Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu và đề xuất mô hình hỗ trợ ra quyết định lựa chọn dự án đầu tư xây dựng ngành giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho tỉnh quảng ngãi bằng phương pháp AHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.89 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

TRƯƠNG QUANG THẢO

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH
LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NGÀNH GIAO THÔNG
SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO TỈNH
QUẢNG NGÃI BẰNG PHƯƠNG PHÁP AHP

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng DD&CN
Mã số: 60.58.02.08

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM ANH ĐỨC

Đà Nẵng – Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM ANH ĐỨC

Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG

Phản biện 2: TS. ĐẶNG CÔNG THUẬT

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng họp tại Trường Đại


học Bách khoa vào ngày 11 tháng 03 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại
học Bách khoa
 Thư viện Khoa Kỹ thuật xây dựng DD&CN, Trường
Đại học Bách khoa – ĐHĐN


1

MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nguồn vốn ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xây
dựng cơ bản của tỉnh Quảng Ngãi liên tục gia tăng, hiện nay chiếm khoảng 30%
tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh1. Từ nguồn vốn đầu tư ngân sách
nhà nước đã góp phần phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng, tăng năng lực sản xuất,
cải thiện văn minh đô thị, nâng cao đời sống của người dân, đóng góp mạnh mẽ
vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi và quá trình công
nghiệp hóa, hiện địa hóa đất nước.
Tuy nhiên, cùng với những kết quả đã đạt được, việc triển khai thực hiện
các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi cũng đã bộc lộ một số tồn tại hạn chế dẫn đến tình trạng lãng
phí vốn, hiệu quả đầu tư kém... Còn không ít dự án đầu tư có hiệu quả thấp,
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhiều
quyết định đầu tư chưa hợp lý với nhu cầu thực tiễn dẫn đến kết quả nhiều dự án
đầu tư xây dựng xong không sử dụng được hoặc khai thác chưa hiệu quả2. Việc
ra quyết định đầu tư dự án xây dựng chỉ dựa vào các yếu tố định tính về mặt nhu
cầu xã hội, lựa chọn dự án có tổng mức đầu tư thấp, dựa trên ý kiến chủ quan
của người ra quyết định đầu tư dễ dẫn đến sai lầm, thiếu cơ sở khoa học. Trong
khoa học quản lý, việc ra quyết định khi có nhiều tiêu chí ảnh hưởng là một vấn

đề phức tạp, nhiều tác giả đã đề xuất một số phương pháp định lượng trong việc
hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí và đã được áp dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực.
Việc ra quyết định lựa chọn dự án đầu tư hiệu quả, khả thi và hợp lý khi áp lực
về hạn chế nguồn vốn ngân sách nhà nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu về phát
triển kinh tế - xã hội là một vấn đề khó. Nên việc nghiên cứu và đề xuất một mô
hình hỗ trợ ra quyết định phù hợp là vấn đề cần thiết cho các nhà quản lý, cụ thể
là tỉnh Quảng Ngãi.
Vì vậy, các quyết định đầu tư dự án (như ngành: Giao thông) cần phải
được xem xét trên nhiều tiêu chí nhằm nâng cao tính chính xác và tính toàn diện,

1

Theo Quyết định số 2100/QĐ-TTg ngày 28/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ: tổng chi ngân sách địa phương
của tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2016 là 9.313 tỷ đồng, trong đó, chi đầu tư phát triển khoảng 2.871 tỷ đồng.
2
Báo cáo số 123/BC-HĐND ngày 01/12/2013; 55/BC-HĐND ngày 30/6/2013 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi.


2

phải xác định được trọng số của các tiêu chí để đưa ra sự lựa chọn đầu tư dự án
là tối ưu, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Để giải
quyết vấn đề này, mô hình phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process –
AHP) là một công cụ hỗ trợ ra quyết định đa chỉ tiêu đã cho thấy hiệu quả trong
thực tế đối với nhiều ngành, lĩnh vực như: khoa học, kinh tế, y tế.
Chính vì thế, tác giả đề xuất đề tài “Nghiên cứu và đề xuất mô hình hỗ
trợ ra quyết định lựa chọn dự án đầu tư xây dựng ngành giao thông sử dụng
vốn ngân sách nhà nước cho tỉnh Quảng Ngãi bằng phương pháp AHP” là đề
tài cần nghiên cứu để giúp cho việc quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi gia tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước,

ra quyết định đầu tư đúng đắn, tránh dàn trãi, lãng phí.
II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định các tiêu chí ảnh hưởng đến việc đầu tư dự án ngành giao thông
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi sử dụng vốn ngân sách nhà nước, mức độ ảnh
hưởng của các tiêu chí.
Từ những tiêu chí và mức độ ảnh hưởng của tiêu chí đó, đề xuất mô hình
hỗ trợ ra quyết định lựa chọn dự án đầu tư ngành giao thông sử dụng vốn ngân
sách nhà nước cho tỉnh Quảng Ngãi bằng phương pháp phân tích thứ bậc AHP.
III. Đ i tƣ ng ph m vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Việc ra quyết định đầu tư dự án giao thông sử dụng
vốn ngân sách nhà nước.
Phạm vi nghiên cứu: Các dự án ngành giao thông đường bộ dự kiến được
đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn
2017 - 2020.
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu.
Phương pháp khảo sát các tiêu chí ảnh hưởng đến việc ra quyết định lực
chọn dự án đầu tư xây dựng.
Phương pháp điều tra trên bảng câu hỏi.
Phương pháp định tính và định lượng AHP.


3

V. Kết quả dự kiến
Kết quả từ Luận văn sẽ giúp các nhà quản lý ngành giao thông, quản lý
vốn ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ngãi nhìn nhận được các tiêu chí ảnh hưởng
đến dự án giao thông khi được đầu tư.
Đề xuất được phương pháp nghiên cứu khoa học để hỗ trợ các nhà quản lý
nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ngãi trong việc lựa chọn dự án đầu

tư ngành giao thông.


