Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Kỳ thị đối với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIVAIDS (nghiên cứu tại quận 8 và quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 235 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------

VÕ HOÀNG SƠN

KỲ THỊ ĐỐI VỚI TRẺ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS
(NGHIÊN CỨU TẠI QUẬN 8 VÀ QUẬN BÌNH THẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2018

i


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------

VÕ HOÀNG SƠN

KỲ THỊ ĐỐI VỚI TRẺ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS
(NGHIÊN CỨU TẠI QUẬN 8 VÀ QUẬN BÌNH THẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

Chuyên ngành: Xã Hội Học
Mã số: 9 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN THỊ KIM XUYẾN

HÀ NỘI - 2018
i


LỜI CAM ĐOAN VÀ TRI ÂN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các thông
tin, số liệu và kết quả nêu trong luận án này là hoàn toàn trung thực. Các tài liệu
tham khảo đã được cân nhắc lựa chọn và nghiên cứu cẩn thận.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến,
người đã tận tình hướng dẫn chuyên môn, gợi ý hướng phân tích và những góp ý
sâu sắc giúp tôi hoàn thiện luận án.
Xin gửi lời cảm ơn tới Bs. Tiêu Thị Thu Vân, giám đốc Trung tâm phòng, chống
HIV/AIDS Thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép và tạo điều kiện cho tôi thực hiện
nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo của các Bệnh viện
Nhi Đồng I, Bệnh viện Nhi Đồng II, Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng, Phòng Lao
động Thương binh Xã hội của quận 8 và quận Bình Thạnh cùng những người dân
cộng đồng, những người chăm sóc trực tiếp trẻ và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV tại
các địa bàn tham gia nghiên cứu. Chính những dữ liệu quý giá, sống động từ thực
tiễn đã góp phần cho luận án này trở nên đầy ý nghĩa.
Lời cảm ơn chân thành của tôi xin được trân trọng gửi đến PGS.TS Vũ Mạnh
Lợi, PGS.TS Lê Thanh Sang và TS. Lê Trường Giang đã có những góp ý chuyên
môn giá trị cho đề cương nghiên cứu. Tôi trân trọng cảm ơn Bs. Huyến và chị Như
Trang đã góp ý bộ công cụ thu thập dữ liệu, cùng bạn bè, đồng nghiệp như anh
Bình, anh Hải, chị Phát, chị Thủy, chị Lộc, chị Hồng và chị Nga đã giúp đỡ tôi
trong việc thực hiện thu thập dữ liệu tại cộng đồng.
Đặc biệt quan trọng, tôi xin cảm ơn đại gia đình tôi, những người luôn ủng hộ,

động viên và đồng hành nâng bước cho tôi trên con đường sự nghiệp.
Võ Hoàng Sơn

i


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
1.Sự cần thiết của đề tài ................................................................................................................. 1
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4

3.

Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4

4.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 5

5.

Đóng góp mới về khoa học của luận án .............................................................................. 6

6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: ............................................................................................... 7

7.


Cơ cấu của luận án ............................................................................................................... 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................... 10
1.1

Đặc trưng kỳ thị liên quan đến HIV............................................................................... 10

1.2

Đo lường về kỳ thị ........................................................................................................... 22

1.3

Trở ngại đến các dịch vụ dự phòng và chăm sóc điều trị ........................................... 25

1.4

Ảnh hưởng HIV/AIDS đến các quyền của trẻ em ....................................................... 28

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ BỐI CẢNH KINH TẾ,
XÃ HỘI, THỂ CHẾ LIÊN QUAN ĐẾN KỲ THỊ..................................................................... 33
2.1

Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu: ................................................................................ 33

2.2

Tiếp cận lý thuyết của đề tài.......................................................................................... 34


2.3

Xây dựng khung phân tích ............................................................................................. 40

2.4

Các khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án .............................................................. 42

2.5

Thiết kế nghiên cứu........................................................................................................ 47

2.5.2 Thiết kế thang đo ............................................................................................................ 47
2.5.3 Phương pháp kiểm định giả thuyết ............................................................................... 48
2.5.4 Thiết kế mẫu nghiên cứu ............................................................................................... 49
2.5.5 Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................................ 54
2.6 Bối cảnh kinh tế xã hội và HIV/AIDS tại TP.HCM .......................................................... 55
2.6.1. Bối cảnh kinh tế xã hội tại TP.HCM............................................................................ 55
2.6.2. Bối cảnh HIV/AIDS tại TP.HCM................................................................................. 58
2.7. Bối cảnh thể chế ................................................................................................................... 63
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KỲ THỊ ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI
HIV/AIDS ..................................................................................................................................... 71
3.1. Thực trạng trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại quận 8 và quận Bình Thạnh: nhìn từ
Quyền trẻ em ............................................................................................................................... 71
3.1.1 Sự ảnh hưởng đến Quyền được sống còn ............................................................................ 72
3.1.2 Sự ảnh hưởng đến Quyền được bảo vệ ............................................................................. 76

ii



3.1.3 Sự ảnh hưởng đến Quyền được phát triển: ...................................................................... 78
3.1.4 Sự ảnh hưởng đến Quyền được tham gia: ........................................................................ 79
3.2 Nhận thức của người dân cộng đồng về HIV/AIDS ........................................................... 79
3.2.1 Kiến thức về HIV/AIDS của người dân cộng đồng .......................................................... 79
3.2.2 Tương quan giữa nhận thức HIV/AIDS và trình độ học vấn, nghề nghiệp ................... 84
3.3 Thái độ kỳ thị của người dân cộng đồng (kỳ thị xã hội) ..................................................... 86
3.4 Các dạng kỳ thị đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV ........................................................ 91
3.4.1 Nhận thức của người bị kỳ thị về kỳ thị cộng đồng .......................................................... 92
3.4.2 Cảm nhận người khác bị kỳ thị ....................................................................................... 102
3.4.3 Trải nghiệm bị kỳ thị ........................................................................................................ 104
3.4.4 Tự kỳ thị............................................................................................................................ 111
CHƯƠNG 4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỲ THỊ, HẬU QUẢ VÀ CHIẾN LƯỢC
ỨNG PHÓ VỚI SỰ KỲ THỊ ....................................................................................................... 115
4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự kỳ thị .................................................................................. 115
4.1.1 Nguyên nhân của sự kỳ thị .............................................................................................. 115
4.1.2 Tương quan giữa thái độ kỳ thị với các nhân tố ảnh hưởng đến sự kỳ thị ................... 118
4.2 Hậu quả của sự kỳ thị ........................................................................................................... 124
4.3 Chiến lược ứng phó với sự kỳ thị........................................................................................ 133
KẾT LUẬN-KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................... 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 146
PHỤ LỤC ................................................................................................................................... 160
Phụ lục 1: Bảng 01. Thông tin chung về người chăm sóc trực tiếp trẻ và Trẻ em BAHBH tham
gia nghiên cứu.............................................................................................................................. 160
Bảng 0.2 Thông tin chung đặc điểm Người dân cộng đồng tham gia nghiên cứu ....................... 161
Bảng 0.3 Đặc điểm của những người tham gia phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm ..................... 162
Bảng 0.4 Tỷ lệ % người dân cộng đồng có định kiến về HIV ..................................................... 163
Bảng 0.5 Nguồn thông tin tiếp nhận về HIV và trẻ em BAHBH của người dân ......................... 163
Bảng 0.6. Kiểm định Anova giữa kỳ thị và nhận thức, cơ chế lây và định kiến.......................... 163
Phụ lục 2: 0.7 Số người nhiễm HIV, tử vong và bệnh nhân đang điều trị ART qua các năm tại
TP.HCM ........................................................................................................................................ 164

