Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên 1897–1945 (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.58 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
(1897 – 1945)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
(1897 – 1945)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Thị Thu Thủy

Thái Nguyên - 2015


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng. Những kết quả khoa học của luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô hướng dẫn PGS. TS
Hà Thị Thu Thủy, các thầy cô giáo trong bộ môn Lịch sử Việt Nam và Khoa
Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã động viên, chỉ bảo, giúp đỡ
tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Thư viện
Quốc gia Việt Nam, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Thư viện khoa
học tổng hợp tỉnh Thái Nguyên, Mỏ than Phấn Mễ đã giúp đỡ tác giả trong
quá trình thực hiện Luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bạn bè, đồng
nghiệp và những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá
trình học tập và hoàn thành Luận văn.
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Ngọc Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

MỤC LỤC

Trang
TRANG PHỤ BÌA.............................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................
MỤC LỤC ......................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2
2.1. Các công trình nghiên cứu của người nước ngoài ...................................... 3
2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ....................................................... 3
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................... 10
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 10
3.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 10
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 11
3.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 11
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 11
4.1. Nguồn tư liệu .............................................................................................. 11
4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 13
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 13

6. Bố cục của luận văn ....................................................................................... 13
Chương 1. SỰ HÌNH THÀNH ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN THÁI NGUYÊN .. 14
1.1. Các điều kiện hình thành đội ngũ công nhân Thái Nguyên ....................... 14
1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ............................................................. 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

1.1.2. Dân cư và truyền thống đấu tranh ........................................................... 17
1.1.3. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ................................. 19
1.2. Sự hình thành đội ngũ công nhân Thái Nguyên ......................................... 29
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 31
Chương 2. ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ PHONG
TRÀO ĐẤU TRANH GIAI ĐOẠN 1897- 1945 .............................................. 32
2.1. Qui chế lao động mỏ của thực dân Pháp ở Việt Nam ................................ 32
2.2. Thực trạng đời sống công nhân Thái Nguyên (1897 – 1945) .................... 33
2.2.1. Phương thức tuyển mộ nhân công ........................................................... 33
2.2.2. Quản lí và sử dụng nhân công ................................................................. 35
2.2.3. Đời sống công nhân ................................................................................. 37
2.3. Phong trào đấu tranh của đội ngũ công nhân Thái Nguyên
(1897 – 1945)..................................................................................................... 44
2.3.1. Giai đoạn 1897 – 1930............................................................................. 44
2.3.2. Giai đoạn 1930 – 1945............................................................................. 49
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 58
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN TỈNH
THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1897- 1945 ...................................................... 59
3.1. Đặc điểm của phong trào công nhân .......................................................... 59
3.1.1. Phong trào công nhân hình thành sớm và có sự kết hợp chặt chẽ với
phong trào yêu nước ......................................................................................... 59

3.1.2. Với đội ngũ công nhân đông đảo, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ
........................................................................................................................... 61
3.2. Vai trò của phong trào công nhân............................................................... 65
3.2.1. Giáng đòn nặng nề vào chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
........................................................................................................................... 65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

3.2.2. Là yếu tố quan trọng dẫn đến sự ra đời của tổ chức Đảng và sự thắng lợi
của Cách mạng tháng Tám ở Thái Nguyên ....................................................... 66
3.2.3. Là tiền đề cho sự phát triển của phong trào công nhân và công đoàn giai
đoạn sau ............................................................................................................. 67
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 77
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TTLTQGI
Nxb
Tr

Trung tâm lưu trữ Quốc gia I
Nhà xuất bản

Trang

KHXH

Khoa học xã hội

NCLS

Nghiên cứu Lịch sử

TVQG

Thư viện Quốc gia

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Uỷ ban nhân dân
Résidence Supérieure au Tonkin

RST
(Phủ Thống sứ Bắc Kì)

ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thống kê số lượng mỏ của nước ta nửa đầu thế kỷ XIX

