Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tìm hiểu về các tổ chức FTA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 32 trang )

CHỦ ĐỀ : TÌM HIỂU VỀ MỘT VÀI TỔ CHỨC
( NAFTA, CISFTA, EFTA VÀ AFTA )

A - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ FTA
1. Khái niệm FTA
"FTA" là viết tắt của cụm từ "Free Trade Agreement" khi được dịch ra tiếng Việt nó có
nghĩa là “Hiệp định thương mại tự do” – là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều
quốc gia được ký kết cùng nhau với mục đích cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan, phi
thuế quan tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do.
Theo thống kê của WTO thì hiện nay trên toàn thế giới có hơn 200 Hiệp định thương
mại đang có hiệu lực và gồm rất nhiều thành viên từ trong các khối ASEAN cho tới Liên
minh kinh tế Á Âu và đang thêm nhiều quốc gia khác tham gia. FTA đóng một vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại thế giới. Vậy, một FTA khi được ký kết bao
gồm những nội dung gì?
Một FTA có 4 nội dung chính như:






Thứ nhất đó là quy định việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
Thứ hai là quy định danh mục mặt hàng sẽ đưa vào trong việc cắt giảm thuế quan
này. Thường thì việc áp dụng này chung là tới 90% thương mại.
Thứ ba chính là lộ trình cắt giảm thuế quan, điều này là quan trọng để một nước
tham gia dần bắt kịp và hoạt động tốt hơn. Thời gian cắt giảm thuế thường được
kéo dài trong khoảng thời gian là 10 năm.
Thứ tư là quy tắc xuất xứ với những quy định riêng của nó.


2.Các loại hình của FTA


-

FTA khu vực được ký giữa các nước trong cùng khu vực, như AFTA
FTA song phương được ký giữa 2 nước
FTA đa phương được ký giữa nhiều đối tác khác nhau
FTA giữa tổ chức và một nước, được ký như một tổ chức ASEAN hay Liên Minh
Kinh Tế Á Âu với một nước như Việt Nam.

Sự phát triển của FTA
Các thống kê được thực hiện cho biết hiện có trên 200 Hiệp định thương mại tự do được
ký kết và có hiệu lực có tác động tích cực, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh
tế thế giới.
Tuy FTA không lớn mạnh và toàn diện như WTO thế nhưng FTA đóng vai trò là cầu nối
liên kết, bắc qua các nước giúp xóa bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan, phi thuế quan
hướng tới thành lập một khu vực mậu dịch tự do.
Trải qua một thời gian dài phát triển số lượng các hiệp định FTA đã tăng lên không
ngừng. Từ năm 1948 đến 1994, Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (viết tắt là
GATT) – tiền thân của WTO đã nhận được 124 thư thông báo; kể từ năm 1995 đã có trên
300 Hiệp định thương mại đã được ban hành.

Sự hình thành của Free Trade Agreement – FTA là một tất yếu bởi lẽ các nhà quản lý đã
sớm nhận thấy những bất cập của thuế quan, phi thuế quan ngăn cản sự hợp tác và xúc
tiến thương mại giữa các quốc gia với nhau.


Nguồn vốn ODA được đổ về các quốc gia đang phát triển ngày một nhiều hơn nhưng cơ
hội vận dụng, tận dụng nguồn vốn đó còn khắt khe, thiếu tính chất chuyên nghiệp, triệt để
và đôi khi gặp rào cản.
Trở lại với FTA. Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (viết tắt là ADB) thì số
Hiệp định thương mại tự do (FTA) ký kết giữa các quốc gia ở châu Á trong đó có Việt

Nam đã tăng từ 3 hiệp định vào năm 2000 lên con số 56 hiệp định vào tháng 8 năm 2009.
Trong 56 hiệp định đó lại có 19 Hiệp định thương mại tự do được ký giữa 16 nền kinh tế
châu Á với nhau điều này cho thấy đã hình thành một xu hướng “xích lại gần nhau” giúp
cho khu vực này trở thành khối mậu dịch hùng mạnh tương tự như khối EU tuy nhiên quy
mô nhỏ hơn Liên minh Châu Âu.

3. FTA và vấn đề của Việt Nam
Từ sau Đại hội Đảng VI – 1986 thì quá trình mở cửa và hội nhập của chúng ta đã được
bắt đầu khởi động. Việc tham gia vào sân chơi chung của nền kinh tế thị trường toàn cầu
cho phép chúng ta phát huy được hết sức mạnh và tiềm năng của quốc gia. Từ đó, đem
đến triển vọng to lớn để đất nước cất cánh với nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhằm
đem lại của sống thịnh vượng cho dân tộc. Một dân tộc thịnh vượng là một dân tộc hạnh
phúc.
Bằng chứng cho sự hội nhập này có thể kể đến như việc “đa dạng hoá”, “đa phương
hoá” trong quan hệ với tất cả các quốc gia, kể cả một đất nước mà một thời chúng ta xem
là cựu thù, như Hoa Kỳ.


Các dấu son này có thể kể đến như việc ngày 28/05/21995 chúng ta chính thức trở thành
thành viên của ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á), 11/07/1995 Việt Nam bình
thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, năm 2006 tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO).

Với những sự hội nhập sâu rộng này, chúng ta hy vọng mang tới một sức sống mới cho
nền kinh tế quốc gia, khi mà sau thời kỳ chiến tranh Nam – Bắc chúng ta rơi vào sự bế
tắc của sự cấm vận. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là trong tiến trình đi lên này, Việt Nam có thể
thoát khỏi nguy cơ “bẫy thu nhập trung bình thấp” và tình trạng “dân số chưa giàu đã
già” hay không. Đó chính là hai nguy cơ mà chỉ một nền kinh tế đạt sự tăng trưởng cao
và ổn định mới có thể giải quyết được.


B – NAFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ)
1. Khái niệm:
Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (tiếng Anh: North America Free Trade
Agreement; viết tắt: NAFTA) là hiệp định thương mại tự do giữa ba nước Canada, Mỹ và
Mexico, ký kết ngày 12/8/1992, hiệu lực từ ngày 01/01/1994.
2.Nội dung và ý nghĩa của hiệp định này là:
2.1 Nội dung:
-

Giảm rào cản thuế quan và phi thuế quan để thúc đẩy thương mại.
Tạo điều kiện tăng trưởng tốt và ổn định cho các nước thành viên.


