TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG ÙN TẮC GIAO THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Tiểu luận học phần “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”
Giảng viên: Phạm Văn Tuân
SV thực hiện: Nguyễn Dương Trúc Mai
Mã số SV: 1653404040501
Khoa: Quản lý nguồn nhân lực
TP. HỒ CHÍ MINH – 2017
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Điểm đánh giá của CBCT1
Điểm đánh giá của CBCT2
MỤC LỤC
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Nội dung
Tính cấp thiết của đề tài.............................................................
Lịch sử nghiên cứu của đề tài....................................................
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..................................................
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài................................................
Giới hạn phạm vi nghiên cứu....................................................
Giả thuyết nghiên cứu................................................................
Phương pháp nghiên cứu...........................................................
Ý nghĩa đề tài.............................................................................
Dự kiến cấu trúc của Báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu......
10. Kế hoạch nghiên cứu
Trang
2
3
5
6
11
11
12
12
12
15
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, giao thông phát
triển, an toàn, thuận lợi tạo điều kiện tốt cho sự trao đổi về kinh tế, chính trị, văn hoá,
kỹ thuật giữa miền xuôi với miền ngược, giữa thành phố với nông thôn, giữa nước
này với nước khác. Ngày nay giao thông vận tải là nhu cầu không thể thiếu được của
con người, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương tiện giao thông
ngày càng đa dạng, phát triển mạnh và có những bước tiến bộ đáng kể. Trong hơn
mười năm năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, với các thành tựu của sự
nghiệp công nghiêp hoá, hiện đại hoá, đời sống xã hội đã có những bước phát triển
5
tích cực, điều kiện sinh sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, giao lưu kinh
tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, nhu cầu đi lại của nhân dân tăng lên. Tuy
nhiên bên cạnh đó sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường lại làm phát sinh
những mặt tiêu cực về mặt xã hội, trong đó trên lĩnh vực quản lý an toàn giao thông
đô thị đã bộc lộ nhiều vấn đề và vấn đề bức xúc nhất hiện nay và cần phải giải quyết
gấp rút đó ùn tắc giao thông tại các đô thị nhất là trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh (TP.HCM).
Trong nhiều năm qua, tắc nghẽn giao thông trên địa bàn đã trở thành vấn đề
được nhiều người quan tâm vì nó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội.
Chính quyền Thành phố thật sự lo ngại khi tình hình ùn tắc giao thông ngày càng
phức tạp. Nhiều cuộc họp từ các sở ban ngành , nhiều giải pháp đã được đề xuất,
thực hiện như: Thủ tướng nêu giải pháp quyết định chống ùn tắc giao thông, Chủ tịch
UBND TP.HCM có cuộc họp khẩn để bàn các giải pháp cấp bách giải quyết ùn tắc
giao thông......Nhưng chưa giảm thiểu tình trạng ùn tắc. Có chăng là giảm ở chỗ này
thì tắc ở chỗ khác. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác tốn không
biết bao giấy mực cho vấn đề nan giải này.
Ùn tắc giao thông hay còn được gọi là “kẹt xe” là tình trạng không thể lưu
thông được của xe cộ do hệ thống giao thông bị quá tải hay do những nguyên nhân
bất khả kháng. Tình trạng kẹt xe là căn bệnh trầm kha của các đô thị hiện đại, mà
điển hình là tại TP.HCM. Đối với những ai đã từng sống hoặc đang sinh sống, làm
việc và học tập tại TPHCM thì không ai còn xa lạ với cảnh kẹt xe tại thành phố đông
dân nhất cả nước này. Kẹt xe liên tiếp xảy ra ngay trên những đường vốn vẫn lưu
thông dễ dàng, và cả vào những giờ không phải cao điểm. Hầu hết các tuyến đường
trong thành phố đều đông nghẹt ôtô, xe máy thêm vào đó là những công trường xây
dựng các cao ốc văn phòng, công trình đào đường lắp cống làm “lô cốt” mọc lên liên
tục . càng làm cho việc ùn tắc giao thông dễ xảy ra. Và tình trạng này cứ kéo dài với
mức độ ngày càng trầm trọng.
