Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

KHỎA SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TẠI XÃ HÒA KHƯƠNG, HUYỆN HÀO VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẰNG NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 66 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐÊ
Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) là một phương pháp dinh dưỡng tự
nhiên và đạt hiệu quả cao trong việc phòng chống suy dinh dưỡng, cung cấp
sự khởi đầu tốt nhất cho cuộc đời của mỗi trẻ. Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt
nhất cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nuôi con
bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo cho trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần,
đồng thời hạn chế được những bệnh nguy hiểm như suy dinh dưỡng, các bệnh
về đường tiêu hóa và hô hấp cho trẻ. Ước tính mỗi năm có khoảng hơn một
triệu trẻ em chết vì ỉa chảy, nhiễm khuẩn hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn
khác vì trẻ không được bú mẹ đầy đủ. Nuôi con bằng sữa mẹ là một chức
năng tự nhiên của người mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ là cơ sở gắn bó tình cảm
mẹ con, giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với cuộc sống; giúp tử cung người
mẹ co hồi tốt sau sinh để phòng chảy máu sau đẻ, giúp bà mẹ tránh thai; giảm
tỷ lệ ung thư vú và tử cung. Chính vì vậy sữa mẹ là thức ăn không có sữa
công thức nào thay thế được. Vì lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, người
mẹ cần được sự ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ gia đình, xã hội và nơi
làm việc.
Người điều dưỡng cần hiểu thấu đáo vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ mới
hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với việc chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ.
Ở Việt Nam phần lớn các bà mẹ đều nuôi con bằng chính dòng sữa của
mình vào những tháng đầu tiên của cuộc đời trẻ. Với sự tiến bộ của công nghệ
thông tin và được tư vấn đầy đủ trước sinh nên hầu hết các bà mẹ đều có kiến
thức về nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên trong thực tế có kiến thức đúng
chưa chắc thực hành đúng. Hơn nữa với sự phát triển của xã hội, công bằng
bình đẳng giới, hiện nay phụ nữ đã tham gia vào công tác xã hội, phải đi làm


2



sớm, có sự quan tâm quá mức về vóc dáng đến sắc đẹp của mình. Bên cạnh
đó hiện nay có quá nhiều quảng cáo về các sản phẩm thay thế sữa mẹ làm cho
một số bà mẹ ngộ nhận sữa công thức là thức ăn tốt nhất cho trẻ. Tại các
thành phố lớn nhiều bà mẹ đã không cho con bú bằng sữa của mình mà thay
vào đó là các loại sữa nhân tạo đó.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành chọn nghiên cứu đề tài: “ Khảo sát kiến
thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 24
tháng tuổi tại xã Hòa Khương – huện Hòa Vang - TP Đà Nẵng” nhằm mục
tiêu:
1. Khảo sát kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà
mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại xã Hòa Khương - Huyện Hòa Vang - TP Đà
Nẵng.
2.Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành nuôi con
bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trong thập kỷ vừa qua, tỉ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ tại Việt
Nam đã suy giảm nhanh chóng từ 34% năm 1998 còn 19,6% năm 2010[1]. Tỉ
lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thấp tại Việt Nam cũng gây ra những vấn
đề suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Trong “Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng
giai đoạn 2011-2020” do Bộ Y tế Việt nam công bố thì tỉ lệ suy dinh dưỡng
thể thấp còi năm 2010 toàn quốc là 29,3%. Mức giảm trung bình suy dinh
dưỡng thấp còi trong 15 năm 1995-2010 là 1,3%. Ước tính đến năm 2010 Việt
Nam còn gần 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, khoảng
2,1 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi và khoảng 520 nghìn trẻ em suy

dinh dưỡng thể gầy còm[3]. Hàng triệu trẻ em Việt Nam bị mắc thêm các
bệnh khác ( như tiêu chảy, viêm phổi,…) do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng,
trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú mẹ duy trì đến 24
tháng tuổi.
Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính liên quan
rất nhiều đến vấn đề thể lực, tầm vóc, sự dẻo dai và sự phát triển trí tuệ về sau
này. Các bằng chứng khoa học gần đây cho thấy suy dinh dưỡng thể thấp còi
là một chỉ số có giá trị nhất phản ánh tiềm năng lớn lên và phát triển của một
đứa trẻ trong tương lai, cũng như phản ánh tiềm năng kinh tế xã hội của một
quốc gia. Quãng thời gian từ trong bụng mẹ đến 2 tuổi là “giai đoạn cửa sổ”
quan trọng bật nhất để có can thiệp phòng tránh trẻ bị suy dinh dưỡng thấp
còi, cũng như phòng tránh các bệnh khác của nó.