Phụ lục 3: Trường hợp điển cứu................................................................................................ 165
Phụ lục 4: Giấy giới thiệu và thư cho phép của Hội đồng y đức BV Nhi đồng II ....................... 166
Phụ lục 5: Bộ công cụ: bảng hỏi người dân cộng đồng, người chăm sóc trẻ và trẻ em BAHBH.
Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm NCST & trẻ em BAHBH. ....................................... 169
Phụ lục 6: Giấy chấp nhận cho phỏng vấn ................................................................................... 219
Phụ lục 7: Phiếu tìm hiểu nhanh Trẻ em BAHBH ....................................................................... 222

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HIV

Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
(Human Immuodeficiency Virus)

AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
(Acquired Immune Deficiency Syndrome)

ARV

Thuốc điều trị đặc hiệu kháng vi rút HIV (Antiretroviral Virus)

ART

Liệu pháp điều trị kháng vi rút HIV (Antiretroviral Therapy)

KTVHTCĐ


Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng quận

NCH

Người có HIV (người nhiễm HIV)

TEBAHBH

Trẻ em BAHBH

NCST

Người chăm sóc trực tiếp Trẻ em BAHBH

TTPC HIV/AIDS Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh/thành
VAAC

Cục phòng, chống HIV/AIDS

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

UNAIDS

Tổ chức Liên hợp quốc phòng, chống AIDS

UNICEF


Quỹ Nhi Đồng Liên hợp quốc

UNGASS

Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
(United Nations General Assembly Special Session)

PLĐTBXH

Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Mô hình (khung) kiểm định giả thuyết ....................................................488
Bảng 2.2 Phân bố mẫu nghiên cứu theo địa bàn .......................................................50
Bảng 2.3 Đặc điểm chung những người tham gia phỏng vấn và thảo luận nhóm: .522
Bảng 2.4 Tóm tắt phân tích các văn bản pháp quy liên quan đến Trẻ em BAHBH
.................................................................................................................................644
Bảng 3.1 Số liệu trẻ có HIV theo giới tính và độ tuổi của hai quận .........................73
Bảng 3.2 Trẻ em BAHBH theo giới tính và nhóm tuổi tại quận 8 và Bình Thạnh:755
Bảng 3.3 Tỷ lệ % người dân có hiểu biết đúng về HIV theo quận và giới tính ........83
Bảng 3.4 Kiểm định Chi- Square mối quan hệ giữa nhận thức và nghề nghiệp .....855
Bảng 3.5. Tỷ lệ % người dân cộng đồng có thái độ kỳ thị theo quận và giới tính .888
Bảng 3.6 Người kỳ thị trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV theo hình thức kỳ thị...............1076
Bảng 4.1 Mô hình hồi quy logistic về kỳ thị đối với trẻ BAHBH và xác suất không
cho trẻ BAHBH học chung .....................................................................................120
Bảng 0.1 Thông tin chung về người chăm sóc trực tiếp trẻ và Trẻ em BAHBH tham
gia nghiên cứu .....................................................................................................16360

Bảng 0.2 Thông tin chung đặc điểm Người dân cộng đồng tham gia nghiên cứu1641
Bảng 0.3 Đặc điểm của những người tham gia phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
...............................................................................................................................1652
Bảng 0.4 Tỷ lệ % người dân cộng đồng có định kiến về HIV ..............................1663
Bảng 0.5 Nguồn thông tin tiếp nhận về HIV và trẻ em BAHBH của người dân..1663
Bảng 0.6 Kiểm định Anova giữa kỳ thị và nhận thức, cơ chế lây và định kiến ...1663
Bảng 0.7 Số người nhiễm HIV, tử vong và bệnh nhân đang điều trị ART qua các
năm tại TP.HCM ...................................................................................................1684

v


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1 khung lý thuyết kết nối các dạng kỳ thị, tránh tiết lộ tình trạng HIV và
trầm cảm của Steward (2008). ..................................................................................20
Hình 2.1 Khung lý thuyết những yếu tố tác động đến kỳ thị ....................................41
Hình 2.2 Sơ đồ khung lý thuyết ................................................................................42
Hình 2.3: Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi 15-24 đã xác định chính xác các đường lây
nhiễm HIV và từ chối chính xác những quan niệm sai lầm về lây nhiễm HIV ........63
Hình 3.1 Tình trạng mồ côi của trẻ em BAHBH tại hai quận (%) .........................766
Hình 3.2 Người chăm sóc trực tiếp cho trẻ em BAHBH tại hai quận (%) .............766
Hình 3.3 Nghề nghiệp người chăm sóc trực tiếp cho trẻ BAHBH (%) ....................77
Hình 3.4 Kinh tế gia đình của người chăm sóc cho trẻ BAHBH (%) .......................77
Hình:3.5 Tỷ lệ % người dân trả lời đúng tất cả các câu hỏi về HIV .........................81
Hình 3.6 Các dạng kỳ thị đối với Trẻ em BAHBH ...................................................92
Hình 3.7 Lý do không tiếp cận được chính sách xã hội ..........................................100
Hình 3.8 Tỷ lệ phần trăm người dân cộng đồng có kỳ thị và người chăm sóc trẻ
không dám tiết lộ tình trạng HIV cho trẻ. .............................................................1021
Hình 3.9 Các hình thức biểu hiện kỳ thị đối với Trẻ em BAHBH .......................1065
Hình 4.1 Các nguyên nhân kỳ thị từ người dân cộng đồng (NDCĐ), người chăm sóc

trẻ (NCST) và Trẻ em BAHBH. .............................................................................118
Hình 4.2 Hậu quả của sự kỳ thị theo những người chăm sóc trẻ trực tiếp (%).......126

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS là một vấn đề toàn cầu, mà cả thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng đang cùng nhau giải quyết để đạt được một trong ba
mục tiêu “Không còn kỳ thị với người có HIV” do chương trình Phối hợp của Liên
Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) hướng đến nhằm kết thúc dịch HIV/AIDS vào
năm 2030[2], [129]. Nhìn lại trong 30 năm đương đầu với HIV/AIDS, thì kỳ thị liên
quan đến HIV được coi là trở ngại chính đối với sự thành công và loại trừ được dịch
AIDS. Vấn đề kỳ thị liên quan đến HIV không phải mới được nhận ra gần đây, mà
ngay từ năm 1987, bác sỹ Jonathan Mann, nguyên giám đốc toàn cầu chương trình
AIDS của Tổ chức Y tế Thế giới đã nhận định dịch HIV/AIDS có 3 giai đoạn: giai
đoạn HIV, giai đoạn AIDS và giai đoạn kỳ thị đối với người nhiễm HIV cũng như
những người bị ảnh hưởng bởi HIV và chính giai đoạn 3 là giai đoạn khó khăn tiềm
tàng nhất của dịch AIDS mà chúng ta phải đương đầu để vượt qua [121]. Nhưng
thời điểm đó, các nghiên cứu, các bài viết, các nỗ lực giảm sự kỳ thị vẫn chưa được
sự quan tâm đúng mức và ngân sách cho hoạt động liên quan đến kỳ thị khá khiêm
tốn so với các chương trình ưu tiên về AIDS khác.
Mãi đến đầu thế kỷ XXI, vấn đề kỳ thị mới được chú ý hơn, cụ thể từ sau
phiên họp đặc biệt của đại hội đồng Liên Hợp Quốc về vấn đề HIV/AIDS tháng
6/2001 tại New York với các nguyên thủ quốc gia các nước để kêu gọi tăng cường
sự cam kết của các quốc gia trong lãnh vực HIV/AIDS. Một trong những cam kết
của các quốc gia trên thế giới là giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người có HIV,
người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và đặc biệt cần phải hỗ trợ cho trẻ em bị ảnh
hưởng bởi HIV (Trẻ em BAHBH) [120, tr.10]. Nhưng Trẻ em BAHBH vẫn chưa

phải là nhóm đối tượng trọng tâm, mặc dù đã có những nghiên cứu cho thấy trẻ em
sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề của dịch HIV/AIDS [88], [135].
Trước tình trạng HIV/AIDS đang ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống của trẻ
em, một hội nghị Tư vấn khu vực Đông Á Thái Bình Dương về trẻ em và
HIV/AIDS đã được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 3 năm 2006[10], [52] với sự tham

