Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Vấn đề ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 188 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU THOA

VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI – 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU THOA

VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 9 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Giáo viên hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH BÙI QUANG DŨNG

HÀ NỘI - 2018



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ................................................. 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ......................... 5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án............................................................. 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án........................................................... 8
7. Kết cấu của luận án ............................................................................................ 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI .......................................................................................................................... 10
1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu nước ngoài ................................ 10
1.2. Các nghiên cứu trong nước về ruộng đất và nông dân ở đồng bằng sông
Cửu Long ............................................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ
RUỘNG ĐẤT......................................................................................................... 39
2.1. Các lý thuyết sử dụng trong luận án ............................................................ 39
2.2. Những quan điểm chỉ đạo của Đảng về vấn đề ruộng đất ......................... 49
2.3. Khung phân tích ............................................................................................. 55
2.4. Các khái niệm ................................................................................................. 56
2.5. Điểm nghiên cứu ............................................................................................. 66
CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG QUAN HỆ RUỘNG ĐẤT
VÀ SỰ PHÂN HÓA NÔNG DÂN TẠI 2 XÃ THUỘC TỈNH LONG AN ....... 71
3.1. Một vài đặc trưng của nông hộ với sở hữu ruộng đất ................................ 71
3.2. Nguồn gốc sở hữu ruộng đất và việc sử dụng .............................................. 79
3.3. Lao động và sự dịch chuyển lao động .......................................................... 86
3.4. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người nông dân hiện nay ................ 95
3.5. Thu nhập hộ gia đình ................................................................................... 103
CHƯƠNG 4. PHÂN HÓA NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỘNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.................. 110

4.1. Thực trạng mua bán và tích tụ ruộng đất ................................................. 110
4.2. Đất nông nghiệp và khác biệt giữa các nông hộ ........................................ 116
4.3. Hiện tượng xuất cư nông thôn và tầng lớp “công nhân nông nghiệp” ... 128
4.4. Nghề nghiệp và dự định chuyển đổi nghề nghiệp ..................................... 132
4.5. Những thay đổi trong lối sống ..................................................................... 142
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 154
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 167


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

CCRĐ

Cải cách ruộng đất

GCN

Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân

KHXHVN

Khoa học Xã hội Việt Nam

TCTK

Tổng cục thống kê

VHLSS

Khảo sát Điều tra mức sống dân cư Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông dân luôn gắn liền với ruộng
đất đây là hai nhân tố quan trọng nhất trong xã hội nông thôn. Ruộng đất đối
với người nông dân vừa là nơi canh tác tạo ra sản phẩm tiêu dùng, tạo ra của
cải tích lũy và tài sản thừa kế. Trong các giai đoạn lịch sử, đất đai nói chung
và ruộng đất người nông dân nói riêng luôn là câu chuyện trung tâm của mọi
hành động, mâu thuẫn và xung đột chính trị. Đầu thế kỷ XX, phong trào giải
phóng dân tộc diễn ra khắp nơi trên thế giới, Việt Nam với vấn đề “Ruộng
đất cho dân cày” chính là lực hút quan trọng, hấp dẫn để người nông dân thay
đổi tâm thức và đi theo cách mạng.

Tình hình phát triển của nông nghiệp Việt Nam trong thập niên 80 của
thế kỷ XX được đánh dấu bằng các chính sách cải cách trong nông nghiệp
của Nhà nước. Đầu tiên là Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, sau
là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, ban hành tháng 4 -1988, về đổi mới quản
lý nông nghiệp, theo đó ruộng đất từng bước được giao cho người dân quản
lý. Nội dung quan trọng nhất của Khoán 10 là thừa nhận hộ nông dân là đơn
vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp, khôi phục lại vị thế lâu nay của kinh tế
hộ gia đình, vốn gần như bị xóa bỏ trong suốt 30 năm tập thể hóa nông
nghiệp. Người nông dân được giao quyền sử dụng đất từ 10 năm đến 15 năm,
được tự do bán lại phần nông sản vượt ra ngoài sản lượng khoán. Chỉ trong
một thời gian tương đối ngắn, kinh tế nông thôn đã chuyển biến mạnh về mặt
thể chế: từ việc phổ biến các hợp tác xã nông nghiệp với hệ thống kiểm soát
chặt chẽ sang hình thức kinh tế thị trường tự do.
Các cuộc cải cách tiến hành trong bối cảnh quá độ từ một nền kinh tế
kế hoạch hóa sang nền kinh tế dựa trên các quan hệ thị trường mang lại nhiều
1


cơ hội và cũng đầy thách thức đối với nông dân, không ít khó khăn đang đặt
ra trước sự phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện nay ở Việt Nam. Lợi ích
kinh tế của các tác nhân phát triển tham gia vào hệ thống kinh tế xã hội ngày
càng trở nên khác biệt, thậm chí trở nên xung đột nhau. Bất bình đẳng tăng
nhanh có nguy cơ dẫn tới những bất ổn xã hội, nếu không có những cam kết
chính trị thực sự hữu hiệu.
Quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã ảnh hưởng sâu
sắc đến vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó có ruộng đất.
Việc thu hồi một phần lớn diện tích đất nông nghiệp của người dân để đầu tư
xây dựng các khu, cụm công nghiệp; trung tâm thương mại - du lịch - dịch
vụ; các khu đô thị; hạ tầng giao thông; sân golf… đã làm cho người dân
không còn đất để sản xuất nông nghiệp, không có việc làm sau khi bị thu hồi

