Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 5 tuổi thông qua dạy học chủ đề trường mầm non (2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.52 KB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
---------------------

NGUYỄN THỊ THU THỦY

GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ TRƢỜNG MẦM NON

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. PHẠM QUANG TIỆP

HÀssssHÁH
NỘI, 2014
HÀ NỘI, 2014

HÀ NỘI, 2014


LỜI CẢM ƠN

Em trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong trƣờng ĐHSP Hà Nội 2
và đặc biệt là các thầy cô giáo trong ngành Giáo dục Mầm non, khoa Giáo
dục Tiểu học đã hết lòng tận tình giảng dạy cho em trong suốt quá trình học
tập tại trƣờng ĐHSP Hà Nội 2.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Quang Tiệp là ngƣời đã


nhiệt tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Mặc dù có nhiều cố gắng song kiến thức của em còn nhiều hạn chế,
không tránh đƣợc những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong đƣợc các thầy cô giáo
cùng toàn thể các bạn chỉ bảo, đóng góp ý kiến để đề tài khóa luận của em
đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời chúc sức khỏe và thành đạt tới tất cả quý thầy cô cùng
toàn thể các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Thủy


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận đƣợc hoàn thành do sự cố gắng và sự nỗ
lực của bản thân với sự hƣớng dẫn tận tình của TS. Phạm Quang Tiệp.
Khóa luận của tôi không trùng với bất kì đề tài nào khác. Nếu sai tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Thủy


DANH MỤC VIẾT TẮT

TS:


Tiến sĩ

MGN:

Mẫu giáo nhỡ

GDMN:

Giáo dục Mầm non

GDĐT:

Giáo dục đào tạo

TB:

Trung bình

GV:

Giáo viên

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

KNGT:

Kỹ năng giao tiếp


GD KNGT:

Giáo dục kỹ năng giao tiếp

ĐTCĐ:

Đóng vai theo chủ đề

ĐDĐC:

Đồ dùng đồ chơi

LQVTPVH:

Làm quen với tác phẩm văn học

LQVMTXQ:

Làm quen với môi trƣờng xung quanh

CNTT:

Công nghệ thông tin

NXB:

Nhà xuất bản

GDVN:


Giáo dục Việt Nam

ĐHSP:

Đại học Sƣ phạm

KHXH:

Khoa học xã hội

KHGD:

Khoa học giáo dục

KHGDVN:

Khoa học giáo dục Việt Nam

ĐHSPTN:

Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên

ĐHQHN:

Đại học quốc gia Hà Nội


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 2
4. Khách thể nghiên cứu.................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 2
7. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
8. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 3
PHẦN 2. NỘI DUNG ...................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO
DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA
DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TRƢỜNG MẦM NON .............................................. 4
1.1. Cơ sở lí luận của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 - 5 tuổi
thông qua dạy học chủ đề Trƣờng mầm non.................................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm.................................................................................. 4
1.1.1.1. Kỹ năng giao tiếp ......................................................................... 4
1.1.1.2. Giáo dục kỹ năng giao tiếp .......................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm của trẻ 4 - 5 tuổi ................................................................... 9
1.1.2.1. Đặc điểm sinh lý ........................................................................... 9
1.1.2.2. Đặc điểm tâm lý ......................................................................... 11
1.1.2.3.Đặc điểm ngôn ngữ ..................................................................... 12
1.1.3. Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua dạy học
chủ đề Trƣờng mầm non .............................................................................. 13
1.1.3.1. Mục tiêu và nội dung của chủ đề Trường mầm non .................. 13
1.1.3.2. Đặc trưng của chủ đề Trường mầm non .................................... 17


1.1.4. Khả năng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua dạy
học chủ đề Trƣờng mầm non ...................................................................... 19
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 - 5 tuổi

thông qua dạy học chủ đề Trƣờng mầm non................................................... 21
1.2.1. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của trẻ 4 - 5 tuổi ................................. 21
1.2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua
dạy học chủ đề Trường mầm non ................................................................. 24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 26
CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO
TRẺ 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TRƢỜNG MẦM
NON ................................................................................................................ 27
2.1. Nguyên tắc của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 - 5 tuổi ....... 27
2.1.1.Đảm bảo nguyên tắc giao tiếp ....................................................... 27
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo mục đích giáo dục ....................................... 29
2.1.3. Đảm bảo tính hệ thống, khoa học và có tính kế thừa ................... 30
2.1.4. Đảm bảo tính vừa sức ................................................................... 30
2.1.5. Đảm bảo tính thực tiễn.................................................................. 30
2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực của trẻ .................................... 31
2.1.7. Nguyên tắc đảm bảo an toàn cho trẻ ............................................ 31
2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4
- 5 tuổi thông qua dạy học chủ đề Trƣờng mầm non ................................... 32
2.3. Hệ thống những kỹ năng giao tiếp cần hình thành cho trẻ 4- 5 tuổi
thông qua dạy học chủ đề Trƣờng mầm non................................................ 33
2.3.1. Nhóm kỹ năng giao tiếp thông thường…………………………...34
2.3.2. Nhóm kỹ năng giao tiếp chuyên biệt………………………………34
2.3.3. Nhóm các kỹ năng giao tiếp khác………………………………….36