1


dự của các đại biểu đại diện từ 24 nước và các Tổ chức Quốc tế. Hội nghị đã nhận
ra vấn đề trẻ em BAHBH chưa được sự quan tâm thật sự, kỳ thị, phân biệt đối xử
với trẻ em BAHBH đã tước đi các quyền cơ bản của các em. Bên cạnh đó, cũng
chưa có những chương trình hành động và các văn bản chính sách của các quốc gia.
Vì vậy, hội nghị đã đưa ra Lời kêu gọi hành động Hà Nội, đề nghị Chính phủ các
nước xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia vì Trẻ em BAHBH nhằm đảm bảo
các quyền của trẻ. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trong khu vực thực
hiện lời kêu gọi này với kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em BAHBH đến năm
2010 và tầm nhìn 2020. Một số chính sách xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn, bao gồm trẻ có HIV/AIDS đã được ban hành, tuy nhiên việc thực thi các
chính sách xã hội cho Trẻ em BAHBH trong thực tiễn hiện nay ra sao, đây là câu
hỏi cần được giải đáp.
Báo cáo phân tích tình hình trẻ em năm 2010 [60] của Quỹ Nhi Đồng Liên
Hợp Quốc (UNICEF) đã ghi nhận những thành công nhanh chóng của Việt Nam về
kinh tế và tiến bộ đáng kể về xã hội chỉ trong hai thập kỷ qua, khi đạt được vị thế
quốc gia có thu nhập trung bình thấp vào năm 2009. Là quốc gia dẫn đầu khu vực
Châu Á- Thái Bình Dương trong việc đạt được hầu hết các Mục tiêu phát triển thiên
niên kỷ (MDG) ở cấp quốc gia ngoại trừ mục tiêu liên quan đến HIV/AIDS, trong
đó vấn đề kỳ thị phân biệt đối xử với người có HIV là một trong những rào cản
chính đến hiệu quả của chương trình dự phòng và chăm sóc điều trị HIV/AIDS.
Với chính sách mở cửa của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã

tham gia ngày càng sâu, rộng vào quá trình phát triển kinh tế của khu vực Đông
Nam Á và trên toàn cầu. Điều này đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trong hệ thống
giá trị, chuẩn mực và lối sống của người dân thành phố. Bên cạnh đó, những vấn đề
xã hội cũng phát sinh phức tạp hơn như quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số cơ
học nhanh chóng, trong đó sự tự do quan hệ tình dục, hiện tượng mại dâm, ma tuý
và nam quan hệ tình dục đồng giới nổi lên như những vấn đề nóng bỏng nhất hiện
nay. Về khía cạnh xã hội, mại dâm và ma tuý tại Việt Nam vẫn bị xem là những “tệ
nạn xã hội” ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, tác động xấu

2


đến sức khỏe, đời sống vật chất, văn hóa của con người và mang lại những hệ quả
tiêu cực cho toàn xã hội. Do vậy, TP.HCM đã từng có chính sách rất cứng rắn, đó là
Chương trình “mục tiêu 3 giảm: giảm tội phạm, giảm ma túy và giảm mại dâm”.
Chính vì vậy sự kỳ thị xã hội ở Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng là điều
khó tránh khỏi.
Thực tế những năm gần đây đã có những công trình nghiên cứu, các bài viết
về vấn đề kỳ thị đối với người có HIV và trẻ em BAHBH tại Việt Nam, tuy nhiên
nghiên cứu về kỳ thị đối với trẻ em BAHBH vẫn còn rất khiêm tốn nếu so với các
nghiên cứu khác. Hơn thế nữa, việc vận dụng các lý thuyết vào nghiên cứu kỳ thị ở
Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Trong các nghiên cứu ít ỏi này, những phát hiện về
sự kỳ thị, phân biệt đối xử được phản ánh khá rõ nét. Các báo cáo đã cho thấy rằng
trải nghiệm kỳ thị là phổ biến liên quan đến nhiều phương diện khác nhau trong
cuộc sống của người có HIV [25],[37],[45]. Mặc khác đối với trẻ em, hiện chưa có
một hệ thống để quản lý trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Việt Nam, số trẻ có
HIV được quản lý chủ yếu qua việc đăng ký điều trị kháng vi rút ART [49]. Sợ kỳ
thị nên những người có HIV không dám tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của mình để
được tiếp cận dịch vụ chăm sóc điều trị và dịch vụ hỗ trợ xã hội khác [59],[72]. Đối
với trẻ có HIV thì việc tiết lộ tình trạng có HIV của các em lại càng hạn chế hơn,

thậm chí các em đang phải uống thuốc điều trị ART mỗi ngày. Kỳ thị đã tước đi các
quyền của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV (BAHBH) và một số trải nghiệm kỳ thị của
trẻ em BAHBH đã được minh chứng như không được đến trường, không được chơi
chung với các bạn [35], [54]. Tuy nhiên, nghiên cứu tổng thể về người dân trong
cộng đồng có kỳ thị đối với Trẻ em BAHBH hay không, các nhân tố nào tác động
đến sự kỳ thị của người dân cộng đồng và đặc biệt là mô tả các dạng kỳ thị đối với
trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV hiện nay dưới các biểu hiện kỳ thị đang diễn ra như
thế nào, hậu quả của sự kỳ thị, các chiến lược ứng phó với sự kỳ thị ra sau và những
trở ngại trong tiếp cận các chính sách xã hội của người chăm sóc trực tiếp trẻ và
chính trẻ em BAHBH là hoàn toàn mới ở Việt Nam. Đây chính là lý do khiến tôi

3


thực hiện đề tài luận án “Kỳ thị đối với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (nghiên cứu
tại quận 8 và quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh)”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Cuộc nghiên cứu đánh giá thực trạng kỳ thị đối với trẻ em BAHBH tại quận 8
và quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến sự kỳ thị và hậu quả của kỳ thị đối với trẻ em BAHBH. Đồng thời,
việc ứng dụng kết quả nghiên cứu dưới góc nhìn xã hội học góp phần xóa đi sự kỳ
thị của cộng đồng xã hội và hoàn thiện dần lý luận, phương pháp luận xã hội học về
kỳ thị cũng là mục đích khác mà luận án này muốn hướng tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích đã đề ra ở trên, tác giả luận án đã xác định một số
nhiệm vụ cần thực hiện như sau:
-

Trước tiên là việc mô tả thực trạng trẻ em BAHBH tại quận 8 và quận Bình

Thạnh, TP.HCM.

-

Thứ hai, cần nhận dạng và mô tả được các loại hình kỳ thị đối với trẻ em
BAHBH

-

Thứ ba, phân tích được các nhân tố gây ra sự kỳ thị đối với trẻ em BAHBH và
mô tả hậu quả của sự kỳ thị đối với trẻ em BAHBH.