đất để ổn định cuộc sống. Nhiều gia đình nông dân rời bỏ nông thôn, đi tìm
kiếm các khoản thu nhập phi nông nghiệp tại các vùng nông thôn và đô thị
khác, nhiều các vấn đề xã hội xuất hiện: tình trạng bất bình đẳng giữa thành
thị và nông thôn, sự phân hóa của nông dân, tình trạng bỏ ruộng đất và các
cuộc di cư …
Theo thống kê hàng năm hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đều
có xung đột về ruộng đất, đối với các tỉnh thành phía Nam, đặc biệt là ở
Đồng bằng sông Cửu Long do đặc điểm về địa lý khí hậu, đất đai phì nhiêu,
đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nên tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp, xung
đột ruộng đất xảy ra tương đối phức tạp [12]. Quá trình giải quyết một số vụ
xung đột về ruộng đất cho thấy ở một số nơi cấp uỷ, chính quyền bị vô hiệu
hoá, không thể lãnh đạo điều hành, kiểm soát được tình hình, nói người dân
không nghe; số đối tượng quá khích đập phá trụ sở công quyền, nhà ở và tài
sản công dân, chống người thi hành công vụ, bắt giữ người trái pháp luật.
Nhiều vụ không được giải quyết dứt điểm, để kéo dài tích tụ thành vấn đề
2


lớn, từ một vài người xung đột kéo theo đông người, thậm chí hình thành tổ
chức đi khiếu kiện, trở thành vấn đề xã hội phức tạp.
Trong định hướng chiến lược phát triển đến năm 2020, Việt Nam
mong muốn trở thành một nước công nghiệp, đặc biệt khu vực phía Nam có
một vai trò quan trọng đây là một vùng kinh tế lớn trong cả nước. Vùng đồng
bằng sông Cửu Long là “vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thủy sản, hoa
quả của cả nước, góp phần quan trọng vào an ninh lương thực quốc gia,
đóng góp lớn vào xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước” [112].
Trong bối cảnh thực tiễn và chính sách nói trên, việc nghiên cứu về
phương diện khoa học xã hội đối với vấn đề ruộng đất nói chung và ở đồng
bằng sông Cửu Long hết sức quan trọng. Nghiên cứu vấn đề này một cách
thấu đáo có thể cung cấp những giải pháp chính sách quan trọng cho việc

phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện nay. Do những giới hạn về nguồn
lực và thời gian, Luận án sẽ giới hạn việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất tại địa
bàn tỉnh Long An.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
tình hình ruộng đất, nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long, thông qua trường
hợp tỉnh Long An; làm rõ thực trạng các quan hệ ruộng đất và cơ cấu xã hội
tại địa bàn nghiên cứu trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị giải pháp để
phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Long An nói riêng và đồng bằng sông
Cửu Long nói chung.

3


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan nghiên cứu các xuất bản phẩm liên quan tới vấn đề ruộng
đất ở Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng;
Phân tích, đánh giá thực trạng các quan hệ ruộng đất tại địa bàn nghiên
cứu;
Phân tích tình hình và xu hướng của cơ cấu xã hội gắn liền với các
quan hệ ruộng đất tại địa bàn nghiên cứu;
Đề xuất kiến nghị giải pháp đối với tình hình các quan hệ ruộng đất tại
địa bàn nghiên cứu, mở rộng cho đồng bằng sông Cửu Long.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là “ vấn đề
ruộng đất ”, được hiểu cụ thể là tình hình quan hệ ruộng đất, cơ cấu xã hội tại
điểm nghiên cứu.
Không gian: Nghiên cứu tại 02 xã, xã An Vĩnh Ngãi thuộc thành phố
Tân An và xã Tân Lân thuộc huyện Cần Đước tỉnh Long An.

Lý do tác giả luận án lựa chọn tỉnh Long An: Tỉnh Long An có vị trí
địa lý khá đặc biệt vừa nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long vừa thuộc
vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh Long An được xác định là vùng
kinh tế động lực và có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế Việt Nam. Với vị thế cửa ngõ nối liền hai vùng, tỉnh Long An là vùng
đệm giữa khu vực phát triển nhanh ở Tp. HCM và khu vực châu thổ đồng
bằng sông Cửu Long về kinh tế, môi trường, và phát triển bền vững.
Thành phố Tân An là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ
thuật của tỉnh Long An. Thành phố vừa nằm trên đà phát triển của địa bàn
kinh tế trọng điểm phía Nam, vừa là cửa ngõ kinh tế của các tỉnh đồng bằng
4


Sông Cửu Long, có trục giao thông chính thủy bộ chạy qua trung tâm là
Quốc lộ 1A, Quốc lộ 62 và sông Vàm cỏ Tây.
Huyện Cần Đước nằm ở phía Đông Nam, thuộc vùng Hạ của tỉnh
Long An, là một huyện ven biển, ba phía được bao bọc bởi sông Rạch Cát và
sông Vàm Cỏ. Có Quốc lộ 50 nối với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh miền
Tây; Huyện Cần Đước có hệ thống giao thông bằng đường sông, rạch rất
thuận tiện trong việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa, đặc biệt huyện Cần
Đước là cửa ngõ giao thông huyết mạch giữa Thành phố Hồ Chí Minh đi các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu khoảng thời gian từ năm
2010 - 2016 ở đồng bằng sông Cửu Long.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác
Lênin về vấn đề ruộng đất. Luận án cũng vận dụng các lý thuyết xã hội học
hiện đại để luận giải về các vấn đề ruộng đất ở địa bàn nghiên cứu, của tỉnh
Long An, mở rộng ra là đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Đường lối chủ

trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân được
coi là quan điểm nền tảng giúp cho việc luận giải các vấn đề đặt ra từ thực
tiễn quan hệ ruộng đất và cơ cấu xã hội nông thôn Long An nói riêng và toàn
bộ vùng sông Cửu Long nói chung.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Phân tích tài liệu có sẵn: Là những tài liệu thu thập được từ các báo
cáo tổng kết, các nghiên cứu đã có và các tài liệu khác liên quan đến đề tài.
Sử dụng và phân tích dữ liệu từ các nghiên cứu trước đó: Nghiên cứu Bất
5


