TRNG I HC S PHM H NI
KHOA GIO DC MM NON
TRN TH LN
Sử DụNG BàI HáT CHO TRẻ 4- 5 TUổI LàM QUEN
VớI TIếNG ANH ở TRƯờNG MầM NON XUÂN LA, TÂY Hồ, Hà NộI
KHO LUN TT NGHIP H I HC CHNH QUY
NGNH GIO DC MM NON
Ngi hng dn: PGS. TS. Hong Quý Tnh
H Ni, 2017
LI CM N
1
Tác giả xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô khoa Giáo dục Mầm
non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, hướng
dẫn tác giả trong suốt 4 năm học vừa qua.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Quý Tỉnh,
người thầy tâm huyết đã luôn quan tâm và tận tình giúp đỡ hướng dẫn tác giả
trong suốt thời gian tác giả thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng các cô, các cháu lớp Mẫu
giáo nhỡ (4-5 tuổi) B3 trường mầm non Xuân La đã tận tình giúp đỡ, tạo điều
kiện giúp tác giả hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn
bên cạnh động viên, khích lệ, là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp tác giả thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp, tuy nhiên cũng không tránh được những sai sót, tác giả mong rằng
quý thầy cô và các bạn sẽ có những ý kiến đóng góp để khóa luận của tác giả
hoàn chỉnh hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2017
Tác giả
Trần Thị Lân
2
MỤC LỤC
Trang
3
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
BP
ĐT
ĐC
GD
GV
GVMN
HĐ
HT
KT
LQVTA
MN
MĐCT
MĐKT
SD
TA
TC1
TC2
TC3
TC4
TN
: Biện pháp
: Đào tạo
: Đối chứng
: Giáo dục
: Giáo viên
: Giáo viên mầm non
: Hoạt động
: Hình thức
: Khả thi
: Làm quen với tiếng Anh
: Mầm non
: Mức độ cần thiết
: Mức độ khả thi
: Sử dụng
: Tiếng Anh
: Tiêu chí 1
: Tiêu chí 2
: Tiêu chí 3
: Tiêu chí 4
: Thực nghiệm
DANH MỤC BẢNG DÙNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
DANH MỤC HÌNH DÙNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
4
MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, ngoại ngữ nói
chung và tiếng Anh nói riêng đang trở thành ngôn ngữ giao tiếp mang tính
toàn cầu, đó là điều kiện đầu tiên, cần và đủ để giao lưu, hòa nhập với thế
giới. Ở Việt Nam, việc dạy và học tiếng Anh cũng không nằm ngoài xu thế
chung. Ngay cả lứa tuổi mầm non, hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh
trở thành khái niệm phổ biến và ngày càng được xã hội quan tâm, bởi lẽ nhiều
nghiên cứu chỉ ra rằng lĩnh hội ngôn ngữ là quá trình tự nhiên và trẻ có khả
năng tiếp nhận nhiều hơn một ngôn ngữ ở giai đoạn tuổi mầm non. Mẫu giáo
được coi là giai đoạn thuận lợi nhất để tiếp thu ngoại ngữ do những đặc điểm
cấu trúc của bộ não và sự hình thành các quá trình nhận thức và ghi nhớ ngôn
ngữ nhanh chóng (sự phát cảm ngôn ngữ). Trẻ có động cơ giao tiếp tự nhiên
và không có các rào cản ngôn ngữ, đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi [4].
Tuy trẻ có khả năng trong việc tiếp nhận một ngôn ngữ mới, nhưng
trong giai đoạn này, khả năng ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn thiện, tính chủ định
trong các quá trình tâm lý còn yếu, trẻ gặp khó khăn trong việc duy trì chú ý,
ghi nhớ và phát âm tiếng Anh. Chính vì vậy việc lựa chọn, sử dụng phương
pháp và hình thức tổ chức phù hợp để giúp trẻ làm quen với ngoại ngữ là một
trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả và chất lượng làm
quen tiếng Anh của trẻ [11].
Sử dụng các bài hát để cho trẻ làm quen với tiếng Anh là một phương
pháp độc đáo, phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý của trẻ mầm non, đặc biệt
là trẻ 4-5 tuổi. Phương pháp này được đánh giá cao về tính hiệu quả bởi nó góp
phần vào việc giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ và có hiệu quả lâu dài. Đặc
điểm của bài hát tiếng Anh đó là giai điệu vui nhộn, ca từ đơn giản, dễ nhớ vì
có sự lặp đi lặp lại về giai điệu, từ ngữ và mục đích giáo dục của giáo viên.
Một số bài hát có sự kết hợp vận động và biểu cảm bằng cử chỉ nét mặt tạo cơ
5
hội cho trẻ trải nghiệm bằng nhiều giác quan của cơ thể, giúp trẻ khắc sâu nội
dung kiến thức cần nhớ. Với giai điệu vui nhộn, trẻ dễ dàng bị lôi cuốn vào bài
hát, thử hát theo. Khi trẻ hát, song song với quá trình ghi nhớ lời bài hát, trẻ có
cơ hội học, luyện phát âm từ mới, cấu trúc câu mới một cách tự nhiên, dễ dàng.
Đồng thời việc thích thú với âm điệu của bài hát cũng giúp phát triển tai nghe
và cải thiện bộ máy phát âm giúp trẻ nói tiếng Anh có trọng âm và ngữ điệu
một cách tự nhiên [2].
Chính vì những lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài “Sử dụng bài hát
cho trẻ 4- 5 tuổi làm quen với tiếng Anh ở trường mầm non Xuân La, Tây
Hồ, Hà Nội ”
2.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về việc sử dụng bài hát trong
hoạt động cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi làm quen với tiếng Anh, qua đó:
Chỉ ra thực trạng trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh ở trường mầm
non Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
Đề xuất một số biện pháp sử dụng bài hát cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với
tiếng Anh ở trường mầm non Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
3.
4.
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng bài hát giúp trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh ở trường
mầm non Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp thích hợp trong việc sử dụng bài hát
cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi làm quen với tiếng Anh thì việc làm quen với tiếng
5.
Anh của trẻ sẽ trở nên tự nhiên và hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận định hướng cho đề tài.