2.4. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 - 5 tuổi thông
qua dạy học chủ đề Trƣờng mầm non .......................................................... 38
2.4.2. Nêu gương ..................................................................................... 38
2.4.2. Trò chơi ......................................................................................... 40
2.4.3. Sử dụng tác phẩm nghệ thuật........................................................ 42

2.4.4. Luyện tập ....................................................................................... 43
2.4.5. Động viên, khuyến khích ............................................................... 45
2.4.6. Kết hợp chặt chẽ với gia đình ....................................................... 45
2.4.7. Xây dựng góc tuyên truyền............................................................ 46
2.5. Thiết kế hoạt động GD KNGT cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua dạy học
chủ đề Trƣờng mầm non .............................................................................. 47
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 53
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 54
PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 57


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giao tiếp là một hành vi vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành
và phát triển đối với một con ngƣời. Qua giao tiếp, con ngƣời diễn tả những
nhu cầu, tƣ tƣởng, tình cảm của mình, nhận và trao đổi thông tin. Bằng cách
này, con ngƣời thiết lập tƣ cách cá nhân của mình. Hoạt động giao tiếp của
mỗi cá nhân giúp kiểm soát những điều xảy ra với bản thân họ. Ngoài ra, giao
tiếp hiệu quả còn là một bƣớc quan trọng hƣớng tới việc xây dựng các mối
quan hệ trong cộng đồng. Vì vậy, đối với trẻ em, việc hình thành KNGT là
một việc hết sức cần thiết. KNGT tốt là chìa khóa để bắt đầu những thành
công của trẻ.
Trong thực tiễn, việc GD KNGT cho trẻ đã đƣợc chú ý đến nhƣng nội
dung giáo dục chƣa đầy đủ, chƣa cụ thể. Các biện pháp giáo dục của giáo viên
còn mang tính lý thuyết, khuôn mẫu, chủ quan, ắp đặt, tản mạn, không logic
và gò ép trẻ. Chính vì thế, hiệu quả GD KNGT cho trẻ chƣa cao, đặc biệt là
trẻ MGN. Nhiều trẻ ở lứa tuổi này chƣa có thái độ đúng đắn trong khi giao
tiếp cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, nhận thức đúng sai còn hạn chế. Xuất
phát từ lí do trên, vấn đề đặt ra ở đây là cần phải giúp trẻ có nhiều cơ hội rèn
luyện nhằm GD KNGT cho trẻ, đặc biệt qua các hoạt động ở trƣờng mầm

non.
Trƣờng mầm non là môi trƣờng thứ hai với trẻ nhỏ, là bƣớc chuyển
giúp trẻ tiếp xúc và làm quen với cuộc sống xã hội, đây là một thế giới rộng
hơn so với gia đình của trẻ. Ở trƣờng mầm non, trẻ đƣợc học rất nhiều kiến
thức, kinh nghiệm về nhiều vấn đề trong cuộc sống đến việc học những kiến

1


thức xung quanh cuộc sống của trẻ đã đƣợc chính xác hóa và hệ thống hóa
một cách đơn giản và dễ hiểu nhất để trẻ dễ dàng tiếp thu. Tại một xã hội thu
nhỏ này thì trẻ cần có đƣợc những kỹ năng để trẻ có thể thích nghi tốt với môi
trƣờng này và phát triển cùng các bạn. Tại đây trẻ đƣợc học, đƣợc chơi theo
đúng nhu cầu của trẻ và sự phát triển của trẻ, trẻ đƣợc tự do thể hiện ý tƣởng
của mình, tự điều chỉnh hành vi của mình và biết phối hợp với bạn bè. Trẻ học
đƣợc cách giao tiếp ứng xử trong xã hội ngƣời lớn, học cách làm ngƣời. Vì
vậy, trƣờng mầm non là môi trƣờng tốt nhất, an toàn nhất và hoàn thiện nhất
để giáo dục nhân cách và tình cảm của trẻ. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài
“Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua dạy học chủ đề
Trường mầm non” để nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp GD KNGT cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua dạy học
chủ đề Trƣờng mầm non.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Việc GD KNGT cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua dạy học chủ đề Trƣờng
mầm non.
4. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục trẻ mầm non.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc GD KNGT cho trẻ 4 - 5 tuổi thông

qua dạy học chủ đề Trƣờng mầm non.
- Đề xuất biện pháp GD KNGT cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua dạy học chủ đề
Trƣờng mầm non.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

2


- Mục đích: thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm
làm rõ các vấn đề lý luận của đề tài cần nghiên cứu.
- Cách tiến hành: đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho
việc nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên cứu
thực tiễn.
6.2. Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: thu thập thông tin từ phía giáo viên về:
+ Tầm quan trọng của KNGT đối với trẻ mầm non.
+ Nắm bắt thực trạng GD KNGT cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua việc nghiên cứu.
- Tiến hành: khảo sát, thu thập thông tin.
6.3. Phương pháp quan sát
- Đối với giáo viên: quan sát giáo viên về việc GD KNGT cho trẻ.
- Đối với trẻ: quan sát KNGT của trẻ.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất đƣợc các biện pháp GD KNGT cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua
dạy học chủ đề Trƣờng mầm non thì sẽ cải thiện đƣợc KNGT của trẻ.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung
chính của khóa luận gồm:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục kỹ năng giao
tiếp cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua dạy học chủ đề Trƣờng mầm non.

