Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.7 KB, 35 trang )

BÀI BÁO CÁO

Tên Đề tài: “ Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân xã
và thực tiễn trên địa bàn xã Tiền yên-huyện Hoài đức-thành phố Hà nội”

1


MỤC LỤC BÀI BÁO CÁO

Trang phụ bìa

Trang

Mục lục

2

MỞ ĐẦU

4

Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục hòa gải tranh

8

chấp đất đai tại Uỷ Ban Nhân Dân xã
1.1 Khái niệm,đặc điểm thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã

8


1.1.1 Khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã

8

1.1.2 Đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã

9

1.1.2 Ý nghĩa của hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã

10

1.3 Cơ sở của việc xây dựng các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai

10

1.4 Lược sử các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã

10

Chương 2: Những quy định của pháp luật về thủ tục 12
hòa giải tranh chấp đất đai tại Uỷ Ban Nhân Dân xã.
.1 Những trường hợp bắt buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
12
.2 Thành phần tham gia hòa giải tranh chấp đất tại Uỷ ban nhân dân cấp xã
16
.3 Trình tự thủ tục hòa giải giải quyết tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân cấp xã 17

Chương 3:Thực trạng hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai 25
trên địa bàn xã và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả

giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải tại cơ sở.
3.1.Giới thiệu đơn vị kiến tập

25

.2 Thực tiễn hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn xã
Tiền Yên-Hoài đức-Hà nội
.2.1 Về thành tựu đạt được trong hòa giải tranh chấp đất đai

27

2

27


.2.2

Những bất cập, vướng mắc trong hòa giải tranh chấp đất đai29
và một số nguyên nhân
.3 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất
đai thông qua hòa giải cơ sở

31

3.3.1 Kiến nghị về xây dựng pháp luật

31

3.3.2 Kiến nghị về thực hiện pháp luật


32

Kết Luận34
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo35

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tranh chấp đất đai là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống xã hội,khi chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau về tất
cả các vấn đề trong quan hệ pháp luật,vì thế sẽ xuất hiện những ý kiến khác
nhau,những mâu thuẫn,những bất đồng nhất định.
Đó là sự bất đồng mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các
chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.
Thực tế thời gian qua cho thấy tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp xảy
ra phổ biến, rất phức tạp và hầu hết phải đưa ra giải quyết bằng con đường tòa án.
Rất khó để hạn chế tranh chấp, khi tranh chấp xảy ra rồi làm thế nào để hòa giải
tranh chấp đó là vấn đề được nhiều cấp chính quyền quan tâm. Hòa giải tại UBND
xã cũng là biện pháp hữu hiệu để giải quyết tranh chấp đất đai, tuy nhiên, điều đáng
nói là pháp luật về hòa giải tại UBND cấp xã đối với tranh chấp đất đai hiện nay
còn tồn tại một số hạn chế, từ đó gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp đất
đai trên thực tế.
Mặc dù chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước ta có nhiều thay đổi
tương thích với từng giai đoạn phát triển, song bên cạnh đó còn có nhiều quy định
không nhất quán. Hơn nữa, việc giải thích, hướng dẫn cũng chưa đầy đủ và kịp thời.
Do đó, việc hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã trong những năm qua vừa
không thống nhất, vừa không đạt được hiệu quả cao.

Tiền Yên là một xã nằm gần trung tâm thành phố Hà Nội, với lợi thế vị trí địa lý, cơ
sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên thuận lợi.Trong những năm gần đây, để tiến hành xây
dựng nông thôn mới, quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng quy vùng sản xuất hàng
hoá, chính quyền đã chủ trương tiến hành dồn điền-đổi thửa đất nông nghiệptrên địa
bàn, việc xây dựng các công trình nhà ở cũng diễn ra nhiều.Do vậy đã dẫn đến việc
4


