa công cộng,
thông tin không đối xứng. Ở đây, chúng ta xét đến dạng thất bại thứ hai của thông tin, đó
là tình trạng mà lượng thông tin về tính chất của hàng hoá không được chia sẻ đồng đều
như nhau giữa các đối tác tham gia thị trường. Đó là thất bại về thông tin không đối xứng,
hay tình trạng xuất hiện trên thị trường khi một bên nào đó tham gia giao dịch thị trường
có được thông tin đầy đủ hơn bên kia về các đặc tính của sản phẩm. Như vậy trong trường
hợp này, thông tin không được xem xét như một hàng hoá, mà là thông tin về hàng hoá
được chia sẻ giữa người mua và người bán, hoặc giữa người tạo ra ngoại ứng với các bên
chịu tác động của ngoại ứng. Tình trạng TTKĐX xuất hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau
của nền kinh tế như ngân hàng, thị trường nhà đất, thị trường lao động, ... Bài nghiên cứu
này sẽ đề cập đến TTKĐX trên thị trường RAT – một thị trường quen thuộc đối với mỗi
người dân. TTKĐX trên thị trường RAT được hiểu là tình trạng các bên tham gia giao


11

dịch không có sự cân bằng trong việc nắm giữ thông tin. Cụ thể đối với tình trạng
TTKĐX trên thị trường RAT, người bán rau sẽ có nhiều thông tin về chất lượng rau hơn
người mua. Từ phía người bán, họ là người trồng hoặc là người phân phối vì thế chính họ
mới biết được nguồn gốc, xuất xứ hay tình trạng dinh dưỡng, dư lượng chất hóa học của
từng loại rau. Từ phía người mua, họ chỉ có thể đánh giá rau bằng cảm quan quan qua
xem xét hình thái bên ngoài của rau có tươi xanh hay không. Chính vì vậy, thông tin về
sản phẩm mà người mua sẽ có ít hơn người bán. Tình trạng này đang ngày càng nghiêm
trọng từ đó gây ra những hậu quả cho cả hai bên người mua và người bán. Không phải bất
cứ khi nào có hiện tượng TTKĐX đều dẫn đến những thất bại nghiêm trọng của thị
trường và đòi hỏi chính phủ phải can thiệp. Việc một thị trường có chịu những thất bại
nghiêm trọng liên quan đến TTKĐX hay không phụ thuộc vào tương quan giữa chi phí và
lợi ích tiềm tàng của người tiêu dùng khi thu thập thông tin về chất lượng hàng hóa. Và để
xác định một hiện tượng TTKĐX có dẫn đến những thất bại nghiêm trọng của thị trường

hay không, các nhà kinh tế thường chia các hàng hóa thành ba nhóm: hàng hóa có thể
thẩm định trước, hàng hóa có thể thẩm định khi dùng và hàng hóa không thể thẩm định .
RAT là loại hàng hóa có thể thuộc cả hàng hóa thẩm định được khi dùng và hàng hóa
không thể thẩm định được. Vì khi tiêu dùng rau, nếu đó là rau không sạch thì có hai
trường hợp. Trường hợp thứ nhất, sau khi tiêu dùng có thể dẫn ngay đến các biểu hiện như
đau bụng, nôn mửa, ngộ độc. Lúc này RAT được coi là hàng hóa có thể thẩm định được
khi dùng. Trường hợp thứ hai, sau khi tiêu dùng một thời gian dài sau đó người sử dụng
mới phát bệnh đó có thể là các bệnh về tim mạch, ung thư, … những bệnh này rất khó có
thể phát hiện nguyên nhân thực sự gây nên. Bởi vì sau một thời gian dài thì người tiêu
dùng còn sử dụng những hàng hóa khác nên không thể kết luận nguồn gốc của những căn
bệnh đó là do tiêu dùng rau không sạch. Thực tế hiện nay phần lớn, rau thường thuộc loại
hàng hóa không thẩm định được. Và dù có thuộc loại hàng hóa có thể thẩm định được khi
dùng hay không thể thẩm định được thì tổn thất của TTKĐX trên thị trường RAT đều là
rất lớn.
2. Thất bại thị trường do thông tin không đối xứng gây ra


12

Hình 1.1 minh họa tổn thất phúc lợi so thông tin không đối xứng gây ra trên thị
trường về RAT. Nếu người tiêu dùng có được những thông tin cần thiết để tin chắc rau
được bán là RAT thì cầu của họ sẽ là D 0, với lượng rau tối ưu xã hội Q 0 giá cân bằng ở P0.
P
E
F
S

