Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn đạo đức ở một số trường Tiểu học khu vực Thành phố Vĩnh Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.56 KB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ MAI

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH LỚP 5 THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO
ĐỨC Ở MỘT SỐ TRƢỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã gặp không ít những khó
khăn, nhưng nhờ vào sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy/ cô giáo và sự động
viên cổ vũ của bạn bè, người thân đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này .
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Thạc sĩ
TrầnThanh Tùng, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy/ cô giáo trong
trường Tiểu học Đống Đa, trường Tiểu học Liên Minh, trường Tiểu học Ngô
Quyền trong khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong việc tìm hiểu và cung cấp các số liệu về trường. Đây là lần đầu
tiên tôi làm quen vói công tác nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi
thiếu sót. Tôi mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và
các bạn đọc để khóa luận hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 8tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Mai


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội
dung và số liệu trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố
trong bất kì công trình khoa học nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................ 5
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu ..................................................................... 5
1.2. Một số vấn đề về đạo đức ....................................................................... 5
1.2.1. Khái niệm đạo đức ............................................................................ 5
1.2.2. Tính chất của đạo đức ...................................................................... 6
1.2.2.1. Đạo đức có tính lịch sử .............................................................. 6
1.2.2.2. Đạo đức có tính dân tộc ............................................................. 7
1.2.3. Chức năng của đạo đức .................................................................... 7
1.2.3.1. Chức năng nhận thức ................................................................. 7
1.2.3.2. Chức năng định hướng............................................................... 8
1.2.3.3. Chức năng kiểm tra đánh giá ..................................................... 9
1.3. Một số vấn đề về giáo dục đạo đức......................................................... 9
1.3.1. Khái niệm giáo dục đạo đức ............................................................. 9

1.3.2. Các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh.............................. 10
1.3.2.1. Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc giảng dạy các
môn học trong nhà trường..................................................................... 10
1.3.2.2. Giáo dục đạo đức thông qua các cuộc kỉ niệm lịch sử, các lễ hội
dân tộc để giáo dục truyền thống dân tộc ............................................. 11
1.3.2.3. Giáo dục đạo đức thông qua tổ chức các buổi sinh hoạt
đoàn thể ................................................................................................. 11
1.3.2.4. Giáo dục đạo đức thông qua việc đưa học sinh tham gia vào lao
động và các hoạt động xã hội đa dạng, phong phú ............................... 11
1.3.2.5. Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua tổ chức các cuộc thi
hấp dẫn .................................................................................................. 12
1.4. Môn Đạo đức với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học ......... 12


1.4.1. Vai trò của môn Đạo đức với việc giáo dục đạo đức cho học sinh
Tiểu học ..................................................................................................... 12
1.4.2. Các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua dạy
học môn Đạo đức ...................................................................................... 13
1.4.2.1. Phương pháp kể chuyện ........................................................... 13
1.4.2.2. Phương pháp đàm thoại ........................................................... 14
1.4.2.3. Phương pháp giảng giải ........................................................... 15
1.4.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm .................................................. 15
1.4.2.5. Phương pháp đóng vai ............................................................. 16
1.4.3. Các hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức ................................ 17
1.4.3.1. Bài lên lớp ................................................................................ 17
1.4.3.2. Hoạt động ngoại khóa .............................................................. 18
1.4.3.3. Tham quan học tập ................................................................... 19
1.5. Môn Đạo đức lớp 5 với việc giáo dục đạo đức cho học sinh ............... 21
Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 5
THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC ................................................ 25

2.1. Thực trạng về đội ngũ giáo viên ........................................................... 25
2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục đạo đức cho học sinh
lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức ........................................................ 27
2.2.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của dạy học môn Đạo
đức lớp 5 ................................................................................................... 27
2.2.2. Nhận thức của giáo viên về tác dụng của môn Đạo đức trong giáo
dục đạo đức cho học sinh lớp 5 ................................................................ 28
2.3.Thực trạng khai thác nội dung môn Đạo đức trong giáo dục đạo đức cho
học sinh lớp 5 ............................................................................................... 30
2.4. Thực trạng khai thác phương pháp dạy học môn Đạo đức trong giáo
dục đạo đức cho học sinh lớp 5.................................................................... 34


2.4.1. Phương pháp kể chuyện .................................................................. 34
2.4.2. Phương pháp đàm thoại.................................................................. 36
2.4.3. Phương pháp đóng vai .................................................................... 37
2.4.4. Phương pháp giảng giải ................................................................. 38
2.4.5. Phương pháp tranh luận ................................................................. 38
2.4.6. Phương pháp trò chơi ..................................................................... 39
2.5. Thực trạng về khai thác các hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức
trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 .................................................. 40
2.5.1. Hình thức bài lên lớp ...................................................................... 40
2.5.2. Hình thức dạy học tại hiện trường.................................................. 41
2.5.3. Hình thức tham quan ...................................................................... 42
2.5.4. Hình thức hoạt động ngoại khóa .................................................... 42
2.6. Thực trạng khai thác tấm gương người giáo viên trong dạy hoc môn
Đạo đức để giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 ........................................ 43
Chương 3. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THỰC
TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA
DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC ......................................................................... 45