4

Một trong các phương pháp hữu hiệu để phòng tránh suy dinh dưỡng là
trẻ được bú mẹ sớm ngay sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú
duy trì đến 24 tháng tuổi kết hợp với ăn dặm. Theo các chuyên gia y tế, trong
20 năm qua, tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở nước ta có
thời gian đã giảm xuống dưới 10%. Theo TCYTTG, đây là tỷ lệ thấp nhất
trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [10].Theo Tổ chức Y Tế Thế giới
(WHO), trẻ sơ sinh cần đơc bú sơm trong vòng một giờ đầu sau sinh và được
nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, sau đó cho ăn bổ
sung hợp lí nhưng vẫn duy trì cho bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi. Chế độ dinh
dưỡng thích hợp trong suốt thời gian này sẽ cải thiện được sự tăng trưởng và
phát triển thể chất, học tập và cả điều kiện kinh tế trong tương lai của trẻ. Bộ
Y tế nhận thấy nếu tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ và điều kiện dinh dưỡng của
trẻ em không cải thiện sẽ ảnh hưởng đến việc giảm tỷ lệ trẻ em vào năm 2015
của nước ta [4]

“Ngay từ ngày đầu tiên, người mẹ cần có không gian riêng tư, và những
hỗ trợ cần thiết để cho con bú sữa mẹ ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh”
- Bà Nemat Hajeebhoy, Giám đốc dự án Alive & Thrive cho biết. Sau đó,
những người mẹ cần được tiếp tục hỗ trợ từ gia đình họ, từ những người khác
nữa để nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng và tiếp tục cho con bú
sữa mẹ đến 24 tháng tuổi[19].
Sự hỗ trợ của các cán bộ y tế ở tất cả các cấp là rất quan trọng đối với các
bà mẹ trong việc bắt đầu và duy trì nuôi con bằng sữa mẹ. “Các cán bộ y tế
chỉ nên nói về sữa mẹ – không có thức ăn hay bất kỳ đồ uống gì khác trong 6
tháng đầu đời của trẻ. Chúng ta nên nói không với sữa công thức. Bú sữa mẹ
hoàn toàn là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ”[20].


5

1.1.TẦM QUAN TRỌNG VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI CON BẰNG
SỮA MẸ
1.1.1.Tầm quan trọng của sữa mẹ
Sữa mẹ có vai trò quan trọng với sức khỏe của trẻ em do đó nó còn có thể
ảnh hưỏng tới tương lai của cả cộng đồng, điều đó được chứng minh bằng
những điểm sau đây:
- Sữa mẹ là thức ăn hoàn thiện nhất cho trẻ mới sinh cho đến 6 tháng
tuổi.
- Sữa mẹ luôn luôn vô trùng, có nhiệt độ thích hợp, không mất thời gian
pha chế.
- Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với thành phần cân
đối giúp trẻ mau lớn.
+ Protein trong sữa mẹ chủ yếu là những loại protein có trọng lượng phân
tử nhỏ, chứa đủ các acid amin cần thiết với tỷ lệ cân đối, khi vào dạ dày kết
tủa thành những hạt nhỏ dễ tiêu hóa và hấp thu không gây dị ứng cho trẻ.

Lipid trong sữa mẹ chủ yếu là acid béo không no cần thiết như acid linolenic
lại dễ hấp thu bởi men lipase của chính sữa mẹ.
+ Đường trong sữa mẹ chủ yếu là lactose cung cấp nhiều năng lượng
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu sắt, calci, muối khoáng và sự
phát triển các vi khuẩn có lợi.
+ Vitamin: Tỷ lệ vitamin A trong sữa mẹ cao hơn các loại sữa khác, nên
trẻ bú mẹ thì sự phát triển cơ thể và khả năng đáp ứng miễn dịch tốt hơn và
phòng được bệnh khô mắt.
+ Calcium trong sữa mẹ giúp phát triển xương, chức năng cơ, chức năng
tim. Hầu hết calcium trong sữa mẹ bé có thể hấp thu được khiến bé cứng cáp
khỏe mạnh.