-

-

Xây dựng một hệ thống các quyền và nghĩa vụ tương ứng phù hợp với các quy
định chung về thuế quan, thương mại và công cụ song phương, đa phương cho sự
hợp tác của các quốc gia thành viên.
Tạo cơ hội việc làm mới và nâng cao điều kiện lao động, bảo vệ và thực thi các
quyền của người lao động.
Thực hiện các hoạt động gắn liền với bảo tồn và bảo vệ môi trường.

2.2 Ý nghĩa:
Giúp cho kinh tế của 3 nước Mỹ, Canada và Mexico được dễ dàng. Cụ thể là việc Mỹ và
Canada có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mexico và Mexico cũng dễ dàng
chuyển giao nguồn nhân lực sang hai nước kia.
Ngoài ra, hiệp định này còn giúp cho 3 nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế
giới về kinh tế với các khối như EU, AFTA...

3. Cơ cấu tổ chức
Cơ quan quan sát cao nhất của NAFTA là Ủy ban Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ. Bao gồm:
Đại diện Thương mại Mỹ, Bộ trưởng Ngoại thương Canada, Bộ trưởng Thương mại và
Phát triển Công nghiệp Mexico.
4. Tác động của NAFTA đến các nước thành viên và thế giới
NAFTA cơ bản định hình mối quan hệ kinh tế Bắc Mỹ, nó tạo ra một tiền lệ hợp tác
chưa từng có giữa hai nền kinh tế phát triển là Canada và Mỹ với nền kinh tế đang phát
triển Mexico. NAFTA khuyến khích tăng mạnh các thương vụ thương mại khu vực và
đầu tư xuyên biên giới giữa ba nước. Tuy rằng NAFTA vẫn đang là đề tài nóng hổi trong
các cuộc tranh luận rộng hơn về thương mại tự do, chủ yếu bởi vì nó bị cáo buộc như dẫn
đến một sự thay đổi trong sản xuất, công ăn việc làm đến Mexico; chúng ta vẫn không
thể phủ nhận những thành tựu mà NAFTA đã đem lại cho Canada, Mỹ và nhất là Mexico.
Vậy tác động của NAFTA đến các nước thành viên như thế nào, nói rộng hơn là xét cả tác
động của NAFTA đến thế giới, điển hình là EU và Châu Á. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu
dưới đây.
Tác động của NAFTA tới các nước thành viên
a.Tích cực
Đầu tiên, NAFTA sẽ xoá bỏ thuế nhập khẩu ở gần 9000 hạng mục hàng hóa được bán ở
Bắc Mỹ tính đến năm 2008. Ngày 1/1/1994, khối lượng hàng hoá được miễn thuế của Mỹ


xuất khẩu sang Mexico đã tăng từ 20% lên 50%, và 2/3 hàng hoá của Mexico vào Mỹ
cũng được miễn thuế nhập khẩu.
Thứ hai, NAFTA bảo vệ quyền sở hữu của những nhà đầu tư xuyên biên giới ở Bắc Mỹ
và xoá bỏ những thông lệ một thời gian dài đã ngăn cản đầu tư nước ngoài vào Mexico.
NAFTA yêu cầu mỗi quốc gia ký kết đối xử với những nhà đầu tư nước ngoài không khác
với những nhà đầu tư trong nước và cấm chính phủ áp đặt bất kỳ “yêu cầu hoạt động”
nào đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Hơn nữa, trong khi NAFTA hạ thấp nhiều hàng rào thương mại, hiệp định này cũng
cung cấp các đảm bảo mang tính bảo hộ cho một số nhà sản xuất nội địa ở cả ba nước.

Đầu tiên, sẽ có cái gọi là điều khoản “thoái lui” cho phép chính phủ tái áp đặt thuế nhập
khẩu tạm thời để bảo vệ một số ngành kinh tế cụ thể thoát khỏi thua lỗ do nhập khẩu với
lượng lớn gây ra.
Hiệp định yêu cầu mỗi quốc gia phải bảo vệ những quyền “sở hữu trí tuệ” như vấn đề
bản quyền hay nhãn hiệu thương mại và những quy tắc cho phép các ngân hàng Mỹ và
Canada thâm nhập vào dịch vụ tài chính ở thị trường Mexico.
Hiệp định này yêu cầu mỗi bên sử dụng những tiêu chuẩn quốc tế đã được thiết lập bởi
nhiều thể chế quốc tế làm cơ sở cho những quy tắc của mình. Các quốc gia có thể thiết
lập tiêu chuẩn cao hơn nếu họ cho rằng điều đó là cần thiết, nhưng nếu những tiêu chuẩn
mới đó thiếu “cơ sở khoa học” thì sẽ bị coi là những rào cản thương mại không công
bằng.
Cụ thể đối với ngành công nghiệp ô tô của Mexico:
Theo Hiệp hội Công nghiệp ôtô Mexico (AMIA), trong 5 tháng đầu năm 2017, xuất
khẩu ôtô của nước này sang Mỹ tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.


Dự báo lượng ôtô sản xuất ở Mexico bán sang thị trường Mỹ sẽ chiếm 76,6% tổng số xe
xuất khẩu của Mexico trong năm nay. Canada là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 sau Mỹ
với 104.935 xe, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2016. Cơ quan trên cho biết xuất khẩu
tăng đã khuyến khích sản xuất trong nước đạt mức kỷ lục với 1,579 triệu xe, tăng 14,4%.
Mexico hiện là thị trường thu hút nhiều đầu tư từ các nhà sản xuất ôtô do chi phí xây
dựng nhà máy thấp, giá nhân công rẻ và sức mua tăng mạnh.
Trong vòng 3 năm qua, ngành công nghiệp ôtô của nước này đã thu hút gần 26 tỷ USD
đầu tư nước ngoài. Mexico đặt mục tiêu vươn lên thành nhà sản xuất ôtô thứ 5 trên thế
giới vào năm 2020 với sản lượng 5 triệu xe/năm.Ngành sản xuất ôtô được coi là ngành
kinh tế mũi nhọn quan trọng của Mexico và đóng góp tới 3% Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP).
b.Tiêu cực:
Có bốn tác động tiêu cực lớn đáng bàn là:
-


Sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên
Môi trường bị tác động tiêu cực
Di cư bất hợp pháp
Sự hợp tác nhất thể hóa giữa các thành viên ngày càng có dấu hiệu sụt giảm.