bình đẳng mức sống ở nông thôn Việt Nam qua sử dụng và quản lý đất đai
hiện nay; Điều tra mức sống dân cư Việt Nam (VHLSS) từ năm 1992 đến
năm 2012 ở khu vực nông thôn cả nước; Các nghiên cứu khác về đất đai.
Điều tra bằng bảng hỏi: Nghiên cứu tiến hành dựa trên một cuộc điều
tra bằng bảng hỏi cấu trúc với 500 hộ gia đình ở 02 xã thuộc tỉnh Long An.
Một bảng hỏi được thiết kế gồm những nội dung sau: 1. Thông tin chung về
hộ gia đình; 2. Tình hình đất đai, lao động và sản xuất của hộ gia đình;
3.Tình hình thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình; 4. Điều kiện sinh hoạt và
tiện nghi trong hộ gia đình. Bảng hỏi được thiết kế cho việc hỏi đáp trực tiếp
giữa điều tra viên và người trả lời. Cuộc phỏng vấn diễn ra tại nơi ở của
người trả lời, trong không gian thoải mái và không có sự xuất hiện của người
thứ ba. Trung bình mỗi bảng hỏi được thực hiện trong khoảng 40-50 phút.
Điều tra viên gồm các nhà nghiên cứu và các cộng tác viên là cán bộ
địa phương, chủ yếu là cấp huyện, trong một số trường hợp là cán bộ cấp xã.
Tất cả các điều tra viên đều được tập huấn về việc tiếp cận người trả lời, giới
thiệu về cuộc nghiên cứu, hiểu đúng nội dung câu hỏi và biết cách đặt câu hỏi
và giải thích câu hỏi cho người trả lời (trong trường hợp cần thiết).
Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn được tiến hành với những người am hiểu
tình hình tại địa phương (lãnh đạo xã, ấp, người già có uy tín, trưởng họ, cán

bộ ban ngành đoàn thể…). Nội dung phỏng vấn sâu tập trung làm rõ và đi sâu
hơn vào những nội dung liên quan vấn đề ruộng đất hiện nay. Tại mỗi xã,
chúng tôi tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu với cơ cấu như sau: 02 lãnh đạo
xã: 01 Bí thư và 01 Chủ tịch; 01 trưởng ấp; 02 người (già) có uy tín, am hiểu
tình hình địa phương; 02 trưởng họ; 01chủ tịch đoàn thể (mặt trận tổ quốc/hội
phụ nữ/hội nông dân/hội cựu chiến binh/đoàn thanh niên).

6


Nhập và xử lí dữ liệu: Bảng hỏi thu thập được nhập và xử lí bằng
phần mềm nhập liệu Data Entry, và phần mềm xử lí dữ liệu SPSS.
4.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
a. Tình hình của các quan hệ ruộng đất tại hai xã vào thời điểm nghiên
cứu như thế nào?
b. Tình hình cơ cấu xã hội gắn liền với các quan hệ ruộng đất tại hai xã
như thế nào?
Các giả thuyết nghiên cứu
Quan hệ ruộng đất của 02 xã tại thời điểm nghiên cứu mang những đặc
trưng chung của cả vùng.
Quá trình tích tụ ruộng đất tác động đến sự phân hóa nông dân ở đồng
bằng Sông Cửu Long.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án trình bày có hệ thống tình hình quan hệ ruộng đất và cơ cấu xã
hội tại 02 xã thuộc tỉnh Long An. Dữ liệu mà luận án thu thập và phân tích có
thể đóng góp vào nỗ lực chung hiện nay nhằm hiểu rõ hơn tình hình quan hệ
ruộng đất và cơ cấu xã hội tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Luận án cũng đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm góp phần giải
quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn quan hệ ruộng đất và cơ cấu xã hội tại địa

bàn nghiên cứu; các kiến nghị này, trong một chừng mực nhất định, có thể
mở rộng cho toàn tỉnh Long An và phần nào cho vùng nông thôn đồng bằng
sông Cửu Long.

7


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần làm rõ những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác Lê Nin và đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước ta
về vấn đề ruộng đất và phát triển nông nghiệp nông thôn tại một nước nông
nghiệp đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Kết quả
nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng
dạy môn xã hội học nông thôn, xã hội học phát triển ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp những bằng chứng mới góp vào
cuộc thảo luận chung hiện nay về vấn đề ruộng đất và phát triển nông nghiệp
nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm
tài liệu tham khảo trong việc hoạch định và thực hiện các chính sách phát
triển kinh tế - xã hội cũng như lựa chọn giải pháp có tính khả thi để điều
chỉnh ruộng đất trong giai đoạn hiện nay.
Giới hạn nghiên cứu: Nhan đề luận án được Hội đồng cho phép thực
hiện: “Vấn đề ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu long” với giới hạn: nghiên
cứu trường hợp tỉnh Long An. Do những hạn chế về thời gian và nguồn lực
nên nghiên cứu sinh sẽ tập trung vào trường hợp 02 xã của tỉnh Long An; mặt
khác, việc tham khảo, đối chiếu với các nguồn thông tin từ thống kê và các
báo cáo kinh tế xã hội khác sẽ cho phép điều chỉnh, làm rõ nhưng phân tích
và kết luận rút ra từ nghiên cứu trường hợp.
7. Kết cấu của luận án
Phần mở đầu: Giới thiệu lý do lựa chọn chủ đề, mục đích, đối tượng
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.

Chương 1: Tổng quan một số công trình trong và ngoài nước nghiên
cứu về vấn đề ruộng đất và đặc biệt là nghiên cứu tại đồng bằng sông Cửu

8


Long, từ đó rút ra các định hướng cho việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất tại
địa bàn được chọn thuộc tỉnh Long An;
Chương 2: Trình bày các cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu về
vấn đề ruộng đất;
Chương 3: Khái quát về thực trạng quan hệ ruộng đất ở 2 xã của tỉnh
Long An có đối chiếu với các nguồn dữ liệu khác liên quan tới vùng đồng
bằng sông Cửu Long;
Chương 4: Phân tích sự phân hóa nông dân ở tại địa bàn nghiên cứu
của tỉnh Long An;
Phần kết luận: Tổng hợp kết quả nghiên cứu và đề nghị các kiến nghị
về chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh Long An và đồng
bằng sông Cửu Long.