16

Bảng 1.2. Dân số tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945

17

Bảng 1.3. Một số đồn điền lớn ở Thái Nguyên trước năm 1945

22

Bảng 1.4. Các nhượng khu khai thác của vùng than Phấn Mễ đầu thế kỉ XX

24

Bảng 1.5. Sản lượng than mỡ Phấn Mễ (1912 -1918)

25

Bảng 1.6. Sản lượng sắt Thái Nguyên (1938 - 1941)

26

Bảng 1.7. Thống kê nhân lực làm việc tại mỏ than Phấn Mễ (1923 – 1927)

30


Bảng 1.8. Số lượng công nhân một số công ti than (năm 1930 và 1933)

30

Bảng 2.1. Mức lương của công nhân một số tỉnh năm 1939

40

Bảng 2.2. Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1897- 1930

49

Bảng 2.3. Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1930- 1945

57-58

iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Năm 1897, sau khi hoàn thành công cuộc bình định về quân sự, toàn
quyền Đông Dương Pôn Đu-me đã cho thi hành chính sách khai thác thuộc địa
ở Việt Nam. Với qui mô lớn, trên tất cả các mặt, cuộc khai thác thuộc địa của
thực dân Pháp đã làm cho kinh tế xã hội Việt Nam có sự chuyển biến. Về xã
hội, các giai cấp cũ bị phân hóa, các giai cấp mới hình thành trong đó có giai
cấp công nhân. Ngay từ khi ra đời, giai cấp này đã hội tụ đầy đủ những phẩm

chất của giai cấp công nhân quốc tế, lại mang trong mình những đặc điểm riêng
có của dân tộc Việt Nam nên có khả năng đại diện cho cả dân tộc trong cuộc
đấu tranh chống kẻ thù chung.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc,
có vị trí chiến lược quan trọng “Là nơi phên giậu thứ hai về phương Bắc” [69,
12], lại giàu tài nguyên khoáng sản. Vì vậy, trong hai cuộc khai thác thuộc địa,
thực dân Pháp đã thực hiện nhiều chính sách khai thác, bóc lột ở Thái Nguyên
từ nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp đến giao thông vận tải, đặc biệt là
trong lĩnh vực khai mỏ. Quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp là một
trong những cơ sở hình thành đội ngũ công nhân Thái Nguyên. Giai cấp công
nhân Thái Nguyên vừa mang những đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam,
lại vừa được thừa hưởng truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của
quê hương. Vì vậy, khi bị áp bức bóc lột, họ đã vùng lên đấu tranh vì lợi ích
dân tộc và giai cấp.
Phong trào công nhân ở Thái Nguyên (1897-1945) là hệ quả tất yếu của
chính sách khai thác thuộc địa mà thực dân Pháp thực hiện, đồng thời là một bộ
phận khăng khít của phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam thời kì này.
Quá trình hình thành và phát triển của phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên
trong thời kì lịch sử quan trọng này đã đóng góp một phần vào thắng lợi chung
của phong trào giải phóng dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu phong trào công nhân
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1897 – 1945 sẽ làm rõ được đặc điểm, vai trò đồng
thời rút ra những bài học kinh nghiệm quí báu đối với sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước nói chung, xây dựng quê hương Thái Nguyên nói
riêng trong bối cảnh hiện nay.
Mặt khác, bản thân tôi được sinh ra và lớn lên trên vùng mỏ than Khánh

