Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

ĐỀ XUẤT TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THỐNG KÊ CHO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.75 KB, 30 trang )

ĐỀ XUẤT
TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THỐNG KÊ
CHO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Trần Đình Toàn, TS., Chuyên gia trong nước
Josie B. Perez, Chuyên gia quốc tế

Tháng 12 năm 2007

Báo cáo của Dự án 00040722
"Hỗ trợ Giám sát phát triển kinh tế-xã hội "
Tổng cục Thống kê- Hà Nội


GSO/UNDP/FIDP

Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

Trang ii

MỤC LỤC
Trang
I. Giới thiệu ……………………………………………………………………………….…
II. Đánh giá cơ cấu tổ chức xét từ khía cạnh công tác thống kê ……………………....
2.1 Khả năng thỏa mãn nhu cầu số liệu cho Bộ và cho các đối tượng khác ………
2.2 Đề xuất thay đổi ……………………………………………………………………..
III. Đánh giá các hoạt động thống kê……………………………………………………….
3.1 Đề xuất cải tiến………………………………………………………………………..
IV. Đánh giá các chỉ số do Bộ tính toán trong mối quan hệ với hệ thống chỉ tiêu
thống kê quốc gia NSIS và chương trình điều tra quốc gia………………………...
4.1 Các khó khăn và trở ngại…………………………………………………………….


4.2 Đề xuất các bước cần thực hiện………….…….…………………………………..
V. Đánh giá tình hình số lượng trình độ cán bộ Bộ KH&ĐT tham gia xử lý thống kê…
5.1 Tình trạng về đội ngũ cán bộ………………………………………………………
5.2 Đánh giá và đề xuất…………….…………………………………………………..
VI. Tóm tắt, Kết luận và khuyến nghị………………………………………………….…...

1
2
4
5
6
6
7
8
8
9
9
10
11


GSO/UNDP/FIDP

Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

Trang iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 – Số cán bộ của Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân phân theo giới,
trình độ và chức danh …………………………………………………………….

10
Bảng 2 – Số cán bộ chuyên môn của TCTK, phân theo trình độ và đơn vị ……………..
10
Bảng 3 – Đề xuất xây dựng tăng cường năng lực thống kê Bộ KH&ĐT …………………… 12

HÌNH/SO ĐỒ
Hình 1- Cơ cấu tổ chức Bộ Kế hoạch và đầu tư ……………………………………………….. 2

PHỤ LỤC
Phụ lục A – Các chỉ tiêu thống kê do Bộ đảm nhiệm trong NSIS………………………….. 19
Phụ lục B – So sánh các chỉ tiêu trong NSIS và SEDP……………………………………… 20
Phụ lục C – Tóm tắt chọn lọc phần mềm phân tích thống kê…………. ………………….. 21


GSO/UNDP/FIDP

Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CIEMS
DNEI
DSMED
FMD
GDP
TCTK
KH&ĐT
NAD
NSIS
PDPI
PSO

SEDP
SMCU

Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân
Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Vụ Tài chính, tiền tệ
Tổng sản phẩm trong nước (quốc nội)
General Statistics Office
Kế hoạch và Đầu tư
Vụ Tài khoản quốc gia
Hệ thống tài khoản quốc gia
Sở Kế hoạch đầu tư
Cục thống kê tỉnh
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Phòng Điều phối và Phương pháp thống kê

Trang iv


GSO/UNDP/FIDP

Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

Trang 1

I. Giới thiệu
Theo chức năng nhiệm vụ được quy định trong Nghị định số 61/2003/NĐ-CP,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền hạn định hướng phát triển và nâng cao điều kiện
kinh tế xã hội của đất nước và thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Bộ Kế

hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về kế hoạch và đầu tư bao gồm tham mưu tổng hợp về phát triển kinh tế xã hội
chung của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực
cụ thể, đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, quản lý
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, các dịch vụ công trong phạm vi quản lý của Bộ
theo quy định của pháp luật.
Sự hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch và đầu tư trải qua nhiều giai
đoạn được đánh dấu bởi Sắc lệnh số 78-SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 31
tháng 12 năm 1945 thành lập Ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu
soạn thảo trình Chính phủ kế hoạch kiến thiết quốc gia các ngành kinh tế, tài chính,
xã hội. Tiếp đến là ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh số 68SL thành lập Ban kinh tế chính phủ. Ban kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu,
soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch
kinh tế.
Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết
định thành lập ủy ban Kế hoạch Quốc gia. ủy ban Kế hoạch Quốc gia và các Bộ
phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có
nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, và tiến hành
thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
Ngày 9-10-1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó
xác định rõ ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách
nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn
hóa quốc dân.
Kể từ sau khi thành lập Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Chính phủ đã có hàng
loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Từ năm 1986, Ủy ban Phân vùng kinh tế được sát nhập vào Ủy ban Kế hoạch Nhà
nước và nay là Viện chiến lược phát triển. Từ tháng 1 năm 1993, ủy ban Kế hoạch
Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW cũng được sát nhập vào
Ủy ban Kế hoạch nhà nước.
Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
trên cơ sở hợp nhất ủy ban Kế hoạch Nhà nước và ủy ban Nhà nước về Hợp tác và
Đầu tư. Đến tháng 8 năm 2000, căn cứ quyết định của Thủ tướng chính phủ số
99/2000/TT, Ban quản lý các khu công nghiệp Việt nam trở thành bộ phận của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư. Tổng cục thống kê được sát nhập vào Bộ Kế hoạch và Đầu tư
từ tháng 1 năm 2007


Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

GSO/UNDP/FIDP

Hình 1:

Trang 2

Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Vụ Tổng hợp
kinh tế quốc
dân

Vụ Kinh tế
địa phương
và lãnh thổ

Vụ Tài
chính, tiền tệ


Vụ Kinh tế
công nghiệp

Vụ Kinh tế
nông nghiệp

Vụ Thương
mại và dịch
vụ

Vụ Kết cầu
hạ tầng và
đô thị

Vụ Quản lý khu
công nghiệp và
chế xuất

Vụ thẩm định
và giám sát
đầu tư

Vụ Quản lý
đấu thầu

Vụ kinh tế
đối ngoại

Vụ Quốc

phòng và an
ninh

Vụ Khoa học,
Giáo dục, Tài
nguyên và môi
trường

Vụ Lao động,
Văn hóa, Xã
hội

Cục Đầu tư
nước ngoài

Cục phát triển
doanh nghiệp
nhỏ và vừa

Vụ pháp chế

Tổng cục
thống kê

Vụ Hợp tác


Thanh tra

Văn phòng

Bộ

Vụ Tổ chứcCán bộ

Viện chiến
lược phát triển

II.

Viện nghiên
cứu quản lý
kinh tế trung
ương

Các tổ chức hành chính sự nhiệp

Trung tâm
Thông tin & dự
báo kinh tế
x/h quốc gia

Trung tâm tin
học

Báo Đầu tư

Tạp chí Kinh
tế và dự báo

Đánh giá cơ cấu tổ chức xét từ khía cạnh công tác thống kê

Theo chức năng nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Bộ KH&ĐT gồm 2 nhóm:
1. Các Vụ giúp Bộ trưởng thực hiện các chức năng quản lý nhà nước
a. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân;
b. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ;


GSO/UNDP/FIDP

c.
d.
e.
f.
g.
h.
i.
j.
k.
l.
m.
n.
o.
p.
q.
r.
s.
t.
u.

Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT


Trang 3

Vụ Tài chính, tiền tệ;
Vụ Kinh tế công nghiệp;
Vụ Kinh tế nông nghiệp;
Vụ Thương mại và dịch vụ
Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị;
Vụ Quản lý khu công nghiệp và chế xuất;
Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư;
Vụ Quản lý đấu thầu;
Vụ Kinh tế đối ngoại;
Vụ Quốc phòng và an ninh;
Vụ Pháp chế;
Vụ Tổ chức-cán bộ;
Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường;
Vụ Lao động, Văn hóa, Xã hội;
Cục Đầu tư nước ngoài;
Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Vụ Hợp tác xã
Thanh tra;
Văn phòng Bộ.

v. Tổng cục thống kê
Trong tổng số các Cục/Vụ có các vụ: Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Tổng
hợp kinh tế quốc dân, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Văn phòng Bộ là có
phòng.
2. Các tổ chức hành chính sự nghiệp
a.
b.
c.

d.
e.
f.

Viện Chiến lược phát triển;
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương;
Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia;
Trung tâm Tin học;
Báo đầu tư.
Tạp chí kinh tế và dự báo

Cơ cấu tổ chức, chức năng và quyền hạn của Viện Chiến lược phát triển và
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương do Bộ Trưởng KH&ĐT quy định
dựa trên đễ xuất của các đơn vị này.
Lợi thế lớn nhất của Bộ KH&ĐT so với các bộ khác về khía cạnh thống kê là
có TCTK, nhưng hoạt động tương đối độc lập và liệt kê trong cơ cấu tổ chức của Bộ
KH&ĐT đã trình bày ở trên. Tổng cục thống kê là cơ quan thống kê cao nhất trong
cả nước chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức các cuộc tổng điều tra và điều tra mẫu
cấp quốc gia, thu thập quản lý các dữ liệu. Tổng cục có trách nhiệm điều phối các
hoạt động thống kê của các Bộ/Ngành và cung cấp số liệu cho các Bộ khi có yêu
cầu, xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích và tổng hợp kết quả dựa trên các số liệu đã


GSO/UNDP/FIDP

Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

Trang 4

thu thập. Về cơ cấu tổ chức, tại TCTK có 24 Vụ, ngoài ra còn có 64 Cục thống kê

các tỉnh và 659 Phòng thống kê cấp huyện. Trong số 24 Vụ của Tổng cục có 6 đơn
vị trực tiếp tham gia thu thập số liệu. Đó là Vụ Thống kê xã hội và môi trường, Vụ
Dân số và Lao động, Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, Vụ Công nghiệp và xây dựng,
Vụ Thương mại, dịch vụ và giá cả, Vụ Nông Lâm Nghiệp và thủy sản. Ngoài ra có 3
đơn vị hỗ trợ in ấn, xây dựng cơ sở dữ liệu, cải tiến phương pháp chế độ…
Phần lớn các vụ/cục của Bộ KH&ĐT là những đơn vị sử dụng dữ liệu cung
cấp bởi TCTK, các Bộ khác và các cơ quan địa phương. Nhưng có một số vụ thực
hiện công tác dự báo dựa chủ yếu vào số liệu từ nguồn của TCTK. Các đơn vị này
còn tính toán và công bố các số liệu về đầu tư trong nước, vốn ODA, và vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
2.1 Khả năng thỏa mãn nhu cầu số liệu của Bộ và các đối tượng khác.
Để giúp Bộ trưởng hoàn thành chức năng quản lý nhà nước đã được giao,
các đơn vị trong Bộ đã phối hợp chặt trẽ với nhau, với TCTK và các Bộ ngành khác
cùng chia sẻ thông tin liên quan đến các công việc của mình. Ví dụ, Viện Chiến lược
đã phối hợp với các đơn vị trong Bộ thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển kinh
tế xã hội và các kế hoạch tổng thể; Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân phối hợp với Cục
Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ dự báo nguồn vốn đầu tư tư nhân trên cơ sở
kết quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Việc sát nhập TCTK vào Bộ KH&ĐT tạo lợi thế cho Bộ KH&ĐT trong việc tiếp
cận thông tin. Bộ KH&ĐT sử dụng các thông tin này làm cơ sở dự báo các chỉ tiêu
trong tương lai. Chẳng hạn, Vụ Tài khoản quốc gia (TCTK) và các chi cục các tỉnh
thực hiện tính toán dự báo GDP cho cả nước và cho tỉnh. Vụ Tài khoản quốc gia
tính toán và công bố GDP theo quý (dựa vào sản xuất) theo giá cố định và giá hiện
hành. Các kết này được đưa ra theo khoảng từ thấp nhất đến cao nhất (ví dụ trong
khổng từ 8,3 đến 8,5) và được gửi cho Bộ KH&ĐT thẩm định điều chỉnh báo cáo
Chính phủ và công bố. Tương tự như vậy đối với dự báo theo năm. Vụ Tổng hợp
kinh tế quốc dân Bộ KH&ĐT tham khảo các số liệu này đưa ra dự báo GDP cho cả
nước và cho các tỉnh ( với sự cộng tác của các sở đầu tư) và sử dụng chúng như
mục tiêu cho năm tới cần đạt được..
Bảng dưới đây chỉ ra một số quan hệ theo chiều ngang giữa các Vụ Bộ

KH&ĐT và của TCTK xét từ góc độ tiếp cận thống kê
TCTK
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước và
tỉnh (từ PSO)
Tổng vốn đầu tư trong cả nước và cấp tỉnh (từ
PDPI)
Vốn khu vực tư nhân tính từ dữ liệu của các
cuộc điều tra chọn mẫu.
Vốn từ Ngân sách chính phủ – phối hợp tính
toán giữa Vụ Tổng hợp kinh tế quốc và TCTK
Đầu tư trọng điểm của nhà nước: phối hợp
tính toán giữa Vụ Tổng hợp kinh tế quốc và
TCTK

Bộ KH&ĐT Departments
Dự báo GDP trong tương lai do DNEI và PDPI
thực hiện được thông qua bởi Chính phủ và
UBND tỉnh.
Số liệu dự báo về vốn đầu tư do DNEI và PDPI
tính toán và công bố.
DNEI cũng tính số liệu này dựa trên kết quả kinh
doanh của các doanh nghiệp phối hợp với
DSMED.
DNEI và FMD phối hợp với Vụ ngân sách nhà
nước Bộ Tài chính đưa ra dự tính
DNEI và FMD phối hợp với Vụ Ngân sách nhà
nước Bộ tài chính dự tính số liệu dự kiến trong
tương lai.



GSO/UNDP/FIDP

Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước phối hợp tính toán giữa Vụ Tổng hợp kinh tế
quốc và TCTK; Dữ liệu quá khứ do TCTK cung
cấp.
FDI đã thực hiện do PSO thu thập được Vụ Tài
khoản quốc gia TCTK-NAD thẩm định.