3.1. Nguyên nhân ........................................................................................ 45
3.2. Giải pháp ............................................................................................... 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 51


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm
việc gì cũng khó”,đó chính là lời dạy của Bác Hồ kính yêu - vị lãnh tụ vĩ đại
của dân tộc.Trong lời dạy của Bác, đức và tài là một sự thống nhất biện
chứng, luôn đi liền với nhau. Đạo đức là cơ sở phát triển tài năng và ngược
lại, tài năng chỉ thực sự được phát huy, cống hiến và được sử dụng hiệu quả
trong con người đạo đức mà thôi.
Sự phát triển kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao
đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con
người “Uyên thâm về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần,
trong sáng về đạo đức”.
Đánh giá thực trạng đạo đức, Nghị quyết Trung ương lần thứ hai của
Đảng khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh,
sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối
sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân
và đất nước”. Phải chăng một trong những nguyên nhân là t năm 1986 đến
nay việc đổi mới toàn ngành Giáo dục mới chỉ chú trọng đến nội dung chương
trình, phương pháp dạy học chứ không chú trọng đến việc hình thành ở học
sinh những phẩm chất đạo đức cần thiết?
Ở Việt Nam, Tiểu học là bậc học cao hơn Mầm non và thấp hơn Trung
học cơ sở. Đây chính là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em và
là bậc học nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các

kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc Trung học cơ sở.
Đối với học sinh lớp 5, các em đang là những học sinh năm cuối bậc
Tiểu học. Không còn lạ lẫm, bỡ ngỡ với môi trường, bạn bè và thầy cô giống
như các em học sinh lớp 1 mới bước ra t nhà trường Mầm non. Giai đoạn

1


này rất quan trọng đối với các em, đó là lúc các em chuẩn bị chuyển sang một
môi trường học tập mới – Trung học cơ sở. Vì vậy mà vấn đề giáo dục đạo
đức cho học sinh càng cần phải được chú trọng. Một trong những con đường
giáo dục đạo đức cho học sinh chính là con đường dạy học và một trong
những môn học trực tiếp giáo dục đạo đức cho các em là môn Đạođức nhưng
đây lại là môn học chưa thực sự được chú trọng và thậm chí còn bị xem nhẹ.
Điều đó làm ảnh hưởng không chỉ tới kết quả hoc tập mà quan trọng nhất
chính là chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Vậy thì thực trạng giáo
dục đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua môn Đạo đức ở Tiểu học là như thế
nào?
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Nghề dạy học là nghề cao quý
nhất trong các nghề cao quý. Nghề dạy học là nghề sáng tạo nhất trong các
nghề sáng tạo vì nó tạo ra những con người sáng tạo”. Trong tương lai đứng
trong hàng ngũ giáo viên, trở thành một giáo viên tiểu học, tiếp tục sự nghiệp
trồng người của những người thầy đi trước. Tôi rất chú trọng đến phẩm chất
đạo đức con người, đặc biệt là những mầm non tương lai đất nước tôi sẽ ươm
trồng sau này thì cần phải phát triển đầy đủ cả đức và tài để trở thành những
con người có ích cho xã hội. Chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn vấn đề:“ Thực
trạng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức
ở một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên” làm đề tài nghiên
cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng giáo dục đạo đức,
chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả giáo dục đạo đức
cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

2


- Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua
dạy học môn Đạo đức.
- Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục thực trạng trên.
4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn
Đạo đức tại một số trường Tiểu học khu vực Vĩnh. Yên
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứuở một số trường Tiểu học khu vực thành
phố Vĩnh Yên
6. Giả thuyết khoa học
Chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua dạy học
môn Đạo đức chưa được đảm bảo tốt. Một trong những nguyên nhân dẫn đến
thực trạng này là do giáo viên chưa thực sự chú trọng tới dạy học môn Đạo
đức, chưa sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp trò chuyện

- Phương pháp đọc sách
-Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động
- Phương pháp xử lý số liệu
8. Kế hoạch nghiên cứu
- Tháng 11: Nhận đề tài và hoàn thành đề cương
- Tháng 12 – tháng 2: Tìm hiểu cơ sở lý luận

3


- Tháng 2 – tháng 4: Tìm hiểu thực trạng
- Tháng 5: Tổng kêt số liệu, hoàn thành đề tài và bảo vệ đề tài
9. Nội dung đề tài
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua
dạy học môn Đạo đức ở một số trường Tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên
Chương 3. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục thực trạng giáo dục
đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức ở một số trường
Tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên
Kết luận và kiến nghị

4


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu
Bàn về giáo dục đạo đức cho học sinh có rất nhiều tác giả đề cập đến như:
Lưu Thu Thủy - Đổi mới phương pháp dạy học đạo đức ở Tiểu học.