Hòa, quê ngoại ở xã Phấn Mễ - huyện Phú Lương, quê hương thứ hai ở gần mỏ
kẽm chì Làng Hích - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, mái trường tôi đang
công tác mang tên nhà cách mạng Hoàng Quốc Việt- người đã từng làm việc ở
mỏ than Phấn Mễ - Làng Cẩm tỉnh Thái Nguyên vào giữa những năm 20 của
thế kỉ XX. Cho nên, việc tìm hiểu về phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên
có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc đối với tôi.
Chính vì những lí do đó, đồng thời được sự giúp đỡ của PGS.TS Hà Thị
Thu Thủy, tôi đã quyết định chọn đề tài “Phong trào công nhân tỉnh Thái
Nguyên (1897 – 1945)” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Về lịch sử phong trào công nhân ở Việt Nam nói chung, ở khu vực Thái
Nguyên nói riêng (1897-1945), đã có một số học giả trong và ngoài nước đề
cập đến với nội dung và mức độ khác nhau.
2.1. Các công trình nghiên cứu của người nước ngoài
Trước và sau khi xâm lược, người Pháp nghiên cứu rất kỹ về kinh t ế - x ã
hội Việt Nam. Đối với tỉnh Thái Nguyên, công trình Notice sur la province de
Thai Nguyên (Địa chí tỉnh Thái Nguyên, 2 tập), hiện đang được lưu trữ tại Thư
viện Quốc gia Hà Nội, đã trình bày về nguồn gốc, vị trí địa lý, địa mạo của
tỉnh, dân tộc, khí hậu; danh lam thắng cảnh, lịch sử quân sự, nông nghiệp,
thương nghiệp, công nghiệp, tài chính, thuế; giáo dục, y tế, các tổ chức hiệp
hội, mô tả thành phố; căn nguyên việc thành lập tỉnh Thái Nguyên; bọn giặc
cướp, các đồn binh của Pháp và bản xứ, hành chính tỉnh, làng, xã, hội đồng
hương chính, cải cách làng xã, thống kê dân số,… Công trình Monographie de
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

la province de Thai Nguyen (Tiểu chí Thái Nguyên) của Công sứ Alfred
Echinard (Hà Nội, 1934) có đề cập đến công nghiệp khai thác mỏ ở Thái

Nguyên dưới hình thức là một trong những kĩ nghệ tiến tiến của người Âu.
Năm 1929, Echinard được cử làm công sứ tỉnh Thái Nguyên cho đến tháng
3/1941. Do đó, đây là một nguồn tư liệu lịch sử quan trọng cho việc nghiên
cứu tìm hiểu về lịch sử tỉnh Thái Nguyên trong thời kì thực dân Pháp thống trị.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý khi sử dụng nguồn tài liệu này bởi nó mang
quan điểm của chính hàng ngũ thống trị thực dân Pháp. Trong báo cáo kinh tế
hàng năm (Province de Thai Nguyen. Rapport économique) của các Công sứ
tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945, việc khai thác than mỡ ở mỏ than Phấn Mễ
được trình bày khá chi tiết về số lượng nhân công, cách trả lương cho công
nhân; các địa điểm khai thác và sản lượng hàng năm.
2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước.
2.2.1. Các sách đã xuất bản
Sau Cách mạng tháng Tám, nhất là từ năm 1954 đến nay, giới sử học
nước ta công bố khá nhiều công trình nghiên cứu về tình hình chính trị, kinh tế,
xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp thống trị. Nhiều bộ thông sử và giáo trình
bậc Đại học về thời kỳ lịch sử cận đại Việt Nam đã ra mắt độc giả. Đặc biệt, đã có
nhiều công trình nghiên cứu, cuốn sách, bài viết, tư liệu được công bố về các
vấn đề có liên quan đến phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1957, GS Trần Văn Giàu biên soạn cuốn Giai cấp công nhân Việt
Nam - sự hình thành và sự phát triển của nó từ giai cấp “tự mình” đến giai cấp
“cho mình” (Năm 1961 tái bản lần thứ ba, có bổ sung và sửa chữa), Nxb Sự
thật, Hà Nội. Cuốn sách gồm 527 trang, với 7 chương đã trình bày sâu sắc, hệ
thống và toàn diện về sự hình thành và phát triển của giai cấp công nhân và
phong trào công nhân Việt Nam (đến năm 1930), làm rõ sự khác biệt giữa tình
hình công nghiệp Việt Nam trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược, từ đó
làm nổi bật chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trong lĩnh vực
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full














×