Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận kế hoạch phát triển giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.66 KB, 17 trang )

ĐỀ BÀI
Câu 1: Sự cần thiết phải lập kế hoạch phát triển giáo dục
Câu 2: Thực trạng việc lập kế hoạch phát triển giáo dục
Câu 3: Đề xuất chiến lược phát triển sao dục cơ sở giai đoạn 2017 – 2022

BÀI LÀM
Câu 1: Sự cần thiết phải lập kế hoạch phát triển giáo dục
Kế hoạch là đặc trưng của quản lý, có kế hoạch là nguyên tắc của quản lý; quản lý bằng
kế hoạch là phương pháp chủ đạo của quản lý. Quản lý một hệ thống quản lý phức tạp đòi
hỏi phải có kế hoạch xây dựng từ trước. V.I. Lênin đã từng khẳng định: “ Người nào bắt
tay vào giải quyết những vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung, thì người
đó trong mỗi bước đi sẽ không tránh khỏi những vấp váp một cách không tự giác”. “ Ở
thời đại chúng ta, bất cứ nền kinh tế nào ít hay nhiều cũng phải kế hoạch hóa” (Những lời
kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, NXB Sự thật, Hà Nội,1956, tr.56).
-

Lập kế hoạch giáo dục cho phép các nhà quản lý và các cơ quan quản lý tập trung
sự chú ý của mình vào các mục tiêu của hệ thống, làm rõ hơn phương hướng hoạt
động của hệ thống, của tổ chức trong kỳ kế hoạch.

-

Hình thành các nỗ lực có tính phối hợp. Nó chỉ ra con đường đi cho cả nhà quản lý
lẫn từng thành viên, từ đó họ biết họ phải đóng góp gì để đạt mục tiêu. Nói một
cách khác nó tạo điều kiện cho tổ chức và các thành viên của tổ chức đánh giá khả
năng của chính mình và phối hợp hoạt động để đạt mục tiêu. Nó là cơ sở phối hợp
hành động giữa các cá nhân và đơn vị, là cơ sở thống nhất hành động trong tập thể.

-

Giảm thiểu hoạt động trùng lặp, chồng chéo và dư thừa, tạo khả năng hoạt động và


sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả.

-

Làm giảm thiểu sự bất trắc bằng cách dự đoán những bất định, những thay đổi, tìm
phương án đối phó với những bất định và những thay đổi đó.


-

Hình thành mục tiêu làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá (ngoài và trong).
Không lập kế hoạch thì không đánh giá được.

-

Là phương tiện thực hiện dân chủ hóa giáo dục và dân chủ hóa quản lý nhà trường
một cách hiệu quả. Thông qua việc bàn bạc lập kế hoạch, thu hút trí tuệ của các
thành viên, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo cơ hội lôi kéo
mọi người tham gia xây dựng và triển khai những quyết định quan trọng.

-

Người quản lý có cái nhìn tổng quan về hệ thống, làm việc chủ động và tự tin hơn.

Câu 2: Thực trạng việc lập kế hoạch phát triển giáo dục


tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân hay bất cứ trường Đại học nào tại Việt Nam, muốn
nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải có nhiều yếu tố tác động như cơ sở vật chất,

đội ngũ giảng viên, sự quan tâm của ngành và chính quyền địa phương… trong đó vai trò
lãnh đạo của Hiệu trưởng là quan trọng nhất. Người Hiệu trưởng giỏi tất yếu bộ mặt nhà
trường sẽ có những tiến bộ rõ rệt. Người Hiệu trưởng muốn quản lý tốt thì luôn luôn phải
có kế hoạch và làm theo kế hoạch. Trong từng năm học, việc xây dựng kế hoạch ngay từ
đầu sẽ giúp Hiệu trưởng định hướng được những công việc sẽ phải làm, ai làm, thời gian
bao lâu. Làm như vậy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học, Hiệu trưởng cũng như
đội ngũ cán bộ, giảng viên không bị bất cập và bỏ sót công việc nào hoặc làm qua loa vì
không có thời gian. Xây dựng kế hoạch năm học là biện pháp tốt nhất góp phần nâng cao
hiệu quả giáo dục.
Hiểu được vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch giáo dục, hiện nay tại trường Đại học
Kinh tế Quốc dân đơn vị nơi tôi đang công tác, việc xây dựng các kế hoạch rất được quan
tâm, chú trọng. Trước mỗi năm học mới, Hiệu trưởng sẽ lập một kế hoạch phát triển cho
cả năm học. Ngoài ra, các chiến lược phát triển giáo dục trong thời gian 5 năm, hoặc lâu
hơn được Hiệu trưởng và các cán bộ quản lý nhà trường nghiên cứu xây dựng tỷ mỷ.

