Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đánh giá vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng? Nêu các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.58 KB, 12 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giải phóng mặt bằng là một công việc hết sức quan trọng trong một dự án nhưng
thực tế có rất nhiều khó khăn bởi việc thu hồi đất trực tiếp ảnh hưởng đến các
quyền lợi về tài sản, nơi sinh sống, công việc của người có đất bị thu hồi. Nếu việc
giải phóng mặt bằng không thuận lợi sẽ dẫn tới làm chậm trễ tiến độ, thậm chí tạo
thành dự án “treo”. Chậm trễ trong giải phóng mặt bằng không chỉ ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, mà còn ảnh hưởng đến đời sống vật
chất cũng như tinh thần của những người bị thu hồi đất. Do đó ngoài việc khắc
phục những vấn đề về quy định pháp luật, công tác quản lý, trình độ và đạo đức
của cán bộ thì công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của
người dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng có
một vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, em xin chọn đề bài số 2 làm bài tập học kỳ:
“ Đánh giá vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp
luật của người dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt
bằng? Nêu các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này? ”

B. NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM VỀ BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
1. Khái niệm bồi thường, giải phóng mặt bằng
Theo từ điển tiếng việt thông dụng:" Bồi thường: đền bù những tổn hại đã gây
ra", Theo quan điểm của Luật Đất đai năm 2013: "Bồi thường về đất là việc Nhà
nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử
dụng đất" (khoản 12 Điều 3).
Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di
dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần
1


đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công
trình mới. Quá trình giải phóng mặt bằng được tính từ khi bắt đầu hình thành hội
đồng giải phóng mặt bằng đến khi giải phóng xong và giao cho chủ đầu tư mới.


Đây là một quá trình đa dạng và phức tạp thể hiện sự khác nhau giữa các dự án và
liên quan đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia và cả của xã hội.
Công tác giải phóng mặt bằng mang tính quyết định đến tiến độ của các dự án,
là khâu đầu tiên thực hiện dự án. Trong đó đền bù thiệt hại là khâu quan trọng
quyết định tiến độ giải phóng mặt bằng.
2. Quy định pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước
thu hồi đất
2.1.Quy định chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất
Thứ nhất, quy định về phạm vi và đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất:
- Quy định về phạm vi bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:
Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện trong trường hợp Nhà nước thu
hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng và phát triển kinh tế.
- Quy định về đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất: Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong
nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử
dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất là những đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất.
Thứ hai, quy định về nguyên tắc chi trả bồi thường:

2


Điều 93 Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư như sau:
“1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi
thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi


4. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực
hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì
phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi
thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.”
2.2. Những quy định về bồi thường về đất
Thứ nhất, quy định về nguyên tắc bồi thường về đất:
Nguyên tắc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều
74 Luật Đất đai 2013:
“1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi
thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường

3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan,
công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.”
Thứ hai, quy định về điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất:
Điều 75 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện được bồi thường về đất khi
Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội
vì lợi ích quốc gia, công cộng:
3


“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê
đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp

6. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,…, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.”
Thứ ba, quy định về xác định giá đất tính bồi thường:
Theo Điều 113 và 114 Luật Đất đai năm 2013, những “loại” giá đất làm cơ sở
trực tiếp và gián tiếp để xác định giá đất tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

là: khung giá đất, bảng giá đất và giá đất cụ thể. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định giá đất cụ thể dưới sự tham mưu của cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh. Trong
quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức
năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể. Giá đất cụ thể được
sử dụng để làm căn cứ tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Việc xác định giá đất tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nhằm đảm bảo
nguyên tắc “quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ” được quy định tại khoản 2
Điều 54 Hiến pháp năm 2013. Mặt khác, việc xác định giá đất cụ thể để tính tiền
bồi thường về đất cũng hướng đến việc bảo đảm nguyên tắc “việc tu hồi đất phải
công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật” quy định
tại khoản 3 Điều 54 Hiến pháp năm 2013.
II. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC
NÂNG CAO NHẬN THỨC PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC
THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
Công tác giải phóng mặt bằng mang tính quyết định về tiến độ của các dự án, là
khâu đầu tiên trong thực hiện dự án. Việc làm này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp
4


đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, mà còn ảnh hưởng đến đời sống vật chất
cũng như tinh thần của những người bị thu hồi đất.Vì vậy, công tác tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trong việc thực thi các quy
định về bồi thường, giải phóng mặt bằng là rất quan trọng trên thực tế hiện nay thể
hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, hoạt động công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp
luật của người dân về việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt
bằng là khâu đầu tiên quan trọng nhất của việc đưa pháp luật vào trong cuộc sống,
góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân
Thứ hai, việc nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trong việc thực thi các
quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng giúp họ hiểu các quy định này từ đó

tự giác tuân thủ thực hiện, chấp hành các quyết định của nhà nước đồng thời giúp
họ nắm được những quyền lợi chính đáng mà mình có và cũng sẽ giúp họ biết
được những quyết định nào của cơ quan chức năng là chưa hợp lý, sai pháp luật để
có thể khiếu kiện đòi quyền lợi cho mình một cách chính xác, tránh tình trạng
khiếu nại tràn lan, vượt cấp, phản đối các quyết định của nhà nước ngay cả khi
phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng đã thỏa đáng và chính xác
Thứ ba, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người
dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng nói riêng
và pháp luật đất đai nói chung là cơ hội để các cơ quan nhà nước tiếp xúc với nhân
dân, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của người dân. Điều này đảm bảo
nguyên tắc dân chủ, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra khi mà người dân có
thể biết được các quy định của pháp luật về giải phóng mặt bằng, hành vi nào là sai
pháp luật, các quyền lợi mà họ được hưởng, các quyết định của cơ quan chức năng
đã hợp lý, khi nào có thể khiếu kiện…

5


Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật tác động
đến người dân về việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng
triển khai thực hiện đúng tiến độ, đúng kế hoạch đề ra sẽ tiết kiệm được thời gian
và việc thực hiện dự án có hiệu quả. Ngược lại, công tác giải phóng mặt bằng
chậm, kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình cũng như chi phí
cho dự án, có khi gây ra thiệt hại không nhỏ trong đầu tư xây dựng.
Thứ năm, hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của
người dân về công tác thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng là
một hoạt động có ý nghĩa xã hội vô cùng to lớn. Bởi lẽ, bồi thường, giải phóng mặt
bằng là một vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân, nó đụng chạm trực tiếp
đến quyền lợi của mọi thành viên trong xã hội. Vì vậy, hoạt động này thu hút sự
quan tâm của mọi người dân. Hơn nữa, với tư cách là các tổ chức quần chúng

thành lập trên cơ sở tự nguyện, thượng tôn Pháp luật và bảo vệ quyền lợi của hội
viên; Hội nông dân, Hội phụ nữ và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận tổ
quốc Việt Nam không thể đứng ngoài hoạt động này. Hoạt động tuyên truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân với công tác thực thi các quy định
về bồi thường, giải phóng mặt bằng đã thu hút sự tham gia tích cực và tạo điều
kiện phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng trong việc tuyên truyền, nâng
cao nhận thức cho người dân trong lĩnh vực đất đai
Thứ sáu, hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về công tác thực thi các quy
định về bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng là hoạt động tuyên truyền, nâng cao
nhận thức về luật đất đai năm 2013 cho nhân dân,góp phần đưa các nội dung của
luật đất đai năm 2013 nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng trong
việc tạo lập cơ sở pháp lý bảo vệ quyền và tài sản của công dân và qua đó tác động
đến nhận thức của nhân dân, vận động nhân dân tự giác chấp hành chủ trương
chính sách của Đảng và nhà nước, từ đó góp phần tích cực vào việc thực hiện mục
6


tiêu “dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng và văn minh” do Đảng ta đề
ra.
III. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC NÀY
1. Những thuận lợi và khó khăn
Những thuận lợi của công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp
luật của người dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt
bằng:
- Hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật về việc thực thi các quy định về bồi
thường giải phóng mặt bằng là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về
luật đất đai năm 2013 nên nó nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo
người dân
- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ chung của cả hệ thống

chính trị, không riêng gì đơn vị nào. Do đó, việc làm này nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ có hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự tham gia tích cực của
các đoàn thể quần chúng ở các địa phương. Điều này góp phần vào sự thành công
của hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật tới người dân về việc thực thi các
quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng
- Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng có liên quan đến quyền và lợi ích của
người dân đang sinh sống trên mảnh đất bị quy hoạch đó, cũng như đụng chạm đến
quyền lợi của mọi thành viên trong xã hội. Do đó, hoạt động này nhận được sự ủng
hộ, sự tham gia, hưởng ứng tích cực của đông đảo quần chúng nhân dân. Đây là
một trong những nhân tố góp phần đem lại sự thành công của động tuyên truyền,
giáo dục pháp luật về việc thực thi các quy định về bồi thường giải phóng mặt
bằng.
7