9


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong luận án này chúng tôi sẽ tổng quan một số công trình nghiên
cứu cả nước ngoài và trong nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đặc
biệt, là kết quả nghiên cứu một số công trình được thực hiện tại đồng bằng
sông Cửu Long.
1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu nước ngoài
Trong mục này chúng tôi điểm luận một số công trình đã xuất bản của

các tác giả nước ngoài về chế độ ruộng đất ở Việt Nam và đặc biệt ở đồng bằng
sông Cửu Long. Ở Đông Dương vào thế kỷ XIX, đã có sự đối lập giữa các trung
tâm dân cư truyền thống tiến hành các kỹ thuật thâm canh lúa nước với những
vùng kém phát triển về mặt kỹ thuật. Ở những vùng trồng lúa gạo, quan hệ giữa
địa chủ và tá điền không bao gồm lao dịch và các hình thức kiểm soát cá nhân.
Trong khi đó, tại các vùng biên giới, ruộng đất nhiều và hiếm nhân công, nông
dân di trú quay lại dùng các kỹ thuật quảng canh khá thô sơ. Các hình thức
chiếm hữu ruộng đất tại các vùng này khá giống với châu Âu Trung cổ. Mặc dù
Scott đã mô tả chế độ này như một điển hình của sự phát triển các quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa, đối lập với tình hình của Việt Nam. Có lẽ ở đây khái
niệm "tư bản" không thích hợp với tình trạng người nông dân nghèo phải lao
động trong các điền trang của chủ đất, những kẻ mà họ mắc nợ về lao động, có
bổn phận trung thành về chính trị và cung cấp lao dịch.
Trong chừng mực hiểu biết của chúng tôi thì có lẽ công trình Ory viết về
xã thôn ở Bắc kỳ là một trong những trước tác sớm nhất liên quan tới chủ đề
quan hệ ruộng đất. Tác giả này viết trong sách Xã An Nam ở Bắc kỳ đại ý rằng
việc nhà nước cấm chuyển nhượng ruộng đất là một biện pháp quan trọng vì nó
đảm bảo cho nông dân luôn có phần của mình trong việc phân chia ruộng đất
10


công. Đối với tác giả Xã An Nam ở Bắc kỳ thì "chức năng" của sở hữu ruộng đất
làng xã là nhằm củng cố việc đóng thuế và đảm bảo quyền được sống của
những người nghèo và người tàn tật (Ory, 1894).
Trong số các học giả nước ngoài viết về chế độ ruộng đất thì Gourou
có một vị trí nổi bật, do chỗ công trình khảo cứu địa lý nhân văn về người
nông dân châu thổ Bắc kỳ là công trình đầu tiên khảo sát kỹ lưỡng về chế độ
ruộng đất. Một nhận xét quan trọng ở cuốn sách đó là luận điểm cho rằng
trong nước Việt Nam truyền thống, nền đại sở hữu không phát triển vì sự tổ
chức kinh tế không thuận lợi cho nó, vì phong tục chống lại nó và vì nhà

nước không có thiện cảm với nó. Chẳng hạn, một người nào đó sẽ thất vọng
khi mua đất tại một làng không phải sinh quán của anh ta vì làng tổ chức để
ngăn chặn điều đó. Làng xã không bao giờ muốn thành viên của nó bị lâm
vào tình trạng "nông dân không đất". Chỉ trong trường hợp người muốn mua
đất chấp nhận người bán đất trở thành tá điền và công xá phải cao hơn so với
mức trả cho dân làng thì anh ta mới mong làm được điều đó. Hệ thống phát
canh thu tô kiểu này hỗ trợ cho sự liên kết của làng bởi ít khi người ở bên
ngoài có thể sở hữu hoặc canh tác trên đất đai của nó. Xét về nguồn tài
nguyên quan trọng nhất thì làng cơ bản vẫn là một hệ thống khép kín
(Gourou, 2003, dẫn lại Bùi Quang Dũng, 2007).
Những chuyên khảo về xã hội nông thôn và chế độ ruộng đất ở Nam
bộ được biết tới với công trình của Gerald Hickey về xã Khánh Hậu (thuộc
tỉnh Long An).. (Năm 1960). Trong khảo cứu xã hội học của mình về xã này,
tác giả đã trình bày về lịch sử và địa lý của vùng đất, các định chế tôn giáo và
gia đình, thân tộc, đời sống kinh tế, bộ máy hành chính, các đặc trưng kinh tế
- xã hội của xã Khánh Hậu Tình hình ruộng đất không được bàn luận kỹ
lưỡng trong công trình nghiên cứu này, tuy nhiên, những thảo luận về xã hội
nông thôn với các định chế và tổ chức của nó cung cấp những gợi ý sâu sắc
11


về nền tảng kinh tế của tổ chức xã hội thôn ấp. Một công trình khảo cứu xã
thôn đồng bằng sông Cửu Long từ góc độ kinh tế học do Robert Sansom tiến
hành sau đó ít lâu. Mẫu khảo sát của cuộc nghiên cứu này ở tại hai xã Long
Bình Điền và Thân Cửu Nghĩa (thuộc tỉnh Định Tường, nay là Tiền Giang).
Cuốn sách của tác giả xuất bản sau đó (1970) nhan đề Kinh tế học về cuộc
nổi dậy ở châu thổ sông Mê kong (1970) thảo luận xung quanh các vấn đề về
chế độ sở hữu ruộng đất, năng suất nông nghiệp, vốn và lao động; tác giả
cũng bàn luận về những vấn đề lý thuyết của bộ môn kinh tế học phát triển
như tình trạng thất nghiệp trá hình ở nông thôn, các quyết định đầu tư trong

