Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC
THẨM MỸ CHO TRẺ 4-5 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Ở TRƢỜNG MẦM NON NGÔ QUYỀN –
VĨNH YÊN – VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Th.S NGÔ THỊ TRANG
HÀ NỘI - 2014
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo trường ĐHSP Hà Nội
2, các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học đã giúp đỡ em trong quá trình
học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – ThS.NGÔ
THỊ TRANG – người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này.
Qua đây, em xin gửi tới Ban giám hiệu và các cô giáo trường mầm non
Ngô Quyền cùng các bạn sinh viên trong khoa Giáo dục Tiểu học lời cảm ơn
chân thành nhất.
Với điều kiện thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế, chắc
chắn đề tài của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài của em thực sự
có chất lượng và hữu ích.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng
năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Thúy Hằng
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài này
chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày tháng
năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Thúy Hằng
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 4
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
8. Kế hoạch nghiên cứu ..................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC THẨM MỸ
CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Ở TRƢỜNG MẦM NON ............................................................................... 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 7
1.2. Đặc điểm tăng trưởng, phát triển của trẻ Mẫu giáo nhỡ ............................ 8
1.2.1. Đặc điểm sinh lí ...................................................................................... 8
1.2.2. Đặc điểm tâm lí ....................................................................................... 9
1.3. Một số vấn đề về thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Mẫu giáo nhỡ . 11
1.3.1. Khái niệm về thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ ....................................... 11
1.3.2. Con đường và phương tiện giáo dục thẩm mỹ ...................................... 13
1.3.3. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Mẫu giáo nhỡ.............................................. 15
1.4. Hoạt động tạo hình ở trường mầm non với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
Mẫu giáo nhỡ................................................................................................... 21
1.4.1. Một số vấn đề về hoạt động tạo hình ở trường mầm non ..................... 21
1.4.2. Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non
......................................................................................................................... 25
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
Lớp: K36A - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
1.4.3. Các hình thức tổ chức cho trẻ Mẫu giáo nhỡ trong hoạt động tạo hình ở
trường mầm non .............................................................................................. 27
1.4.4. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
mẫu giáo nhỡ ................................................................................................... 29
1.4.5. Ý nghĩa của hoạt động tạo hình với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu
giáo nhỡ ........................................................................................................... 30
CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO
TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở
TRƢỜNG MẦM NON NGÔ QUYỀN - TP.VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC ....
......................................................................................................................... 31
2.1. Một số nét về khách thể nghiên cứu ........................................................ 31
2.2. Thực trạng về việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua
hoạt động tạo hình ở trường mầm non Ngô Quyền – Vĩnh Yên – Vĩnh phúc 32
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên trường Mầm non Ngô Quyền –
Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc về vai trò của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo
nhỡ thông qua hoạt động tạo hình ................................................................... 33
2.2.2. Thực trạng việc thực hiện các nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu
giáo nhỡ thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non Ngô Quyền –
TP.Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc .............................................................................. 34
2.2.3. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp tổ chức nhằm giáo dục thẩm
mỹ cho trẻ Mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non
Ngô Quyền - TP.Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc ......................................................... 34
2.2.4. Thực trạng việc phối hợp giữa giáo viên và gia đình trẻ trong vấn đề
giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động tạo hình ......... 40
CHƢƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
Lớp: K36A - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƢỜNG MẦM NON
NGÔ QUYỀN - TP.VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC......................................... 44
3.1 Nguyên nhân ............................................................................................. 44
3.2. Giải pháp .................................................................................................. 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52
PHỤ LỤC…………………………………………………………………...53
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Đất nước Việt Nam ta đang ngày càng đổi mới, phát triển, cùng với
việc hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đang lớn mạnh từng ngày. Bước sang
một thiên niên kỉ mới – một thiên niên kỉ của sự hợp tác, phát triển, đồng
nghĩa với việc chúng ta phải đào tạo được những con người mới, đó là những
con người vừa có đức, vừa có tài, có thể cống hiến trí tuệ của mình cho xã
hội.
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Vì vậy chăm lo, giáo dục trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một việc làm
cần thiết và vô cùng quan trọng.
Nổi cộm trong vấn đề giáo dục trẻ mầm non mà chúng ta không thể
không nhắc đến đó là vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
Giáo dục thẩm mỹ là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích, có kế
hoạch của giáo viên đến trẻ nhằm hình thành ở trẻ văn hóa thẩm mỹ. Giúp trẻ
cảm thụ cái đẹp, phát hiện cái đẹp, rung động trước cái đẹp, biết vận dụng và
sáng tạo cái đẹp.
Với mỗi trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy
cảm với thế giới xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ
hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn
hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bông hoa đẹp, bức tranh sinh
động, đồ chơi ngộ nghĩnh,…Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật
thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần
được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ
thuật cho tương lai.
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
1
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Trong điều 21,22, Luật Giáo Dục (2005) đã xác định nhiệm vụ và mục
tiêu của giáo dục mầm non: “ Giáo dục mầm non thực hiện nuôi dưỡng ,
chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”, “ Mục tiêu của giáo dục
mầm non là giúp trẻ về thể chất, tinh thần, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những
yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1”.
Ở trẻ mẫu giáo nhỡ, mặt thẩm mỹ phát triển nhanh nhất. Bởi đặc trưng
tâm lý của giai đoạn này được biểu hiện ở tính hình tượng, tính dễ xúc cảm và
tính đồng cảm. Hơn thế nữa, bản thân sự phát triển thẩm mỹ dễ kéo theo sự
phát triển của các mặt khác như đạo đức, trí tuệ và cả thể chất. Do vậy giáo
dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo nhỡ là một việc làm không thể chậm trễ.