Những điểm yếu này đã khiến cho NAFTA không còn được như mong đợi.Đầu tiên phải
kể đến vấn đề chênh lệch tiền lương giữa hai nền kinh tế lớn là Mỹ, Canada và Mexico.
Bất lợi của Mexico là do đặc điểm kinh tế yếu kém hơn 2 nước còn lại: nền kinh tế khép
kín, bị chi phối bởi doanh nghiệp nhà nước, có hàng loạt nông trại nhỏ lẻ với năng suất
thấp nên khi nông sản giá rẻ từ Mỹ đổ bổ vào Mexico đã khiến cho nhiều nông dân phá
sản (điển hình là thị trường ngũ cốc: các trang trại khổng lồ của Mỹ có năng suất lớn gấp
6 lần các nhà sản xuất nhỏ của Mexico trên địa hình đồi núi nghèo nàn), từ đây dẫn tới
tình trạng thất nghiệp hàng loạt, nghèo đói gia tăng.
Tiếp theo là chênh lệch lớn thu nhập quốc dân, chênh lệch GDP và chênh lệch tỷ lệ dân
số dưới mức nghèo đói. Vấn đề cuối cùng mà NAFTA đang phải đối mặt cũng chính là
vấn đề lớn nhất liên quan đến mọi sự đổ vỡ của các tổ chức, đó là sự nhất thể hóa của các
nước thành viên có cao hay không. Thực trạng đáng buồn là Mỹ đã ỷ mạnh hiếp yếu, đưa
ra một số chính sách mang tính “chèn ép” Canada và Mexico. Việc này dẫn đến hậu quả 2
nước này sẵn sàng đáp trả Mỹ và gây sự mâu thuẫn nội bộ gay gắt giữa các nước thành
viên.


Dưới đây là một số tác động tiêu cực mà Mexico đã phải gánh chịu:

Cách đây hơn 20 về trước, Mexico cũng rất hào hứng tham gia NAFTA cùng với hai
ông lớn Mỹ và Canada. Khi đó, hiệp định này cũng được nhiều người Mexico kỳ vọng sẽ
mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho họ.
Đến nay, các công đoàn của Mexico vẫn chưa có nhiều tiếng nói, trong khi áp lực cạnh
tranh từ Châu Á và Trung Mỹ khiến cho mức lương người lao động vẫn khá thấp. Trong

khi đó, làn sóng người Mexico nhập cư trái phép vào Mỹ tăng trưởng không ngừng, cho
thấy cơ hội được cải thiện cuộc sống ngay trên đất nước của họ vẫn còn ít ỏi.
Trong khi tầng lớp trung lưu Mexico vẫn đang gia tăng về số lượng, phần lớn người dân
vẫn không thấy có sự thay đổi đáng kể nào trong thu nhập của họ.Nước này cũng là quốc
gia Mỹ La tinh duy nhất có tỷ lệ nghèo đói gia tăng trong các năm gần đây.Nhà kinh tế
học Alfredo Coutino hiện đang là giám đốc bộ phận nghiên cứu Mỹ Latinh của Moody's
Analytics, nhận định những lợi ích mà NAFTA mang lại tất nhiên là có, tuy nhiên không
được như những kỳ vọng đặt ra trước đó. Ông nhấn mạnh rằng: "Nếu thỏa thuận này
không được ký kết thì Mexico sẽ rơi vào thực trạng tồi tệ hơn nhiều so với thời điểm hiện
nay, sau khi tham gia Hiệp định được hơn 20 năm". Coutino nhớ lại: "Trước đây ở
Mexico, việc có một đôi giày thể thao nhập khẩu là thể hiện được địa vị xã hội, vì nó rất
đắt tiền. Nhưng hiện nay thì đại đa số người Mexico đã có thể sở hữu những thứ từng
được coi là các mặt hàng xa xỉ phẩm".
Nhưng cái giá để được lựa chọn nhiều hàng hóa hơn xem ra không phải là rẻ.


Hình ảnh các công nhân làm việc trong nhà máy ở Mexico - Ảnh: AP

Tác động của NAFTA đến nền kinh tế thế giới
Với tính chất tự do của nền kinh tế, những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ, tốc độ đổi
mới sang sản phẩm nhanh làm cho cạnh tranh kinh tế giữa các nước Bắc Mỹ với các
nước công nghiệp khác sẽ gay gắt hơn trước. Đây có thể là tạo động lực phát triển mới
cho nền kinh tế thế giới.
Tác động của NAFTA đến EU:
Mặc dù sự xuất hiện của NAFTA làm suy yếu vị trí của EU ở thị trường Bắc Mỹ, nhưng
nó cũng tác động không nhỏ đến sự thúc đẩy giao thương giữa các nước của hai hiệp
định.
Tác động của NAFTA đến châu Á:
Sức cạnh tranh lớn của NAFTA về vốn, công nghệ… tạo nhiều bất lợi cho châu Á trong
các ngành công nghiệp dệt, giầy dép, đồ chơi,… hay ngành công nghiệp ô tô của Nhật

Bản.


C - CISFTA: Khu vực mậu dịch các quốc gia độc lập
( Commonwealth of Independent States Free Trade Area)

1. Lịch sử hình thành
Năm 1994, các quốc gia thành viên SNG ( Cộng đồng các quốc gia độc lập) "đồng ý"
thành lập một khu vực mậu dịch tự do (FTA), song họ chưa từng ký kết các hiệp định.
Hiệp định năm 1994 bao gồm các thành viên SNG ngoại trừ Turkmenistan.
Năm 2009, một hiệp định mới được khởi động để hình thành Khu vực Mậu dịch tự do
Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CISFTA).Ngày 18 tháng 10 năm 2011, hiệp định mậu
dịch tự do mới được ký kết giữa tám trong 11 thủ tướng của SNG; Armenia, Belarus,
Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Nga, Tajikistan, và Ukraina trong một hội nghị tại St.
Petersburg. Hiệp định thay thế các hiệp định thương mại tư do song phương và đa
phương hiện có giữa các quốc gia, mặc dù các quốc gia cũ của Liên Xô như: Azerbaijan,
turkmensistan và Gruzia chưa kí kết thỏa. Ban đầu, hiệp ước này chỉ được phê chuẩn bởi
Ukraine, Nga, Belarus, Moldova, Armenia và Kazakhstan, tuy nhiên vào tháng 12 năm
2013 Uzbekistan ký và sau đó phê chuẩn hiệp ước. Kyrgyzstan đã phê chuẩn hiệp ước có
hiệu lực từ ngày 12 tháng 1 năm 2014.