sản xuất nông nghiệp . Tác giả nêu ra những hàm ý xã hội và chính trị gắn
liền với tình hình sở hữu đất đai ở Nam bộ; ông cho rằng ruộng đất đóng một
vai trò trò xã hội cũng như kinh tế quan trọng, ý nghĩa của nó đã được khắc
sâu vào kết cấu xã hội và kinh tế của vùng nông thôn châu thổ sông Mê
Kông, và mọi tính toán về chiến lược và sự thắng bại của cuộc chiến tranh
phải nhìn chủ yếu từ góc độ này..
Tiếp theo công trình của R. Samson xuất hiện một số công trình nghiên
cứu về nông dân và ruộng đất ở Việt Nam, trong đó đặc biệt đáng chú ý là hai
công trình của James Scott và Samuel Popkin. Mặc dù đều là những nỗ lực lý
thuyết nhằm lý giải những đặc trưng của các tầng lớp nông dân trong bối
cảnh khởi nghĩa và cách mạng trong thế kỷ 20, và chỉ đề cập tới nông dân
Việt Nam nói chung, nhưng cả hai công trình này đều có những nội dung liên
quan tới tình hình ruộng đất và nông dân châu thổ sông Cửu Long.
Trong công trình Nền kinh tế đạo lý của người nông dân (1976) James
Scott cho rằng vấn đề cốt lõi của hộ gia đình nông dân là vấn đề sinh tồn. Do
tình trạng bấp bênh của sinh kế nông hộ cũng như sự bất trắc của thời tiết nên
người nông dân đâm ra lúc nào cũng tìm cách tránh né rủi ro, tránh nguy cơ
thất bát mùa màng. Chính nỗi lo âu thiếu ăn, hay nói rộng ra là “đạo đức sinh
12


tồn” chính là nhân tố giải thích những đặc trưng của xã hội nông dân như e
ngại áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tâm lý gắn bó với đất đai bằng bất cứ giá nào,
cũng như những đặc trưng của những mối quan hệ với người khác và với các
định chế xã hội. Mục tiêu chủ yếu của người nông dân là an toàn, chứ không
phải là nhắm đến tính toán tối đa hóa lợi nhuận (J. Scott, 1976, dẫn theo Trần
Hữu Quang, 2015).
Trong khuôn khổ của nền “kinh tế đạo lý”, đời sống của người nông
dân và nông hộ gắn liền mật thiết với cộng đồng làng xã và các định chế của
cộng đồng này nhằm bảo đảm được cho mình mức thu nhập an toàn tối thiểu

thông qua những lối “sắp xếp xã hội” kiểu như các ứng xử hỗ tương, công
điền, hay vần đổi công. Nếu thứ đạo lý này tỏ ra mạnh mẽ ở Bắc kỳ hay
Trung kỳ, thì lại khá yếu ớt ở những vùng đất mới mở. Khi nói tới nền “kinh
tế đạo lý”, James Scott hàm ý nói tới ý niệm về “sự công bằng kinh tế” của
người nông dân (J. Scott, 1976, dẫn lại Trần Hữu Quang, 2015).
Công trình của tác giả Samuel Popkin có nhan đề là Người nông dân
duy lý (1979). Nếu lý thuyết kinh tế đạo lý cho rằng cộng đồng làng xã là
người chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc bảo đảm đời sống và phúc lợi của
cư dân của mình, thì lý thuyết kinh tế chính trị cho rằng người nông dân là
người có lối suy nghĩ và lối ứng xử theo hướng duy lý, và đặc trưng sinh hoạt
làng xã thực ra là kết quả của những sự tương tác giữa những nông dân biết
mưu lợi (S. Popkin, 1979 dẫn lại Bùi Quang Dũng, 2001).
Một học giả khác, P. Brocheux, khi bình luận về hai hướng phân tích
nói trên, đã nhận xét rằng thực ra cả hai tác giả không phải lúc nào cũng bàn
về một chuyện hay về cùng một giai đoạn, rằng họ đều bỏ quên mối quan hệ
hỗ tương giữa làng xã với xã hội bên ngoài và các định chế. Nhà nghiên cứu
Trần Hữu Quang, khi thảo luận về hai công trình này, đã nhận xét rằng ông
13


tán đồng quan điểm của Brocheux và do đó, trong công trình bàn về tâm thức
ruộng đất, ông trích dẫn cả hai tác giả Scott và Popkin ở những điểm có liên
quan mà không có nghĩa là theo quan điểm của bất kỳ ai trong đó (Trần Hữu
Quang, 2015).
Càng ngày vấn đề ruộng đất nổi lên, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu
Long do những biến đổi trong kinh tế nông dân và do những tác động chính
sách. Thật thế, những thay đổi trong chính sách đất đai của Việt Nam góp
phần đáng kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông nghiệp và phát triển khu
vực nông thôn nói chung và của đồng bằng sông Cửu Long nói riêng (ví dụ
Pingali và Xuân 1992; Akram-Lodhi 2004; Ravallion và van de Walle 2001,

2003, 2006, 2008a, b). Pingali và Xuân (1992) cho biết quá trình phi tập thể
hóa, đặc biệt với Luật đất đai 1988 và Nghị quyết 10 (1988) trao quyền sử
dụng đất đai cho nông dân, đã dẫn tới sự tăng trưởng trong sản lượng nông
nghiệp, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long. Quyền sử dụng đất đai được
giao cho nông hộ được sửa đổi và cải thiện trong Luật đất đai góp phần hình
thành và phát triển thị trường mua bán (quyền sử dụng) đất. Sử dụng dữ liệu
mức sống dân cư 1993 và năm 1997/1998, Deininger và Jin (2008, tr.93)
chứng minh rằng sự hình thành thị trường mua bán và thuê mướn đất đai góp
phần làm tăng năng suất đất đai vì đất đai được tích tụ vào tay những người
nông dân có năng lực tốt hơn. Sử dụng dữ liệu điều tra mức sống dân cư
1993, Đỗ và Iyer (2008) đi đến kết luận rằng Luật Đất đai 1993 có ảnh hưởng
lớn đến quyết định của các hộ gia đình trong việc đầu tư nông nghiệp một
cách lâu dài đồng thời chuyển dịch sang các hoạt động phi nông nghiệp
(tr.27). Mặc dù một vài học giả lo ngại tình trạng mất đất tăng lên, nhưng
Ravallion và van de Walle (2008 a, b) chứng minh rằng tình trạng này không
đồng nghĩa với nghèo đói, mà góp phần tạo cơ hội cho nông dân tách ra khỏi
hoạt động nông nghiệp truyền thống để đa dạng hóa nguồn thu nhập bằng
14