6
Là sinh viên đã và đang sinh hoạt, làm việc tại TP.HCM nên rất thấu hiểu tình
trạng ùn tắc giao thông. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và
giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” cho bài
tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học với mong muốn sẽ góp phần
nêu lên những vấn đề và giải pháp trong việc khắc phục chống ùn tắc giao thông ở
TP.HCM.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Hiện nay ùn tắc giao thông đang là vấn đề nóng bỏng cần được giải quyết.
Hiện trạng tổ chức giao thông hiện nay chưa thực sự dựa trên cơ sở khoa học. Do đó
đề tài nghiên cứu sâu hơn, khoa học sâu hơn về cách tổ chức và điều khiển giao thông
từ đó đề xuất một số giải pháp chống ùn tắc cục bộ ở một số điểm nóng trên địa bàn
TP.HCM.
Bài báo phân tích thực trạng cùng các nguyên nhân gây ra UTGT đô thị, từ đó kiến
nghị các nhóm giải pháp thích hợp nhằm giảm thiểu UTGT cho các đô thị lớn của
nước ta: “Thực trạng và giải pháp góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông ở các đô
thị lớn của Việt Nam”
Trong một thông báo kết luận năm 2011, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng
tại cuộc họp về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và giải pháp khắc phục ùn
tắc giao thông có nêu lên những khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn. Tại các
cuộc họp Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc họp trực tuyến với lãnh đạo
TPHCM về các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố nêu rõ
nguyên nhân cơ bản, các giải pháp lâu dài cũng như trước mắt cho vấn đề này.
Tại TP.HCM, ngày 27 tháng 12 năm 2016 Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn
Thành Phong đã có cuộc họp khẩn với các sở ngành và Chủ tịch UBND các quận,
huyện trên địa bàn để bàn các giải pháp cấp bách giải quyết ùn tắc giao thông. “Đầu
năm 2009 đến tháng 10/2009, Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã xảy ra 61 vụ ùn
tắc giao thông kéo dài trên 30 phút, trong đó 12 vụ ùn tắc nghiêm trọng từ 40 phút
đến 8 giờ, tăng 23 vụ so với cùng kỳ năm 2008, khiến tình hình giao thông ở thành
7
phố từ nay đến cuối năm sẽ còn phức tạp hơn” .Đó là nhận định của ông Trần Quang
Phượng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM, tại cuộc họp bàn các giải pháp
phòng chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố vào ngày 24/10/2009, do Chủ
tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân chủ trì…. Các cuộc họp, bài báo phản ánh tình
trạng ùn tắc giao thông, những biện pháp khắc phục được nêu lên trong các cuộc họp
Quốc Hội, Chính Phủ đã được đề xuất thực hiện nhưng tình hình ùn tắc vẫn không
giảm. Những con số trên là chưa tính đến vô số những vụ kẹt xe dưới 30 phút xảy ra
hằng ngày trên thành phố. Thật vậy, đối với những ai đã từng sống hoặc đang sinh
sống, làm việc và học tập tại TPHCM thì không ai còn xa lạ với cảnh kẹt xe tại thành
phố đông dân nhất cả nước này. Kẹt xe liên tiếp xảy ra ngay trên những đường vốn
vẫn lưu thông dễ dàng, và cả vào những giờ không phải cao điểm. Hầu hết các tuyến
đường trong thành phố đều đông nghẹt ôtô, xe máy thêm vào đó là những công
trường xây dựng các cao ốc văn phòng, công trình đào đường lắp cống làm “lô cốt”
mọc lên liên tục . càng làm cho việc ùn tắc giao thông dễ xảy ra. Và tình trạng này cứ
kéo dài với mức độ ngày càng trầm trọng. Nhìn chung vấn đề ùn tắc giao thông vẫn
đang được giải quyết hằng ngày hằng giờ trên các tuyến đường trong và ngoài thành
phố, các cơ sở hạ tầng ngày càng được củng cố cũng đã giảm bớt phần nào về tình
trạng ùn tắc. Tuy nhiên, vào các giờ cao điểm vẫn diễn ra tình trạng ùn tắc giao thông
tại các điểm nóng trên địa bàn thành phố. Để giải quyết vấn đề cần có thêm những
giải pháp khắc phục hiệu quả hơn dựa trên những nguyên nhân, giải pháp của các đề
tài nghiên cứu, các cuộc họp, những phản ánh thực trạng ùn tắc giao thông và cần
nêu lên thực trạng ùn tắc hiện nay nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông tại
các điểm nóng trên địa bàn TP.HCM.