4

Chƣơng 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO
THÔNG BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1 Một s khái niệm về dự án đầu tƣ xây dựng v n ngân sách nhà
nƣớc v n đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc
1.1.1 Về dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng ngành giao
thông:
1.1.2 Khái niệm về vốn ngân sách nhà nước, chi đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách nhà nước
1.2 Vai trò của v n ngân sách nhà nƣớc trong phát triển ngành giao
thông tỉnh Quảng Ngãi
Với đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi và trung nguyên, sông ngòi ít và
nhỏ nên cơ sở hạ tầng ngành giao thông của tỉnh chủ yếu là giao thông đường
bộ, do vậy đề tài nghiên cứu tập trung chủ yếu đến các yếu tố liên quan, tác
động đến cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh Quảng Ngãi.
1.2.1 Về quy mô, tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho ngành
giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2011-2015
1.1.2 Về hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển
hạ tầng giao thông của tỉnh
Như vậy, ở Chương 1 đã giải thích một cách khái quát các khái niệm liên
quan đến đề tài nghiên cứu này, đồng thời chỉ ra những khó khăn, bất cập trong
quá trình đầu tư dự án cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn NSNN, nhất là trong giai
đoạn NSNN khó khăn như hiện nay, cụ thể đối với đầu tư cơ sở hạ tầng cho
ngành giao thông, do đó, cần đề xuất một phương pháp nghiên cứu khoa học để
có thể đưa ra sự lựa chọn đầu tư dự án, đặc biệt là dự án ngành giao thông nhằm

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước.


5

Chƣơng 2:
ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP AHP VÀ XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ LỰA CHỌN
DỰ ÁN ĐẦU TƢ NGÀNH GIAO THÔNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1 Hệ hỗ tr ra quyết định đa tiêu chí
2.2 Về phƣơng pháp định lƣ ng Analytic Hierarchy Process (AHP)
2.2.1 Giới thiệu phương pháp AHP
2.2.2 Các nguyên tắc của phương pháp AHP
2.2.3 Phân tích và thiết lập cấu trúc thứ bậc
2.2.4 Thiết lập độ ưu tiên
Bảng 2.3 Thang đánh giá mức so sánh của phương pháp AHP
Giá trị mức độ
quan trọng

So sánh

Giải thích

1

Quan trọng như nhau

Hai thành phần có tính chất như nhau.

2


Tương đối quan trọng hơn

Từ kinh nghiệm và sự phán quyết có dự ưu
tiên vừa phải cho một hoạt động

3

Hơi quan trọng hơn

Kinh nghiệm và nhận định hơi nghiêng về một
thành phần hơn thành phần kia.

4

Rất quan trọng

Một hoạt động rất quan trọng

5

Vô cùng quan trọng

Kinh nghiệm và nhận định nghiêng mạnh về
một thành phần hơn thành phần kia.

Kết quả cuối cùng là ma trận so sánh cặp biểu diễn mối liên kết giữa các
giá trị của tập phần tử ở Bảng 2.3. Trong ma trận này, mỗi phần tử đại diện cho
một cặp so sánh, các phần tử ở phía trên và phía dưới đường chéo có giá trị
nghịch đảo nhau. Nếu phần tử A quan trọng hơn phần tử B và được đánh giá

mức 5 thì B sẽ được đánh giá là ít quan trọng hơn A với giá trị là 1/5. Ma trận hỗ
trợ chặt chẽ cho việc tính toán các giá trị. Ứng với mỗi phần tử của cấp trên, ta
thiết lập một ma trận so sánh của những phần tử cấp thấp hơn nó.


6
Bảng 2.4 Ma trận so sánh cặp theo ý kiến chuyên gia
Tiêu chí
A1
A2

An


A1
1
1/a12

1/a1n
∑ai1

A2
a12
1

1/a2n
∑ai2









An
a1n
a2n

1
∑ain

Trong đó: aij là mức độ so sánh giữa các cặp tiêu chí
2.2.5 Tính toán ma trận trọng số chuẩn hóa và vecto trọng số
2.2.6 Đo lường sự nhất quán
2.2.7 Tóm tắt các bước thực hiện bằng phương pháp AHP
1. Định nghĩa vấn đề cần ra quyết định.
2. Tạo cấu trúc thứ bậc từ quan điểm quản lý chung, từ cấp cao nhất cho
tới cấp mà tại đó có thể can thiệp để giải quyết vấn đề.
3. Thu thập ý kiến đánh giá để hoàn tất ma trận so sánh cặp.
4. Thiết lập ma trận so sánh cặp, một nửa của ma trận so sánh là số nghịch
đảo của nửa kia. Yếu tố bên tay trái của ma trận sẽ được so sánh với yếu tố ở
hàng trên cùng của ma trận.
5. Tính độ ưu tiên của từng yếu tố (vecto trọng số) và thử tính nhất quán
CR. Thực hiện bước 3, 4, 5 cho tất cả các cấp và các nhóm trong sơ đồ thứ bậc.
6. Kết luận, lựa chọn phương án sau khi xác định được các trọng số và đưa
vào cây thứ bậc đã xây dựng.