C
B
P

0
P
1

A
D0

G

D
1
0

Q
1

Q
0

Q

Tuy nhiên, khi không đủ thông tin để biết chắc rau bán trên thị trường là RAT thì cá nhân
chỉ sẵn sàng mua một lượng rau thể hiện trên đường cầu D 1 tại các mức giá khác nhau.
Cân bằng thị trường lúc đó tại điểm A, với lượng rau cung cấp là Q1 và P1.
Hình 1.1: TTKĐX về phía người mua làm thị trường cung cấp dưới mức hiệu quả
Khi có đủ thông tin cần thiết về rau thì điểm cân bằng sẽ đạt tại điểm B. Khi đó diện
tích GBQ0O là chi phí của việc cung cấp rau sạch và EBQ 0O là diện tích thể hiện lợi ích
của người tiêu dùng. Lúc này diện tích tam giác EBG là phần thặng dư của cả người sản
xuất và người tiêu dùng. Khi không có đủ thông tin cần thiết về rau thì điểm cân bằng sẽ
đạt tại điểm A. Khi đó diện tích GAQ 1O là chi phí của việc cung cấp rau sạch và EAQ 1O

là diện tích thể hiện lợi ích của người tiêu dùng. Lúc này diện tích hình thang ECAG là
phần thặng dư của cả người sản xuất và người tiêu dùng. Ta có thể thấy tam giác ABC là
lợi ích tăng thêm nếu phần rau an toàn Q 1Q0 được tiêu thụ nhưng vì phần rau an toàn đó


13

không được tiêu thụ nên phần đáng lẽ ra có được đã bị mất. Vì vậy diện tích tam giác
ABC là tổn thấp PLXH do việc tiêu dùng dưới mức hiệu quả gây ra. Nếu người sản xuất
có thể cung cấp thông tin về chất lượng đích thực của sản phẩm cho người tiêu dùng với
chi phí nhỏ hơn phần mất trắng này thì cần xúc tiến việc cung cấp thông tin đó và xã hộ sẽ
được lợi thêm bằng chênh lệch giữa phần mất trắng ABC với chi phí cung cấp thông tin.
Điều đó sẽ gây tổn thất PLXH.
3. Các yếu tố gây nên thất bại thị trường về thông tin không đối xứng
Không phải bất cứ khi nào có hiện tượng TTKĐX đều dẫn đến những thất bại
nghiêm trọng của thị trường và đòi hỏi chính phủ phải can thiệp. Việc một thị trường có
chịu những thất bại nghiêm trọng liên quan đến TTKĐX hay không phụ thuộc vào tương
quan giữa chi phí và lợi ích tiềm tàng của người tiêu dùng khi thu thập thông tin về chất
lượng hàng hóa. Nếu mọi thứ khác như nhau thì chi phí này phụ thuộc vào những nhân tố
sau: chi phí thẩm định hàng hóa, mức độ đồng nhất mối quan hệ giá cả và chất lượng,
mức độ mua sắm thường xuyên mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng. Chi phí phải bỏ ra
để thẩm định hàng hóa định mua cộng với chi phí mua hàng hóa đó sẽ quyết định mức độ
tốn kém và lợi ích kì vọng thu được từ việc tiêu dùng hàng hóa. Điều đó sẽ quyết định
mức độ nghiêm trọng của thông tin không đối xứng
3.1.

Chi phí thẩm định hàng hóa

Chi phí tiềm tàng của TTKĐX đến người tiêu dùng tùy thuộc vào mức độ hiểu biết
của họ về chi phí đầy đủ của hàng hóa, bao gồm cả chi phí ước định khi phải chịu thiệt hại

do tiêu dùng hàng hóa. Để biết rõ về chất lượng một hàng hóa, người tiêu dùng phải bỏ ra
một chi phi phí để thẩm định nó. Lý tưởng nhất là họ có thể chọn ra một mẫu đại diện
gồm những đơn vị hàng hóa để thử trước, rồi mới quyết định có mua hàng hóa hay không.
Như đã nói ở phần trước, RAT thuộc cả hai loại hàng hóa là hàng hóa có thể thẩm định
được khi dùng và hàng hóa không thẩm định được. Khi mua RAT chi phí thẩm định hàng
hóa hầu như là không có. Chúng ta có muốn bỏ chi phí để thẩm định trước RAT cũng thể
được. Chi phí thẩm định ở đây là rất lớn nó có thể là những biểu hiện bệnh sau khi sử
dụng hoặc cũng có thể là cả sinh mạng của người tiêu dùng.
3.2. Mức độ đồng nhất trong mối quan hệ giá cả và chất lượng