2. Số thành viên
Khu vực mậu dịch các quốc gia độc lập gồm có 8 thành viên
-

Nga
Ukraina
Belarus
Uzbekistan

Moldova
Armenia
Kyrgyzstan
Kazakhstan

3. Mục tiêu chính
- Tăng cường trao đổi buôn bán trong nội bộ khối bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế
quan và phí thuế quan giữa các nước.
- Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc đưa ra một khối thị trường
thống nhất – xây dựng khu vực đầu tư.
- Hướng các nước thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đặc biệt là xu thế tự do
hóa thương mại thế giới.
- Thực hiện nhiệm vụ của cộng đồng các quốc gia độc lập trong việc muốn phát triển về
kinh tế.
4. Nội dung
Hiệp định mậu dịch tự do loại bỏ thuế xuất nhập khẩu trong một số mặt hàng song cũng
bao gồm một số ngoại lệ và được loại trừ trong tương lai. Một hiệp định cũng được ký
kết dựa trên các nguyên tắc cơ bản về quản lý tiền tệ và kiểm soát tiền tệ trong SNG cũng
trong hội nghị tháng 10 năm 2011.
Các bên tham gia FTA không thể áp dụng các rào cản thương mại bổ sung ngoại trừ
những điều được FTA cho phép, ví dụ như các bên không thể áp dụng hạn chế định lượng
( hạn ngạch) hoặc các biện pháp bảo vệ khác trong lãnh thổ CIS, tất cả các hạn ngạch
hiện tạo hoặc các biện pháp bảo vệ phải được bãi bỏ, trừ khi chúng được đưa ra như các
biện pháp chống bán phá giá, tự vệ và chống trợ cấp.
CISFTA cho phép sử dụng các biện pháp đặc biệt và chống bán phá giá hiện có cho
thương mại giữa các quốc gia CIS.


Cần lưu ý rằng các biện pháp phi thuế quan hiện hành có thể được xem xét bởi các bên
( ví dụ như sửa đổi thuế bảo vệ đối với caramel nhập khẩu từ Ukaine vào liên minh thuế

quan), theo sự tương ứng với các quy định của WTO.
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Ucraina xuất khẩu sang các nước CIS không phải
chịu thuế hải quan( trừ hàng hóa đặc biệt được quy định, ví dụ như Nga đã loại trừ 76 mặt
hàng( kể cả tàu sân bay năng lượng) CISFTA, Ukraine loại trừ 3 mặt hàng.
Thuế quan đối với hàng hóa đặc biệt không thể tự nguyện tăng lên bởi các bên.
Tiềm năng cho cuộc đàm phán về giảm dần thuế nhập khẩu và xuất khẩu, ví dụ như thuế
xuất khẩu đối với các hãng vận tải năng lượng ( Nga), thuế nhập khẩu đường ( Ukraina).
Tự do quá cảnh, trừ vận chuyển bằng đường ống.
Có thể đàm phán tự do vận chuyển bằng đường ống ( sẽ được hoàn thành trong vòng 6
tháng kể từ ngày hiệp định thương mại tự do hóa CIS bắt đầu có hiệu lực).
Tiềm năng giảm dần thuế xuất khẩu đối với hàng hóa, được liệt kê trong phụ lục ( bắt
đầu trong vòng 6 tháng kể từ ngày CISFTA có hiệu lực ( ví dụ xăng dầu hóa lỏng, dầu,
gỗ, cá ngừ xuất khẩu từ Liên minh thuế quan vào Ukaine).
Cách tiếp cận mới đối với các vụ tranh chấp thương mại theo cách thức gia nhập WTO.
Các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên của hiệp định thương mại tự do CIS nên
được giải quyết tại tòa kinh tế của CIS. Theo quyết định của một quốc gia thành viên,
tranh chấp phát sinh từ các quy tắc của WTO cũng có thể được giải quyết tranh chấp của
WTO.
5.Thành tựu
Với dân số gần 300 triệu người và tổng sản phẩm quốc dân khoảng 1.700 tỷ USD/năm,
SNG là một khu vực có rất nhiều tiềm năng để phát triển.
6.Khó khăn
Tham nhũng và quan liêu là các vấn đề nghiêm trọng đối với mậu dịch trong các quốc
gia SNG.
7.Thỏa thuận giữa Ukanine và EU
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2016, Ukraine và Liên minh Châu Âu bắt đầu áp dụng tạm thời
Hiệp định Thương mại Tự do Thỏa thuận Toàn diện và sâu rộng. Các quốc gia thành viên


của Liên hiệp kinh tế Á-Âu đã tổ chức các cuộc tham vấn vào ngày 22 tháng 12 năm

2015 để thảo luận về những hàm ý của hiệp định liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá
EU miễn thuế vào EEU thông qua Ukraine.Các bang đã đồng ý thực hiện một kế hoạch
tạm thời vào cuối năm 2016 để áp dụng kiểm tra hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ
EEU vào; và dài hạn, để thiết lập một hệ thống thông tin chung để kiểm soát tất cả các
mặt hàng nhập khẩu vào khu vực hải quan của EEU. Tuy nhiên, Nga đã ký một sắc lệnh
vào giữa tháng 12 năm 2015, chấm dứt Hiệp định Thương mại Tự do CIS đối với Ucraina
từ ngày 1 tháng 1 năm 2016. Vào cuối tháng 12, Chính phủ Ucraina đã đáp lại bằng cách
thông qua các hạn chế thương mại đối với Nga, Ngày 2 tháng 1 năm 2016. hiệp định giữa
Ukraine và các nước EEU khác trong khu vực mậu dịch tự do vẫn có hiệu lực.
Việc hợp tác trong CIS cũng còn một số vấn đề tồn tại. Trước hết, đó là sự phát triển
không đồng đều giữa các nước thành viên dẫn tới hợp tác kinh tế chưa có hiệu quả cao.
Cho đến nay, sức mạnh kinh tế trong SNG vẫn chủ yếu dựa vào tiềm năng của Nga.
Chính vì thế mà trong SNG buộc phải hình thành nhiều cơ cấu hợp tác về kinh tế ở nhiều
cấp độ khác nhau. Những mục tiêu quá đa dạng và những tiềm năng khác biệt khiến SNG
chưa thể định ra một mô hình liên kết phù hợp với các lộ trình cụ thể.Chính vì thế giờ đây
nhiều người chỉ coi CIS chỉ như một tổ chức hình thức mang ý nghĩa gợi nhớ lại mối liên
kết giữa các nước cộng hòa thời kì Liên Xô còn tồn tại mà thôi.