Có rất nhiều các hoạt động để thông qua đó giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
như hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, âm nhạc,tạo hình, hoạt
động vui chơi,… Tuy nhiên việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ sẽ trở nên dễ dàng
và hiệu quả khi được thực hiện thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm
non.
Tổ chức hoạt động tạo hình ở trường mầm non sẽ giúp cung cấp cho trẻ
những trải nghiệm, những kiến thức mới về tự nhiên, xã hội, qua đó giáo dục
cái đẹp, cái thiện cho trẻ. Đây là tiền đề quan trọng trong chương trình giáo
dục toàn diện trẻ. Hơn nữa, giai đoạn trẻ 4-5 tuổi được coi là thời kỳ phát cảm
của những cảm xúc thẩm mỹ. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu thực trạng giáo
dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động
tạo hình ở trường mầm non là một việc làm vô cùng cần thiết.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển
về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ. Nhưng hiện nay bậc học này
vẫn chưa dược coi trọng đúng mức và trên thực tế đang gặp nhiều khó khăn.
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
2
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Theo các chuyên gia trong ngành giáo dục thì trẻ được tiếp cận với bậc
học mầm non càng sớm, càng thúc đẩy quá trình học tập và phát triển ở các
giai đọan tiếp theo.
Trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non thì giáo dục thẩm mỹ
chiếm một vị trí quan trọng không thể thiếu. Chân – thiện – mỹ là ba mốc
quan trọng trên bước đường hoàn thiện nhân cách cho trẻ.
Nói đến giáo dục thẩm mỹ ta thường liên tưởng ngay đến bản sắc dân
tộc, đến thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Giáo dục thẩm mỹ thực
chất là hình thành chủ thể thẩm mỹ, để trở thành chủ thể thẩm mỹ đòi hỏi phải
có thời gian và phải trải qua một quá trình giáo dục.
Trẻ mầm non ham thích được hoạt động tạo hình theo ý của trẻ để tạo
ra sản phẩm mà trẻ yêu thích. Để tạo ra được một sản phẩm đẹp trước hết trẻ
phải hiểu được cái đẹp, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó thì trẻ mới
hoàn thành sản phẩm đó được. Vì thế mà hoạt động tạo hình như một thứ
ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người
xung quanh.
Ở trường Mầm non từ nhiều năm nay, hoạt động tạo hình là một
môn học chính, bao gồm nhiều hoạt động như: vẽ, nặn, cắt, xé dán. Đây là m
ột môn học rất được quan tâm và chú trọng.
Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, giáo dục thẩm mỹ thông
qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non đã có những chuyển biến tích cực,
đã có sự lồng ghép phù hợp nội dung giáo dục thẩm mỹ trong các tiết học.
Cùng với sự nhận thức về môn học này, trẻ đã có khả năng phân biệt được cái
đẹp trong cử chỉ, trong lời ăn tiếng nói, đáng chú ý hơn nữa là trẻ biết yêu quý
cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp.
Tuy nhiên hiện nay, ở hầu hết các trường mầm non, nhận thức của giáo
viên vẫn còn hạn chế, trong giảng dạy còn dập khuân, máy móc các hình thức,
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
3
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
chưa linh hoạt vận dụng các phương pháp phù hợp nên kết quả giáo dục thẩm
mỹ chưa cao.
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “
Tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt
động tạo hình ở trƣờng mầm non Ngô Quyền – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc” .
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu đề tài này, nhằm đánh giá thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho
trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động tạo hình ở trường Mầm non Ngô
Quyền – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc; tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để
nâng cao việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo nhỡ. Thông qua đó còn
giúp giáo viên trau dồi những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ cho
công tác giảng dạy sau này.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt
động tạo hình ở trường mầm non Ngô Quyền - TP. Vĩnh Yên - Vĩnh phúc.
- Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo nhỡ.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ trong trường mầm non có thể thực
hiện bằng nhiều con đường và ở nhiều mức độ khác nhau. Nhưng do thời gian
và điều kiện có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ xin dừng lại ở việc
tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt
động tạo hình ở trường mầm non Ngô Quyền - TP Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
5. Giả thuyết khoa học
Hoạt động tạo hình là một hoạt động quan trọng trong nội dung giáo
dục mầm non. Nó có tác dụng to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
4
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
cách cho trẻ, cả về trí tuệ, đạo đức và đặc biệt là về thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo
nhỡ tại trường Mầm non Ngô Quyền. Nhận thức đúng ý nghĩa của hoạt động
tạo hình trong việc giáo dục trẻ sẽ làm hiệu quả của giáo dục toàn diện nói
chung và giáo dục thẩm mỹ nói riêng được nâng cao.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc giáo dục thẩm mỹ và hoạt động tạo
hình cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non Ngô Quyền – Vĩnh Yên – Vĩnh
Phúc.
- Tiến hành điều tra thực trạng, tình hình giáo dục trẻ theo nội dung
giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động tạo hình ở
trường mầm non Ngô Quyền - TP. Vĩnh Yên - Vĩnh phúc.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ
cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non Ngô
Quyền - TP. Vĩnh Yên - Vĩnh phúc.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận: Tôi sử dụng phương pháp này
nhằm định hướng các bước nghiên cứu cụ thể, vạch ra con đường tiếp cận đối
tượng, chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cụ thể để khám phá
đặc điểm quy luật phát triển của đối tượng nghiên cứu. Từ đó, xây dựng hệ
thống hóa các khái niệm công cụ cho việc nghiên cứu và xử lí các tư liệu khoa
học thu thập được thành những kết luận khoa học, lí thuyết khoa học mang
tính khái quát về đặc điểm của trẻ, tìm hiểu về thực trạng giáo dục thẩm mỹ
thông qua hoạt động tạo hình, các vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên
cứu.