Chƣơng 2: Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 - 5 tuổi
thông qua dạy học chủ đề Trƣờng mầm non.

3


PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ
NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA DẠY
HỌC CHỦ ĐỀ TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Cơ sở lí luận của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 - 5 tuổi
thông qua dạy học chủ đề Trƣờng mầm non
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Kỹ năng giao tiếp
a. Giao tiếp
Có rất nhiều quan điểm khác nhau của các nhà tâm lý học về giao
tiếp, tuy vậy số đông các tác giả đều hiểu giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý
giữa ngƣời với ngƣời nhằm trao đổi thông tin, tƣ tƣởng, tình cảm…
Giao tiếp là phƣơng thức tồn tại của con ngƣời.
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau đƣa ra về
“Giao tiếp”.
Theo Từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng: giao tiếp là quá trình
thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân, xuất phát từ nhu cầu cần
phối hợp hành động.
Theo Từ điển tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện: giao tiếp là quá
trình di truyền, phát đi một thông tin từ một ngƣời hay một nhóm ngƣời
cho một ngƣời khác hay một nhóm khác, trong mối quan hệ tác động
lẫn nhau.
Theo Tâm lý học đại cƣơng của Trần Minh Đức (chủ biên): giao

tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con ngƣời với con ngƣời nhằm mục đích

4


nhận thức thông qua sự trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, sự
ảnh hƣởng tác động qua lại lẫn nhau.
Ngô Công Hoan cho rằng: giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con
ngƣời với con ngƣời nhằm mục đích trao đổi tƣ tƣởng, tình cảm, vốn
sống, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.
Trên thế giới:
Parghin định nghĩa: Giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động
giữa các cá thể, là quá trình thông tin quan hệ giữa con ngƣời với con
ngƣời, là quá trình hiểu biết lẫn nhau và trao đổi cảm xúc lẫn nhau.
Theo nhà tâm lý học ngƣời Mỹ Osgood cho rằng: giao tiếp bao
gồm các hành động riêng rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và
nơi tiếp nhận thông tin.
Theo nhà tâm lý học nổi tiếng khác, Fischer cũng đƣa ra khái
niệm về giao tiếp của mình: giao tiếp là một quá trình xã hội bao gồm
các dạng thức ứng xử rất khác nhƣ lời lẽ, cử chỉ, cái nhìn.
Xét dƣới góc độ tâm lý học, ngƣời ta thống nhất với nhau là quá
trình giao tiếp có các đặc trƣng sau:
- Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin. Nhờ sự trao đổi thông tin
mà ngƣời này hiểu đƣợc họ muốn gì. Chính vì sự hiểu biết lẫn nhau làm
con ngƣời xích lại gần nhau, biết yêu thƣơng, giúp đỡ, đùm bọc lẫn
nhau.
- Giao tiếp là một quá trình tƣơng tác tâm lý, hiểu biết lẫn nhau.
- Giao tiếp bao giờ cũng xảy ra trong một điều kiện không gian và thời
gian nhất định.
- Giao tiếp đƣợc cụ thể các cá nhân tiến hành.


5


Trong cuộc sống, giao tiếp diễn ra rất phong phú, đa dạng về loại
hình. Dựa trên những cơ sở khác nhau mà ngƣời ta có các cách phân
loại sau:
Căn cứ vào phƣơng tiện sử dụng để giao tiếp ngƣời ta phân thành
ba loại:
+ Giao tiếp vật chất.
+ Giao tiếp ngôn ngữ.
+ Giao tiếp tín hiệu.
Căn cứ vào tính chất trực tiếp hay gián tiếp khi giao tiếp ngƣời ta
phân thành:
+ Giao tiếp trực tiếp.
+ Giao tiếp gián tiếp.
Căn cứ vào tính chất các mối quan hệ khi giao tiếp có thể phân
thành:
+ Giao tiếp thông thƣờng.
+ Giao tiếp chuyên biệt.
+ Giao tiếp khác.
b. Kỹ năng giao tiếp
 Kỹ năng
Kỹ năng là một vấn đề phức tạp cho nên hiện nay vẫn tồn tại
nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng.
Theo Bùi Văn Huệ thì kỹ năng là khả năng vận dụng tri thức,
khái niệm, định nghĩa, định luật…vào thực tiễn.
Lƣu Xuân Mới trong cuốn Lí luận dạy học đại học cho rằng, kỹ
năng là sự biểu hiện kết quả thực hiện hành động trên cơ sở kiến thức
đã có. Kỹ năng là tri thức trong hành động.