D - EFTA
1.Khái niệm
Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (tiếng Anh: European Free Trade Association, viết
tắt là EFTA) được thành lập ngày 3.5.1960 như một khối mậu dịch khác cho các nước
châu Âu, do không đủ khả năng hoặc chọn không gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu
(EEC) thời đó (nay là Liên minh châu Âu (EU)).
2.Lịch sử hình thành
Hiệp ước EFTA được ký ngày 4.1.1960 tại Stockholm bởi 7 nước bên ngoài (Cộng đồng
kinh tế châu Âu thời đó).
Ngày nay chỉ còn :






Iceland
Na Uy
Thụy Sĩ
Liechtenstein


Sau đó Hiệp ước Stockholm được thay thế bằng Hiệp ước Vaduz.
Hiệp ước này cho phép tự do hóa việc buôn bán trong các nước hội viên. Ba nước hội
viên EFTA là thành phần của Thị trường chung Liên minh châu Âu thông qua Thỏa ước
về Khu vực kinh tế châu Âu (EEA), có hiệu lực từ năm 1994. Nước hội viên thứ tư của
EFTA – Thụy Sĩ - chọn ký kết một thỏa ước song phương với Liên minh châu Âu. Ngoài
ra, các nước EFTA cũng ký chung các thỏa hiệp mậu dịch tự do với nhiều nước khác.
Năm 1999 Thụy Sĩ ký một bộ thỏa hiệp song phương với Liên minh châu Âu bao trùm
nhiều lãnh vực, trong đó có sự phá bỏ các hàng rào cản trở buôn bán như việc di chuyển
nhân công cùng vận tải hàng hóa và kỹ thuật giữa đôi bên. Sự tiến triển này thúc đẩy các
nước EFTA hiện đại hóa Hiệp ước của mình để bảo đảm là sẽ tiếp tục tạo ra một khuôn
khổ đầy thành công cho việc mở rộng và tự do hóa việc buôn bán trong các nước hội viên
và với thế giới.
Các nước hội viên sáng lập EFTA là Áo, Đan Mạch, Na Uy, Bồ Đào Nha, Thụy
Điển, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh. Trong thập niên 1960 các nước này thường được ám
chỉ là 7 nước bên ngoài, đối lập với 6 nước bên trong của Cộng đồng kinh tế châu
Âu thời đó. Phần Lan trở thành hội viên hợp tác năm 1961 (trở thành hội viên hoàn toàn
năm 1986), và Iceland gia nhập năm 1970. Vương quốc Anh và Đan Mạch gia nhập Cộng
đồng châu Âu năm 1973 (cùng với Ireland), và vì thế không còn là hội viên của EFTA.
Bồ Đào Nha cũng lìa bỏ EFTA để gia nhập Cộng đồng châu Âu năm 1986 .
Liechtenstein gia nhập EFTA năm 1991 (trước đây quyền lợi của nước này trong EFTA
được Thụy Sĩ đại diện). Cuối cùng, Áo, Thụy Điển và Phần Lan cũng gia nhập Liên minh

châu Âu năm 1995 và vì thế ngưng chức hội viên của EFTA.
3.Một số thông tin
-Diện tích: 529.600km2
-Dân số : khoảng 13.000.000/ mật độ 100.6/km2
-GDP bình quân đầu người: 44.828$
-Đơn vị tiền tệ: ISK,NOK,CHF
*Các hiệp định quốc tế
EFTA cũng khởi đầu Hiệp định Hallmarking và Hiệp định kiểm tra dược phẩm, cả hai
hiệp định này đều mở cửa cho các nước ngoài EFTA.
*Các quan hệ quốc tế


EFTA có nhiều thỏa hiệp mậu dịch tự do với các nước ngoài châu Âu cũng như các
tuyên bố hợp tác và các nhóm làm việc chung để cải thiện mậu dịch. Hiện nay, các nước
EFTA đã thiết lập các quan hệ mậu dịch ưu đãi với 20 quốc gia và lãnh thổ, không kể 27
nước hội viên Liên minh châu Âu.
*Các FTA đang thương lượng
Thái Lan
Algérie
Ấn Độ
4.Việt Nam - EFTA
Tuy chỉ là liên kết kinh tế nhỏ với 4 quốc gia thành viên nhưng Hiệp định mậu dịch tự
do châu Âu (EFTA) được đánh giá là khu vực kinh tế tiềm năng đối với Việt Nam. Hiện
Việt Nam và EFTA đang tiến hành đàm phán Hiệp định tự do thương mại và được kỳ
vọng mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam vào thị trường này.
*Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
Thị trường EFTA được đánh giá là thị trường tiềm năng với các quốc gia đang phát
triển, trong đó có Việt Nam. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EFTA trong thời gian
qua đạt được một số kết quả bước đầu. Với EFTA, Việt Nam là một trong bốn đối tác
kinh tế quan trọng tại khu vực Đông Nam Á. Năm 2013, tổng kim ngạch trao đổi hàng

