TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
--------
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Đề tài : Tác động của việc phá sản Lehman Brothers
đến các nhà đầu tư.
LỚP : KT16DB01
GIẢNG VIÊN: PHẠM HÀ
THÀNH VIÊN – MSSV:
1. NGUYỄN HỒ VƯƠNG MIÊN - 1654040218
2. NGUYỄN THỊ KIM YẾN - 1654040528
3. NGUYỄN THỊ HỒNG LAM – 1654040154
4. TRẦN VƯƠNG TRỌNG THỨC -1654040426
5. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRANG - 1654040443
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THÁNG 3 NĂM 2018
MỤC LỤC
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...................................................................3
II. NỘI DUNG......................................................................................................5
1. HÌNH THÀNH VÀHÌNHHUIFFNFNAJNW PHÁT TRIỂN....................5
2. QUÁ TRÌNH SỤP ĐỔ................................................................................7
3. NGUYÊN NHÂN LEHMAN BROTHERS PHÁ SẢN...............................9
3.1. CÁC QUYẾT ĐỊNH RỦI RO…………………………………………9
3.2. CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT QUYẾT ĐỊNH THIẾU SÁNG SUỐT..11
3.3. KHÔNG MAY MẮN………………………………………………...12
3.4. BỊ BÁN KHỐNG CỔ PHIẾU ……………………………………….13
3.5. ĐÒI HỎI QUÁ ĐÁNG CỦA JP MORGAN…………………………14
3.6. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC…………………………………………………14
4. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ SỤP ĐỔ LEHMAN BROTHERS……………..15
4.1 ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH……………………………….15
4.2. ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ …………………………………15
4.3. ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM……………………………….16
5. GIẢI PHÁP CỦA CÁC NƯỚC KHÔI PHỤC LẠI NỀN KINH TẾ SAU
KHI LEHMAN BROTHERS PHÁ SẢN………………………………………17
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...19
2
I.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế Thế Giới khủng hoảng tài chính vào những năm 2007 đến
2009, bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt các hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng ,
tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiển tệ quy mô lớn ở Hoa Kỳ và nhiều
nước châu Âu. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng
nhà ở. Ngay khi bong bóng nhà ở vỡ cuối năm 2005 - Bong bóng nhà ở làm nhiều
người vay tiền ngân hàng đầu tư mua nhà không trả được nợ dẫn tới bị tịch biên
nhà thế chấp. Các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ, các tổ chức tín dụng cho
vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ. Giá nhà ở giảm khiến các
loại giấy ghi nợ và chứng khoán bị giảm giá nghiêm trọng. Kết quả là mất cân đối
tài sản của các tổ chức, xếp hạng tín dụng của các tổ chức bị đánh giá tụt. Cuộc
khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, kinh tế Hoa Kì bắt đầu tăng trưởng
chậm lại. Chính các bong bóng vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nỗi của các
nhà đầu tư bất động sản đối với các tổ chức tài chính ở nước này. Sự vỡ òa của bất
động sản, giữa năm 2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan
đến tín dụng nhà ở bị phá sản. Giá chứng khoán sụt giảm, sự đổ vỡ tài chính lên
đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi đó ngay cả những ngân hàng khổng lồ và
lâu đời từng sống sót qua các cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây như
Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG,… cũng lâm nạn. Tình trạng
này làm các khu vực kinh tế của Hoa Kỳ rơi vào tình thế “ tiến thoái lưỡng nan”,
điển hình hơn là cuộc khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ vào năm 2008 đến
2010.
Nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất là các nước ở châu Âu,
cũng tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở tại Hoa Kỳ. Chính vì vậy, bong bóng
nhà ở của Hoa Kỳ bị vỡ làm các tổ chức tài chính ở châu Âu cũng gặp nguy hiểm
tương tự như các tổ chức tài chính ở Hoa Kỳ. Những nước châu Âu bị rối loạn tài
chính nặng nhất là Anh, Iceland, Ireland, Bỉ và Tây Ban Nha.
Vào tháng 3 năm 2008, FED - Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu
ngân hàng Bear Sterns, nhưng không cứu nổi. Công ty này chấp nhận để JP
Morgan Chase mua lại với giá 2 đô la một cổ phiếu, nghĩa là thấp hơn rất nhiều
với giá 130,2 đô la một cổ phiếu lúc đắt giá nhất trước khi khủng hoảng nổ ra.
Việc FED không cứu nổi ngân hàng Bear Sterns và buộc lòng để công ty này bị
3