7


Có thể tóm tắt quá trình thực hiện việc RQĐ một vấn đề đa tiêu chí bằng
phương pháp AHP theo Hình 2.2
Định nghĩa vấn đề cần ra quyết định

Xây dựng cấu trúc thứ bậc từ
quan điểm quản lý

Thu thập ý kiến chuyên gia về thứ bậc
và mức độ ưu tiên

Xây dựng ma trận so sánh cặp

Tính toán vecto
trọng số W và hệ số
nhất quán CR

CR>10%

CR<=10%

Kết luận, chọn phương án

Hình 2.2 Tóm tắt quá trình thực hiện AHP

2.3 Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư ngành
giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi
Đối với việc ra Quyết định đầu tư dự án giao thông sử dụng vốn ngân sách
nhà nước, ngoài việc phải đảm bảo các yêu cầu của Luật định như: Có trong quy

hoạch giao thông được duyệt, phải được Hội đồng nhân dân cùng cấp thống nhất
chủ trương đầu tư… Dựa trên kiến thức qua nghiên cứu trong văn kiện Đại hội
tỉnh Đảng bộ lần thứ XIX, đặc điểm của dự án sử dụng vốn NSNN và một số
nghiên cứu trước đây đã thực hiện liên quan đến hiệu quả đầu tư dự án sử dụng
vốn ngân sách nhà nước được nêu tại Bảng 2.8


8
Bảng 2.8 Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả đầu tư dự án
Tác giả
Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài

Năm

Vấn đề nghiên cứu áp dụng

Saaty TL and Vargas LG [11]

1994

Các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội

Chi-Cheng Huanga and Pin-Yu Chub
[22]

2006

Dùng AHP kết hợp lý thuyết mờ để lựa chọn
dự án của Chính phủ


Al-Harbi and K. M. Al-Subhi [1]
Các nghiên cứu ở trong nƣớc
TS. Nguyễn Duy Long và ThS. Đỗ
Thị Xuân Lan [23]
KS Bùi Mạnh Cường [24]

2011

Quản lý dự án

2003

Các yếu tố thành công của dự án xây dựng

2006

Đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp

Ths. Châu Ngô Anh Nhân [25]

2010

Cải thiện tiến độ giải ngân vốn ngân sách
đầu tư XDCB tại Việt Nam

TS. Lưu Trường Văn và KS. Nguyễn
Chánh Tài [26]

2012


Các nhân tố thành công của các dự án xây
dựng vốn ngân sách

PGS.TS Phạm Hồng Luân và KS. Lê
Thị Thanh Tâm [9]

2013

Kết hợp các phương pháp AHP, VIKOR và
TOPSIS trong công tác chọn thầu xây dựng

TS. Trịnh Mai Văn và TS. Nguyễn
Văn Đại [27]

2013

Thực trạng đầu tư từ nguồn vốn nhà nước ở
Việt Nam

Ths. Trần Thị Thảo [28]

2015

Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
đầu tư phát triển giao thông vận tải đô thị

Nhìn chung, có nhiều phương pháp để tính toán hiệu quả đầu tư dự án
XDCB, chủ yếu là đánh giá trên hiệu quả kinh tế, tuy nhiên đối với dự án sử
dụng vốn ngân sách nhà nước thì việc đánh giá, tính toán hiệu quả đầu tư lại

tương đối phức tạp, phải hài hòa giữa hiệu quả về kinh tế, xã hội, đôi khi bao
gồm cả yếu tố chính trị và quốc phòng – an ninh. Tác giả đề xuất tham khảo 03
khía cạnh cụ thể sau để xem xét, tính toán lợi ích mang lại của một dự án đầu tư
ngành giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi sử dụng vốn ngân sách
nhà nước, gồm:
2.3.1 Khía cạnh về kinh tế
Hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư được đánh giá thông qua các chỉ
tiêu đo lường hiệu quả và được xác định dựa trên từng mục tiêu của dự án. Xuất
phát từ đặc điểm của đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ là mang tính


9

chất công cộng nên việc xác định hiệu quả của hoạt động đầu tư từ nguồn vốn
NSNN trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng khác so với các lĩnh vực khác.
Hiệu quả của hoạt động đầu tư không mang tính rõ ràng và được dựa trên cơ sở
hiệu quả khi phát triển được các ngành, các lĩnh vực khác, lợi ích phát triển kinh
tế - xã hội khi tham gia giao thông đường bộ.
Công trình từ nguồn vốn NSNN và mang tính phúc lợi cao nên không thể
sử dụng các chỉ tiêu tài chính như là đóng góp cho NSNN là bao nhiêu hay thời
gian thu hồi vốn và lợi nhuận để tính toán hiệu quả đầu tư dự án nhưng không
phải như thế là không có hiệu quả mà hiệu quả sẽ được xác định dựa trên những
đóng góp của hạ tầng GTĐB vào mức độ giảm chi phí xã hội khi tham gia giao
thông, phúc lợi xã hội…vì nhờ có các công trình hạ tầng giao thông đường bộ
mà các ngành thành phần kinh tế khác phát triển, tiết kiệm được chi phí vận tải,
chi phí lưu trữ, kho bãi, giảm thời gian lưu thông; đồng thời có thể thu hút được
nhiều nguồn vốn khác đầu tư để nâng cao cơ sở hạ tầng các ngành khác. Dựa
vào các đặc điểm này, tác giả đề xuất một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả về
khía cạnh kinh tế khi đầu tư một dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn NSNN
như sau:

- Chi phí vận tải (ký hiệu là E1): là mức giảm của chi phí vận tải khi dự án
GTĐB được đầu tư, tính toán dựa trên lưu lượng người, phương tiện tham gia
giao thông trên tuyến đường hiện tại cần nâng cấp hoặc trên tuyến đường đang
sử dụng thay thế khi chưa mở tuyến mới.
- Thời gian lưu thông (ký hiệu là E2): là tổng thời gian lưu thông giảm
xuống khi dự án GTĐB được đầu tư, tính toán dựa trên lưu lượng người,
phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường hiện tại cần nâng cấp hoặc
trên tuyến đường đang sử dụng thay thế khi chưa mở tuyến mới.
- Khả năng thu hút các nguồn vốn khác khi dự án GTĐB được đầu tư (ký
hiệu E3): Là khả năng thu hút các nguồn vốn khác để đầu tư cơ sở hạ tầng khác
khi dự án GTĐB được đầu tư như: đầu tư khu dân cư, khu, cụm công nghiệp,
khu vui chơi, giải trí…
2.3.2 Khía cạnh xã hội
Hạ tầng GTĐB khi được đầu tư sẽ mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, giảm