6

- Sữa mẹ có chứa nhiều bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào, bạch
cầu lympho B và T do đó có tác dụng diệt khuẩn và truyền đạt thông tin về
cấu trúc kháng nguyên giúp cơ thể sản xuất kháng thể.
+ Yếu tố Bifidus có trong sữa mẹ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của
chủng vi khuẩn có lợi Lactobacilus. Bifidus và ức chế sự phát triển của các
chủng vi khuẩn gây bệnh khác.
+ Lysozyme có trong sữa mẹ có tác dụng diệt khuẩn bằng cách phá hủy
thành vi khuẩn.
+ Chất nhày mucine trong sữa mẹ có tác dụng bao bọc vi khuẩn và virus
ngăn cản không cho chúng xâm nhập niêm mạc ruột gây bệnh.
+ Lactoferine trong sữa mẹ có các phân tử sắt nên có tác dụng ngăn cản
sự phát triển của các chủng vi khuẩn ưa sắt.
+ Trong sữa mẹ có fibronectin làm tăng cường hoạt động chống vi khuẩn
của các đại thực bào và giúp nhanh chóng hồi phục niêm mạc ruột bị tổn
thương.

+ Đại thực bào và các IgA bài tiết của sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng
nên trẻ bú mẹ ít mắc các bệnh dị ứng, eczema.
- Nuôi con bằng sữa mẹ giúp cơ thể trẻ phát triển tốt:
+ Trong sữa mẹ có nội tiết tố tăng trưỏng giúp cơ thể đặc biệt là ống tiêu
hóa phát triển tốt.
+ Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tăng cưòng tình cảm mẹ con giúp trẻ sớm
phát triển về tinh thần.
- Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh làm bà mẹ
chậm có kinh nguyệt trở lại và vì thế hạn chế khả năng thụ thai, làm giảm
nguy cơ ung thư buồng trứng xuống 26% giúp các ống sữa thông sớm tránh
tắc có thể gây áp xe tuyến vú làm giảm nguy cơ ung thư tuyến vú xuống còn
39% [8]


7

Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ tử vong do ung thư dến 10% và
17% ở các bệnh tim mạch [5].
-Nuôi con bằng sữa mẹ càng dài thì về sau nguy cơ mắc các bệnh viêm
khớp của bà mẹ càng giảm [6].
- Nuôi con bằng sữa mẹ rẻ tiền, tiện lợi, vệ sinh:
+ Cho con bú, mẹ không mất thời gian chế biến thức ăn cho trẻ đồng thời
lại hết sức vệ sinh.
+ Các hạt mongomery có ở núm vú và quầng đen quanh núm vú tiết ra
một chất nhầy bao bọc núm vú và quầng vú có tác dụng sát khuẩn và chống
nấm, vì vậy không cần thiết phải lau quầng vú và núm vú trước và sau khi cho
con bú.
Ngoài ra thành phần sữa mẹ cũng không giống nhau từ đầu đến cuối.
Trong vài ngày đầu sau sinh, trước khi sữa thật sự tiết ra, vú mẹ tiết ra sữa
non có màu vàng nhạt đặc sánh. Chất lượng sữa non giảm nhanh trong vòng

24 giờ đầu sau sinh.
1.1.2. Lợi ích của sữa non
Sữa non đã có từ ngày đầu trước khi đẻ, số lượng tuy ít nhưng cũng đủ
đáp ứng cho trẻ mới sinh trong những ngày đầu tiên, phải cho trẻ bú sớm và
tận dụng sữa non vì có nhiều lợi ích:
- Chứa nhiều kháng thể, nhiều protein kháng khuẩn, giúp trẻ tránh được
các bệnh nhiễm trùng vì khi sinh trẻ có thể hít phải nước ối bẩn, dịch âm đạo.
- Có tác dụng xổ nhẹ, tống phân su ra khỏi ruột, hạn chế hiện tượng
vàng da sinh lý.
- Sữa non giàu vitamin đặc biệt là vitaminA, gấp 10 lần so với sữa
chuyển tiếp, giúp trẻ có đủ vitaminA dự trữ tại gan để giúp trẻ tăng trưởng,
lên cân nhanh.