Khảo sát thực trạng việc sử dụng các bài hát tiếng Anh nhằm giúp trẻ 4-5
6
tuổi làm quen với tiếng Anh ở trường mầm non Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
Sưu tầm các bài hát tiếng Anh và đề xuất một số biện pháp sử dụng các
bài hát tiếng này nhằm giúp trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh.
Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp sử dụng bài hát tiếng Anh
nhằm giúp trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh.
Tổ chức thực nghiệm và kiểm tra tính khả thi của các biện pháp.
Xử lí kết quả nghiên cứu.
6.
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu việc sử dụng bài hát trong việc cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi làm
quen với tiếng Anh ở trường mầm non.
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Địa điểm dự kiến: Trường mầm non Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
6.3. Khách thể nghiên cứu
Tiến hành trên 40 trẻ từ 4-5 tuổi và 20 giáo viên ở trường mầm non
Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
7.
Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
7.1.1. Phương pháp so sánh
Tìm và thu thập tài liệu các công trình nghiên cứu đi trước. Đọc và so
sánh các quan điểm, cách làm của họ để phân tích, tổng hợp hệ thống lại, có
cái nhìn khái quát về đề tài nghiên cứu.
7.1.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, phân tích các công
trình nghiên cứu đi trước, tổng hợp đưa ra quan điểm của bản thân.
- Xây dựng hệ thống khái niệm công cụ, xây dựng khung lý thuyết,
7.1.3. Phương pháp hệ thống
- Thu thập, đọc các tài liệu lí thuyết, phân loại sắp xếp chúng thành hệ
thống qua điểm, luận cứ.
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7
7.2. Nhóm phương pháp nghiên
7.2.1. Phương pháp quan sát:
cứu thực tiễn
Mục đích: Quan sát trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động làm quen với tiếng Anh,
quan sát cách tổ chức, quy trình giáo viên sử dụng bài hát tiếng Anh.
Tiến hành: Dự giờ, quan sát trực tiếp hoạt động làm quen với tiếng Anh
của cô và trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Xuân La, ghi chép đầy đủ, chi tiết các
biểu hiện của trẻ và cách thức sử dụng, quy trình sử dụng bài hát của giáo viên.
7.2.2. Phương pháp điều tra
- Điều tra gián tiếp: Sử dụng phiếu điều tra.
Mục đích: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên và thực trạng cho trẻ 4-5 tuổi
làm quen với tiếng Anh thông qua các bài hát tại trường mầm non Xuân La.
Tiến hành: Xây dựng các câu hỏi, phiếu điều tra, tiến hành hỏi và đánh
giá trên giáo viên, sau đó tổng hợp và ghi lại kết quả.
- Điều tra trực tiếp: Đàm thoại, phỏng vấn.
Mục đích: Tìm hiểu nhu cầu, hứng thú và khả năng tiếp nhận ngoại ngữ
của trẻ thông qua việc sử dụng các bài hát.
Tiến hành: Trò chuyện, đàm thoại với giáo viên.
7.2.3. Phương pháp thực nghiệm:
Mục đích: Tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm chứng hiệu quả của việc sử
dụng các bài hát tiếng Anh để giúp trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh.
Tiến hành: Quan sát và thực nghiệm.
7.2.4. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán học để xử lí các số liệu thu thập được từ
khảo sát thực trạng.
-
Công thức sử dụng để phân tích số liệu:
Điểm trung bình:
=
Phương sai:
=
Độ lệch chuẩn:
S=
8. Cấu trúc đề tài
Chương 1. Cơ sở lí luận của việc sử dụng bài hát giúp trẻ 4-5 tuổi làm
8
quen với tiếng Anh ở trường mầm non
Chương 2. Thực trạng sử dụng bài hát giúp trẻ 4-5 tuổi làm quen với
tiếng Anh ở trường mầm non
Chương 3. Đề xuất một số biện pháp sử dụng bài hát giúp trẻ 4-5 tuổi
làm quen với tiếng Anh ở trường mầm non
9
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÀI HÁT GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI
LÀM QUEN VỚI TIẾNG ANH
1. 1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những công trình nghiên cứu trên Thế giới về sự tiếp nhận ngôn
ngữ của trẻ
Có thể tóm lược các nghiên cứu trên Thế giới về sự tiếp nhận ngôn ngữ
của trẻ theo các xu hướng sau:
1.1.1.1. Xu hướng 1
Tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ là quá trình trẻ thực hiện các hành vi bắt
chước của người lớn : "All language is learned through positive reinforcement,
mimicry and the formation of habit" (B.F Skinner,1953) [4].
Đại diện là O.F. Skiner trong tác phẩm “Hành vi bằng lời” cho rằng
ngôn ngữ của trẻ được hình thành là do thao tác quyết định, mà quan trọng là
sự bắt chước, ngoại ngữ cũng là một loại ngôn ngữ, những thao tác ngôn ngữ
cùng với sự giúp đỡ của người lớn sẽ giúp trẻ tiếp thu ngoại ngữ dễ dàng [4].
Theo xu hướng này, cách học ngôn ngữ ở giai đoạn mầm non là học mà
chơi, chơi mà học. Học theo kiểu bắt chước những hình ảnh thấy trên màn
hình, bắt chước lời cô giáo, bắt chước những tình huống giao tiếp mà trẻ gặp
hàng ngày. Chính vì vậy, giáo viên phải là những người mẫu mực, được đào
tạo bài bản về chuyên môn cũng như khả năng sử dụng thông thạo tiếng Anh
mới có thể tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh ở
trường mầm non một cách hiệu quả [4].
1.1.1.2. Xu hướng 2
Tiếp nhận ngôn ngữ là năng lực bẩm sinh của con người
"Language acquisition device (LAD) enable the child to pick up and
understand words within a sentence. LAD is only operated during period of
time of critical or sensitive period (0-8,9 years old)" [13].