Nhiều năm qua, TP Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều chương trình, giải pháp
nhằm hạn chế tai nạn giao thông và chống ùn tắc giao thông. Gần đây, ngày 14-52011, UBND thành phố ban hành Quyết định số 25 về kế hoạch thực hiện Nghị quyết
Ðại hội Ðảng bộ thành phố lần thứ 9 về việc thực hiện chương trình giảm ùn tắc giao
thông giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Tuy nhiên theo chúng tôi, tai
nạn giao thông và ùn tắc giao thông như một căn bệnh cần phải được "xử lý triệu
8
chứng" để giảm "cơn sốt" trước mắt đồng thời phải được chữa trị tận gốc để khỏi
bệnh về lâu dài.
“Để giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông của TPHCM hiện nay thì
hàng loạt dự án cần phải triển khai rất nhanh và gấp”, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh
La Thăng nói và kiến nghị cho phép Thành phố được áp dụng cơ chế đối với các dự
án chống ùn tắc như Chính phủ đã cho Bộ GTVT triển khai trên Quốc lộ 1 và đường
Hồ Chí Minh. Sau 2 năm, hàng loạt dự án đi vào hoạt động, qua đó, sẽ giảm đáng kể
tình trạng ùn tắc.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung:
Đề xuất một số nguyên nhân, hệ quả và nêu lên các yếu tố ảnh hưởng gây nên
tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.HCM hiện nay.
Đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại các
điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn, nâng cao hiệu quả điều tiết, phân luồng các làn xe
để giảm ùn tắc giao thông tại các giờ cao điểm.
Mục tiêu cụ thể:
Với mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ những mục tiêu cụ thể chủ
yếu sau:
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng giao thông, nâng cao tỷ lệ
diện tích dành cho giao thông . Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, tận dụng
nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân bằng hình thức phát hành trái phiếu và cổ phiếu.
Tiến hành thu phí lưu thông, để đầu tư ngược lại cho hạ tầng giao thông. Áp dụng
nhiều phương thức thực hiện các dự án giao thông khác nhau.
- Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân , nâng cao chất lượng và tỷ lệ sử dụng giao
thông công cộng.
- Đẩy nhanh tiến bộ các dự án đào đường, lập kế hoạch thi công theo hình thức cuốn
chiếu, làm đến sau dứt điểm đến đó. Nghiệm thu, thanh quyết toán khối lượng thi
công cho các đơn vị, giải ngân nhanh sẽ tạo thuận lợi cho dự án sớm được hoàn thành.
9
- Nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân bằng cách tích cực tuyên truyền
luật giao thông , xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm. Đưa việc dạy học luật giao
thông thành giáo trình bắt buộc cho học sinh sinh viên.
- Phân tích các giải pháp đưa ra để nâng cao chất lượng giao thông đường bộ hiện nay
và tìm hiểu tính khả thi thực tế của những giải pháp đó.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài cần có các nhiệm vụ nghiên cứu
sau:
- TP.HCM là đô thị lớn nhất cả nước, một trong những đầu mối kinh tế lớn hội đủ các
điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng
không, nối liền với các địa phương trong nước và quốc tế.
