Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Dương Kinh - Hải Phòng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.68 KB, 49 trang )

LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, anh chị và các bạn. Với lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu nhà trường, các quý thầy cô Viện Môi Trường - Trường Đại
Học Hàng Hải Việt Nam đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích và cần
thiết để hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học.
Th.s Nguyễn Thị Như Ngọc giảng viên Viện Môi Trường, người cô kính
mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, định hướng cho em trong suốt quá trình thực
tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè trong lớp KMT51ĐH đã động viên và giúp
đỡ tôi trong những lúc khó khăn.
Con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ đã luôn ở bên cạnh, giúp con
vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập để con được như
ngày hôm nay.
Lời cuối cùng em xin chúc toàn thể quý Thầy cô Viện Môi Trường, Cô Th.s
Nguyễn Thị Như Ngọc, Ba Mẹ luôn được mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công
trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hải Phòng, 7 tháng 12 năm 2015
Sinh viên

Đỗ Quốc Thịnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................i
1.Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................................i
2.Mục đích của đề tài..................................................................................................................i
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................................ii
4.Phương pháp nghiên cứu khoa học.........................................................................................ii


5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................................ii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.................................................................................1
1.1 Khái niệm về chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt..............................................................1

1.1.1 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt...............................................................1
1.1.2 Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt.........................................................1
1.2 Nguồn gốc, phân loại và tác động của chất thải rắn sinh hoạt, ảnh hưởng của nó tới môi
trường và sức khỏe cộng đồng...................................................................................................1

1.2.1 Nguồn gốc...................................................................................................1
1.2.2 Phân loại chất thải rắn...............................................................................2
1.2.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đối với sức khỏe con người và môi
trường...................................................................................................................4
1.3 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam và thành phố Hải Phòng............5

1.3.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam........................5
1.3.2 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hải
Phòng...................................................................................................................9
1.4 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam và thành phố Hải Phòng..............12

1.4.1 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam............................................12
1.4.2 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng....................16
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỦA
QUẬN DƯƠNG KINH.......................................................................................20
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội quận Dương Kinh.......................................................20

2.1.1 Điều kiện tự nhiên.....................................................................................20
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.........................................................................21
2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Dương Kinh....................................23


2.2.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Dương
Kinh....................................................................................................................23


2.2.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Dương Kinh
............................................................................................................................29
2.2.3 Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH của quận Dương Kinh...................34
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN DƯƠNG KINH......35
3.1 Biện pháp cơ chế chính sách..............................................................................................35
3.2 Biện pháp tuyên truyền giáo dục.......................................................................................36
3.3 Yêu cầu về dụng cụ đựng chất thải rắn đối với hộ gia đình...............................................37
3.4 Tổ chức hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt..................................................37

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................39
1Kết luận..................................................................................................................................39
2 Kiến nghị...............................................................................................................................39

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU


CHXHCN
KT - XH
CTR
CTRSH
CTRHC
CTRVC
CTRNH
TTCN

MTĐT
TNHHMTV
CTCC
UBND
HĐND

CP
BVMT

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Kinh tế - Xã hội
Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn hữu cơ
Chất thải rắn vô cơ
Chất thải rắn nguy hại
Trung tâm Công nghiệp
Môi trường đô thi
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công trình công cộng
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Quyết định
Chính Phủ
Bảo vệ môi trường

DANH MỤC CÁC BẢNG


Số bảng

Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 1.6
Bảng 1.7
Bảng 1.8
Bảng 1.9
Bảng 1.10
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5

Tên bảng
Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam năm
2009
Thành phần của CTRSH ở một số đô thị miền Bắc
Tỷ trọng các chất có trong CTRSH của Hải Phòng và các
thành phố
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại TP Hải Phòng
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt nội thành của TP Hải
Phòng qua các năm 2002 - 2012
Dự báo khối lượng CTRSH trên địa bàn TP Hải Phòng
đến năm 2025
Phân loại quy mô bãi chôn lấp CTR
Khoảng cách an toàn trong việc lựa chọn vị trí bãi chôn

lấp
Phương tiện thu gom và vận chuyển của URENCO Hải
Phòng
CTRSH phát sinh trên địa bàn quận 2010 - 2012
Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các cơ quan,
trường học, bệnh viện, khu buôn bán dịch vụ
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh qua các
năm
Bảng tỷ lệ % cách xử lý rác của người dân quận Dương
Kinh
Mức thu phí vệ sinh môi trường của quận

Trang
6
7-8
8
9 - 10
10
11 - 12
13
15
16
18
25
26
26
29
33 - 34

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số hình
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3

Tên hình
Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe con người

Trang
1
2
5


Hình 1.4
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8

Tỷ lệ phát sinh CTRSH ở các loại đô thị Việt Nam năm 2007
Bản đồ quận Dương Kinh
Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại quận Dương Kinh
Đốt rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Tân Thành (Dương

Kinh)
Rác thải sinh hoạt ven đường tại phường Hòa Nghĩa (Dương
Kinh)
Rác thải vứt bừa bãi cạnh mương nước chảy
Sơ đồ hệ thống thu gom và vận chuyển CTRSH trên địa bàn
quận Dương Kinh
Thu gom theo hình thức thủ công tại địa bàn phường Tân
Thành (Dương Kinh).
Công nhân HTX Môi trường và dịch vụ thương mại Thành
Vinh thu gom rác tại địa bàn phường Anh Dũng (Dương
Kinh)

7
21
24
27
28
29
30
31
32


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gầy đây kinh tế Việt Nam đang có mức tăng trưởng mạnh mẽ.
Ngày 4/11/2015 tại buổi họp báo công bố tình hình kinh tế Việt Nam, chuyên gia
kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương ông Glenn B. Maguire đánh giá khi
khu vực đang rơi vào suy thoái thì Việt Nam là một trong ba nền kinh tế vững
chắc nhất.

Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của
người dân, bên cạnh đó tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao kéo theo các vấn đề
đáng lo cho xã hội. Một trong nhưng vấn đề quan trọng nhất đó chính là ô nhiễm
môi trường.
Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn nạn ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Ở Việt Nam, theo thống kê của Cục bảo vệ môi trường chỉ riêng năm 2014
khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên toàn quốc là 24 triệu tấn. Ô nhiễm môi
trường đã trở thành một thách thức lớn không kém gì biến đổi khí hậu.
Hải Phòng là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương, là đô thị
loại 1 cấp quốc gia, nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên sự tăng trưởng
đó kéo theo hệ lụy rất lớn là tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm
chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH).
Là một quận mới thành lập trực thuộc UBND thành phố Hải Phòng, quận
Dương Kinh cũng đang phát triển mạnh mẽ, nhiều khu công nghiệp được xây
dựng người dân các tỉnh đổ về tìm việc làm, kéo theo khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng.
Xuất phát từ thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải và yêu cầu thực tế
em thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn quận Dương Kinh - Hải Phòng và đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác quản lý”
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Dương
Kinh
- Đề xuất các biện pháp hạn chế chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và các giải
pháp xử lý hiệu quả nhất.

i


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận
Dương Kinh. Các biện pháp phân loại, thu gom, chôn lấp và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt đã và đang được thực hiện trên địa bàn quận.
4. Phương pháp nghiên cứu khoa học
- Tìm hiểu, điều tra, thống kê số liệu liên quan tới quận Dương Kinh.
- Thu thập các báo cáo, văn bản quy định hướng dẫn của Chính phủ,
UBND thành phố Hải Phòng và các bộ, sở, ban ngành về quản lý chất thải.
- Sắp xếp, xử lý lại các số liệu đã thu thập.
- Tìm hiểu các bộ luật đang ban hành, tham khảo các tài liệu trong sách.
Tìm kiếm các thông tin trên các website liên quan.
- Trực tiếp khảo sát, tham gia quá trình thu gom, phân loại, vận chuyển
CTRSH tại quận.
- Thu thập bản đồ và chụp ảnh để làm tư liệu cho bài.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra cái nhìn tổng quát hơn về CTR sinh hoạt cũng
như giá trị thực sự của chất thải rắn, biến những cái bỏ đi thành những thứ có thể
sử dụng được.
- Ý nghĩa thực tiễn: Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất thải
rắn góp phần nâng cao chất lượng vệ sinh, ý thức bảo vệ môi trường của người
dân được cải thiện, đem lại một môi trường sạch đẹp, văn minh cho địa bàn
quận Dương Kinh.

ii


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Khái niệm về chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
“Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động
của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường

học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần
bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo,
thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông
vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả vv…”
1.1.2 Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
Nguyên vật liệu

Chế biến

Thu hồi và tái chế

chất thải

chất thải

Chế biến lần 2

Tiêu thụ

Thải bỏ

Hinh 1.1 Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
( Nguồn: TS Nguyễn Trung Việt, TS Trần Thị Mỹ Diệu. cty Môi Trường
Tầm Nhìn Xanh, 2010)
1.2 Nguồn gốc, phân loại và tác động của chất thải rắn sinh hoạt, ảnh
hưởng của nó tới môi trường và sức khỏe cộng đồng
1.2.1 Nguồn gốc
Chất thải rắn sinh hoạt được sinh ra từ các hoạt động hàng ngày của con
người. CTRSH được thải ra ở mọi lúc, mọi nơi. Có thể ở thành phố, nông
thôn…

1


- Từ các khu dân cư, hộ gia đình.
- Từ các viện nghiên cứu, trường học, tụ điểm vui chơi giải trí, cơ quan xí
nghiệp.
- Từ các hoạt động xây dựng, sửa chữa.
- Từ chợ, tụ điểm buôn bán, hàng rong…
Với sự gia tăng dân số mạnh cùng với sự phát triển nhanh chóng của các đô
thị làm cho khối lượng CTRSH ngày càng tăng nhanh. CTRSH đang trờ thành
một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia.
Các hoạt động của con người

Quá
trình
sản xuất
và phi
sản xuất

Quá
trình
sống và
tái sản
sinh

Hoạt
động
quản lý

Hoạt

động
giao
tiếp và
đối
ngoại

CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Hình 1.2. Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
( Nguồn:GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn, NXB xây dựng, 2010)

1.2.2 Phân loại chất thải rắn
a. Phân loại theo mức độ nguy hại
- Chất thải nguy hại: Là chất thải chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong những đặc tính sau: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm,
gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác.