tranh chấp về quyền sử dụng đất, cũng như tranh chấp giữa những người sử dụng
đất với nhau về ranh giới giữa những vùng đất.
Hơn nữa khi nhà nước thực hiện việc thu hồi đất giải phóng lòng sông, bồi thường
cho các hộ gia đình có đất bị thu hồi đã nảy sinh việc đòi lại đất để lấy tiền bồi
thường mà trước đây các hộ đã đổi cho nhau bằng hình thức truyền miệng.Với tình
hình như vậy sẽ gây nên tình trạng mất ổn định,bất đồng trong nhân dân,tác động
không nhỏ đến tâm lý,tinh thần của các bên. Để giải quyết vấn đề tranh chấp đất
được nhanh chóng kịp thời có hiệu quả phải cần đến biện pháp mềm dẻo linh hoạt
giúp cho các bên tranh chấp tháo gỡ những mâu thuẫn đó,vì vậy nhà nước quy định
các bên khi tranh chấp đấtđai phải thông qua hòa giải tại UBND cấp xã (Tiền tố
tụng).
Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về thủ
hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai, thực trạng giải quyết đất đai thông qua
hòa giải tại UBND xã, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp
luật, bảo đảm quyền và lợi ích cho công dân là việc làm có ý nghĩa quan trọng về
mặt lý luận và thực tiễn hiện nay.Xuất phát từ những vấn đề cơ sở lý luận và thực
tiễn của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thủ tục hòa giải tranh
chấp đất tại Uỷ Ban Nhân Dân xã và thực tiễn trên địa bàn xã Tiền yên-Hoài
đức-Hà nội

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1Mục tiêu chung

-Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai tại UBND xã
hướng tới việc nhìn nhận đánh giá một cách khách quan và toàn diện. Từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trên thực tế thủ tụchòa giải tranh chấp đất
đai tại địa phương giúp giảm tải cho các cơ quan tố tụng trong quy trình tố tụng
tranh chấp về đất đai.
5


2.2Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận chung về tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân xã
- Phân tích nội dung các chính sách, quy định pháp luật hiện hành về thủ tục hòa
giải tranh chấp đất đai tại Uỷ Ban Nhân Dân xã.
- Đánh giá thực trạngvà thực tiễn áp dụng các chính sách, quy định của pháp luật về
thủ tục hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn UBND xã tiền
yên,huyện hoài đức,tp hà nội.
- Đưa ra định hướng vàmột số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảgiải quyết tranh
chấp đất đai thông qua hòa giải tại cơ sở.

3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định hiện hành về thủ tục hòa giải
tranh chấp đất đai tại UBND xã (tiền tố tụng).
-Thực tiễn áp dụng các quy định hiện hành về thủ tục hòa gải tranh chấp đất đai tại
UBND xã .

4. Phạm vi nghiên cứu
4.1Phạm vi về nội dung
- Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật đất đai liên quan đến
công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã,và tình hình thực
tiễn áp dụng các quy định hiện hành về hòa gải tranh chấp đất đai trên địa bàn xã
Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội trong những năm gần đây; đề xuất

một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất
của xã trong thời gian tới.

4.2Phạm vi không gian
- Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà
Nội.
6


4.3 Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu đề tài:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2014-2016.
+ Số liệu sơ cấp thu thập năm 2017.
-Thời gian thực hiện đề tài: Đê tài được thực hiện từ ngày 9/6/2017-26/6/2017

5. Phương pháp nghiên cứu
-Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra, trong quá trình nghiên
cứu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp bình luận,
diễn giải, phương pháp lịch sử khi nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận về
thủ tục, đặc trưng của hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân
dân cấp xã. Phương pháp phân tích, đánh giá các quy định của luật đất đai năm
2013 so với tình hình thực tiến áp dụng vào công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại
ủy ban nhân dân cấp xã, tổng hợp các tài liệu liên quan đến hòa giải tranh chấp đất
đai, so sánh luật để phân tích những quy định của pháp luật hiện hành chỉ ra điểm
mới tiến bộ hơn so với pháp luật đất đai trước đây. Phương pháp tĩnh lược những
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật đất đai hiện hành, nâng cao chất lượng công
tác hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã.

6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu,kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung của đề tài

gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục hòa gải tranh chấp đất đai tại Uỷ Ban Nhân Dân

Chương 2: Những quy định của pháp luật về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại
Uỷ Ban Nhân Dân xã.

7


Chương 3:Thực trạng hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn xã và một
số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất thông qua hòa giải
tại cơ sở.

Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục hòa gải tranh chấp đất đai
tạiUỷ Ban Nhân Dân xã
1.1 Khái niệm,đặc điểm thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã
1.1.1 Khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã
Trước hết chúng ta cần hiểu khái niệm‘hòa giải’ khái niệm ‘tranh chấp đất đai’.Hoà
giải là một biện pháp truyền thống để giải quyết các tranh chấp trong đời sống xã
hội, nhưng quan niệm về hòa giải còn nhiều vấn đề chưa thống nhất.
Hòa giải theo từ điển tiếng việt thì: “Hoà giải là việc thuyết phục các bên đồng ý
chấm dứt xung đột,xích mích một cách ổn thỏa. Hòa giải còn được hiểu là giải
quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên
dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba.
Ngoài ra theo hiệp hội hoa kỳ hòa giải còn được hiểu ở góc độ rộng hơn là một quá
trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải
quyết vấn đề của họ”. Hòa giải có ý nghĩa rất lớn, nó làm cho những tranh chấp,
xung đột,mâu thuẫn,xích mích được dập tắt,giúp cho các bên hạn chế xung đột bằng
bạo lực.Giúp các bên hiểu biết lẫn nhau,giữ gìn,ổn định.Chính vì vậy quy định pháp
luật các nước thường đặt ra vấn đề hòa giải trong giải quyết các tranh chấp.

Tranh chấp đất đai là thuật ngữ,khái niệm đã trở nên phổ biến trong đời sống xã hội.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển đất nước với những chính sách đất đai khác nhau
quyền sử dụng đất có được coi là tài sản đặc biệt hay không, nhưng hiện tượng
tranh chấp đất đai đều được pháp luật chính thức ghi nhận và giải quyết.

8


Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và
nghĩ vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.
Theo quy định tại khoản 24 điều 3 luật đất đai năm 2013 tranh chấp đất đai được
hiểu là: tranh chấp về quyền,nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều
bên trong quan hệ đất đai. Qua đó tacăn cứ vàotính chất của hòa giải và khái niệm
tranh chấp đất đai thì Hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp pháp lý giải quyết các
tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, theo đó bên thứ ba độc lập giữ vai
tròtrung gian giúp các bên có tranh chấp tìm kiếm những giải pháp thích hợptrong
việc giải quyết các tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến quyền sử dụng đất và
thương lượng với nhau về việc giải quyết quyền lợi của mình.
Từ các khái niệm trên có thể hiểu Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã.
Hòa giải tại UBND cấp xã đây là việc hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi
có đất tranh chấp (sau đây gọi là UBND cấp xã) đối với các tranh chấp về đất đai.
Hòa giải tranh chấp đất đai tại Uỷ Ban nhân dân xã theo quy định tại khoản 2 điều
202 luật đất đai năm 2013:Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải
được thì gửi đơn đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Như vậy trong trường hợp tranh chấp đất đai không hòa giải được thì các bên tranh
chấp gửi đơn đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp đề nghị hòa giải.
1.1.2 Đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã
Hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã là một thủ tục có tính chất
pháp lý bắt buộc.Tính chất pháp lý bắt buộc của hòa giải tranh chấp đất đai do ủy
ban nhân dân cấp xã thực hiện:

- Hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã được coi là một thủ tục tố
tụng bắt buộc trong quá trình giải quyết một số vụ án dân sự tại Tòa án.
- Việc hòa giải được tiến hành tại UBND xã nơi có địa bàn đất tranh chấp

9


- Việc hòa giải tranh chấp đất đai phải do các chủ thể am hiểu pháp luật về đất đai,
nắm vững nguồn gốc, quá trình sử dụng đất và nguyên nhân tranh chấp giữa các
bên tiến hành hòa giải
- Chủ thể tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai là Ủy ban nhân dân xã (UBND)
- Hòa giải tranh chấp đất đai do UBND cấp xã tiến hành trong một số trường hợp
được coi là một giai đoạn tiền tố tụng giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan
hành chính nhà nước hoặc của TAND có thẩm quyền.
- Hòa giải tranh chấp đất đai được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc hòa giải
trong quan hệ dân sự
- Hòa giải tranh chấp đất đai được tiến hành trên cơ sở tôn trọng quyền định đoạt
của các đương sự có tranh chấp.
1.1.2 Ý nghĩa của hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã
Hòa giải tranh chấp đất đai là một biện pháp mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả nhằm
giúp cho các bên tranh chấp tìm ra một giải pháp thống nhất để tháo gỡ những mâu
thuẫn, bất đồng trong tranh chấp đất đai trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận. Hòa
giải không chỉ mang lại ý nghĩa cho Tòa án, cho bản thân đương sự mà còn có ý
nghĩa đối với trật tự xã hội.
1.3 Cơ sở của việc xây dựng các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai về bản chất là một dạng tranh chấp dân sự, vì vậy, các quy định
về hòa giải tranh chấp đất đai phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng sự tự do, tự
nguyện của các chủ thể có tranh chấp, tôn trọng quyền định đoạt của các bên đương
sự.
Hòa giải tranh chấp đất đai được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc hòa giải trong

quan hệ dân sự. Quy định hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã là
cần thiết trong bối cảnh ngày càng có nhiều tranh chấp đất đai phải giải quyết. Hòa