Trang 5

Bộ KH&ĐT chịu trách nhiệm về các dự tính trong
tương lai.
Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT chịu trách
nhiệm về vốn FDI đã đăng ký

Với chức năng của mình, Bộ KH&ĐT có quyền yêu cầu và trao đổi thông tin
với tất cả các Bộ ngành, các cơ quan nhà nước, các tỉnh cũng như các đơn vị thuộc
khu vực tư nhân. Ví dụ, để chuẩn bị kế hoạch tổng thể Vụ Nông nghiệp cần biết các
kế hoạch hàng năm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tương tự như
vậy, Vụ Tài chính tiền tệ làm việc với Bộ Tài chính về phân bổ ngân sách cho các
Bộ, xác định kinh phí cho các dự án và chương trình quốc gia. Sự hợp tác này với
các Bộ khác đòi hỏi các Bộ cung cấp thông tin và gửi báo cáo có liên quan trực tiếp
cho Bộ KH&ĐT.
2.2 Đề xuất thay đổi
Bộ KH&ĐT không có đơn vị độc lập riêng phối hợp theo dõi và đánh giá các
thông tin thống kê mà các Bộ ngành khác cung cấp. Trước đây, trong Vụ Tổng hợp
kinh tế quốc dân có Phòng Phương pháp chế độ làm công tác phối hợp các hoạt
động thống kê trong Bộ. Hiện tại, bộ phận này không còn tồn tại. Do vậy, Tổng cục

thống kê và các Bộ ngành khác trực tiếp cung cấp các dữ liệu cho các Vụ có liên
quan. Trong trường hợp không có hoặc không đủ, các Vụ phải trực tiếp liên hệ với
TCTK hay các Bộ ngành để lấy số liệu. Chính vì vậy sẽ không có cách nào để xác
định và đánh giá được:


Tính nhất quán của các số liệu đã được cung cấp;



Các số liệu đến tay người sử dụng đã được thẩm định hay chưa hay là
những số liệu lấy từ các báo cáo hành chính gửi cho Thủ tướng và các cơ
quan chinh phủ cấp trên;



Phương thức quản lý dữ liệu sau khi sử dụng, liệu chúng có được cất trữ
trong một cơ sở dữ liệu hay lưu ở chỗ nào đó không rõ.

Chúng tôi khuyến nghị Bộ nên phục hồi lại đơn vị này và được mở rộng thành
Phòng Điều phối và Phương pháp thống kê (theo tiếng Anh: Statistical Methodology
and Coordination Unit, viết tắt là SMCU). Để đảm đương được nhiệm vụ, tránh trùng
lắp với các nhiệm vụ khác của Vụ, cần bổ sung cán bộ được đào tạo về thống kê
hoặc các lĩnh vực có liên quan. SMSCU có nhiệm vụ sau:


Phối hợp tất cả các hoạt động thống kê, các giao dịch thống kê giữa các
đơn vị trong Bộ, với TCTK và với các bộ ngành khác.




Theo dõi việc trao đổi dữ liệu và thông tin ra vào Bộ



Theo dõi và phát hiện sự chậm trễ trong việc cung cấp dữ liệu, thông tin,
các hoạt động chồng chéo cũng như sự không nhất quán về số liệu được
cung cấp bởi các đơn vị khác nhau. Đồng thời cung cấp số liệu đã nhận
được cho các bộ phận có liên quan để thẩm định.


GSO/UNDP/FIDP

Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

Trang 6



Nghiên cứu, xem xét đánh giá các phương pháp tính toán, tổng hợp và dự
báo các chỉ số thống kê



Lưu trữ, tập hợp các dữ liệu đã cung cấp cho Bộ, các ssó liệu dự báo bởi
cácc đơn vị khác trong Bộ và các chỉ số phục vụ cho kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội

Để thực hiện được nhiệm vụ sau cùng, cần có sự trợ giúp của nhóm chuyên
gia công nghệ thông tin trong công tác xây dựng bảo trì và cập nhật hệ cơ sở dữ

liệu của Bộ.
III. Đánh giá các hoạt động thống kê của Bộ
Các hoạt động thống kê của TCTK là rất đa dạng phụ thuộc vào chức năng
của các vụ chuyên ngành. Nó bao gồm nhiều khía cạnh từ các khía cạnh xã hội của
các hộ gia đình đến các đặc tính kinh tế, các loại doanh nghiệp tổ chức, nông
nghiệp, công nghiệp thương mại và dịch vụ. Cũng giống như các cơ quan thống kê
ở các nước trong khu vực châu Á, TCTK còn tiến hành các điều tra đặc biệt phục vụ
cho tinh toán các chỉ số trong bảng I/O, tính toán các tài khoản thu nhập quốc dân,
đầu tư đã thực hiện, tích lũy đầu tư cố định, vv...
Như đã trình bày, các vụ quan trọng của Bộ KH&ĐT thực hiện phân tích tính
toán và dự báo dự liệu về GDP, tổng đầu tư trong nước, trực tiếp nước ngoài, vốn
ODA, đăng ký doanh nghiệp, hoạt động của các khu công nghiệp và chế xuất, đầu
tư từ ngân sách nhà nước, tín dụng ưu đãi, đầu tư tư nhân và của các doanh nghiệp
nhà nước vv. Bộ còn đống vai trò chủ đạo trong việc xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội của cả nước. Cũng liên quan đến vấn đề này, hàng năm Bộ KH&ĐT
chuẩn bị báo cáo cho Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội và tình hình đầu tư.
Mặc dù đã có sự phối hợp chặt trẽ với TCTK và các bộ ngành, các cơ quan
khác, số liệu cung cấp cho Bộ chưa đáp ứng được nhu cầu, chẳng hạn như còn
thiếu thông tin về phát triển kinh tế xã hội theo vùng, các hoạt động của các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, thông tin về chất lượng tăng trưởng,
năng lực của các doanh nghiệp. Các phân tích và dự báo do Bộ đưa ra chưa sâu
sắc, chủ yếu mang tính mô tả các hoạt động có liên quan.
3.1 Đề xuất cải tiến
Liên quan đến nhu cầu về số liệu mà chưa được đáp ứng như đã đề cập, Bộ
KH&ĐT cần kiểm tra tính khả thi về việc thu thập các số liệu này và giao cho TCTK
thực hiện. Tuy nhiên, những hoạt động này là tốn kém cần bổ sung nguồn tài chính.
Nếu thực hiện các cuộc thử nghiệm này thì cần có sự tham gia của các đơn vị trong
Bộ có nhu cầu bổ sung dữ liệu và thông tin. Bởi vì chính họ là người có tiếng nói
quyết định liệu những số liệu bổ sung nào cần được thu nhập qua các các điều tra.

Nếu các số liệu này có thể thu thập được nhưng có thể gặp phải khó khăn khi
yêu cầu các doanh nghiệp đáp ứng thì chúng tôi đề xuất:


GSO/UNDP/FIDP

Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

Trang 7

1. Bộ đề xuất với Chính phủ ra và ký văn bản yêu cầu bắt buộc các doanh
nghiệp, kể cả tư nhân và nhà nước, phải cung cấp chính xác và tin cậy
các số liệu cho các cuộc điều tra do TCTK hay các Bộ/ngành khác thực
hiện. Văn bản này cần bao gồm các điều khoản phạt, ví dụ sẽ thu hồi giấy
phép kinh doanh nếu không cung cấp số liệu. Để điều khoản này có hiệu
lực, nó cần được đưa vào trong các thủ tục xin cấp mới hoặc gia hạn kinh
doanh.
2. Khi TCTK thực hiện điều tra, thì phiếu điều tra phải được thiết kế thuận
tiện để các chủ doanh nghiệp, tư nhân hay nhà nước, dễ dàng điền các
câu trả lời. Phiếu điều tra phải có hướng dẫn cách điền phiếu và hỗ trợ khi
có nhu cầu.
3. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân cùng với TCTK nên tổ chức hội nghị
thường niên với sự tham gia của các doanh nhiệp để trao đổi về sự cần
thiết cung cấp số liệu cho Chính phủ, những vấn đề gặp phải khi thu thập
thông tin, chẳng hạn như độ chính xác, thời hạn nộp, và công bố kết quả
điều tra.
4. Để khuyến khích khu vực doanh nghiệp cung cấp số liệu, thì cần ghi nhận
sự nỗ lực và đóng góp của họ bởi những lời cám ơn in trong báo cáo..
hay tặng cho họ ấn phẩm kết quả điều tra.
Để nâng cao chất lượng phân tích và kết quả dự báo, các Vụ có liên quan