2


- Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không có chứa các chất
và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại tới môi trường và sức khỏe con
người.
b. Phân loại theo nguồn thải
- Chất thải sinh hoạt: Là chất thải phát sinh trong sinh hoạt cá nhân,hộ gia
đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải sinh hoạt.
- Chất thải công nghiệp: Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi
chung là chất thải công nghiệp.
- Chất thải nông nghiệp: Là lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động như:
trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, chăn nuôi, các sản phẩm thải ra từ chế

biến sữa, các lò giết mổ…được gọi chung là chất thải nông nghiệp.
- Chất thải xây dựng: Là các phế thải như: đất, cát, gạch, ngói, bê tông vỡ
do các hoạt động tháo dỡ, xây dựng công trình…. Được gọi chung là chất thải
xây dựng.
- Chất thải y tế: Chất thải phát sinh từ các hoạt động y tế như: khám bệnh,
bào chế, sản xuất, đào tạo, nghiên cứu, thú y… Sinh ra từ các bệnh viện, các
trung tâm điều dưỡng, cơ sở y tế dự phòng. Bao gồm:
- Chất thải y tế thông thường (sinh hoạt) bao gồm: bìa, bao hộp đóng gói,
khăn giấy lau tay, thức ăn bỏ đi….
- Chất thải y tế có nguy cơ lây nhiễm như: bông, băng thấm dịch hoặc máu,
các hộp thuốc quá hạn, kim tiêm…
- Chất thải từ các nguồn khác như: thương mại, dịch vụ…
Để tiện cho việc quản lý còn có cách phân loại khác.
c. Cách phân loại khác
- Chất thải sinh hoạt hữu cơ: Là chất thải trong sinh hoạt hàng ngày có
nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật, thường là các gốc rau, quả, thức ăn, rơm
rác, xương, ruột gà…
- Chất thải sinh hoạt vô cơ: Là các chất nilon, nhựa, da, cao su, vải, sợi…
được thải ra trong sinh hoạt hàng ngày, đây là chất thải có thành phần tái chế
được.
- Các chất trơ: thủy tinh, đá, kim loại, sành sứ, đất sét.

3


1.2.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đối với sức khỏe con người và môi
trường
a. Ảnh ưởng của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường không khí
Chất thải với hàm lượng hữu cơ và đạm cao sau khi phân hủy sẽ tạo nên
các chất trung gian và cuối cùng tạo nên CH 4, H2S, CO2 CH3OH,

CH3CH2NH3COOH, Phenol, các chất này hầu hết đều độc và gây ô nhiễm không
khí. Hiện tượng ô nhiễm không không khí ở các đô thị và khu công nghiệp đang
trở thành vấn đề cấp bách, tác động xấu tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt, làm
giảm chất lượng cuộc sống.
b. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường nước
Người dân thường có thói quen vất rác ra ao hồ, sông ngòi, cống rãnh. Qua
thời gian rác thải bị phân hủy, đồng thời bị nước mưa cuốn trôi theo dòng nước
chảy làm nguồn nước bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới chất
lượng nước ngầm và nước bề mặt xung quanh.
Rác thải vất ra nhiều sẽ ứ đọng gây mất cảnh quan dẫn đến tắc các hệ thống
dẫn nước làm cho hệ sinh thái nước có nguy cơ bị hủy diệt. Vi khuẩn, vi rút phát
sinh gây các bệnh như tiêu chảy, tả…ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính
mạng con người.
c. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường đất
Chất thải gồm các chất hữu cơ khi bị phân hủy trong môi trường đất sẽ giải
phóng CH4, CO2, H2O,…kết hợp với các thành phần hóa chất, chất độc, phóng
xạ, sẵn có trong rác, gây nhiễm độc môi trường đất. Các độc chất này thẩm thấu
trong đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Hậu quả là đất mất dần độ tơi xốp trở
nên chai cứng và thoái hóa dần kèm theo sự gia tăng sâu bệnh. Thoái hóa đất
dẫn đến đất bị cằn cỗi không còn khả năng canh tác, hàm lượng Coban, Crom,
Chì, Nitơ, Photpho và các kim loại nặng như Cd, Cu, Pb, và Zn xấp xỉ và vượt
ngưỡng cho phép.

d. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đối với sức khỏe cộng đồng
Ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt gây ra ảnh hưởng rất lớn đến
sức khỏe cộng đồng. Khí thải từ bãi rác theo con đường hô hấp vào cơ thể, một
phần khác như chất hữu cơ, kim loại nặng thâm nhập vào nguồn nước vào cơ thể
4



thông qua đồ ăn, nước uống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con
người, là nguyên nhân của khoảng 22 loại bệnh của con người trong đó có bệnh
ung thư và các loại bệnh về tai mũi họng, sốt rét, viêm phổi, đường ruột…
Theo các nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO) tỷ lệ người mắc bệnh
ung thư xung quanh các bãi chôn lấp chất thải chiếm tới 15,2% dân số. Bên cạnh
đó tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25%.
Môi trường không khí

Bụi, CH4, NH3, H2S, VOC
Chất thải ( chất thải rắn sinh hoạt)
- Sinh hoạt
- Sản xuất( công nghiệp, nông nghiệp….)
- Thương nghiệp
- Tái chế

Nước mặt
Kim loại
nặng, chất
độc

Nước ngầm

Ăn uống tiếp xúc qua da

Môi trường đất

Qua
đường

hấp


Qua chuỗi
thức ăn
Người, động vật

Hình 1.3. Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đối với sức khỏe con người
(Nguồn: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn, NXB xây dựng, 2007)
e. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến cảnh quan đô thị
Tình trạng ứ đọng rác ở những nơi sinh hoạt, làm việc nơi công cộng là
biểu hiện hết sức thấp kém về lối sống văn minh. Các loại chất thải phát sinh
làm biến đổi nguồn nước ngầm, nước mặt và địa tầng trong khu vực và vùng lân
cận, phá vỡ cân bằng sinh thái, làm chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Môi
trường đô thị bị mất vệ sinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan đô thị.