10
Theo N. Chomsky, ngôn ngữ con người là một hệ thống phổ quát. Ông
đã giải thích sự phát triển ngôn ngữ bằng thiết bị thụ đắc ngôn ngữ bẩm sinh
trên cơ sở của Ngữ pháp Phổ quát (Universal Grammar). Có mấy ngàn ngôn
ngữ tự nhiên và chúng chỉ khác nhau trên bề mặt, còn cấu trúc chìm rất giống
nhau. Con người thừa hưởng một năng lực bẩm sinh về ngôn ngữ được di
truyền từ đời này qua đời khác. Trẻ em dùng năng lực bẩm sinh về ngôn ngữ
này để học ngôn ngữ, cụ thể: Nghe - nói - viết - các quy tắc từ vựng, ngữ
pháp. Đứa trẻ hình thành một ngôn ngữ qua quá trình tiếp nhận, học tập, sáng
tạo, nhờ năng lực bẩm sinh ngôn ngữ. Trẻ bắt chước và lặp lại theo lời người
lớn, tự ghép nối những từ đơn theo những quy tắc chúng cảm nhận được khi
nghe người xung quanh nói và tự điều chỉnh, rút kinh nghiệm theo chỉ bảo
của người lớn cho đúng với tình huống giao tiếp. Sau năm năm đầu đời trẻ vô
thức tiếp nhận được cơ cấu tiếng mẹ đẻ bằng năng lực bẩm sinh ngôn ngữ và
năng lực này vẫn được trẻ dùng để tiếp nhận một ngoại ngữ khác. Chính nhờ
khả năng này mà trẻ có thể học được bất kỳ ngoại ngữ nào tùy theo điều kiện,
hoàn cảnh, môi trường [13].
Trong lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ, Stephen D.Krashen (1941) kết luận
rằng con người có khả năng học ngôn ngữ bẩm sinh và không có khác biệt
đáng kể nào giữa cách chúng ta học tiếng mẹ đẻ và cách chúng ta học ngoại
ngữ. Cách học ngoại ngữ hiệu quả theo Krashen có thể được tóm tắt như sau:
Chúng ta phát triển ngôn ngữ thông qua quá trình thụ đắc trực tiếp, không
phải từ việc học thuộc danh sách từ vựng, quy tắc văn phạm hay làm bài tập.
Hiệu quả thụ đắc trực tiếp diễn ra khi ta có thể hiểu được nội dung mà ta tiếp
nhận trong trạng thái tinh thần thoải mái. Để kết quả thụ đắc trực tiếp biến
thành năng lực ngôn ngữ thì quá trình tích lũy phải dài và nội dung tiếp nhận
phải đa dạng và đủ nhiều [4].
1.1.1.3. Xu hướng 3. Tiếp nhận ngôn ngữ là sự trả lời các phản xạ
Paplop đã nghiên cứu rất nhiều về vấn đề kích thích (Stimulate- S)
và phản xạ (Reflection- R) trong cuộc sống. Sự trả lời các kích thích khi tác
11
động vào con người tạo nên những phản xạ với công thức S-> R. Mọi hoạt
động của con người là sự trả lời các phản ứng nhằm giúp người thích nghi
với môi trường [4]
Khi trẻ sống trong môi trường ngôn ngữ, trẻ chịu sự kích thích đó và trẻ
tiếp nhận – phát triển (nghe – nói được) là do phải thích nghi. Điều này là một
minh chứng cho giả thuyết bẩm sinh: biết nói do học hỏi từ bé, học hỏi trong
cộng đồng, chứ không nhất thiết phải biết chữ, biết quy tắc ngữ pháp. Do đó,
đối với một số trẻ nhỏ trẻ có thể nói thành thạo hai thứ tiếng, thứ tiếng cha mẹ
dùng để giao tiếp với trẻ hàng ngày và thứ tiếng trẻ sử dụng để giao tiếp trong
trường lớp [3].
1.1.1.4. Xu hướng 4. Sự phát triển ngôn ngữ trong mối quan hệ với nhận thức
Thought influences language: A child are able to think in a certain way then
they develop learn language to describe those thoughts (Piajet) [7].
Đại diện của xu hướng này đó là những nghiên cứu của J.Piaget(1970).
Theo Piaget, trẻ nhỏ là những người học và suy nghĩ tích cực. Những nhận
thức phát triển là do trẻ hành động với các vật thể, có nghĩa là khi hoạt động
trực quan với đồ vật trẻ sẽ phát hiện những thiếu sót trong tư duy hiện có, và
qua đó trẻ sẽ luyện tập để tạo ra phương thức tư duy phù hợp với hiện thực
mà không cần dùng đến ngôn ngữ. Piaget cho rằng: Năng lực ngôn ngữ bẩm
sinh và theo thời gian năng lực đó giảm dần và sự khác biệt loại hình ngôn
ngữ sẽ ảnh hưởng đến sự tiếp nhận ngôn ngữ của người học [12].
Tương đồng với ý kiến của Piaget, Bà Agnieska Cegielkowska, nhà
ngôn ngữ và thần kinh học thuộc Bệnh viện lâm sàng số 4 (Lublin – Ba Lan)
cho rằng: “Tiềm năng học ngoại ngữ không liên quan gì đến chỉ số thông
minh cũng như năng lực học trong các môn khoa học tự nhiên hay mỹ thuật.
Nhiều người gặp khó khăn khi học ngoại ngữ chủ yếu là do họ sợ phát âm sai
khi nói chuyện với người nước ngoài, trẻ em không sợ điều đó nên chúng học
ngoại ngữ nhanh hơn” [13].
12
Các nhà nghiên cứu Slobin (1977, 1984), L. Bloom (1970, 1973), C.A.
Ferguson (1975), R. Kobson (1971) đã chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ và
tư duy hay nhận thức của một đứa trẻ như sau: Ngôn ngữ và nhận thức cùng
phát triển nhưng có khi một khả năng nào đó của nhận thức phát triển trước
một khả năng ngôn ngữ. R.Ellis (1994) có nhận định đáng chú ý là nếu trẻ
được tiếp xúc với phát âm chuẩn, độ tuổi mà trẻ có thể đạt được phát âm
giống như người bản ngữ là 6 tuổi. Ngoài độ tuổi dậy thì (khoảng 9 tuổi trở
lên) thì trẻ khó có thể có được chất giọng giống người bản ngữ thực sự. Cùng
thống nhất với R.Ellis có Litllewood và Beverly A.Clark (2000) cho rằng trẻ
em không thể thụ đắc ngôn ngữ nếu chúng không được tiếp cận ngôn ngữ đó
trước 6-7 tuổi [4].