hóa hai chiều giữa Việt Nam và EFTA đạt 1,76 tỷ USD, tăng so với mức 1,5 tỷ USD
trong năm 2012. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang EFTA đạt 1,12 tỷ USD và nhập khẩu
đạt 640 triệu USD từ phía EFTA.
Trong số các nước thành viên EFTA, Thụy Sỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt
Nam. Xét về cơ cấu mặt hàng, hàng xuất khẩu của Thụy Sỹ vào Việt Nam chủ yếu là máy
móc và các thiết bị hóa học, dược phẩm, hóa chất, thiết bị cơ khí, các thiết bị y tế, quang
học và phẫu thuật. Hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Thụy Sỹ bao gồm kim
loại và đá quý, giầy dép, tôm, cua, cá chè, cà phê và gia vị. Hàng xuất khẩu của Na Uy
cũng hầu hết là thiết bị cơ khí, tôm cua và cá, máy móc, thiết bị điện. Còn hàng nhập
khẩu chủ yếu của Na Uy từ Việt Nam là giầy dép, đồ gia dụng, chăn ga gối đệm, quần áo
và các sản phẩm dệt. Tôm, cua, cá lại là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Iceland vào Việt
Nam, còn mặt hàng nhập khẩu của nước này từ Việt Nam là các sản phẩm giầy dép, quần
áo và các sản phẩm dệt và cả đồ gia dụng cùng với chăn, ga, gối, đệm.


Chính phủ Việt Nam và lãnh đạo khối EFTA đã tiến hành thảo luận về Hiệp định
Thương mại tự do giữa Việt Nam và EFTA từ năm 2009. Quá trình đàm phán FTA giữa
Việt Nam và EFTA được khởi động từ tháng 5/2012; tính đến tháng 6/2014, quá trình
đàm phán này đã bước sang vòng thứ 8 và hai bên quyết tâm kết thúc đàm phán vào cuối
năm 2014.
Sau khi FTA giữa Việt Nam và EFTA được ký kết, hàng hóa Việt Nam sẽ được hưởng
thuế suất thấp, có cơ hội tiếp cận thị trường các nước EFTA tốt hơn. Hiệp định FTA này
được dự báo sẽ giúp khơi thông dòng chảy thương mại giữa Việt Nam và EFTA.
Về cơ bản các nước thành viên khối EFTA đều có Hiệp định thương mại với EU cùng
với vị thế là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ ba, đối tác thương mại dịch vụ lớn thứ
hai của EU, thị trường EFTA được kỳ vọng sẽ là cánh cửa giúp hàng hóa Việt Nam thâm
nhập tốt hơn vào thị trường Liên minh Châu Âu.

Cờ Iceland


Cờ Liechtenstein


Cờ Nauy

Cờ Thụy Sĩ


phó thủ tưởng vũ văn ninh và phó tổng thống thụy sĩ schneider ammann

phó thủ tướng vương đình huệ trong buổi gặp gỡ với các lãnh đạo thụy sĩ


E - AFTA
1.Khái niệm:
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (viết tắt là AFTA từ các chữ cái đầu của ASEAN Free
Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong
khối ASEAN.Việc hình thành khu vực này là một chương trình hợp tác lớn của ASEAN
trong lĩnh vực kinh tế. Theo quy định tại Điều 2 / Hiệp định về Thuế quan Ưu đãi có Hiệu
lực Chung (CEPT), tất cả các nước thành viên ASEAN đều tham gia chương trình hợp
tác này.
2. Hoàn cảnh ra đời:
Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong môi trường
chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN trước những thách
thức to lớn không dễ dàng vượt qua nếu không có sự liên kết chặt chẽ và nỗ lực của toàn
hiệp hội, những thách thức đó là:
-

-


-

-

Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt
trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong ASEAN ngày
càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nước cũng như
quốc tế.
Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt như khu vực
Mậu dịch Tự do Bắc Mĩ và khu vực Mậu dịch Tự do Châu Âu của NAFTA và EU
sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho hàng hoá ASEAN khi
thâm nhập vào những thị trường này.
Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành ưu đãi rộng rãi
cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên
nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Nga và các nước Đông Âu đã
trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải
mở rộng về thành viên, vừa phải nâng cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực.
Kinh tế ASEAN tăng trưởng với nhịp độ cao nhưng vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn
bên ngoài.

Để đối phó với những thách thức trên, hợp tác kinh tế ASEAN đã trải qua nhiều kế
hoạch hợp tác kinh tế khác nhau. Đó là:
Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA)
Các dự án công nghiệp ASEAN (AIP)
Kế hoạch hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AIC) và Kế hoạch hỗ trợ sản xuất công
nghiệp cùng nhãn mác (BBC).
 Liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV)






Các kế hoạch hợp tác kinh tế kể trên là những nỗ lực không nhỏ của ASEAN tuy nhiên
tác động của nó đến thương mại nội bộ ASEAN rất nhỏ và không đủ khả năng ảnh hưởng
đến đầu tư trong khối. Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến sự không thành công này. Đó là
việc vạch kế hoạch kém, vội vã liên kết mà không có các bước nghiên cứu khả thi kỹ
càng, quản lý thiếu hiệu quả, trong nhiều trường hợp, việc quyết định đầu tư vào ngành
công nghiệp nào lại do các Chính phủ chứ không phải thị trường quyết định tức là còn
dựa nhiều vào những ý tưởng chủ quan mà thiếu đi sự gắn kết với thực tiễn. Hợp tác kinh
tế ASEAN cũng bị ảnh hưởng một phần vì cơ cấu tổ chức với một Ban thư ký có quá ít
quyền hạn độc lập, không đủ khả năng để thực hiện vai trò cơ bản trong việc đẩy nhanh
và tăng cường hợp tác kinh tế khu vực. Nếu như nguyên tắc nhất trí của ASEAN đã thúc
đẩy việc thống nhất và ổn định thì chính nó cũng làm cho các bước đi hợp tác kinh tế vị
chậm lại hoặc bị điều chỉnh chỉ bởi một nước thành viên thận trọng nào đó.
Tuy nhiên, các hoạt động hợp tác kinh tế của ASEAN đã có khuynh hướng tiến đến hiệu
quả hơn từ AIP đến AIJV. Khu vực tư nhân đã được chú trọng hơn,quy luật thị trường dần
dần được tuân thủ, các thủ tục liên quan được đơn giản hoá và một số trường hợp các thủ
tục rườm rà đã được loại bỏ, mức ưu đãi (MOP) được tăng cường. Tuy không đạt được
kết quả mong đợi nhưng các kế hoạch hợp tác kinh tế này thực sự là những bài học quý
báu cho việc hợp tác kinh tế giữa các nước đang phát triển. AFTA đã ra đời trên cơ sở đúc
rút kinh nghiệm từ những kế hoạch hợp tác kinh tế trước AFTA. Hội nghị Thượng đỉnh
ASEAN họp tại Singapore năm 1992 đã quyết định thành lập một Khu mậu dịch Tự do
ASEAN (AFTA) theo sáng kiến của Thái lan.
Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái
Lan ( gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam được
yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này.
3. Mục tiêu của AFTA:
-

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN với tư cách là một cơ sở sản xuất trên

thế giới
Tự do hoá thương mại Asean bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan trong nội
bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi thuế quan .
Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc đưa ra một khối thị
trường thống nhất.
Làm cho Asean thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi đặc
biệt là phát triển các thoả thuận thương mại khu vực trên thế giới.