14

Mức độ đồng nhất trong mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng thể hiện ở chỗ với
chất lượng cho trước thì giá cả có dao động mạnh hay không, hoặc với mức giá cả như
nhau thì chất lượng có sự khác biệt lớn hay không. Mức độ đồng nhất trong mối quan hệ
giữa giá cả và chất lượng của RAT là không có và rất khó kiểm soát. Rất nhiều loại rau
giá cả không được tương ứng với chất lượng rau như nhiều cửa hàng bán rau còn bán rau
thường với giá RAT và bên cạnh đó những người nông dân chân chất trồng RAT thì lại
phải ngậm ngùi bán với giá của rau thường vì không ai tin đó là RAT. Vậy nên mức độ
đồng nhất trong mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng của RAT hiện nay làm nguy cơ
thất bại do TTKĐX ngày càng lớn.
3.3.

Mức độ mua sắm thường xuyên

Mức độ thường xuyên mua sắm cũng đóng vai trò quan trọng để quyết định có hiện
tượng TTKĐX hay không. Nếu mức độ thường xuyên mua sắm tương đối lớn so với sự
biến động của giá cả và chất lượng thì NTD sẽ tích góp được thông tin qua các lần mua
sắm và hiện tượng TTKĐX sẽ giảm. Nếu điều ngược lại xảy ra thì mức độ thất bại này có

thể sẽ khá lớn. Tất nhiên, việc mua sắm thường xuyên cũng sẽ giúp người tiêu dùng thành
thạo hơn, nhờ đó chi phí thẩm định sẽ giảm và người tiêu dùng đó có thể chọn mẫu thử
lớn hơn. Trong khi tiêu dùng RAT, nếu người tiêu dùng thường xuyên mua sắm thì sẽ nắm
bắt, cập nhật được thông tin về các cửa hàng rau, các loại RAT qua các lần mua sắm trước
đó từ đó sẽ giảm được TTKĐX trên thị trường RAT. Nhưng việc này là khá khó vì ảnh
hưởng của việc sử dụng RAT có thể không biểu hiện ngay sau khi sử dụng nên người tiêu
dùng có thể vẫn tiếp tục sử dụng mà không biết được tác hại của việc sử dụng rau bẩn. Vì
vậy, mức độ mua sắm thường xuyên có thể không làm giảm được TTKĐX trên thị trường
RAT.
Tóm lại, với thị trường RAT, chi phí thẩm định lớn rất nhiều so với giá mua dự kiến,
giá cả không đồng nhất với chất lượng và mức độ thường xuyên xuyên mua sắm lại nhỏ
hơn so với sự biến thiên về chất lượng nên sự không đối xứng về thông tin sẽ gây ra hậu
quả rất nghiêm trọng.


15

4. Mức độ nghiêm trọng của thất bại thị trường về thông tin không đối xứng đối
Với RAT là loại hàng hóa mang cả hai tính chất thẩm định được khi dùng và không
thẩm định được. Vì đối với RAT, khi mua rau tại một cửa hàng lạ thì chi phí thẩm định
cũng không chỉ bao gồm những chi phí liên quan đến chọn mẫu, mà còn gồm cả chi phí
thực để mua hàng hoá và chi phí kỳ vọng cho những thiệt hại có thể phát sinh khi sử dụng
hàng hoá. Cụ thể, giá đầy đủ của một lần mua rau tại một cửa hàng lạ bao gồm giá của mớ
rau đó cộng với chi phí kỳ vọng tương ứng với mọi tác hại nào mà món ăn từ mớ rau đó
có thể gây ra cho sức khoẻ (thí dụ bị đầy bụng hoặc ngộ độc). Tất nhiên, nếu mớ rau đó
có thể có chất lượng tốt nhưng ngay cả khi đó thì người tiêu dùng vẫn không thể biết chắc
lợi ích biên mà mình nhận được là bao nhiêu nếu không ăn rau của hàng mới đó. Rau
cũng là loại hàng hóa không thể thẩm định được do nếu rau đó không chứa chất gây ngộ
độc ngay mà ngấm dần vào người sau đó sẽ phát bệnh sau một thời gian dùng. Vì vậy
RAT là loại hàng hóa có nguy cơ thất bại do TTKĐX rất lớn vì chi phí để thẩm định RAT

có thể là những biểu hiện như đau bụng, ngộ độc, ... hoặc có thể chi phí thẩm định có thể
là tính mạng con người.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THÔNG TIN KHÔNG ĐỐI XỨNG TRÊN THỊ
TRƯỜNG RAU AN TOÀN HÀ NỘI
I.

Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Hà Nội là thành phố ở vị trí trung tâm của nước Việt Nam, có dân số đông cũng như

mật độ dân số lớn nhất cả nước, Theo thống kê, tính đến năm 2016 dân số Hà Nội khoảng
hơn 7,5 triệu người, chiếm 8% dân số cả nước. Bình quân thu nhập người dân Hà Nội
năm 2016 đạt trên 85 triệu đồng/năm. Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn nơi có nhiều cơ
quan bộ, ngành trung ương, thành phố, trường đại học, bệnh viện, công ty, doanh nghiệp,
nhiều trung tâm thương mại lớn…. theo đó trình độ nhận thức của người dân thủ đô cao
hơn bình quân chung của cả nước. Trình độ nhận thức cũng như đời sống vật chất và tinh
thần của người dân Thủ Đô cao, mọi người dân quan tâm đến sức khỏe của bản thân và
gia đình mình. Tại các kỳ họp của quốc hội, cử tri Thành Phố Hà Nội quan tâm tới việc
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bởi có quan niệm cho rằng “con đường từ dạ dày tới
nghĩa trang là con đường ngắn nhất”. Hơn lúc nào hết vấn đề thực phẩm đang là vấn đề


16

được quan tâm hàng đầu. Trong các thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày thì một
trong những vấn đề người dân quan tâm là lựa chọn sử dụng rau xanh đảm bảo toàn cho
sức khỏe.
Hiện nay, nhu cầu rau xanh của thành phố rất lớn. Nhu cầu rau của toàn Thành phố
Hà Nội khoảng 2.000 – 3.000 tấn/ngày, trong khi mức cung cấp rau an toàn đạt khoảng
trên 290.000 tấn/năm. Do đó, nhu cầu về rau an toàn cho người dân Hà Nội là rất bức
thiết. Trong những năm qua, Hà Nội đã đầu tư vốn, quy vùng sản xuất, có nhiều giải pháp

thiết thực để phát triển các dự án sản xuất, cung ứng rau an toàn, nhưng chưa đảm bảo
tính bền vững, chưa xây dựng được hương hiệu sản phẩm để tạo sự tin tưởng của người
tiêu dùng. Với lượng cung – cầu là khá lớn nhưng thị trường rau an toàn lại chưa được mở
rộng. Vậy vì sao lại xảy ra tình trạng cung chưa gặp cầu ở Hà Nội. Bài nghiên cứu sau sẽ
giải đáp phần nào thực trạng trên.
II. Thực trạng sản xuất RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
RAT là vấn đề được quan tâm cao của toàn xã hội và nhất là những thành phố lớn
như Hà Nội bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng và nền kinh tế. Trong
thời gian qua, nhất là kể từ đầu thập kỷ 90, diện tích RAT của Hà Nội phát triển nhanh
chóng và ngày càng có tính chuyên canh cao. Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất
RAT lớn nhất năm 2005 diện tích trồng rau là 158,6 nghìn ha, chiếm 25% sản lượng rau
toàn quốc. Điều này là do đất đai ở vùng Đồng bằng sông Hồng tốt hơn, khí hậu mát hơn
và gần thị trường Hà Nội. Nhận thấy rõ sự quan trọng của RAT nhiều chương trình hướng
dẫn nông dân xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT được triển khai ở Đồng bằng
Bắc bộ (bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên). Tuy
nhiên kết quả đạt được là sau 3 năm triển khai, diện tích RAT tại 6 tỉnh mới đạt gần 6.000
ha, chỉ chiếm 8,4% về diện tích và 7,4% về sản lượng. Cao nhất là Hà Nội và Vĩnh Phúc
với diện tích RAT chiếm 44% và 17% so với tổng diện tích rau trên địa bàn.
Hà Nội có diện tích đất khá rộng 921 km 2, được chia làm 3 loại đất chính: đất phù sa,
đất xám và đất cằn cỗi. Phần lớn phù sa được bồi đắp từ các sông ngòi với diện tích
52.500 ha tập trung chủ yếu ở các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm và một vài xã ở
huyện Đông Anh. Diện tích đất cằn cỗi vào khoảng 33.000 ha và được phân bố ở một vài
xã ở huyện Đông Anh và Sóc Sơn. Đất xám chiếm 5.900 ha. Bên cạnh đó, ta không thể


