Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT VÀ QUY LUẬT PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.93 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sau Đại hội toàn quốc lần thứ VII, tiếp tục thực hiện đường lối được đề ra từ
Đại hội VI của Đảng, giờ đây chúng ta bước vào thời kỳ phát triển mới - thời kỳ
"đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước" định hướng phát triển nhằm
mục tiêu " xây dựng nước ta thành một nước có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại,
cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển
của Lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, quốc
phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh".
Không phải ngẫu nhiên việc nghiên cứu qui luật Quan hệ sản xuất phù hợp
với tính chất và trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất là một trong những
nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới CNXH mà chúng ta đang tiến hành
hơm nay. Việc thực hiện mơ hình này trong thực tế không những là nội dung của
công cuộc đổi mới, mà hơn thế nữa nó là cơng cụ, phương tiện để nước ta đi tới
mục tiêu xây dựng CNXH. Thắng lợi của CNXH ở nước ta một phần phụ thuộc
vào việc vận dụng tối đa không.
Một xã hội phát triển được đáng giá từ trình độ của lực lượng sản xuất và sự
kết hợp hài hoà giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất tời đại ngày nay.
Trình độ khoa học kỹ thuật đã phát triển mạnh mẽ song quan hệ sản xuất phù
hợp với tính chất của lực lượng sản xuất vẫn là cơ sở chính cho sự phát triển của
nó.
Do vậy, vấn đề về qui luật Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ
phát triển của Lực lượng sản xuất vẫn là một trong những vấn đề nan giải mà
chúng ta cần phải quan tâm và giải quyết.
Đề tài
“QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT VÀ
QUY LUẬT PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VỚI CÔNG
CUỘC ĐỔI MỚI KINH TẾ”

1



PHẦN NỘI DUNG
I.

QUAN ĐIỂM TỒN DIỆN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-XÍT VỀ QUI
LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT VÀ
TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
Mỗi hình thái kinh tế xã hội có một phương thức sản xuất riêng, đó là cách

thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở một giai đoạn lịch sử nhất
định. Phương thức sản xuất vật chất là sự thống nhất biện chứng của lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất.
1. Lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trình
độ Lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục thiên nhiên của con người
trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa
người lao động với tư liệu sản xuất.
Tư liệu sản xuất do xã hội tạo ra, trước hết là công cụ lao động.
Người lao động với những kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, sử dụng
tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Tư liệu sản xuất gồm đối tượng lao
động và tư liệu lao động. Trong tư liệu lao động có cơng cụ lao động và những
tư liệu lao động khác cần thiết cho việc chuyển giao, bảo quản sản phẩm...
Ngồi cơng cụ lao động, trong tư liệu lao động cịn có đối tượng lao động,
phương tiện sản xuất như đường sá, cầu cống, xe cộ, bến cảng ... là yếu tố quan
trọng của Lực lượng sản xuất.
2. Quan hệ sản xuất.
Mỗi quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất, cũng
như lực lượng sản xuất. Tính chất của Quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực đời sống
vật chất xã hội. Tính chất của Quan hệ sản xuất được thể hiện ở chỗ chúng tồn
tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.
2



Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế cơ bản của một hình thái kinh tế- xã hội.
Mỗi kiểu Quan hệ sản xuất tiêu biểu cho bản chất của một hình thái kinh tế - xã
hội nhất định.
Quan hệ sản xuất gồm những mặt cơ bản sau:
 Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
 Quan hệ tổ chức quản lý
 Quan hệ phân phối sản phẩm lao động
Ba mặt nói trên có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở hữu về tư
liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với tất cả các quan hệ khác. Quan hệ sản
xuất do con người tạo ra. Song nó được hình thành một cách khách quan, không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Quan hệ sản xuất mang tính chất
ổn định tương đối trong bản chất xã hội và tính phong phú đa dạng của các hình
thức thể hiện.
3. Quy luật về sự phù hợp giữa Quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của
Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất là hai mặt của Phương thức sản xuất,
chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau, hình thành
qui luật xã hội phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người: Qui luật về sự phù hợp
giữa Quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của Lực lượng sản xuất vạch rõ
tính chất phụ thuộc khách quan của Quan hệ sản xuất vào sự phát triển của Lực
lượng sản xuất. Đến lượt mình Quan hệ sản xuất tác động trở lại đối với Lực
lượng sản xuất.
a) Tính chất và trình độ của Lực lượng sản xuất.
Tính chất của Lực lượng sản xuất là tính chất của tư liệu sản xuất và của lao
động. Nó thể hiện tính chất của tư liệu sản xuất là sử dụng công cụ thủ cơng và
tính chất của lao động là lao động riêng lẻ. Những cơng cụ sản xuất như búa, rìu,
cày ... do một người sử dụng để sản xuất ra vật dùng không cần tới lao động tập
thể. Lực lượng sản xuất có tính chất cá nhân. Khi máy móc ra đời địi hỏi phải