6


Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức,
phƣơng pháp…) để giải quyết một nhiệm vụ mới.
V.A.Kruchetxki cho rằng “Kỹ năng là thực hiện một hành động
hay một loạt hành động nào đó nhờ sử dụng những kĩ thuật, những
phƣơng thức đúng đắn.
Tác giả A.V.Ptrovski cho rằng: kỹ năng là năng lực sử dụng các
dữ kiện, các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để
phát hiện những thuộc tính, bản chất của sự vật và giải quyết thành
công những nhiệm vụ lí luận hay thực hành xác định.
Mỗi tác giả đƣa ra một cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng,
chúng tôi quan niệm rằng: kỹ năng là cách thức con ngƣời thực hiện
một hành động dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân
trong những hoàn cảnh nhất định.
Do vậy khi xem xét kỹ năng, cần chú ý một số điểm sau:
- Kỹ năng bao giờ cũng gắn với một hành động cụ thể nào đó và đƣợc
xem nhƣ một đặc điểm của hoạt động.
- Bất cứ kỹ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lí thuyết. Cơ sở lí thuyết
đó chính là kiến thức.
- Tính đúng đắn, sự thành thạo, linh hoạt và mềm dẻo là một tiêu chuẩn
quan trọng để xác định sự hình thành và phát triển của kỹ năng.
- Kỹ năng là cái không phải sinh ra đã có của mỗi ngƣời, nó là sản
phẩm của hoạt động thực tiễn, là kết quả của một quá trình luyện tập
mà nên.
 Kỹ năng giao tiếp
Con ngƣời là một sự vật xã hội - ngay từ khi sinh ra con ngƣời đã có
nhu cầu liên lạc, giao tiếp và ứng xử với môi trƣờng và những ngƣời xung


7


quanh để phát triển và tồn tại. Vì thế KNGT là một trong những kiến thức nền
tảng của con ngƣời.
Theo các từ điển khác nhau định nghĩa của KNGT nhƣ sau:
- KNGT bao gồm: đọc, môi, ngón tay chính tả, ngôn ngữ kí hiệu.
- KNGT là khả năng sử dụng ngôn ngữ (tiếp thu) và bày tỏ thông tin.
- KNGT là tập hợp các kỹ năng cho phép một ngƣời để truyền đạt thông tin để
nó nhận đƣợc và hiểu rõ.
- KNGT là nghệ thuật là kỹ năng là sự trao đổi tiếp xúc qua lại giữa các cá thể
và chúng có thể hiểu là các hình thức biểu lộ tình cảm, trò chuyện diễn thuyết
trao đổi thƣ tín và thông tin.
Chúng tôi lựa chọn rằng: KNGT là khả năng sử dụng hợp lý các
phƣơng tiện ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm
đạt đƣợc mục đích giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp có các hình thức sau:
- KNGT với chính bản thân: tự đƣa ra thông tin, tự cảm nhận, suy ngẫm và cải
thiện bản thân.
- KNGT nhân cách giữa hai cá nhân với nhau trong công việc cũng nhƣ trong
tình cảm, đời sống.
- KNGT nhóm giữa các cá nhân trong một nhóm.
- KNGT trong tổ chức: giao tiếp giữa các nhóm với nhau để hoàn thành công
việc chung của tổ chức.
Kỹ năng giao tiếp có thể phân thành một số loại nhƣ sau:
- Về phƣơng tiện sử dụng trong khi giao tiếp có:
+ KNGT sử dụng lời nói ngôn ngữ: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, tham gia trò
chuyện…
+ KNGT sử dụng phi ngôn ngữ: ánh mắt, cử chỉ, nụ cƣời…

- Về quy trình giao tiếp có thể phân thành các kỹ năng sau:

8


+ Kỹ năng bắt đầu giao tiếp: chào hỏi, tƣơi cƣời…
+ Kỹ năng duy trì, điều chỉnh cuộc giao tiếp: trò chuyện về nội dung cần giao
tiếp, cử chỉ, hành động…
+ Kỹ năng kết thúc giao tiếp: tạm biệt, cảm ơn, nụ cƣời...
- Về mối quan hệ giao tiếp có thể phân thành các kỹ năng sau:
+ Kỹ năng giao tiếp với bạn bè.
+ Kỹ năng giao tiếp với ông bà, bố mẹ.
+ Kỹ năng giao tiếp với ngƣời lạ.
1.1.1.2. Giáo dục kỹ năng giao tiếp
GD KNGT là một quá trình giáo dục trong đó các nhà giáo dục giúp trẻ
có những kiến thức về giao tiếp, dựa vào lý thuyết đó trẻ thực hành các
KNGT với những lời nói, thao tác, hành động giao tiếp đúng đắn và cách thể
hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc khi tham gia giao tiếp.
Ví dụ: khi gặp cô giáo, trẻ biết phải chào cô giáo để thể hiện sự lễ phép,
kính trọng. Và trẻ chào cô với lời nói “Con chào cô ạ!”, cùng với lời nói đó
trẻ biết khoanh tay, đầu hơi cúi với thái độ vui vẻ, chân thành nhất.
Chúng ta giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ ở mọi nơi, mọi lúc nhƣ:
- Trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày: đón và trả trẻ, giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh
cá nhân…
- Trong các hoạt động học: LQVVH, làm quen với chữ cái, làm quen với
toán, LQVMTXQ, phát triển vận động, giáo dục âm nhạc, hoạt động tạo
hình…
- Trong hoạt động vui chơi: hoạt động góc, hoạt động ngoài trời…
Có nhƣ vậy thì việc GD KNHT cho trẻ sẽ đạt đƣợc kết quả cao nhất.
1.1.2. Đặc điểm của trẻ 4 - 5 tuổi