8

- Sữa non chứa ít calci, phosphor, phù hợp với chức năng của thận trẻ
mới sinh.
- Giúp bộ máy tiêu hóa trưởng thành. Phòng chống dị ứng và chứng
không dung nạp [7].
1.1.3. Sữa chuyển tiếp
Tiếp theo giai đoạn sữa non là sữa chuyển tiếp. Sữa này gồm có sữa
đầu bữa và sữa cuối bữa. Sữa đầu bữa tiết ra trước có màu hơi xanh cung cấp
đủ khối lượng nước và chất dinh dưỡng. Sữa cuối bữa có màu trắng đục vì
chứa nhiều chất béo, cung cấp thêm năng lượng cho bữa bú[12].
1.2. CHO TRẺ BÚ SỚM SAU SINH
Trẻ được bú càng sớm càng tốt, muộn nhất không quá 30 phút đầu sau
đẻ và 4 giờ sau mổ lấy thai. Cho trẻ bú sớm sẽ tận dụng được sữa non, động
tác mút vú sẽ kích thích tuyến yên tiết oxytocin và prolactin giúp tử cung của
mẹ co hồi tốt hơn, tránh được băng huyết sau đẻ. Không được vắt bỏ sữa non

và không cần cho trẻ uống thêm bất cứ thứ gì ngoài bú mẹ (như nước cam
thảo, nước đường, mật ong…) và tiếp tục cho trẻ bú mẹ kết hợp với ăn dặm
đến 24 tháng tuổi.
1.3. KỸ THUẬT CHO CON BÚ ĐÚNG
1.3.1.Kỹ thuật cho con bú
Kết quả một bữa bú phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật cho con bú. Không ít
các bà mẹ gặp nhiều khó khăn khi cho con bú vì đã không thực hiện tốt các kỹ
thuật này, vì vậy các bà mẹ cần thưc hiện tốt các hướng dẫn sau:
- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
- Cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ chậm nhất nửa giờ.
- Nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu nếu bà mẹ đủ sữa.
- Ngoài bú sữa mẹ không cho trẻ ăn thêm bất kỳ một thức ăn nưốc uống
nào khác kể cả nước tráng miệng (trừ vaccin, vitamin và thuốc chữa bệnh).


9

- Phải đảm bảo đúng tư thế mẹ con:
+ Tư thế của mẹ: Khi cho con bú có thể nằm, ngồi tùy ý nhưng phải đảm
bảo thoải mái và thư giãn.
+ Tư thế của con: Trong khi bú mẹ tư thế
của con phải đảm bảo 4 nguyên tắc sau:
* Da kề da: Cơ thể trẻ phải áp sát cơ thể mẹ.
* Mặt trẻ phải đối diện với vú mẹ.
* Bà mẹ không chỉ đỡ đầu mà còn phải đỡ
mông của trẻ.

.

* Đầu thân trẻ phải thẳng hàng.

- Phải ngậm bắt vú tốt:
+ Ngậm bắt vú tốt giúp trẻ mút được sữa mẹ dễ dàng. Đặc điểm của
ngậm bắt vú tốt gồm:
* Miệng trẻ há rộng.
* Cằm tỳ vào vú.
* Môi dưới hướng ra phía ngoài.
* Mở rộng miệng ngậm vú sao cho quầng đen vú phía dưới được ngậm
kín tối đa.
1.3.2.Thời gian và số lần cho bú
- Số lần bú không hạn chế, cho trẻ bú khi có nhu cầu.
- Cho trẻ bú cả ngày lẫn đêm.
- Không hạn chế thời gian mỗi bữa bú, để trẻ tự nhả vú khi đã thỏa
mãn, cho trẻ bú hết sữa từng vú một.
- Cho trẻ bú đến 2 tuổi hoặc hơn.
- Đánh giá kết quả một bữa bú:


10

Kết quả một bữa bú giúp thầy thuốc đánh giá trẻ còn đói hay đã no, mẹ
đủ hay thiếu sữa, đồng thời cũng đánh giá được về tình trạng sức khỏe bệnh
tật của trẻ. Đánh giá kết quả một bữa bú dựa vào những điểm sau:
+ Tư thế của mẹ con.
+ Cách ngậm bắt vú của trẻ.
+ Tình cảm gắn bó giữa mẹ và con: Tình cảm mẹ con tốt biểu hiện
bằng khi chọ con bú người mẹ vui vẻ nhìn con âu yếm vuốt ve với niềm vui
và tin tưởng vào việc nuôi con bằng sữa mẹ.
-Trẻ có đáp ứng với vú tốt, biểu hiện bằng:
+ Có phản xạ tìm vú: Trẻ há mồm khi mẹ vạch vú hoặc rúc vào ngực
mẹ khi đói.