Câu 3: Đề xuất chiến lược phát triển sao dục cơ sở giai đoạn 2017 – 2022,
tầm nhìn 2025 tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân


LỜI NÓI ĐẦU
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg
ngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Lúc đó,
Trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính
phủ.
Ngày 22 tháng 5 năm 1958, Thủ tướng Chính Phủ ra Nghị định số 252-TTg đổi
tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục.
Tháng 1 năm 1965 Trường lại một lần nữa được đổi tên thành trường Đại học Kinh tế Kế
hoạch.
Ngày 22 tháng 10 năm 1985, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp
(nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đổi tên thành

Đại học Kinh tế Quốc dân.
Năm 1989, trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Chính Phủ giao thực hiện 3
nhiệm vụ chính là:
1/ Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô;
2/ Đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở bậc Đại học và SĐH;
3/ Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Đại học Kinh tế Quốc dân đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn và đã được trao
tặng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước như: Huân chương Lao động Hạng
Ba trong giai đoạn 1961 - 1972, Hạng Hai năm 1978, Hạng Nhất năm 1983, Huân
chương Độc lập hạng Ba năm 1986, Hạng Hai năm 1991 và Hạng Nhất năm 1996, danh
hiệu Anh hùng Lao động năm 2000, Huân chương Hồ Chí Minh năm 2001 - 2011, Huân
chương Hữu nghị của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 2008.

Chức năng nhiệm vụ của đơn vị: Là trường trọng điểm Quốc gia, trường Đại học
hàng đầu về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong hệ thống các trường Đại học
của Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có nhiệm vụ đào tạo để cung cấp cho xã


hội các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công
nghệ có chất lượng cao, có thương hiệu và danh tiếng, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế
về lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.
Kế hoạch chiến lược của trường giai đoạn 2017- 2020 nhằm xác định rõ định
hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình phát triển, là cơ sở
quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám hiệu
cũng như toàn thể cán bộ Giảng viên, chuyên viên và sinh viên nhà trường.
PHẦN I. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG
1. Bối cảnh quốc tế

Ở nước ngoài, bắt đầu từ những nước có nền khoa học phát triển, từ nhiều thập

niên gần đây đã tiến hành xem xét lại toàn bộ hệ thống giáo dục của mình và một chuyển
biến tương đối rõ là họ chuyển dần từ dạy kiến thức chuyên môn sang dạy cách tự học.
Việc học tập không chỉ thực hiện ở nhà trường mà có thể ở nhà hoặc ở bất cứ đâu. Cơ hội
học tập không chỉ dành cho lứa tuổi cắp sách đến trường mà với bất cứ ai. Triết lý xã hội
học tập, học suốt đời dần hình thành.
Về phương diện công nghệ, với sự trợ giúp của các thiết bị công nghệ thông tin
(mà phổ biến là máy tính xách tay) với các phần mềm ứng dụng vô cùng phong phú thì
rất nhiều kiến thức trước đây thầy cần rất nhiều thời gian và công sức để dạy và trò phải
vô cùng vất vả để đển nhớ thì nay chỉ cần biết có nó và nó có thể dùng vào việc gì, còn
những chi tiết, thậm chí cả những thao tác để tính toán tìm ra kết quả chỉ cần vài cái
“click” là xong. Trí tuệ con người được dùng vào việc sáng tạo, những kiến thức cần nhớ
đã có sự trợ giúp của máy tính hay một thiết bị USB gọn nhẹ mà chỉ cần với dung lượng
khoảng 2G cũng có thể ghi được hàng chục triệu trang A4, một khối lượng mà bất cứ một
trí nhớ siêu việt nào cũng không thể so sánh được.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, trong những thập niên
gần đây thế giới cũng diễn ra những biến động vô cùng mạnh mẽ. Từ những biến đổi về
khí hậu, những thay đổi theo chiều hướng ngày ngày càng đáng báo động của tình trạng


cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái đến những biến động
chính trị, quân sự khôn lường đã đặt ra yêu cầu phải trang bị cho các thế hệ tương lai
năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thời cuộc và trách nhiệm của
những công dân toàn cầu. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều trường Đại học trên thế
giới có những đơn vị nghiên cứu và đạo tạo với tên gọi Trung tâm Biến đổi toàn cầu (The
Center for Global Changes).
Về một phương diện khác, sự tha hóa đạo đức trong xã hội (không trừ một nước
nào) ngày càng trầm trọng đang tạo nên những bức xúc, đòi hỏi hệ thống giáo dục phải
điều chỉnh theo hướng tăng mạnh việc trang bị tảng nền văn hóa, kỹ năng sống và các giá
trị đạo đức cho người học. Chưa bao giờ yêu cầu dạy làm người cấp bách như bây giờ.
2. Đánh giá thực trạng nhà trường hiện nay


2.1.

Thực trạng nhà trường:
2.1.1. Công tác quản lí:

Trình độ: 100% đạt chuẩn và trên chuẩn.
Về hiểu biết: nắm vững nội dung cơ bản của công tác quản lí Nhà nước về giáo
dục mục tiêu các kế hoạch của các môn học, có năng lực tổ chức, quản lí trường Đại học
đem lại nhiều thành tích cho trường.
Về phẩm chất: có phẩm chất đạo đức tốt, luôn gương mẫu trong mọi công tác,
chấp hành đúng theo sự chỉ đạo của cấp trên và luôn xây dựng tập thể nhà trường thành
một khối đoàn kết thống nhất, đảm bảo tính dân chủ trong nhà trường.
Các Cán bộ quản lý được Cán bộ, Giảng viên, chuyên viên trong nhà trường và
nhân dân tín nhiệm về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức. Có lối sống giản dị,
lành mạnh, gương mẫu trong công việc.
Luôn nỗ lực đổi mới về phương thức quản lí giáo dục lấy đơn vị cơ sở làm trung
tâm, quản lí bằng pháp luật và cơ chế phối hợp tốt tạo điều kiện cho nhà trường chủ động,
sáng tạo, vận dụng phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
2.1.2. Đội ngũ giảng viên - chuyên viên


Đa số trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề, có ý thức phấn đấu phát huy năng lực, trau dồi
phầm chất đạo đức.
Đội ngũ tích cực tham gia học tập, nâng cao trình độ nghiệp cụ, lý luận từng bước
đáp ứng công tác giảng dạy trong giai đoạn mới.
Giảng viên và chuyên viên có tinh thần cầu tiến vươn lên, luôn tích cực trong
phong trào tự học, tự rèn luyện. Đồng thời tích cực tham gia các phong trào hội giảng, lên
tiết dạy tốt để nâng cao nghiệp vụ, học tập các điển hình tiên tiến của ngành.
2.1.3. Chất lượng dạy và học