1.1.2.1. Đặc điểm sinh lý

9


Ở độ tuổi này trẻ có những điểm khác biệt về sinh lý so với giai đoạn
trƣớc về các hệ cơ quan đang dần phát triển và hoàn thiện.
- Hệ tuần hoàn: phát triển nhanh. Mỗi phút tim đập khoảng 100 nhịp. Trẻ
thích hoạt động nhƣng lại rất nhanh mệt. Điều này cho phép trẻ tiếp thu các
hoạt động nhanh và ngắn. Nên khi bị tác động hoặc kích thích thì trẻ dễ hồi
hộp, thở nhanh, thở gấp, không kiểm soát đƣợc lời nói cũng nhƣ hành động
của mình. Do vậy, lời nói của trẻ trở nên ấp úng, thiếu mạch lạc, thậm chí
không nói đƣợc lời nào và khả năng của trẻ trở nên khó khăn, hạn chế hơn.
- Hệ hô hấp: do mũi, yết hầu và họng của trẻ còn nhỏ và hẹp, lực đàn hồi của
phổi còn yếu. Hoạt động của lông mao ngực của trẻ còn hạn chế, mỗi phút hít
thở khoảng 22 lần. Hệ hô hấp của trẻ chƣa hoàn thiện và hoạt động còn kém.
Do vậy, trẻ phát âm không chuẩn, vẫn còn hơi ngọng, sắp xếp ý còn lộn xộn
chƣa rõ ràng. Ví dụ nhƣ trẻ hay nói “Bánh mua mẹ” chứ trẻ không nói “Mẹ
mua bánh”.
- Sức đề kháng của trẻ ở độ tuổi này đã tăng lên. Tuy nhiên, phạm vi hoạt
động nên trẻ cũng rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nhƣ đậu mùa, quai bị…
Khi trẻ bị ốm cũng nhƣ bị bệnh thì môi trƣờng giao tiếp của trẻ với mọi ngƣời
xung quanh bị hạn chế thì việc GD KNGT cho trẻ cũng nhƣ việc thực hiện
KNGT của trẻ gặp khó khăn.
- Hệ tiêu hóa của trẻ chƣa hoàn thiện. Ở tuổi này trẻ đã biết đòi đi bô và biết
đòi đi vệ sinh đúng lúc, tuy nhiên nên tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng
giờ và đúng nơi quy định, cách thể hiện nhu cầu vệ sinh hợp lý (trẻ muốn đi
vệ sinh nhƣng trong phòng vệ sinh đang có ngƣời thì trẻ phải biết chờ đợi và
nói với ngƣời lớn để có cách giải quyết tốt nhất).
- Răng bé 4 tuổi đang ở giai đoạn răng sữa. Vì vậy, cần tập cho trẻ thói quen

vệ sinh răng miệng sau khi ăn và trƣớc khi ngủ dậy.

10


- Giấc ngủ: để đảm bảo sức khỏe, trẻ cần ngủ đủ số giờ trong ngày. Trung
bình trẻ ngủ 12 tiếng mỗi ngày, trong đó có 1 - 2 tiếng vào buổi trƣa và ngủ
đêm. Khi trẻ 4 - 5 tuổi nên tập cho trẻ ngủ và dậy đúng giờ để tạo cho trẻ một
thói quen sinh hoạt tốt. Có nhƣ vậy, trẻ đảm bảo đƣợc đầy đủ sức khỏe để duy
trì mọi cuộc giao tiếp, mọi hoạt động của mình.
- Hệ vận động: trẻ bƣớc sang tuổi 4 - 5 tuổi thì vận động của trẻ tăng lên. Hoạt
động nhiều hơn hay chạy nhảy và xƣơng cứng cáp hơn. Từ đó, trẻ có thể tham
gia vào các mối quan hệ khác nhau, tạo điều kiện rèn luyện các KNGT của
mình.
1.1.2.1. Đặc điểm tâm lý
Trong tình cảm của tuổi ấu nhi cũng nhƣ mẫu giáo thì tình cảm thống
trị tất cả các mặt trong tình cảm của trẻ có bƣớc chuyển biến mạnh mẽ vừa
phong phú vừa sâu sắc hơn so với tuổi trƣớc đó.
Trẻ MGN rất khát khao sự yêu thƣơng trìu mến, đồng thời rất lo sợ về
sự lạnh nhạt của ngƣời xung quanh với mình. Trẻ thực sự vui mừng khi đƣợc
bố mẹ hay cô giáo, bạn bè yêu thƣơng, khen ngợi. Ví dụ: khi mẹ đến lớp đón
sớm trẻ rất vui mừng còn trẻ nào về sau thì rất buồn và còn có thể khóc òa
lên... Trẻ còn thấy rất buồn khi thấy ngƣời thân hay cô giáo bị ốm, ngƣời thân
bị ốm.
Sự phát triển tình cảm của trẻ MGN còn đƣợc biểu hiện ra ở nhiều mặt
trong đời sống tinh thần của trẻ. Loại tình cảm phát triển mạnh ở tuổi này là
tình cảm thẩm mỹ: trẻ MGN rất sung sƣớng, ngỡ ngàng trƣớc vẻ đẹp một
bông hoa đẹp, một con bƣớm đẹp…
Đặc điểm tâm lý của trẻ ở lứa tuổi này không chỉ có cảm xúc phát triển
rõ nét mà còn có sự xuất hiện của động cơ hành vi đánh dấu một bƣớc phát