có nhiều người mới sử dụng được, để làm một sản phẩm cần có sự hợp tác của
3


nhiều người , mỗi người sử dụng một bộ phận cơng việc mới hồn thành được
sản phẩm ấy thì Lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hố.
Trình độ của Lực lượng sản xuất là trình độ phát triển của cơng cụ lao động
của kỹ thuật, trình độ kinh nghiệm, kỹ năng lao động của người lao động, qui
mô sản xuất, trình độ phân cơng lao động xã hội. Trình độ Lực lượng sản xuất
càng cao thì sự phân cơng lao động càng tỉ mỉ. Trình độ phát triển của phân
cơng lao động thể hiện rõ ràng trình độ của các Lực lượng sản xuất.
b) Lực lượng sản xuất quyết đinh Quan hệ sản xuất.
Xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển, sự biến đổi bao giờ
cũng bắt đầu bằng sự biến đổi của Lực lượng sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả cao hơn
con người ln ln tìm cách cải tiến cơng cụ lao động và chế tạo ra những công
cụ lao động tinh xảo hơn. Cùng với sự biến đổi và phát triển của cơng cụ lao
động thì kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, lỹ năng sanả xuất, kiến thức
khoa học của con người cũng tiến bộ. Lực lượng sản xuất trở thành yếu tố động
nhất, cách mạng nhất. Còn Quan hệ sản xuất là yếu tố ổn định, có khuynh hướng
lạc hậu hơn sự phát triển của Lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là nội
dung là phương thức còn Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của nó. Trong
mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội dung quyết định hình thức: hình
thức phụ thuộc vào nội dung, nội dung thay đổi trước sau đó hình thức thay đổi
theo, tất nhiên trong quan hệ với nội dung và hình thức khơng phải là mặt thụ
động, nó cũng tác động trở lại đối với sự phát triển của nội dung.
c) Quan hệ sản xuất tác động trở lại đối với Lực lượng sản xuất.
Sự hình thành, biến đổi phát triển của Quan hệ sản xuất phụ thuộc vào tính
chất và trình độ của Lực lượng sản xuất, nhưng Quan hệ sản xuất là hình thức xã
hội mà Lực lượng sản xuất dựa vào đó để phát triển, nó tác động trở lại đối với

Lực lượng sản xuất: có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của Lực lượng
sản xuất.
4


Sở dĩ Quan hệ sản xuất có thể tác động mạnh mẽ trở lại đối với Lực lượng sản
xuất là vì nó quy định mục đích của sản xuất, qui định hệ thống tổ chức quản lý
sản xuất và quản lý xã hội, qui định phương thức phân phối và phần của cải ít
hay nhiều mà người lao động được hưởng. Do đó nó ảnh hưởng đến thái độ của
quảng đại quần chúng lao động- Lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội: nó tạo
ra những điều kiện kích thích hoặc hạn chế việc cải tiến cơng cụ lao động áp
dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, hợp tác và phân phối
lao động.
d) Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Khi trình độ Lực lượng sản xuất cịn thủ cơng thì tính chất của nó là tính chất
cá nhân. Nó thể hiện ở chỗ chỉ có một người có thể sử dụng được nhiều cơng cụ
khác nhau trong qúa trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Như vậy tất yếu dẫn đến
quan hệ sản xuất sở hữu về tư nhân về tư liệu sản xuất.
Quan hệ biện chứng giữa Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được biểu
hiện ở chỗ:
- Xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi phát triển. Sự biến
đổi đó bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi và phát triển của Lực lượng sản
xuất mà trước hết là công cụ. Công cụ phát triển đến mâu thuẫn gay gắt với
Quan hệ sản xuất hiện có và xuất hiện địi hỏi khách quan phải xố bỏ Quan hệ
xã hội cũ thay bằng Quan hệ sản xuất mới. Quan hệ sản xuất vốn là hình thức
phát triển của Lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích kìm
hãm sự phát triển của Lực lượng sản xuất.
Khi phù hợp cũng như không phù hợp với Lực lượng sản xuất.Quan hệ sản
xuất ln có tính độc lập tương đối với Lực lượng sản xuất, thể hiện trong nội
dung sự tác động trở lại đối với Lực lượng sản xuất, qui định mục đích xã hội

của sản xuất, xu hướng phát triển của quan hệ lợi ích từ đó hình thành những
yếu tố hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển của Lực lượng sản xuất.