1.1.1.5. Xu hướng 5. Khả năng tiếp nhận ngoại ngữ của trẻ nhỏ là rất lớn
Các nhà khoa học trên thế giới đã nhận định rằng khả năng tiếp nhận
ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là rất lớn, tức là khi trẻ nhỏ tiếp
nhận tiếng Anh có rất nhiều thuận lợi so với người lớn. Thời thơ ấu chính là
thời gian lý tưởng để dạy trẻ học tiếng Anh. Trước khi biết nói, trẻ nhỏ học
tập, hình thành khái niệm, hiểu biết của mình bằng việc quan sát các hành vi,
lắng nghe những âm thanh xung quanh mình. Việc cho trẻ tiếp xúc với ngoại
ngữ thường xuyên sẽ giúp nuôi dưỡng và phát triển não bộ, nền tảng từ vựng
từ đó cũng dần được hình thành [13].
Theo tiến sỹ April Benasich – Cố vấn và giám đốc phòng thí nghiệm,
nghiên cứu trẻ sơ sinh tại trung tâm Hành vi và Khoa học Thần kinh, Đại học
Rutgers thì: “Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có kỹ năng học tập sớm đáng ngạc nhiên.
Bộ não của trẻ nhỏ được trang bị đặc biệt để xây dựng, tiếp cận một hoặc
nhiều ngôn ngữ ngay từ khi chào đời” [5].
Kết quả nghiên cứu về tiềm năng con người trên Thế giới và đặc biệt là
của nhà nghiên cứu não bộ nổi tiếng nước Mỹ Benjamin Bloom: “Nếu đến
năm 17 tuổi, trí tuệ của con người có thể phát triển 100% thì vào năm 4 tuổi,
trí tuệ của trẻ đã đạt đến 50%, đến năm 8 tuổi phát triển tới 80%, năm 8 tuổi
13
đến năm 17 tuổi chỉ phát triển thêm tối đa 20%. Do đó, từ 0 – 8 tuổi là thời
điểm vàng để giáo dục trẻ thành tài, phát huy tối đa những tố chất thông minh
làm nền tảng cho sự thành công trong cuộc đời sau này của trẻ. Dựa trên cơ
sở đó, Phùng Đức Toàn – cha đẻ của “Phương án 0 tuổi” đã khẳng định: hoàn
toàn có thể thực hiện giáo dục cho trẻ về các phương diện như ngôn ngữ, tư
duy logic – toán học, hội họa, .v.v. [16].
Một nghiên cứu được trường Đại học London (Anh) thực hiện trên tổng
số 105 người, trong đó có 80 người biết một ngoại ngữ trở lên. Nhiều chuyên
gia cho rằng, khi qua độ tuổi từ 7 – 15 con người đã phần nào giảm đi khả
năng nghe hiểu và sao chép các âm mới, mà đây là nền tảng tạo nên cách phát
âm chuẩn cho một ngôn ngữ. Khi còn nhỏ, nếu trẻ em bộc lộ rõ sở thích học
ngoại ngữ sẽ có năng khiếu xâu chuỗi các từ với nhau cho thành cụm từ có
nghĩa và phát âm chuẩn xác chỉ đơn giản bằng cách tiếp nhận ngôn ngữ nói.
Vì vậy, khi học ngoại ngữ, trẻ em càng được nói nhiều càng tốt.
Các nhà khoa học Đại học Washington (Mỹ) thì cho rằng độ tuổi học
ngoại ngữ tốt nhất là từ 1 – 7 tuổi. Bộ não của trẻ ở độ tuổi này có thể dễ dàng
tiếp thu hai ngôn ngữ cùng một lúc. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, trẻ đến
18 tháng tuổi có thể nói được trung bình khoảng 50 từ và việc cho trẻ học hai
ngôn ngữ cũng sẽ làm tăng tư duy cho não bộ của trẻ đồng thời sẽ giúp trẻ nói
được nhiều từ hơn [4].
Tiến sĩ giáo dục Gordon Dryden và Jeannette Vos, tác giả cuốn Cách
mạng học tập nổi tiếng Thế giới khi nghiên cứu về các giai đoạn phát triển
của não bộ đã chứng tỏ rằng học ngoại ngữ ở lứa tuổi nhỏ dễ hơn, vì đến 12
tuổi các cửa sổ học tập của não đóng lại một phần, các kiến trúc nền tảng của
não tương đối hoàn chỉnh [4].
Trong các nghiên cứu liên quan đến vấn đề song ngữ các nhóm khoa học
gia đa quốc gia (Tiến sĩ Sujin Yang – Nhà tâm lý học kiêm ngôn ngữ học, TS
Suzanne Flynn thuộc Viện Công nghệ Massachsetts (Mỹ), các nhà khoa học Đại
học Washington (Mỹ), nhóm tâm lý tại Đại học Bristol đã công bố: "Cấu trúc
14
não bộ và sự phát triển tự nhiên của trẻ em có thể giúp các trẻ nhỏ từ độ tuổi sơ
sinh đến 7 tuổi có một khả năng học song ngữ dễ dàng. Theo các nghiên cứu
này, khi cho các trẻ nhỏ này tiếp xúc với một ngôn ngữ khác, khả năng tiếp nhận
và phát triển ngôn ngữ đó nhanh chóng một cách bất ngờ và việc đơn giản nhất
là tạo cho các trẻ có cơ hội nghe nói cả hai ngôn ngữ đồng thời" [4].
Singapore, Malaysia, Philippines cũng coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ
hai bên cạnh tiếng mẹ đẻ được sử dụng bắt buộc trong trường học và trẻ học
tiếng Anh cùng tiếng mẹ đẻ ngay từ bậc mầm non. Đặc biệt ở Singapore, các
nhóm trẻ và vườn trẻ cung cấp chương trình học tập bằng hai thứ tiếng: Tiếng
Trung (hoặc Mã Lai, Tamil) và tiếng Anh. Trẻ 4-5 tuổi không những học
tiếng Anh ở các kỹ năng nghe - nói mà còn học đọc - viết theo mô hình. Trẻ
học nửa thời gian ở trường với tiếng Anh và nửa thời gian còn lại với tiếng
mẹ đẻ. Phương pháp tiếp cận ngôn ngữ thứ hai ở trường mầm non là được
giảng dạy như môn học hoặc được lồng ghép vào các hoạt động đa dạng của
trẻ ở trường. Trẻ chơi mà học, được phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt
động hát, nhạc, đọc thơ, nghe kể chuyện, chơi trò chơi, đóng kịch với thời
lượng học tiếng Anh khá cao (3-5 giờ/ngày) [9].