Cùng với sự phát triểm kinh tế, quy mô dân số TP.HCM phát triển không
ngừng, từ 3,2 triệu người vào năm 1980, lên 7,2 triệu người vào năm 2009 và dự đoán
sẽ đạt 13,5 triệu người vào năm 2020 dẫn đến sự gia tăng của các phương tiện giao
thông cá nhân. Tính 31/12/20009, tổng số phương tiện tham gia giao thông cơ giới
đường bộ mà thành phố đang quản lí là 4.480.255 xe, trong đó gồm 408.688 xe ô tô và
4.071.567 xe mô tô, gắn máy đăng ký lưu hành.
Bên cạnh sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông á nhân,
TP.HCM còn phải đối diện với những bất cập của hạ tầng giao thông hiện hữu bị quá
tải, không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu giao thông khu vực và lưu thông vào giờ cao
điểm. Bên cạnh đó, một số dự án pahir đào đường phục vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật
đô thị như lắp đặt ống cấp nước, cáp điện, cáp điện thoại,… thường xuyên được triển
khai trên trục đường chính đã làm thu hẹp diện tích mặt đường dành cho giao thông
vốn đã rất thiếu của thành phố và làm ảnh hưởng đáng kể đến sự đi lại của người dân,
làm cho tình hình ùn tắc giao thông ngày càng phức tạp. Ùn tắc giao thông ngày càng
tăng, dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường đầu
tư, kìm hãm sự phát triển của thành phố.
- Những bất cập trong công tác quản lý, quy hoạch khiến cho cơ sở hạ tầng giao thông
thành phố còn thấp kém; hàng loạt tuyến đường có bề rộng nhỏ, chật chội; mạng lưới
10
đường sá chưa được xây dựng đồng bộ ở các khu vực dẫn tới hiện tượng bị chia cắt.
Đủ loại phương tiện giao thông đã làm tình trạng kẹt xe trên địa bàn TP.HCM hầu như
diễn ra khắp nơi, kể cả ngoài giờ cao điểm.
“Đầu năm đến tháng 10/2009, Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã xảy ra 61
vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút, trong đó 12 vụ ùn tắc nghiêm trọng từ 40
phút đến 8 giờ, tăng 23 vụ so với cùng kỳ năm 2008, khiến tình hình giao thông ở
thành phố từ nay đến cuối năm sẽ còn phức tạp hơn.” Đó là nhận định của ông Trần
Quang Phượng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM, tại cuộc họp bàn các giải
pháp phòng chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố vào ngày 24/10/2009, do
Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân chủ trì. Hiện nay những con số trên vẫn
chưa dừng lại ở đó.
Những con số trên là chưa tính đến vô số những vụ kẹt xe dưới 30 phút xảy ra
hằng ngày trên thành phố. Thật vậy, đối với những ai đã từng sống hoặc đang sinh
sống, làm việc và học tập tại TPHCM thì không ai còn xa lạ với cảnh kẹt xe tại thành
phố đông dân nhất cả nước này. Kẹt xe liên tiếp xảy ra ngay trên những đường vốn vẫn
lưu thông dễ dàng, và cả vào những giờ không phải cao điểm. Hầu hết các tuyến
đường trong thành phố đều đông nghẹt ôtô, xe máy thêm vào đó là những công trường
xây dựng các cao ốc văn phòng, công trình đào đường lắp cống làm “lô cốt” mọc lên
liên tục . càng làm cho việc ùn tắc giao thông dễ xảy ra. Và tình trạng này cứ kéo dài
với mức độ ngày càng trầm trọng.
- Theo phòng quản lý giao thông của Sở Giao Thông Công Cộng (GTCC) -TP.HCM,
dưới đây là 10 điểm nóng kẹt xe ở thành phố này:
1.
Vòng xoay ngã tư An Sương thường xuyên kẹt xe vào các giờ thấp điểm, sau 9
giờ đến 16 giờ, do lượng xe tải quá lớn.
11
2. Ngã ba Âu Cơ – Cách Mạng Tháng Tám (CMT8), ngã tư CMT8 – Tân Kỳ Tân
Qúy và kéo dài đến ngã ba Tân Kỳ Tân Qúy – Cộng Hòa hình thành nên mạng
kẹt xe liên hoàn vào cả giờ cao điểm và thấp điểm.