của Bộ KH&ĐT và TCTK cùng phối hợp thực hiện. Sự phối hợp này sẽ giúp
hoàn thiện các phương pháp phân tích và dự báo vì TCTK đã được đào tạo
nhiều về các tài khoản quốc gia cùng các vấn đề chuyên môn khác cũng như đã
có kinh nghiệm lâu năm về tính toán các chỉ tiêu thống kê, trong khi đó các Vụ
khác trong Bộ lại có được nhiều kinh nghiệp thực tế về kinh tế nước nhà.
IV. Đánh giá các chỉ số do Bộ tính toán trong mối quan hệ với hệ thống chỉ tiêu
thống kê quốc gia NSIS và chương trình điều tra quốc gia
Để chuẩn bị và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, hàng
tháng, Bộ KH&ĐT tổ chức họp với các Bộ ngành các cơ quan có liên quan để báo
cáo tình hình thực hiện kế hoạch đã đề ra. Trên cơ sở báo cáo của các bộ ngành
địa phương, Bộ KH&ĐT tập hợp báo cáo trình Chính phủ. Hàng năm, Bộ trình lên
Chính phủ báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch năm trong khuôn khổ kế
hoạch 5 năm.
Ngoài các chỉ tiêu định lượng thuộc SEDP và NSIS, Bộ KH&ĐT nhận thức
được cần đưa vào báo cáo một số chỉ tiêu thể hiện chất lượng của quá trình phát
triển nhưng hiện tại rất khó thực hiện. Các chỉ tiêu đó là cán cân thanh toán quốc tế,
chất lượng tăng trưởng, chất lượng của lực lượng lao động, chất lượng bảo vệ môi
trường và dự báo môi trường phát triển quốc tế.
Các chỉ tiêu trong SEDP/NSIS được sử dụng là tiêu chuẩn theo dõi các hoạt
động của Bộ KH&ĐT cũng như của các Bộ khác. Các chỉ số này là rất có ích để theo
dõi và đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu đề ra trong kế hoạch năm và kế
hoạch 5 năm.


GSO/UNDP/FIDP

Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

Trang 8


4.1 Các khó khăn trở ngại
Có 2 khó khăn và trở ngại chính trong việc thu thập dữ liệu cho các chỉ tiêu
thống kê nêu trên. Đó là:




Áp lực về thời gian- có ít thời gian để cấp dưới thu thập số liệu trước yêu
cầu của cấp trên; thời gian bị hạn chế; một số số liệu rất thiếu chính xác
và được điều chỉnh về sau nên làm giảm độ tin cậy của số liệu,
Phương pháp và phương pháp luận chưa rõ ràng – chủ yếu dựa vào kinh
nghiệp; chưa có hệ thống phương pháp nhất quán từ trung ương đến địa
phương.

Những vấn đề về hoàn thiện quá trình thu thập dữ liệu, hoàn thiện việc xử lý
lưu trữ luôn được đề cập nhưng chưa tiến triển nhiều do các nguyên nhân sau:







Hạn chế về nhân lực và nguồn tài chính;
Đòi hỏi nhiều thời gian và công sức cho các công việc chuyên môn hàng
ngày nên không có đủ thời gian cho các hoạt động mang tính dài hạn
trong đó có việc thu thập và lưu trữ dữ liệu;
Chưa có cơ sở dữ liệu dùng chung;
Việc xử lý và lưu trữ thông tin dữ liệu cục bộ dẫn đến tình trạng trùng lặp
dữ liệu và gây khó khăn cho việc khai thác dữ liệu;

Các cơ sở dữ liệu không tương đồng, thông tin chưa được cập nhật kịp
thời trên trang web.

4.2 Đề xuất các bước cần thực hiện
Để khắc phục những khó khăn trong việc thu thập dữ liệu cho các chỉ tiêu
thống kê thuộc SEDP và NSIS, cần tiến hành thực hiện các sau:
Thư nhất:

Cần có thời gian biểu chi tiết cho các hoạt động liên quan đến các chỉ
tiêu thuộc SEDP và NSIS. Thời gian biểu này cần chỉ rõ thời gian cụ
thể cho từng công việc theo trật từ: thu thập, xử lý, tính toán, tổng
hợp, báo cáo, công bố. Dựa vào thời gian biểu này có thể xác định
được khi nào phát sinh khối lượng lớn công việc mà có thể làm trễ
cũng như áp lực đối với việc tính toán và công bố số liệu. Đồng thời
cũng xác định được có cần thiết gia hạn thêm thời gian công bố số
liệu hay không. Trong trường hợp chưa có rõ ràng về phương pháp
thu thập và tính toán các chỉ tiêu thống kê thì các bộ ngành được
giao nhiệm vụ này phải có bản mô tả chi tiết cách thức thu thập và
tính toán đối với từng chỉ tiêu cụ thể. Nếu số liệu sẽ thu thập và tính
toán từ các cuộc điều tra thì phải mô tả thiết kế mẫu điều tra, nội
dung, chu kỳ điều tra phạm vi điều tra và mức của số liệu (cho cả
nước, tỉnh, vv). Nếu số liệu lấy từ các báo cáo hành chính thì cũng
phải chỉ rõ người/đơn vị thu thập, nguồn, phương pháp thu thập (qua
phỏng vấn hay quan sát, dự tính/cảm nhận hay từ các sổ đăng ký…)
và mục đích sử dụng của báo cáo.


GSO/UNDP/FIDP

Bước hai:


Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

Trang 9

Trung tâm phối hợp và theo dõi công tác thống kê (SCMC), được đề
xuất thành lập ở trên, sẽ chủ trì việc lập thời gian biểu các hoạt động
thống kê, tổng hợp tất cả các bản mô tả quy trình thu thập dữ liệu từ
các bộ ngành. Do hiện tại chưa có đơn vị này, nên Bộ KH&ĐT giao
nhiệm vụ nói trên cho một Vụ trong Bộ. Và các Bộ cơ quan có liên
quan cần họp trao đổi để xác định hay điều chỉnh thời hạn công bố
số liệu. Đồng thời những cuộc họp này là nơi để hỗ trợ giả quyết
những khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu của các bên liên
quan.

Liên quan đến vấn đề lưu trữ và xử lý dữ liệu phân tán và kế hoạch phát triển
cơ sở dữ liệu, Bộ KH&ĐT nên sử dụng trung tâm tin học và tiến hành thành lập
Phòng Điều phối và Phương pháp thống kê (SMCU) như đề xuất. Phòng này là cơ
đơn vị chủ đạo xử lý dữ liệu tập trung và xây dựng phát triển cơ sở dữ liệu của Bộ.
Nó có nhiệm đưa ra cấu trúc và đặc tả dữ liệu cần xử lý. SMCU cần có một cán bộ
chuyên về công nghệ thông tin phụ trách công việc phát triển bảo dưỡng hệ thống
cơ sở dữ liệu và xử lý tập trung. Hệ thống cơ sở dữ liệu phải lưu trữ được tất cả các
dữ liệu nhận được từ TCTK và các bộ ngành khác, tập hợp các khái niệm, định
nghĩa dùng cho cơ sở dữ liệu và chịu trách nhiệm cập nhật thông tin. Cơ sở dữ liệu
được đặt tại SMCU và kết nối với tất cả các đơn vị trong Bộ.
Trong hệ thống cơ sở dữ liệu này nên có 2 thành phần riêng biệt: thứ nhất
bao gồm các thông tin nhận được từ TCTK và các Bộ ngành khác; thành phần thứ
hai là số liệu/thông tin về các dự báo. Điều này đòi hỏi Bộ KH&ĐT cần đầu tư về con
người có kiến thức về thống kê, tin học, kỹ năng về quản lý và bảo trì hệ thống cơ
sở dữ liệu và thiết bị tin học đặc biệt là các phần mềm có bản quyền.