Trường dạy học theo phân phối chương trình, kế hoạch theo quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về chương trình, giáo trình.
Thực hiện đổi mới phương pháp qua tăng cường chất lượng giờ dạy trên lớp theo
hướng phát huy tính tích cực học tập của sinh viên, tập trung nâng cao chất lượng, xây
dựng những kinh nghiệm tốt về giảng dạy.
Thay đổi kiểu dạy đọc chép, dạy chay, hạn chế kiểu thuyết trình, hướng dẫn sinh
viên tự học qua giáo trình, hoạt động tích cực trên lớp để chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện
kỹ năng.
Lấy sinh viên làm trung tâm để tiến hành các phương pháp giảng dạy phù hợp với
từng đối tượng sinh viên, xây dựng cách dạy theo hướng gợi mở, dẫn dắt, đặt vấn đề. Sử
dụng các phương pháp đặc trưng của từng bộ môn, gắn nội dung bài học với thực tiễn
một cách sinh động để sinh viên dể nhớ và thực hành tốt.
Nhà trường luôn quán triệt các quan điểm cơ bản của Nghị quyết của Đảng trong
các hoạt động giáo dục của thời kì đổi mới. Do đó, mọi hoạt động của nhà trường luôn
phát triển đạt về số lượng lẫn chất lượng nhằm củng cố các thành tích hoạt động giáo dục
đã đạt được, duy trì chất lượng giáo dục.
2.1.4. Cơ sở vật chất trang thiết bị
Trường có sân chơi, bãi tập rộng đủ phục vụ cho nhu cầu luyện tập thể dục thể
thao. Sân chơi và khuôn viên quanh trường được trồng cây xanh có bóng mát, thảm cỏ.


Có đầy đủ các phòng chuyên môn phục vụ cho hoạt đông dạy và học với phòng
thư viện, phòng thiết bị, dinh dưỡng, điện, âm nhạc, đoàn thể. Các phòng bộ môn đúng
chuẩn và đảm bảo tốt cho quá trình thực hành thí nghiệm.
Trường có các phòng chức năng gồm: phòng Hiệu trưởng, phòng phó Hiệu trưởng,
phòng Giảng viên, phòng Hội đồng sư phạm, phòng thao giảng, phòng văn thư, phòng tài
vụ, phòng y tế và phòng hành chính v.v...
Có khuôn viên cây xanh, bãi cỏ theo đúng quy định về diện tích sân bãi và phòng
học, phòng chức năng cho một trường chuẩn quốc gia.
2.2 Cơ hội:

Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức
không nhỏ cho giáo dục Việt Nam. Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở quy
mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế
mới, tri thức mới, những cơ sở lí luận, phương thức tổ chức, nôi dung giảng dạy hiện đại
và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển.
Giáo dục đào tạo có vị trí quan trọng để phát triển nguồn nhân lực, quyết định
thành công của công cuộc xây dựng đất nước. Đại hội XI của Đảng đã xác định mục tiêu
tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là xây dựng được về cơ
bản nền tảng kinh tế, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội
chủ nghĩa ngày càng phồn vinh. “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát
triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây
dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”.
Đảng và Nhà nước quan tâm rất nhiều đến Giáo dục và Đà tạo: Đại hội XII tiếp
tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục
chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học;
học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, với tiến bộ khoa học –


công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động”. Đại hội XII đề ra
mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo là: “ Phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển
biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt
hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con
người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo
của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Phấn đấu đến năm 2025, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”
Tập trung học tập, tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện
những phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hôi nhập quốc tế và trong khu vực đưa nước ta đến năm 2025 cơ bản thành một nước

công nghiệp.
2.3.Thách thức:
Giáo dục nước ta phải vượt qua không chỉ những thách thức riêng của giáo dục
Việt Nam mà cả những thách thức chung của giáo dục thế giới.
Một mặt, phải khắc phục những yếu kém bất cập, phát triển mạnh mẽ để thu hẹp
khoảng cách với những nền giáo dục tiên tiến hiện đại cũng đang đổi mới và phát triển.
Cần khắc phục sự mất cân đối giữa yêu cầu phát triển nhanh quy mô và nguồn lực
còn hạn chế, giữa yêu cầu vừa đào tạo được sự chuyển biến cơ bản, toàn diện vừa giữ
được sự ổn định tương đối của hệ thống giáo dục.
Thực tiễn chuyển đổi cơ chế và phát triển kinh tế đòi hỏi giáo dục phải tiếp cận và
thích nghi với cơ chế mới, phải luôn phát triển và đi trước một bước đón đầu sự phát triển
của xã hội. Dân tộc ta, có truyền thống yêu nước, lao động cần cù, tinh thần hiếu học,
năng lực tiếp thu, vận dụng tri thức và kỹ năng mới. Cần phát huy những lợi thế đó để
vượt qua thách thức, tranh thủ thời cơ xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại,
hướng tới một xã hội học tập, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao


phầm chất toàn diện của con người Việt Nam trong thời đại mới, thúc đẩy tiến bộ xã hội,
thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng.
PHẦN II. SỨ MẠNG, TẦM NHÌN VÀ CÁC GIÁ TRỊ
1. Sứ mạng

"Là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của ngành năng lượng nói riêng và xã hội nói chung
trong công cuộc hiện đại hóa và phát triển bền vững"
Là trường trọng điểm quốc gia, trường Đại học hàng đầu về kinh tế, quản lý và
quản trị kinh doanh trong hệ thống các trường Đại học của Việt Nam. Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân có sứ mệnh cung cấp cho xã hội các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu
khoa học, tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có chất lượng cao, có thương hiệu
và danh tiếng, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế về lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị

kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.
2. Tầm nhìn

"Trở thành trường Đại học hàng đầu trong nước, đạt đẳng cấp quốc tế"
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phấn đấu phát triển thành trường Đại học định
hướng nghiên cứu, trường Đại học đa ngành có uy tín, đạt chất lượng đẳng cấp khu vực
và quốc tế trong lĩnh vực quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh và một số lĩnh vực mũi
nhọn khác. Phấn đấu trong những thập kỷ tới, trường được xếp trong số 1000 trường Đại
học hàng đầu trên thế giới.
3. Các giá trị

1. Chuyên nghiệp
2. Sáng tạo
3. Nhiệt huyết

PHẦN III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
1. Mục tiêu tổng quát


Giữ vững, phát huy và khẳng định vị thế trường trọng điểm quốc gia, trường Đại
học đầu ngành trong hệ thống giáo dục Đại học của cả nước, phát triển trường Đại học
Kinh tế Quốc dân thành trường Đại học đa ngành về Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh
doanh, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện
đại hóa đất nước, phục vụ có hiệu quả nhu cầu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế xã hội Việt Nam.
Trở thành một trường Đại học hiện đại với đầy đủ các trang thiết bị tiên tiến. Để
đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập đạt tiêu chuẩn quốc tế, Trường đang nâng cấp
hệ thống phòng học, mua các thiết bị hiện đại, soạn và xuất bản giáo trình và các tài liệu
tham khảo, hệ thống thông tin phục vụ đào tạo và nghiên cứu, đổi mới và nâng cấp cơ sở
vật chất hiện có với những trang thiết bị hiện đại.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Chiến lược tổ chức quản lý:
Đổi mới phương thức lãnh đạo, phương thức giảng dạy đáp ứng mục tiêu đào tạo
2.2. Chiến lược xây dựng đội ngũ:
Đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, chuẩn hoá đội ngũ giảng dạy và
phục vụ
Tăng cường nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí về dạy và học
Xây dựng đội ngũ nhà giáo có đạo đức và phẩm chất tốt trong thời kì hội nhập.
Thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực có chất lượng.
Có cơ chế thi đua, đánh giá khen thưởng, xử lí minh bạch.
Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ kế cận.