cách tham gia vào các ngành kinh tế khác. Một phân tích dựa trên dữ liệu
mạng lưới của Prota và Beresford (2011) tại Trà Vinh cho biết rằng quá trình
phát triển thị trường góp phần tạo ra sự xuất hiện của các quan hệ giai tầng
mới, một là nông dân giàu có sở hữu nhiều tài sản trong hệ thống sản xuất và
buôn bán nông nghiệp địa phương, hai là lao động nông nghiệp- những người
không có đất phải đi làm thuê (Dẫn lại Bùi Quang Dũng & Nguyễn Trung
Kiên, 2016).
Các công trình nghiên cứu xã hội của một số tác giả nước ngoài về cư
dân đồng bằng sông Cửu Long cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 đã ghi
nhận tinh thần nhạy bén tiếp thu kỹ thuật mới, khả năng tự biến đổi và thích

nghi của người nông dân để nâng cao năng lực tác động tới môi trường sống
mà họ hiểu biết khá tường tận. Các nhân tố văn hóa cộng đồng cổ truyền, như
các quan hệ thân tộc, láng giềng, các quan hệ trong cộng đồng tôn giáo,
không có ảnh hưởng thắt buộc hoặc cản trở đối với quá trình tiếp nhận các kỹ
thuật mới (trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp) của người nông dân. Trái
lại, cơ chế thông tin truyền thống đã vận hành từ lâu đời trong nội bộ thôn ấp,
dựa trên nguyên tắc truyền miệng, nêu gương và mô phỏng vẫn có được tác
động tích cực trong khi kết hợp với các cơ chế chuyển giao kỹ thuật theo
phương pháp hiện đại. Các quan hệ cộng đồng lợi ích chặt chẽ của thiết chế
gia đình nông dân đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quyết định tiếp
nhận, quảng bá và thực hành kỹ thuật mới trong cư dân đồng bằng sông Cửu
Long, ngay cả trong điều kiện đã xuất hiện các hình thức tập đoàn sản xuất
hoặc hợp tác xã [145].
Trong số những nghiên cứu mà chúng tôi vừa tóm lược, đặc biệt thú vị
là một khảo sát của Terry Rambo: Đối chiếu các hệ thống xã hội nông dân ở
miền bắc và miền nam Việt Nam (1973), tác giả đã tiến hành so sánh các đặc
trưng của làng xã ở miền bắc và miền nam Việt Nam xét trên các bình diện
15


sinh thái, dân số, cộng đồng, sinh hoạt văn hóa... để đi đến nhận định cho
rằng làng xã ở châu thổ sông Cửu Long, đặc biệt ở phía tây sông Hậu, mang
tính chất “cộng đồng mở”, khác hẳn với tính chất “cộng đồng phường hội
đóng kín” (theo nghĩa của Eric Wolf, 1955). Luận điểm chính trong nghiên
cứu này mà tác giả đưa ra chính là sự hình thành và phát triển của loại hình
làng xã không phải là kết quả của một quá trình “kế tục” hay “thừa kế” từ
hình thái làng xã cổ truyền ở miền bắc, mà đã thay đổi mô hình cổ truyền
theo hướng thích nghi văn hóa và thực chất là kết quả của một quá trình tiến
hóa (dẫn lại Trần Hữu Quang, 2016).
1.2. Các nghiên cứu trong nước về ruộng đất và nông dân ở đồng

bằng sông Cửu Long
Sự phát triển khác nhau của các quan hệ ruộng đất tại hai miền Nam và
Bắc do nhiều nhân tố quy định, trong đó, xét về mặt lịch sử thì vai trò của nhà
nước và cộng đồng làng rất rõ nét.
Liên quan tới chế độ ruộng đất ở miền bắc, nhiều giả thuyết do các nhà
nghiên cứu nêu ra liên quan tới tình hình ruộng đất thời cận đại và hiện đại, đều
nhấn mạnh tới nguồn gốc của một hình thái tài sản cổ xưa. Tài sản của làng xã
có phải là một tàn dư của chế độ ruộng đất cổ xưa (chế độ ruộng đất công xã)
nhằm loại bỏ tài sản tư hữu? Hay đó là chính sách của nhà nước nhằm đánh
vào tài sản tư hữu đang lan khắp nơi và có khả năng biến thành chế độ đại sở
hữu, nguy cơ của biến động xã hội? Sự can thiệp của nhà nước trước kia trong
lĩnh vực này rất rõ. Trong nước Việt Nam ngày xưa, nhà vua là người chủ sở
hữu duy nhất đối với đất đai và thần dân chỉ có quyền chiếm hữu. Ta biết rằng,
vua Minh Mạng từng ra một đạo dụ bắt các nhà giàu nhượng lại 3/10 ruộng đất
cho làng. Những đạo dụ như thế nhằm tránh sự xuất hiện một giai cấp nông
dân không đất đông đảo. Công cuộc dinh điền do chính quyền phong kiến thực
hiện trước kia, hầu hết ruộng đất lúc đầu là ruộng công. Nhưng không phải các
16


làng tại miền Bắc Việt Nam đều do nhà nước lập nên mà nhiều làng đã có từ
trước khi có nhà nước. Trong những trường hợp như thế, ruộng đất công có
nguồn gốc sâu xa ở tổ chức xã hội Việt Nam trước khi thành lập nhà nước (Bùi
Quang Dũng, 2007).
Về tình hình ở đồng bằng sông Cửu Long, cho tới nay có nhiều công
trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về nông nghiệp, nông thôn và
tình hình nông dân. Phần này sẽ chỉ tập trung vào những xuất bản phẩm quan
trọng nhất, liên quan trực tiếp tới chủ đề của luận án: vấn đề ruộng đất.
Lê Quý Đôn, viết vào thế kỷ XVIII, trong công trình có nhan đề là
“Phủ biên tạp lục” (1776). Ở Nam bộ, ngay từ thời khẩn hoang ban đầu, theo