triển trong tâm lý của trẻ. Nếu nhƣ trƣớc đây, cách hành động của trẻ mang
tính bột phát và trẻ không thể hiểu đƣợc vì sao mình lại làm thế này hay thế

11


kia. Dần dần động cơ của trẻ có sự thôi thúc nhƣ để giống ngƣời lớn. Một
điều đặc biệt, động cơ đạo đức phát triển. Trẻ muốn đƣợc làm ngƣời khác vui
và muốn đƣợc giúp đỡ ngƣời khác.
Trong động cơ của trẻ MGN thì còn xuất hiện yếu tố thi đua với các
bạn. Tuổi MGN đƣợc coi là “giai đoạn vàng” cho sự phát triển của trẻ, nó
vƣợt bậc về mọi mặt: tâm lý, sinh lý…
Ngoài những nét tâm lý nổi bật nói trên thì ở tuổi này còn có những đặc
điểm khác nhƣ:
- Hay giận bạn nhƣng thích chơi với bạn.
- Hay khoe khoang và thích học làm ngƣời lớn.
- Học cách chia sẻ và chờ tới lƣợt.
- Thích đóng giả làm ngƣời quan trọng trong cuộc sống và thích đƣợc khen
ngợi.
Tính cách mỗi trẻ mỗi khác có những trẻ hiếu động,nhanh nhẹn, thông
minh cũng có trẻ chậm chạp, thụ động, nóng nảy… Vì vậy, chúng ta cần biết
rõ tính cách của từng trẻ để có thể chơi với những trò chơi hay bạn bè phù
hợp với trẻ tránh va chạm về tính cách. Nhƣng trong những trƣờng hợp va
chạm thì cần có sự khách quan để xem xét mọi việc, tránh ứng xử thiên lệch
hay bao che cho bên nào. Đồng thời ân cần, nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu
rõ sự việc. Khi đứa trẻ gây gổ trong khi chơi thì chúng ta nên tách trẻ ra và
nói rằng “Tranh giành đồ chơi của bạn là không tốt, cô không thích con nhƣ
vậy đâu” chứ không nên phê bình bản thân bạn nào, ví dụ “con hƣ quá, sao lại
tranh giành đồ chơi với bạn” hay “Không chơi với bạn đó nữa, con ra góc
khác chơi”. Có nhƣ vậy thì chúng ta vừa GD KNGT cho trẻ vừa tạo mối quan

hệ tốt ở các trẻ.

12


1.1.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ
Đặc điểm chung của lứa tuổi này là trẻ đã thiết lập vững chắc vốn từ.
Trẻ đã có số vốn từ là khoảng 800 - 1926 từ, trong đó có 50% là danh từ và
câu nói rất mạch lạc.
a. Vai trò của ngôn ngữ tới sự phát triển của trẻ
Ngôn ngữ là phƣơng tiện quan trọng để nhận thức thế giới xung quanh.
Nó giúp trẻ tìm tòi và biết trau dồi kiến thức cuộc sống và tự nhận thức và
điều chỉnh sao cho đúng đắn dƣới sự chỉ bảo của ngƣời lớn hay cô giáo. Giúp
trẻ phát triển toàn diện về các mặt: đức, trí, thể, mỹ.
b. Đặc điểm phát âm
- Phát âm rõ hơn, tốt hơn, ít ê a hơn.
- Trẻ còn sai những âm thanh khó hoặc những từ có 2 - 3 âm vị.
c. Đặc điểm vốn từ
- Số lƣợng từ tăng nhanh khoảng 1300 - 2000 từ.
- Trẻ sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian, tốc độ, màu sắc.
d. Đặc điểm ngữ pháp và khả năng mạch lạc
- Trẻ dùng câu dài hơn, ít dùng câu ghép, câu cụt.
- Trẻ có khả năng kể lại chuyện, kể theo trình tự.
Với những đặc điểm ngôn ngữ trên đã tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp
thuận lợi hơn. Đó là lời nói của trẻ không còn ngọng mà trở nên rõ ràng,
chính xác hơn, khả năng diễn đạt ý mạch lạc, trau truốt hơn. Trẻ còn biết cần
phải luân phiên lƣợt lời, không nói tranh lời, biết lắng nghe ngƣời khác nói.
Chính vì vậy, KNGT có một vai trò quan trọng trong việc phát triển về tâm
sinh lý cho trẻ. Không có một sự lo lắng và khó chịu nào lớn hơn là tình trạng
không hiểu đƣợc nhau. Trẻ không hiểu đƣợc ngƣời lớn muốn gì ở mình và

ngƣời lớn cũng không hiểu trẻ cần điều gì nếu nhƣ không vận dụng đƣợc mối
quan hệ tốt thông qua những KNGT hiệu quả.

