0
0144
BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN HỒNG ĐIỆP
X¢Y DùNG PHONG CáCH TƯ DUY CủA CHíNH
TRị VIÊN TRONG QUÂN Đội nhân dân việt
nam hiện nay
theo phong cách t duy hồ chí minh
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử
Mã số:
92 29 002
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2018
1
BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN HỒNG ĐIỆP
X¢Y DùNG PHONG CáCH TƯ DUY CủA CHíNH
TRị VIÊN TRONG QUÂN Đội nhân dân việt
nam hiện nay
theo phong cách t duy hồ chí minh
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử
Mã số:
92 29 002
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS Nguyễn Văn Thế
2. PGS, TS Phạm Ngọc Anh
HÀ NỘI - 2018
2
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS,TS Nguyễn Văn Thế
và PGS, TS Phạm Ngọc Anh. Các số liệu nêu trong luận án
là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Hồng Điệp
3
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.
Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.2.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học
đã cơng bố và những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết
Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG
PHONG CÁCH TƯ DUY CỦA CHÍNH TRỊ
VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT
NAM THEO PHONG CÁCH TƯ DUY HỒ CHÍ
MINH
2.1.
Một số vấn đề lý luận về phong cách tư duy và phong cách tư
duy Hồ Chì Minh
2.2.
Thực chất của việc xây dựng phong cách tư duy của chính trị viên trong
Quân đội nhân dân Việt Nam theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh
2.3.
Những nhân tố cơ bản quy định xây dựng phong cách tư duy của
chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo phong
cách tư duy Hồ Chí Minh
Chương 3 XÂY DỰNG PHONG CÁCH TƯ DUY CỦA CHÍNH TRỊ
VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN
NAY THEO PHONG CÁCH TƯ DUY HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU
3.1.
Thực trạng xây dựng phong cách tư duy của chính trị viên trong Quân
đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo phong cách tư duy Hồ Chí
Minh
3.2.
Yêu cầu xây dựng phong cách tư duy của chính trị viên trong Quân
đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh
Chương 4 NHĨM GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG PHONG CÁCH
TƯ DUY CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO PHONG CÁCH
TƯ DUY HỒ CHÍ MINH
4.1.
Nhóm giải pháp từ phía chủ thể xây dựng phong cách tư duy của
chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo
phong cách tư duy Hồ Chí Minh
4.2.
Nhóm giải pháp về phương thức xây dựng phong cách tư duy của
chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo
phong cách tư duy Hồ Chí Minh
4.3
Nhóm giải pháp tạo điều kiện, môi trường xây dựng phong cách tư
duy của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện
nay theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
5
9
9
23
28
28
42
54
72
72
103
114
114
128
142
155
157
4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
158
170
5
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VẾT TẮT
STT Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
01
Chính trị viên
CTV
02
Chính trị quốc gia
CTQG
03
Cơng tác đảng, cơng tác chính trị
CTĐ, CTCT
04
Đảng Cộng sản Việt Nam
ĐCSVN
05
Đảng ủy Quân sự Trung ương
ĐUQSTW
06
Nhà xuất bản
Nxb
07
Phong cách tư duy
PCTD
08
Quân đội nhân dân Việt Nam
QĐNDVN
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể nhất quán, gắn bó chặt chẽ,
phát triển theo lơgic, đi từ suy nghĩ (PCTD), đến nói, viết (phong cách diễn đạt)
và biểu hiện trong hoạt động sống hằng ngày (phong cách làm việc, phong cách
ứng xử, phong cách sinh hoạt). Trong đó, PCTD có vai trị quan trọng hàng
đầu, tri phối đến hệ thống phong cách còn lại. Học tập và rèn luyện theo PCTD
của Người có ý nghĩa thiết thực đối mọi thế hệ người Việt Nam. Đối với CTV,
học tập và rèn luyện theo PCTD Hồ Chí Minh, có ý nghĩa thiết thực trong việc
tạo nên những nét riêng, giá trị riêng trong lề lối, cách thức tư duy của người
chủ trì về chính trị ở phân đội. Nó cịn là cơ sở cho sự hình thành và phát triển
hệ thống những phong cách khác của CTV như phong cách làm việc, phong
cách ứng xử, phong cách diễn đạt... Do đó, rất cần thiết phải lấy mơ hình
PCTD Hồ Chí Minh làm căn cứ để xây dựng PCTD của CTV, giúp họ đáp ứng
tốt hơn yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo chức trách và xây dựng Quân đội
vững mạnh về chính trị trong tình hình mới.
Nhận thức ý nghĩa và giá trị to lớn của PCTD Hồ Chí Minh, các cấp ủy, tổ
chức đảng và đội ngũ cán bộ các cấp trong Quân đội đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển
khai nhiều chủ trương, biện pháp thiết thực nhằm xây dựng PCTD cho
CTV theo PCTD Hồ Chí Minh. Theo đó, phần lớn CTV đã có nhận thức
đúng, tự giác học tập và rèn luyện theo PCTD Hồ Chí Minh. Đại đa số họ
đã có tư duy độc lập sáng tạo, thiết thực, ln ln gắn bó nhuần nhuyễn
giữa lý luận với thực tiễn có phương pháp, cách thức làm việc hiệu quả,
khả năng ứng xử nhạy bén... Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, một bộ
phận chủ thể xây dựng chưa nhận thức đúng, đầy đủ giá trị của PCTD Hồ
Chí Minh và tầm quan trọng của việc xây dựng PCTD của CTV theo PCTD
Hồ Chí Minh; chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong tổ chức các hoạt
động xây dựng. Bên cạnh đó, một bộ phận CTV chưa nhận thức rõ giá trị,
tầm quan trọng của PCTD Hồ Chí Minh, nên tiếp nhận hoạt động xây dựng
7
chưa hiệu quả. Ở bộ phận này, trình độ tư duy lý luận cịn hạn chế, giáo điều,
khơ cứng, chủ quan duy ý chí; khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn cịn
thiếu tính sáng tạo, chưa thể hiện rõ dấu ấn của chủ thể trong cách nói, cách
nghĩ và cách làm.