10


giải tranh chấp đất đai phù hợp với mong muốn, nhu cầu trong văn hóa ứng xử của
người Việt Nam nói chung.
1.4. Lược sử các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã
Hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân xã lần đầu tiên được quy định trong
Luật đất đai năm 1993 và tiếp tục được đề cao trong giai đoạn tiền tố tụng, đồng
thời có những quy định mới hợp lý, cụ thể hơn. Theo đó, nhà nước khuyến khích
các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua
hòa giải ở cơ sở.
Điểm mới của Luật đất đai 2003 so với Luật đất đai năm 1993 là các bên được tự
hòa giải hoặc thông qua tổ chức hòa giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai.
Trong trường hợp các bên không hòa giải được thì gửi đơn lên UBND cấp xã nơi có
đất tranh chấp yêu cầu giải quyết. Kế thừa những quy định luật đất đai năm 2003,
luật đất đai năm 2013 quy định một số điểm mới hơn khi ủy ban nhân dân nhận đơn
giải quyết tranh chấp thì chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với mặt
trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội
khác để hòa giải tranh chấp đất đai.

Kết luận chương 1
Trên cơ sở quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng biện pháp
hòa giải, trong những năm qua, công tác hòa giải các tranh chấp đất đai ở giai đoạn
tiền tố tụng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và ngày càng được quan tâm.
Trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống các khái niệm về hòa giải và tranh chấp đất đai,
bài báo cáo đã xây dựng một cách đầy đủ và hoàn chỉnh khái niệm về hòa giải tranh
chấp đất đai từ đó để hiểu rõ về hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân xã

và các đặc điểm cơ bản của hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã.

11


Chương 2: Những quy định của pháp luật về thủ tục hòa giải
tranh chấp đất đai tại Uỷ Ban Nhân Dân xã.
Những trường hợp bắt buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã.


khoanh vùng những loại tranh chấp phải qua thủ tục hòa giải tại ủy ban nhân dân
cấp xã.
Luật Đất đai năm 2013chỉ quy định tranh chấp đất đai phải qua hòa giải tại UBND
cấp xã, không quy định cụ thể bắt buộc phải hòa giải đối với những tranh chấp đất
đai thuộc loại nào.
Căn cứ vào quan hệ pháp luật về tranh chấp có thể phân loại: tranh chấp về quan hệ
pháp luật đất đai (tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất); tranh chấp về các
hợp đồng dân sự như: chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại
quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; tranh chấp
tài sản chung (quyền sử dụng chung về đất đai); tranh chấp thừa kế quyền sử dụng
đất.
Qua việc thực thi pháp luật đất đai năm 2013 về việc giải quyết tranh chấp đất đai,
việc xác định loại tranh chấp nào bắt buộc phải qua hòa giải ở cấp xã đã có sự thống
nhất khi nghị quyết số 05/2012/ TP-TANDTCHướng dẫn thi hành một số quy định
trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố
tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật tố tụng dân sựđược ban hành đến nay vẫn còn hiệu lực.
Trước khi Nghị quyết số 05/2012/ TP – TANDTC được ban hành, về vấn đề nàyđã
tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, tất cả các tranh chấp đất đai, như tranh chấp ai là

người có quyền sử dụng đất; tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng
cho, cho thuê, cho thuê lại, quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá
trị quyền sử dụng đất; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất và tranh chấp tài sản
chung là quyền sử dụng đất, đều bắt buộc phải qua hòa giải tại cấp xã thì đương sự
mới có quyền khởi kiện đến Toà án.
Ngược lại, quan điểm thứ hai cho rằng, chỉ có tranh chấp ai là người có quyền sử
dụng đất mới phải qua hòa giải tại cấp xã, còn tranh chấp liên quan đến các hợp
13