4. Nội dung cơ bản của AFTA


AFTA được hình thành trên cơ sở chính là Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan
có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff - CEPT). Nghĩa vụ chính của
các nước thành viên khi tham gia Hiệp định này là thực hiện việc cắt giảm và xóa bỏ thuế
quan theo một lộ trình chung có tính đến sự khác biệt về trình độ phát triển và thời hạn
tham gia của các nước thành viên.
Theo cam kết, các nước thành viên phải giảm thuế nhập khẩu xuống 0-5% trong vòng
10 năm. Theo đó, 6 nước thành viên cũ của ASEAN, gồm Brunei, Indonesia, Malaysia,
Philippine, Singapore và Thái Lan sẽ hoàn thành việc cắt giảm thuế quan xuống 0-5%
vào 2003 và đối với Việt Nam là 2006. Tuy nhiên, để theo kịp xu thế hội nhập khu vực và
toàn cầu hóa, các nước ASEAN đã cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2010 đối
với ASEAN 6 và 2015 có linh hoạt đến 2018 đối với 4 nước thành viên mới là Lào,
Campuchia, Myanmar và Việt Nam (CLMV). Như vậy đến 2015, Việt Nam sẽ cơ bản xóa
bỏ thuế quan với các mặt hàng.
Các nước ASEAN cũng đã cam kết đẩy nhanh tiến trình hội nhập ASEAN đối với 12
lĩnh vực ưu tiên gồm gỗ, ôtô, cao su, dệt may, nông nghiệp, thủy sản, điện tử, công nghệ
thông tin, y tế, vận tải hàng không, du lịch và dịch vụ logistics, theo đó thuế quan sẽ được
xóa bỏ sớm hơn 3 năm, đó là vào năm 2007 đối với ASEAN 6 và 2012 đối với các nước
CLMV.
Để thực hiện dần dần việc cắt giảm thuế quan, mỗi nước sẽ phải phân loại tất cả hàng

hóa của mình vào một trong các danh mục sau: Danh mục giảm thuế ngay (IL), danh mục
tạm thời chưa giảm thuế (TEL), danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL), danh mục nông sản
chưa chế biến nhạy cảm (SEL).
Danh mục giảm thuế (IL) bao gồm những mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế quan để đến
khi hoàn thành CEPT sẽ có thuế suất 0-5%. Ngay sau khi ký CEPT, mỗi nước ASEAN
phải đưa ra danh mục giảm thuế (IL) của mình để bắt đầu giảm thuế quan từ năm 1993.
Trên thực tế, không phải mặt hàng nào trong IL cũng thực sự phải giảm thuế quan, vì có
những mặt hàng trước khi đưa vào IL đã có thuế suất dưới 5%, thậm chí bằng 0%.
Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) bao gồm những mặt hàng chưa đưa vào giảm thuế
quan ngay, do các nước thành viên ASEAN phải dành thêm thời gian để điều chỉnh sản
xuất trong nước thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế gia tăng.
Sau ba năm kể từ khi tham gia CEPT, các nước ASEAN phải bắt đầu chuyển dần các
mặt hàng từ TEL sang IL, tức là bắt đầu giảm thuế quan đối với những mặt hàng này. Quá
trình chuyển từ TEL sang IL được phép kéo dài trong 5 năm, mỗi năm phải chuyển được


20% số mặt hàng. Điều đó có nghĩa là đến hết năm thứ tám thì IL đã mở rộng bao trùm
toàn bộ TEL, và TEL không còn tồn tại. Khi đưa mỗi mặt hàng vào IL, các nước đồng
thời phải chỉ ra lịch trình giảm thuế quan của mặt hàng đó cho đến khi hoàn thành CEPT.
Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) bao gồm những mặt hàng không có nghĩa vụ phải
giảm thuế quan. Các nước thành viên ASEAN có quyền đưa ra danh mục các mặt hàng
này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, bảo vệ sức khỏe con người, động thực
vật; bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, khảo cổ... GEL không phải là Danh mục các mặt
hàng Chính phủ cấm nhập khẩu (NK). Một số mặt hàng có trong GEL vẫn được NK bình
thường, nhưng không hưởng thuế suất ưu đãi như các mặt hàng trong danh mục giảm
thuế.
Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm và nhạy cảm cao (SEL) là
những sản phẩm được thực hiện theo một lịch trình giảm thuế về giới hạn riêng, các nước
ký một Nghị định thư xác định việc thực hiện cắt giảm thuế cho các sản phẩm này. Thời
gian cắt giảm từ 1/1/2001 đến 1/1/2010, mức thuế giảm xuống 0-5%, nghĩa là kéo dài

thời hạn hơn các sản phẩm phải thực hiện nghĩa vụ theo CEPT.
Ngoài ra, các nước ASEAN cũng quyết tâm xóa bỏ các rào cản phi quan thuế (hạn
ngạch thuế quan, giấy phép…) bằng việc thống nhất một kế hoạch rà soát, phân loại và
lên kế hoạch loại bỏ các biện pháp phi thuế quan có tính cản trở thương mại.
Xuất xứ cũng là một yếu tố quan trọng được các nước ASEAN tập trung xây dựng
những bộ quy tắc mới, bổ sung cho quy tắc xuất xứ chung (hàm lượng 40%) của ASEAN.
Việc nới lỏng quy tắc xuất xứ được cho là biện pháp quan trọng để thúc đẩy thương mại
trong nội khối ASEAN.