Hiện nay, sự nghiệp xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại, địi hỏi đội ngũ cán bộ, mà trước hết là CTV phải có PCTD
khoa học, mới có thể đáp ứng tốt yêu cầu của nhiệm vụ huấn luyện, xây dựng
đơn vị và tiến hành cơng tác đảng, cơng tác chính trị (CTĐ, CTCT). Do vậy,
hình thành và phát triển PCTD của CTV theo PCTD Hồ Chí Minh là việc làm
cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Qua đây, cũng góp phần thực hiện có hiệu
quả Chỉ thị số 05 - CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 87 - CT/QUTW của
Quân ủy Trung ương “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân”.
Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng
phong cách tư duy của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam
hiện nay theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh” làm luận án tiến sĩ triết học.
Đây là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn, đề xuất giải pháp cơ bản
xây dựng PCTD của CTV trong QĐNDVN hiện nay theo PCTD Hồ Chí Minh.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ thực chất và những nhân tố cơ bản quy định xây dựng PCTD
của CTV trong QĐNDVN hiện nay theo PCTD Hồ Chí Minh.
- Đánh giá thực trạng, chỉ ra những yêu cầu xây dựng PCTD của CTV
trong QĐNDVN hiện nay theo PCTD Hồ Chí Minh.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng PCTD của CTV trong
QĐNDVN hiện nay theo PCTD Hồ Chí Minh.
8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu thực chất và những nhân tố cơ bản quy định xây dựng PCTD
của CTV trong QĐNDVN theo PCTD Hồ Chí Minh.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu một số vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp cơ
bản xây dựng PCTD của CTV theo PCTD Hồ Chí Minh. Phạm vi điều tra,
khảo sát ở Sư đoàn 312, Sư đoàn 308 - Quân đoàn 1; Sư đoàn 325 - Quân
đoàn 2; Sư đoàn 316 - Quân khu 2; Sư đoàn 395 - Quân khu 3; Trường Sĩ
quan Chính trị; thời gian khảo sát từ năm 2011 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất
của tư duy, phương pháp tư duy biện chứng duy vật; tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng phương pháp, phong cách của
người cán bộ, đảng viên nói chung, CTV trong QĐNDVN nói riêng.
* Cơ sở thực tiễn:
Luận án dựa vào kết quả điều tra, khảo sát; trao đổi với chỉ huy ở các
đơn vị cơ sở, cũng như các số liệu thực tế khác liên quan đến vấn đề xây dựng
PCTD của CTV trong QĐNDVN hiện nay theo PCTD Hồ Chí Minh. Luận án
còn kế thừa kết quả của các tác giả đi trước về vấn đề này, các nghị quyết, đề
án và báo cáo tổng kết liên quan đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính
trị ở các đơn vị cơ sở.
* Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp sử dụng các phương pháp nhận thức khoa học
như: Phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch; hệ thống và cấu trúc; lơgíc và
lịch sử; khái qt hố và trừu tượng hoá; điều tra xã hội học; so sánh, thống kê;
phương pháp sử dụng chuyên gia, để làm rõ vấn đề dưới góc độ triết học.
9
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án góp phần làm rõ khái niệm xây dựng PCTD của CTV trong
QĐNDVN theo PCTD Hồ Chí Minh.
Chỉ ra những nhân tố cơ bản quy định xây dựng PCTD của CTV trong
QĐNDVN hiện nay theo PCTD Hồ Chí Minh.
Đề xuất một số giải pháp cơ bản, đồng bộ có tính khả thi xây dựng
PCTD của CTV trong QĐNDVN hiện nay theo PCTD Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận của luận án:
Kết quả thu được của đề tài góp phần bổ sung, phát triển một số vấn đề
lý luận của việc xây dựng PCTD của CTV trong QĐNDVN hiện nay theo
PCTD Hồ Chí Minh.
* Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
Kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu khoa học, giảng dạy và học tập ở các học viện, nhà trường; xây dựng
PCTD khoa học của CTV ở đơn vị cơ sở, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ
theo chức trách trong thời kỳ mới.
7. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết), kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.
10
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.1. Những cơng trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến phong
cách và phong cách tư duy Hồ Chí Minh
Về phong cách nói chung, có nhiều cơng trình bàn đến, tuy nhiên, với
cách phân tích và luận giải khá đầy đủ, tác giả Đặng Xn Kỳ (Chủ biên,
1997), với cơng trình: Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh [46], cho
rằng phải hiểu phong cách theo nghĩa rộng, tức là “lề lối, cung cách, cách
thức, phong thái, phong độ, phẩm cách... đã trở thành nền nếp ổn định của
một người hoặc một lớp người được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động
như lao động, học tập, sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt (nói và viết)... tạo nên
những giá trị, những nét riêng biệt của chủ thể đó” [46, tr. 154]. Các tác giả
cũng luận giải, phong cách nếu được hiểu theo nghĩa hẹp, nó chỉ giới hạn
trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, cịn theo nghĩa rộng, nó được thể hiện trên
tất cả các mặt hoạt động của con người. Do vậy, phong cách luôn gắn với con
người, gắn với hoạt động có ý thức của con người và phản ánh những phương
diện tạo nên phong cách, đồng thời phản ánh giá trị của con người đó.
Mỗi người hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau có những phong
cách đặc trưng, do chính mơi trường đó quy định. Phong cách cịn có đặc
điểm gắn với truyền thống, tập quán, thói quen do hồn cảnh sống của mỗi
người. Phong cách cịn mang dấu ấn cá nhân rất rõ. Đồng thời, phong cách
có quan hệ mật thiết với phương pháp, cách thức, biện pháp, nhưng chúng
khơng đồng nhất với nhau. Nói đến phong cách, khơng chỉ là phong cách
làm việc mà cịn là phong cách trên tất cả các mặt hoạt động của con người.
Với cách lập luận và luận giải như vậy về phong cách, sẽ là cơ sở trực tiếp
để tác giả luận án kế thừa khi bàn thêm về khái niệm phong cách và PCTD
trong luận án của mình.