- Phƣơng pháp quan sát: Tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu
hoạt động của trẻ, phương pháp tổ chức của giáo viên qua giờ học tạo hình.
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
5
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
- Phƣơng pháp khảo sát, điều tra thực tiễn: Tôi tiến hành điều tra
giáo viên, và phụ huynh với hàng loạt các câu hỏi được trình bày dưới dạng
đóng hoặc mở nhằm xác định nhận thức, thái độ của họ về việc giáo dục thẩm
mỹ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non.
Quá trình điều tra bằng phiếu hỏi được tiến hành theo một trình tự nhất
định, bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch, thiết kế mẫu phiếu điều tra, chọn
mẫu điều tra, tiến hành điều tra và cuối cùng là xử lí kết quả điều tra.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Tôi chủ động tác động vào trẻ
để chứng minh giả thuyết ban đầu của mình về giáo dục thẩm mỹ thông qua
hoạt động tạo hình ở trường mầm non.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: Phương pháp này được tôi tiến
hành theo một trình tự nhất định: Trước hết, phát hiện những kinh nghiệm
giáo dục điển hình trong thực tiễn thông qua việc tổng kết các chuyên đề,
chương trình giáo dục hàng năm; xem báo cáo, trao đổi trực tiếp. Sau đó, lặp
lại kinh nghiệm giáo dục vào điều kiện thực tiễn và phân tích kết quả. Cuối
cùng, sử dụng kinh nghiệm sau khi đã kiểm tra trong điều kiện của trường.
Từ những lý thuyết tìm hiểu được tôi tiến hành điều tra ở thực tiễn để
thấy được thực trạng và đưa ra những biện pháp nhằm thay đổi nó.
- Phƣơng pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê: Tôi sử
dụng các công thức thống kê để đánh giá kết quả nghiên cứu.
8. Kế hoạch nghiên cứu
12/2013 – 1/2014: Nhận đề tài và hoàn thành đề cương.
1 – 2/2014: Tìm hiểu cơ sở lí luận.
3 – 4/2014: Tìm hiểu thực trạng.
5/2014: Hoàn thành đề tài nghiên cứu và bảo vệ.
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
6
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC THẨM MỸ
CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Ở TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục thẩm mỹ là vấn đề được quan tâm và chú ý của toàn xã hội.
Cái đẹp luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu. Do vậy đã có rất nhiều
những quan điểm về cái đẹp, nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như:
Heraklite (540 - 480 TCN) - nhà triết học, nhà mỹ học lỗi lạc thời Hy
Lạp cổ đại. Ông nói: “Con khỉ đẹp nhất cũng là xấu so với loài người; và con
người hoàn thiện nhất khi so với thần thánh cũng chỉ như một con khỉ”.
Arixtôt nhà triết học và mỹ học Hy Lạp cổ đại thì cho rằng: cái đẹp có
các thuộc tính như sự cân xứng, sự hài hòa, trật tự, số lượng, chất lượng…với
Baumgacten (Giáo sư người Đức) cho rằng: cái hoàn mỹ là cơ sở của cái đẹp,
sự hoàn mỹ là nhận thức thuần túy bao gồm có lý tính và ý chí, do đó sự hoàn
mỹ là sự thống nhất của Chân - Thiện - Mỹ.
C.Mac, F.Ănghen trong tuyển tập,T1, NXB Sự thật, Hà Nội (1980) đã
đưa ra quan điểm về cái đẹp: Cái đẹp không chỉ là thước đo hoạt động của
con người mà là cái chuẩn để chỉ phẩm chất người.
L.X.Vưgotxki (1896-1955), trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi
thiếu nhi. NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1985. Ông đã nhấn mạnh sự ảnh hưởng qua
lại của tư duy và tưởng tượng trong hoạt động sáng tạo và khẳng định rằng
tưởng tượng có vai trò rất lớn đối với hoạt động sáng tạo và là một thành phần
không thể thiếu của tư duy sáng tạo.
N.K Krupxkaia về giáo dục Mẫu giáo, 1973-TR208 “ Cứ để các em
làm con tàu mà các em đi bằng những chiếc ghế, cứ để các em dựng ngôi nhà
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
7
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
bằng các mẩu gỗ vụn. Trong quá trình trẻ chơi trẻ khắc phục khó khăn, nhận
biết những cái xung quanh mà tìm ra lối thoát”.
Các công trình nghiên cứu về tâm lý học khẳng định: “Tính hình tượng, tính
dễ cảm xúc và tính đồng cảm tạo nên đặc trưng ở lứa tuổi mẫu giáo”.
(A.V.Daparojets).
Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về
thẩm mỹ nói chung và việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo nói riêng như:
+“ Thẩm mỹ học đại cương” của tác giả Tào Văn Ân_Trường Đại
học Cần Thơ. Ông đề cập đến đối tượng của mỹ học, mối quan hệ thẩm mỹ
của con người đối với hiện thực, xác định những yếu tố của ý thức thẩm mỹ,
các phạm trù cơ bản của mỹ học.