Nguyễn Thị Thanh Thủy – Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học
thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Lưu thu Thủy - Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh
Tiểu học thông qua trò chơi.
Hà Thế Ngữ - Một số vấn đề về phương pháp giáo dục đạo đức và giáo
dục đạo đức ở Tiểu học.
Khi nói đến giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, các tác giả mới chỉ
đề cập đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các trò chơi, qua
hoạt động ngoài giờ lên lớp và một số phương pháp dạy học đạo đức ở Tiểu
học mà chưa tìm hiểu về thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học
thông qua một môn học cụ thể nào. Ngoài ra, chưa có một đề tài nào nghiên
cứu về thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua môn Đạo
đức ở khu vực thành phố Vĩnh Yên. Vì vậy, trong đề tài này, tôi tìm hiểu về
thực trạng giáo dục đạo đức thông qua dạy học môn Đạo đức ở một số trường
Tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên. Nhưng do thời gian có hạn nên tôi chỉ
nghiên cứu trong phạm vi lớp 5 và ở một số trường Tiểu học khu vực thành
phố Vĩnh Yên.
1.2. Một số vấn đề về đạo đức
1.2.1. Khái niệm đạo đức
Có thể nói đạo đức là một phạm trù rộng lớn.Với mỗi khía cạnh nhìn
nhận một vấn đề và quan điểm của t ng cá nhân thì vấn đề đạo đức được hiểu
với những khái niệm khác nhau.

5


Vậy đạo đức là gì?
Theo cuốn “T điển Tiếng Việt” – Nhà xuất bản T điển Bách khoa
giải thích thì “Đạo đức là đạo lý và đức hạnh, lẽ tốt nên theo”.
Đạo đức là một bộ phận quan trọng trong các hình thái ý thức xã

hội.Theo quan niệm Macxit: “ Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực
của đời sống xã hội và hành vi của con người. Nó quy định nghĩa vụ của
người này với người khác, nghĩa vụ của con người với xã hội nguồn”.
Đạo đức là một hiện tượng xã hội đầu tiên xuất hiện khi loài người mới
hình thành. Đạo đức ra đời và phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội và sự tiến bộ về văn hóa, vật chất và tinh thần của con người.
Hiện nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc bản chất của
đạo đức. Theo quan điểm triết học Mác Lenin, đạo đức là một hình thái ý thức
xã hội có quan hệ với các hình thái ý thức xã hội khác nảy sinh t sự tồn tại
xã hội. Nhưng đạo đức khác với các hình thái ý thức xã hội khác ở chỗ nó
điều chỉnh hoạt động của con người trong các mối quan hệ xã hội giúp con
người tự hoàn thiện nhân cách của mình.
Có thể nói một cách khái quát: “ Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là
tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực của xã hội, nhờ đó con người
tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc
của con người và sự tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con
người, giữa cá nhân với xã hội”.
1.2.2.Tính chất của đạo đức
1.2.2.1. Đạo đức có tính lịch sử
Khi điều kiện kinh tế xã hội sinh ra đạo đức thay đổi thì tất yếu các
quan hệ xã hội và các quan hệ đạo đức cũng thay đổi theo với tư cách như
một sự định hướng cho các quan hệ xã hội, v a với tư cách phản ánh quan hệ
đạo đức của xã hội mới thì sớm hay muộn ý thức đạo đức cũng thay đổi.

6


Khi xã hội phân chia giai cấp thì đạo đức phản ánh quyền lợi của giai
cấp thống trị và giải quyết mọi mối quan hệ giữa con người với con người,
giữa cá nhân với xã hội theo quan điểm của giai cấp thống trị. Nhưng ngày
nay, dưới chế độ xã hội mới – chế độ xã hội chủ nghĩa thì nền đạo đức mới đã

xuất hiện.Đó là nền đạo đức cộng sản chủ nghĩa kế th a và phát huy các
chuẩn mực nhân đạo của loài người. Đồng thời khẳng định và đề cao những
phẩm chất mới của loài người đang đấu tranh xóa bỏ áp bức bóc lột, giải
phóng con người và lao động, đem lại hạnh phúc cho mọi người.
1.2.2.2. Đạo đức có tính dân tộc
Mỗi một đất nước – một dân tộc lại mang những nét văn hóa đặc trưng
riêng. Những nét văn hóa riêng này ảnh hưởng đến những nguyên tắc, quy tắc
chuẩn mực xã hội của t ng dân tộc ấy. T đó tạo nên tính dân tộc cho đạo đức.
1.2.3.Chức năng của đạo đức
Đạo đức là tổng hợp các nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội mà con
người thực hiện. Đạo đức tồn tại trong xã hội với ba chức năng là chức năng
nhận thức, chức năng định hướng và điều chỉnh hành vi, chức năng đánh giá.
Cả ba chức năng này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
1.2.3.1. Chức năng nhận thức
Đạo đức giúp con người nhận thức về thế giới xung quanh liên quan đến
cách ứng xử của mình với người khác và với cộng đồng xã hội. Mỗi người
phải nhận thức được rằng: Mình là một thành viên trong xã hội nên phải cư
xử theo những quy tắc chuẩn mực đạo đức mà xã hội yêu cầu, những việc
mình làm không được gây tổn hại đến người khác, cho cộng đồng xã hội. Với
nhận thức đúng đắn, con người biết được sự cần thiết của việc thực hiện
những hành vi đạo đức phù hợp, những hành vi nhận được sự đồng tình ủng
hộ của những người xung quanh, của cộng đồng xã hội…
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bất kì một cá nhân nào trong xã hội
cũng đều có nhận thức như nhau. Điều đó còn phụ thuộc vào khả năng nhận