-

Thứ tư, phân tích các yếu tố cản trở trẻ em BAHBH và người chăm sóc trẻ tiếp
cận được các chính sách bảo trợ xã hội, dịch vụ hỗ trợ.

-

Cuối cùng, gợi mở các giải pháp để khuyến nghị góp phần xóa sự kỳ thị đối với
trẻ em BAHBH

3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu bao gồm những trẻ em BAHBH trong độ tuổi từ sơ sinh đến
dưới 18 tuổi, người chăm sóc trực tiếp trẻ em BAHBH, chính trẻ em BAHBH từ 1217 tuổi và người dân có con em trong độ tuổi dưới 18 tại bốn phường có nhiều trẻ

4



em BAHBH thuộc quận 8 và quận Bình Thạnh, TP.HCM, cũng như Bác sỹ điều trị
ART và cán bộ phòng Lao động Thương binh Xã hội quận.
Đối tượng: Sự kỳ thị đối với trẻ BAHBH được xác định là đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: vấn đề kỳ thị đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV hiện diện ở mọi
địa bàn TP.HCM, tuy nhiên, để có thể phản ánh được hiện tượng này một cách sâu sát,
tác giả giới hạn địa bàn nghiên cứu tại quận 8 và quận Bình Thạnh của TP.HCM.
Địa bàn nghiên cứu: những nơi được xác định là quận có tổng số người nhiễm HIV
lũy tích cao nhất so với tổng số người nhiễm HIV được phát hiện của cả TP.HCM.
Theo báo cáo của Ủy ban Phòng, chống HIV/AIDS TP.HCM (nay là Trung tâm
Phòng, chống HIV/AIDS TP.HCM), tính đến cuối năm 2013, Quận Bình Thạnh có
4.932 trường hợp nhiễm HIV (chiếm 9,1% so với tổng số trường hợp phát hiện của cả
thành phố) và quận 8, có 4.738 trường hợp nhiễm HIV (chiếm 8,7%) [70], nên số Trẻ
em BAHBH sẽ khá cao so với các quận/ huyện khác trong thành phố. Mặt khác, quận
Bình Thạnh là quận nội thành, còn quận 8 là quận ven nội thành đang có tốc độ đô thị
hóa cao, chính vì vậy, cuộc nghiên cứu được tiến hành tại quận 8 và quận Bình Thạnh
TP.HCM. Tại mỗi quận chỉ chọn hai phường có nhiều trẻ em BAHBH để thực hiện
nghiên cứu. Phường 6, phường 10 thuộc quận 8 và phường 11, 12 quận Bình Thạnh đã
được chọn. Thêm vào đó là bốn cơ sở đang điều trị ART cho trẻ có HIV và cha mẹ trẻ
có HIV bao gồm: Bệnh viện Nhi đồng I, bệnh viện Nhi đồng II, hai phòng khám ngoại
trú của Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng quận 8 và quận Bình Thạnh.
Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ năm 2013-2017; thời điểm
nghiên cứu thực địa từ tháng 4-11/2014.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận chính là phương pháp diễn dịch. Từ vấn
đề nghiên cứu được xác định, tác giả đã xây dựng cơ sở lý thuyết, thiết lập giả
thuyết nghiên cứu và phát triển khung nghiên cứu. Một cuộc điều tra chọn mẫu theo
lát cắt ngang được triển khai nhằm thu thập dữ liệu làm luận chứng kiểm định giả
thuyết.


5


Luận án đã mô tả thế giới thực của sự kỳ thị đối với trẻ em BAHBH. Phương
pháp sử dụng trong luận án là phương pháp thực chứng luận. Sự kỳ thị đối với trẻ
em BAHBH là vấn đề xã hội, có thể đo lường bằng các phương pháp thực nghiệm
và kiểm chứng bằng phương pháp xác suất thống kế. Sự kỳ thị đối với trẻ BAHBH
không phải là một sự kiện độc lập và bất biến. Phương pháp biện chứng cho phép
xem xét sự kỳ thị đối với trẻ em BAHBH có mối liên hệ giữa học vấn, định kiến,
kinh tế và xã hội.
Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện ở hai quận tại Thành phố Hồ
Chí Minh để đo lường các sự kiện xã hội một cách khoa học và sau đó phân tích
chúng dựa vào 3 lý thuyết: thuyết kỳ thị-gán nhãn, thuyết sự lựa chọn hợp lý và
thuyết về sự phát triển con người. Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp, phân
tích và so sánh để thấy rõ các lý thuyết được vận dụng trong thực tiễn.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận án đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và phương
pháp nghiên cứu định tính nhằm khai thác triệt để các thông tin cần thu thập cho
vấn đề nghiên cứu phức tạp này, để đạt được mục tiêu đã đề ra. Mỗi phương pháp
nghiên cứu đều có những điểm mạnh riêng, nên khi kết hợp chúng bổ sung cho
nhau rất hiệu quả. Kỳ thị là vấn đề rất nhạy cảm nên luận án sử dụng nghiên cứu
định tính là chính yếu với 22 phỏng vấn sâu, 2 cuộc thảo luận nhóm và quan sát
người chăm sóc trực tiếp cho trẻ và chính trẻ em BAHBH để có đầy đủ các thông
tin, suy nghĩ, những cảm nhận và trải nghiệm về sự kỳ thị của họ từ trong gia đình
đến cộng đồng xã hội. Phương pháp nghiên cứu định lượng giúp đề tài có các thông
tin khách quan, tổng thể được thể hiện thành các dữ liệu số nhằm mô tả, hỗ trợ thêm
cho dữ liệu định tính. Dữ liệu định lượng đã thu thập qua các bảng hỏi bán cấu trúc
từ 200 người dân cộng đồng, 152 người chăm sóc trực tiếp trẻ và 48 trẻ em
BAHBH. Ngoài ra, luận án cũng đã phân tích các tài liệu sẵn có liên quan.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Từ quan điểm lý thuyết kỳ thị- gán nhãn với khung lý thuyết của Steward lần
đầu tiên được vận dụng tại Việt Nam, luận án đã minh chứng có bốn dạng kỳ thị đối
với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (trẻ BAHBH): nhận thức của người bị kỳ

6


thị về kỳ thị cộng đồng, cảm nhận người khác bị kỳ thị, trải nghiệm bị kỳ thị và tự kỳ
thị qua năm biểu hiện kỳ thị phổ biến như nói sau lưng, tránh xa, nhận xét tiêu cực,
từ chối giao tiếp và than phiền. Thuyết lựa chọn hợp lý đã lý giải động cơ và hành
động của người chăm sóc trực tiếp trẻ BAHBH về việc không muốn tiết lộ tình
trạng có HIV của gia đình để được tiếp cận chính sách xã hội và dịch vụ y tế, giáo
dục. Thuyết phát triển con người với lăng kính Quyền trẻ em đã mô tả HIV/AIDS
đang ảnh hưởng đến các quyền của trẻ em BAHBH.
Thái độ kỳ thị của người dân cộng đồng (NDCĐ) đối với trẻ BAHBH vẫn còn
rất cao, đặc biệt, các tình huống liên quan trực tiếp đến con, cháu họ thì sự kỳ thị lại
càng thể hiện rõ hơn. Trình độ học vấn ảnh hưởng đến thái độ kỳ thị của NDCĐ.
Thêm vào đó, ba yếu tố tác động đến việc ngăn cản không cho trẻ BAHBH học
chung với trẻ khác là: giới tính, nghề nghiệp và hiểu biết chưa đầy đủ về HIV.
Bốn nguyên nhân, các hậu quả và bốn chiến lược ứng phó với sự kỳ thị của
người chăm sóc trẻ BAHBH đã được phân tích chi tiết, từ đó có các khuyến nghị
nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và giảm kỳ thị cần được quan tâm và triển khai
đồng bộ trong tương lai.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:
a. Ý nghĩa lý luận:
Luận án góp phần làm phong phú thêm sự vận dụng khi kết hợp các lý thuyết
kỳ thị- gán nhãn và lý thuyết sự lựa chọn hợp lý với lý thuyết sự phát triển con
người vào thực tiễn. Luận án đã minh chứng rằng lý thuyết kỳ thị, đặc biệt khung lý
thuyết về kỳ thị của Steward lần đầu tiên được vận dụng tại Việt Nam là hoàn toàn
phù hợp cho trẻ em BAHBH. Bên cạnh đó, những định kiến gán nhãn của người