lời mô tả của Lê Quý Đôn, thì các chúa Nguyễn đã “cho chiêu mộ những
người dân có vật lực từ các xứ Quảng-nam, phủ Điện-bàn, phủ Quảng nghĩa
và phủ Qui-nhân thiên cư vào ở đất Đồng-nai thuộc phủ Gia-định. Những
người di cư mới ra sức chặt phát cây cối, cắt cỏ rậm và mở mang đất đai
thành những vùng đất bằng phẳng, thổ địa phì nhiêu” (Lê Quý Đôn, dẫn lại
Trần Hữu Quang). Chính do vậy mà tại vùng đất này, ngay từ xa xưa, chế độ
sở hữu ruộng đất tư đã khá phổ biến (Nguyễn Công Bình, 1998). Vào năm
1836, trong tổng diện tích sản xuất nông nghiệp ở Lục tỉnh Nam kỳ, diện tích
thuộc sở hữu công chỉ chiếm 8,1%, còn lại 91,9% là thuộc sở hữu tư nhân
(Nguyễn Đình Đầu, 1994). Đến năm 1940, thống kê của chính quyền, thì tỷ
lệ đất công điền ở Nam kỳ chỉ còn chiếm 2,5% diện tích trồng trọt, trong khi
ở Bắc kỳ tỷ lệ này lên tới 20%, và ở Trung kỳ là 26%.
Theo Li Tana: “sự phát triển của châu thổ sông Cửu Long như một
vùng sản xuất gạo hàng hóa cho thị trường xuất cảng chắc chắn là một trong
những biến cố trọng yếu nhất của Nam kỳ vào thế kỷ 18. Đây cũng là một
chặng quan trọng trong lịch sử Việt Nam, vì nó thể hiện một sự đoạn tuyệt
17


thực sự khỏi những tập quán nông nghiệp Việt Nam và trật tự kinh tế chủ đạo
thời ấy” (Li Tana, 2004, tr.74 ). Nền tảng kinh tế của nền kinh tế thị trường
này chính là chế độ tư hữu ruộng đất, khác biệt hẳn so với cả nông thôn Bắc
bộ lẫn Trung bộ.
Chế độ tư hữu ruộng đất ở đây hình thành ngay từ những thế kỷ 17-18
– đây là một sự kiện đặc thù mà Lê Thành Khôi đánh giá là một bước chuyển
quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, một “ hiện tượng lớn làm thời kỳ này
khác với các thời kỳ trước” (Lê Thành Khôi, 2014, tr. 313). Khi di dân vào
vùng đất mới này, lẽ tất nhiên, người Việt đã mang theo trong hành trang của
mình tâm thức của dân tộc Việt cũng như mô hình kết cấu của xã hội Việt
trong quá trình khẩn hoang và định cư lập nghiệp. Paul Mus mô tả như sau về

tiến trình lập làng ở Nam bộ: “Việt Nam trước hết là một cách thức tồn tại và
cư trú – sự biểu hiện và công cụ khuếch trương của cách thức này chính là
làng xã, và sự nảy nở của các làng xã (…). Chính do vậy mà về mặt lịch sử,
(…) bước tiến của cả một tuyến đầu làng xã bao gồm các binh lính, tội phạm
và dân tự do đã làm cho Nam kỳ (…) trở thành một vùng đất Việt tương tự
như các vùng khác” (Paul Mus, 1952, tr. 20 dẫn lại Nguyễn Nghi, 2014).
Thảo luận về định chế ruộng đất tư hữu (một đặc trưng quan trọng của
chế độ ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long), Trần Thị Thu Lương phát
biểu rằng, ngay từ thời kỳ khẩn hoang: “ruộng đất tư đã phát triển trên thực
tế cũng như trong ý thức…” từ nhiều thế kỷ trước các quan hệ về đất đai bất
cứ ở đâu và lúc nào cũng mang tính lịch sử - xã hội sâu sắc [84, tr 205]. Với
một mức độ khuếch trương lớn lao về thủy lợi trong thời kỳ thuộc địa, vốn
thực ra đã được khởi sự từ thời nhà Nguyễn, tổng diện tích đất nông nghiệp
của Nam kỳ đã gia tăng từ con số 349.000 héc-ta vào năm 1879 lên tới hơn
2.400.000 héc-ta vào năm 1929. Tuy nhiên, chính sách ruộng đất của nhà
cầm quyền thuộc địa một mặt đã củng cố chế độ tư hữu ruộng đất, mặt khác
18


đã dẫn đến hệ quả là một tình trạng phân cực mạnh mẽ trong cơ cấu xã hội ở
vùng đất này, giữa một bên là tầng lớp đại điền chủ có hàng trăm héc-ta hay
thậm chí hàng ngàn héc-ta mỗi hộ, và cực bên kia là tầng lớp đông đảo tá
điền không có đất canh tác, hay “không có mảnh đất cắm dùi” như nông dân
thường nói, buộc phải lãnh canh nộp tô để sinh tồn. Đây là một hiện tượng
chưa hề có trong vùng này vào thời tiền thuộc địa (Trương Quang, 1987, tr.
136), “một mô thức chế độ sở hữu ruộng đất hoàn toàn khác với đặc trưng
truyền thống của Việt Nam” (Nguyễn Thế Anh, 2003, tr. 117).
James Scott cũng cho rằng vùng đất Nam kỳ đã có một “nền nông
nghiệp tư bản chủ nghĩa” và đã “hội nhập vào thị trường thế giới” ngay cả từ
trước thập niên 1930 (J. Scott, 1976, tr. 40, 90).