7


thức của mỗi người, sự tác động của xã hội, kinh nghiệm của đạo đức, điều
kiện cuộc sống… Hay nói cách khác, chức năng nhận thức của đạo đức được

thực hiện qua quá trình giáo dục và tự giáo dục, trải nghiệm của t ng cá nhân.
1.2.3.2. Chức năng định hướng
Con người muốn đánh giá được hành vi của bản thân và hành vi của
người khác một cách khách quan thì cần phải có nhận thức hết sức đúng đắn
để có thể định hướng và điều chỉnh cho phù hợp.
Đạo đức định hướng cho con người thực hiện một hành vi đạo đức sao
cho phù hợp với nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội. Trong t ng tình
huống cụ thể mỗi cá nhân sẽ phải tự xác định cho mình một cách ứng xử sao
cho phù hợp. Việc nào nên làm, việc nào không nên làm; làm bằng cách này
hay làm bằng cách khác để được người khác đồng tình, mang lại niềm vui,
hạnh phúc cho những người xung quanh, không bị xã hội lên án và bản thân
cảm thấy thanh thản, thoải mái. Trong thực tiễn, mỗi người khó tránh khỏi
những việc mình làm chưa phù hợp với quy tắc chuẩn mực nào đó. Khi
đó,hành động của người đó có thể bị lên án, chê cười hoặc dẫn đến những kết
cục không tốt xảy ra. Trong những trường hợp đó cá nhân sẽ điều chỉnh hành
vi của mình bằng cách rút kinh nghiệm trong các tình huống tương tự xảy ra
và t phía bản thân. Sự điều chỉnh hành vi của con người còn được thể hiện
trong những trường hợp con người làm được việc tốt. Khi đó, người ấy sẽ
được khen ngợi, nêu gương hoặc tự người đó cảm thấy thoải mái, t đó sẽ tự
nhủ bản thân tiếp tục thực hiện những hành vi tương tự.
Qua đây chúng ta thấy, sự định hướng hành vi đạo đức phụ thuộc phần
lớn vào nhận thức, sự điều chỉnh phụ thuộc vào sự đánh giá của nó.
Bất kì một hành vi đạo đức nào cũng được đánh giá t những người
xung quanh và t chính bản thân mình với thước đo không chỉ là những quy
tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội mà còn phụ thuộc vào điều kiện thực hiện,

8


động cơ, kết quả… Những đánh giá t phía xã hội có thể là khen ngợi, đồng

tình (nếu hành vi đó phù hợp với chuẩn mực, mang lại những kết quả tốt đẹp)
hay sẽ bị lên án, phê phán (nếu hành vi đó đi ngược lại chuẩn mực). Đánh giá
t phía bản thân chính là “tòa án lương tâm”.
1.2.3.3. Chức năng kiểm tra đánh giá
Chủ thể đạo đức căn cứ vào quy tắc, chuẩn mực đạo đức, đối chiếu việc
thực hiện của bản thân với quy tắc, chuẩn mực đó, tự đánh giá mức độ thực
hiện của mình, qua đó tự điều chỉnh hành vi. T đó biết cổ vũ, tôn vinh những
hành vi hợp đạo đức, lên án loại tr những hành vi trái đạo đức.
Đạo đức còn giúp con người đánh giá hành vi của những con người
xung quanh. Sự đánh giá này phụ thuộc không chỉ những quy tắc, chuẩn mực
đạo đức xã hội, mà còn là ý thức đạo đức, lương tâm trách nhiệm,…của người
đánh giá.
Những đánh giá trên dẫn đến sự điều chỉnh hành vi đạo đức của người
được đánh giá.
1.3. Một số vấn đề về giáo dục đạo đức
1.3.1. Khái niệm giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là quá trình chuyển văn hóa đạo đức xã hội thành văn
hóa đạo đức cá nhân. Đó là quá trình chuyển những tri thức, những chuẩn
mực và lý tưởng đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm
phát triển ý thức cũng như năng lực đánh giá và thực hiện hành vi đạo đức cá
nhân, làm phát triển ý thức cũng như năng lực đánh giá và thực hiện hành vi
đạo đức, năng lực tham gia vào các quan hệ đạo đức xã hội.
Đạo đức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng người xác
định. Đạo đức cá nhân là đạo đức của t ng cá nhân riêng lẻ trong cộng đồng.
Như vậy, mỗi người sống trong một cộng đồng cần phải hòa nhập được đạo
đức cá nhân với đạo đức xã hội. Nhưng t khi sinh ra mỗi người không thể tự