10

thiểu được tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông; khoảng cách giữa các vùng kinh
tế, giữa thành thị, nông thôn và miền núi trên địa bàn tỉnh được giảm xuống, xóa
bỏ, tạo sự giao lưu văn hoá giữa các vùng miền, làm phong phú thêm đời sống
của người dân từ đó kích thích người dân hăng say lao động đóng góp vào sự
phát triển của đất nước. Từ đó, đề xuất một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả về
khía cạnh xã hội khi đầu tư một dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn NSNN
như sau:
- Tần suất tai nạn giao thông (ký hiệu S1): Số lần tai nạn giao thông trên
tuyến đường hiện tại cần nâng cấp hoặc trên tuyến đường đang sử dụng thay thế
khi chưa mở tuyến mới.
- Năng lực vận tải (ký hiệu S2): Đảm bảo số lượt người, phương tiện tham
gia giao thông không bị ùn tắc.

- Khả năng kết nối giữa các vùng (ký hiệu S3): Là khả năng, số lượng các
địa bàn, vùng kinh tế kết nối được với tuyến đường.
- Ô nhiễm môi trường sống vùng dự án (ký hiệu S4): Khả năng có thể gây
ô nhiễm môi trường sống của người dân khi có tuyến đường đi qua (ô nhiễm bụi,
tiếng ồn)
2.3.3 Khía cạnh khó khăn của dự án
Với đặc điểm đầu tư công trình GTĐB thường cần một lượng vốn lớn,
trong điều kiện NSNN đang khó khăn như hiện nay, việc đầu tư một dự án
GTĐB cũng sẽ xuất hiện một số khó khăn liên quan đến nguồn vốn, bên cạnh
đó, thời gian vừa qua việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án
cũng là một vướng mắc chủ yếu dẫn đến tiến độ thi công dự án GTĐB không
thực hiện đúng tiến độ. Từ đó, đề xuất một số tiêu chí để đánh giá về khía cạnh
khó khăn khi đầu tư một dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn NSNN như
sau:
- Chi phí đầu tư dự án (ký hiệu C1): là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của
dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo
cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung chi phí đầu tư dự án gồm chi
phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị;
chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự


11

phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá.
- Chi phí vận hành, bảo dưỡng (ký hiệu C2): Là chi phí vận hành, bảo
dưỡng định kỳ hằng năm khi đưa công trình GTĐB vào sử dụng.
- Sự ủng hộ của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án (ký hiệu C3): Những
khó khăn khi dự án được triển khai thực hiện về vấn đề bồi thường, giải phóng
mặt bằng.
Yếu tố chính trị, quốc phòng – an ninh là yếu tố nhạy cảm, bí mật của Nhà

nước nên ở đây xin phép không đề cập đến.

Lựa chọn dự án ngành giao thông
sử dụng vốn NSNN

Tiêu chí chính

Tiêu chí nhánh

Khía cạnh kinh tế

Chi
phí
vận
tải

Thời
gian
lưu
thông

Khía cạnh khó khăn của dự
án

Khía cạnh xã hội

Thu
hút
kinh
tế


Tần
suất
tai
nạn
giao
thông

Năng
lực
cung
ứng

Khả
năng
kết
nối
giữa
các
vùng

Ô
nhiễm
môi
trườn
g
sống

Chi
phí

đầu tư

..
Dự án xem xét đầu tư
Dự án 1

Dự án 2

Dự án n

Hình 2.3 Đề xuất cây tiêu chí RQĐ dự án ngành GTĐB theo AHP

Chi
phí
vận
hành,
bảo
dưỡn
g

Sự
ủng
hộ
của
người
dân


12


Hệ thống tiêu chí được đề xuất gồm 03 khía cạnh và 10 tiêu chí như Hình
2.3, được đưa vào bảng khảo sát các chuyên gia:
Bảng 2.9 Tiêu chí được đề xuất khảo sát các chuyên gia
Tiêu chí

Nội dung
Khía c nh về kinh tế

Chi phí vận tải (E1)

Chi phí vận tải người và hàng hóa trên tuyến
đường được chọn đầu tư được giảm xuống

Thời gian lưu thông
(E2)

Thời gian lưu thông của người và phương tiện trên
tuyến đường được giảm xuống

Thu hút kinh tế (E3)

Thu hút được các nguồn vốn khác để đầu tư vào
khu vực có tuyến đường đi qua
Khía c nh về xã hội

Tần suất tai nạn giao
thông (S1)

Số lần tai nạn giao thông trên tuyến đường hiện tại
cần nâng cấp hoặc khi chưa mở tuyến mới phục vụ

nhu cầu đi lại

Năng lực vận tải (S2)

Đảm bảo giao thông thông suốt, không ùn tắc

Khả năng kết nối
giữa các vùng (S3)

Kết nối các địa bàn thuộc tỉnh

Ô nhiễm môi trường
sống của người dân
khi thực hiện dự án
(S4)

Ô nhiễm không khí, tiếng ồn và nguồn nước

Khía c nh khó khăn khi triển khai dự án
Chi phí đầu tư dự án
(C1)

Tổng mức vốn ngân sách nhà nước bỏ ra để đầu tư
hoàn thành dự án

Chi phí vận hành,
bảo dưỡng (C2)

Chi phí vận hành, bảo dưỡng khi dự án được đưa
vào sử dụng


Sự ủng hộ của người
dân bị ảnh hưởng
(C3)

Các khó khăn khi dự án được thực hiện về vấn đề
bồi thường, giải phóng mặt bằng.