3. Từ trục đường CMT8 kéo dài đến các ngã sáu Công trường Dân Chủ , ngã tư
Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, ngã sáu Phù Đổng Thiên Vương, ngã tư
Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo…
4. Cụm đường Nguyễn Thị Minh Khai - Cao Thắng – Nguyễn Thiện Thuật -
Điện Biên Phủ đường kẹt xe vào giờ cao điểm sáng và chiều
5. Cụm đường Nguyễn Oanh – Phan Văn Trị, Ngã năm chuồng chó, Hoàng Minh
Gíam (công viên Gia Định) - Nguyễn Kiệm thường kẹt vào giờ cao điểm buổi
sáng.
6. Trục đường Phan Đăng Lưu với các điểm kẹt xe vào mọi lúc là khu vực chờ Bà
Chiểu kéo dài đến ngã tư Phú Nhuận, ngã ba Hoàng Văn Thụ - Hồ Văn Huê.
7. Trục đường Lý Thường Kiệt với với điểm kẹt xe ở khu vực chợ Tân Bình, ngã
ba Thành Thái, ngã tư Tô Hiến Thành - Lữ Gia.
8. Bùng binh Cây Gõ kéo dài đến vòng xoay Phú Lâm thường kẹt vào ban ngày
do lượng xe buýt từ bến xe Chợ Lớn ra vào liên tục.
9. Cụm trục đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh thường kẹt mọi lúc kéo dài
tù vòng xoay Hàng Xanh kéo dài ra đến bến xe Miền Đông qua đến ngã tư Bình
Triệu.
10. Khu vực Chợ Lớn với các diểm thường kẹt vào ban ngày là vòng xoay Phan
Đình Phùng, trục đường Hải Thượng Lãn Ông, Hậu Giang.
•
Một số nguyên nhân gây nên tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.HCM:
12
− Hệ thống đường giao thông phát triển không kịp tốc độ phát triển kinh tế.
− Không kiểm soát được dân nhập cư
− Sự bùng nổ các phương tiện giao thông
− Phần lớn các công trình công ích đều tập trung trong nội thành
− Hệ thống vận tải hành khách công cộng còn nhiều hạn chế
− Ý thức chấp hành luật lệ giao thông
− Lực lượng cảnh sát giao thông còn mỏng và thiếu điều kiện làm việc
− Quản lý nhà nước vê trật tự đô thị còn nhiều bất cập
•
Một số giải pháp chống ùn tắc giao thông tại TP.HCM:
1) Những giải pháp về quản lý hành chính xã hội
− Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông, trong đó bao
gồm giáo dục cộng đồng và giáo dục trong nhà trường
− Tổ chức, khuyến khích đưa đón học sinh, sinh viên đi học bằng xe buýt
− Ổn định trật tự lòng lề đường, giải quyết nạn lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè,
đường đầu cầu làm nơi họp chợ. Quy hoạch sử dụng hệ thống vỉa hè và tăng cường
quản lý các bãi giữ xe hai bánh, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
− Thực hiện chương trình chống ngập đô thị trong mùa mưa. Đẩy mạnh tiến độ thi
công dự án thoát nước để xóa dần các điểm ngập, đặc biệt phải khắc phục hậu quả
các khu vực ngập khi triều cường,. Thường xuyên nạo vét khai thông các cống rãnh
hiện hữu và hoàn thành các công trình lắp đặt cống thoát nước theo kế hoạch đang
13
triển khai. Nghiên cứu lắp đặt hệ thống van một chiều tại các cửa xả ra sông Sài
Gòn
− Nghiên cứu phân bố lại các khu dân cư, các cơ quan, xí nghiệp, bệnh viện, trường
học trên địa bàn thành phố và tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị
− Nghiên cứu thay đổi và phân bố giờ giấc làm việc của các cơ quan trung ương và
địa phương trên địa bàn Thành phố, đảm bảo có sự chênh lệch
2) Những giải pháp về kỹ thuật và tổ chức quản lý giao thông
− Phân luồng giao thông đô thị
− Điều khiển giao thông
− Cải tạo, mở rộng các nút số giao thông hay bị ùn tắc
− Đầu tư xây dựng hệ thống bến bãi và phát triển mạng lưới vận tải hành khách công
cộng
− Đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm
− Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm điều hành giao thông đô thị
− Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời có hiệu quả giữa hai lực lượng chính trong
việc tổ chức phân luồng (lực lượng giao thông) và điều khiển giao thông (lực lượng
cảnh sát)
Trên đây, chỉ là một số giải pháp để góp phần khắc phục ùn tắc giao thông trên
địa bàn Thành phố, Tuy không có gì mới mẻ, xong để giải quyết triệt để thực trạng ùn
tắc giao thông hiện nay cần có một lộ trình rõ ràng, thực hiện nhiều giải pháp song
đồng bộ, có sự chỉ đạo thống nhất, thường xuyên, liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các ngành, các cấp cộng với ý thức trách nhiệm của từng người dân.
