Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

đề cương quản lý rùng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.32 KB, 6 trang )

Câu 14
-Cộng đồng quốc tế, Chính phủ và các cơ quan chính phủ, các tổ chức môi trường,
xã hội v.v. đòi hỏi các chủ sản xuất kinh doanh rừng phải chứng minh rằng rừng
của họ đã được quản lý bền vững. Người tiêu dùng sản phẩm rừng đòi hỏi các sản
phẩm lưu thông trên thị trường phải được khai thác từ rừng đã được quản lý bền
vững. Người sản xuất muốn chứng minh rằng các sản phẩm rừng của mình đặc biệt
là gỗ, được khai thác từ rừng đã được quản lý một cách bền vững. Chứng chỉ rừng
được coi là công cụ mềm để thiết lập quản lý rừng bền vững nhằm vừa đảm bảo
đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo các mục tiêu về môi trường
và xã hội. Để xác nhận Quản lý rừng bền vững thì phải tổ chức đánh giá và cấp
chứng chỉ rừng.
Như vậy,Chứng chỉ rừng là sự xác nhận bằng giấy chứng chỉ rằng đơn vị quản lý
rừng được chứng chỉ đã đạt những tiêu chuẩn về Quản lý rừng bền vững do tổ chức
chứng chỉ hoặc tổ chức được uỷ quyền chứng chỉ cấp.
- Tại sao cần chứng chỉ rừng? Ngày nay toàn thế giới ngày càng quan tâm đến
tình trạng diện tích và chất lượng rừng ngày một suy giảm, ảnh hưởng lớn đến môi
trường sống và khả năng cung cấp sản phẩm rừng cho phát triển bền vững cũng
như nhu cầu hàng ngày của người dân. Vấn đề 9 cần được giải quyết là làm thế nào
quản lý kinh doanh rừng phải vừa đảm bảo lợi ích kinh tế, đem lại lợi ích thiết thực
cho các cộng đồng dân cư sống trong rừng, vừa không gây tác động xấu đến môi
trường sống, tức là thực hiện được quản lý rừng bền vững. Như đã trình bày ở trên,
có thể nói Chứng chỉ rừng là cần thiết vì:
• Cộng đồng quốc tế, chính phủ và các cơ quan chính phủ, các tổ chức môi
trường, xã hội v.v. đòi hỏi các chủ sản xuất kinh doanh rừng phải chứng minh rằng
rừng của họ đã được quản lý bền vững.
• Người tiêu dùng sản phẩm rừng đòi hỏi các sản phẩm lưu thông trên thị trường
phải được khai thác từ rừng đã được quản lý bền vững.
• Người sản xuất muốn chứng minh rằng các sản phẩm rừng của mình, đặc biệt là
gỗ được khai thác từ rừng được quản lý một cách bền vững.
Chứng chỉ rừng bổ sung cho chính sách lâm nghiệp.