TS Christine Chen, Chủ tịch Hiệp hội mầm non thế giới cho rằng: "Ngôn
ngữ được tiếp nhận chứ không được dạy, vì vậy học tiếng Anh là một việc vui
vẻ, thú vị. Trẻ cần có môi trường tương tác với ngôn ngữ. Mong ước của tôi
là tiếng Anh được mọi người sử dụng mỗi ngày khi chúng ta học cùng trẻ,
biến việc sử dụng tiếng Anh thành công cụ quen thuộc mỗi ngày", bà
Christine Chen nói [9].
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam
Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục mầm non nói
riêng, Chương trình giáo dục mầm non Việt Nam quy định các trường mầm
non không được phép tổ chức dạy tiếng Anh trong giờ học chính khóa ở
trường mầm non, không tổ chức kiểm tra chấm điểm như đối với trẻ 6, 7 tuổi
trở lên, chỉ được phép tổ chức ngoài giờ cho trẻ ở lứa tuổi này, phải viết các
15
chương trình làm quen với tiếng Anh thật nhẹ nhàng, với các bài hát tiếng
Anh sinh động, vui tươi nhằm giúp trẻ phát triển năng khiếu bởi trong chương
trình của bậc học này không có môn ngoại ngữ [3].
Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu tâm lý – giáo dục học quan tâm
đến giáo dục mầm non như Nguyễn Huy Cẩn, Trương Minh Huệ, .v.v. cũng
phản đối việc cho học ngôn ngữ là một hoạt động chính thức như các hoạt
động khác đối với trẻ mầm non nhưng đều cho rằng có thể và nên cho trẻ chơi
với ngôn ngữ ở mức độ tiếp xúc với các hiện tượng ngôn ngữ của tiếng nước
ngoài có sự tương đối đồng nhất với tiếng mẹ đẻ, sau đó cho trẻ tiếp xúc với
những hiện tượng ngôn ngữ của tiếng nước ngoài khác biệt với tiếng mẹ đẻ
(về ngữ âm, ngữ pháp, vốn từ, .v.v.) [4].
Tuy nhiên, hiện nay được sự cho phép của Bộ giáo dục và Đào tạo, các
trường mầm non có đầy đủ điều kiện được phép tổ chức cho trẻ mầm non làm
quen với tiếng Anh. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu việc tổ chức thí
điểm cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ được thực hiện thông qua các
trò chơi, bài hát, tranh ảnh, .v.v. tạo niềm vui, hứng thú cho trẻ khi được làm
quen với một ngôn ngữ mới đồng thời không ảnh hưởng đến việc thực hiện
chương trình giáo dục mầm non, việc huy động trẻ ra lớp và phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ 4- 5 tuổi [9].
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã nêu rõ cần đổi mới căn bản, toàn
diện nền giáo dục Việt Nam. Đề án: “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” (theo quyết định 1400/QĐ-TT ban
hành 30-09-2008) được Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2008 đã xác
định mục tiêu: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân. Triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các
cấp học, trình độ đào tạo .v.v.”. Quyết định số 239/QĐ –TT phê duyệt đề án
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, trong đó phần IV Nhiệm vụ
và giải pháp đã đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có ít nhất 30% số
trường mầm non được tiếp cận với tin học, ngoại ngữ [9].
16
Bà Đỗ Ngọc Thiên Hương – Giám đốc trung tâm đào tâm đào tạo ngữ
âm và văn hóa giao tiếp PSC – số 23 Trần Duy Hưng – Trung Hòa – Cầu
Giấy – Hà Nội nghiên cứu về việc học ngôn ngữ là một phần của sự phát triển
của trẻ. PSC đã mở lớp học đầu tiên về ngữ âm cho trẻ ở Việt Nam, đây là
chương trình ngữ âm đầu tiên tại Việt Nam được thiết kế trên cơ sở giáo trình
quốc tế và nguồn học liệu mở hỗ trợ từ các trường Đại học danh tiếng của
nước ngoài và sự cố vấn của các chuyên gia bản ngữ, được áp dụng trong
phòng học đa phương tiện (video, project, labroom, .v.v.)
Tuy có nhiều nghiên cứu khác nhau nhưng đa số đều dựa trên những
nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài và đưa ra những nhận định về
việc có thể cho trẻ học ngôn ngữ thứ hai từ những năm đầu tiên của cuộc đời
bởi khả năng học ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh chóng khi lên 7 tuổi. Giai
đoạn này nếu trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai một cách thường xuyên
trẻ có thể nói trôi chảy ngôn ngữ đó. Sau 7 tuổi, việc học ngôn ngữ thứ hai
thường theo kiểu dịch ra từ tiếng mẹ đẻ và có thể gặp rất nhiều khó khăn.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Sử dụng
Theo từ điển tiếng Việt thông dụng: "Sử dụng" nghĩa là lấy cái gì đó
làm phương tiện để phục vụ nhu cầu, mục đích nào đó"
1.2.2. Bài hát và bài hát dành cho trẻ mẫu giáo
1.2.2.1. Bài hát
Theo từ điển bách khoa, Bài hát (các từ đồng nghĩa trong tiếng
Việt: bài ca, ca khúc hay khúc ca) thường là một sản phẩm âm nhạc, gồm
có phần lời hát và giai điệu.
1.2.2.2. Bài hát cho trẻ mẫu giáo:
Bài hát dành cho trẻ mẫu giáo là những bài hát gồm phần giai điệu và
lời hát được sáng tác dành riêng cho trẻ mẫu giáo.
Những đặc điểm của những bài hát cho trẻ mẫu giáo đó là: nhạc điệu
vui tươi, nhộn nhịp, quãng giọng không quá rộng, ý nghĩa trong sáng, vui
tươi, tiết tấu đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc, lời dễ hát, dễ phát âm.
17
1.2.3. Làm quen với tiếng Anh
Làm quen
Theo từ điển Tiếng Việt, làm quen có 2 nghĩa:
Nghĩa thứ nhất: “Làm quen” được hiểu là việc ta bước đầu tiếp xúc,
tìm hiểu về một đối tượng mới mà trước đó chưa hề được tiếp xúc. Việc làm
quen sẽ đi từ cái chưa biết đến cái biết, khám phá những yếu tố căn bản, là
bản chất của đối tượng mới, để từ đó có cái nhìn tổng quát về đối tượng đó, ví
dụ: lân la làm quen.