11
Lần đầu tiên trong cơng trình này, đề cập khá tồn diện đến phong cách
Hồ Chí Minh. Các tác giả cho rằng, phong cách Hồ Chí Minh là tổng hợp của
PCTD, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong
cách sinh hoạt. PCTD là một bộ phận trong hệ thống phong cách ấy, cơ sở để
tìm hiểu PCTD Hồ Chí Minh là tư tưởng được thể hiện trong các bài nói, bài
viết, các tác phẩm cũng như trong hoạt động thực tiễn của Người. Hơn nữa,
cần phải tìm hiểu PCTD ấy trong đường lối quan điểm của Đảng, cũng như tư
tưởng của những học trò gần gũi của Người đã quán triệt tư tưởng ấy để đưa
các mạng đến thắng lợi. Nét nổi bật nhất trong PCTD của Người là tinh thần
độc lập, tự chủ, sáng tạo. Điều kiện và cơ sở của PCTD Hồ Chí Minh là mọi
suy nghĩ đều xuất phát từ thực tiễn Việt Nam; Người ln mở rộng tư duy,
hướng tầm nhìn ra thế giới; khơng ngừng học tập nâng cao trình độ văn hố
làm giầu trí tuệ của mình.
Trong cơng trình: Hồ Chí Minh - một con người, một dân tộc, một thời
đại, một sự nghiệp [36], của tác giả Phạm Văn Đồng (1990), chỉ ra: phong
cách Hồ Chí Minh được hình thành trong sự tương tác thống nhất biện chứng
giữa những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Điều kiện khách quan
chính là yếu tố dân tộc, yếu tố thời đại; điều kiện khách quan ấy đã tạo nên
con người Hồ Chí Minh - một nhà lãnh đạo và nhà tổ chức cách mạng: “Một
dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp thống nhất với nhau, sản sinh và kết tinh
ở một con người” [36, tr. 62]. Khi những điều kiện khách quan tổ hợp nên con
người và biểu hiện ra thông qua hoạt động của nhà cách mạng, tạo ra phong
cách của Hồ Chí Minh. Theo đó, phong cách ấy được biểu hiện: Hồ Chí Minh
“ln gắn sự nghiệp cách mạng với lý luận cách mạng”; “gắn lý luận với thực
tiễn trong cả tư duy và việc làm” - tư duy Hồ Chí Minh ln gắn với thực
tiễn; tư duy Hồ Chí Minh ln “ứng phó khớp với diễn biến của lịch sử” - tư
duy Hồ Chí Minh sáng tạo với thực tiễn; Hồ Chí Minh là người “diễn đạt giản
đơn, sáng tỏ, dễ hiểu, dễ nhớ có sức thuyết phục mạnh mẽ” - nội dung và hình
thức tư duy thống nhất với nhau.
12
Cũng với cách tiếp cận phong cách chính là nhân cách của mỗi cá nhân, các
tác giả Đinh Xuân Lâm và Bùi Đình Phong (2007), có cơng trình: Văn hóa và
triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh [47]. Các tác giả này khẳng
định: “Phong cách Hồ Chí Minh chính là con người Hồ Chí Minh” [47, tr.
153]. Theo đó, phong cách Hồ Chí Minh sẽ bao gồm tổng hòa các yếu tố xã
hội để tạo nên nhân cách Hồ Chí Minh. Để tạo nên phong cách của Hồ Chí
Minh bao gồm rất nhiều yếu tố cả tư tưởng và hành động, đạo đức và phong
thái, yếu tố truyền thống và hiện đại, yếu tố phương Đông và phương Tây,
quá khứ - hiện tại - tương lai… Phong cách Hồ Chí Minh là một chính thể
thống nhất bao gồm phong cách ứng xử, phong cách làm việc, PCTD, phong
cách diễn đạt, phong cách quần chúng. Mỗi mặt trong hệ thống phong cách
này bao gồm nhiều mặt khác nhau, các tác giả chỉ nghiên cứu hệ thống
phong cách này một cách chỉnh thể - văn hóa nhân cách Hồ Chí Minh. Trên
phương diện nghiên cứu con người Hồ Chí Minh - nhà văn hóa lớn, các tác
giả này làm rõ, các yếu tố xã hội được biểu hiện trong con người Hồ Chí
Minh để tạo nên phong cách của Người được được biểu hiện ở các yếu tố: trí
tuệ, tình cảm, hành động, tư tưởng, đời sống riêng tư.
Khi bàn về PCTD và PCTD Hồ Chí Minh, trong cơng trình: Học tập
phong cách tư duy Hồ Chí Minh, do tác giả Trần Văn Phòng (Chủ biên, 2011),
với bài viết: Bản chất phong cách tư duy Hồ Chí Minh [98, tr. 9 - 36], tác giả
đưa ra quan hệ giữa tác phong và phong cách. Theo tác giả, nói đến tác phong
là chủ yếu nói tới cách sống, đặc trưng sinh hoạt, lối làm việc; còn phong
cách là nét riêng được thể hiện trên tất cả các mặt hoạt động của con người.
Tác giả cũng đưa ra quan niệm: “phong cách tư duy là những đặc điểm riêng,
có tính hệ thống, ổn định trên cơ sở của một cách thức thực hiện phương pháp
tư duy của riêng cá nhân nào đó” [98, tr. 12]. Với quan niệm PCTD như trên,
đã phản ánh đúng bản chất của PCTD, là cơ sở để tác giả luận án kế thừa để
đưa ra quan niệm PCTD Hồ Chí Minh.
13
Trong bài viết, tác giả cũng khẳng định nét đặc sắc nhất trong PCTD Hồ
Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, thiết thực gắn với thực tiễn đất
nước và thời đại. Tác giả Mạch Quang Thắng (2015), với cơng trình: Phong
cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Hồ Chí Minh [113, tr. 6 - 9], cho rằng
nét đặc sắc nhất trong PCTD Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo,
thiết thực gắn với thực tiễn đất nước và thời đại. Như vậy, đặc trưng nổi bật
nhất trong PCTD Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo và thiết thực
cụ thể. Với sự khẳng định của nhiều nhà nghiên cứu, tác giả luận án sẽ lấy đặc
trưng này là trục xuyên suốt để xây dựng PCTD của CTV theo PCTD Hồ Chí
Minh trong luận án.