Quản lý rừng thường chịu các tác động của:
• Luật pháp và chính sách về lâm nghiệp thông qua các quyết định, nghị định,
thông tư, chỉ thị, hướng dẫn v.v. của Nhà nước và các hiệp định, công ước quốc tế,
gọi chung là những công cụ cứng.
• Cơ chế thị trường, các hình thức khuyến khích vật chất, tuyên truyền vận động,
khen thưởng v.v., gọi chung là những công cụ mềm.
Chứng chỉ rừng, bao gồm cả gắn nhãn sản phẩm, dựa vào động lực thị trường là
một công cụ mềm có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý rừng.
Chứng chỉ rừng làm cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Thực tế đã chứng minh có thể sản xuất các sản phẩm rừng, đặc biệt là gỗ và các
sản phẩm từ gỗ, mà không làm suy giảm tài nguyên rừng và gây tác hại đến môi
trường sống nếu thực hiện Quản lý rừng bền vững. Khái niệm thương mại và phát
triển bền vững được hình thành trên cơ sở cho rằng có thể sử dụng các biện pháp
thương mại để kiểm soát một cách có hiệu quả các tác hại về môi trường: Phát triển
một hệ thống thị trường chỉ chấp nhận tiêu thụ các sản phẩm có chứng chỉ an toàn
môi trường
-Để thúc đẩy thương mại sản phẩm rừng có chứng chỉ, cần phải tăng cường chứng
chỉ rừng và chứng chỉ CoC. Do nhu cầu về sản phẩm có chứng chỉ trên thị trường
đang tăng nhanh, thế giới ngày càng tăng cường tẩy chay sản phẩm khai thác bất
hợp pháp hay không an toàn môi trường, trong khi đó chứng chỉ rừng tiến triển rất
chậm chạp ở nhiều nước đang phát triển nhiệt đới trong đó có Việt Nam, do trình
độ quản lý rừng ở các nước này hãy còn rất thấp kém, chưa đạt tiêu chuẩn Chứng
chỉ rừng. Đây cũng là tồn tại lớn nhất hiện nay của tất cả các quy trình Chứng chỉ
rừng trên thế giới.
Chứng chỉ rừng mang lại lợi ích gì?
Những lợi ích chủ yếu do chứng chỉ rừng mang lại gồm:
- Lợi ích kinh tế: Thực tế đã chứng minh, gỗ khai thác từ một khu rừng được cấp
chứng chỉ Quản lý rừng (Chứng chỉ FM) có thể mang lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn
gỗ khai thác từ rừng không hoặc chưa được cấp chứng chỉ.



- Nâng cao lòng tin của người tiêu dùng: Người tiêu dùng sản phẩm rừng đòi hỏi
các sản phẩm lưu thông trên thị trường phải được khai thác từ rừng đã được quản
lý bền vững. Vì vậy Chứng chỉ rừng giúp củng cố lòng tin của người mua hàng;
- Đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường tốt hơn thông qua sự khác biệt do chứng
chỉ rừng mang lại; Đặc biệt trong những năm gần đây các thị trường quan trọng
như Hoa Kỳ và châu Âu luôn đòi hỏi gỗ và sản phẩm từ gỗ khi thâm nhập thị
trường này phải có Chứng chỉ. Đối với Việt Nam, hai thị trường này là đầu ra cực
kỳ quan trọng đối với ngành chế biến khi hàng năm chúng ta xuất khẩu khoảng
75% sản phẩm lâm nghiệp vào hai thị trường nói trên;
- Bảo vệ nguồn tài nguyên rừng: Chứng chỉ rừng yêu cầu các chủ rừng phải tuân
thủ các nguyên tắc, tiêu chí về Quản lý rừng bền vững. Bảo vệ tài nguyên rừng, đa
dạng sinh học, phục hồi, các giá trị bảo tồn cao, nước, giảm phát thải carbon; giám
sát hoạt động sử dụng hóa chất, sinh vật biến đổi gen, chuyển đổi rừng trong các
hoạt động quản lý của mình.
- Xã hội: Bảo đảm sức khỏe và an ninh xã hội, phát triển quyền các dân tộc bản
địa, quyền cộng đồng và người lao động.
- Hệ thống cấp chứng chỉ được thừa nhận để giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn
về quản lý rừng có trách nhiệm và định giá các dịch vụ hệ sinh thái . Điều này giúp
cho nguồn tài nguyên xanh sẽ không bị lạm dụng bởi con người;
- Nâng cao hình ảnh thương hiệu của chủ rừng: Chứng minh rằng các sản phẩm từ
rừng của mình đặc biệt là gỗ, được khai thác từ các khu rừng đã được quản lý một
cách bền vững. Một hệ thống dán nhãn sản phẩm mang lại lợi ích cho đơn vị quản
lý rừng có trách nhiệm.
Câu 17 Nội dung quản lý rừng bền vững.
a) Tuân thủ luật pháp.
• Quyền sử dụng đất hợp pháp trên diện tích mà chủ rừng đang quản lý;
• Tuân thủ đầy đủ luật pháp hiện hành và các quy định dưới luật của Nhà
nước về các lĩnh vực liên quan đến sản xuất kinh doanh rừng.