dân cộng đồng về người có HIV và những người liên quan, đặc biệt là trẻ em, con
của những người có HIV còn khá nặng nề. Gán nhãn đã làm tăng hơn mức độ tự kỳ
thị của người chăm sóc trẻ và chính trẻ em BAHBH. Thêm vào đó, lý thuyết sự lựa
chọn hợp lý được sử dụng trong luận án để làm đa dạng hơn cách diễn giải của
người chăm sóc trực tiếp trẻ và chính trẻ em BAHBH về việc liệu có nên tiết lộ tình
trạng có HIV của gia đình để được tiếp cận chính sách xã hội và các dịch vụ y tế xã

7


hội. Thuyết về sự phát triển con người đã “nhìn” dưới góc độ về Quyền trẻ em cho
thấy rằng HIV/AIDS đang ảnh hưởng trầm trọng đến các nhóm Quyền của trẻ em
BAHBH, đặc biệt là nhóm Quyền được bảo vệ và Quyền được phát triển của trẻ,
gây tác động đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Cuối cùng, luận án đã góp phần làm
phong phú hơn lý luận về kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS tại Việt Nam.
b. Ý nghĩa thực tiễn:
Công trình nghiên cứu mang tính mới mẽ và thú vị khi lần đầu tiên mô tả thực
trạng kỳ thị đối với Trẻ em BAHBH, không chỉ bằng dữ liệu định tính, mà còn có
dữ liệu định lượng để hỗ trợ, đặc biệt là phân tích dưới bốn dạng kỳ thị lần đầu
được minh chứng tại Việt Nam: nhận thức của người bị kỳ thị về kỳ thị cộng đồng,
cảm nhận người khác bị kỳ thị, trải nghiệm bị kỳ thị và tự kỳ thị thông qua năm biểu
hiện kỳ thị phổ biến như nói sau lưng, tránh xa, nhận xét tiêu cực, từ chối giao tiếp
và than phiền đối với trẻ em BAHBH. Hơn thế nữa, nghiên cứu đã đưa ra bốn chiến
lược ứng phó với sự kỳ thị của người chăm sóc trẻ và chính trẻ em BAHBH.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng kiến thức đúng toàn diện về HIV của người
dân cộng đồng chưa cao và nghề nghiệp có mối tương quan mạnh với nhận thức về
HIV của người dân. Thái độ kỳ thị đối với trẻ em BAHBH của người dân cộng
đồng cao. Bốn nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị của người dân cộng đồng là: (i) hiểu
biết chưa đầy đủ về HIV, (ii) lo sợ quá mức về nguy cơ lây nhiễm HIV, (iii) định
kiến người có HIV với các tệ nạn xã hội và (iiii) tự kỳ thị. Kết quả hồi quy logistic

cho thấy trình độ học vấn càng thấp thì mức độ kỳ thị càng cao. Thêm vào đó, ba
yếu tố tác động đến việc ngăn cản không cho trẻ em BAHBH học chung với trẻ
khác là: giới tính (nữ kỳ thị hơn nam, mặc dù hiểu biết đúng toàn diện về HIV của
nữ cao hơn nam), nghề nghiệp (nhân viên văn phòng kỳ thị hơn người nội trợ,
không việc làm) và hiểu biết chưa đầy đủ về HIV. Kết quả kiểm định này là mới mẽ
góp phần can thiệp giảm kỳ thị và gợi mở chủ đề nghiên cứu tiếp theo trong tương
lai.
Cảm nhận người khác bị kỳ thị, lo sợ bị kỳ thị dẫn đến tự kỳ thị của người
chăm sóc trực tiếp trẻ và chính trẻ em BAHBH là phổ biến. Hậu quả của kỳ thị đối
với trẻ em BAHBH đã ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, sự phát triển và chất lượng

8


cuộc sống của trẻ. Thuyết sự lựa chọn hợp lý đã giúp lý giải theo cách nhìn của
người trong cuộc là người chăm sóc trực tiếp trẻ và chính trẻ em BAHBH không
muốn tiết lộ tình trạng có HIV do sợ bị kỳ thị, họ sẽ chọn giải pháp nào vừa có lợi
nhất mà an toàn cho cuộc sống gia đình họ. Luận án góp phần trang bị những kiến
thức HIV/AIDS, vấn đề kỳ thị và tiếp cận chính sách xã hội cho các chủ thể tham
gia nghiên cứu là những người chăm sóc trẻ em BAHBH, chính trẻ em BAHBH và
người dân cộng đồng. Kết quả của luận án góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu
tham khảo giá trị về kỳ thị đối với trẻ em BAHBH cho những người quan tâm và tác
động đến những nhà hoạch định chính sách, những người xây dựng và thực hiện các
chương trình, kế hoạch hành động vì trẻ em BAHBH tại TP.HCM nói riêng và Việt
Nam nói chung.
7. Cơ cấu của luận án
Phần mở đầu giới thiệu lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, mục đích đối tượng,
phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.
Chương 1 điểm qua và phân tích một số công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước có liên quan đến đề tài luận án. Chương 2 giới thiệu cơ sở lý thuyết, phương

pháp và bối cảnh kinh tế, xã hội, HIV/AIDS và thể chế liên quan đến kỳ thị đối với
trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV. Chương 3 mô tả thực trạng kỳ thị đối với trẻ em
BAHBH, bao gồm thực trạng trẻ em BAHBH nhìn từ Quyền trẻ em, nhận thức về
HIV/AIDS của cộng đồng, thái độ kỳ thị của người dân cộng đồng và các dạng kỳ
thị đối với trẻ em BAHBH từ những người chăm sóc trực tiếp trẻ và trẻ em
BAHBH. Chương 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự kỳ thị, hậu quả của sự kỳ thị đối
với trẻ em BAHBH và chiến lược đối phó với kỳ thị của người chăm sóc trẻ em
BAHBH.