13

2.4 Khảo sát ý kiến chuyên gia thông qua việc thiết kế bảng khảo sát
Giai đo n 2: So sánh cặp
(phƣơng pháp AHP)

Giai đo n 1: Về tiêu chí

Đề xuất các tiêu chí đầu tư
dự án giao thông dựa vào các
nghiên cứu trước đó, dựa vào
sách, bài báo và kiến thức
của bản thân trong quá trình
công tác

Nhóm các tiêu
chí vào khía
cạnh tương ứng

Tổng hợp kết quả
và có được tiêu

chí, khía cạnh
quan trọng đến
vấn đề liên quan

Thiết kế bảng khảo
sát so sánh theo cặp
các tiêu chí dựa trên
bảng khảo sát lần 1

Thiết kế bản câu
hỏi lần 1

Khảo sát các
chuyên gia

Tổng hợp số liệu

Hình 2.4 Mô tả 02 giai đoạn khảo sát chuyên gia

2.4.1 Tổng hợp số liệu thu được qua khảo sát
2.4.1.1 Về các khía cạnh và tiêu chí lựa chọn dự án
Bảng 2.10 Tổng hợp kết quả khảo sát Chuyên gia
Nội dung

Tiêu chí

S chuyên gia
th ng nhất

Khía c nh về kinh tế

Chi phí vận tải (E1)

Chi phí vận tải người và hàng hóa trên
tuyến đường được chọn đầu tư được giảm
xuống

7/7

Thời gian lưu thông (E2)

Thời gian lưu thông của người và phương
tiện trên tuyến đường được giảm xuống

7/7

Thu hút kinh tế (E3)

Thu hút được các nguồn vốn khác để đầu tư
vào khu vực có tuyến đường đi qua

7/7

Khía c nh về xã hội
Tần suất tai nạn giao thông Số lần tai nạn giao thông trên tuyến đường
(S1)
hiện tại cần nâng cấp hoặc khi chưa mở
tuyến mới phục vụ nhu cầu đi lại

7/7


Năng lực vận tải (S2)

7/7

Đảm bảo giao thông thông suốt, không ùn
tắc

Khả năng kết nối giữa các Kết nối các địa bàn thuộc tỉnh
vùng (S3)

7/7

Ô nhiễm môi trường sống Ô nhiễm không khí, tiếng ồn và nguồn
của người dân khi thực hiện nước
dự án (S4)

1/7

Khía c nh khó khăn khi triển khai dự án
Chi phí đầu tư dự án (C1)

Tổng mức vốn ngân sách nhà nước bỏ ra để

5/7


14
S chuyên gia
th ng nhất


Nội dung

Tiêu chí

đầu tư hoàn thành dự án
Chi phí vận hành, bảo Chi phí vận hành, bảo dưỡng khi dự án
dưỡng (C2)
được đưa vào sử dụng

4/7

Sự ủng hộ của người dân bị Các khó khăn khi dự án được thực hiện về
ảnh hưởng (C3)
vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng.

5/7

Tổng hợp kết quả khảo sát các Chuyên gia ở giai đoạn 1, ta xây dựng được
cây tiêu chí các vấn đề liên quan đến việc RQĐ dự án đầu tư ngành GTĐB ở
tỉnh Quảng Ngãi như Hình 2.5
Lựa chọn dự án ngành giao thông
sử dụng vốn NSNN

Khía cạnh kinh tế

Chi
phí
vận
tải


Thời
gian
lưu
thông

Khía cạnh khó khăn của dự
án

Khía cạnh xã hội

Tần
suất
tai
nạn
giao
thông

Thu
hút
kinh
tế

Khả
năng
kết
nối
giữa
các
vùng


Năng
lực
vận
tải

Chi
phí
vận
hành,
bảo
dưỡn
g

Chi
phí
đầu tư

Sự
ủng
hộ
của
người
dân

..
Dự án 1

Dự án 2

Dự án n


Hình 2.5 Cây tiêu chí sau khi khảo sát giai đoạn 1

Khi đã có các tiêu chí ảnh hưởng đến việc RQĐ đầu tư dự án GTĐB trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như hình 2.5, tiếp tục thiết kế bảng câu hỏi ở giai đoạn
2, giai đoạn này ta sẽ so sánh cặp từng khía cạnh với nhau; so sánh cặp từng tiêu
chí trong mỗi khía cạnh. Kết quả khảo sát như sau:
2.4.1.2 Mức độ ưu tiên của các khía cạnh và các tiêu chí thành phần
Kết quả mức độ ưu tiên của khía cạnh theo các phiếu khảo sát như sau:
Cặp khía cạnh

Phiếu khảo sát
1

2

3

4

5

6

7

Tổng hợp


15

Kinh tế và Xã hội
(E và S)

5

1/3

1

1/3

1/3

1/2

1

1,21

Kinh tế và khó khăn
(E và C)

3

2

1/2

2


2

2

3

2

Xã hội và Khó khăn
(S và C)

4

4

1/2

3

3

3

3

3

- Đối với các tiêu chí thuộc khía cạnh kinh tế
Kết quả mức độ ưu tiên theo các phiếu khảo sát như sau:


Phiếu khảo sát

Cặp tiêu chí thuộc
khía cạnh kinh tế

Tổng hợp

1

2

3

4

5

6

7

Chi phí vận tải và
thời gian lưu thông
(E1 và E2)

3

2

1


1

1

1

3

1,71

Chi phí vận tải và thu
hút kinh tế
(E1 và E3)

5

2

2

3

4

3

2

3,00


Thời gian lưu thông
và Thu hút kinh tế
(E2 và E3)

5

1

2

3

3

3

1/3

2,48

- Đối với các tiêu chí thuộc khía cạnh xã hội
Kết quả mức độ ưu tiên theo các phiếu khảo sát như sau:
Cặp tiêu chí thuộc
khía cạnh xã hội
Tần xuất tai nạn và
năng lực vận tải
(S1 và S2)
Tần xuất tai nạn và
khả năng kết nối

(S1 và S3)
Năng lực vận tải và
Khả năng kết nối
(S2 và S3)

Phiếu khảo sát

Tổng hợp

1

2

3

4

5

6

7

1/2

4

4

4


5

3

5

3,64

1/2

4

4

5

5

5

5

4,07

4

3

2


2

3

3

3

2,86

- Đối với các tiêu chí thuộc khía cạnh khó khăn của dự án
Kết quả mức độ ưu tiên theo các phiếu khảo sát như sau:
Phiếu khảo sát