1.3 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam và thành phố
Hải Phòng
1.3.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
a. Sự phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở một số vùng Việt nam
5


Những năm gần đây với tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày càng
mạnh kéo theo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng lớn, trung bình
mỗi năm tăng hơn 10%. Tỷ lệ tăng cao đa phần ở các đô thị mới đang mở rộng,
phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các KCN, như thành phố Việt Trì
(18,6%), thành phố Hải Dương (18,3%), Hưng Yên (12,3%), Biên Hòa (17,3%),
thành phố Cao Lãnh (13,1%)... Khu vực Tây Nguyên tỷ lệ phát sinh chất thải rắn
sinh hoạt tăng chậm với tỷ lệ dưới 5.0% nhưng đồng đều hàng năm.
Theo thống kê năm 2002, lượng CTR sinh hoạt trung bình từ 0,6 -0,9
kg/người/ngày ở các đô thị lớn và 0,4 -0,5 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ, thị

trấn. Đến năm 2011 và đầu 2012, tỷ lệ này ở các đô thị lớn đã tăng lên tương
ứng là 0,9 -1,3 kg/người/ngày. Qua khảo sát của tổng cục bảo vệ môi trường
năm 2012 cho kết quả TP. Hồ Chí Minh là nơi có khối lượng CTRSH phát sinh
nhiều nhất cả nước với 6.300 tấn/ngày. Đô thị có lượng chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh ít nhất là Bắc Cạn, Cao Bằng lần lượt là 16,3 và 24,4 tấn/ngày
Là đô thị đi đầu về sự phát triển kinh tế - xã hội so với cả nước điều đó
cũng làm cho TP. Hồ Chí Minh đứng đầu về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh hàng ngày với 9.700 tấn/ngày (3.540.500 tấn/năm). Chiếm 45,25%
tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thi trên cả nước.
Bảng 1.1 Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
%
sovới
Khu vực
tổng lượng
chất thải
Đô thị trên toàn quốc
0,7
50
- Tp. Hồ Chí Minh
1,3
9
- Hà Nội
1,0
6
- Hải Phòng
0,9
2
Nông thôn trên toàn quốc
0,3
50

Nguồn : Tổng cục BVMT, 2012
Lượng phát thải
theo đầu người
(kg/người/ngày)

6

%
thành phần
hữu cơ
55

60 - 65


Hình 1.4 Tỷ lệ phát sinh CTRSH ở các loại đô thị Việt Nam năm 2012
Tính theo sự phát triển kinh tế hay vị trí địa lý thì các đô thị ở khu vực
Đông Nam Bộ có khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh nhiều nhất tới
6.847 tấn/ngày hay 2.499.155 tấn/năm. Chiếm phần lớn (37,85%) tổng khối
lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của các đô thị loại III trên cả nước. Cao
thứ hai là khu vực đồng bằng sông Hồng có khối lượng phát sinh chất thải rắn
đô thị 4.763 tấn/ngày hay 1.738.495 tấn/năm (chiếm 26,23% cả nước). Trái
ngược, tại các khu vực trung du và miền núi Tây Bắc Bộ khối lượng phát sinh
chất thải rắn sinh hoạt thấp nhất chỉ có 73,245 tấn/năm chiếm 1.11% của cả
nước.
Bảng 1.2 Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam năm 2012

STT
1
2

3
4
5
6
7

Đơn vị hành
chính
Đồng bằng sông
Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam
Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ

Lượng CTRSH
bình quân đầu
người
(kg/người/ngày)
0,87

Tổng lượng CTR đô thị
phát sinh
(tấn/ngày)

(tấn/năm)


4.763

1.738.495

0,84
0,79
0,71
0,90

1.389
200
805
1.840

506.985
73.245
293.825
671.600

0,64
0,91

724
6.847

264.260
2.499.155

7



8

Đồng bằng sông
0,75
2.323
847.895
Cửu Long
Tổng cộng
0,80
18.891
6.601.635
(Nguồn: Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử
lý chất thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới, Cục Bảo vệ môi trường 2012)
b. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của một số vùng tại Việt Nam
Tùy thuộc vào từng địa phương mà chất thải rắn sinh hoạt có thành phần
khác nhau, có rất nhiều yếu tố quyết định đến thành phần CTRSH như điều kiện
kinh tế, phong tục, nhu cầu sống hàng ngày và nhiều yếu tố khác.
Thông thường CTRSH gồm các thành phần như sau: chất thải hữu cơ, chất
thải thực phẩm, giấy, nhựa, gỗ, thủy tinh, vải vụn…
Bảng 1.3 Thành phần CTRSH ở một số đô thị miền Bắc
(% trọng lượng)
Thái
Nguyên
Các chất dễ cháy
70,5
53,0
81,3
70,9
1 Các chất hữu cơ

54
39,6
63,0
58,8
2 Plastic
6,8
2,8
6,8
5,5
3 Giấy vụn, catton
4,6
7,1
4,2
4,8
4 Giẻ vụn
2,8
1,2
2,6
1,3
5 Cao su
2,3
2,3
4,7
0,5
Các chất không cháy
29,1
45,4
18,5
28,9
6 Kim loại