Tạo điều kiện thuận lợi để Giảng viên, chuyên viên tham gia học bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Các phòng chức năng có đủ chuyên viên phụ trách từng việc được phân công và
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3. Chiến lược phát triển đào tạo:
Quá trình giáo dục hướng đến nhu cầu người học, phù hợp với mục tiêu phát triển
xã hội.
Tập trung phát triển kỹ năng tư duy, đánh giá không tách rời giảng dạy.
Tạo ra sự đột phá về chất lượng đào tạo ở một số ngành, chuyên ngành mũi nhọn,
đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế đảm bảo sự lan toả và làm cơ sở cho việc nâng cao chất
lượng toàn diện các hệ đào tạo. Mở rộng, phát triển và khẳng định vị thế là một trung tâm
nghiên cứu khoa học và tư vấn kinh tế, quản trị kinh doanh lớn và có uy tín hàng đầu của
Việt Nam. Phát triển quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ và nâng cao vai trò đào tạo,
nghiên cứu và tư vấn trong mạng lưới các trường Đại học đào tạo về kinh tế và quản trị
kinh doanh, trong hệ thống giáo dục Đại học,Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp ở Việt
Nam; mở rộng quan hệ hợp tác trao đổi có hiệu quả với các trường Đại học, Viện nghiên

cứu và các Tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Mở rộng ảnh hưởng và không
ngừng nâng cao hình ảnh uy tín của trường trong và ngoài nước.
4. Chiến lược phát triển cơ sở vật chất:
Phấn đấu trở thành trường Đại học hiện đại với đầy đủ cơ sở vật chất và các trang
thiết bị tiên tiến, môi trường phục vụ đào tạo và nghiên cứu cơ bản đạt tiêu chuẩn khu
vực với hệ thống giảng đường đủ tiêu chuẩn, hệ thống thư viện hiện đại cùng một hệ
thống các dịch vụ cung cấp có chất lượng.
Cung cấp trang thiết bị dạy và học đầy đủ, đồng bộ, đạt yêu cầu.


Xây dựng môi trường “Xanh-Sạch-Đẹp”, đạt chuẩn về cây xanh, bóng mát và an
toàn cho sinh viên và các cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên trong trường.
Các khu vực phòng học, phòng bộ môn, khu vực học tập, hành chính quản trị đạt
chuẩn, đưa vào sử dụng tốt.

5. Chiến lược phát triển các mối liên hệ trong và ngoài nhà trường:
Tích cực làm tham mưu cho cấp Ủy Đảng và chính quyền địa phương về công tác
giáo dục. Có nhiều hình thức huy động các lực lượng xã hội vào việc xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đảm bảo
mối quan hệ chặt chẽ về giáo dục giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
PHẦN IV: CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
1. Đổi mới quản lí giáo dục:
Hoàn thành chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục.
Triển khai hệ thống, tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng, thực hiện công tác kiểm tra,
thanh tra giáo dục theo chuẩn đã được công bố.
Thực hiện đúng luật giáo dục, pháp lệnh Cán bộ công chức, Điều lệ trường Đại
học, làm đúng nguyên tắc về chế độ trách nhiệm của Hiệu trưởng trong toàn bộ hoạt động
của nhà trường, tạo mọi điều kiện để các thành viên làm đúng chức năng, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được phân công.
Công khai hóa về chất lượng giáo dục, nguồn lực tài chính và hiệu quả đầu tư cho

giáo dục.


Nghiêm túc thực hiện các phương thức quản lí, lấy kế hoạch làm trung tâm, kết
hợp với cơ chế thi đua hợp lí tạo động lực cho dạy và học, trong mọi hoạt động phải sơ
kết, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời khen thưởng và công nhận điển hình tiên tiến.
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lí.
Huy động mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục:
Đảm bảo nhân sự đúng và đủ theo yêu cầu, quy mô của trường trong từng năm.
100% giảng viên đạt chuẩn theo qui định hiện hành, không có giảng viên xếp loại
yếu về chuyên môn và đạo đức.
100% các phòng bộ môn, thư viện, thiết bị, thực hành hoạt động tốt.
3. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
Thực hiện phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực sang tạo của
người học, dạy học, hợp tác lấy sinh viên làm trung tâm.
Luôn thực hiện công tác tự kiểm tra, thanh tra giảng viên theo quy định, kiểm tra
chuyên đề. Tổ chức thanh tra dự giờ đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ giảng viên, ra quyết
định thành lập Ban thanh tra, biên bản thanh tra, hồ sơ sổ sách.
Giảng viên bộ môn xây dựng phương pháp học tập bộ môn, hướng dẫn sinh viên
tự học ở nhà thông qua yêu cầu của từng bài để hướng dẫn sinh viên chuẩn bị bài tốt.
Thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy
định; thông qua các buổi thảo luận, hội thảo, tạo cho sinh viên thói quen chủ động vươn
lên, nắm bắt kiến thức mới. Trong giảng dạy lồng ghép các phương pháp tích cực giúp
sinh viên phát huy năng lực trí tuệ.