9



nhiên có đầy đủ mọi phẩm chất đạo đức của xã hội mà muốn thu nhận được
nó phải là một quá trình chuyển hóa để t đó biến kinh nghiệm, lý tưởng,
chuẩn mực đạo đức xã hội thành kinh nghiệm bản thân và khi bản thân thể
hiện những kinh nghiệm, những chuẩn mực đạo đức đó chính là thể hiện đạo
đức của xã hội ấy.
1.3.2. Các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh
Giáo dục đạo đức là một trong các mặt giáo dục toàn diện của nhà
trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng. Xét đến cùng, giáo dục đạo
đức là hình thành kỹ năng hành vi, thói quen đúng chuẩn mực đạo đức cho
học sinh. Để thực hiện yêu cầu đó, phải tiến hành tường xuyên, liên tục, kết
hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đó là công việc của nhiều lực lượng
giáo dục trong, ngoài nhà trường và phải được thực hiện bằng các con đường
khác nhau.
Sự kết hợp các con đường giáo dục đó phải được tiến hành đồng thời, chặt chẽ
với những phương pháp, hình thức sinh động, hấp dẫn để thu hút học sinh vào rèn
luyện hành vi đạo đức một cách tự nhiên, tự nguyện, tự giác và hứng thú.
1.3.2.1. Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc giảng dạy các môn
học trong nhà trường
Thông qua giảng dạy các môn khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn để
hình thành thế giới quan và nhân sinh quan.Thế giới quan là hệ thống quan
điểm về thế giới, là sản phẩm của nhận thức khoa học và hoạt động xã hội.
Thông qua giảng dạy các bộ môn Lịch sử và Địa lí giúp học sinh hiểu
về cội nguồn đất nước và sự phát triển của lịch sử Việt Nam qua các thời đại.
T đó mà tạo nên niềm tự hào dân tộc, hình thành lòng yêu quê hương đất
nước, sẵn sàng lao động bảo vệ Tổ quốc.
Thông qua các bộ môn Đạo đức, giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh
nhận thức, hình thành khái niệm đạo đức, tạo lập thói quen tư duy và hành
động theo chuẩn mực hành vi đạo đức theo Hiến pháp và pháp luật.

10



1.3.2.2. Giáo dục đạo đức thông qua các cuộc kỉ niệm lịch sử, các lễ hội
dân tộc để giáo dục truyền thống dân tộc
Truyền thống lịch sử chống ngoại xâm và đấu tranh cách mạng của
nhân dân ta cũng đậm đà bản sắc dân tộc, cần tiến hành giáo dục truyền thống
dân tộc cho học sinh để các em hiểu biết, kế th a và phát huy truyền thống
văn hóa và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Thông qua các cuộc kỉ niệm lịch sử, các ngày lễ hội truyền thống mà
giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Các cuộc sinh hoạt chính trị,
văn hóa độc đáo này rất phù hợp với đặc điểm tâm lí thanh, thiếu niên cho nên
dễ dàng thu hút các em vào những hoạt động chung có ý nghĩa giáo dục ấy.
1.3.2.3. Giáo dục đạo đức thông qua tổ chức các buổi sinh hoạt đoàn thể
Trường học để giáo dục chính trị, đạo đức, văn hóa và pháp luật cho
học sinh chính là các Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh. Đây chính là các tổ chức chính trị của tuổi trẻ, là một môi trường giáo
dục rất tốt cho học sinh.
Các tổ chức, hoạt động sinh hoạt đoàn thể với nội dung phong phú, hấp
dẫn theo lứa tuổi, tính kỷ luật nghiêm, dư luận lành mạnh, truyền thống đẹp
có tác dụng giáo dục về nhiều mặt.
Giao tiếp thảo luận tranh luận tập thể, thi đua, hợp tác đều có tác dụng
tích cực với việc hình thành ý thức công dân.
1.3.2.4. Giáo dục đạo đức thông qua việc đưa học sinh tham gia vào lao
động và các hoạt động xã hội đa dạng, phong phú
Một trường học lớn để rèn luyện con người đó chính là lao động và các
hoạt động xã hội bản thân. Tư tưởng chính trị, đạo đức, ý thức, pháp luật được
hình thành t chính cuộc sống thực tiễn.
Nhà trường cần đưa học sinh vào các hoạt động đa dạng ngoài xã hội,
trong các phong trào hoạt động văn hóa xã hội như “Xây dựng gia đình văn