Tiếp tục bàn về những đặc trưng trong PCTD của Hồ Chí Minh, tác giả
Cao Đức Thái (2001), có cơng trình: Những nét đặc sắc trong phong cách tư
duy của Hồ Chí Minh [98, tr. 37 - 54]. Trong bài viết, tác giả đã bước đầu khái
quát những biểu hiện đặc trưng trong PCTD của Hồ Chí Minh: “Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn luôn độc lập suy nghĩ vượt lên trên mọi thành kiến, tư tưởng, gắn liền
tình cảm với lý trí, bao giờ cũng hướng lý trí tới hành động, nắm vững điều kiện
khách quan, phát huy nỗ lực chủ quan và luôn dựa trên tổng kết kinh nghiệm để
làm giầu tri thức mới” [98, tr. 38].
Về những cơ sở hình thành PCTD Hồ Chí Minh, tác giả Bùi Cơng Trang
(2001), với cơng trình: Về phong cách tư duy Hồ Chí Minh [98, tr. 55 - 61], khẳng
định nét nổi bật, đặc sắc dễ nhận thấy trong PCTD Hồ Chí Minh là: “một phong
cách tư duy thấm đượm sâu sắc, nông nàn chủ nghĩa yêu nước, truyền thống dân
tộc Việt Nam trong thời đại mới” [98, tr.56]. Tác giả đã phân tích những cơ sở từ
mơi trường chính trị, xã hội để nảy sinh những nét nổi bật trong PCTD của Người.
Đó là hồn cảnh trong nước; tình hình cách mạng thế giới và xu thế phát triển của
xã hội loài người, đã quy định mục đích, yêu cầu hoạt động chính trị của Người. Do
vậy, PCTD Hồ Chí Minh ln chịu sự quy định của mục tiêu, lý tưởng cách mạng
và những truyền thống văn hóa của dân tộc.
14
Cũng bàn về cơ sở hình thành PCTD Hồ Chí Minh, tác giả Trần Sĩ Phán
(2001), với cơng trình: Góp phần tìm hiểu phong cách tư duy Hồ Chí Minh [98,
tr. 98 - 110], vừa chỉ ra cơ sở hình thành PCTD Hồ Chí Minh, đồng thời chỉ ra
cơ chế biểu hiện của PCTD ấy. Tác giả đã khái quát PCTD của Hồ Chí Minh
“được xây dựng trên cơ sở phong cách tư duy phương Đông kết hợp với tư duy
biện chứng duy vật mác xít và tinh hoa văn hóa châu Âu dựa trên những tố chất
di truyền - sinh học đặc biệt ở Hồ Chí Minh” [98, tr. 99]. Như vậy, theo tác giả,
cơ sở hình thành PCTD Hồ Chí Minh đó là PCTD phương Đơng, phương pháp
tư duy biện chứng duy vật mácxít và tinh hoa văn hóa châu Âu trên nền tảng của
những yếu tố di truyền đặc biệt ở Hồ Chí Minh.
Đồng nhất với quan điểm về cơ sở hình thành PCTD Hồ Chí Minh, tác giả Song
Thành (1987), với cơng trình: Theo phong cách Hồ Chí Minh [108, tr. 15 - 19], khẳng
định Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra PCTD độc lập, tự chủ, sáng tạo và bước
đầu chỉ ra được cơ sở lý luận của PCTD ấy. Đó là sự tiếp thu, vận dụng những
đặc sắc của văn hố phương Đơng nói chung và văn hố Việt Nam nói riêng, của
phương pháp luận duy vật mác xít bởi Hồ Chí Minh và bản sắc cá nhân Người.
Các tác giả trong công trình: Tư tưởng Hồ Chí Minh và thời đại [4], mặc dù
khơng nghiên cứu riêng về PCTD Hồ Chí Minh nhưng cũng đề cập đến những
nét đặc sắc và cơ sở của PCTD Hồ Chí Minh. Chẳng hạn, ở Hồ Chí Minh, có
PCTD kiểu “vơ ngơn”. Đó là nếp tư duy “trực cảm, trực giác phương Đông...,
cái tinh tuý của phương pháp tư duy phương Đông của dân tộc được Người xây
dựng kỳ công trau dồi trở thành “cái thần” của mình...”.
Nghiên cứu cơ sở hình thành PCTD Hồ Chí Minh, tác giả luận án nhận
thấy cần phải tìm ra các yếu tố cốt lõi bên trong và các điều kiện bên ngồi
quy định tới sự hình thành phát triển của PCTD Hồ Chí Minh. Các yếu tố bên
trong chính là các yếu tố nội tại của bản thân PCTD Hồ Chí Minh và yếu tố
bên ngồi chính là các điều kiện khách quan quy định phải xuất hiện hoặc
phải rèn luyện để hình thành và phát triển những phẩm chất tư duy cần có.
15
Bước đầu nghiên cứu các cơng trình liên quan đến phong cách và PCTD
Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu, với các góc độ tiếp cận khác nhau, đã đưa
ra quan niệm về phong cách, PCTD Hồ Chí Minh, các đặc trưng, cơ sở hình
thành PCTD Hồ Chí Minh. Đây là những cơ sở quan trọng để tác giả đề tài
luận án kế thừa và bổ sung phát triển các quan niệm về phong cách, PCTD.
Vấn đề đặt ra, tác giả luận án cần phải tiếp tục khái quát con đường hình
thành, phát triển và các đặc trưng trong của PCTD Hồ Chí Minh dưới góc độ
triết học và hướng nghiên cứu của mình.