14
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi: địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Những chỉ số cần điều tra, quan sát:
− Các tuyến đường thường xảy ra tắc đường
− Số lượng ùn tắc giao thông trên từng tuyến đường trong 1 ngày và khoảng thời
gian ùn tắc trên mỗi tuyến đường đó
− Số lượng người sử dụng xe gắn máy, số lượng xe giao thông công cộng… trên
địa bàn Thành phố
6. Giả thuyết nghiên cứu
Tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.HCM hiện vẫn đang xảy ra hằng
ngày trên các tuyến đường và ở mức khá cao, trong đó tình trạng ùn tắc vào giờ cao
điểm tại trung tâm Thành phố là nhiều nhất và chủ yếu tại các ngõ ra vào Thành phố,
giao điểm của các tuyến đường nối liền với trung tâm Thành phố, tại các công trình
đang thi công có rào chắn lô cốt khiến cho việc ùn tắc khá nghiêm trọng, đặc biệt vào
các dịp lễ trên tất cả các tuyến đường lượng xe gia tăng mạnh hơn ...
Tình trạng ùn tắc thường xảy ra nhiều nhất vào khung giờ chiều khi mà lượng
xe từ các tỉnh đổ về; giờ tan học của học sinh, sinh viên; giờ tan làm... Ngoài ra, tình
trạng ùn tắc còn phụ thuộc vào ý thức của người tham gia giao thông đó cũng chính là
nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên.
7. Phương pháp nghiên cứu
15
− Phân tích tài liệu: Phân tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn có về tình trạng ùn tắc
giao thông trên địa bàn Thành phố. Thu thập các thông tin trên báo, mạng, các đề
tài khoa học đã được nghiên cứu qua... Chọn những thông tin quan trọng cần thiết
để làm dẫn chứng.
− Phương pháp quan sát, tổng kết từ thực tiễn
8. Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa lý luận của đề tài:
- Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ thực trạng ùn tắc giao thông tại địa bàn
Thành phố và tầm quan trọng của việc giải quyết thực trạng có vai trò quan trọng trong
sự phát triển về mọi mặt của Thành phố.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông,
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quá trình hội nhập kinh
tế của Thành phố với quốc tế. Những giải pháp được đưa ra sẽ có tác dụng thiết thực
đối với các cơ quan ban ngành trong việc xây dựng một đô thị văn minh, một Thành
phố thân thiện đối với người dân và du khách quốc tế.
9. Dự kiến cấu trúc của Báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu
Phần 1. LỜI MỞ ĐẦU
Phần 2. PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Một số vấn đề chung về giao thông đô thị
1. Trật tự an toàn giao thông đô thị
1.1. Giao thông đô thị
1.1.1. Khái niệm giao thông đô thị.
16
1.1.2. Các công trình giao thông đô thị và các hình thức đi lại.
1.1.3. Phương tiện giao thông đô thị.
1.1.4. Giao thông tĩnh.
1.1.5. Tổ chức giao thông.
1.1.6. Vai trò của giao thông đô thị tới phát triển kinh tế xã hội
1.2. Cơ sở hạ tầng đô thị
1.2.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị.