đồng mà quyền sử dụng đất chỉ là đối tượng của hợp đồng, tranh chấp thừa kế
quyền sử dụng đất và tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất thì không bắt
buộc phải qua hòa giải tại cấp xã. Hiện nay quan điểm này vẫn còn hợp lý, bởi các
lý do sau:
Thứ nhất: Theo các văn bản pháp luật về đất đai, thường gặp hai thuật ngữ là “tranh
chấp liên quan đến đất đai” và “tranh chấp đất đai”. Đây là hai thuật ngữ có nội hàm
khác nhau. Tranh chấp liên quan đến đất đai có phạm vi rộng hơn, bao gồm tranh
chấp về các quan hệ hợp đồng, quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế mà quyền sử dụng
đất là loại tài sản thuộc đối tượng của quan hệ pháp luật đó. Còn tranh chấp đất đai
có phạm vi hẹp hơn, là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất. Khoản 24 Điều 3 Luật
Đất năm 2013 đai giải thích từ ngữ “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015 cũng phân định rất rõ giữa tranh chấp về quyền sử dụng
đất và các loại tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về quyền sở hữu tài sản,
tranh chấp về thừa kế tài sản. Trở lại quy định của Luật Đất đai, tại khoản 24 điều 3
luật đất đai năm 2013 dùng thuật ngữ “tranh chấp đất đai” chứ không dùng thuật
ngữ “tranh chấp liên quan đến đất đai”.
Thứ hai: Các quy định của pháp luật về quan hệ hợp đồng, quan hệ thừa kế và quan
hệ sở hữu rất phức tạp. Do đó, với trình độ của cán bộ cấp xã, khó có thể xác định
được một hợp đồng có hiệu lực hay hợp đồng vô hiệu; khó xác định diện, hàng

thừa kế, quan hệ tài sản chung… Mặt khác, mục đích của việc hòa giải là sự thỏa
thuận của các đương sự.
Vậy khi hòa giải đương sự thỏa thuận để thực hiện một hợp đồng lẽ ra phải bị tuyên
bố vô hiệu, hoặc thỏa thuận được việc chia thừa kế, nhưng bỏ sót những người lẽ ra
phải được hưởng thừa kế, xác định không đúng di sản thừa kế… thì cán bộ cấp xã
có khả năng nhận biết không?… Nếu giao các loại tranh chấp này cho UBND cấp
xã hòa giải rất có thể sẽ vi phạm pháp luật.

14


Khi nghiên cứu các quy định của pháp luật về đất đai và thực trạng giải quyết tranh
chấp đất đai, nguyên nhân của việc ách tắc trong công tác giải quyết tranh chấp đất
đai ở các địa phương, chủ yếu do nhận thức của những người làm công tác pháp
luật quá máy móc, không đúng với tinh thần quy định của pháp luật mà trước đây
chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Điều đó đã làm giảm lòng tin của nhân dân đối
với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Để có nhận thức thống nhất trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, rất cần có văn
bản hướng dẫn về vấn đề nàydo vậy Nghị quyết số 05/2012/ TP – TANDTC được
ban hành, theo quy định tại khoản 3 Điều 8 quy định:
Đối với tranh chấp ai có quyền sử dụng đất thì phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Quyền sử dụng đất có thể đã có
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
Đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như :
+ Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất như: các giao dịch
chuyển nhượng, cầm cố, cho thuê, chuyển đổi…
+ Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất;
+ Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất thì không
bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp

nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục hoà giải theo quy định của BLTTDS.Tuy nhiên
pháp luật vẫn khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc hòa giải tại Tổ hòa giải.
Thấy rõ được tầm quan trọng trong việc phân định tranh chấp đất đai nào là tranh
chấp phải thông qua thủ tục hòa giải tại ủy ban nhân dân cấp xã, nghị quyết Số:
04/2017/NQ-HĐTP Hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 192
bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn
khởi kiện lại vụ án sắp có hiệu lực ngày 1/7/2017đã kế thừa và phát huy những quy

15


định đó,được ban hành cho phù hợp với luật đất đai năm 2013 cũng như bộ luật tố
tụng dân sự năm 2015.
Nghị quyết Số: 04/2017/NQ-HĐTP tại khoản 2Điều 3 quy định về chưa có đủ điều
kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202
Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao
dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất,
chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện
khởi kiện vụ án.
Như vậy: Chỉ tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mới bắt buộc phải hòa
giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp, còn các trường hợp tranh chấp khác
liên quan đến quyền sử dụng đất thì không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã
nơi có đất tranh chấp. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải
hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở

2.2 Thành phần tham gia hòa giải tranh chấp đất tại Uỷ ban nhân dân cấp xã
Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã
có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài
liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và
hiện trạng sử dụng đất. Sau khi thẩm tra, xác minh tìm hiểu, thu thập tài liệu liên
quan Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để
thực hiện hòa giải:
16


-Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã là Chủ tịch Hội
đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố
đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một
số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá
trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị
trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,
Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
-Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội
đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Pháp luậtđã quy định về thành phần tham gia hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban
nhân dân cấp xãnhư vậy, có thể thấy được vai trò tích cực của họtrong việc đưa ra ý
kiến tư vấn góp phần thành công trong buổi hòa giải.
Họ là những người ham hiểu pháp luật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ,không
những thế họ là những người trực tiếp làm việc với người dân. Mọi đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều do đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã phổ biến, triển khai để nhân dân hiểu rõ và thi hành.
Thứ hai, họ thường hội tụ đủ các vai trò khác nhau mà họ phải thể hiện như: công
dân; đồng hương, bà con, họ hàng; người đại diện của cộng đồng; đại diện cho Nhà
nước... Những vai trò này vừa có tính thống nhất vừa có tính mâu thuẫn, xung đột

trong mỗi hoàn cảnh, ít nhiều có tác động, chi phối hoạt động công vụ của họ, nhất
là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa các lợi ích
cá nhân - cộng đồng - Nhà nước.

2.3Trình tự thủ tục hòa giảigiải quyết tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân cấp xã
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã là trình tự thực hiện
thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cá nhân, tổ chức được uỷ quyền trong
17


việc giải quyết tranh chấp đất đai.Thủ tục do pháp luật quy định, chính vì thế nó có
tính bắt buộc thi hành đối với các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tiến hành
thủ tục và mọi công dân, tổ chức tham gia vào việc hòa giải, giải quyết tranh chấp
đất đai.
Toàn bộ các quy phạm pháp luật về thủ tục tạo thành chế định quan trọng nó cho
biết các quy phạm nội dung của luật được thực hiện bằng cách nào.
Thiếu bộ phận này, luật pháp sẽ không có đủ điều kiện để đi vào đời sống. Vì vậy,
trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, sau các quy định về nội dung là những
quy phạm thủ tục để thực hiện nội dung đó.
Với tư cách là một điều kiện bắt buộc khi thụ lý giải quyết các tranh chấp đất đai tại
các cấp Tòa án. Theo Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì việc hòa giải tranh chấp
đất đai được quy định :theo đóNhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự
hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp
đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòagiải.
ChủtịchỦybannhândâncấpxãcótráchnhiệmtổchứcviệchòagiảitranhchấpđấtđaitại
địaphươngmình;trongquátrìnhtổchứcthựchiệnphảiphốihợpvớiỦybanMặttrậnTổquốc
ViệtNamcấpxãvàcáctổchứcthànhviêncủaMặttrận,cáctổchứcxãhộikhác.Thủtụchòa
giảitranhchấpđấtđaitạiỦybannhâncấpxãđượcthựchiệntrongthờihạnkhôngquá45ngày,
kểtừngàynhậnđượcđơnyêucầugiảiquyếttranhchấpđấtđai.

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì
được giải quyết theoĐiều 203 luật đất đai năm 2013quy định về thẩm quyền giải
quyết tranh chấp đất đai.
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của chính phủ ngày 15/5/2014 được ban hànhquy
định chi tiết về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã tại
Điều 88 quy định cụ thể như sau:

18


1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân
cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập
giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử
dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.
Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ
tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ
dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện
của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và
quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường,
thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ
nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành
viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp
một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải
không thành.
2. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có

các nội dung:
Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội
dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp,
nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội
đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa
thuận, không thỏa thuận.

19


Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt
tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban
nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại
Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên
tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất
trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc
họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên
bản hòa giải thành hoặc không thành.
4. Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng
đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ
quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất
đai ( gửi biên bản hòa giải đến phòng tài nguyên và môi trường đối với trường hợp
tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến sở
tài nguyên và môi trường đối với các trường khác; Phòng tài nguyên và môi trường,
sở tài nguyên và môi trương trình ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận
việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất).
Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một
trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập

biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ
quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Thực tiễn cho thấy UBND cấp xã là cấp quản lý đất đai trực tiếp và gần gũi với
nhân dân nhất trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có thẩm
quyền chung bao gồm: Chính phủ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND
cấp xã. Do là cơ quan quản lý đất đai trực tiếp và gần gũi với người dân, nên
UBND cấp xã là cơ quan nắm rõ và hiểu biết tường tận về lịch sử nguồn gốc SDĐ
cũng như những biến động trong quá trình sử dụng của mảnh đất đang tranh chấp.
20