1.2. Những cơng trình khoa học tiêu biểu có liên quan
đến xây dựng phong cách tư duy của cán bộ, đảng viên
theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Quang Du (2011), với cơng trình: Xây dựng phong
cách tư duy cho cán bộ lãnh đạo, quản lý theo phong cách tư duy Hồ Chí
Minh [98, tr. 142 - 155], nhấn mạnh: “Chúng ta hoàn toàn có thể chủ động
từng bước xây dựng được phong cách tư duy cho đội ngũ cán bộ đảng viên
nói riêng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung theo phong cách tư
duy Hồ Chí Minh” [98, tr. 142]. Tuy nhiên, xây dựng PCTD của đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý theo PCTD Hồ Chí Minh khơng phải là “rập khuôn”,
mà theo tinh thần, tư tưởng, quan điểm, lập trường, thái độ của Người. Theo
đó, cần phải quán triệt các nguyên tắc phương pháp luận trong xây dựng
PCTD cho một lớp đối tượng trong xã hội. Bàn về những giải pháp xây
dựng, theo tác giả cần tập trung vào: Nắm vững, trau dồi phương pháp tư
duy biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin.
Theo tác giả Nguyễn Bá Dương (2011), trong cơng trình: Học thuyết
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh những giá trị vĩnh hằng [15], để xây
dựng PCTD khoa học cho đội ngũ cán bộ ở nước ta theo PCTD Hồ Chí Minh
phải gắn liền với việc khắc phục những yếu kém trong tư duy của họ. Một
mặt, tích cực hóa q trình tự học tập, tự tu dưỡng, trau dồi phương pháp tư
16
duy biện chứng duy vật. Mặt khác, phải tích cực học tập cách thức vận dụng
phương pháp tư duy biện chứng duy vật của Hồ Chí Minh để định hướng,
điều chỉnh nhận thức và hành động thực tiễn.
Bàn về phương hướng và giải pháp xây dựng PCTD cho cán bộ lãnh đạo,
quản lý, tác giả Nguyễn Thị Phi Yến (2011), với cơng trình: Xây dựng phong cách
tư duy theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh đối với cán bộ lãnh đạo quản lý [98,
tr.188 - 203]. Theo góc độ tiếp cận dựa trên đặc điểm về nhiệm vụ, môi trường
công tác của người lãnh đạo, quản lý, xây dựng PCTD cho đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý theo PCTD Hồ Chí Minh, phải dựa trên những yêu cầu về phẩm chất,
năng lực đáp ứng yêu cầu của lĩnh vực hoạt động và môi trường công tác của họ.
Theo đó, giải pháp có tính chất quyết định nhất trong xây dựng PCTD cho cán bộ
lãnh đạo, quản lý theo PCTD Hồ Chí Minh là nâng cao chất lượng hiệu quả giáo
dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cần rèn luyện
cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của họ, sát với tình hình đất nước và
thời đại và kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai lầm trên lĩnh vực tư
tưởng lý luận; tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trong đổi mới công tác cán bộ.
Tiếp tục bàn về những phương hướng mang tính giải pháp xây dựng
PCTD cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tác giả Lương Thu Hiền (2001),
có cơng trình: “Một số phương hướng nhằm từng bước xây dựng phong cách
tư duy cho cán bộ lãnh đạo, quản lý theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh”
[98, tr. 175 - 187]. Theo tác giả, phương hướng đó tập trung vào: Trước hết là
học tập phương pháp biện chứng trong tư duy của Hồ Chí Minh. Tức là học
tập nghệ thuật vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, uyển chuyển những nguyên lý,
lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện đổi
mới vì chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt phải biết học tập nghệ thuật phân tích và
giải quyết mâu thuẫn biện chứng trong tư duy của Hồ Chí Minh. Hình thành
PCTD cho cán bộ lãnh đạo, quản lý theo PCTD Hồ Chí Minh, cần phải biết
học tập tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo; học tập việc quán triệt sự thống
nhất giữa ý, chí tình cảm cách mạng trong sáng với lý trí khoa học và học tập
17
phong cách gắn lý luận với thực tiễn của PCTD Hồ Chí Minh. Tác giả cịn
khẳng định “tổng kết thực tiễn là biện pháp quan trọng, góp phần trực tiếp vào
việc rèn luyện, nâng cao không ngừng phương pháp tư duy khoa học, đồng
thời khắc phực những yếu kém trong tư duy của họ” [98, tr. 184].
Ở góc độ nghiên cứu khác, hẹp hơn, tác giả Trần Thành (2001), có cơng
trình: Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc khắc phục bệnh giáo điều, kinh
nghiệm chủ nghĩa trong cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta [98, tr. 155 - 174].
Theo tác giả, để xây dựng PCTD cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải khắc
phục những yếu kém trong tư duy của họ bằng cách học tập phương pháp và
PCTD Hồ Chí Minh. Theo đó: “nghiên cứu, học tập phong cách, phương pháp
tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một giải pháp cơ bản nâng cao trình độ
văn hóa tư duy, khắc phục có hiệu quả bệnh giáo điều, kinh nghiệm của cán
bộ ta trong điều kiện hiện nay” [98, tr. 160].
Tác giả Nguyễn Bá Dương (2001), với cơng trình: Xây dựng phương pháp tư duy
khoa học và cách mạng theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh [98, tr. 222 - 228], đã chỉ
ra việc xây dựng và nâng cao trình độ tư duy khoa học theo PCTD Hồ Chí Minh:
“Cần xây dựng năng lực suy luận, khái quát hóa, trừu tượng hóa và xử lý thông
tin, ra quyết định, tạo ra tri thức mới phản ánh đúng đắng sự vận động và phát
triển không ngừng của thế giới khách quan... cần phải tích cực xây dựng trong
thực tiễn, tham gia các hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội,
hoạt động khoa học, văn hóa, giáo dục và đào tạo, học tập một cách tích cực và tự
giác để tích luỹ được nhiều tri thức sâu và rộng” [98, tr. 226 - 227].
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), có cơng trình: Phong cách tư
duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta
hiện nay [13]. Dưới góc độ chính trị học, những giải pháp xây dựng PCTD của
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tác giả đưa ra thiên về các chủ trương, chính
sách của Đảng đối với công tác cán bộ, công tác giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện,
tạo nguồn, quản lý, giám sát, phản biện, đánh giá sử dụng cán bộ, cơ chế, chính
sách đối với cán bộ và môi trường công tác thuận lợi để cán bộ phát huy năng
18
lực. Qua đó, nâng cao trình độ, năng lực, phương pháp tư duy, kích thích tính
tích cực tự giác, tạo động lực để họ rèn luyện PCTD khoa học.