+ Có thăm dò vú bằng lưỡi: Trẻ lè lưỡi để tìm núm vú.
+ Ngậm bắt vú nhanh: Trẻ ngoạm lấy núm vú ngay khi lưỡi chạm vào
núm vú.
+ Nếu không thấy trẻ há miệng khi mẹ vạch vú, không thấy trẻ lè lưỡi
tìm núm vú thậm chí không ngậm núm vú khi mẹ cố gắng đặt núm vú vào
miệng trẻ, điều này chứng tỏ trẻ bị ốm.
+ Trẻ mút vú đúng: Mút chậm, mút sâu và nghe thấy tiếng nuốt.
+ Trẻ thỏa mãn sau khi bú: Sau khi nhả vú trẻ nô đùa, hóng chuyện,
hoặc ngủ.
+Thay đổi giải phẫu vú: Trước bú vú căng, da vú hồng hào, sau bú vú
trở nên mềm hơn [15].
1.4. CÁC YẾU TỐ LÀM GIẢM SỰ TIẾT SƯA MẸ
+ Cho con bú chậm sau sinh 2-3 ngày.
+ Mẹ bị bệnh: Suy tim, lao, thiếu máu, suy dinh dưỡng.
+Mẹ quá trẻ <18 tuổi, tuyến vú chưa trưởng thành, kém tiết sữa.
+ Mẹ không tăng cân đủ khi mang thai.


11

+ Mẹ dung thuốc ức chế tiết sữa: Aspirin, thuốc tránh thai có chứa
Oestrogen, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, kháng sinh, chống dị ứng…
+ Mẹ lao động nặng.
+ Mẹ lo âu, buồn phiền.
+ Khoảng cách cho con bú quá dài [7].
1.5. BẢO VỆ VÀ DUY TRÌ NGUỒN SỮA MẸ
- Chế độ chăm sóc cho người mẹ: Tình trạng sức khỏe của mẹ nói chung
phải được duy trì, mẹ nên nghỉ ngơi đầy đủ tránh lo lắng.
- Cho con bú đúng cách, duy trì tiết sữa nhờ vào phản xạ mút và phản xạ
rỗng của nang tuyến.

- Chăm sóc vú và đầu vú, tránh đầu vú tụt vào trong .
- Chế độ ăn: bà mẹ cần được ăn no , nhiều bữa, đủ các chất dinh dưỡng,
đặt biệt là calci và vitamin, uống nhiều nước mỗi ngày (khoảng 1,5lít , mùa hè
ra mồ hôi nhiều phải uống nhiều hơn).Theo kinh nghiệm dân gian để có nhiều
sữa, hướng dẫn bà mẹ có thể ăn chân giò, đu đủ, ăn cơm nếp...
- Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ 8 giờ một ngày hoặc hơn, thư giãn khi
cho con bú.
- Cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc, không phải lo lắng buồn

phiền.
- Không ăn, uống các chất và thuốc có ảnh hưởng đến sự tiết sữa (rượu,
cà phê, thuốc lá, ớt , tiêu, thuốc tránh thai có chứa Oestrogen, thuốc lợi tiểu
nhóm thiazid…), nếu cần dùng thuốc thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ, không nên
tự động dùng thuốc vì có thể gây hại cho con và có thể làm cạn sữa.
- Nếu vú bị cương đau cũng vẫn cho con vú. Nếu đau quá, không thể
cho con bú được thì vắt sữa ra cốc , chén đã luộc kỹ và dùng thìa để cho trẻ
uống [2].