Nếu trong thời quân chủ, Bắc bộ và Trung bộ là những nơi mà chế độ
công điền đã phổ biến đến mức khiến cho “sở hữu làng xã tách khỏi sở hữu
gia đình”, và do đó “ngay cả trong kinh doanh nông nghiệp, gia đình cũng ít
nhiều phụ thuộc vào làng xã về ruộng đất và thủy lợi” (Đỗ Thái Đồng, 1990,
tr. 10), thì ở Nam bộ, “làng không có nghĩa vụ kiểm soát, phân chia việc khai
thác đất đai, không có chức năng điều hành việc sử dụng các nguồn nước.
(…) Người tiểu nông ở Nam bộ, tuy cũng là thành viên trong cộng đồng làng,
nhưng cá nhân họ dựa trên quyền tư hữu ruộng đất và được pháp luật thừa
nhận, nên cũng không bị ràng buộc chặt chẽ vào quan hệ “trong họ ngoài
làng” (Nguyễn Công Bình, 1998, tr. 26-27).
Đồng tác giả của “Điều tra nông dân” (2009) nhận xét rằng trong khi
diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người trên thế giới là 0,52
ha, ở khu vực là 0,36 ha, hiện nay Việt Nam chỉ có 0,25 ha/người. Diện tích
đất dành cho sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chiếm 29% tổng diện tích
đất, trung bình mỗi người dân Việt Nam hiện chỉ còn 0,11 ha đất sản xuất
19


nông nghiệp (nếu tính riêng đất trồng lúa thì chỉ còn 0,04 ha/người). Diện
tích này lại được phân phối không đều giữa các vùng miền trong cả nước. Ở
khu vực đông dân như đồng bằng sông Hồng, diện tích đất sản xuất nông
nghiệp chiếm 37,7% ( trung bình mỗi người có 0,04 ha đất) còn đồng bằng
sông Cửu Long, quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp lớn gần gấp đôi so
với đồng bằng sông Hồng (63%), trung bình mỗi người dân đồng bằng sông
Cửu Long có 0,14 ha đất cho sản xuất nông nghiệp [113].
Về nguồn gốc của ruộng đất canh tác, tác giả Trần Hữu Quang cho biết
nếu vào thuở ban đầu, ruộng đất chủ yếu là do nông dân khai khẩn thì ngày
nay ruộng đất của các thế hệ con cháu phần lớn đều do ông bà cha mẹ để lại
và/hoặc do mua bán mà tạo lập được. Kết quả cuộc điều tra của tác giả và
cộng sự vào tháng 5-2012 cho biết trong số những hộ nông nghiệp có đất, có

68% hộ có đất do ông bà cha mẹ để lại (chiếm 54% diện tích), và 40% hộ có
đất do mua lại (39% diện tích)1.
Kết quả cuộc điều tra nông thôn năm 2009 của Bùi Quang Dũng cũng
xác nhận tình hình vừa nêu, trong khi đó tình hình ở châu thổ sông Hồng thì
hoàn toàn khác, chỉ có 3% nông hộ có đất do cha mẹ để lại và 1% nông hộ có
đất do mua lại2. Xét về mặt nguồn gốc ruộng đất, tình hình ở Nam bộ khá
tương phản với tình hình ở miền Bắc. Theo Bùi Minh và các đồng tác giả,
cũng dựa trên kết quả khảo sát năm 2009 vừa nêu trên, ở miền Bắc, 94,5%
ruộng đất là do được chia cấp (tỷ lệ này ở Nam bộ chỉ là 5,1%), “do chính
sách phân chia ruộng đất từ sau [khi giải thể] tập thể hóa của các chính
quyền địa phương”; “trong khi ở miền Nam tư hữu về ruộng đất diễn ra từ
Tổng cộng tỷ lệ vượt quá 100% vì có một số hộ vừa có thửa ruộng do ông bà để lại, vừa có thửa
ruộng do mua lại.
1

Đây là cuộc điều tra của đề tài mang tên là “Điều tra nông dân Việt Nam năm 2009” (chủ nhiệm :
Bùi Quang Dũng) do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam chủ trì tiến hành trên tám xã thuộc hai tỉnh
Bắc bộ và hai tỉnh Nam bộ : Hải Dương, Thái Bình, An Giang và Hậu Giang (xem Bùi Quang
Dũng, Đặng Thị Việt Phương, 2011, tr. 16).
2

20


sớm, thì ở miền Bắc, cho đến nửa đầu thập niên 1990, (...) hầu hết nông hộ
vẫn còn ở trong tình trạng bình quân về sở hữu đất đai” (Bùi Minh et al.,
2012, tr. 31-32).
Trần Hữu Quang nhận xét rằng chỉ có dựa trên nét đặc trưng lịch sử sở
hữu tư nhân về ruộng đất cộng với khuôn khổ của một truyền thống sản xuất
hàng hóa trong suốt mấy thế kỷ qua thì chúng ta mới có thể lý giải được một

cách thích đáng các quan hệ ruộng đất trong nông thôn đồng bằng sông Cửu
Long, lẫn những quan niệm và những lối ứng xử đặc thù của người nông dân
Nam bộ đối với ruộng đất cũng như đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp
trong bối cảnh ngày nay.
Tầm quan trọng của vấn đề ruộng đất ngày càng thu hút sự quan tâm
của giới nghiên cứu kinh tế và xã hội học. Những nghiên cứu từ những năm
2000 trở về sau này có xu hướng gắn vấn đề ruộng đất với cơ cấu xã hội, sự
bất bình đẳng trong nông thôn. Có thể dẫn ra đề tài cấp Bộ: Bất bình đẳng
mức sống ở nông thôn Việt Nam qua sử dụng và quản lý đất đai hiện nay do
nhà nghiên cứu Đỗ Thiên Kính làm chủ nhiệm (2016). Nghiên cứu đã đưa ra
bức tranh toàn cảnh về nông thôn Việt Nam và bức tranh thực trạng về sử
dụng nguồn lực đất nông nghiệp (1992-2012). Đề tài tập trung tìm hiểu diện
tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình, tỉ lệ các hộ không đất sản xuất, xu
hướng tập trung, tích tụ đất nông nghiệp và kết quả thu nhập trên diện tích
đất nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn, từ đó đưa ra nhận xét về sử dụng
nguồn lực đất đai của người dân ở 6 vùng kinh tế - xã hội. Từ việc phân tích
kết quả khảo sát Điều tra mức sống dân cư Việt Nam (VHLSS) từ năm 1992
đến năm 2012 ở khu vực nông thôn cả nước, tác giả kết luận rằng tỉ lệ các hộ
gia đình không đất Nông nghiệp ở nông thôn có xu hướng tăng lên trong quá
trình đổi mới 20 năm. Trong đó, nông thôn các tỉnh miền Nam có tỉ lệ hộ

21


×