+“Giáo dục cái đẹp cho trẻ thơ”, NXB Giáo Dục, HN (1989) của tác
giả Nguyễn Ánh Tuyết đã nói đến vấn đề giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp và
năng lực tạo ra cái đẹp.
Và nhiều công trình nghiên cứu khác….
1.2. Đặc điểm tăng trưởng, phát triển của trẻ Mẫu giáo nhỡ
1.2.1. Đặc điểm sinh lí
Chế độ sinh hoạt của trẻ ở độ tuổi này phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm
sinh lí của trẻ. Trong tất cả các hoạt động, trẻ học mà chơi, chơi mà học với
tâm lí thoải mái, không gò ép sẽ đem lại hiệu quả giáo dục cao. Tuy nhiên khi
tiến hành bất cứ hoạt động nào cho trẻ, giáo viên cần nắm rõ đặc điểm sinh lí
của trẻ nói chung và của từng trẻ nói riêng để có những phương pháp, hình
thức dạy học phù hợp.
Thời kì này, các giác quan của trẻ phát triển. Trẻ nhận biết và gọi chính
xác tên một số màu, thích nghe âm phát ra của những từ ăn vần với nhau, trẻ
nhớ được các phần của câu chuyện, có sự tập trung khi hoàn thành trò chơi
ghép hình đơn giản.
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
8
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Trẻ mẫu giáo nhỡ công năng tuần hoàn của trẻ phát triển, mỗi phút tim
của trẻ đập 100 nhịp. Hoạt động với tần số lớn nên trẻ rất mệt, vì thế trong
hoạt động không nên để trẻ vận động quá sức hoặc quá hưng phấn sẽ không
tốt cho sức khỏe của trẻ.
Ngoài việc chú ý đến hoạt động của trẻ thì ở trường còn thực hiện việc
chăm sóc cho trẻ. Bữa ăn trưa của trẻ diễn ra ở trường, thức ăn được chế biến
phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Trẻ mẫu giáo nhỡ hệ tiêu hóa chưa hoàn
thiện, trẻ chưa hấp thụ được thức ăn như người lớn. Vì thế cần tránh cho trẻ
ăn đồ cứng, phải tập cho trẻ thói quen ăn hết xuất, không làm rơi cơm ra
ngoài.
Trẻ 4 tuổi đang ở giai đoạn răng sữa nên việc vệ sinh răng miệng rất
quan trọng để đảm bảo cho hàm răng chắc khỏe vĩnh viễn sau này. Cần giáo
dục trẻ thói quen vệ sinh răng miệng.
Bước sang tuổi thứ tư nên sinh lí trẻ đã có sự biến đổi rõ rệt so với giai
đoạn trước. Trẻ ham thích tìm hiểu nhưng cũng rất nhanh chán. Vì thế giáo
viên cần nắm rõ để có chế độ chăm sóc hợp lý, tổ chức các hoạt động khám
phá khoa học, khám phá thế giới xung quanh.
1.2.2. Đặc điểm tâm lí
Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, nhiều phẩm chất chú ý có chủ định phát triển
nhanh do sự phát triển của ngôn ngữ và tư duy. Sức tập trung chú ý của trẻ
cao, trẻ có thể vẽ, nặn một thời gian khá dài.
Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, tình huống. Nghĩa là ngôn
ngữ của trẻ gắn liền với sự vật, hoàn cảnh, con người, hiện tượng đang xảy ra
trước mắt trẻ.
Cuối 4 tuổi, ngôn ngữ của trẻ đã bắt đầu biết nối kết giữa tình huống
hiện tại với quá khứ thành một “văn cảnh”. Vốn từ của trẻ tăng lên không chỉ
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
9
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
số lượng từ mà điều quan trọng là trẻ lĩnh hội được các cấu trúc ngữ pháp đơn
giản.
Trẻ mẫu giáo nhỡ đã hình thành được những cảm xúc ngôn ngữ qua
giọng nói, ngữ điệu, âm tiết… Tuy nhiên dưới tác động của cảm xúc trẻ có thể
nghe nhầm, phát âm nhầm. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, đặc biệt trong
hoạt động vui chơi, tạo hình, các tiết kể chuyện, tham quan,… trẻ lĩnh hội
được nhiều từ mới và ý nghĩa sử dụng của chúng, đây là tiền đề quan trọng
giúp trẻ hoạt động sau này.
Khả năng quan sát của trẻ được phát triển không chỉ số lượng đồ vật
mà cả các chi tiết, dấu hiệu thuộc tính, màu sắc… Bắt đầu xuất hiện khả năng
kiểm tra độ chính xác của tri giác bằng cách hành động thao tác lắp ráp, vặn
mở… phù hợp với nhiệm vụ yêu cầu. Các loại tri giác nhìn, nghe, sờ mó…
phát triển ở độ tinh nhạy. Việc tổ chức tri giác, hướng dẫn quan sát, nhận xét
của cô giáo, cha mẹ giúp trẻ phát triển tính mục đích, kế hoạch.
Trí nhớ không chủ định của trẻ mẫu giáo nhỡ ở các dạng hoạt động
phát triển khác nhau và tốc độ phát triển rất nhanh. Ở độ tuổi này, các loại trí
nhớ: hình ảnh, vận động, từ ngữ đều được phát triển tuy ở mức độ khác nhau
nhưng đều được hình thành và tham gia tích cực trong các hoạt động vui chơi,
lao động, tạo hình… ở trẻ.