6,5
5,8
3,8
5,6
7 Thuỷ tinh
4,2
5,6
1,6
2,6
8 Chất trơ
17,6
32,7
11,7
19,8
9 Thành phần nguy hại
0,8
1,3
1,4
0,9
(Nguồn: Kết quả khảo sát một số đô thị miền Bắc của VIWASE, 2012)
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị đều có đặc điểm là phức tạp
và tỷ lệ khác nhau, phầm trăm các chất có trong chất thải biến đổi theo từng đô
thị. Theo kết quả khảo sát (bảng 1.3) thấy các chất hữu cơ của một số thành phố
điển hình ở miền Bắc chiếm tỷ lệ khá cao dao động từ 40 - 65% tổng lượng chất
thải, trong đó cao nhất là thành phố Nam Định với 65,0%; các chất cháy được
chiếm trung bình khoảng 68%, Các phế liệu có thể thu hồi tái chế chiếm từ 10%
- 18% tuỳ thuộc vào hoạt động tái chế của từng đô thị.
STT

Thành phần


Hà Nội

8

Hải Phòng

Nam Định


1.3.2 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hải
Phòng
a. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Hầu hết chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hải Phòng là không
nguy hại. Theo điều tra của sở tài nguyên môi trường Hải Phòng lượng chất thải
rắn sinh hoạt nguy hại năm 2012 trên địa bàn thành phố chiếm từ 2,3% đến
9,1% tổng khối lượng CTRSH phát sinh. Tuy nhiên có chiều hướng gia tăng
nhanh hơn so với những năm trước đây từ 7 -14% năm.
Những chất thải rắn sinh hoạt chứa nhiều thành phần nguy hại như:
Chất dẻo PVC
Pin, ắc quy, bóng đèn thủy ngân, nhiệt kế.
Keo dính chuột…
Trong công tác chôn lấp CTRSH chất thải rắn nguy hại đang là vấn đề khó
khăn và nan giải cho các cơ quan bảo vệ môi trường.
Các khu vực kinh doanh sản xuất trên địa bàn thành phố đặc biệt là trung
tâm thương mại, hội chợ thì thành phần các chất có trong CTRSH thường không
ổn định, biến đổi không ngừng gây khó khăn lớn trong công tác xử lý.
Tỷ lệ phần trăm các chất có trong CTRSH tại địa bàn thành phố rất quan
trọng trong công tác quản lý cũng như xử lý. Căn cứ vào đó các cơ quan, công ty
bảo vệ môi trường thống nhất đưa ra những quyết định hiệu quả để có thể tăng

công suất thu gom, xử lý tốt nhất.
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố rất đa dạng, chất
hữa cơ chiếm tỷ trọng rất cao với 51,28%.
Bảng 1.4 Tỷ trọng các chất có trong CTRSH của Hải Phòng và các thành phố

Hải
Nội Phòng
1
51,3
Chất hữu cơ
51,28
2
2
Cao su, nhựa
4,26
4,82
3
Giấy, giẻ vụn
5,20
7,22
4
Kim loại
2,86
1,02
5
Thủy tinh, gốm, sứ
1,93
1,63
6
Gạch, cát, vật liệu… 34,43 34,03

Độ ẩm (%)
46,60 46 - 49
Độ tro (%)
16,82 17,75
TT

Thành phần

9

Hạ Long

Đà
Nẵng

Hồ Chí
Minh

44, 70

51,50

42,86

3,66
5,60
0,55
6,70
38,79
41- 45

11,20

14,35
7,88
1,65
1,58
23,04
38,05
41,40

9,35
26,38
2,13
6,13
13,15
29,18
59,15


Tỷ trọng, tấn/m3
0,43
0,46
0.59
0,37
0,42
Nguồn: Số liệu quan trắc - Tổng cục môi trường, 2011.
Bảng 1.5 Thành phần CTRSH tại các thi trấn ở Hải Phòng
(Đơn vị tính theo %)

TT

1
2
3
4
5

Thành phần

Thị
trấn
Vĩnh
Bảo
73,73
11,86
5,35
3,31
2,15

Thị
trấn
Tiên
Lãng
72,76
10,98
3,75
10,57
0,58

Thị
trấn

Núi
Đồi
80,00
4,83
5,52
2,76
2,07

Thị
trấn
An
Lão
75,40
6,92
4,36
8,70
1,75

Thị
trấn
An
Dương
67,25
8,95
7,89
8,72
3,30

Thị
trấn

Núi
Đèo
65,28
11,02
6,35
7,91
4,62

Chất hữu cơ
Cao su, nhựa
Giấy, sách báo
Vải
Kim loại
Thủy tinh, gốm
6
3,63
1,36
4,83
2,87
3,89
4,82
sứ
7
Tổng
100
100
100
100
100
100

Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2010
b. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt nội thành của TP Hải Phòng
Trong giai đoạn 10 năm từ 2002 -2012 tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố Hải Phòng rất nhanh, tuy nhiên điều đó kéo theo lượng chất thải rắn
sinh hoạt gia tăng không ngừng. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng của
thành phố phải đưa ra các biện pháp hiệu quả để giảm thiểu khối lượng CTRSH
phát sinh trong tương lai.