13


1.1.3. Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua dạy học chủ
đề Trường Mầm non
1.1.3.1. Mục tiêu và nội dung của chủ đề Trường mầm non
a. Mục tiêu dạy học chủ đề Trường mầm non
 Phát triển thể chất
- Dinh dƣỡng và sức khỏe:
+ Biết tên và cách chế biến một số món ăn thông thƣờng ở trƣờng mầm non.
+ Có một số thói quen tốt trong ăn uống và vệ sinh, sinh hoạt: mời trƣớc khi
ăn, ăn hết suất, không vừa ăn vừa nói…; rửa tay trƣớc khi ăn, sau khi đi vệ
sinh, giữ gìn vệ sinh răng miệng.
+ Biết vận dụng, nơi nguy hiểm trong trƣờng lớp.
- Phát triển vận động:
+ Thực hiện đƣợc các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân.
+ Phối hợp nhịp nhàng các cơ quan trong thực hiện các vận động: chạy thay
đổi tốc độ theo hiệu lênh, đi kiễng gót, đập và bắt bóng tại chỗ, đi trong
đƣờng hẹp và bò theo đƣờng dích dắc…
 Phát triển nhận thức
- Trẻ biết tên và vị trí của trƣờng học, lớp học.
- Biết các thành viên trong trƣờng, trong lớp của mình: tên, đặc điểm, mối
quan hệ giữa các thành viên trong lớp, trong trƣờng, công việc, tên, đặc điểm
của cô và các bạn.
- Biết các khu vực trong trƣờng, trong lớp: tên, đặc điểm, chức năng, vị trí.
- Biết các đồ dùng, đồ chơi trong trƣờng, trong lớp: tên, đặc điểm, vị trí, công
dụng, chức năng.

- Biết các khu vực chung và các hoạt động chung của bé ở trong trƣờng mầm
non.

14


- Biết thời gian, thời điểm, ý nghĩa của ngày hội đến trƣờng (là ngày khai
giảng năm học mới), ngày tết trung thu.
- Biết các hoạt động, không khí, cảm xúc trong ngày hội đến trƣờng.
- Biết đặc trƣng: thời tiết, các loại bánh, loại quả, các hoạt động trong ngày đó
(rƣớc đèn, bày mâm ngũ quả, múa lân). Các nhân vật nhƣ: chú Cuội, chị
Hằng.
- Nhận ra đặc điểm của hình tròn; phân loại hình tròn, theo 1 - 2 dấu hiệu cho
trƣớc.
- Biết đếm đến 5 trên các đồ dùng, đồ chơi, nhận ra số lƣợng 1 và nhiều; nhận
dạng đƣợc chữ số 1.
 Phát triển ngôn ngữ
- Biết kể về trƣờng lớp, về các hoạt động ở trƣớng, ở lớp theo trình tự.
- Đọc thơ, kể chuyện về trƣờng, lớp mầm non và ngày tết thiếu nhi.
- Bày tỏ nhu cầu, mong muốn, tình cảm của bản thân bằng lời nói.
- Biết sử dụng các từ chỉ hành vi lịch sự, lễ phép trong giao tiếp.
 Phát triển thẩm mỹ
- Thể hiện bài hát về lớp, trƣờng mầm non, ngày tết trung thu đúng nhịp, có
cảm xúc.
- Tạo ra các sản phẩm tạo hình về: trƣờng lớp, ĐDĐC, cô giáo, các bạn trong
lớp, mâm ngũ quả, các loại bánh…
- Giữ gìn vệ sinh trƣờng lớp đúng quy định của trƣờng lớp, làm đèn ông sao,
làm bánh trung thu…
- Tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trƣờng, lớp.
 Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

- Về kỹ năng:
+ Kỹ năng chung: quan sát, chú ý, ghi nhớ.