PHẦN V: TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN
LƯỢC

1. Tổ chức
1.1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược:
Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chiến lược. Ban chỉ đạo
có trách nhiệm điều phối quá trình triển khai, điều chỉnh chiến lược trong từng giai đoạn
sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường.
1.2. Phổ biến Chiến lược:
Chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giảng viên, chuyên viên nhà
trường, cơ quan chủ quản, Cha mẹ sinh viên, sinh viên và các tổ chức cá nhân quan tâm
đến nhà trường. Mỗi năm sẽ có kế hoạch hướng dẫn thực hiện cụ thể.

1.3. Tổ chức:
Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình
triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với
tình hình thực tế của nhà trường.
1.4. Lộ trình phân công thực hiện kế hoạch chiến lược:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2017 – 2020
- Giai đoạn 2: Từ năm 2020 – 2025
1.5. Đối với Hiệu trưởng:


Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giảng viên,
chuyên viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện chiến lược trong
từng năm học.
1.6. Đối với các Phó Hiệu trường:
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần
việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những
giải pháp để thực hiện.
1.7. Đối với các Trưởng, Phó Phòng Ban, Khoa:
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp các Phó Hiệu trưởng phụ trách trực tiếp các
công việc cụ thể của phòng, ban, khoa. Qua đó kiểm tra, đánh giá, thực hiện kế hoạch, đề

xuất lên.
1.8. Đối với các Tổ trưởng chuyên môn:
Tổ chức thực hiện các kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch
của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
1.9. Đối với cá nhân cán bộ, giảng viên, chuyên viên:
Căn cứ chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công
tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch chiến lược theo từng
học kì,năm học. Đề xuất những giải quát để thực hiện kế hoạch chiến lược.
2. Chỉ đạo thực hiện:
Giai đoạn 1: Từ năm 2017 – 2020:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, chuyên viên về mục đích ý nghĩa của
kế hoạch chiến lược, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch.


- Nâng dần chất lượng giáo dục toàn diện
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang bị thiết bị dạy học, chất lượng giáo dục.
Giai đoạn 2: Từ năm 2020 – 2025
Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng, giáo dục, kỹ năng sống của sinh viên
được hoàn thiện, trường được đánh giá trường tiên tiến hiện đại.
3. Tiêu chí đánh giá:
Để đạt được kết quả thực hiện kế hoạch chiến lược, sử dụng bộ tiêu chí đánh giá
kiểm định chất lượng, đánh giá trường học thân thiện, học sinh tích cực của Bộ giáo dục
và Đào tạo, đánh giá thực hiện kế hoạch sau từng năm, từng giai đoạn.
4. Phương thức đánh giá tiến độ:
Để bản kế hoạch chiến lược được thực hiện triển khai có hiệu quả, hằng năm Hội
đồng trường tổ chức đánh giá theo kế hoạch chiến lược. Đánh giá sự tiến bộ chủ yếu
thông qua kết quả học tập của sinh viên, học viên. Kết quả rèn luyện đạo đức và kĩ năng
sống của sinh viên. Đánh giá sự tiến bộ thông qua kết quả hội giảng các cấp, tỉ lệ giảng
viên giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp, tỉ lệ giảng viên giỏi việc trường, đảm việc nhà… Ngoài
ra, cần phải đánh giá về mức độ phát triển cơ sỡ vật chất, công nghệ thông tinh, công tác

quản lý và các mặt khác trong nhà trường.
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2017
Học viên

Nguyễn Mạnh Cường



×