10


Bảng 1.6 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt nội thành của TP Hải Phòng
qua các năm 2002 - 2012
Công ty
Công ty MTĐT
Cty Thị chính Kiến An
Cty CTCC Đồ Sơn
Tổng
Công ty
Công ty MTĐT
Cty Thị chính Kiến An
Cty CTCC Đồ Sơn
Tổng
Công ty
Công ty MTĐT
Cty Thị chính Kiến An
Cty CTCC Đồ Sơn
Tổng
Công ty
Công ty MTĐT

Cty Thị chính Kiến An
Cty CTCC Đồ Sơn
Tổng
Công ty
Công ty MTĐT
Cty Thị chính Kiến An
Cty CTCC Đồ Sơn
Tổng
Công ty

Năm 2002
Thu gom (a) Phát sinh (b)
(tấn/ngày)
(tấn/ngày)
410
516
70
89
52
70
505
662
Năm 2003
Thu gom (a) Phát sinh (b)
(tấn/ngày)
(tấn/ngày)
430
528
73
90

56
73
559
691
Năm 2004
Thu gom (a) Phát sinh (b)
(tấn/ngày)
(tấn/ngày)
456
534
78
96
61
78
595
708
Năm 2010
Thu gom (a) Phát sinh (b)
(tấn/ngày)
(tấn/ngày)
875
1.015
210
260
95
105
1.180
1.380
Năm 2011
Thu gom (a) Phát sinh (b)

(tấn/ngày)
(tấn/ngày)
950
1.128
250
300
116
128
1.316
1.556
Năm 2012
Thu gom (a) Phát sinh (b)
(tấn/ngày)
(tấn/ngày)
11

Hệ số thu gom
(c=a/b), (%)
79
78
704
76
Hệ số thu gom
(c=a/b), (%)
81
81
77
80
Hệ số thu gom
(c=a/b), (%)

85
81
78
84
Hệ số thu gom
(c=a/b); (%)
86
80
90
86
Hệ số thu gom
(c=a/b); (%)
84
83
90
85
Hệ số thu gom
(c=a/b); (%)


Công ty MTĐT
Cty Thị chính Kiến An
Cty CTCC Đồ Sơn
Tổng

1.198
276
128
1.602


1.456
328
145
1.929

82
84
88
83

c. Dự báo lượng CTRSH trên địa bàn thành phố Hải Phòng tới năm 2025
Theo quy hoạch và phát triển chiến lược của sở xây dựng thành phố tới
năm 2025 dự báo tổng dân số thành phố sống trong các đô thị là hơn 2.200.000
còn các thị trấn trên 300.000 người.
Chỉ tiêu:
- 1,5 kg/người/ngày trong nội thành
- 1,3 kg/người/ngày ngoại thành
- 0,4 tấn/ha đối với khu công nghiệp
Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến
năm 2025 được thể hiện trong bảng 1.7

Bảng 1.7: Dự báo khối lượng CTRSH trên địa bàn TP Hải Phòng
đến năm 2025
STT

Khu vực

Đơn vị
(người)


Tiêu chuẩn
(kg/người-ngày)

Tỷ lệ thu
gom (%)

Khối
lượng
(tấn/ngày)

2.200.00
1,5
100
3.300
0
2 Ngoại thành 300.000
1,3
90
351
Tổng rác sinh hoạt
3.651
Nguồn: Viện quy hoạch thành phố, 2015
1.4 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam và thành phố
Hải Phòng
1.4.1 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
a. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
- Công việc quản lý CTRSH tại Việt Nam tương đối khó khăn đặc biệt là ở
các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng hay Đà Nẵng…Đây là
vấn đề lớn thách thức các cơ quan chức năng bộ, sở ban ngành giải quyết. Với
1


Nội thành

12


sự phát triển nhanh về kinh tế và khoa học kĩ thuật, chất lượng đời sống nhân
dân ngày một cao, nhu cầu mua sắm tiêu dùng, ăn uống ngày càng lớn. Các hoạt
động sản xuất, khu vui chơi, quán ăn mở ra càng nhiều làm khối lượng chất thải
rắn sinh hoạt tăng nhanh đáng kể.
- Theo nguồn trích dẫn từ báo cáo hiện trạng môi trường năm 2008 thì tỷ lệ
thu gom chất thải sinh hoạt trung bình toàn quốc đạt 82%, ở các khu vực đô thị
nhỏ hơn 60%, các khu vực nông thôn tỷ lệ thu gom dao động từ 40 - 50%.
- Chất thải rắn công nghiệp thu được xấp xỉ 95% còn chất thải rắn nguy hại
mới chỉ thu gom được 70 - 80%.
- Tài chính trong lĩnh vực thu gom CTRSH phần lớn do ngân sách nhà
nước, chưa kêu gọi được sự đầu tư của các doanh nghiệp, thành phần kinh tế. Ý
thức của người dân còn hạn chế, còn khá thờ ơ đối với công tác thu gom.
- Trên địa bàn các thành phố nhỏ, thị trấn, thị xã chưa có hệ thống thu gom
CTRSH, vận chuyển thì rất khó khăn và nhỏ lẻ. Theo kiến nghị của nhân dân và
lãnh đạo các quận, huyện, thị xã thì mỗi địa phương nên tự thành lập công ty
hay xí nghiệp môi trường để thu gom, phân loại và vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt hàng ngày.
- Hiện tại ở các thành phố công việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH
thường được giao cho các công ty môi trường đô thị tuy nhiên hiện nay có khá
nhiều công ty, xí nghiệp môi trường tư nhân cũng tham gia công việc này. Công
tác quét dọn, thu gom thường được diễn ra trong đêm để đảm bảo không ùn tắc
giao thông và tránh nắng nóng cho các công nhân thu gom rác.
- Công ty môi trường đô thị Hà Nội cho biết mỗi ngày công ty thu được gần
2.000 tấn chất thải gồm rất nhiều các thành phần khác nhau. Chất thải hữu cơ