Bàn về những nguyên tắc phương pháp luận xây dựng PCTD cho một
lớp đối tượng trong xã hội theo PCTD Hồ Chí Minh, tác giả Mạch Quang
Thắng (2009), có cơng trình: Hồ Chí Minh - nhà cách mạng sáng tạo [111].
Theo tác giả, để đưa những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cuộc
sống cần phải quán triệt những nguyên tắc phương pháp luận để tăng tính hiệu
quả. Các nguyên tắc ấy, theo tác giả là: “Bám sát đối tượng tiếp nhận tư tưởng
Hồ Chí Minh” [111, tr. 461]; “Đảm bảo tính chỉnh thể, hệ thống, nội dung cơ
bản của tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với từng đối tượng” [111, tr. 462];
“Bám sát thực tiễn cuộc sống của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, chủ động hội nhập đời
sống toàn cầu” [111, tr. 463] và “Thường xuyên liên hệ, vận dụng sáng tạo
phương pháp giáo dục, tuyên truyền của Hồ Chí Minh” [111, tr. 464]. Các
nguyên tắc ấy có thể khái quát: Nguyên tắc tính chỉnh thể, nguyên tắc tính
lịch sử - cụ thể, nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc thực tiễn.
Qua nghiên cứu các cơng trình kể trên, các nhà nghiên cứu, ở các góc độ
khác nhau, đã chỉ ra nội dung, yêu cầu, phương hướng, giải pháp và các nguyên
tắc phương pháp luận xây dựng PCTD cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đây sẽ là
cơ sở khoa học cho tác giả luận án đưa ra quan niệm và chỉ ra những nhân tố quy
định xây dựng PCTD của CTV theo PCTD Hồ Chí Minh. Đồng thời, để xây
dựng PCTD của CTV thoả mãn yêu cầu theo PCTD Hồ Chí Minh, tác giả luận
án cần xác định các yêu cầu có tính chất phương pháp luận để tránh sự chệch
hướng của việc theo PCTD Hồ Chí Minh.
1.3. Những cơng trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến xây dựng
phong cách tư duy của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo
phong cách tư duy Hồ Chí Minh
Bàn về xây dựng PCTD của CTV theo PCTD Hồ Chí Minh, đến nay,
chưa có cơng trình nào nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu về xây dựng đội
19
ngũ CTV theo tư tưởng Hồ Chí Minh, ở những góc độ khác nhau như: Xây dựng
phẩm chất, năng lực; phương pháp, phong cách làm việc; phong cách lãnh đạo,
quản lý của đội ngũ chính ủy, CTV, đã có nhiều cơng trình đề cập tới. Nghiên
cứu những cơng trình tiêu biểu đó, tác giả đề tài luận án sẽ có hướng tiếp cận
trong nghiên cứu về xây dựng PCTD của CTV theo PCTD Hồ Chí Minh.
Bàn đến chất lượng đội ngũ cán bộ phân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh,
tác giả Nguyễn Văn Hiệp (2000), có cơng trình: Nâng cao chất lượng cán bộ
chính trị phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh [41]. Theo tác giả, chất lượng đội ngũ cán bộ
phân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh được cấu thành bởi hai yếu tố cơ bản là đức
và tài, chất lượng đó được kiểm định thơng qua kết quả hồn thành nhiệm vụ
theo chức trách của cán bộ chính trị phân đội. Kế thừa vấn đề này, theo tác giả
luận án, đức và tài chính là phẩm chất và năng lực, khi phẩm chất và năng lực
được rèn luyện trong thực tiễn trở nên ổn định, sẽ thành phong cách. Vì phong
cách chịu sự quy định rất lớn từ môi trường công tác, chức trách nhiệm vụ của
CTV. Nên phong cách của CTV khác với phong cách của những cán bộ khác ở
phân đội, phong cách đó được quy định bởi các mối quan hệ cơng tác của CTV.
Theo đó, phong cách và PCTD của CTV vừa chịu sự quy định của môi trường
công tác và chức trách, nhiệm vụ.
Với cách tiếp cận tổng thể về mơ hình nhân cách CTV theo tư tưởng Hồ
Chí Minh, tác giả Nguyễn Quang Phát (2001), có cơng trình: Xây dựng đội
ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội của Quân đội nhân dân Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh [97]. Theo các tiếp cận này,
mơ hình nhân cách CTV theo tư tưởng Hồ Chí Minh là những yêu cầu về
phẩm chất năng lực và phương pháp, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu
thực hiện chức trách, nhiệm vụ của họ. Những u cầu đó, bao hàm những
u cầu về PCTD, vì PCTD là một bộ phận cấu thành nhân cách CTV. Phong
cách ấy phải gắn với, tính chất, đặc điểm chức trách, nhiệm vụ, gắn với yêu
cầu xây dựng Quân đội, nó phải được biểu hiện trong cả tư duy và hành động
20
của CTV. Như vậy, xây dựng PCTD của CTV không tách rời những yêu cầu,
nội dung biện pháp xây dựng đội ngũ CTV mà Hồ Chí Minh đặt ra.
Tác giả Tơ Xn Sinh (Chủ biên, 2007) với cơng trình: Chế độ chính uỷ,
chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam [102], đã làm rõ những vấn
đề cơ bản và sự hình thành phát triển của chế độ chính ủy, CTV trong quân
đội từ ngày thành lập đến nay; khái quát những bài học kinh nghiệm thực hiện
chế độ chính ủy, CTV trong Qn đội ta. Từ đó, khẳng định: “Suy cho cùng
chế độ chính ủy, chính trị viên chỉ được thực hiện có hiệu lực khi có một đội
ngũ chính ủy, chính trị viên có phẩm chất, năng lực, phong cách cơng tác
ngang tầm với vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ của họ” [102, tr. 146].