12

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bà mẹ có con nhỏ dưới 24 tháng tuổi không có bệnh lí tuyến vú, tỉnh
táo, tiếp xúc tốt, đồng ý tham gia nghiên cứu đang sống tại xã Hòa Khương –
huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng
2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu thiết kế theo kiểu mô tả cắt ngang, Sử dụng bảng câu hỏi

soạn sẵn để tìm hiểu kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của
các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
2.2.2. Cỡ mẫu:
Được xác định theo công thức:
n=
Trong đó:
p: tỷ lệ ước đoán là 50% để có mẫu lớn nhất
e: sai số cho phép = 5%
= 95%: khoảng tin cậy cho phép
= 1,96: giá trị Z tương ứng với khoảng tin cậy cho phép
n=

1,96 2 * 0,5 * 0,5
= 384
0,05 2


13

Cỡ mẫu được tính theo công thức trên là 384 đối tượng. Thực tế, trong
công trình nghiên cứu này gồm 400 bà mẹ đạt các tiêu chuẩn chọn mẫu.
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu:
Bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn
2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu:
Thiết kế bảng hỏi

Thử nghiệm bảng hỏi
Chỉnh sửa cho phù hợp
Chọn đối tượng
đủ tiêu chuẩn

Đồng ý tham gia

Mời đối tượng
đủ tiêu chuẩn tham gia

Phỏng vấn trực tiếp
bằng bộ câu hỏi trong
thời gian 15-20 phút

Tổng hợp phiếu

Đối tượng
từ chối tham gia

Loại

Nhập số liệu vào
vào phần mềm SPSS
Phân tích, xử lý số liệu

Viết báo cáo

2.2.5. Các bước tiến hành
Bước 1: Chọn mẫu: Chọn 400 bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi đang
sinh sống tại xã Hòa Khương – Huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng.


14

Bước 2: Tiến hành tiếp xúc và phỏng vấn bà mẹ có con dưới 24 tháng

tuổi bằng bộ câu hỏi có sẵn.
Bước 3: Thu thập và nhập số liệu qua phương pháp thống kê trên các
phần mềm SPSS.
Bước 4: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
2.2.6. Xử lí số liệu.
Xử lí số liệu theo chương trình phần mềm SPSS, tính tỷ lệ phần
trăm, so sánh X2 chọn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05
(X2 > 3,84)
2.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌC
Nghiên cứu được sự cho phép của ban Giám đốc Trung tâm Y tế Huyện
Hòa Vang đồng thời có sự đồng ý của Trưởng trạm Y tế xã Hòa Khương,
huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu hoàn toàn được sự tự
nguyện và chấp nhận của đối tượng phỏng vấn. Các thông tin của đối tượng
nghiên cứu sẽ được bảo đảm giữ bí mật.
Nghiên cứu chỉ với mục đích chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
chứ không nhằm mục đích nào khác.
Trong quá trình thu thập số liệu, người phỏng vấn sẽ được giải thích rõ
mục đích của việc nghiên cứu và trả lời một số câu hỏi của đối tượng phỏng
vấn, tư vấn cho họ một số vấn đề liên quan đến chăm sóc trẻ nhỏ dưới 24
tháng tuổi.
2.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH XÃ HÒA KHƯƠNG –HUYỆN
HÒA VANG –TP ĐÀ NẴNG
2.3.1. Vị trí địa lý
Phía Đông giáp với Xã Hòa Tiến – Hòa Vang– Đà Nẵng;
Phía Tây giáp với xã Hòa Phú – Hòa Vang – Đà Nẵng;
Phía Nam giáp với xã Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam;


15


Phía Bắc giáp với xã Hòa phong – Hòa Vang – Đà Nẵng.
2.3.2. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa – xã hội
Xã Hòa Khương được thành lập vào ngày 15/3/1986 hiện nay gồm có
11 thôn, 3104 hộ với 11970 nhân khẩu, số hộ nghèo là 134 chiếm tỷ lệ 4,31%.
Tổng số trẻ dưới 60 tháng tuổi là 1063, tổng số trẻ dưới 24 tháng tuổi là 491,
tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 11,0%, tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi suy dinh
dưỡng là 3,21 % ( năm 2015). Hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ
em tại xã đã được triển khai từ nhiều năm nay. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
dưới 5 tuổi liên tục giảm trong những năm gần đây, tỷ lệ năm 2015 là 11,0%
cao đứng thứ hai trên toàn Huyện.
Trước đây đời sống của người dân chủ yếu sống bằng nghề nông
nghiệp, những năm gần đây do quá trình đô thị hóa người dân chuyển sang
buôn bán nhỏ, công nhân là chủ yếu, số người làm nông còn rất thấp, những
người lớn tuổi phần lớn là ở nhà nội trợ cho gia đình, đời sống của người dân
vẫn không ít khó khăn. Do vậy, người dân có kiến thức về sức khỏe nhưng
không có thời gian quan tâm đến sức khỏe của mình cũng như vấn đề về nuôi
dưỡng và chăm sóc trẻ.
Trải qua hơn 29 năm xây dựng và phát triển, đến nay hệ thống cơ sở
hạ tầng như: đường giao thông được bê tông hóa 100%, các trường học đạt
chuẩn theo quy định của nghành giáo dục thành phố, thu nhập bình quân đầu
người năm 2014 đạt 4 triệu đồng/người/năm.
Năm 2007 Trạm y tế được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã
phường giai đoạn 2005 – 2010, năm 2014 đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã
phường giai đoạn 2011 – 2020.