được thu hồi trên 300 tấn mỗi ngày và được tái sử dụng lại trên 40%. Theo các
cơ quan chức năng khi mô hình 3R tại Hà Nội được thực hiện tốt thì sẽ tiết kiệm
tới hơn 4 tỷ một tháng cho công tác xử lý rác.
b. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
Phương pháp xử lý chất thải chủ đạo tại các bãi rác là chôn lấp. Theo báo
cáo của sở Khoa học và Công nghệ, sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh,
thành trên cả nước và các kết quả quan trắc của 3 vùng thì chỉ có 32/64 tỉnh,
thành có các dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trong đó có 13 đô
thị đã được đầu tư xây dựng. Cả nước hiện nay chỉ có 16 bãi chôn lấp đảm bảo
13


yêu cầu và tiêu chuẩn trên tổng số 98 bãi chôn lấp (không kể 458 bãi rác quy mô
nhỏ). Năm 2009 thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2169/QĐ -TTg
chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn. Theo đó đến năm 2020 sẽ có đến
85% chất thải rắn sinh hoạt được tái sử dụng hoặc làm phân bón hữu cơ.
c. Về hoạt động tái chế
Việc ứng dụng các công nghệ tái chế chất thải để tái sử dụng còn rất hạn
chế, chưa được tổ chức, quy hoạch và phát triển. Chỉ có một phần nhỏ chất thải
được chế biến thành phân bón vi sinh vật và chất mùn hợp vệ sinh. Các cơ sở tái
chế chất thải có quy mô nhỏ, công nghệ còn lạc hậu, chủ yếu do các lao động
nghèo làm nghề thu mua phế liệu, và một số người đi bới rác tự do bán cho các
cơ sở tái chế nhỏ, và một số làng nghề đúc, tái chế nhựa…tỷ lệ này ước tính chỉ
đạt 13 - 15%, tuy nhiên, một số làng nghề tái chế hiện nay đang gặp nhiều vấn
đề môi trường bức xúc như: Chỉ Đạo (Hưng Yên), Minh Khai (Hưng Yên), làng
nghề sản xuất giấy Dương Ổ (Bắc Ninh)… Ở Hà Nội đã thu hồi tái chế và sử
dụng được hơn 15% lượng chất thải phát sinh. Tuy nhiên, việc tiếp xúc trực tiếp
với chất thải tại các bãi chôn lấp gây nguy hiểm tới sức khỏe con người, dễ mắc
một số bệnh như; uốn ván, nhiễm trùng và các loại dịch bệnh.
d. Một số phương pháp xử lý điển hình ở Việt Nam

- Công nghệ xử lý bằng chôn lấp
Chôn lấp chất thải là phương pháp lưu giữ chất thải trong các hố bãi có phủ
lấp đất lên trên.
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là phân giải yếm khí các hợp chất
hữu cơ có trong chất thải và các chất dễ thối rữa tạo ra sản phẩm cuối cùng là
chất hữu cơ giàu dinh dưỡng như: axit hữu cơ, nitơ các hợp chất amon và các
khí CO2, CH4.
Đây là phương pháp xử lý rác phổ biến của các đô thị. Nhưng hầu hết các
bãi chôn lấp đều chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường mà chỉ là bãi lộ
thiên, gây ô nhiễm nước ngầm và nước mặt cũng như đất, không khí và môi
trường xung quanh. Một số bãi chôn lấp bước đầu được áp dụng tiêu chuẩn kỹ
thuật vệ sinh môi trường như: bãi chôn lấp Nam Sơn - Hà Nội, bãi chôn lấp
Thủy Phương ở Huế.
Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn bãi chôn lấp:

14


+ Về quy mô: Quy mô bãi rác phụ thuộc dân số đô thị, lượng chất thải hàng năm
để xác định loại bãi chất thải lớn, vừa, hay nhỏ.
Bảng 1.8 Phân loại quy mô bãi chôn lấp CTR
ST
T

Loại bãi

1

Nhỏ


Dân số đô thị
hiện tại
(người)
<100.000

Lượng rác
(tấn/năm)
<20.000

Diện tích Thời gian tái
bãi
sử dụng
(ha)
(năm)
4-5
<5

2
3
4

Vừa
100.000 - 500.000
<65.000
5 - 10
5 - 10
Lớn
500.00 - 1.000.000
<200.000
15 - 25

10 - 15
Rất lớn
>1.000.000
>200.000
>25
>30
(Nguồn: Quyết định số 35/2001/QĐ - BXD tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TCXDVN 261:2001)
Qua bảng 1.8 cho thấy, nếu lượng chất thải phát sinh càng lớn thì quy mô
bãi chôn lấp càng lớn và thời gian tái sử dụng càng dài. Tuy nhiên mức độ tái sử
dụng đất của bãi chôn lấp tùy thuộc vào tính chất, thành phần của từng loại chất
thải.
+ Về vị trí bãi chôn lấp: Phải xem xét đến khoảng cách an toàn môi trường đến
các trung tâm đô thị, cụm dân cư, công trình văn hóa, khu du lịch, công trình
khai thác nước ngầm, đường giao thông chính, tránh các tác động có hại tới môi
trường và sức khỏe con người nhưng lại không quá xa trung tâm các đô thị và
khu công nghiệp để hạn chế chi phí cho việc vận chuyển…
Đồng thời không nên quy hoạch bãi chôn lấp ở những vùng có chứa tầng
nước ngầm với trữ lượng lớn, vùng có đá vôi. Dưới đây là bảng khoảng cách an
toàn trong việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp.
Bảng 1.9. Khoảng cách an toàn trong việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp
Khoảng cách tối thiểu từ vành đai
công trình tới các bãi chôn lấp(m)
Các công trình