Hơn nữa, là người quản lý đất đai trực tiếp, nên UBND cấp xã nắm trong tay hệ
thống hồ sơ, bản đồ địa chính, sổ sách địa chính ở cơ sở (trong đó có các tài liệu,
chứng cứ pháp lý về thửa đất đang tranh chấp). Vì vậy, việc hoà giải tranh chấp đất
đai do UBND cấp xã thực hiện sẽ thuận lợi hơn; đồng thời, hiệu quả và khả năng
thuyết phục các bên tranh chấp trong hoà giải tranh chấp đất đai sẽ cao hơn.
 So sánh những quy định pháp luật về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại
ủy ban nhân dân xã .
Để phù hợp với thực tiễn Luật đất đai sửa đổi năm 2013 ra đời khắc phục, giải
quyết những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm
2003.Có thể nhận thấy rằng những quy định mới về hòa giải tranh chấp đất đai
trong luật đất đai năm 2013 và nghị định 43/2014/NĐ-CP mang tính toàn diện và
phù hợp với thực tiễn, góp phần nâng cao tính hiệu quả của hòa gải tại ủy ban nhân
dân cấp xã, trên cơ sở kế thừa luật đất đai năm 2003 luật đất đai năm 2013 được sửa
đổi bổ sung. Vì vậy những quy định pháp luật về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
tại ủy ban nhân cấp xã cũng có những thay đổi căn bản.

Tiêu chí

Thủ tục hòa giải tranh chấp Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai theo

đất đai theo Luật đất đai năm Luật đất đai năm 2013
2003

Những trường hợp bắt Đối với tranh chấp ai có
buộc phải hòa giải tại quyền sử dụng đất thì phải
Ủy ban nhân dân xã.
tiến hành hòa giải tại Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn
nơi có đất tranh chấp.

Đối với tranh chấp ai là người có quyền
sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có
đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202
Luật đất đai năm 2013 thì được xác định
(khoản 3 Điều 8 Nghị quyết là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật
số 05/2012/ TP – TANDTC)
tố tụng dân sự năm 2015. (khoản 2 Điều 3
Nghị quyết Số: 04/2017/NQ-HĐTP)

21


Tổ chức hòa giảivà Do uỷ ban nhân dân xã chủ Do Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp xã chủ
thành phần tham gia trì (K2 Đ135 luậtđất đai trì (k3 điều 202 luật đất đai 2013) Thành
2003)
phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó
Uỷ ban nhân dân xã, phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội
thị trấn có trách nhiệm phối đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

hợp với Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố
Việt Nam và các tổ chức đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp
thành viên của Mặt trận, các đối với khu vực nông thôn; đại diện của
tổ chức xã hội khác để hoà một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã,
phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và
giải tranh chấp đất đai.
quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán
bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường,
thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có
thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ
nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh;
c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham
gia của các bên tranh chấp, thành viên
Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các
bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp
một trong các bên tranh chấp vắng mặt
đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa
giải không thành
Thẩm quyền trong quá Không quy định
trình thực hiện hòa giải
của hội đồng hòa giải

Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân
phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài
liệu có liên quan do các bên cung cấp về
nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và
hiện trạng sử dụng đất(điểm a khoản 1

điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)

Kết quả hòa giải và biên Kết quả hoà giải tranh chấp
bản kết quả hòa giải
đất đai phải được lập thành
biên bản. Biên bản hòa giải
có chữ ký của các bên và có
xác nhận hoà giải thành hoặc
hoà giải không thành của Uỷ

Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải
được lập thành biên bản, gồm có các nội
dung: Thời gian và địa điểm tiến hành
hòa giải; thành phần tham dự hòa giải;
tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về
nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang

22


ban nhân dân xã, phường, thị tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh
trấn.
chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý
Biên bản hoà giải được gửi kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất
đến các bên tranh chấp, lưu đai; những nội dung đã được các bên
tại Uỷ ban nhân dân xã, tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
phường, thị trấn nơi có đất Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ
tranh chấp.
tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt
(khoản 2 điều 159 Nghị Định tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia

hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban
Số 181/2004/NĐ-CP)
nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi
ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy
ban nhân dân cấp xã.
Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên
bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp
có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác
với nội dung đã thống nhất trong biên bản
hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng
hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý
kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải
thành hoặc không thành.(K2; K3
Đ88Nghị Định Số: 43/2014/NĐ-CP)
Thời hạn hòa giải tranh Thời hạn hoà giải là ba mươi
ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ
chấp
ban nhân dân xã, phường, thị
trấn nhận được đơn.(k2 điều
135 luật đất đai 2003)

Thời hạn hòa giải không quá 45 ngày, kể
từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết
tranh chấp đất đai.(k3 điều 202 luật đất
đai 2013)

Kết luận chương 2
Trong những năm qua, công tác hòa giải các tranh chấp đất đai tiền tố tụng đã đạt
được những kết quả đáng khích lệ và ngày càng được quan tâm.