F - Việt Nam với AFTA:
I – Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia vào AFTA:
1. Cơ hội:
Những năm gần đây đầu tư của các nước ASEAN đang có xu hướng tăng nhanh. Sự
tham gia của Việt Nam vào AFTA sẽ tạo ra thuận lợi cho sự phát triển kinh tế phục vụ
cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
- Tăng cường quan hệ thương mại với các nước


Việc tham gia vào chương trình này là điều kiên thuận lợi để Việt Nam tăng nhanh tốc
độ tăng trưởng kinh tế và thương mại, thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Tham gia AFTA cũng là bước đi cơ bản để Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế
có quy mô rộng lớn hơn như diễn đàn hợp tác kinh tế Thái Bình Dương APEC, tổ chức
thương mại thế giới WTO. AFTA, APEC, WTO . Nâng cao vị thế của Việt Nam trong
quan hệ quốc tế nhất là trong đàm phán đa phương.
- Mở rộng thị trường ưu đãi
ASEAN là thị trường rộng lớn với khoảng trên 530 triệu dân sẽ là thị trường tiềm năng
cho việc tiêu thụ hàng hoá tại Việt Nam. Hiện nay, khoảng 30% kim ngạch nhập khẩu là
từ các nước thành viên ASEAN. Các mặt hàng được nhà nước ưu tiên nhập khẩu là máy

móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu xã hội. Khi tham gia AFTA và thực
hiện chương trình CEPT thì các mặt hàng này sẽ được giảm thuế nhập khẩu xuống 0-5%.
Như vậy, luồng hàng nhập khẩu được mở rộng nhanh chóng, ASEAN ảnh hưởng rất lớn
thành phẩm của các cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ASEAN .
Do cơ cấu danh mục hàng hoá tham gia CEPT bao gồm cả nông sản thô và nông sản chế
biến, nếu Việt Nam tăng cường sản xuất hàng nông sản thì sự cắt giảm thuế sẽ trở thành
yếu tố kích thích cho các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này để xuất khẩu sang các
nước trong khu vực và ngoài khu vực.
Một trong những quy định về sản phẩm được hưởng quy chế hệ thống ưu đãi thuế quan
phổ cập (GSP) của Mỹ là “ trị giá nguyên vật liệu cho phép nhập để sản xuất hàng hoá đó
phải dưới 65% toàn bộ giá trị của sản phẩm đó khi vào lãnh thổ hải quan của Mỹ” và “trị
giá một sản phẩm được chế tạo ở hai hoặc trên hai nước là hội viên của một Hiệp hội
kinh tế, Liên minh thuế quan khu vưc mậu dịch tự do thì được coi sản phẩm của một
nước”. Vì vậy, việc Việt Nam gia nhập AFTA tạo điều kiện cho Việt Nam có thể nhập
nguyên liệu của các nước ASEAN khác để sản xuất mà sản phẩm đó vẫn được hưởng
GSP.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Tham gia vào AFTA, Việt Nam có điều kiện thu hút được nhiều vốn đầu tư từ những
nước thừa vốn và đa dạng có sự dịch chuyển mạnh sang các ngành có hàm lượng kỹ thuật
cao, sử dụng ít nhân công như: Singapo, Malaysia, Thái Lan. Việt Nam cũng có điều kiện
để tiếp thu công nghệ và đào tạo kỹ thuật cao ở các ngành cần nhiều lao động mà các
nước đó đang cần chuyển giao, tranh thủ nguồn vốn và những tiến bộ khoa học kỹ thuật


của các nước trong khu vực để khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất nước, xây
dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó cũng
là cách “đi tắt, đón đầu” phù hợp của chúng ta.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tham gia AFTA sẽ tạo sức ép và động lực để các doanh nghiệp Việt Nam đổi mới cơ
cấu tổ chức, cách thức sản xuất, phương pháp quản lý để nâng cao chất lượng, hạ giá

thành sản phẩm tăng sức cạch tranh nền kinh tế từ đó có cơ hội để phát triển công nghiệp,
nông nghiệp, thương mại và dịch vụ tạo nên cơ cấu kinh tế thích hợp. Trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN hiện nay, tỷ trọng hàng công nghiệp chế
biến mới chỉ đạt 18%, nông sản thực phẩm 48%, nhiên liệu 34%. Trong đó trọng tâm ưu
đãi của chương trình CEPT lại là các mặt hàng công nghiệp chế biến. Việc thực hiện
chương trình CEPT sẽ là cơ hội để Việt Nam chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng
nâng cao tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, giảm dần tỷ trọng các mặt hàng thô, sơ chế.
Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tổ chức lại sản xuất theo mô hình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế hướng tới xuất khẩu.

Kết luận
Những thuận lợi và lợi thế so sánh của Việt Nam chủ yếu là những nhân tố khách quan
nhưng những khó khăn chủ yếu là những yếu tố bắt nguồn từ chính nội lực nền kinh tế.
Điều này chứng tỏ rằng, trong quá trình hội nhập khu vực, nền kinh tế Việt Nam rất dễ bị
tổn thương, trở thành thách thức to lớn đòi hỏi chúng ta phải vượt lên những trì trệ, ách
tách của chính mình để tìm ra cách đi hợp lý để chiến thắng trong cuộc chạy đua và cạnh
tranh kinh tế về lâu dài để các liên kết giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN
được bền chặt hơn trên cơ sở bình đẳng hai bên cùng có lợi .

2. Khó khăn và thách thức:
Khu vực hoá và toàn cầu hoá là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thế giới.
Căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế của các mình mà tham gia vào lĩnh vực khác nhau,
nước ta tham gia vào AFTA bên cạnh những thuận lợi còn gặp không it những khó khăn
trở ngại, cụ thể là :
- Tham gia vào AFTA là thừa nhận tự do hoá Thương Mại, tự do hoá lưu chuyển hàng
hoá trong khu vực. Đây là những việc làm mà nước ta chưa thực hiện bao giờ, bắt đầu
tham gia AFTA ở trình độ kinh tế thấp, các nước ASEAN đều đạt tốc độ tăng trưởng cao,
do đó ta phải cố gắng nhiều hơn. hiên tại sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn rất
yếu, yếu toàn diện nếu so sánh về mặt giá cả và chất lượng. Hàng nhập ngoại nhập vào sẽ



×