Tác giả Hồng Văn Thanh (Chủ biên, 2009), với cơng trình: Bồi dưỡng
nhân cách chính trị viên cho đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay
[105], đã khẳng định, chủ thể trực tiếp bồi dưỡng nhân cách CTV cho đội ngũ
cán bộ chính trị cấp phân đội là trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính ủy, CTV,
người chỉ huy, cơ quan chính trị và các tổ chức trong đơn vị tác động vào hệ
thống phẩm chất nhân cách người cán bộ chính trị cấp phân đội làm cho nó
khơng ngừng phát triển, hồn thiện đáp ứng, u cầu, nhiệm vụ, chức trách
trên cương vị được giao. Hình thức, biện pháp bồi dưỡng thông qua sự tương
tác giữa các chủ thể với đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội, làm biến đổi về
chất theo xu hướng phát triển nhân cách của họ, nhằm xác lập và củng cố hệ
thống phẩm chất, năng lực của người CTV ở họ.
Tác giả Nguyễn Văn Thắng (2010), chủ nhiệm cơng trình: Nghiên cứu
giải pháp bồi dưỡng phong cách lãnh đạo cho đội ngũ chính ủy trung, lữ
đồn Qn đội nhân dân Việt Nam hiện nay [110], đã nghiên cứu một bộ phận
của phong cách chính ủy trung, lữ đồn QĐNDVN, đó là phong cách lãnh
đạo. Theo tác giả: “Phong cách lãnh đạo là một kiểu phong cách đặc thù gắn
với chức trách, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và cương vị của chủ thể” [110, tr.
17]. Do vậy, nó có quan hệ mật thiết với tư tưởng, đường lối cách mạng. Tác giả
luận án nhận thấy, PCTD cũng như phong cách lãnh đạo, là một bộ phận của
21
phong cách CTV, nó cũng có quan hệ mật thiết và chịu sự quy định của tư tưởng,
đường lối cách mạng. Cơng trình cũng bàn đến các ngun tắc trong bồi dưỡng
phong cách lãnh đạo bao gồm: Nguyên tắc khách quan; nguyên tắc thực tiễn;
nguyên tắc phát triển. Những nguyên tắc mà đề tài đề cập đến là cơ sở để tác giả
luận án kế thừa bổ sung cho phù hợp với u cầu có tính ngun tắc trong xây
dựng PCTD của CTV theo PCTD Hồ Chí Minh.
Tác giả Nguyễn Tiến Quốc (Chủ biên, 2010), với cơng trình: Nâng cao
phẩm chất, năng lực của đội ngũ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay [100], tuy không đề cập trực tiếp đến PCTD
của CTV. Nhưng trên cơ sở luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn và giải pháp
nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ chính ủy, CTV trong QĐNDVN
hiện nay, sẽ đặt cơ sở để tác giả luận án có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn
để xác định căn cứ xây dựng PCTD của CTV. Cơng trình cũng chỉ rõ:
“Phẩm chất, năng lực của chính ủy, chính trị viên trực tiếp ảnh hưởng đến
chất lượng xây dựng và phát huy sức mạnh của tổ chức và con người trong
đơn vị, đến kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao” [100, tr. 5].
Phân tích vị thế, vai trị của CTV, các tác giả của cơng trình: Vị thế của
đội ngũ chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [125], luận
giải: “Cán bộ chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và chính
trị viên nói riêng có vị trí, vai trị quan trọng trong việc tăng cường, giữ vững
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt
Nam; trong xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị; trong việc thực hiện và
nâng cao hiệu lực công tác đảng, cơng tác chính trị - ngun tắc trong xây dựng
qn đội kiểu mới. Chính vị trí, vai trị của chính trị viên đã xác lập trên
nguyên tắc vị thế của họ trong quân đội, trong xã hội” [125].
Tác giả Phạm Văn Nhuận (Chủ biên, 2011), với cơng trình: Phẩm chất đạo
đức của chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam [95], đã làm rõ
phẩm chất đạo đức và phẩm chất đạo đức của chính ủy, CTV trong QĐNDVN;
đồng thời, định hướng giải pháp bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của chính ủy, CTV
22
trong thời kỳ mới. Cơng trình chỉ rõ: “Phẩm chất đạo đức của chính ủy, chính trị
viên trong quân đội ta là một tiêu chí quan trọng hàng đầu trong nhân cách đức - tài
của người cán bộ chủ trì về chính trị, đảm nhiệm cơng tác đảng, cơng tác chính trị
trong quân đội, tiêu biểu cho phẩm chất đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ,
đảng viên, quân nhân cách mạng, có sức cảm hóa, thuyết phục, hướng dẫn nhận
thức và hành động cách mạng của cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền vươn lên hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, nhân dân giao phó [95, tr. 39].
Tác giả Trần Thu Truyền (2011), với cơng trình: Bồi dưỡng phương
pháp tác phong cơng tác của đội ngũ chính trị viên trong Quân đội nhân
dân Việt Nam giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh [121], bàn đến
con đường hình thành phương pháp, tác phong cơng tác của CTV theo tư
tưởng Hồ Chí Minh. Theo tác giả, sự hình thành phương pháp, tác phong cơng
tác của CTV được hình thành trên một số lĩnh vực: Một là, thơng qua giáo dục
- đào tạo, bồi dưỡng ở nhà trường. Hai là, thực hiện nhiệm vụ theo chức trách.
Ba là, thông qua tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của đội ngũ CTV. Cũng theo tác
giả: “phương pháp tác phong công tác là cách thức, biện pháp, cung cách làm
việc mà chủ thể sử dụng để tác động và đối tượng nhằm đạt mục đích nhất
định” [121, tr. 38]. Tác giả luận án nhận thấy, phương pháp, tác phong cơng
tác có quan hệ chặt chẽ với phong cách làm việc của CTV. Vì vậy, từ việc
nghiên cứu con đường hình thành phương pháp tác phong công tác của CTV
theo tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ là cơ sở để tác giả luận án có những định
hướng trong nghiên cứu con đường hình thành phát triển phong cách nói
chung, PCTD của CTV nói riêng theo PCTD Hồ Chí Minh.