Bài báo cáo đã phân tích đánh giá các quy định pháp luật về thủ tục hòa giải tiền tố
tụng đối với tranh chấp đất đai, đánh giá được điểm khác biệtnhững quy định pháp
23


luật đai năm 2013 và luật đất đai 2003về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại
UBND cấp xã, ý nghĩa của các quy định trên đối với việc thực hiện hòa giải tranh
chấp đất đai trên thực tế.
Kết quả nghiên cứu lý luận về nội dung các quy định của pháp luật về hòa giải tranh
chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã là cơ sở quan trọng để đưa ra những đềxuất,
kiến nghị sau khi đã tổng kết về thực tiễn.

Chương 3:Thực trạng hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn
xã và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất
đai thông qua hòa giải tại cơ sở.
3.1.Giới thiệu đơn vị kiến tập
 Đặc điểm tình hình :
Địa điểm trụ sở chính : xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà nội,
Cơ cấu tổ chức : Uỷ ban nhân dân xã Tiền yên là một đơn vị hành chính cấp cơ sở,
dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban chấp hành Đảng bộ xã gồm 11 đồng chí. Tổng số
đảng viên toàn đảng bộ là 143 đồng chí, sinh hoạt ở6 chi bộ, trong đó 2 chi bộ nông
thôn, 3 chi bộ nhà trường, 01 chi bộ cơ quan. Ủy ban nhân dân xã cơ cấu gồm 01
đồng chí Chủ tịch, 01 đồng chí Phó chủ tịch, 01 Ủy viên phụ trách quân sự,1 ủy
viên phụ trách công an.Tổng số đội ngũ cán bộ, công chức xã là 17 đồng chí, nhìn
chung các cán bộ công chức đều có đầy đủ phẩm chất đạo đức, trình độ văn hoá,
chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
24


Điều kiện tự nhiên: Xã Tiền Yên nằm ở phía Tây Nam của huyện Hòai Đức

-Phía Đông Bắc giáp xã Sơn Đồng và xã Đắc Sở.
-Phía Đông Nam giáp xã Song Phương.
-Phía Tây Nam giáp xã Song Phương và xã Yên Sơn huyện Quốc Oai.
-Phía Tây Bắc giáp xã Đắc Sở
Xã Tiền Yên nằm trong vành đai các xã ngoại thành cách trung tâm Hà Nội khoảng
10 km về phía Tây. Về giao thông hầu hết các tuyến đường làng, ngõ xóm đã bê
tông hóa.Đất đai phì nhiêu có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế – xã hội.Tổng
diện tích đất tự nhiên là 446,09 ha gồm:đất nông nghiệp 243,79 ha còn lại 202,3 là
các loại đất khác.
Dân số: Toàn xã có Tổng số hộ là 1700 hộ, 6958 nhân khẩu,100% dân số là dân tộc
kinh. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, kinh tế phát
triển. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch, cơ sở hạ tầng được chú ý đầu tư; văn
hóa xã hội có nhiều thay đổi khả quan.
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng đảng và
hệ thống chính trị đạt được những thành tựu đáng tự hào.
Sự nghiệp giáo dục được xã quan tâm chỉ đạo, cơ sở vật chất trường, lớp được tu
sửa và được xây dựng mới khang trang, xã có 01 trường tiểu học, 01 trường trung
học cơ sở, có 02 trường Mầm Non,có 2 nhà văn hoá thôn đều được xây dựng đảm
bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá văn nghệ của nhân dân.
Xã có trạm y tế nằm bên cạnh ủy ban nhân xã với 4 cán bộ y sỹ, 1 bác sỹy tếđể
đảm bảo việc khám chữa bệnh cho nhân dân, trạm y tế xã thực hiện tốt các chương
trình quốc gia về y tế. Có các công trình văn hóa tâm linh nhưđình, quán được Nhà
Nước cấp bằng công nhận khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Danh sách lãnh đạo xã tiền yên:

25


×