Bên cạnh những thuận lợi cơ bản được đề cập trên đây, hoạt động tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân về việc thực thi các quy định
về bồi thường giải phóng mặt bằng gặp không ít những khó khăn trở ngại, cụ thể:
- Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện hoạt động tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân về bồi thường, giải
phóng mặt bằng nhìn chung còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công
tác này, nhất là ở địa phương cơ sở. Do nguồn kinh phí, cơ sở vật chất và phương
tiện được sử dụng trong hoạt động này còn hạn chế nên phạm vi và đối tượng của
hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân chỉ
giới hạn ở một số xã, huyện nhất định cũng như chỉ có một số lượng nhất định đối
tượng người dân được tuyên truyền về chính sách pháp luật về bồi thường, giải
phóng mặt bằng, dẫn đến sự không đồng đều trong mặt bằng phổ biến giáo dục
pháp luật ở bộ, ngành và địa phương
- Muốn đạt được kết quả tốt về nâng cao ý thức pháp luật của người dân trong
lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng thì hoạt động tuyên truyền, giáo dục

pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng phải được tiến hành thường xuyên,
liên tục và kiên trì trong một thời gian dài. Song, do khó khăn về kinh phí, phương
tiện, cơ sở vật chất nên hoạt động này chưa tiến hành thường xuyên, liên tục. Điều
này làm ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động tuyên
truyền
- Do sự phát triển không đồng đều về trình độ nhận thức của người dân cũng
như đội ngũ cán bộ, về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương
thực hiện hoạt động tuyên truyền nên hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật
về bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng gặp một số khó khăn như: năng lực, trình
độ và kỹ năng tuyên truyền của đội ngũ tuyên truyền viên còn hạn chế hoặc thiếu

8


kinh nghiệm trong hoạt động tuyên truyền, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên
pháp luật ở nhiều nơi còn thiếu về số lượng …
- Hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về việc bồi thường, giải
phóng mặt bằng được triển khai thực hiện trong bối cảnh bên cạnh việc tuyên
truyền, đội ngũ tuyên truyền viên ở các địa phương còn phải đảm nhiệm nhiều
công việc khác nên thời gian dành cho hoạt động này còn bị phân tán, mặt khác lại
chưa có cơ chế rõ ràng cho việc quản lý và sử dụng dẫn đến hiệu quả của hoạt
động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân về việc
bồi thường giải phóng mặt bằng chưa đạt được như mong muốn.
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trong việc thực thi các quy định
về bồi thường, giải phóng mặt bằng
Để nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao nhận
thức pháp luật của người dân về việc thực thi quy định bồi thường, giải phóng mặt
bằng, một số giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện hoạt động này như sau:
- Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật

đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm phát hiện các quy
định mâu thuẫn, không phù hợp để kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ
thống chính sách pháp luật về đất đai và các chính sách pháp luật có liên quan
- Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật sao
cho thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Chúng ta cần đổi mới nội dung
tuyên truyền như: nội dung tuyên truyền chính trị, nội dung tuyên truyền kinh tế,
nội dung tuyên truyền văn hóa - xã hội, nội dung tuyên truyền đối ngoại để đạt
được hiệu quả tốt hơn trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao
nhận thức pháp luật của người dân
9


- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền kết hợp với tăng cường đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị, hiện đại hóa phương tiện tuyên truyền. Đa dạng hóa các
hình thức tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng, báo chí, xuất bản, tuyên truyền thông qua hoạt động văn hóa văn nghệ…
Song, một mâu thuẫn đang đặt ra đối với các với công tác tuyên truyền là các cơ sở
vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu
thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác từ các cấp ủy Đảng và nhu cầu hưởng thụ của
nhân dân. Thực tế đòi hỏi phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị
hiện đại phục vụ công tác tuyên truyền mà trước hết là đầu tư cho ban tuyên giáo
cấp ủy, đồng thời tập và nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin của cán bộ
- Bộ Tài nguyên và Môi trường Cần tìm kiếm thêm các nguồn kinh phí từ ngân
sách nhà nước, từ sự tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước để mở rộng phạm
vi triển khai hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật để bồi thường giải phóng
mặt bằng cho người dân trong cả nước

B. KẾT LUẬN
Khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chính là việc người
dân phản đối việc thu hồi đất và bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân

của vấn đề này có thể là do giá đền bù quá thấp, việc hỗ trợ tái định cư không thỏa
đáng, sai sót của các cơ quan chức năng, sự thiếu sót của pháp luật và do chính
nhận thức pháp luật của người dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường,
giải phóng mặt bằng. Vì vậy, hiện nay công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức
pháp luật của người dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng
mặt bằng có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng để dự án được thực hiện đúng tiến độ
và kế hoạch đã đề ra để giảm thiểu số dự án treo.
10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Đất đai 2013
2. Luật Hiếp pháp 2013
3. . Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
4. Giáo trình Luật Đất đai
5. />6. />
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………... 1
B. NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM VỀ BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG……… 1
1. Khái niệm bồi thường, giải phóng mặt bằng………………………… 1
2. Quy định pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước
2
thu hồi đất………………………………………………………………...
2.1.Quy định chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
11


hồi đất……………………………………………………………………. 2

2.2. Những quy định về bồi thường về đất……………………………… 3
II. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO
DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG VIỆC THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, GIẢI 4
PHÓNG MẶT BẰNG……………………………………………………
III. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP
7
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC NÀY…………….
1. Những thuận lợi và khó khăn………………………………………… 7
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này………………... 9
B. KẾT LUẬN…………………………………………………………... 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

12



×