Tác giả Lê Duy Chương và Bùi Quang Cường (Đồng chủ biên, 2012), với
công trình: Quan điểm V. I. Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính ủy, chính trị
viên [12], đã hệ thống những quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về chính ủy trong
Hồng quân và tư tưởng Hồ Chí Minh về chính ủy, CTV trong QĐNDVN, các
tác giả đã chỉ ra vấn đề quán triệt quan điểm của V. I. Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh trong xây dựng đội ngũ chính ủy, CTV hiện nay. Cơng trình nhận định:
“Quan điểm của V. I. Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chức năng, nhiệm vụ,
23
vai trị, vị trí, phẩm chất, năng lực, phong cách làm việc, đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ chính ủy, chính trị viên là cơ sở tư tưởng, lý luận, kim chỉ nam cho cơng
tác xây dựng đội ngũ chính ủy, chính trị viên của quân đội ta theo tinh thần
Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị khóa IX” [12, tr.151].
Nhâm Cao Thành (2013), với cơng trình: Xây dựng phong cách làm việc
của chính ủy trung đồn bộ binh Qn đội nhân dân Việt Nam hiện nay [106],
bàn đến những yếu tố quy định, tác động đến quá trình hình thành, phát triển
phong cách làm việc của chính ủy trung đồn bộ binh. Trong cơng trình chỉ ra,
cả yếu tố nội tại bên trong và yếu tố bên ngoài. Đây là những yếu tố căn bản,
quyết định nhất đến sự hình thành, phát triển phong cách làm việc của chính ủy
trung đoàn bộ binh. Nghiên cứu các yếu tố cấu thành phong cách làm việc của
chính ủy trung đồn bộ binh là cơ sở để tác giả luận án kế thừa, bổ sung, phát
triển trong việc tìm ra các yếu tố quy định đến sự hình thành và phát triển của
PCTD của CTV theo PCTD Hồ Chí Minh.
Khơng trực tiếp bàn đến phong cách, PCTD, nhưng tác giả Trần Hậu Tân
(2013), với cơng trình: Kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực
thực tiễn của chính trị viên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [103] đã chỉ ra
mối quan hệ giữa nâng cao năng lực tư duy lý luận và năng lực thực tiễn là: “Đó là
q trình thực tiễn hố lý luận, lý luận hoá thực tiễn, thực chất đây là nguyên tắc
nhận thức luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin” [103, tr. 50]. Mối
quan hệ này cũng bàn đến sự vận động từ tư duy vào thực tiễn vừa để phát triển
tư duy vừa để nâng cao năng lực thực tiễn. Dù tác giả không trực tiếp bàn đến sự
hình thành PCTD thơng qua sự vận dụng lý luận vào thực tiễn, nhưng cũng gián
tiếp thấy được sự hình thành PCTD của CTV.
Bàn về vị trí, vai trị, nhiệm vụ của chính ủy, CTV, tác giả Phan Trọng Hào
(2014), với cơng trình: Đổi mới phong cách làm việc của chính ủy, chính trị viên
theo tư tưởng Hồ Chí Minh [38], đã khẳng định: “Chính ủy, chính trị viên là
những đảng viên, cán bộ được Đảng, Nhà nước và Quân đội lựa chọn, đào tạo, bồi
dưỡng, để đảm nhiệm nhiệm vụ chủ trì về chính trị và trực tiếp tổ chức thực hiện
hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong các đơn vị quân đội. Do chức
24
năng, nhiệm vụ của chính ủy, chính trị viên nên phong cách làm việc của họ là
phong cách công tác của cán bộ lãnh đạo, người chủ trì về chính trị trong các đơn
vị quân đội” [38, tr. 42]. Theo tác giả, phong cách làm việc của chính ủy, CTV
trong quân đội được hình thành, trau dồi, rèn luyện suốt mấy chục năm qua đã góp
phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực CTĐ, CTCT, hoàn thành nhiệm vụ
phát huy nhân tố con người trong từng đơn vị.
Tác giả Đỗ Ngọc Hanh (2016), với cơng trình: Phát triển tư duy lý luận
của đội ngũ chính trị viên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [39], chỉ ra
quá trình chuyển hóa từ tư duy lý luận vào hoạt động thực tiễn của CTV. Đó là:
“sự chuyển hóa những nguyên lý, lý luận và quan trọng hơn là vận dụng đúng
đắn phương pháp tư duy biện chứng duy vật vào hoạt động cơng tác đảng, cơng
tác chính trị - một lĩnh vực của thực tiễn quân sự” [39, tr. 35]. Q trình vận
động, chuyển hóa đó cứ lặp đi lặp lại thì tư duy lý luận sẽ được phát triển và hình
thành nên những dấu ấn cá nhân của bản thân CTV. Q trình này, theo tác giả
luận án, chính là quá trình hình thành PCTD. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề này là
cơ sở để tác giả luận án đề cập đến cơ chế vận hành để tạo ra PCTD.
2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
cơng bố và những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết
2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu các cơng trình khoa học đã cơng bố
Một là, những cơng trình trên đã luận giải một cách tương đối đầy đủ về
phong cách và PCTD Hồ Chí Minh. Điểm nhấn của các cơng trình khi bàn
đến phong cách là những nét riêng độc đáo hệ thống ổn định, gắn với con
người, từng cá nhân hay một lớp người nào đó, nó được thể hiện trên tất cả
các mặt hoạt động của con người. Phong cách Hồ Chí Minh chính là con
người Hồ Chí Minh, đó là chỉnh thể hệ thống phong cách Hồ Chí Minh,
PCTD Hồ Chí Minh là một bộ phận trong hệ thống phong cách đó và có vai
trị xun suốt, chi phối các phong cách cịn lại.
Về cơ sở hình thành PCTD Hồ Chí Minh, mỗi tác giả khai thác ở góc độ
khác nhau. Tựu trung lại, PCTD Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở của sự
kết hợp giữa PCTD phương Đông với PCTD phương Tây, mà cốt lõi là phương