11


hóa”, “Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp”. Tham gia cuộc vận động chính
trị, các cuộc quyên góp, ủng hộ người nghèo,…đều có ý nghĩa giáo dục.
1.3.2.5. Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua tổ chức các cuộc thi
hấp dẫn
Trên các phương tiện thông tin đại chúngnhư: Báo chí, đài phát thanh
và truyền hình được phát ở trong tập thể, ở địa phương có thể tổ chức các
cuộc thi vui chúngcó tác dụng giáo dục rất lớn, nó không những thu hút thanh
thiếu niên tham gia mà còn cả các tầng lớp nhân dân khác quan tâm theo dõi.
Các cuộc thi được tổ chức đều có nội dung hướng về các mục tiêu tìm
hiểu các sự kiện xã hội, lịch sử, chính trị, pháp luật, văn hóa và giáo dục,….
các kỳ thi tập thể trên các hệ thống thông tin đại chúng là phương pháp hấp
dẫn và đạt tới mục tiêu giáo dục có hiệu quả cao.
1.4. Môn Đạo đức với việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
1.4.1. Vai trò của môn Đạo đức với việc giáo dục đạo đức cho học sinh
Tiểu học
Học sinh Tiểu học với độ tuổi nhỏ vì vậy mà khả năng phân biệt giữa
cái tốt với cái xấu, giữa cái thiện với cái ác,… trước sự phong phú và đa dạng
của cuộc sống với các em còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, ngoài việc đưa giáo
dục đạo đức t phía gia đình thì nhà trường là một môi trường quan trọng để
các em học tập và trau dồi thêm tri thức cho bản thân.
Một trong những thành tố quan trọng của ý thức đạo đức chính là tri thức
đạo đức. Nó được hình thành và phát triển trong toàn bộ hoạt động sống của con
người nhưng đối với học sinh Tiểu học thì nó được hình thành một cách trựctiếp
và rõ rệt nhất là thông qua hình thức truyền đạt giảng giải. Việc truyền đạt và
giảng giải cho học sinh trong nhà trường Tiểu học thông qua nhiều hoạt động,
nhiều môn học khác nhau nhưng cụ thể nhất là môn Đạo đức.


12


Môn Đạo đức cung cấp cho các em những tri thức sơ đẳng dưới dạng
những mẫu hành vi về các chuẩn mực đạo đức gắn liền với kinh nghiệm đạo
đức t đó giúp các em bắt đầu hình thành năng lực nhận thức định hướng giá
trị đạo đức, biết phân biệt cái đúng, cái sai, làm theo cái đúng, ủng hộ cái
đúng, tránh cái sai, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, tội ác. Bồi
dưỡng cho các em những cảm xúc đạo đức, biến những chuẩn mực đạo đức
sơ giản thành động cơ bên trong, thôi thúc các em hành động theo những
chuẩn mực đã quy định t đó giúp các em rèn luyện hành vi và thói quen hành
vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã học.
1.4.2. Các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua dạy
học môn Đạo đức
Để giáo dục đạo đức cho học sinh có rất nhiều phương pháp được sử
dụng nhưng trong dạy học môn Đạo đức nhưng sử dụng chủ yếu là các
phương pháp như:Phương pháp kể chuyện, phương pháp đàm thoại, phương
pháp giảng giải, phương pháp tranh luận, phương pháp đóng vai,…
1.4.2.1. Phương pháp kể chuyện
Phương pháp kể chuyện là phương pháp dùng lời để thuật lại truyện kể
đạo đức nhằm giúp học sinh nắm được nội dung và t đó rút ra bài học cần
thiết [tr 102 – 10]
Trong những truyện kể này, một hay một số nhân vật cần giải quyết
tình huống đạo đức gặp phải. Cách ứng xử của nhân vật sẽ dẫn đến những kết
quả hay hậu quả nhất định theo luật nhân quả. Nếu đây là kết quả tích cực
(xảy ra những điều tốt đẹp, có lợi) thì học sinh rút ra bài học là cần noi theo
hành vi, việc làm tương tự. Nếu đó là hậu quả tiêu cực (dẫn đến những điều
ác, xấu, có hại) thì bài học được rút ra là cần tránh những hành vi, việc làm
đó.
Truyện kể này có thể được lấy t vở bài tập, sách giáo khoa, sách giáo viên

môn Đạo đức hoặc một nguồn khác (t đài báo, ti vi, thực tiễn xung quanh...)

13


Phương pháp này thường được vận dụng ở tiết 1 nhằm giới thiệu cho
học sinh một biểu tượng cụ thể về chuẩn mực hành vi đạo đức theo bài học.
Do đó, kể chuyện được kết hợp với trình bày trực quan. Qua sử dụng phương
pháp kể chuyện giúp học sinh hình thành niềm tin đạo đức.
1.4.2.2. Phương pháp đàm thoại
Phương pháp đàm thoại là phương pháp tổ chức trò chuyện chủ yếu
giữa giáo viên và học sinh về các vấn đề đạo đức dựa trên hệ thống câu hỏi đã
được chuẩn bị hoặc có thể trao đổi một cách thoải mái để thông qua đó giáo
viên có thể hiểu được tâm tư, tình cảm cũng như nhận thức của học sinh về
một vấn đề đạo đức [tr 107 – 10]
Trong thực tiễn dạy môn Đạo đức, phương pháp này thường được sử dụng
ở tiết 1 sau phương pháp kể chuyện, nhằm giúp học sinh phân tích truyện kể nắm được đầy đủ nội dung truyện, phát hiện chính xác các tình huống truyện
và chỉ ra các hành vi ứng xử của các nhân vật trong các tình huống đó và kết
quả tương ứng. T đó, các em rút ra kết luận về chuẩn mực hành vi cần thực
hiện. Nói chung, kết luận này có thể phản ánh ba nội dung:
+ Yêu cầu về chuẩn mực hành vi đạo đức.
+ Sự cần thiết thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức đó.
+ Cách thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức đó.
Như vậy, bản chất của phương pháp đàm thoại trong dạy học môn Đạo đức
được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Hệ thống câu hỏi
Truyện kể