Ở trẻ mẫu giáo nhỡ, các loại tư duy đều được phát triển nhưng mức độ
khác nhau. Cùng với sự hoàn thiện hoạt động vui chơi và sự phát triển các
hoạt động khác (vẽ, nặn, kể chuyện, đi dạo,…) vốn biểu tượng của trẻ mẫu
giáo nhỡ được giàu lên thêm nhiều, chức năng ký hiệu phát triển mạnh, lòng
ham hiểu biết và hứng thú nhận thức tăng lên rõ rệt. Đó là điều kiện thuận lợi
cho tư duy trực quan – hình tượng phát triển và đây cũng là thời điểm kiểu tư
duy đó phát triển mạnh mẽ nhất, nhưng chất lượng khác với trẻ 3 tuổi ở chỗ
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
10
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
trẻ bắt đầu biết suy nghĩ xem xét nhiệm vụ hoạt động, phương pháp và
phương tiện giải quyết nhiệm vụ tư duy.
Nhờ có sự phát triển ngôn ngữ, trẻ ở lứa tuổi này đã xuất hiện loại tư
duy trừu tượng.
Nhờ có sự phát triển các hoạt động tạo hình mà khả năng tưởng tượng
của trẻ được nâng lên.Tranh vẽ của trẻ vừa gần với hiện thực hơn, vừa mang
tính chủ quan cảm xúc rõ nét hơn.
Độ phong phú của các hình ảnh tưởng tượng cao nhờ có sự nhận thức
được màu sắc trong thiên nhiên và qua các tiết nghệ thuật tạo hình.Trẻ có thể
xé dán các mẫu hình, truyện cổ tích, biết bố cục… những chủ đề gần gũi thân
quen đối với trẻ… nếu được thầy cô giáo, cha mẹ hướng dẫn chu đáo.
Việc hướng dẫn tổ chức các tiết học tạo hình, vẽ, nặn, cho trẻ tham
quan các di tích, danh lam thắng cảnh… rất cần thiết cho sự tưởng tượng của
trẻ.
Ở lứa tuổi này đã bắt đầu hình thành quan hệ phụ thuộc theo thứ bậc của các
động cơ, được gọi là hệ thống thứ bậc các động cơ. Đó là một cấu tạo tâm lý
mới trong sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo.
1.3. Một số vấn đề về thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Mẫu giáo nhỡ
1.3.1. Khái niệm về thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ
1.3.1.1. Khái niệm về thẩm mỹ
Thẩm mỹ là một phạm trù triết học nói về cái đẹp khách quan của tự
nhiên, con người và xã hội.
Nói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp. Cái đẹp là
cái hài hòa, sự cân đối cả trong đời sống vật chất và tinh thần. Cái đẹp là sự
kết hợp của các quan niệm cả khách quan lẫn chủ quan. Đã có rất nhiều quan
điểm của các nhà Mỹ học về cái đẹp. Arixtôt cho rằng, cái đẹp có thuộc tính
như: sự cân xứng, sự hài hòa, trật tự, số lượng,… Còn Platon lại coi cái đẹp là
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
11
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
ý niệm chung được thâm nhập vào các hiện tượng cụ thể mà tạo thành vẻ đẹp.
Ông cho rằng cái đẹp có tính chất vĩnh cửu trong mọi thời gian, mọi địa điểm,
mọi ý nghĩa. Theo Mác: “Cái đẹp không chỉ là thước đo hoạt động của con
người mà còn là cái chuẩn để chỉ phẩm chất người”. Mác viết: “Súc vật chỉ
nhào nặn vật chất theo thước đo giống loài nó, còn con người thì có thể áp
dụng thước đo và thích dụng cho mọi đối tượng. Do đó con người cũng nhào
nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp” ( C.Mac. Ănghen. Tuyển tập, T1,
NXB Sự thật, Hà Nội 1980, trang 19).
Như vậy, cái đẹp gắn bó với bản chất sáng tạo của con người, gắn với
quá trình hoàn thiện, hoàn mỹ. Hay cái đẹp là sự hài hòa, sự cân đối trong đời
sống vật chất lẫn tinh thần.
1.3.1.2. Khái niệm về giáo dục thẩm mỹ
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển
toàn diện đối với trẻ và cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi mẫu giáo.
Theo quan điểm của Mỹ học Mac – Lenin, giáo dục thẩm mỹ có thể hiểu theo
hai nghĩa:
Nghĩa hẹp: Giáo dục thẩm mỹ là quá trình giáo dục có tính trường quy
về cái đẹp, giáo dục con người biết cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp.
Nghĩa rộng: Giáo dục thẩm mỹ là quá trình giáo dục và tự giáo dục
nhằm phát huy mọi năng lực của con người theo quy luật của cái đẹp, trong
đó có việc bồi dưỡng nhận thức, thị hiếu thẩm mỹ và lí tưởng thẩm mỹ của
con người. Xây dựng những tình cảm mạnh mẽ để con người có thể phân biệt
rạch ròi giữa cái đẹp – cái xấu, cái cao cả - cái thấp hèn.
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em với tư cách là một môn khoa học để giáo
dục trẻ và đây được hiểu như một khái niệm rộng, trong đó chủ yếu là giáo
dục thái độ thẩm mỹ của trẻ đối với thiên nhiên, đời sống xã hội, lao động,
sinh hoạt và nghệ thuật. Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ là hình thành ở trẻ
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
12
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
các quan hệ thẩm mỹ đối với hiện thực, thúc đẩy trẻ hoạt động sáng tạo theo
quy luật của cái đẹp. Một cách đơn giản cũng có thể hiểu được cái đẹp trong
hiện thực, trong thiên nhiên, trong lao động sinh hoạt, trong các mối quan hệ
và hành vi của con người, trong nghệ thuật, phát triển các quan điểm thị hiếu,
tình cảm, nhu cầu và năng lực xây dựng cái đẹp một cách tích cực và sáng
tạo.