b) Đảm bảo duy trì sản xuất tối ưu, hiệu quả kinh tế cao.
• Có kế hoạch quản lý phù hợp, hiệu quả;
• Năng suất, chất lượng sản phẩm rừng bền vững;


• Rừng được bảo vệ tốt, an toàn;
• Kiểm tra, giám sát hiệu quả; quản lý và điều chỉnh kế hoạch phù hợp;
• Đa dạng hóa sản phẩm rừng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng.
c) Tôn trọng lợi ích của công nhân, người dân và cộng đồng địa phương.
• Đảm bảo lợi ích hợp pháp của người lao động;
• Thực hiện lấy ý kiến đóng góp của các bên liên quan nhằm cải thiện chất
lượng các hoạt động quản lý của đơn vị;
• Có đánh giá tác động kinh tế, xã hội và có biện pháp khắc phục những tác
động tiêu cực trong quá trình quản lý rừng và đất rừng;
• Tôn trọng tập tục, văn hóa và các quyền theo phong tục tập quán truyền
thống của cộng đồng địa phương;
• Có đóng góp cho phúc lợi, an sinh xã hội trong khu vực.
d) Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
• Đánh giá tác động môi trường được thực hiện và khắc phục những tác
động xấu có thể có do các hoạt động quản lý rừng gây ra;
• Bảo vệ các loài cây, con quý hiếm;
• Bảo vệ các hệ sinh thái trong khu vực;
• Sử dụng phân bón, hóa chất an toàn với môi trường;
• Có quy chế xử lý chất thải.
e) Những nội dung liên quan đến rừng trồng.
• Không chuyển rừng tự nhiên thành rừng trồng;
• Chọn loài cây trồng phù hợp, an toàn sinh thái;
• Có quy chế bảo vệ đất chống xói mòn, thoái hóa;
• Có biện pháp phòng trừ sâu bệnh, cháy rừng;
• Dành một phần diện tích đang quản lý cho phục hồi rừng tự nhiên

(Nội dung nào cốt lõi , giải thích)
Câu 16
10 nguyên tắc của FSC:
1.Tuân thủ theo pháp luật và các nguyên tắc nội bộ của FSC:Hoạt động quản lý
rừng phải tôn trọng pháp luật hiện hành áp dụng tại từng nước sở tại, và các hiệp
ước, thoả thuận quốc tế mà nước sở tại ký kết tham gia, và tuân thủ mọi Nguyên
tắc và Tiêu chí của tổ chức FSC.


2.Quyền và trách nhiệm với việc sử dụng và sở hữu:Quyền sử dụng dài hạn đối với
đất và tài nguyên rừng phải được xác định rõ, tài liệu hoá và được pháp luật công
nhận.
3.Quyền của người bản xứ:Các quyền hợp pháp và truyền thống của người bản địa
về sở hữu sử dụng và quản lý đất, tài nguyên được công nhận và tôn trọng
4.Mối quan hệ cộng đồng và quyền của người lao động:Các hoạt động quản lý
rừng sẽ duy trì hoặc cải thiện vị thế kinh tế và xã hội của công nhân lâm nghiệp và
cộng đồng trong dài hạn
5.Các lợi ích từ rừng:Các hoạt động quản lý rừng phải khuyến khích sử dụng có
hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ đa dạng của rừng nhằm đảm bảo lợi ích về kinh
tế và tính đa dạng của các lợi ích về môi trường và xã hội.
6.Tác động về môi trường:Quản lý rừng phải bảo tồn đa dạng sinh học và các giá
trị liên quan, nguồn nước, tài nguyên đất, và những hệ sinh thái và sinh cảnh độc
đáo, dễ tổn thương, duy trì các chức năng sinh thái và tính toàn vẹn của rừng.
7.Kế hoạch quản lý:Kế hoạch quản lý rừng phù hợp với quy mô và cường độ quản
lý -- phải được xây dựng và thực thi, thường xuyên cập nhật. Trong đó nêu rõ các
mục tiêu dài hạn và các tác động nhằm đạt được mục tiêu. Kế hoạch quản lý rừng
sẽ được lồng ghép vào quy hoạch sử dụng đất chung dựa vào kết quả điều tra rừng
hàng năm.
8.Giám sát và đánh giá:Cần tiến hành hoạt động giám sát -- sao cho phù hợp với
quy mô và mật độ quản lý rừng -- để nắm bắt được điều kiện của rừng, sản lượng