Bài học đạo đức


Ở tiết 2, trong quá trình thực hành thì đàm thoại được vận dụng như là
biện pháp của các phương pháp khi liên hệ thực tế, nhận xét hành vi và xử lí
tình huống…

14


1.4.2.3. Phương pháp giảng giải
Phương pháp giảng giải là phương pháp giáo viên dùng lời của mình để
trình bày, giải thích, làm rõ những vấn đề liên quan đến bài học đạo đức (Đạo
đức và Phương pháp giáo dục đạo đức ở Tiểu học).
Trong dạy học môn Đạo đức, giảng giải giúp học sinh hiểu được nội
dung bài học một cách cặn kẽ, sâu sắc nắm được bản chất của chuẩn mực
hành vi. Nhờ đó các em sẽ hình thành được niềm tin đạo đức tự giác và tránh
được niềm tin “máy móc”, “mù quáng”.
Hạn chế của phương pháp này là dễ làm cho bài học trở thành lý thuyết
khô khan, tr u tượng, kém hấp dẫn, dễ làm giảm hững thú, tính tích cực độc
lập của học sinh, bởi lẽ khi giảng giải giáo viên là người chủ yếu làm việc,
còn học sinh là người nghe giảng. Do đó, vai trò của học sinh khá thụ động.
Ngoài ra, lời giảng của giáo viên diễn ra tương đối nhanh, nội dung giảng giải
nhiều khi mang tính khái quát cao, trong lúc đó, khả năng tư duy tr u tượng
và kinh nghiệm sống của học sinh tiểu học còn hạn chế. Cho nên, chất lượng
dạy học không cao. Vì vậy, phương pháp này chỉ nên áp dụng với những bài
tập khó, với những chuẩn mực hành vi mà đối tượng liên quan khá xa lạ với
học sinh tiểu học.
Trong thực tế dạy học môn Đạo đức, phương pháp này chủ yếu được dạy
ở tiết 1 nhằm giúp học sinh hiểu được bản chất chuẩn mực hành vi đạo đức.
1.4.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp tổ cức cho học sinh trao
đổi với nhau theo nhóm nhỏ về những vấn đề liên quan đến bài học đạo đức

để đưa ra ý kiến cung của nhóm về giải quyết vấn đề được đưa ra. [tr 112 –
10]. Thông qua đó hình thành cho học sinh những đánh giá và niềm tin đạo
đức dựa trên sự va chạm các ý kiến, các quan điểm khác nhau, nhờ đó nâng
cao được tính khái quát, tính vững vàng và mềm dẻo của các tri thức thu được
[tr 112 – 10].

15


Trong dạy học môn Đạo đức, phương pháp này thường được sử dụng tổ
chức cho học sinh thảo luận nhóm để xử lí các tình huống hay bày tỏ thái độ
với một hành vi đạo đức.
Các nghiên cứu về thảo luận nhóm đã chứng minh rằng, nhờ việc thảo
luận trong nhóm nhỏ:
- Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện
làmtăng tính năng khách quan khoa học.
- Tri thức của các em trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn.
- Học sinh đặc biệt là các em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn; các em
học được cách trình bày ý kiến cuả mình, biết lắng nghe có phê phán ý kiến
của bạn. T đó, các em dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự
tự tin hứng thú trong học tập và sinh hoạt…
Vì vậy, hiện nay phương pháp này được vận dụng rộng rãi vào quá
trình dạy học ở Tiểu học. Đối với dạy học môn Đạo đức thì tổ chức thảo luận
nhóm có thể được thực hiện ở cả 2 tiết.
1.4.2.5. Phương pháp đóng vai
Phương pháp đóng vai là phương pháp làm cho học sinh lĩnh hội chuẩn
mực hành vi đạo đức bằng cách thực hành, làm thử một số các ứng xử nào đó
trong một tình huống giả định [tr 127 – 3]. Đây là phương pháp giảng dạy
nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào
một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Sử dụng phương pháp này trong

giảng dạy sẽ giúp học sinh thể hiện cách ứng xử của mình với tình huống đạo
đức đưa ra t đó các em sẽ ghi nhớ sâu sắc hơn những chuẩn mực hành vi
này.
Ngoài những phương pháp trên, trong dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học
còn sử dụng những phương pháp dạy học riêng như: Phương pháp điều tra,
phương pháp rèn luyện, phương pháp trò chơi, phương pháp tập luyện theo

16


mẫu hành vi, phương pháp báo cáo, phương pháp tổ chức cho học sinh làm
việc cá nhân,… Những phương pháp này đều nhằm mục đích thông qua các
hoạt động khác ngoài giờ học trên lớp để các em tự rèn luyện bản thân trong
việc thực hiện các hành vi đạo đức.
1.4.3. Các hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức
Hình thức tổ chức dạy học là biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối
hợp giữa giáo viên và học sinh thực hiện theo trình tự và chế độ xác định.
Hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức được vận dụng cụ thể t những hình
thức tổ chức dạy học nói chung nhưng có những nét riêng do tính chất của
quá trình dạy học môn Đạo đức quy định [tr 157 – 10]
Cũng như các môn học khác, bài lên lớp được coi là hình thức tổ chức dạy
học cơ bản, bên cạnh đó còn có hình thức tham quan, hình thức tổ chức hoạt
động ngoại khóa….cũng được vận dụng vào quá tình dạy học môn Đạo đức.
1.4.3.1. Bài lên lớp
Bài lên lớp môn Đạo đức giữ một vai trò quan trọng với giáo dục đạo
đức cho học sinh Tiểu học. Đó là do đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh Tiểu
học v a chuyển t mẫu giáo sang tuổi nhi đồng với hoạt động chủ đạo là học
tập. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của bậc Tiểu học là dạy cho học sinh
cách học.Vì vậy, bài lên lớp chính là nơi tập trung diễn ra quá trình dạy cách
học cho các em.