Cặp tiêu chí thuộc
khía cạnh khó khăn

1

2

3

4

5

6


7

Chi phí đầu tư và

5

1

1/2

1

1/3

1

1

Tổng hợp
1,4


16
chi phí bảo dưỡng
(C1 và C2)
Chi phí đầu tư và Sự
ủng hộ của người dân

3


1/2

1/3

1/2

1/3

1/3

1/2

0,79

3

1/2

1/3

1/2

1/3

1/4

1/3

0,75


(C1 và C3)
Chi phí bảo dưỡng và
Sự ủng hộ của người
dân

(S2 và S3)

Như vậy, ở Chương 2 ta đã tìm hiểu được các phương pháp hỗ trợ trong
việc RQĐ đa tiêu chí, lựa chọn áp dụng phương pháp AHP để xử lý vấn đề được
đặt ra của đề tài. Đã nghiên cứu đề xuất được bộ tiêu chí liên quan đến việc
RQĐ dự án đầu tư ngành giao thông sử dụng vốn NSNN của tỉnh Quảng Ngãi.
Bằng phương pháp điều tra trên bảng câu hỏi, qua 02 giai đoạn khảo sát đã xác
định được bộ tiêu chí và đi so sánh từng cặp khía cạnh, tiêu chí, có được cơ sở
dữ liệu để áp dụng phương pháp AHP tính toán trọng số của từng tiêu chí, khía
cạnh cụ thể.


17

Chƣơng 3.
XÂY DỰNG MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN DỰ ÁN GIAO
THÔNG SỬ DỤNG VỐN NSNN BẰNG PHƢƠNG PHÁP AHP.
Sau khi tiến khảo sát và xây dựng được cây tiêu chí bằng phương pháp
AHP ở Chương 2, ta đã xác định được 3 khía cạnh và 09 tiêu chí có ảnh hưởng
đến việc RQĐ đầu tư dự án giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai
đoạn 2017-2020. Trên cơ sở số liệu so sánh cặp các khía cạnh, tiêu chí, ở
chương này sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp định lượng Analysis Hierarchy
Process (AHP) để tính toán trọng số của từng khía cạnh, tiêu chí, từ đó xác định
cây trọng số các tiêu chí để tính toán sự cần thiết đầu tư các dự án giao thông
của tỉnh Quảng Ngãi đối với từng dự án cụ thể đang được các đơn vị trên địa

bàn đề xuất đầu tư.
3.1 Áp dụng phƣơng pháp AHP để xây dựng mô hình ra quyết định
lựa chọn dự án giao thông sử dụng v n NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
3.1.1 Mức độ ưu tiên của các khía cạnh
Vector trọng số các khía cạnh chính là:
Trọng s
W
0,418
0,412
0,170

Khía c nh
Kinh tế
Xã hội
Khó khăn

CR =

Thứ tự ƣu tiên
1
2
3

CI 0, 016
= 0,031 <= 0,1 (thỏa mãn)

RI
0,52

3.1.2 Mức độ ưu tiên của các tiêu chí trong từng khía cạnh

3.1.2.1 Đối với các tiêu chí thuộc khía cạnh kinh tế
- Ma trận trọng số chuẩn hóa và vector trọng số W cho các tiêu chí:
E1
E2
E3


E1
0,522
0,304
0,174
1,00

E2
0,550
0,321
0,130
1,00

E3
0,463
0,382
0,154
1,00

W
0,512
0,336
0,153
1,00


Với max = 3,013; CI = 0,0067; CR = 0,01 <= 0,1 (thỏa mãn)
3.1.1.2 Đối với các tiêu chí thuộc khía cạnh xã hội
- Ma trận trọng số chuẩn hóa và vector trọng số W cho các tiêu chí:
S1

S1
0,658

S2
0,730

S3
0,514

W
0,634


18
S2
S3


0,181
0,162
1,00

0,200
0,070

1,00

0,360
0,126
1,00

0,247
0,119
1,00

Với max = 3,099; CI = 0,049; CR = 0,09 <= 0,1 (thỏa mãn)
3.1.1.3 Đối với các tiêu chí thuộc khía cạnh khó khăn của dự án
- Ma trận trọng số chuẩn hóa và vector trọng số W cho các tiêu chí:
C1
C2
C3


C1
0,335
0,239
0,426
1,00

C2
0,376
0,268
0,357
1,00


C3
0,310
0,296
0,394
1,00

W
0,340
0,267
0,392
1,00

Với max = 3,009; CI = 0,0047; CR = 0,01 <= 0,1 (thỏa mãn)
Sau khi có trọng số riêng của từng tiêu chí và trọng số của từng khía cạnh
cụ thể, ta tính trọng số ưu tiên của từng tiêu chí trong sơ đồ thứ bậc bằng trọng
số riêng x trọng số ưu tiên của khía cạnh tương ứng, cụ thể như bảng 3.5 dưới
đây:
Bảng 3.5: Trọng số của từng tiêu chí

TT


hiệu
tiêu
chí

1
2
3


E1
E2
E3

4
5
6

S1
S2
S3

7
8
9

C1
C2
C3

Tiêu chí

Trọng s riêng

Khía cạnh kinh tế
0,512
0,336
0,152
Khía cạnh xã hội
Tần suất tai nạn giao thông

0,634
Năng lực cung ứng
0,247
Khả năng kết nối vùng
0,119
Khía cạnh khó khăn
Chi phí đầu tư
0,340
Chi phí vận hành, bảo dưỡng
0,267
Sự ủng hộ của người dân
0,392
Chi phí vận tải
Thời gian lưu thông
Thu hút kinh tế