Phần kết luận trình bày những thành công của luận án và khuyến nghị các giải pháp
giảm kỳ thị cũng như gợi mở những chủ đề cần được nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

9


Từ quá trình nghiên cứu các công trình nghiên cứu, các tài liệu có sẵn liên
quan đến vấn đề kỳ thị trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy có ít các công trình
nghiên cứu liên quan đến kỳ thị đối với người có HIV và gia đình người có HIV tại
Việt Nam. Hơn thế nữa, các công trình nghiên cứu kỳ thị ở Việt Nam thường có
khung nghiên cứu và kết quả khá tương đồng với các công trình ở ngoài nước. Vì
vậy, trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu này sẽ không tách ra thành hai phần
(tình hình nghiên cứu nước ngoài và tình hình nghiên cứu trong nước) như các luận
án khác.
Từ đầu thế kỷ XXI, các nghiên cứu về kỳ thị liên quan đến HIV mới có sự
quan tâm hơn và đã có sự gia tăng dần về số lượng lẫn chất lượng. Hệ thống lý
thuyết kỳ thị thì càng ngày càng rõ ràng, hoàn chỉnh hơn. Các các công trình nghiên
cứu, bài viết khoa học trong giai đoạn này thường tập trung vào hai xu hướng chính:
xây dựng khung lý thuyết về kỳ thị tiêu biểu G.Link và C.Phelan (2001)[85],

Parker và Aggleton (2002)[121], [92],[99],[105] và nghiên cứu thực nghiệm về kỳ
thị liên quan đến HIV/AIDS [32],[46],[81],[84],[114], trong đó có một số nghiên
cứu kết hợp cả khung lý thuyết và thực nghiệm tiêu biểu ở Việt Nam có Vũ Mạnh
Lợi và cộng sự (2009)[36], Khuất Thu Hồng và đồng nghiệp (2004)[37], trên thế
giới, Laura Nyblade và đồng nghiệp (2003)[101],[123],[125]. Các bài viết và các
nghiên cứu về kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS ngoài nước và trong nước thường
theo bốn nhóm vấn đề sau: (i) đặc trưng kỳ thị liên quan đến HIV (bao gồm khái
niệm, nguyên nhân, hậu quả và các dạng kỳ thị); (ii) Đo lường về kỳ thị; (iii) Rào
cản để tiếp cận đến các dịch vụ y tế- xã hội và (iiii) Ảnh hưởng HIV/AIDS đến các
quyền của trẻ.
1.1 Đặc trưng kỳ thị liên quan đến HIV
Trong những công trình nghiên cứu, bài viết khoa học của các tác giả trước kia
đã đề cập tới một số vấn đề như: khái niệm kỳ thị, những nguyên nhân, hậu quả và
các dạng kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS.
Khái niệm về kỳ thị: Theo Sarah E. Stutterheim (2001)[123, tr.3], thuật ngữ
“kỳ thị” trong tiếng Anh là stigma, từ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là

10


“dấu chỉ bêu xấu”, ám chỉ những dấu hiệu người ta tạo ra trên cơ thể những người
có những hành vi được coi là bất thường hoặc đồi bại về mặt đạo đức, và nó còn có
ý nghĩa “đóng dấu” cho tầng lớp thấp kém, nô lệ của xã hội thời bấy giờ. Những
dấu hiệu này được tạo ra bằng nhiều cách, ví dụ như: cắt, đốt trên cơ thể đối tượng
và có ý nghĩa báo cho mọi người biết để xa lánh họ. Ngày nay hiện tượng này
không còn phổ biến và từ kỳ thị mang một ý nghĩa tượng trưng về mặt xã hội.
Erving Goffman, (1963) nhà xã hội học người Mỹ đã đưa thuật ngữ kỳ thị trở lại khi
có bài viết học thuật về kỳ thị liên quan đến bệnh tâm thần, sự dị dạng của cơ thể và
những gì được xem là các hành vi lệch chuẩn. Goffman mô tả kỳ thị như là “một
thuộc tính hết sức cá nhân và dẫn tới việc loại bỏ một người hoặc một nhóm người

ra khỏi cộng đồng” và những người bình thường, coi họ là một người hoặc một
nhóm người “vô dụng” và “phế phẩm”. Mặc dù, vẫn có những tranh luận về khái
niệm này, nhưng khái niệm kỳ thị của Goffman đã được áp dụng và nhân rộng sang
nhiều lãnh vực khác nhau như y tế, khuyết tật, tâm lý và xã hội... nghiên cứu về kỳ
thị đối với bệnh phong (hủi) (Opela và Boillot, 1996), Ung Thư (Fife và
Wright,2000), bệnh tâm thần (Angermeyer và Matschinger 1994, Corrigan & Penn
1999, Phelan cùng cộng sự 2000). Kỳ thị còn được sử dụng để giải thích những thay
đổi bất thường của xã hội thất nghiệp (Walsgrove 1987), hay chỉ ra sự kỳ thị trong
sử dụng phúc lợi xã hội (Page,1984), khuyết tật- hiểu về tình trạng đối mặt với xe
lăn (Cahill và Eggleston 1995), cha mẹ kế (Coleman), các bà mẹ là đồng tính ái
(Causey và Duran-Adintug 1997). [85, tr.364]
Tiếp tục mở rộng các kết quả nghiên cứu của Goffman, Link và Phelan [85]
mô tả kỳ thị như là một quá trình gồm 3 bước riêng biệt: (i) Phân loại người “phế
phẩm” ra khỏi những người “bình thường” bằng cách phân biệt và gán nhãn;(ii) liên
hệ những sự khác biệt đó với những thuộc tính xấu; (iii) tách “chúng ta” ra khỏi
“chúng nó”. Kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS đã thể hiện đầy đủ quá trình của cả ba
bước này, qua việc tách và gán nhãn người có HIV và những người liên quan, gắn
cho những người này là những người có hành vi “vô đạo đức” thuộc nhóm “tệ nạn
xã hội” và tách họ ra như những thành phần thấp kém trong xã hội. Kỳ thị thường
được xem là quá trình hình thành và áp đặt cách đánh giá tiêu cực lên cá nhân hoặc

11


nhóm nào đó. Trong khi Goffman chú trọng tới những khía cạnh cá nhân của kỳ thị,
Parker và Aggleton [121,tr.9-12] đưa ra một khung lý giải nhấn mạnh kỳ thị như là
một quá trình phát sinh và tái phát sinh các mối quan hệ của quyền lực và kiểm soát,
và xem xét kỳ thị đã được sử dụng như thế nào để chuyển sự khác biệt thành sự bất
công- bao gồm sự bất công dựa trên các khía cạnh về giới, độ tuổi, định hướng tình
dục, giai cấp, chủng tộc hoặc sắc tộc và như vậy cho phép một vài nhóm hạ thấp giá

trị của các nhóm khác dựa trên cơ sở những khác biệt đó. Theo sự phân tích này, kỳ
thị và phân biệt đối xử được các nhóm chiếm ưu thế sử dụng để tạo nên, hợp thức
hóa và duy trì các bất công xã hội, và tạo ra sự kiểm soát xã hội thông qua việc loại
trừ các nhóm bị kỳ thị, và như vậy làm giới hạn khả năng của các nhóm và các cá
nhân bị kỳ thị phản kháng hoặc chống lại sự kỳ thị. Kết quả là các cá nhân hoặc các
nhóm bị kỳ thị có thể thừa nhận rằng họ “xứng đáng” bị đối xử một cách tồi tệ và
bất công tạo nên sự tự kỳ thị, khiến cho việc chống lại sự kỳ thị và phân biệt đối xử
thậm chí còn khó hơn nữa.
Tận dụng khái niệm của Goffman, Link và Phelan, Liên Hợp Quốc Phòng,
chống AIDS (UNAIDS) định nghĩa kỳ thị liên quan tới HIV/AIDS [133, tr.44] là
một “quá trình hạ thấp giá trị” (devaluation) của những người hoặc là có
HIV/AIDS hoặc có mối quan hệ với HIV/AIDS. Kỳ thị này nói đến thái độ, cảm
nhận và niềm tin tiêu cực hướng đến người có HIV hoặc là liên quan với HIV. Do
đó, kỳ thị liên quan đến HIV có lẽ ảnh hưởng đến những người bị nghi ngờ nhiễm
HIV, những người liên quan đến người có HIV, hoặc những người có nguy cơ
nhiễm HIV như người tiêm chích ma túy, người hành nghề mại dâm, nam quan hệ
tình dục đồng giới và những người chuyển giới tính. UNAIDS (2010) [130] mô tả
kỳ thị được biểu hiện qua ngôn ngữ, thái độ và hành vi kỳ thị như tẩy chay, bỏ rơi,
xa lánh, tránh giao tiếp mỗi ngày, lời nói quấy rối, bạo hành thân thể, lời nói xúc
phạm làm mất uy tín, trách mắng và nói xấu sau lưng. Kỳ thị cũng có lẽ là tự kỳ thị
bởi các cá nhân tự kỳ thị dưới hình thức cảm thấy xấu hổ, tự trách và xem bản thân
là vô dụng [136].