Bài lên lớp môn Đạo đức ở Tiểu học giúp các em hiểu biết các chuẩn
mực hành vi đạo đức để t đó có thể ứng xử trong các mối quan hệ. Bài học
về đạo đức tập trung vào một chủ điểm về đạo đức và được chia thành 2 tiết:
+ Tiết 1: Có nhiệm vụ chủ yêu là cung cấp cho học sinh những tri
thức cơ bản về chuẩn mực hành vi đạo đức.
+Tiết 2: Có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp cho học sinh luyện tập để
hình thành kỹ năng ứng xử, kỹ năng phê phán, đánh giá hành vi của bản thân,

17


của người khác phù hợp hay không phù hợp với các chuẩn mực hành vi đạo
đức đã học. Việc dạy hai tiết này có thể tiến hành ở trong lớp, ngoài sân
trường, vườn trường,…có thể kết hợp với hình thức học theo nhóm, theo lớp
và theo cá nhân.
1.4.3.2. Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn Đạo đức là những hoạt động
được tổ chức vào thời gian ngoài giờ lên lớp cho học sinh giúp các em thực
hiện những hành vi, việc làm trong thực tiễn cuộc sống của mình theo chuẩn
mực hành vi đạo đức quy định. Như vậy, điều quan trọng nhất của hình thức
tổ chức này là khi tham gia hoạt động ngoại khóa, học sinh không d ng lại ở
hình thành kỹ năng mà là rèn luyện được hành vi đạo đức đích thực. Đó cũng
chính là kết quả quan trọng nhất của quá trình dạy học môn Đạo đức [tr 166 –
10]
Ví dụ như khi dạy bài đạo đức “ Hợp tác với những người xung quanh”
(Đạo đức – lớp 5), có thể tổ chức cho học sinh một số hoạt động như tổng vệ
sinh trường lớp, chăm sóc cây xanh khi đó học sinh sẽ học được cách hợp tác
với những người xung quanh để công việc đạt được hiệu quả cao.
Những hoạt động ngoại khóa được tổ chức cho các em vào thời gian
giữa các tiết Đạo đức không chỉ tại trường học mà còn tại những nơi khác

thích hợp.
Trước khi tham gia hoạt động ngoại khóa, học sinh được biết kế hoạch
một cách chi tiết – cần làm những công việc gì? Ở đâu? Khi nào? Kết quả cần
đạt được là gì?
Khi tham gia hoạt động ngoại khóa học sinh có các nhiệm vụ:
- Thực hiện những công việc, hành vi đạo đức cụ thể theo chuẩn mực
quy định.

18


- Ghi chép lại quá trình, công việc mình làm, kết quả, những ý kiến đề
nghị vào phiếu báo cáo…
Sau khi thực hiện xong những công việc theo yêu cầu, học sinh báo cáo
thảo luận về quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa trước lớp nhằm rút ra
được những điều bổ ích.
Một số yêu cầu sư phạm cần tuân theo khi tổ chức hoạt động ngoại
khóa cho học sinh là:
- Nội dung hoạt động phải phù hợp với tính chất và mục tiêu bài đạo
đức, khả năng của học sinh, điều kiện thực tế khách quan.
- Hoạt động ngoại khóa phải được tổ chức chặt chẽ.
- Tạo điều kiện cho học sinh thể hiện rõ vai trò chủ thể tích cực trong
suốt quá trình tham gia, thực hiện hoạt động ngoại khóa.
- Cần có biện pháp kiểm tra, đánh giá khách quan, kịp thời quá trình tham
gia hoạt động ngoại khóa của học sinh.
- Phối hợp và tận dụng sự hỗ trợ của gia đình và các tổ chức xã hội để
nâng cao hiệu quả giáo dục của hoạt động ngoại khóa.
- Tránh hiện tượng ngại khó, ngại vất vả nên không tổ chức hoạt động ngoại
khóa cho học sinh.
1.4.3.3. Tham quan học tập

Tham quan trong dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học giúp cho học sinh
có điều kiện trực tiếp quan sát các sự vật, hiện tượng trong thực tiễn. Nhờ đó,
các em gắn bài học đạo đức với thực tiễn xung quanh mình, quan tâm đến
việc giải quyết những vấn đề trong cuộc sống mà cuộc sống đòi hỏi, làm cho
các quá trình nhận thức, hành động thống nhất với thái độ và tình cảm [tr 165
– 10]

19


×