Trọng s của
khía c nh
tƣơng ứng

Trọng s ƣu
tiên trong
cây thứ bậc

0,418
0,418
0,418

0,214
0,140

0,064

0,412
0,412
0,412

0,261
0,102
0,049

0,170
0,170
0,170

0,058
0,045
0,067

Đưa trọng số ưu tiên của từng tiêu chí vào cây thứ bậc tại Bảng 3.6
Bảng 3.6 Cây trọng số các tiêu chí sau khi áp dụng AHP
Goal
1

Level 1
2

Level 2
3



19
Ra quyết định dự án
đầu tƣ ngành giao
thông

Các khía c nh cần
xem xét

Nghiên cứu các tiêu chí
Khía cạnh kinh tế
ảnh hưởng đến việc
RQĐ đầu tư dự án giao
thông sử dụng vốn
NSNN của tỉnh Quảng Khía cạnh xã hội
Ngãi
Khía cạnh khó khăn

Trọng
s của
khía
c nh

Các tiêu chí thuộc
khía c nh

Trọng
s
tiêu
chí


0,418

E1: Chi phí vận tải
E2: Thời gian lưu thông
E3: Thu hút kinh tế

0,214
0,140
0,064

0,412

S1: Tần suất tai nạn giao thông
S2: Năng lực vận tải
S3: Khả năng kết nối vùng

0,261
0,102
0,049

0,170

C1: Chi phí đầu tư
C2: Chi phí vận hành, bảo dưỡng
C3: Sự ủng hộ của người dân

0,058
0,045
0,067


Áp dụng phương pháp AHP đã xây dựng bộ tiêu chí liên quan đến việc
RQĐ dự án đầu tư ngành giao thông sử dụng vốn NSNN của tỉnh Quảng Ngãi
và xác định được cây trọng số các tiêu chí, cụ thể: ở các khía cạnh được xem xét
đầu tư dự án giao thông của tỉnh Quảng Ngãi thì khía cạnh kinh tế (trọng số
0,418) và khía cạnh xã hội (trọng số 0,412) là được ưu tiên xem xét, có trọng số
không quá khác biệt; khía cạnh khó khăn khi triển khai thực hiện dự án (trọng số
0,17) được xem xét sau cùng; về tiêu chí lần lượt quan tâm các tiêu chí như: tần
suất tai nạn giao thông (S1); Chi phí vận tải (E1); thời gian lưu thông
(E2)…Điều này chứng tỏ, vào giai đoạn này, tỉnh Quảng Ngãi đang rất coi trọng
vấn đề lợi ích về kinh tế, xã hội đối với việc đầu tư dự án giao thông, về khía
cạnh khó khăn của dự án, tuy được xem xét nhưng không thực sự được quan tâm
đúng mức, đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho việc triển khai
thi công dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thường xuyên bị kéo dài so với thời
gian phê duyệt.
3.1.3 Mô hình hỗ trợ ra quyết định lựa chọn dự án giao thông sử dụng
vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Bảng 3.7 Trọng số của từng dự án ứng với mỗi tiêu chí
Dự án
DA.1
DA.i

DA.n

Khía cạnh kinh tế
E1
E2
E3
WE11
WE21
WE31

WE1i
WE2i
WE3i

Khía cạnh xã hội
S1
S2
S3
WS11
WS21
WS31
WS1i
WS2i
WS3i

Khía cạnh khó khăn
C1
C2
C3
WC11
WC21
WC31
WC1i
WC2i
WC3i

WE1n

WS1n


WC1n

WE2n

WE3n

WS2n

WS3n

WC2n

WC3n

- Xác định trọng số tổng hợp thể hiện mức độ ảnh hưởng khi thực hiện dự
án đến các tiêu chí kinh tế, xã hội:


20
n

n

1

1

WB   (WEi  Wi )  (WSi  Wi )

Trong đó:


(3.1)

WEi: Trọng số thể hiện mức độ ảnh hưởng của dự án đối với tiêu chí thuộc
khía cạnh kinh tế thứ i
WSi: Trọng số thể hiện mức độ ảnh hưởng của dự án đối với tiêu chí thuộc
khía cạnh xã hội thứ i
Wi: Trọng số thể hiện mức độ ảnh hưởng của tiêu chí thứ i liên quan trong
cây thứ bậc đã xây dựng ở Bảng 3.6.
Chỉ tiêu tác động đến kinh tế, xã hội WB càng cao thì dự án càng có nhiều
tác động tích cực.
- Xác định trọng số tổng hợp thể hiện mức khó khăn khi thực hiện dự án:
n

WD   (Wc j  W j )

(3.2)

1

Trong đó:
Wcj: Trọng số thể hiện mức độ ảnh hưởng của dự án đối với tiêu chí thuộc
khía cạnh khó khăn thứ j.
Wj: Trọng số thể hiện mức độ ảnh hưởng của tiêu chí khó khăn thứ j liên
quan trong cây thứ bậc đã xây dựng ở Bảng 3.6.
Chỉ tiêu mức độ khó khăn của dự án WD càng cao thì triển khai dự án càng
khó khăn.
- Tính hệ số

WB

(tác động Tích cực/Khó khăn), sẽ ưu tiên thực hiện dự án có
WD

tỷ số này lớn hơn 1 và lớn nhất, tỷ số này càng lớn thì dự án đầu tư càng hiệu
quả, có tác động tốt đến tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi.
3.2 Triển khai mô hình đã xây dựng trên các dự án giao thông tỉnh
Quảng Ngãi
Tổng hợp trọng số của các dự án theo các tiêu chuẩn đánh giá:
Bảng 3.9 Trọng số của từng dự án ứng với mỗi tiêu chí
Dự án
DA.1
DA.2
DA.3
DA.4
DA.5

Khía cạnh kinh tế
E1
E2
E3
0,105
0,155 0,081
0,316
0,387 0,434
0,105
0,072 0,076
0,211
0,155 0,247
0,263
0,232 0,163


Khía cạnh xã hội
S1
S2
S3
0,130
0,133
0,289
0,217
0,333
0,184
0,087
0,133
0,076
0,304
0,200
0,178
0,261
0,200
0,273