5


II.

QUI LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT VÀ
TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VỚI
CƠNG CUỘC ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT NAM

1) Nhìn lại những sai lầm về qui luật Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và
trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất trước đại hội VI
Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của Lực
lượng sản xuất thì Lực lượng sản xuất phát triển thuận lợi, đồng thời kéo theo
Quan hệ sản xuất cũng phát triển. Con người có vai trò trong việc tác động đối
với Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất, nhưng con người không thể tự do
sáng tạo, định hướng bất kỳ hình thức nào của Quan hệ sản xuất mà mình muốn
vì rằng cái tất yếu phát triển của Quan hệ sản xuất luôn luôn qui định bởi trạng
thái của Lực lượng sản xuất.
Do nhận thức chưa đúng đắn về mối quan hệ biện chứng giữa Lực lượng sản
xuất và Quan hệ sản xuất trong công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất cũ và xây
dựng quan hệ sản xuất mới chúng ta đã tạo ra sức vận động gần như cưỡng bức
nông dân đi vào hợp tác xã, mở rộng qui mô nơng trường quốc doanh, các nhà
máy xí nghiệp lớn mà khơng tính đến trình độ của Lực lượng sản xuất đang còn
thời kỳ thấp kém chúng ta đã tạo ra những qui mơ lớn và ngộ nhận rằng đã có
"Quan hệ sản xuất XHCN" và cịn nói rằng: mỗi bước cải tạo quan hệ sản xuất
cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới đều thức đẩy sự ra đời và lớn mạnh của Lực
lượng sản xuất mới. Quan hệ sản xuất XHCN có khả năng "vượt trước ", " mở

đường" cho sự phát triển của Lực lượng sản xuất. Thực tiễn nhiều năm qua đã
chứng minh quan điểm đó là sai lầm. Bởi vậy nhận định trong địa hộ lần thứ 6 là
có căn cứ đã làm phong phú thêm lý luận biện chứng giữa Lực lượng sản xuất
và Quan hệ sản xuất" Lực lượng sản xuất không chỉ bị kìm hãm trịn trường hợp
Quan hệ sản xuất lạn hậu, mà cả khi Quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ
có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất".
Để chứng minh cho "quan niệm sản xuất đi trước " hoặc nói theo thời bấy giờ
thì để giải quyết mâu thuẫn giữa Quan hệ sản xuất tiên tiến với Lực lượng sản
6


xuất lạc hậu chúng ta đã ra sức xây dựng Lực lượng sản xuất một cách khẩn
trương bằng cách đưa nhiều máy móc vào các cơ sở sản xuất nơng nghiệp mới
hình thành cịn non yếu, q quặt nhằm xây dựng mơ hình lâu dài cơng - nơng
nghiệp trên địa bàn cấp huyện mà khơng tính đến khả năng quản lý trình độ, tổ
chức sử dụng của nơng dân.
Quan điểm về quan hệ sản xuất đi trước là không đúng và nói đến Quan hệ
sản xuất XHCN là nhấn mạnh việc xây dựng chế độ công hữu vè tư liệu sản xuất
và cơ chế thực hiện chế độ đó là phiến diện. Phải thấy rằng quan hệ sở hữu được
thể hiện trong tất cả các lĩnh vực sản xuất trao đổi phân phối và tiêu dùng của
người lao động. Ngay cả việc xoá bỏ chế độ tư hữu thiết lập công hữu về tư liệu
sản xuất không phải chỉ thời gian ngắn là xong. Nhưng dẫu thế nào thì cũng
khơng phải mục tiêu trước mắt của nước ta khi mà chế độ công hữu này chưa
thể phù hợp với Lực lượng sản xuất hiện có. Hơn nữa những thành phần kinh tế
khác có khả năng góp phần làm cho sản xuất phát triển. Một trong những sai
lầm cơ bản mà chúng ta vấp phải là xoá bỏ quá sớm Quan hệ sản xuất TBCN,
khi nền kinh tế XHCN của chúng ta chưa có đủ sức thay thế.
2) Đường lối phát triển Quan hệ sản xuất và Lực lượng sản xuất theo định
hướng XHCN.
Qua quá trình lãnh đạo xây dựng đất nước đi lên CNXH Đảng ta đã rút ra