Giáo dục thẩm mỹ là một quá trình tác động có hệ thống và có mục
đích vào nhân cách của cá nhân nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận
biết cái đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên và trong đời sống xã hội.
Giáo dục thẩm mỹ trong trường mầm non là quá trình giáo dục nhằm
hình thành ở trẻ những nhận thức đúng đắn về cái đẹp trong tự nhiên, đời
sống xã hội và trong nghệ thuật, phát triển năng lực cảm thụ đánh giá và sáng
tạo cái đẹp.
1.3.2. Con đường và phương tiện giáo dục thẩm mỹ
1.3.2.1. Con đường giáo dục thẩm mỹ
Lứa tuổi mẫu giáo nhỡ là lứa tuổi ngập tràn xúc cảm, phát triển trí tò
mò, trí tưởng tượng bay bổng và khả năng liên tưởng mạnh. Vì vậy, đây là
giai đoạn tối ưu để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
Giáo dục thẩm mỹ được thực hiện thông qua những con đường như dạy
– học các môn học; thông qua lao động sản xuất; hoạt động tự giáo dục của
người được giáo dục và thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
1.3.2.2. Phương tiện giáo dục thẩm mỹ
Những phương tiện cơ bản để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo là vẻ
đẹp của hoàn cảnh xung quanh, là cái đẹp trong cuộc sống, lao động trong
thiên nhiên, trong các tác phẩm nghệ thuật, trong hoạt động tạo hình của trẻ,
trong ngày hội và các trò chơi giải trí.
Vẻ đẹp của hoàn cảnh xung quanh trẻ em (Vẻ đẹp trong sinh hoạt hàng ngày)
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
13
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Vẻ đẹp của hoàn cảnh xung quanh trẻ em, những bức tường của ngôi
nhà thân yêu, những đồ vật xung quanh trẻ có tác động lớn đến trẻ từ những
năm đầu. Đồ đạc, tiện nghi trong nhà, sự kết hợp hài hòa màu sắc, các bức
tranh treo tường, những phù điêu và tượng trang trí, phong cách trang trí
phòng ở, tất cả những cái đó đều để lại những ấn tượng sâu sắc, được phản
ánh trong trí nhớ và trong ý thức của trẻ nhỏ.
Vẻ đẹp của hoàn cảnh có ảnh hưởng hàng ngày đến trẻ, tác động
thường xuyên đến trẻ và khó nhận ra, song là phương tiện rất quan trọng để
giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo. Cần phải tạo điều kiện cho nơi ở và sinh
hoạt của trẻ có vẻ đẹp tươi vui, hấp dẫn và mang tính thẩm mỹ cao.
Những ấn tượng từ cuộc sống xung quanh trẻ
Nguồn gốc của sự cảm thụ và những xúc cảm thẩm mỹ chính là cuộc
sống. Cô giáo cần sử dụng những ấn tượng từ cuộc sống xung quanh như một
trong những phương tiện của mỹ dục. Điều này được phản ánh rất cụ thể
trong trò chơi của trẻ.
Trong các hội, ngày lễ, trong những cuộc thao diễn thể dục thể thao,
cảnh trí tấp nập của đường phố, cờ, hoa cũng để lại cho trẻ những ấn tượng
sâu sắc.
Cuộc sống quanh trẻ còn là những đường phố, những đài kỷ niệm các
di tích lịch sử, các quảng trường lịch sử, đều là những nhân tố tích cực góp
phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
Thiên nhiên của quê hương, đất nước
Đây là một phương tiện mạnh mẽ để giáo dục thẩm mỹ, vẻ đẹp thiên
nhiên trong thời thơ ấu được cảm thụ rất sâu sắc và trong sáng, nó được giữ
lại trong tình cảm, tư tưởng và giữ lại mãi mãi trong suốt cuộc đời.
Cô giáo phải biết mở ra cho trẻ thế giới tự nhiên, dạy cho trẻ biết nhìn
vẻ đẹp của buổi bình minh, màu sắc của buổi hoàng hôn, biết lắng nghe tiếng
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
14
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
chim hót, tiếng lá rơi xào xạc,… qua các buổi tham quan, dạo chơi, làm cho
trẻ yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên, của quê hương, đất nước.
Nghệ thuật
Đây là một phương tiện toàn diện và vô tận để giáo dục thẩm mỹ. Có
rất nhiều loại hình nghệ thuật phù hợp với trẻ như văn học, âm nhạc, hội họa,
điêu khắc, điện ảnh. Mỗi loại hình nghệ thuật phản ánh một cách độc đáo
cuộc sống và có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sự phát triển trí tuệ và
tình cảm của trẻ.
Cần tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật như hát, múa,
vẽ, kể chuyện, đọc thơ để nâng cao hứng thú và phát triển mầm mống của
năng khiếu nghệ thuật.
1.3.3. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Mẫu giáo nhỡ
1.3.3.1. Ý nghĩa của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo nhỡ
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển
toàn diện đối với thế hệ trẻ và cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi mẫu giáo.
Do những đặc điểm phát triển tâm lý ở lứa tuổi này mà trẻ mẫu giáo là thời kỳ
“hoàng kim” của giáo dục thẩm mỹ.