Nghĩa thứ hai, làm quen có nghĩa là bắt đầu tiếp xúc để biết, để sử
dụng, ví dụ: làm quen với môn học.
Làm quen với tiếng Anh
“Làm quen với tiếng Anh” là quá trình trẻ bước đầu tiếp xúc với một
ngôn ngữ mới- tiếng Anh, tìm hiểu và khám phá những yếu tố cơ bản của
tiếng Anh, phục vụ cho việc học tiếng Anh của trẻ sau này, tiến đến việc có
thể sử dụng tiếng Anh như một phương tiện giao tiếp mới. Tại trường mầm
non, việc làm quen với tiếng Anh cho trẻ 4-5 tuổi sẽ đi từ việc cho trẻ học một
số từ vựng và câu tiếng Anh đơn giản, kết hợp với chơi các trò chơi và bài hát
tiếng Anh nhằm phát triển các kỹ năng nghe – nói – đọc ở trẻ.
Vậy làm quen với tiếng Anh ở đây được hiểu theo nghĩa thứ hai, bước đầu
tiếp xúc để biết, để sử dụng. Trẻ chưa từng tiếp xúc với tiếng Anh bao giờ nên ở
đây trẻ được tiếp xúc với tiếng Anh ở mức độ làm quen. Đưa tiếng Anh gần gũi
hơn với trẻ thông qua các hoạt động vui chơi, học tập ở trường mầm non.
1.2.4. Từ vựng và từ vựng tiếng Anh
1.2.4.1. Từ vựng
Theo từ điển Tiếng Việt, "vựng" là yếu tố gốc Hán có nghĩa là cái kho,
nơi chứa. Từ vựng là kho từ, vốn từ của một ngôn ngữ gồm các từ và các đơn vị
tương đương với từ. Từ vựng của một ngôn ngữ thường có thể gồm nhiều trăm
nghìn từ.
18
1.2.4.2. Từ vựng tiếng Anh
Từ vựng tiếng Anh là kho từ, vốn từ của ngôn ngữ Anh. Theo thống kê,
số lượng từ vựng tiếng Anh khoảng hơn một triệu từ, tuy nhiên trên thực tế,
lượng từ tiếng Anh được sử dụng chủ yếu vào khoảng 20.000 từ.
1.3. Đặc điểm của trẻ 4-5 tuổi
1.3.1. Đặc điểm tâm - sinh lí
Cơ quan phát âm của con người có cấu tạo rất phức tạp. Trong đó,
thanh quản đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lời nói. Lời nói
được tạo ra khi có luồng không khí thổi từ phổi lên, sự rung động của dây
thanh tác động lên cột không khí này, tạo nên âm thanh. Khi phát âm, dây
thanh đóng kín, hình dạng dây thanh có thể biến đổi lúc dày, lúc mỏng, khi
căng ít, khi căng nhiều, .v.v. tùy theo nhu cầu phát âm. Sự phát âm đúng có
liên quan chặt chẽ đến sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan phát âm của
trẻ đồng thời phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm. Ở độ tuổi 4-5
tuổi, những điều kiện này đạt ở mức tương đối tốt. Trẻ có khả năng điều chỉnh
dây thanh âm tốt do dây thanh âm chưa bị cứng. Do đó, trẻ có khả năng phát
âm đúng, kể cả những phụ âm khó trong tiếng Anh nếu có sự luyện tập và rèn
luyện phù hợp.
Trẻ 4-5 tuổi cơ quan thính giác và cơ quan phát âm đang hoàn thiện.
Tai trẻ đặc biệt nhạy cảm với các loại âm thanh xung quanh, chúng tiếp nhận
ngôn ngữ một cách vô thức. Trong cấu tạo của bộ não có thiết lập cho cơ quan
thính giác khả năng nhận ra những âm thanh trẻ hay tiếp xúc (đặc biệt là tiếng
mẹ đẻ), việc này giúp trẻ hiểu được lời nói bằng cách lọc những âm thanh
không có trong tiếng mẹ đẻ, chính điều này giúp trẻ dễ dàng phân biệt tiếng
mẹ đẻ với tiếng nước ngoài.
Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng ở trẻ
mẫu giáo từ 4-5 tuổi về cơ bản là sự nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 3-4
tuổi nhưng chất lượng cao hơn. Mức độ chủ định của các quá trình tâm lý rõ
ràng hơn, có ý thức hơn. Độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhạy hơn.
Khả năng kiềm chế các phản ứng tâm lý phát triển hơn.
19
Trẻ 4-5 tuổi có khả năng ghi nhớ tốt. Tuy nhiên trí nhớ đa phần là máy
móc, trẻ nhớ được do lặp đi lặp lại mà không cần hiểu nội dung cần ghi nhớ.
Trẻ có thể ghi nhớ tốt những gì làm trẻ chú ý, gây hứng thú cho trẻ. Do đó,
cần chú ý đến tính hứng thú và tích cực của trẻ trong hoạt động tổ chức cho
trẻ làm quen với tiếng Anh.
Đối với trẻ mẫu giáo nói chung, trẻ 4-5 tuổi nói riêng, hoạt động vui
chơi là hoạt động chủ đạo và gây hứng thú cho trẻ nhiều nhất. Các trò chơi và
bài hát tiếng Anh chứa đựng rất nhiều những từ vựng, cấu trúc tiếng Anh cơ
bản, do đó nếu giáo viên chú ý, quan tâm đến việc tổ chức trò chơi có sử dụng
bài hát tiếng Anh cho trẻ thì đó có thể là phương tiện hữu hiệu cho trẻ làm
quen với cuộc sống xung quanh và lĩnh hội kiến thức tiếng Anh.
1.3.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ
1.3.2.1. Ngữ âm
Trẻ 4-5 tuổi đã phát triển các khả năng nghe các âm tiết, phát âm đúng
tất cả các âm vị tiếng Việt trong từ, câu một cách rảnh mạch, rõ ràng. Vốn từ
của trẻ tăng nhanh, trẻ hiểu được nghĩa và dùng từ đã chính xác hơn, đã sử
dụng được nhiều mẫu câu đơn giản, đúng ngữ pháp.
Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, tình huống nghĩa là ngôn
ngữ của trẻ gắn liền với sự vật, hoàn cảnh, con người, hiện tượng đang xảy ra
trước mắt trẻ. Cuối 4 tuổi, ngôn ngữ của trẻ đã bắt đầu biết nối kết giữa tình
huống hiện tại với quá khứ thành một "văn cảnh". Vốn từ của trẻ tăng lên
không chỉ số lượng từ mà điều quan trọng là lĩnh hội được các cấu trúc ngữ
pháp đơn giản.
Mặt âm thanh của lời nói của trẻ 4-5 tuổi cũng nhanh chóng phát triển.
Trẻ lĩnh hội và phát âm đúng nhiều âm vị, phát âm từ, câu rõ nét hơn: Trẻ bắt
đầu biết điều chỉnh tốc độ, cường độ của giọng nói. Đã hình thành những cảm
xúc ngôn ngữ qua giọng nói, ngữ điệu, âm tiết .v.v. Tuy nhiên dưới tác động
20
của cảm xúc trẻ có thể nghe nhầm, phát âm nhầm.
1.3.2.2. Vốn từ
Thứ nhất, nhờ có đặc điểm trực quan hành động và trực quan hình tượng
của tư duy nên trước hết trẻ nắm được các tên gọi của sự vật, hiện tượng mang
tính chất biểu tượng trực quan và phù hợp với hoạt động của chúng.
Thứ hai, sự lĩnh hội ngôn ngữ diễn ra dần dần. Thoạt đầu trẻ chỉ đối
chiếu từ với sự vật cụ thể (không có nghĩa khái quát, khám phá những thuộc
tính dấu hiệu bản chất, khái quát theo dấu hiệu nào đó), dần dần cùng với sự
phát triển tư duy trẻ mới nắm được nội dung khái niệm trong từ. Việc nắm
nghĩa của từ còn biến đổi trong suốt tuổi mẫu giáo.
Thứ ba, vốn từ của trẻ 4-5 tuổi có khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với số
lượng vốn từ của người lớn. Vì khối lượng tri thức của chúng còn quá hạn hẹp.
1.2.3.3. Ngữ pháp
Đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ 4-5 tuổi: Cấu trúc C-V hạt
nhân là mô hình chủ yếu trong lời nói của trẻ: Chủ ngữ thường là danh từ, vị
ngữ thường là động từ, câu đơn mở rộng thành phần trạng ngữ chỉ thời gian, địa
điểm chiếm 20%, câu đơn đặc biệt, rút gọn thường xuyên xuất hiện.
1.2.3.4.Mạch lạc
Đặc trưng ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 4-5 tuổi
Trong lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi, sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc
chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hóa vốn từ (khối lượng từ lúc này đã đạt
đến khoảng 700 từ), lời nói của trẻ đã được mở rộng hơn, có trật tự hơn, mặc
dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện.
21
Trẻ 4-5 tuổi bắt đầu được học đặt những câu chuyện nhỏ theo tranh,
theo đồ chơi. Nhưng phần lớn câu chuyện của trẻ giờ đây chỉ đơn thuần là mô
phỏng lại mẫu của người lớn.
Trong độ tuổi này diễn ra sự phát triển mạnh mẽ lời nói văn cảnh, có
nghĩa là nói chỉ tự mình hiểu được.
Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, đặc biệt trong hoạt động vui chơi, tạo
hình, các tiết kể chuyện, tham quan, âm nhạc, thể dục .v.v. và các nhiệm vụ
do người lớn giao cho trẻ lĩnh hội được nhiều từ mới và ý nghĩa sử dụng của
chúng, là tiền đề quan trọng giúp trẻ hoạt động sau này.
1.4. Tiếng Anh và việc cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh
Nội dung cho trẻ làm quen với tiếng Anh được xác định phải phù hợp
với quy luật phát triển chung của lứa tuổi, của cá nhân trẻ với thực tiễn, cũng
như phải căn cứ vào mục tiêu chung của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi hiện hành quy định. Việc làm quen với một ngôn ngữ bao
giờ cũng đi theo quá trình: Nghe – Nói – Đọc – Viết. Vì trẻ 4-5 tuổi chưa biết
đọc và viết, nên nội dung cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh sẽ hướng
đến phát triển ở trẻ những kỹ năng sau:
Kỹ năng nghe:
Đối với việc làm quen với bất kỳ một ngôn ngữ nào thì kỹ năng nghe
cũng là kỹ năng đầu tiên cần hình thành ở người học. Bởi có nghe được thì
mới có thể nói và viết được. Nếu trẻ nghe tốt các âm vị, nắm vững cách phát
âm của âm vị, tiếng, từ thì trẻ có thể nói tiếng Anh một cách dễ dàng. Đặc
điểm của tiếng Anh là một ngôn ngữ biến thể do đó về mặt âm tiết phát âm
tiếng Anh có rất nhiều hiện tượng gây khó khăn cho người học. Nghe có thể
là một kỹ năng khó nhất đối với người học ngoại ngữ nên điều kiện đầu tiên
cần quan tâm đến trong hoạt động tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh là
nghe và phát triển kỹ năng nghe.
22
Kỹ năng nói:
“Nói” luôn là kỹ năng thứ hai cần phát triển đối với bất kỳ một người
học ngoại ngữ nào. Từ khi sinh ra, trẻ đã được những âm thanh phát ra từ
tiếng nói của ông bà, cha mẹ, của những người xung quanh. Trẻ nghe đi nghe
lại rất nhiều lần và trẻ cố gắng bắt chước những âm thanh đó, lặp đi lặp lại
nhiều lần. Trẻ nói nhiều, nói mà không hiểu mình nói gì và cũng không cần ai
hiểu, trẻ có thể nói đúng, nói sai nhưng trẻ vẫn cố gắng lặp lại những âm
thanh đó một cách vô thức. Từ đó trẻ có thể nói thành thạo và dùng tiếng mẹ
đẻ như một phương tiện giao tiếp với mọi người. Làm quen với tiếng Anh
cũng vậy, trẻ có thể nói đúng, nói sai nhưng trẻ phải được nói và phải nói. Trẻ
có khả năng bắt chước rất tốt nên giáo viên cần là người phát âm tiếng Anh
chuẩn, tạo điều kiện cho trẻ được nói lặp đi lặp lại rất nhiều lần.