V. Đánh giá tình hình số lượng và trình độ cán bộ Bộ KH&ĐT tham gia xử lý
thống kê
5.1 Tình trạng về đội ngũ
Ngoài Tổng cục thống kê, đơn vị thống kê chủ chốt của Bộ, tại Bộ KH&ĐT
không có đơn vị độc lập cũng như cán bộ chuyên trách về thống kê. Căn cứ vào kết
quả từ phiếu thăm dò do chuyên gia dự án thực hiện thì chỉ có Cục Đầu tư nước
ngoài và Vụ Hợp tác xã tả lời là có cán bộ làm công tác thống kê và mỗi vụ chỉ có 1
người với trình độ cử nhân kinh tế. Như đã trình bày, nguồn dữ liệu chính cung cấp
cho Bộ là từ TCTK và từ Các báo cáo kinh tế xã hội đã thực hiện của các Bộ/ngành
và các thành phố lớn. Chính vì vậy các hoạt động thống kê của các cán bộ tại các
Vụ/Viện chủ yếu liên quan đến việc tổng hợp phân tích dữ liệu để theo dõi và đánh
giá hoạt động của SEDP và tính toán các con số dự báo cho tương lai. Đội ngũ cán
bộ này đều đã tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học. Ví dụ, trong số 28 cán bộ của Vụ
Tổng hợp kinh tế quốc dân có 5 người có bằng Thạc sĩ và 5 người có bằng Tiến sĩ,
chi tiết thể hiện ở Bảng 1 dưới đây.


Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

GSO/UNDP/FIDP

Trang 10

Bảng 1 – Đội ngũ cán bộ Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân phân theo
chức vụ và trình độ
Chức vụ/Vị trí

Nam


Tổng
Cán bộ lãnh đạo
Chuyên viên

BA (Đại
học)
Nam
Nữ
Nữ
13
9
9
1
13
8
9

Tổng
15
3
12

MA (Thạc
sĩ)
Nam
Nữ
2
3
2


3

Ph.D. (Tiến
sĩ)
Nam
Nữ
4
1
2
2
1

Đối với TCTK, các cán bộ chuyên môn đều có trình độ từ đại học trở lên,
trong đó 9% có trình độ thạc sĩ trở lên với 3 cán bộ có trình độ tiến sĩ
Bảng 2 – Đội ngũ cán bộ chuyên môn của TCTK phân theo trình độ và đơn vị
Vụ/Viện
Tổng
Dân số và Lao động
Thống kê môi trường-xã hội
Tài khoản quốc gia
Công nghiệp & Xây dựng
Thương mại, Dịch vụ & Giá cả
Nông nghiệp, Lâm nghiệp & Thủy sản
Chính sách và Chế độ
Thống kê tổng hợp
Viện khoa học thống kê

Tổng
179
18

25
24
17
23
15
20
14
23

BA (Đại
học)
162
15
21
24
15
22
15
18
13
19

MA
(Thạc
sĩ)
14
3
4

Ph.D.

(Tiến sĩ)
3

2
1
2
2

1
2

5.2 Đánh giá và đề xuất
Các cán bộ của Bộ KH&ĐT tham gia vào các hoạt động thống kê đều có kiến
thức tối thiểu cần thiết để thực hiện công tác này vì họ đều có trình độ từ đại học trở
lên. Nâng cao năng lực của đội ngũ này sẽ là một trong các nhân tố góp phần cải
thiện chất lượng phân tích dữ liệu và dự báo. Các kiến thức cần được bổ sung và
tăng cường thông qua đào tạo bồi dưỡng gồm::






Kỹ năng viết báo cáo kỹ thuật và báo cáo phân tích
Phân tích chuỗi số liệu theo thời gian
Kinh tế lượng
Các tài khoản quốc gia
Sử dụng phần mềm thống kê như SPSS và STATA

Bộ KH&ĐT nên yêu cầu TCTK tổ chức bồi dưỡng về các tài khoản quốc gia

và sử dụng các phần mềm SPSS và STATA. Ngoài ra cần mời các chuyên gia từ
các trường đại học giảng dạy về các kỹ năng viết báo cáo kỹ thuật và báo cáo phân
tích, phân tích chuỗi thời gian và kinh tế lượng. Nếu có kinh phí nên gửi các cán bộ
thống kê đi đào tạo bồi dưỡng về các kỹ năng trên ở nước ngoài.
Việc sử dụng chung một phần mềm thống kê, chẳng hạn SPSS, sẽ năng cao
năng lực ở những khía cạnh sau:
ƒ

Có khả năng truy cập/tiếp cân, tích hợp dữ liệu từ các nguồn tổng hợp


GSO/UNDP/FIDP
ƒ
ƒ
ƒ
ƒ
ƒ

Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

Trang 11

Hiệu quả thu thập số liệu mới
Phát hiện được xu thế thậm chí từ khối lượng lớn dữ liệu
Thể hiện thông tin dưới dạng đồ thị dễ phân tích đánh giá
Chia sẻ an toàn thông tin giữa các Vụ và các đơn vị
Quản lý các mô hình có khả dự đoán trước như là các tài sản thông tin

Còn phần mềm STATA là gói phần mềm thống kê hoàn chỉnh và tích hợp đáp ứng
mọi nhu cầu phân tích và quản lý dữ liệu của Bộ.

Cả 2 phần mềm này đều có công cụ phân tích chuỗi thời gian. Ngoài ra còn
có các phần mềm khác sử dụng cho phân tích các dữ liệu điều tra, thậm chí có cả
những phần mềm miễn phí có thể tải từ internet. Có thể tham khảo Phụ lục C về
thông tin một số phần mềm thống kê.
Bộ nên đè nghị TCTK tổ chức các lớp bồi dưỡng về các tài khoản quốc dân,
sử dụng phần mềm SPSS và STATA. Ngoài ra nên mời các chuyên gia từ các
trường, các viện cung cấp kiến thức về viết báo cáo kỹ thuật/phân tích, phân tích
chuỗi thời gian và kinh tế lượng. Cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ kỹ thuật từ một số
tổ chức quốc tế như ADB, WB về phân tích và sử dụng dữ liệu trong phát triển kinh
tế đồng thời đề nghị hỗ trợ tài chính để gưiử cán bộ thống kê đi học ở nước ngoài
về các lĩnh vực đã nêu trên.
Bộ cần khuyến khích đội ngũ cán bộ làm công tác thống kê đi đào tạo nâng
cao về thống kê, kinh tế hay các lĩnh vực khác có liên quan. Các cán bộ tin học hỗ
trợ SMCU, đơn vị đề xuất thành lập mới, cần được nâng cao kiến thức về quản lý hệ
thống cơ sở dữ liệu.
Nếu Phòng Phương pháp và phối hợp thống kê ,theo đề xuất, được thành lập
thì số lượng cán bộ thống kê ít ỏi chỉ tập trung vào việc đánh giá, phân tích các số
liệu đã thu thập, dự báo mà không cần quan tâm đến việc theo dõi và lưu trữ dữ
liệu vì phần việc này sẽ do SMCU đảm nhận.
VI. Tóm tắt, Kết luận và khuyến nghị
Khác với 4 Bộ khác (Bộ Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Lao
động Thương xã hội, Y tế) thuộc đối tượng của dự án tăng cường năng lực thống
kê, Bộ KH&ĐT có đặc thù riêng là dễ dằng tiếp cận tất cả các loại dữ liệu của TCTK
và các Bộ ngành khác và có thể dự báo được số liệu liên quan đến đầu tư, nguồn
lực và nền kinh tế . Tuy vậy có những khó khăn trong việc thực hiện những công
việc này đặc biệt khi thiếu nguồn lực về con người.
Vì vậy, khuyến nghị chính đầu tiên là thành lập Trung tâm phối hợp theo dõi
công tác thống kê (SCMC) có nhiệm vụ phối hợp với TCTK , các Bộ ngành địa
phương và nội bộ Bộ KH&ĐT; theo dõi việc nộp báo cáo và các chỉ tiêu thống kê, và
phát triển hoàn thiện cơ sở dữ liệu (cùng với Trung tâm tin học). Khuyến nghị thứ