Hầu hết trẻ thơ đều có một tâm hồn nhạy cảm. Đối với các em, thế giới
xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn. Trẻ thơ thường tỏ ra dễ xúc
cảm đối với người và cảnh vật xung quanh. Tính hình tượng đang phát triển
mạnh mẽ, hầu như chi phối mọi hoạt động tâm lý của trẻ.
Giáo dục thẩm mỹ là một khái niệm rộng, trong đó chủ yếu là giáo dục
thái độ thẩm mỹ đối với thiên nhiên, lao động đời sống xã hội, sinh hoạt và
nghệ thuật. Bởi vậy thẩm mỹ thuộc phạm trù quan hệ, đánh giá. Khi có quan
hệ đến đối tượng thẩm mỹ, cá nhân bộc lộ thái độ của mình qua sự đánh giá.
Thái độ trong tâm lý được lý giải như là một mối liên hệ giữa con người với
hiện thực. Tất nhiên thái độ phản ánh cả tập hợp, động cơ, tình cảm, ý thức.
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
15
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Thái độ thẩm mỹ của trẻ đối với thế giới xung quanh là một hệ thống hoàn
chỉnh của những mối liên hệ cá nhân, có chọn lọc của trẻ với những phẩm
chất mỹ học của xung quanh. Thái độ thẩm mỹ của trẻ bao gồm phản ứng xúc
cảm của trẻ đối với cái tuyệt vời, cái đẹp, những xúc cảm lành mạnh; hoạt
động sáng tạo của trẻ, nguyện vọng biến đổi xung quanh vừa sức mình, cũng
như đánh giá những sự kết hợp đẹp đẽ, hài hòa về màu sắc, âm thanh,…
Giáo dục nghệ thuật là một bộ phận quan trọng của giáo dục thẩm mỹ.
Tuy nhiên, việc nhận thức nghệ thuật rất đa dạng và độc đáo đến mức
nó được tách ra trong hệ thống giáo dục thẩm mỹ như một bộ phận riêng biệt
của nó. Giáo dục trẻ bằng các phương tiện nghệ thuật là đối tượng của giáo
dục nghệ thuật, một bộ phận quan trọng của giáo dục thẩm mỹ.
Giáo dục thẩm mỹ có mối liên hệ mật thiết với giáo dục đạo đức và
giáo dục trí tuệ. Cảm xúc thẩm mỹ không những được xây dựng trên cơ sở
cảm thụ cái đẹp mà còn trên cơ sở hiểu biết sâu sắc nội dung tư tưởng của tác
phẩm nghệ thuật. Những cảm xúc thẩm mỹ có ảnh hưởng lớn đến bộ mặt đạo
đức của con người và làm cho tính cách của con người thêm cao thượng. Cảm
xúc thẩm mỹ làm phong phú thêm cuộc sống của trẻ, góp phần giáo dục tính
lạc quan, yêu đời của các em, khêu gợi ở các em tính tích cực sáng tạo và ảnh
hưởng đến việc hình thành mối quan hệ của các em với cuộc sống và những
người xung quanh. Giáo dục thẩm mỹ làm cho sự tự giác được sắc bén hơn,
giúp cho việc hiểu cái đã tự giác được sâu sắc hơn và góp phần phát triển
năng lực nhận thức của con người.
Giáo dục thẩm mỹ có liên hệ trực tiếp với giáo dục lao động và thể dục.
Bản thân lao động được tổ chức tốt là một phương tiện giáo dục thẩm mỹ.
Toàn bộ vẻ đẹp của hoàn cảnh và sự tổ chức quá trình lao động có tác dụng
nâng năng suất lao động. Sức khỏe và phát triển thể lực tốt, tư thế đẹp bao giờ
cũng gây ra cảm giác đẹp mặt và các tác dụng thẩm mỹ đến sự phát triển
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
16
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
chung về mặt tinh thần của con người. Vẻ đẹp của các thao tác, các vận động,
của nhịp điệu kích thích hứng thú của trẻ đối với việc tập thể dục và thể thao.
Với tất cả những ý nghĩa trên, giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận của
giáo dục XHCN, góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách phát
triển toàn diện. Giáo dục thẩm mỹ cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi mẫu
giáo. Các hình tượng nghệ thuật tác động vô cùng mạnh mẽ đến trẻ em. Bởi vì
trẻ, cảm thụ nhờ tư duy trực quan hình tượng, nhờ tính dễ xúc cảm và nhờ
mối quan hệ tích cực của trẻ mẫu giáo đối với hiện thực xung quanh.
1.3.3.2. Nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Mẫu giáo nhỡ
Phát triển tri giác, tình cảm và khái niệm thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
Giáo dục thẩm mỹ bắt đầu từ sự phát triển năng lực tri giác cái đẹp,
cảm thụ cái đẹp, hiểu cái đẹp theo cách người ta thường nói về nghệ thuật.
Theo quan điểm của Mỹ học Mác – Lênin sự tri giác cái đẹp được hiểu
là quá trình cảm thụ cái đẹp mà kết quả của nó là những rung cảm thẩm mỹ,
những tình cảm thẩm mỹ.
Cơ sở của sự tri giác cái đẹp là nhận thức cảm tính cụ thể về mặt thẩm
mỹ. Nhìn và nghe là cơ sở đầy đủ về phương diện tâm lí, sinh lí để tri giác cái
đẹp. Từ “đẹp” sớm đi vào cuộc sống của trẻ. Trẻ say sưa lắng nghe bài hát,
sớm bị lôi cuốn một cách vô thức vào những gì sống động, sặc sỡ, hấp dẫn,..