12


Phân biệt đối xử theo UNAIDS[130,tr.2] là sự đối xử không đúng và bất
công đối với một cá nhân dựa vào tình trạng bị nhiễm HIV hoặc bị coi là nhiễm
HIV. Mặc dù kỳ thị HIV thường dẫn đến sự phân biệt đối xử. Một lưu ý quan trọng
rằng thậm chí một người cảm nhận kỳ thị người khác nhưng anh ấy/ cô ấy có thể

quyết định không hành động theo hướng không công bằng hay phân biệt đối xử, khi
đó hành động kỳ thị chưa diễn ra. Ngược lại, một người có lẽ có niềm tin không kỳ
thị người khác nhưng lại kỳ thị là do pháp luật tạo ra sự kỳ thị.
Một số nhà nghiên cứu đã bao gồm phân biệt đối xử vào trong các khái niệm
kỳ thị như là trải nghiệm kỳ thị của người bị kỳ thị như Link và Phelan [85],[102].
Tại Việt Nam, tác giả đề tài chưa thấy có nghiên cứu lý thuyết về kỳ thị liên
quan đến HIV/AIDS, nhưng tận dụng các lý thuyết trên để xây dựng chính sách,
luật phòng chống HIV/AIDS, chiến lược về giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người
có HIV/AIDS thì đã được vận dụng qua các tài liệu [5],[8],[76] và cũng đã có các
nghiên cứu thực địa áp dụng các lý thuyết kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS ở trên
vào thực tiễn như Vũ Mạnh Lợi và cộng sự[36], Khuất Thu Hồng và đồng
nghiệp[37],[38].
Ở Việt Nam, kỳ thị được nhắc tới trong tài liệu hướng dẫn truyền thông nhằm xóa
bỏ kỳ thị năm 2006 [5] với khái niệm:
Kỳ thị là quá trình hình thành thái độ không chấp nhận và áp đặt cái nhìn tiêu
cực đối với một cá nhân/nhóm trên cơ sở sự khác biệt về một phẩm chất hay đặc
điểm nào đó của cá nhân hay nhóm đó.
Luật phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam[76] ghi rõ “kỳ thị người nhiễm
HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ
người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV
hoặc nghi ngờ nhiễm HIV”. Một điều cũng cần lưu ý thêm rằng kỳ thị thể hiện qua
thái độ hành vi của mọi người, nhưng mà đôi khi mọi người thường không ý thức
được rằng có những lời nói và hành động của mình là kỳ thị đối với người có HIV
hay người thân của người có HIV. Thêm vào đó, cũng nên biết rằng do người có

13


HIV và những người liên quan đến HIV thường quá nhạy cảm với những vấn đề về
kỳ thị nên dễ nhìn nhận những lời nói và hành động của người khác là kỳ thị với

họ.
Tác giả đề tài sẽ sử dụng khái niệm kỳ thị của Goffman, Link, Phelan và
UNAIDS, như vậy kỳ thị trong đề tài này được xác định là một “quá trình hạ thấp
giá trị” và làm mất đi cơ hội sống của những người có HIV hoặc những người bị
nghi ngờ nhiễm HIV/AIDS và những người thân của người có HIV (hay nghi ngờ
có HIV) bao gồm người chăm sóc trực tiếp trẻ em BAHBH, Trẻ em BAHBH. Rõ
ràng, về mặt xã hội, kỳ thị đã cách ly những người bị kỳ thị ra khỏi xã hội hoặc cản
trở họ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ xã hội mà đáng lý họ phải được hưởng đầy đủ
trong đời sống xã hội. Kỳ thị này nói đến thái độ, cảm nhận và niềm tin tiêu cực
hướng đến người có HIV hoặc là những người liên quan với HIV. Trong đề tài
nghiên cứu, tác giả không sử dụng khái niệm phân biệt đối xử như một khái niệm
riêng lẻ mà xem là kết quả cuối cùng của quá trình kỳ thị. Phân biệt đối xử được xác
định là các hoạt động tiêu cực diễn ra nhằm làm giảm giá trị và cơ hội sống của
người bị kỳ thị. Hành động phân biệt đối xử trong đề tài sẽ được thể hiện qua trải
nghiệm bị kỳ thị dưới các hình thức ngăn cản, cấm đoán, ném đồ thậm chí đánh đập
trẻ em BAHBH, không cho tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế, xã hôi, vui chơi giải
trí…
Người bị kỳ thị là người có HIV (hoặc nghi ngờ có HIV), những người thân
của người có HIV, đặc biệt là trẻ em BAHBH và người chăm sóc trực tiếp trẻ em
BAHBH.
Nguyên nhân của kỳ thị:
Đi tìm các nguyên nhân của kỳ thị để xây dựng các chiến lược giảm và từng
bước loại bỏ kỳ thị liên quan đến HIV ra khỏi xã hội là một nhiệm vụ quan trọng
mà các nhà khoa học xã hội tiên phong trong thời gian qua, đã có những bài viết
phân tích lý thuyết về nguyên nhân kỳ thị [85],[92],[106],[121],[139] và cả các
nghiên cứu thực nghiệm [36],[37],[38],[88],[115]. Tiêu biểu là nghiên cứu
“Disentangeling HIV and AIDS stigma in Ethiopia, Tanzania and Zambia” của

14



Laura Nyblade và cộng sự [101] với phương pháp nghiên cứu vừa định tính (730
người phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm) và 400 phiếu định lượng đã cho thấy
rằng nguyên nhân kỳ thị chính yếu là do kiến thức HIV/AIDS chưa đầy đủ và
thiếu chính xác kết hợp với nỗi sợ hãi bệnh tật và cái chết do HIV/AIDS gây ra.
Bên cạnh đó, người có HIV bị kỳ thị là do nhận thức xã hội cho rằng mắc
HIV/AIDS là từ hành vi vô đạo đức. Cuối cùng người ta không nhận ra rằng
những từ ngữ hay hành động của họ là kỳ thị với người có HIV.
Trong khi đó, Parker và Aggleton [121], đưa ra nguyên nhân gốc rễ của sự kỳ
thị là gắn HIV/AIDS với những định kiến kỳ thị trước đây liên quan đến tình dục,
giới, chủng tộc và tầng lớp xã hội. HIV/AIDS là bệnh đe dọa cuộc sống, sinh
mạng làm người ta sợ. HIV/AIDS liên quan mật thiết với các nhóm bên lề xã hội
(như ma túy, mại dâm, người quan hệ tình dục đồng giới).
Ở Việt Nam, tài liệu đào tạo cho sinh viên bác sỹ y học dự phòng của Bộ y tế
năm 2014[25, tr.51-54] đã mô tả kỳ thị là do 5 nguyên nhân chính: đặc điểm của
bệnh HIV/AIDS, hiểu biết hạn chế, hạn chế trong truyền thông về HIV/AIDS, đặc
điểm tâm lý xã hội (định kiến) và bất bình đẳng về giới. Thực tế năm nguyên nhân
này có thể gom lại thành hai nguyên nhân chính là do hiểu biết còn hạn chế, lo sợ
quá mức và định kiến HIV/AIDS với các vấn đề xã hội và giới. Thêm vào đó, đã có
một số nghiên cứu tìm hiểu về nguyên nhân của kỳ thị với các kết quả nghiên cứu
gần như tương đồng với các nguyên nhân trên thế giới, cụ thể như năm 2004, Khuất
Thu Hồng và cộng sự [37] đã thực hiện một cuộc nghiên cứu định tính với phỏng
vấn sâu và thảo luận nhóm tiêu điểm hơn 270 người tham gia là những người có
HIV, thành viên gia đình họ và thành viên sống trong cộng đồng tại thành phố Cần
Thơ và Hải Phòng. Kết quả cho thấy nguyên nhân của kỳ thị là do người dân trong
cộng đồng có hiểu biết chung về các đường lây truyền HIV, nhưng không rõ ràng
dẫn đến lo sợ bị lây nhiễm HIV qua các giao tiếp thông thường với người nhiễm
HIV. Điều này làm cho người ta có những hành động, kỳ thị không cần thiết mà họ
cảm nhận rằng làm như thế sẽ ngăn ngừa sự lây truyền của HIV. Nguyên nhân thứ
hai của sự kỳ thị liên quan đến “định kiến” của người dân trong cộng đồng, nhân