những kinh nghiệm bổ ích và xác định rằng : một trong những nguyên nhân làm
cho sản xuất phát triển chậm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn là do khơng
nắm vững Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của Lực
lượng sản xuất. Từ đó Đảng đã rút ra cốt lõi để đẩy mạnh việc vận dụng qui luật
bằng cách nêu vấn đề gắn liền với cách mạng quan hệ sản xuất với cách mạng
khoa học - kỹ thuật.
Đảng nhận thức rằng : sự phù hợp giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản
xuất không bao giờ là sự phù hợp tuyết đối, khơng có mâu thuẫn, khơng thay đổi
. Sự phù hợp của Quan hệ sản xuất vơi Lực lượng sản xuất không bao giờ là sự
phù hợp chung mà bao giờ cũng là tồn tại dưới nhiều hình thức cụ thể , thích
7


ứng với nhứng đặc điểm nhất định với trình độ nào đó của Lực lượng sản xuất.
Trong cải tạo Quan hệ sản xuất cũ và xây dựng Quan hệ sản xuất mới, Đại hội
VI đã nhấn mạnh là phải giải quyết đồng thời ba mặt , xây dựng chế độ sở hữu ,
chế độ quản lý và chế độ phân phối , không chỉ nhấn mạnh việc xây dựng chế độ
sở hữu mà bỏ qua việc xây dựng hai chế độ kia.
Trong công cuộc đổi mới đất nước phải tuân theo qui luật về sự phù hợp giữa
Quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của Lực lượng sản xuất hiện có để
xác định bước đi và những hình thức thích hợp. Qui luật đó ln được coi là tư
tưởng chỉ đạo công cuộc cải tạo Quan hệ sản xuất cũ, xây dựng Quan hệ sản
xuất mới trên những điều kiện phát triển của Lực lượng sản xuất.
Tóm lại: việc xây dựng và hoàn thiện Quan hệ sản xuất XHCN nhất thiết phải
đảm bảo sự thích ứng đồng bộ giữa ba yếu tố của Quan hệ sản xuất cũng như
mối liên hệ biện chứng giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất.
3) Phát triển Lực lượng sản xuất và xây dựng Quan hệ sản xuất mới theo định
hướng XHCN.
Nền văn minh nhân loại suy cho cùng là do sự phát triển đúng hướng của Lực
lượng sản xuất quyết định. Do vậy trong quá trình xây dựng CNXH việc phát

triển Lực lượng sản xuất xây dựng quan hệ sản xuất mới là nhiệm cụ cần thiết
khách quan.
 Thực trạng nguồn lực của Lực lượng sản xuất nước ta hiện nay.
Chúng ta tiến hành cơng nghiệp hó hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền
kinh tế cịn mang nặng tính chất nơng nghiệp lạc hậu, cơng nghiệp cịn chiếm tỉ
trọng nhỏ, tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người thua xa so với các nước
trong khu vực.
Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hôi j đến năm 2000 đã đưa ra các
thông tin dự báo và nguồn lực lao động :" bước vào thập kỷ 90 nước ta có 66
triệu người với 33 triệu người trong độ tuổi lao động . Đến năm 2000 có khoảng
80 triệu người với hơn 40 triệu lao động , tình hình giáo dục cũng có những biểu
8


hiện đáng lo ngại , học sinh bỏ học hàng năm có xu hướng tăng lên , chất lượng
giáo dục không đảm bảo.
 Một số giải pháp phát triển lực lượng sản xuất.
Nước ta một nươc nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện
tiền vốn ít, khả năng khoa học còn hạn chế và còn nhiều yếu tố khác qui định thì
chưa thể đổi mới ngay Lực lượng sản xuất cũ thành Lực lượng sản xuất mới tiên
tiến , do đó những yếu tố Lực lượng sản xuất truyền thống vẫn cần phải được
duy trì và khai thác. Trong hoàn cảnh hiện nay Lực lượng sản xuất bổ sung quan
trọng đối với giai đoạn chuyển tiếp của Lực lượng sản xuất.
Những tiến bộ to lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay cho
phép nước ta có thể tranh thủ vận dụng trực tiếp những thành tựu khoa học- kỹ
thuật , nhập khẩu tư liệu sản xuất hiện đại , chuyển giao công nghệ qua liên kết
kinh tế và hợp tác kinh tế với nước ngồi. Từ đó chúng ta có thể tạo nên sự kết
hợp những tiến bộ về Lực lượng sản xuất do đó tiếp thu có chọn lọc từ bên ngoài
vào với những cớ sở vật chất và Lực lượng sản xuất vốn có trong nước để đẩy
nhanh và rút ngắn thời hạn phát triển lịch sử tự nhiên của Lực lượng sản xuất ,