Song đó chưa phải là tình cảm thẩm mỹ mà chỉ là sự biểu hiện ra của hứng
thú nhận thức. Cô giáo cần làm cho trẻ chú ý đến những sự vật, hiện tượng
của tự nhiên, đến những hành vi của con người, dạy cho các em biết nhìn ra
và phát triển được cái đẹp trong đời sống, trong thiên nhiên, lao động, trong
hành vi và hành động của con người, dạy cho các em biết nhìn nhận về
phương diện thẩm mỹ đối với thế giới xung quanh.
Tri giác thẩm mỹ bao giờ cũng có liên quan chặt chẽ với cảm xúc và
tình cảm thẩm mỹ. Với trẻ em, đặc điểm của tình cảm thẩm mỹ là niềm vui vô
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
17
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
tư, là cảm xúc tâm hồn trong sáng xuất hiện khi thấy cái đẹp. Tình cảm thẩm
mỹ giữ vai trò rất to lớn trong việc đánh giá các sự vật, hiện tượng khác nhau,
trong việc rèn luyện thị hiếu thẩm mỹ sau này cho trẻ.
Giáo viên cũng có nhiệm vụ dẫn dắt trẻ đi tìm sự tri giác cái đẹp, cảm
xúc đối với nó đến chỗ hiểu và hình thành các khái niệm, các nhận xét và
đánh giá thẩm mỹ.
Phát triển các năng lực nghệ thuật sáng tạo của trẻ.
Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh
động, cụ thể, gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm
(Từ điển Tiếng Việt – NXB – KHXH 1994). Bởi vậy, giáo dục nghệ thuật cho
trẻ là một quá trình khó khăn và phức tạp.
Đặc điểm sáng tạo của trẻ thể hiện ở chỗ trong hoạt động trẻ thực hiện
một cách có chủ định, biết phối hợp các tri thức về ấn tượng của mình ở tính
chân thực cao khi thể hiện tình cảm và tư tưởng,… Hơn nữa đặc điểm tâm lý
được thể hiện rất rõ trong hoạt động vui chơi của trẻ. Trong trò chơi, trẻ bắt
chước những hoạt động của người lớn, trẻ biết thể hiện bằng hình ảnh những
ấn tượng lấy trong thế giới xung quanh.
Óc tưởng tượng sáng tạo của trẻ cũng được thể hiện ở chỗ các em
thường kết hợp có ý thức các chủ đề khác nhau. Các em lấy tư tưởng từ
chuyện cổ tích hay những câu chuyện trong cuộc sống, phim ảnh, từ các vở
diễn trên sân khấu,… Các em phối hợp các tri thức, ấn tượng và thống nhất
chúng trong một cái hoàn chỉnh. Thường các em mô tả những cái có thể
không có trong thực tế (trò chơi trên cung trăng, ước mơ bay lên những vì
sao), song tính chân thực của trẻ trong trò chơi vẫn thể hiện rõ nhất.
Tính sáng tạo cũng thể hiện trong các hình thức nghệ thuật khác: vẽ,
nặn, ca hát, kể chuyện. Trẻ thỏa mãn nhu cầu của mình trong việc thể hiện có
hiệu quả, bằng hình tượng các ấn tượng của mình. Chính ở đây bắt đầu nảy
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
18
Lớp: K36A - GDMN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
sinh ra chủ định sau đó tìm phương tiện thực hiện và trẻ biết phối hợp các ấn
tượng của mình thu được.
Ở tuổi mẫu giáo nhỡ đã có mầm mống của tính sáng tạo, chúng thể hiện
ở sự phát triển năng lực xây dựng các chủ định và thực hiện nó; ở kỹ năng
phối hợp các tri thức, khái niệm của mình ở việc truyền đạt chân thực tư
tưởng, tình cảm, cảm xúc.
Hình thành những cơ sở của thị hiếu thẩm mỹ.
Sự cảm thụ cái đẹp có liên hệ mật thiết đến năng lực đánh giá cái đẹp
một cách đúng đắn. Thị hiếu thẩm mỹ của con người luôn được biểu hiện ở sự
phán đoán đánh giá.
Cần dạy cho trẻ phân biệt được cái đẹp với cái không đẹp, cái thô kệch
và cái xấu xí. Giáo dục cho các em năng lực trình bày lí do tại sao lại thích
bức tranh này, bài hát này, tại sao lại thấy đẹp, tại sao lại thấy không đẹp,…
Hình thành cơ sở của thị hiếu thẩm mỹ thông qua việc tìm hiểu các tác
phẩm cổ điển của thiếu nhi, tìm hiểu âm nhạc, hội họa. Trẻ học cách nhận
biết, yêu mến các tác phẩm nghệ thuật chân chính.
Dạy trẻ biết nhận ra và cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống xung quanh và
biết bảo vệ nó.
Tóm lại, nghiên cứu các nội dung cơ bản của giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
mẫu giáo nhỡ cho thấy chúng có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân
cách của trẻ, đồng thời cũng thấy được quá trình giáo dục thẩm mỹ rất phức
tạp, nhiều hình, nhiều vẻ và đòi hỏi ở nhà giáo dục một vốn tri thức và kỹ
năng văn hóa thẩm mỹ nhất định.
1.3.3.3. Phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Mẫu giáo nhỡ
Các phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo nhỡ không chỉ
nhằm hình thành thái độ thẩm mỹ đối với thế giới tự nhiên, xã hội, đối tượng
thẩm mỹ mà còn đối với cả quá trình dạy nghệ thuật.
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng
19
Lớp: K36A - GDMN