Đô thị, khu công nghiệp,sân bay, bến cảng,
khu dân cư
Công trình khai thác nước ngầm:
15


Bãi chôn
lấp vừa
và nhỏ
≥ 3.000

Bãi chôn
lấp lớn

Bãi chôn
lấp rất lớn

≥5.000

≥15.000


- Công suất <100m3/ngày
≥50
≥100
≥500
3
3
- 100m ≥100
≥500
≥1.000
- Công suất >10000m3/ngày
≥500
≥1.000
≥5.000

(Nguồn: Quyết định số 35/2001/QĐ - BXD tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TCXDVN 261:2001)
- Công nghệ đốt
+ Khái niệm: Xử lý chất thải bằng phương pháp đốt là quá trình oxy hóa chất
thải ở nhiệt độ cao, phù hợp để xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại
hữu cơ như cao su, nhựa, cặn dầu, dung môi, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là
chất thải y tế.
+ Cơ sở khoa học: Cơ sở khoa học của phương pháp này là oxy hóa ở nhiệt độ
cao, với sự có mặt của oxi trong không khí, trong đó có rác độc hại được chuyển
hóa thành dạng khí và chất thải rắn không cháy được. Các chất khí được làm
sạch hoặc không làm sạch thoát ra ngoài không khí. Chất thải rắn còn lại được
chôn lấp.
+ Yêu cầu cơ bản: Cung cấp đủ oxy cho quá trình nhiệt phân bằng cách đưa
vào buồng đốt một lượng không khí dư, khí dư sinh ra trong quá trình cháy phải
được duy trì lâu trong lò đốt đủ để cháy hoàn toàn ít nhất 4 giây, các vật sắc
nhọn khi vận chuyển phải để trong các hộp cứng và đậy nắp, lò phải đảm bảo đủ
nhiệt độ để phá hủy các vật sắc nhọn tối thiểu 1.000 0C, yêu cầu trộn lẫn tốt các
khí cháy xoáy.
Tại Việt Nam một số đô thị áp dụng công nghệ đốt chất thải nguy hại như:
lò đốt CEETIIACN 150 tại bãi rác Nam Sơn (Hà Nội), công suất 150kg/h, có
buồng đốt đa cấp, tránh dioxin/furan tái sinh, xử lý khói đa cấp, vận hành tự
động hoặc bán tự động.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận, Bắc Cạn, bênh viện lao, phổi Thái
Nguyên, trung tâm y tế Huyện Lương Tài và Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) sử dụng lò
đốt chất thải y tế hiệu suất cao VHI-18B là loại hình tiết kiệm nhiên liệu, với
nguyên lý đốt đa vùng, hiệu suất đốt cháy cao, có khả năng loại trừ triệt để bụi,
kim loại nặng và các khí độc hại như: NOx, SOx, HCl, HF, các sản phẩm cháy
chứa Dioxin và Furan.
1.4.2 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng
a. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng

16


Trên địa bàn thành phố hiện nay có 3 công ty chính thu gom và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt gồm:
- Công ty môi trường đô thị nay là công ty TNHH MTV môi trường đô thị.
- Công ty công trình công cộng và dịch vụ du lịch Hải Phòng.
- Công ty công trình công cộng và xây dựng Hải Phòng.
Ngoài ra tại các quận, huyện, thị trấn chất thải rắn sinh hoạt còn do các hạt
quản lý đường bộ và các công ty tư nhân đảm nhiệm.
Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hải Phòng(URENCO)
Ngày 28/5/1994 Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết
định số 393/QĐ - UB về việc thành lập công ty môi trường đô thị Hải Phòng từ
hình thức doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh tế sự nghiệp sang doanh
nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh dịch vụ có thu. Ngày 29/6/2010 quyết
định 1175/QĐ - UB chuyển đổi công ty thành công ty TNHH MTV môi trường
đô thị Hải Phòng. Công ty có chức năng, nhiệm vụ thu gom, xử lý tất cả rác thải
sinh hoạt trên địa bàn 4 quận nội thành của thành phố là Hồng Bàng, Ngô
Quyền, Lê Chân và Hải An (cả khu vực ven đô của huyện An Dương , quận
Kiến An). Công ty còn quản lý tất cả chất thải rắn phát sinh của các sở ban
ngành, bệnh viện, trung tâm thương mại, trung tâm y tế và chất thải phát sinh từ
tàu bè, sà lan hoạt động tại các cảng của thành phố.
Bảng 1.10 Phương tiện thu gom và vận chuyển của URENCO Hải Phòng
STT
Phương tiện
1 Xe gom rác
2 Xe ôtô vận chuyển rác

Phân loại


Đơn vị Số lượng
chiếc
700
Xe ép rác các loại
chiếc
32
Xe cẩu container rác
chiếc
06
Xe bảo ôn (RYT)
chiếc
01
Xe Ifa tự đổ
chiếc
04
3 Xe stôc tưới rửa đường Các loại
chiếc
04
Cộng
nt
47
4 Phương tiện san gạt
Xe ủi
chiếc
06
Xe xúc
chiếc
01
(Nguồn: Công ty môi trường đô thị Hải Phòng, 2014)
Công ty công trình công cộng và dịch vụ du lịch Hải Phòng

Công ty được đi vào hoạt động từ ngày 11/12/2000 đến nay đã hoạt động
được 15 năm. Trụ sở công ty thuộc khu I, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn thành
phố Hải Phòng. Tiền thân của công ty là phòng thị chính trực thuộc UBND quận
17


×