vươn lên kịp trình độ của thế giới.
4. Xây dựng Quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN
Xây dựng Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của
lực lượng sản xuât luôn là yêu cầu đặt ra đối với mọi chế độ xã hội. Đối với
nước ta đồng chí Tổng bis thư Đỗ Mười đã khẳng định " nếu cơng nghiệp hiện
đại hố tạo nên Lực lượng sản xuất cần thiết cho chế độ mới thì việc phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thống Quan hệ sản xuất
phù hợp".
Đại hội VI của Đảng đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là
đúng . Bởi vì nó biểu hiện sự lựa chọn những hình thức , bước đi, giải pháp
thích hợp với trạng thái kinh tế hiện nay.

9


Đường lối đó xuất phát từ trình độ và tính chất của Lực lượng sản xuất nước
ta hiện nay vừa khơng đồng đều nên khơng thể nóng vội nhất loạt xây dựng
Quan hệ sản xuất một thành phần dựa trên cơ sở chế độ công hữu XHCN về tư
liệu sản xuất như trước đại hội VI . Làm như vậy là đẩy Quan hệ sản xuất đi quá
xã so với trình độ Lực lượng sản xuất . Mở ra nền kinh tế nhiều thành phần đã
khơi dậy tiềm năng của sản xuất , xây dựng năng lực sáng tạo chủ động của các
chủ thể lao động trong sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất phát triển.

10


KẾT LUẬN
Qui luật Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của Lực lượng
sản xuất . Đây là qui luật phổ biến của mọi hình thái kinh tế xã hội , vạch ra tính
chất phụ thuộc khách quan của Quan hệ sản xuất vào sự phát triển của Lực

lượng sản xuất.
Xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi , sự biến đổi phát
triển bao giời cũng bắt đầu sự biến đổi phát triển của Lực lượng sản xuất.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử thay đổi các phương thức
sản xuất , sự thay đổi đó bắt đầu từ sự thay đổi Lực lượng sản xuất . Lực lượng
sản xuất là nội dung là quá trình sản xuất . Quan hệ sản xuất là hình thức của
quá trình sản xuất . Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của Lực
lượng sản xuất , nó thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh , ngược lại nó kìm hãm sự
phát triển của sản xuất. Quan hệ sản xuất qui định mục đích , khuynh hướng
phát triển của sản xuất , qui định hệ thống quản lý sản xuất và quản lý xã hội ,
qui định phương thức phân phối ít hay nhiều mà người lao động được hưởng.
Vận dụng quy luật trên vào Việt nam sản xuất nhỏ không qua giai đoạn phát
triển TBCN lên XHCN thưà nhận sự tồn tại và các thành phần kinh tế trong thời
kỳ quá độ là tất yếu lịch sử.
Tiến hành phát triển quan hệ sản xuất lẫn lự c lượng sản xuất để tạo ra
phương thức sản xuất mới hơn hẳn phương thức sản xuất đã bỏ qua.
Đại hội VIII của Đảng tiếp tục chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần, khơi dậy tiềm năng sản xuất, xây dựng năng lực sáng tạo, chủ động các
chủ thể lao động trong sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất phát triển.

11


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

MỞ ĐẦU


1

NỘI DUNG

2

I QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-XÍT VỀ
QUI LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT
VÀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
II QUI LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT
VÀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VỚI
CUỘC ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT NAM
KẾT LUẬN

3

6

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mác - tư bản tập 1NXB sự thật hà nội 1973
Mác- Ănghen tuyển tập II NXB sự thật hà nội 1984
Tạp chí triết học số 1 - 1993
Tạp chí triết học số 3 - 1997
Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội VI Đảng NXB sự thật hà nội - 1982
Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội VII của Đảng NXB chính trị quốc gia 1995
 Triết học Mác - Lênin tập II NXB giáo dục năm 1995
 Thực trạng quan hệ sản xuất ở Việt Nam








13



×