16

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố theo tuổi
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi
Tuổi
<20
21-30
31-40

n
41
219

%
10,2
54,8

129

32,2

>41
Tổng cộng

11
400

2,8
100

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi của nhóm nghiên cứu



17

Trong nhóm nghiên cứu, nhóm tuổi từ 21- 40 tuổi chiếm ưu thế 87,0%.
Độ tuổi < 20 chiếm 10,2% và độ tuổi > 41 là 2,8%
3.1.2. Phân bố theo trình độ học vấn
Bảng 3.2. Phân bố theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn
Mù chữ
Tiểu học
TH cơ sở
TH phổ thông
Trung cấp
Cao đẳng, đại học
Tổng cộng

n
2
11
118
189
44
36
400

%
0,5
2,8
29,5

47,2
11,0
9,0
100

Biểu đồ 3.2. Phân bố theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn của bà mẹ khá cao, từ TH phổ thông trở lên chiếm
67,2%. Trung học cơ sở chiếm 29,5%, tiểu học 2,8%, mù chữ chiếm tỷ lệ thấp
nhất 0,5%


18

3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp
Bảng 3.3. Phân bố theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Công nhân
Cán bộ, CNVC
Buôn bán
Làm nông
Nội trợ
Nghề khác
Tổng cộng

n
195
54
41
21
70

19
400

%
48,7
13,5
10,2
5,3
17,5
4,8
100

Biểu đồ 3.3. Phân bố theo nghề nghiệp
Qua phỏng vấn nghề nghiệp chủ yếu của bà mẹ là công nhân chiếm
48,7%, 13,5% là cán bộ,CNVC, làm nông và nghề khác chiếm tỷ lệ thấp
10,1%

3.1.4. Tiền sử sinh
Bảng 3.4. Tiền sử sinh


19

Tiền sử sinh
Sinh thường
Sinh mổ
Sinh hút, focep
Tổng cộng

n

209
186
5
400

%
52,3
46,5
1,2
100

Biểu đồ 3.4.Tiền sử sinh
Tỷ lệ sinh mổ theo nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao (46,5%),
sinh thường 52,3%. Tỷ lệ sinh hút chiếm tỷ lệ thấp 1,2%.


20

3.2. KIẾN THỨC NUÔI CON CỦA CÁC BÀ MẸ
3.2.1. Tìm hiểu kiến thức nuôi con của các bà mẹ
3.2.1.1. Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất
Bảng 3.5. Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất

Không
Tổng cộng

n
395
5

400

%
98,8
1,2
100

Số bà mẹ có hiểu biết về sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ
chiếm tỉ lệ cao với 98,8%.
3.2.1.2. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 3.6. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Lợi ích

n
Giúp ích cho sự phát triển của con
389
Bảo vệ sức khỏe bà mẹ
262
Gắn bó tình cảm mẹ con
266
Chi phí ít hơn nuôi trẻ bằng sữa nhân tạo 366


%
97,2
65,5
67,0
91,8

Không

n
%
11
2,8
138 34,5
134 33,0
34
8,2


21

Biểu đồ 3.5. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Các bà mẹ đều biết rằng NCBSM giúp ích cho sự phát triển của em bé
97,2% và ít chi phí hơn nuôi trẻ bằng sữa nhân tạo 91,8, . Bên cạnh đó vẫn
còn một số bà mẹ chưa hiểu rõ lắm về lợi ích khi NCBSM sẽ bảo vệ được sức
khỏe cho mình (34,5%).
3.2.1.3. Những bất lợi khi cho con bú bằng sữa thay thế