Khía cạnh khó khăn
C1
C2
C3
0,127
0,286
0,098
0,518
0,095

0,087
0,089
0,095
0,118
0,124
0,286
0,392
0,142
0,238
0,304


21

Trên cơ sở cây tiêu chí được xây dựng bằng phương pháp AHP (Bảng 3.6)
và trọng số các tiêu chí từ số liệu thực tế đối với từng dự án giao thông trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi ở Bảng 3.9. Ta tính trọng số cuối cùng làm căn cứ sắp xếp,
đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện dự án, cụ thể:
- Ứng với 05 dự án trên ta xác định trọng số tổng hợp thể hiện mức độ
ưu tiên của từng dự án trong việc ảnh hưởng đến các khía cạnh
Bảng 3.9 Kết quả thứ tự ưu tiên đầu tư
STT

Dự án

WB

WD

WB/WD


1

Đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn các huyện
vùng Tây Quảng Ngãi (đoạn km0-km22+336)
Cầu Thạch Bích
Đường Ba Bích - Ba Nam
Nâng cấp, mở rộng đường tỉnh Quảng NgãiChợ Chùa
Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT.623B (Quảng
Ngãi - Thạch Nham), giai đoạn 2

0,111

0,027

4,111

Thứ tự ƣu
tiên đầu tƣ
5

0,249
0,077
0,191

0,040
0,017
0,046

6,225

4,52
4,152

1
3
4

0,201

0,039

5,153

2

2
3
4
5

Như vậy, nếu xem xét tổng hợp đồng thời nhiều chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả kinh tế, xã hội và các khó khăn khi thực hiện dự án theo phương pháp phân
tích thứ bậc AHP thì thứ tự ưu tiên đầu tư dự án giao thông trong giai đoạn
2017-2020 của tỉnh Quảng Ngãi như Bảng 3.9.
3.3 Hệ hỗ tr ra quyết định trên máy vi tính
3.3.1 Ứng dụng hỗ trợ ra quyết định sử dụng trong nghiên cứu này
3.3.2 Khái quát ứng dụng
3.3.3 Kết quả xuất ra từ ứng dụng Expert Choice
Đưa vào số liệu đã được khảo sát vào chương 2, ứng dụng Expert Choice
cho ra kết quả trọng số của các tiêu chí như hình 2.7



22

Hình 2.7 Trọng số tiêu chí được tính từ ứng dụng Expert Choice
Trọng số tiêu chí được xuất ra từ ứng dụng là tương đồng với trọng số
được tính toán ở Bảng 3.5. Tiếp tục áp dụng mô hình đã được đề xuất tại phần
3.1.3 ta sẽ có kết quả thứ tự ưu tiên để hỗ trợ RQĐ đầu tư dự án ngành giao
thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Như vậy, ở Chương 3 ta đã áp dụng phương pháp AHP trên cơ sở tiêu chí
và số liệu so sánh cặp các tiêu chí được xác định ở Chương 2 để tính toán bài
toán thứ tự ưu tiên đầu tư, hỗ trợ việc ra quyết định một dự án đầu tư xây dựng
ngành giao thông cụ thể ở tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời, đề xuất một ứng dụng
trên máy vi tính để có thể áp dụng một cách rộng rãi, nhanh chóng khi đưa vào
sử dụng thực tế.


23

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu đã xác định được 03 khía cạnh và 09 tiêu chí ảnh
hưởng đến việc lựa chọn dự án đầu tư ngành giao thông sử dụng vốn NSNN trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020 dựa trên kết quả khảo sát của các
chuyên gia trong lĩnh vực này. Đồng thời, dựa vào phương pháp AHP (có kiểm
tra độ nhất quán và thỏa mãn) cũng đã cho ra được các trọng số của từng tiêu
chí ảnh hưởng, có được mức độ ảnh hưởng của từng tiêu chí đối với từng dự án
giao thông khi được xem xét đầu tư, đóng góp thực tiễn của đề tài áp dụng cho
việc ra quyết định đầu tư dự án giao thông sử dụng vốn NSNN là:
- Trên cơ sở tiêu chí được nghiên cứu, khảo sát, áp dụng phương pháp

AHP để tính toán trọng số của từng tiêu chí, đề xuất tỉnh Quảng Ngãi cần phân
kỳ đầu tư hợp lý, đã sắp xếp được những dự án giao thông có trọng số tính toán
từ phương pháp AHP cao đến thấp để ưu tiên đầu tư, tránh việc quyết định, đầu
tư dự án một cách dàn trải.
- Từ nghiên cứu đã cho thấy việc xem nhẹ sự khó khăn, sự ủng hộ của
người dân khi triển khai thực hiện dự án đầu tư ngành giao thông trên địa bàn
tỉnh, cần kiến nghị cấp chính quyền xem xét, hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước
của của người dân khi đầu tư dự án.
- Nghiên cứu cũng đã tìm ra được các nhóm tiêu chí ảnh hưởng đến việc
đầu tư dự án giao thông của tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó, kiến nghị các cấp
chính quyền của tỉnh cần ứng dụng để sử dụng hiệu quả nguồn vốn NSNN đầu
tư xây dựng cơ bản trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn.
- Trên cơ sở tiêu chí được xác định, nghiên cứu đã áp dụng ứng dụng
Expert Choice để có thể sử dụng rộng rãi, có thể hiệu chỉnh các tiêu chí, đáp ứng
theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ để áp dụng cho việc ra
quyết định đầu tư dự án sử dụng vốn NSNN.
- Số liệu và phương pháp nghiên cứu của đề tài ngoài áp dụng chung cho
tỉnh Quảng Ngãi còn có giá trị tham khảo cho các địa phương khác phục vụ cho
công tác phê duyệt dự án giao thông sử dụng vốn NSNN ngày một hiệu quả hơn.


×