hai là phát triển hoàn thiện cơ sở dữ liệu liên kết với tất cả các đơn vị trong Bộ. Cuối
cùng là đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm thống kê về thống kê và các kiến thức có liên
quan, các cán bộ tin học về quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu.


GSO/UNDP/FIDP

Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

Page 12

Bảng 3 – Đề xuất tăng cường năng lực cho Bộ KH&ĐT
Vấn đề
1 Bộ KH&ĐT không có đơn vị độc
lập phối hợp, theo dõi và đánh
giá thông tin thống kê được
cung cấp bởi các Bộ ngành
khác.

Các đơn vị có liên quan
Các đơn vị trong Bộ

Mục tiêu




Thúc đẩy các công tác
thống kê của Bộ
Làm tăng tính nhất quán

của các hoạt động thống

Theo dõi các chỉ tiêu
thống kê, tình hình nộp
các báo cáo, chỉ tiêu của
các Bộ/ngành và các đơn
vị khác

Các hoạt động dự kiến
Ngắn hạn
1. Khôi phục lại Phòng Phương
pháp chế độ và mở rộng thành
Phòng Điều phối và Phương
pháp thống kê (SMCU)
2. Cần bổ sung cán bộ được đào
tạo về thống kê hoặc các lĩnh
vực có liên quan.
3. SMSCU có nhiệm vụ sau:
• Phối hợp tất cả các hoạt động
thống kê, các giao dịch thống
kê giữa các đơn vị trong Bộ,
với TCTK và với các bộ ngành
khác.
• Theo dõi việc trao đổi dữ liệu
và thông tin ra vào Bộ
• Theo dõi và phát hiện sự
chậm trễ trong việc cung cấp
dữ liệu, thông tin, các hoạt
động chồng chéo cũng như sự
không nhất quán về số liệu

được cung cấp bởi các đơn vị
khác nhau. Đồng thời cung
cấp số liệu đã nhận được cho
các bộ phận có liên quan để
thẩm định.
• Nghiên cứu, xem xét đánh giá
các phương pháp tính toán,
tổng hợp và dự báo các chỉ số
thống kê

Dài hạn


GSO/UNDP/FIDP

Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

Page 13

Bảng 3 – Đề xuất tăng cường năng lực cho Bộ KH&ĐT
Vấn đề

Các đơn vị có liên quan

Mục tiêu

Tiếp #1

2. Bộ KH&ĐT chưa được đáp
ứng đủ các dữ liệu cần thiết vì

thiếu thông tin về phát triển kinh
tế xã hội vùng, các hoạt động
kinh doanh của các doanh
nghiệp đặc biệt của khu vực tư
nhân, chất lượng tăng trưởng,
phát triển và năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp

Tất cả các cụ vụ viện

• Để tìm ra khả năng thu
thập các thông tin dữ
liệu này

Các hoạt động dự kiến
Ngắn hạn
• Lưu trữ, tập hợp các dữ liệu
đã cung cấp cho Bộ, các
ssó liệu dự báo bởi cácc
đơn vị khác trong Bộ và các
chỉ số phục vụ cho kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội
1. Bộ KH&ĐT cần kiểm tra tính
khả thi về việc thu thập các
số liệu này và giao cho TCTK
thực hiện. Tuy nhiên, những
hoạt động này là tốn kém cần
bổ sung nguồn tài chính. Nếu
thực hiện các cuộc thử
nghiệm này thì cần có sự

tham gia của các đơn vị trong
Bộ có nhu cầu bổ sung dữ
liệu và thông tin. Bởi vì chính
họ là người có tiếng nói quyết
định liệu những số liệu bổ
sung nào cần được thu nhập
qua các các điều tra.
2. Nếu các số liệu này có thể
thu thập được nhưng có thể
gặp phải khó khăn khi yêu
cầu các doanh nghiệp đáp
ứng thì chúng tôi đề xuất:
• Bộ đề xuất với Chính phủ
ra và ký văn bản yêu cầu
bắt buộc các doanh nghiệp,
kể cả tư nhân và nhà nước,
phải cung cấp chính xác và
tin cậy các

Dài hạn


GSO/UNDP/FIDP

Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

Page 14

Bảng 3 – Đề xuất tăng cường năng lực cho Bộ KH&ĐT
Vấn đề

Tiếp #2

Các đơn vị có liên quan

Mục tiêu

Các hoạt động dự kiến
Ngắn hạn
số liệu cho các cuộc điều
tra do TCTK hay các
Bộ/ngành khác thực hiện.
Văn bản này cần bao gồm
các điều khoản phạt, ví dụ
sẽ thu hồi giấy phép kinh
doanh nếu không cung cấp
số liệu. Để điều khoản này
có hiệu lực, nó cần được
đưa vào trong các thủ tục
xin cấp mới hoặc gia hạn
kinh doanh.
• Khi TCTK thực hiện điều tra,
thì phiếu điều tra phải được
thiết kế thuận tiện để các chủ
doanh nghiệp, tư nhân hay
nhà nước, dễ dàng điền các
câu trả lời. Phiếu điều tra
phải có hướng dẫn cách điền
phiếu và hỗ trợ khi có nhu
cầu.
• Vụ Tổng hợp kinh tế quốc

dân cùng với TCTK nên tổ
chức hội nghị thường niên
với sự tham gia của các
doanh nhiệp để trao đổi về sự
cần thiết cung cấp số liệu cho
Chính phủ, những vấn đề gặp
phải khi thu thập thông tin,
chẳng hạn như độ chính xác,
thời hạn nộp, và công bố kết
quả điều tra.

Dài hạn


GSO/UNDP/FIDP

Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

Page 15

Bảng 3 – Đề xuất tăng cường năng lực cho Bộ KH&ĐT (Tiếp theo)
Vấn đề

Các đơn vị có liên quan

Mục tiêu

Tiếp #2

3. Các phân tích và thông tin dự

báo do Bộ thực hiện chưa sâu
sắc và chủ yếu mô tả các hoạt
động đã thực hiện.

Tất cả các cục vụ viện

4. Các vấn đề liên quan đến thu
thập các chỉ tiêu thuộc NSIS
như thời gian và phương pháp

Bộ KH&ĐT, TCTK và các
Bộ/ngành khác

• Nâng cao kỹ năng phân
tích và dự báo của đội
ngũ cán bộ

Các hoạt động dự kiến
Ngắn hạn
• Để khuyến khích khu vực doanh
nghiệp cung cấp số liệu, thì cần ghi
nhận sự nỗ lực và đóng góp của họ
bởi những lời cám ơn in trong báo
cáo.. hay tặng cho họ ấn phẩm kết
quả điều tra.