15


+ Kỹ năng tƣ duy: phân biệt (bạn trai/bạn gái, các khu vực trong lớp học, các
góc, các khu vực trong trƣờng, các ĐDĐC trong khu vực, phân biệt tết trung
thu và tết nguyên đán), so sánh (2 góc về: đặc điểm, vị trí, chức năng; đồ
dùng: chất liệu, màu sắc, hình dạng, kích thƣớc… so sánh tết trung thu và tết
nguyên đán), phân nhóm các bạn trong lớp, phân nhóm ĐDĐC theo tiêu chí
màu sắc, chất liệu, công dụng…
+ Ngôn ngữ: mở rộng vốn từ, hệ thống hoá vốn từ (theo loại từ: danh từ, động
từ, tính từ,…theo chủ đề: lớp học, đồ dùng,…), tích cực hoá vốn từ, phát triển
khả năng diễn đạt (nói đủ câu, nói câu mở rộng, câu với các sắc thái tình cảm
khác nhau).
+ Kỹ năng hoạt động lứa tuổi: đoàn kết, cộng tác, hợp tác, chia sẻ, nhƣờng
nhịn.
+ Kỹ năng lao động: sử dụng, bảo quản ĐDĐC.
+ Kỹ năng tích hợp: âm nhạc, toán, tạo hình,…
+ Kỹ năng phòng chống tai nạn trong lớp, trong trƣờng.
- Về tình cảm, thái độ:
+ Giáo dục đạo đức: yêu quý trƣờng lớp, yêu quý các cô, các bác trong
trƣờng. Lễ phép với ngƣời lớn trong trƣờng. Yêu thích và biết giữ gìn đồ,
dùng đồ chơi của lớp.
+ Giáo dục sức khỏe: giữ an toàn khi ở trƣờng lớp, tự bảo vệ bản thân và các
bạn, giữ vệ sinh cá nhân, dinh dƣỡng hợp lý theo mùa và trong ngày lễ hội.
Việc thực hiện các mục tiêu cụ thể trong chủ đề Trƣờng mầm non góp
phần thực hiện mục tiêu của GDMN: giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn

bị cho trẻ vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm
sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần
thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm

16


ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời.
Từ đó, chúng ta có thể xác định các mục tiêu GD KNGT cho trẻ đƣợc cụ thể,
phù hợp, chính xác nhất.
b. Nội dung của chủ đề Trường mầm non
 Trƣờng mầm non của bé
- Tên trƣờng.
- Ngày hội đến trƣờng - ngày khai giảng.
- Các khu vực khác nhau trong trƣờng.
- Các công việc của các cô các bác trong trƣờng mầm non.
- Các hoạt động chung trong trƣờng mầm non.
- ĐDĐC trong trƣờng.
 Lớp mẫu giáo của bé
- Tên lớp.
- Cô giáo: tên gọi, các hoạt động của cô trên lớp…
- Các bạn trong lớp: tên gọi, sở thích của một số bạn, chơi thân thiện với các
bạn.
- Các khu vực khác trong lớp, tên gọi và vị trí.
- ĐDĐC ở các góc chơi trong lớp: đặc điểm và công dụng.
- Các hoạt động hàng ngày của trẻ ở lớp học.
- Các quy định của lớp.
 Tết trung thu
- Thời điểm diễn ra ngày tết trung thu.
- Ý nghĩa của ngày tết trung thu.

- Các loại bánh trung thu: bánh trƣng, bánh nƣớng…
- Các loại quả trong mâm ngũ quả trong ngày tết trung thu.
- Các nhân vật cổ tích: chú cuội, chị Hằng,
- Các trò chơi: rƣớc đèn, múa sƣ tử, bày mâm ngũ quả…

17


Với nội dung cụ thể của chủ đề giúp chúng ta đƣa ra chính xác, cụ thể
các nội dung cần GD KNGT cho trẻ và lựa chọn các phƣơng pháp giáp dục
phù hợp, có hiệu quả nhất.
1.1.3.2. Đặc trưng của chủ đề Trường mầm non
Chủ đề Trƣờng mầm non giúp trẻ tìm hiểu, thích nghi với trƣờng, lớp,
cô giáo và các bạn trong lớp, trong trƣờng. Từ đó giúp trẻ hình thành những
tình cảm, kỹ năng, hành vi ứng xử và giao tiếp phù hợp.
Nội dung của chủ đề Trƣờng mần non đƣợc lựa chọn thuộc các lĩnh vực
giáo dục trong chƣơng trình GDMN gần gũi và phù hợp với trẻ MGN. Chủ đề
đƣợc thực hiện trong thời gian 3 - 4 tuần sau khi khai giảng năm học mới với
nội dung cụ thể nhƣ:
- Trƣờng mầm non của bé:
+ Ngày hội đến trƣờng: trẻ biết ngày 5/9 là ngày giảng năm học mới, các hoạt
động và không khí nhộn nhịp, trang hoàng của ngày hội đến trƣờng. Không
những thế còn giúp trẻ biết và ôn lại những cảm xúc trong ngày hội đến
trƣờng.
+ Các khu vực trong trƣờng: trẻ biết tên, địa chỉ, đặc điểm của trƣờng và phân
biệt các khu vực trong trƣờng (cổng trƣờng, các lớp học, sân trƣờng, nhà bếp,
vƣờn cây); công việc của các cô các bác trong các khu vực đó (bác bảo vệ cach giữ, bảo vệ trƣờng lớp; bác cấp dƣỡng - nấu các món ăn hàng ngày cho
trẻ và cô; bác lao công - giúp cho trƣờng, lớp luôn sạch sẽ). Từ đó giúp trẻ
yêu mến, chăm sóc trƣờng mầm non.
+ ĐDĐC trong sân trƣờng: trẻ biết tên gọi, đặc điểm, vị trí, cách sử dụng,

công dụng của ĐDĐC trong sân trƣờng. Từ đó giúp trẻ biết cách giữ gìn đồ
ĐDĐC giữ gìn an toàn trong khi chơi.

18


×