22

Biểu đồ 3.6. Bất lợi khi cho con bú bằng sữa thay thế
Số các bà mẹ đã biết được một số bất lợi cơ bản của việc nuôi con bằng
sữa thay thế như: Tốn kém hơn sữa mẹ 98,9%, mất thời gian, không thuận
tiện 84,5%, gây tiêu chảy, khó hấp thu 67,3%, trẻ bỏ bú 56,0%.
3.2.1.4. Hiểu biết của bà mẹ cho con bú sữa non
Bảng 3.7. Hiểu biết của bà mẹ cho con bú sữa non
Cho con bú sữa non


Không
Tổng cộng

n

%

319
81
400

79,7
20,3
100

Biểu đồ 3.7. Hiểu biết của bà mẹ cho con bú sữa non
Số bà mẹ có hiểu biết về việc cho con bú sữa non chiếm tỷ lệ
79,7%.Vẫn còn đến 20.3% bà mẹ không biết hoặc không biết thật rõ về lợi ích
của sữa non.


23

3.2.1.5.Tình trạng nhỏ thêm chất khác sữa mẹ vào miệng trẻ ngay
sau sinh

Biểu đồ 3.8. Tình trạng nhỏ chất khác sữa mẹ vào miệng trẻ
ngay sau sinh
Số bà mẹ đã dùng chất sau sinh cho em bé như mật ong, cam thảo, nước
chiếm 34,4%. Trong đó số bà mẹ đã nhỏ nước vào miệng của trẻ ngay sau

sinh chiếm 65,1%. Chất khác 12.2%
3.2.1.6. Hiểu biết của các bà mẹ về việc tăng cường nguồn sữa mẹ


24

Biểu đồ 3.9. Hiểu biết của các bà mẹ về việc tăng cường
nguồn sữa mẹ
Tỷ lệ bà mẹ nhận thức về việc cho trẻ bú nhiều, nhất là vào ban đêm để
duy trì nguồn sữa (75,5%). Uống đủ lượng nước trong ngày( 62,5%) và chế
độ nghỉ ngơi hợp lý (57%) để tăng thêm việc tiết sữa là một tỷ lệ chưa cao.
3.2.1.7. Hiểu biết của bà mẹ về ăn kiêng trong thời kì hậu sản
Bảng 3.8. Hiểu biết của bà mẹ về ăn kiêng trong thời kì hậu sản
Ăn kiêng trong thời kỳ hậu sản

Không
Tổng cộng

n
134
266
400

%
33,5
66,5
100

Qua phỏng vấn số bà mẹ ăn kiêng trong thời kỳ hậu sản vẫn còn cao
chiếm tỉ lệ 33,5%.

3.2.1.8. Hiểu biết của bà mẹ về việc cho con bú sữa mẹ trong
6 tháng đầu
Bảng 3.9. Hiểu biết của bà mẹ về việc cho con bú sữa mẹ
trong 6 tháng đầu
Hiểu biết của bà mẹ

Không
Tổng cộng

n
310
90
400

%
77,5
22,5
100

Có 77,5% số bà mẹ có kiến thức cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng
đầu. Nhưng vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ (22,5%) chưa nắm bắt được thông
tin.


25

3.2.1.9. Kiến thức của bà mẹ về thời gian cai sữa
Bảng 3.10. Kiến thức của bà mẹ về thời gian cai sữa
Thời gian cai sữa
< 6 tháng

6 đến 12 tháng
12 đến 18 tháng
18 đến 24
>24 tháng
Tổng cộng

n
0
3
85
299
13
400

%
0
0,8
21,2
74,8
3,2
100

Biểu đồ 3.10. Kiến thức của bà mẹ về thời gian cai sữa
Vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ bà mẹ chưa có kiến thức về cai sữa cho
con một cách hợp lý (22%), cần phải khuyến cáo các bà mẹ NCBSM duy trì
đến 24 tháng mới cai sữa.
3.2.1.10. Bà mẹ được CBYT tư vấn việc nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 3.11. Bà mẹ được CBYT tư vấn việc nuôi con bằng sữa mẹ
CBYT tư vấn NCBSM


Không
Tổng cộng

n
161
239
400

%
40,2
59,8
100

Bà mẹ được cán bộ y tế tư vấn kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ (40,2%).
không được tư vấn 59,8%


×