sản phẩm rừng, chuỗi hành trình sản phẩm, các hoạt động quản lý và các tác động
về mặt môi trường và xã hội của các hoạt động này.
9.Duy trì các khu rừng có giá trị bảo tồn cao:Các hoạt động quản lý tại các khu
rừng có giá trị bảo tồn cao cần phải được duy trì hoặc phát huy các thuộc tính tạo
nên loại rừng này. Các quyết định liên quan tới các khu rừng có giá trị bảo tồn cao
luôn cần được chú trọng xem xét trong bối cảnh giải pháp phòng ngừa.
10.Các khu rừng trồng(hạn chế khai thác trắng):Các mục tiêu quản lý của rừng
trồng, bao gồm các mục tiêu bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên, phải được nêu rõ
trong kế hoạch quản lý, và thể hiện rõ ràng trong quá trình thực hiện kế hoạch
Câu 19 Các thách thức
a/ Thị trường: Từ bên ngoài: Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi chậm, chính trị bất
ổn tại nhiều nơi trên thế giới. Nguy cơ về những cú sốc từ bên ngoài vẫn đang tiềm ẩn, có thể tác


động xấu đến kinh tế nước ta nói chung và ngành sản xuất đồ gỗ nói riêng. Xu hướng bảo hộ gia
tăng: Chính phủ các quốc gia sẽ tiếp tục đưa ra nhiều biện pháp nhằm bảo vệ doanh nghiệp trong
nước, thông qua chính sách tỷ giá, các biện pháp kỹ thuật, các biện pháp chống bán phá giá.
Từ nội tại: Phải đảm bảo đầu vào gỗ nguyên liệu có số lượng và có chất lượng, nghĩa là không
những cung ứng cho chế biến nguồn nguyên liệu đủ về khối lượng mà phải đảm bảo nguồn gốc
gỗ minh bạch (Hợp pháp, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững).
b/ Hành lang pháp luật về đất đai: Tình trạng quyền “Sử dụng đất” của một số các chủ rừng vẫn
còn chưa rõ ràng, vấn đề “lấn chiếm, tranh chấp rừng và đất rừng” giữa chủ rừng và các bên liên
quan, đặc biệt với cộng đồng địa phương vẫn còn diễn ra phổ biến. Tình trạng này gây khó khăn
không nhỏ đối với tiến trình Quản lý rừng bền vững ở nước ta. Vì ngay từ nguyên tắc 1 của bộ
Tiêu chuẩn FSC hay của các hệ thống Chứng chỉ khác đã yêu cầu “Quyền sử dụng đất” phải
minh bạch, rõ ràng.
c/ Mặt bằng về kinh tế, xã hội và chính sách của Việt Nam chưa cân bằng với các nước phát
triển. Vì vậy khi thực hiện tuân thủ các tiêu chuẩn của Chứng chỉ rừng vẫn gặp phải những khó
khăn cần giải quyết.
d/ Khoa học, công nghệ: Chậm đổi mới cũng gây khó khăn trong quá trình tuân thủ các nguyên

tắc và tiêu chí của Chứng chỉ rừng. Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng yêu cầu khoa học
công nghệ phải đáp ứng được những tiêu chí, chỉ số về giống, quản lý tài nguyên, quản lý và bảo
vệ môi trường....(ví dụ)
Câu 18:



×