Kỹ năng đọc:
Trẻ 4-5 tuổi chưa học chữ viết nên “đọc” ở đây không phải đọc sách,
đọc báo mà là “đọc những âm tiết”, “đọc hình ảnh”. Trẻ không cầm sách để
đọc mà thông qua những tranh ảnh, trò chơi và bài hát tiếng Anh, trẻ đọc
những âm tiết xuất hiện trong hình ảnh, trò chơi đó. Trong tiếng Anh có rất
nhiều phụ âm có cách phát âm khác với tiếng Việt như: /p/, /d/, /t/, /k/, /l/ .v.v.
Những phụ âm này đòi hỏi người học cần có cơ quan phát âm hoàn thiện và
quá trình rèn luyện, tập luyện phát âm thường xuyên thì mới có thể phát âm
chuẩn được. Vì thế, trong quá trình làm quen với tiếng Anh trẻ 4-5 tuổi rất dễ
mắc phải những lỗi phát âm này.
1.4.1. Điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt
Trình tự học ngoại ngữ không giống hoàn toàn như khi học tiếng mẹ đẻ.
Khi học tiếng mẹ đẻ, trẻ nghe – bắt chước nói – dần dần mới học ngữ pháp. Còn
ngoại ngữ, cần có sự làm quen song song của cả bốn kỹ năng, và tùy theo độ tuổi
mà có sự tác động khác nhau về mức độ của từng kỹ năng. Tuy nhiên để học
ngoại ngữ như tiếng mẹ đẻ là một quá trình lâu dài do trẻ không sống trong môi
trường ngôn ngữ đó. Đó là điểm khác biệt đầu tiên, cũng là điểm khác biệt lớn
23
nhất giữa học tiếng Việt và tiếng Anh. Theo chúng tôi, để học tốt một ngôn ngữ
nào đó ta cần phải tìm ra sự liên hệ giữa ngôn ngữ đó với tiếng mẹ đẻ (những
điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt). Đó là việc rất có ích
trong việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh.
1.4.1.1. Tương đồng
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình vì thế
có rất ít sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ này. Tuy nhiên giữa hai ngôn ngữ
này vẫn có một số nét tương đổng nổi bật sau đây: Cùng sử dụng bảng chữ
Latinh, có một lượng lớn từ vay mượn, giàu nhóm từ (từ đa nghĩa, ví dụ:
Book: quyển sách/ đặt trước, play: chơi, vở kịch), có nhiều từ loại và kiểu từ
loại (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, .v.v.), trật tự từ vừa chặt chẽ, vừa linh
hoạt. Trong tiếng Việt và tiếng Anh, vị trí các thành phần của câu đều có vai
trò quan trọng trong cấu trúc câu. Việc thay đổi vị trí của vị ngữ (vật mang
thông tin chủ yếu của câu) đối với chủ ngữ, nghĩa là thay đổi trật tự từ trong
cấu trúc câu thường dẫn đến nội dung thông báo của câu bị thay đổi, hơn nữa
có thể dẫn đến sự thay đổi cả hình thức cấu trúc câu và sắc thái của nó. Đọc,
viết đều được quy ước từ trái sang phải, từ trên xuống dưới của dòng và của
trang giấy.
1.4.1.2. Khác biệt:
Bảng 1.1. Sự Khác biệt giữa tiếng Anh và Tiếng Việt
Tiếng Việt
Chữ cái
Nguyên âm
29
12
Đơn vị cơ bản
Phụ âm
Tiếng
17
24
Tiếng Anh
26
5
nguyên
âm
đơn
(/ɪ/,
/
e/,
/
æ/,
/
ʊ/,
/
ɒ/, /ʌ/, /ə/, /iː/, /ɔː/, /uː/, /ɜː/, /ɑː/),
và
8
nguyên
âm
đôi
(/ɪə/, /əʊ/, /eə/, /eɪ/, /ɔɪ/, /aɪ/, /əʊ/,
/aʊ/)
Từ
21
Âm đầu
Âm cuối
Từ
Động từ
Danh từ
Tính từ
Trạng từ
Liên từ
25
- Có một âm tắc thanh hầu
- Phụ âm hoặc nguyên âm,
là phụ âm thường là âm khó
nghe
- Phụ âm, nguyên âm hoặc bán
âm:
6 phụ âm: m, n, p, k, t
3 bán âm: ua, ia , ưa
- Đơn vị cấu tạo từ là hình
vị
- Từ có ít nhất một chữ cái,
nhiều nhất có 7 chữ cái
- Trong một từ có tối đa 2
nguyên âm đứng liền nhau
- Không thay đổi hình thái ở
các ngôi
- Các từ khác nhau chỉ thêm
phụ tố
- Không có nội và ngoại
động từ
- Danh từ chung
- Danh từ riêng
- Danh từ chỉ tổng thể
- Danh từ đơn thể
- Danh từ loại thể
- Tính từ mô tả
- Tính từ giới hạn
- Tính từ thuộc tính
- Tính từ vị ngữ
- Tính từ độc lập
- Chỉ cách thức
- Chỉ thời gian
- Chỉ tần suất
- Chỉ nơi chốn
- Chỉ mức độ
- Chỉ số lượng
- Nghi vấn
- Liên hệ
- Sự lựa chọn
- Quan hệ nhân quả
- Quan hệ giả thiết
- Có một âm câm /h/
- Phụ âm hoặc nguyên âm
- Nguyên âm hoặc phụ âm
- Có một số ít từ khác có kết
thúc là phụ âm: con, với.
- Đơn vị cấu tạo từ là hình vị
- Từ có ít nhất một chữ cái, có
rất nhiều nhất có trên 7 chữ cái
- Đa số có 2 nguyên âm đứng
liền nhau trong một từ
- Động từ thay đổi hình thái theo
các ngôi
- Thay đổi theo từng thì
- Có nội và ngoại động từ
- Danh từ riêng
- Danh từ chung
- Danh từ tập hợp
- Danh từ trừu tượng
- Tính từ riêng
- Tính từ mô tả
- Tính từ sở hữu
- Tính từ số mục
- Tính từ giới hạn
- Tính từ chỉ thị
- Tính từ nghi vấn
- Chỉ thể cách
- Chỉ thời gian
- Sự thường xuyên
- Chỉ nơi chốn
- Chỉ mức độ
- Nghi vấn
- Liên từ kết hợp
- Cặp liên từ: as... as, either....or,
neither.... nor, not only.... but