17

không kể đến khí hậu của Hà Nội thuộc khu vực nhiệt đới có gió mùa lạnh và nắng, với
lượng mưa trung bình 1.689 mm, có 80% lượng mưa tập trung vào các tháng từ 5-8 trong
đó có mưa to và bão vào khoảng tháng 7. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến

tháng 4 năm sau, thời gian khô nhất trong năm vào các tháng 12, 1 và tháng 2. Nhiệt độ
trung bình hàng năm khoảng 240C.
Thị trường Hà Nội đặc biệt nội thành là một thị trường tiêu thụ rau lớn. Từ những
năm 1996, RAT được trồng ở các huyện ngoại thành Hà Nội, đặc biệt diện tích trồng rau
phát triển mạnh từ sau năm 1999 khi thành phố có chủ trương quy hoạch phát triển vùng
sản xuất RAT cung cấp cho thị trường các quận nội thành. Chủ trương quy hoạch đó có
nhiều nông dân chuyển đất canh tác lúa, trồng cây màu khác sang trồng rau (xã Lĩnh
Nam, Vân Nội có hơn 15% nông dân chuyển sang trồng rau có trình độ cao và đầu tư
lớn). nhờ đó mà chủng loại rau đa dạng hơn, nếu trước năm 1996 vào thời điểm chính vụ
chỉ trồng một số loại rau chính như xu hào, bắp cải, cải dưa, cà chua…thì hiện nay nông
dân trồng trên 30 loại rau khác nhau trong năm như: bắp cải, cải xanh, cà chua, xà lách,
đậu đũa, dưa chuột, mùng tơi, rau ngót, rau muống…Đặc biệt nhờ có chủ trương này mà
diện tích trồng rau trái vụ cũng đã tăng lên và có trên 15 loại.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng RAT tại một số huyện trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
Xã –

Diện

Năng suất

Sản lượng

Huyện

tích

(tấn/ha)

(tấn)


20 – 25

3600 -4500

Chủng loại chính

(ha)
1. Đông Anh
-Xã Vân Nội

60*3 vụ

Cà chua, xu hào, cải bắp.
đậu xanh, bí xanh

-Xã

Nam 35*3 vụ

19 - 22

1995 - 2310

Xu hào, cái bắp, bí xanh

Bắc 30*3 vụ

18 - 20


1650 - 1800

Cà chua, xu hào, cả bắp,

Hồng
-Xã
Hồng

đậu quả


18

-Xã Nguyên

100*3

Khê

18 - 21

5400 - 6300

vụ

Cà chua, xu hào, khoai tây,
cải các loại….

Tiên Dương
Kim Chung

Kim nổ
2. Gia Lâm
-Xã Văn Đức

100*3

18 - 21

5400 - 6300

vụ
-Xã Đăng Xá

50*3 vụ

Cải bắp, cà chua, đậu hà
lan, xu hào, cải các loại

17 - 19

2550 – 2850

Cải các loại, đậu quả, cà
chua, cải bắp

-Xã

Đông 40*3 vụ

17 – 18


2040 - 2160



Các loại rau gia vị: mùi tàu,
rau thơm và các loại rau

-Xã Lệ Chi

50*3 vụ

15- 16

2250 - 2400

Các loại rau theo mùa vụ

20 – 24

1200 – 1400

Các loại rau muống, ngót,

3. Thanh Trì
-Xã

Lĩnh 20*3 vụ

Nam


mồng tơi, bí…

-Xã Yên Mỹ

15*3 vụ

18 – 20

810 – 900

Súp lơ, cà chua và cải các
loại

-Xã

Duyên 25*3 vụ

15 - 16

1120 – 1200

Cà chua và cải các loại…


(Nguồn: Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, 2014)
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, Thành Phố có kế hoạch đầu
tư để xây dựng đề án sản xuất và tiêu thụ RAT giai đoạn 2009-2016. Đề án sản xuất và
tiêu thụ RAT thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 -2016 được UBND thành phố phê duyệt
ngày 05/5/2009, trải qua 7 năm thực hiện đề án, đến thời điểm hiện tại đã thu được nhiều

thành công và đạt năng suất lớn. Tính đến thời điểm hiện tại (tổng kết đề án vào sáng
ngày 17/11/2016) đề án sản xuất và tiêu thụ RAT đã có diện tích sản xuất đạt 5.100ha,


×