Dài hạn

1. Kiến nghị các bên liên quan trong Bộ 1. Đào tạo, bồi dưỡng
KH&ĐT và TCTK cùng phối hợp thực

cho cán bộ kiến thức
hiện dự báo GDP và các chỉ tiêu khác
về kỹ năng viết báo
vì TCTK đã có nhiều năm kinh nghiệm
cáo kỹ thuật, báo cáo
về vấn đề này. Ngoài ra cần hoàn
phân tích, công cụ và
thiện các công cụ và phương pháp dự
kỹ năng dự báo.
báo hiện đang sử dụng.
• Nhằm hỗ trợ các Bộ khác 1. Cần có lịch chi tiết các hoạt động
cần thiết đối với các chỉ tiêu của
giải quyết các vấn đề về
SEDP và NSIS . Lịch chỉ rõ thời
tính toán các chỉ tiêu
gian biểu thu thập xử lý tổng hợp
thuộc NSIS và nộp kết
và công bố dữ liệu. Dựa vào thời
quả
gian biểu này có thể xác định được
khi nào phát sinh khối lượng lớn
công việc mà có thể làm trễ cũng
như áp lực đối với việc tính toán và
công bố số liệu. Đồng thời cũng xác
định được có cần thiết gia hạn
thêm thời gian công bố số liệu hay
không.
2. Trong trường hợp chưa có rõ ràng
về phương pháp thu thập và tính
toán các chỉ tiêu thống kê thì các bộ

ngành được giao nhiệm vụ này
phải có bản mô tả chi tiết cách thức
thu thập và tính toán đối với từng
chỉ tiêu cụ thể. Nếu số liệu sẽ thu


Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

GSO/UNDP/FIDP

Page 16

Bảng 3 – Đề xuất tăng cường năng lực cho Bộ KH&ĐT (tiếp theo)
Vấn đề
Vấn đề 4 (Tiếp theo)

Các đơn vị
có liên quan

Mục tiêu

Các hoạt động dự kiến
Ngắn hạn
thập từ cuộc điều tra thì phải mô tả
thiết kế mẫu điều tra, nội dung, chu
kỳ điều tra phạm vi điều tra và mức
của số liệu (cho cả nước, tỉnh, vv).
Nếu số liệu lấy từ các báo cáo hành
chính thì cũng phải chỉ rõ người/đơn
vị thu thập, nguồn, phương pháp thu

thập (qua phỏng vấn hay quan sát,
dự tính/cảm nhận hay từ các sổ
đăng ký…) và mục đích sử dụng của
báo cáo
3. Trong thời gian biểu này cũng cần
tổng hợp mô tả các hoạt động thu
thập số liệu của các Bộ/ngành đưa
lên. Vì chưa thành lập SCMC nên
cần giao nhiệm vụ này cho một đơn
vị cụ thể trong bộ đảm dương công
việc này.
4. Các Bộ/ cơ quan có liên quan cần
họp trao đổi để xác định hay điều
chỉnh thời hạn công bố số liệu và
đưa ra các quy định hướng dẫn về
mẫu thu thập số liệu và mẫu báo
cáo. Đồng thời những cuộc họp này
là nơi để hỗ trợ giả quyết những khó
khăn trong quá trình thu thập dữ liệu
của các bên liên quan.

Dài hạn


Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

GSO/UNDP/FIDP

Page 17


Bảng 3 – Đề xuất tăng cường năng lực cho Bộ KH&ĐT (Tiếp theo)
Vấn đề
5. Công tác thu thập, xử lý và lưu
trữ dữ liệu chưa được cải tiến
đáng kể do: hạn chế về nhân
lực và nguồn tài chính; đòi hỏi
nhiều thời gian và công sức
cho các công việc chuyên
môn hàng ngày nên không có
đủ thời gian cho các hoạt
động mang tính dài hạn trong
đó có việc thu thập và lưu trữ
dữ liệu; chậm xây dựng cơ sở
dữ liệu dùng chung; xử lý và
lưu trữ thông tin dữ liệu phân
tán cục bộ. p vấn đề 5

Các đơn vị
có liên quan

Mục tiêu

Tất cả các
đơn vị trong
Bộ

• Nhằm hoàn thiện công
tác thu thập, xử lý và
lưu trữ dữ


Các hoạt động dự kiến
Ngắn hạn
1. Bộ KH&ĐT thành lập Phòng Phương
pháp và phối hợp thống kê (SMCU)
thuộc Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.
SMCU đóng vai trò chủ chốt trong việc
xử lý dữ liệu tập trung và xây dựng,
hoàn thiện hệ cơ sở dữ liệu chính của
Bộ. Nó có trách nhiệm chuẩn bị cácc
đặc tả dữ liệu cần xử lý, nội dung của
cơ sở dữ liệu, các khái niệm, định nghĩa
sử dụng trong cơ sở dữ liệu và chịu
trách nhiệm cập nhật dữ liệu. Phải có 1
cán bộ công nghệ thông tin phụ trách
việc xây dựng phát triển cơ sở dữ liệu
chính và xử lý dữ liệu tập trung.
2. . Hệ thống cơ sở dữ liệu phải lưu trữ
được tất cả các dữ liệu nhận được từ
TCTK và các bộ ngành khác, tập hợp
các khái niệm, định nghĩa dùng cho cơ
sở dữ liệu và chịu trách nhiệm cập nhật
thông tin3. Trong hệ thống cơ sở dữ
liệu này nên có 2 thành phần riêng biệt:
thứ nhất bao gồm các thông tin nhận
được từ TCTK và các Bộ ngành khác;
thành phần thứ hai là số liệu/thông tin
về các dự báo.
4. Bộ KH&ĐT cần đầu tư về con người có
kiến thức về thống kê, tin học, kiến thức
về quản lý và bảo trì cơ sở dữ liệu


Dài hạn


GSO/UNDP/FIDP

Vấn đề
6. Không có đội ngũ cán bộ thống
kê chuyên trách tại các Vụ

Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

Page 18

Bảng 3 – Đề xuất tăng cường năng lực cho Bộ KH&ĐT (tiếp theo)
Các hoạt động dự kiến
Các đơn vị
Mục tiêu
có liên quan
Ngắn hạn
Dài hạn
Các vụ
3. Nhằm hoàn thiện
1. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng trong và
nâng cao kỹ năng
ngoài nước về kỹ thuật viết báo cáo
cho cán bộ trong
kỹ thuật, báo cáo phân tích, phân tích
công tác xử lý, phân
chuỗi thời gian, kinh tế lượng và sử

tích dữ liệu, dự báo
dụng các phần mềm thống kê như
và phát triển cơ sở
SPSS và STATA; phát triển cơ sở dữ
dữ liệu
liệu
2. Bộ nên đè nghị TCTK tổ chức các lớp
bồi dưỡng về các tài khoản quốc dân,
sử dụng phần mềm SPSS và STATA.
Ngoài ra nên mời các chuyên gia từ
các trường, các viện cung cấp kiến
thức về viết báo cáo kỹ thuật/phân
tích, phân tích chuỗi thời gian và kinh
tế lượng.
3. Cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ kỹ
thuật từ một số tổ chức quốc tế như
ADB, WB về phân tích và sử dụng
dữ liệu trong phát triển kinh tế đồng
thời đề nghị hỗ trợ tài chính để gưiử
cán bộ thống kê đi học ở nước ngoài
về các lĩnh vực đã nêu trên
4. Tiếp tục nâng cao trình độ cho cán
bộ về thống kê và các lĩnh vực liên
quan.


Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

GSO/UNDP/FIDP


Page 19

PHỤ LỤC A
CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ DO BỘ KH&ĐT ĐẢM NHIỆM TRONG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA

05

Nhóm và tên chỉ tiêu

Phân tổ chủ yếu

Kỳ công bố

Cơ quan chính chịu trách
nhiệm thu thập và tập
hợp số liệu

ĐẦU TƯ

0504

Số dự án và vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân
sách nhà nước tập trung

Nhóm công trình (A,B,C),
Bộ/ngành, tỉnh/thành phố

0505

Số dự án và vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của nước ngoài được

cấp phép mới và bổ sung vốn

0506

Vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp của nước
ngoài

0507

Số dự án và vốn đăng ký đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

0508

Vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài

Loại dự án, hình thức đầu tư, ngành
kinh tế, nước/vùng lãnh thổ đầu tư,
tỉnh/thành phố
Hình thức đầu tư, ngành kinh tế,
nước/vùng lãnh thổ đầu tư, tỉnh/thành
phố
Hình thức đầu tư, nước/vùng lãnh
thổ đầu tư
Hình thức đầu tư, nước/vùng lãnh
thổ đầu tư

0509

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ký kết, thực hiện)


Viện trợ/cho vay, ngành kinh tế,
tỉnh/thành phố

Phụ lục B

Năm
Tháng, quý, năm

Bộ Kế hoạch
và Đầu tư
Bộ Kế hoạch
và Đầu tư

6 tháng, năm

Tổng cục
Thống kê

Năm

Bộ Kế hoạch
và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Tổng cục
Thống kê
Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Tổng cục Thống kê

Năm

6 tháng, năm


Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ KH&ĐT

GSO/UNDP/FIDP

Page 20

So sánh các chỉ tiêu trong NSIS và SEDP
Chỉ tiêu trong NSIS
Số dự án và vốn đầu tư xây
dựng thuộc nguồn vốn ngân
sách nhà nước tập trung

Phân tổ
Nhóm công trình (A,B,C),
Bộ/ngành, tỉnh/thành phố

Kỳ công bố
Năm

Cơ quan thu
thập

Chỉ tiêu này có
đưa vào SEDP
kỳ 2006-2010

Nguồn số

liệu

Bộ KH&ĐT

a) Số dự án:

Không

b) Vốn đầu tư xây dựng
thuộc nguồn vốn ngân sách
nhà nước tập trung

Trang 27, 28, 148,
149

Vụ Tổng hợp
kinh tế quốc
dân, Bộ KH&ĐT
Vụ Tổng hợp
kinh tế quốc
dân, Bộ KH&ĐT

Trang 55, 204, 205,
206
Số dự án và vốn đăng ký đầu tư
trực tiếp của nước ngoài được
cấp phép mới và bổ sung vốn

Loại dự án, hình thức đầu tư,
ngành kinh tế, nước/vùng lãnh

thổ đầu tư, tỉnh/thành phố

Tháng, Quý,
Năm

Bộ KH&ĐT

Trang 25, 26, 27, 28,
148, 149, 155, 156,
157, 158, 159

Cục Đầu tư
nước ngoài, Bộ
KH&ĐT

Trang 55, 56, 204,
205, 206

Số dự án và vốn đăng ký
đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài (mới được cấp phép
và còn hạn đến kỳ báo cáo)
Vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ký kết, thực hiện)

Khu vực kinh tế, nước /lãnh
thổ đầu tư
Viện trợ/cho vay, ngành
kinh tế, tỉnh/thành phố


6 tháng, năm

Năm,quý

Nhận xét

Bộ KH&ĐT

Không

Cục Đầu tư
nước ngoài, Bộ
KH&ĐT

Bộ KH&ĐT

Trang 25, 26, 28

Vụ Kinh tế đối
ngoại, Bộ
KH&ĐT

Trang 56,

Hiện tại,, Bộ KH&ĐT chưa tổng hợp chỉ tiêu này
vì nhiều bộ ngành địa phương chưa xây dựng
danh sách các dự án cho kế hoạch 5 năm tới.
- Số liệu 2001-2005: Chi tiết, chất lượng tương
đối tốt.
- Số liệu 2006-2010: Chỉ có số liệu cấp quốc gia

từ 2006-2010 phân theo nhóm dự án (A, B, C).
Chưa có dữ liệu theo Bộ ngành vùng, tỉnh
thành phố. Chất lượng dữ liệu trung bình vì đây
là các số liệu ước lượng.
- Số liệu 2001-2005: Chi tiết, chất lượng tương
đối tốt.
- Số liệu 2006-2010: Chỉ có số liệu cấp quốc gia
về dự kiến đăng ký, cấp phép và thực hiện
cũng tương đối tốt. Chưa có số liệu chi tiết theo
loại dự án, hình thức đầu tư, ngành kinh tế, nước/vùng
lãnh thổ đầu tư, tỉnh/thành phố. Vốn đã thực hiện
dự kiến được phân tổ theo ngành: công nghiệp,
nông nghiệp và dịch vụ.
Có số liệu tại Cục Đầu tư nước ngoài nhưng
không có trong SEDP. Chất lượng tốt.
Có số liệu tại Vụ Kinh tế đối ngoại nhưng không
có trong SEDP. Chất lượng tốt


Proposed Statistical Capacity Building for the Ministry of Finance

GSO/UNDP/FIDP

Page 21

PHỤ LỤC C
TÓM TẮT CHỌN LỌC PHẦN MỀM PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

(Lấy từ Các phương pháp nghiên cứu điều tra của Hội Thống kê Hoa Kỳ)
1. CENVAR

Chú ý: Phần mô tả này do nhà biên tập thông tin trang web của Cơ quan thống kê cho
CENVAR biên soạn.
Nhà phân phối
Cơ quan Thống kê Hoa Kỳ (Trung tâm các chương trình quốc tế)
Các loại thiết kế có thể sử dụng
Các thiết kế mẫu sắp xếp từ chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản đến thiết kế phân tầng, nhóm đa
tầng.
Các loại ước lượng và phân tích thống kê có thể sử dụng
Tổng, trung bình, tỷ số, tỷ lệ so với tổng thể; kết quả đầu ra bao gồm giá trị ước lượng của
các tham số, sai số chuẩn, hệ số biến thiên, khoảng tin cậy 95%, tác dụng thiết kế (DEFF), và
số lượng quan sát dựa vào phương pháp ước tính.
Hạn chế về số lượng biến hoặc quan sát
Tùy thuộc vào giới hạn thực tế của phần cứng sử dụng.
Mô tả chung về “cảm giác” khi dùng phần mềm này


CENVAR là phần mềm làm việc theo thực đơn; các phần phân tích có thể được lưu
giữ và sử dụng lại, kể cả loại tham số, biến phân loại và biến phân tích. File số liệu
phải được mô tả bằng cách dùng Từ điển số liệu của IMPS.



Kết quả được chiết xuất dưới dạng biểu với fomat người dùng quản lý được hoặc ở
dưới dạng bảng tính.



CENVAR là một cấu phần của IMPS (xem "Thông tin bổ sung" về CENVAR).

Yêu cầu hệ thống








IBM PC hoặc máy vi tính tương thích
Bộ nhớ 640K bytes
Đĩa chứa 10M bytes
Máy in có công suất 132 ký tự một dòng
DOS 3.2 hoặc cao hơn
Khuyến nghị dùng Math coprocessor (CENVAR vẫn có thể chạy nếu không có phần
này nhưng sẽ chậm hơn rất nhiều).

Giá cả và điều khoản sử dụng


×