viên y tế, lãnh đạo cộng đồng khi cho rằng HIV/AIDS là gắn kết chặt chẽ với tiêm

15


chích ma túy, mại dâm mà cả hai nhóm này được coi là “tệ nạn xã hội”. Đặc biệt
trong nhận thức của người dân người sử dụng ma túy là những “người thích ăn
chơi” hơn. Do đó, đánh giá hành vi bị nhiễm HIV được cân nhắc như hành vi vô
đạo đức. Tuy nhiên nghiên cứu này tập trung vào người lớn, không có trẻ em chỉ có
thảo luận nhóm với người dân cộng đồng thì mới có nhóm thanh thiếu niên từ 15-24
tuổi tham gia. Ngoài ra, còn có một nghiên cứu khác về “tình dục đồng giới namsự kỳ thị và hệ quả xã hội” [36], Vũ Mạnh Lợi và cộng sự đã chỉ ra ba nguyên nhân
chính của sự kỳ thị là sự thiếu thông tin, kiến thức; gia đình, cộng đồng còn định
kiến về giới và sự tự kỳ thị.
Để tiếp tục khắc họa rõ ràng hơn về nguyên nhân sự kỳ thị phân biệt đối xử
với trẻ có HIV và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, một nghiên cứu khác của
Khuất Thu Hồng và cộng sự [38] đã cho thấy nỗi sợ hãi HIV/AIDS là một trong
những nguyên nhân cơ bản của sự kỳ thị đối với trẻ em có HIV. Điều này một phần
liên quan đến nỗi sợ hãi tương tự như nỗi sợ hãi đối với các bệnh truyền nhiễm
khác, như bệnh hủi hoặc bệnh lao, và cũng liên quan tới một thực tế là người dân
không chắc chắn lắm về những con đường mà HIV có thể lan truyền hoặc còn hoài
nghi kiến thức của mình. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất của kỳ thị đối với
nhóm trẻ là nỗi sợ hãi bị lây nhiễm HIV qua tiếp xúc thông thường mà gốc rễ của
vấn đề này là do những lo sợ mơ hồ của những người dân trong cộng đồng khi cho
rằng chính sự không ý thức được vấn đề lây nhiễm HIV của trẻ em trong lúc vui
đùa, học tập sẽ làm lây truyền HIV sang những trẻ không có HIV khác. Một nguyên
nhân khác được phát hiện trong nghiên cứu này cho thấy nhiều trẻ em tin rằng HIV
liên quan đến tệ nạn xã hội vì chỉ có cha mẹ nghiện ngập và không ra gì thì mới đẻ
ra những đứa con có HIV. Cũng từ những quan điểm này các em cho rằng HIV liên
quan đến những điều xấu xa và các em cần phải tránh xa những người có HIV bao
gồm trẻ có HIV để thành đứa “trẻ ngoan”.

Rõ ràng, các nguyên nhân của sự kỳ thị từ các nghiên cứu quốc tế và Việt
Nam đã có sự tương đồng, mỗi nghiên cứu mô tả tập trung vào ba nguyên nhân:
kiến thức chưa đầy đủ, lo sợ quá mức về nguy cơ bị lây nhiễm HIV qua tiếp xúc
thông thường, nên có những hành động không cần thiết dẫn đến kỳ thị và định kiến

16


người có HIV là thuộc nhóm tệ nạn xã hội do các hành vi vi phạm đạo đức. Dựa
vào các nguyên nhân dẫn đến kỳ thị này, tác giả đề tài sẽ tiếp tục kiểm chứng xem
người dân cộng đồng, người chăm sóc trực tiếp trẻ em và chính trẻ BAHBH hiện
nay có phải còn bị kỳ thị từ các nguyên nhân trên hay đã có sự thay đổi gì trong
những năm qua.

Dạng kỳ thị:
Nghiên cứu về các dạng kỳ thị để góp phần xây dựng các chương trình giảm
hoặc xóa kỳ thị là một trong những ưu tiên của các nhà tâm lý học, xã hội học và
nhân chủng học. Tùy vào lý thuyết tiếp cận và khung nghiên cứu, mà các nhà
nghiên cứu đã có những quan điểm về các dạng kỳ thị khác nhau.
Quan điểm về kỳ thị ở khía cạnh nhận thức: kỳ thị ở khía cạnh nhận thức được
các nhà tâm lý học quan tâm nhiều. Khi con người thường có xu hướng đưa ra các
quyết định dựa vào những tri thức, những kinh nghiệm sẵn có của bản thân. Tuy
nhiên, nếu con người suy nghĩ và đưa ra các quan điểm mà không dựa vào những tri
thức khoa học và bằng chứng thực tiễn mà lại từ những suy nghĩ theo kiểu “suy
diễn” thì có thể dẫn tới sự sai lệch trong nhận thức. Đôi khi những sai lệch này chỉ
đơn giản là sự hiểu biết chưa đầy đủ, hiểu nhầm, nhưng lại hình thành nên cách nhìn
nhận, quan điểm cá nhân và thường đi theo là niềm tin sâu sắc. Có thể nói kỳ thị
xuất phát từ nhận thức, sau đó ảnh hưởng tới thái độ và hành động. Vì vậy, các nhà
nghiên cứu tâm lý tập trung khá nhiều vào nghiên cứu nhận thức kỳ thị của những
người kỳ thị người khác (còn gọi là kỳ thị xã hội). Theo Anish P. Mahajan và cộng

sự năm 2007[82] nhận thức, niềm tin hay thái độ của những người kỳ thị người
khác và hậu quả được xem là nhận thức cho tương tác xã hội. Thực tế đây chỉ là cấp
vi mô, khi mà các nghiên cứu về kỳ thị quá tập trung vào cá nhân người kỳ thị
người khác trong khi đối tượng bị kỳ thị lại thiếu sự xem xét, nên thời điểm đầu thế
kỷ XXI môt số nhà xã hội học đã phê bình và lưu ý rằng cần phải chú ý đến các yếu
tố cấu trúc của sự kỳ thị như thế nào và phải làm sao để cải thiện tình trạng kỳ thị,
tiêu biểu những người theo quan điểm này có G.Link và Phelan[85], hay Parker và
Aggleton[121]. Những năm gần đây, các bài viết học thuật về kỳ thị đã theo xu

17


×