1.2.2. Phân loại cơ sở hạ tầng đô thị.
1.2.3. Giao thông đô thị là một phần của cơ sở hạ tầng đô thị.
2. Ùn tắc giao thông
2.1. Khái niệm
2.2. Tổn thất về kinh tế do ngừng trệ các hoạt động giao thông
Chương II. Thực trạng tình hình ùn tắc giao thông
1. Tình hình giao thông
1.1 Hệ thống giao thông
1.2. Phương tiện tham gia giao thông
1.3. Người tham gia giao thông
2. Thực trạng tình hình ùn tắc giao thông
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông
3.1.Ý thức chấp hành luật lệ giao thông và trách nhiệm của người dân chưa
cao
3.2. Số phương tiện giao thông tăng quá nhanh
3.3. Vận tải hành khách công cộng còn yếu
3.4. Quy hoạch giao thông kém
3.5. Chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp, ngành trong quản lý giao
thông đô thị, các giải pháp còn bị động
Chương III. Một số kiến nghị và giải pháp của Thanh tra Sở Giao thông Công chính
nhằm tăng cường công tác giảm thiểu ùn tắc giao thông ở đô thị
1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao nâng lực quản lý của Thanh tra Sở Giao
thông công chính
17
1.1 Về công tác tổ chức
1.2. Về cán bộ, thanh tra viên
1.3. Về chế độ chính sách
1.4. Về công tác chuyên môn
2. Nhóm giải pháp đề xuất, kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước trong
lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chống tắc nghẽn giao thông,
đưa kết quả vào thực tiễn
2.1. Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật cho các cơ
quan quản lý Nhà nước
2.1.1. Đôí với Ủy ban Nhân dân các cấp.
2.1.2. Đối với các ngành chức năng.
2.1.3. Xây dựng chuyên trách nòng cốt Cảnh sát giao thông, Cảnh sát
trật tự và Thanh tra giao thông vững mạnh, trang bị đầy đủ các
phương tiện, công cụ hoạt động để chủ động trong việc đấu tranh
phòng chống các vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
2.2. Các giải pháp tổng hợp làm thay đổi căn bản cơ sở hạ tầng giao thông
3. Một số giải pháp đề xuất với đơn vị chủ quản là Sở Giao thông Công chính
Thành phố Hồ Chí Minh
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
10. Kế hoạch nghiên cứu
STT
1
Công việc thực hiện
Tìm và thu thập nghiên cứu các thông tin trên báo,
mạng, các đề tài khoa học đã được nghiên cứu có
liên quan đến đề tài
18
Thời gian
2 ngày
(28/05/201729/05/2017)
2
Đọc tài liệu và chọn lọc thông tin cần thiết liên
quan đến đề tài
3
Viết đề cương nghiên cứu đề tài
4
Triển khai nghiên cứu đề tài
5
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài
6
Trình bày kết quả nghiên cứu
2 ngày
(30/05/201731/05/2017)
1 ngày
(01/06/2017)
2 ngày
(02/06/201703/06/2017)
3 ngày
(04/06/201709/06/2017)
12/6/2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Vũ Thị Vinh, Bài giảng: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, 2009
2. Phương án bố trí lực lượng tại các chốt đèn của phòng cảnh sát giao thông của
Phòng cảnh sát giao thông đường bộ CATP.HCM
3. Báo cáo hội thảo “Biện pháp giải quyết ùn tắc giao thông tại TP.HCM” của
Phòng cảnh sát giao thông CATP.HCM
4. Phương án thành lập quản lý giao thông đô thị TPHCM của Sở GTCC
5. Phương án bố trí giờ làm việc lệch ca trên địa bàn TPHCM để góp phần giải
quyết giao thông của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
6. Kế hoạch khảo sát các tụ điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn TPHCM của Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội
7. Các trang Web:
19
20
21