Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Quách thảo ly + bùi thị thúy nguyệt THCS lộc thịnh PGD ngọc lặc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO THANH HOÁ
BÀI DỰ THI
PHÒNG GIÁO
VÀdụng
ĐÀO
TẠO
CuộcDỤC
thi Vận
kiến
thứcHUYỆN
liên mônNGỌC LẶC
LỘC
để giải quyết cácTRƯỜNG
tình huống THCS
thực tiễn
dànhTHỊNH
cho học sinh trung học
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Lặc
- Trường THCS Lộc Thịnh
- Địa chỉ: Làng Đồi Nâu, xã Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc
- Điện thoại:

0949161621

- Email:
- Thông tin về thí sinh:
1. Họ và tên:

Quách Thảo Ly



Ngày sinh: 05/12/2003
2. Họ và tên:

Lớp: 9B

Bùi Thị Thúy Nguyệt

BÀI
Ngày sinh: 24/02/2003

DỰ
THI
Lớp:
9B
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình
huống thực tiễn dành cho học sinh trung học

THÔNG TIN VỀ THÍ SINH
1. Họ và tên:
Quách Thảo Ly
Ngày sinh: 05/12/2003
Lớp: 9B
2. Họ và tên:
Bùi Thị Thúy Nguyệt
Ngày sinh: 24/02/2003
Lớp: 9B

Lộc Thịnh, tháng 11 năm 2017
1



1. Tên tình huống:
Vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết tình huống: Sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK&HQ)
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Năng lượng không thể thiếu trong sản xuất, sinh hoạt và hầu hết mọi hoạt
động của cuộc sống. Tuy nhiên, nguồn năng lượng truyền thống đang cạn kiệt dần
và việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống cũng gây ra những tác
động tiêu cực đối với con người và môi trường sống như biến đổi khí hậu, sự nóng
lên toàn cầu. Các hiện tượng thiên tai như bão lũ, hạn hán, xói lở bờ biển đã và
đang xảy ra thường xuyên hơn gây thiệt hại rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã
hội và môi trường sống. Việt Nam là nước đang phát triển, nhu cầu sử dụng năng
lượng trong các năm qua ở mức khá cao và còn tiếp tục duy trì trong nhiều năm
nữa. Nước ta dù được thiên nhiên ưu đãi, có sự phong phú về tài nguyên năng
lượng nhưng thực tế cho thấy khả năng khai thác chế biến sử dụng còn nhiều hạn
chế, hiệu quả thấp. Nếu việc sử dụng năng lượng còn lãng phí, chưa có hiệu quả thì
nguy cơ thiếu hụt năng lượng sẽ rất lớn. Vì vậy mục tiêu của giải quyết tình huống
là: Nhằm nâng cao nhận thức cho các bạn học sinh nói riêng và toàn thể xã hội về
nguy cơ thiếu năng lượng hiện tại và trong tương lai.Từ đó tăng cường năng lực, kĩ
năng, hình thành thái độ, hành vi của mọi người về SDNLTK&HQ
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
- Khái niệm năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiệu
quả, SDNLTK&HQ.
- Thực trạng sử dụng năng lượng trên thế giới và ở Việt Nam.
- Tình hình khai thác tài nguyên, sử dụng năng lượng và ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái.
- Sự cần thiết phải SDNLTK&HQ và các biện pháp để SDNLTK&HQ.
- Hành động của mỗi cá nhân trong việc SDNLTK&HQ.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:

Việc SDNLTK&HQ là yêu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia và cũng là một
trong các biện pháp quan trọng để góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện
nay, trước hết đó là vấn đề môi trường, vấn đề phát triển bền vững.
Để giải quyêt tình huống, chúng em đã vận dụng kiến thức của các môn học:
- Môn Địa lí: Các nguồn tài nguyên năng lượng, thực trạng sử dụng năng
lượng, ảnh hưởng của sự thiếu hụt nguồn năng lượng, các biện pháp
SDNLTK&HQ.
- Vật lí: Khái niệm năng lượng, các nguồn tài nguyên năng lượng, các biện
pháp SDNLTK&HQ.
- Toán học: Số liệu thống kê.
- Văn: Lập luận, chứng minh.
- GDCD: Ý thức của con người trong SDNLTK&HQ.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
* Các khái niệm:
- Khái niệm năng lượng:
Theo từ điển bách khoa Việt Nam, năng lượng được định nghĩa là: “độ đo định
lượng chung cho mọi dạng vận động khác nhau của vật chất”.
2


Trong từ điển Tiếng Việt và từ điển vật lí phổ thông, năng lượng được định
nghĩa là “đại lượng vật lí đặc trưng cho khả năng sinh ra công của một vật”
Theo nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết
kiệm hiệu quả thì năng lượng được hiểu là “dạng vật chất có khả năng sinh công,
bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu mỏ, khí đốt và nguồn năng lượng thứ
cấp là nhiệt năng, điện năng được sinh ra thông qua quá trình chuyển hóa năng
lượng sơ cấp”
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm: Sử dụng hợp lí, giảm hao phí năng lượng
trong quá trình sử dụng.
- Sử dụng năng lượng hiệu quả: đảm bảo thực hiện được các hoạt động cần

thiết với mức tiêu phí năng lượng thấp nhất.
- SDNLTK&HQ là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm
giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo
đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống.
* Thực trạng sử dụng năng lượng trên thế giới và ở Việt Nam:
Theo số liệu thống kê của cơ quan năng lượng quốc tế IEA thì tiêu thụ năng
lượng trên thế giới cho các lĩnh vực sản xuất và tiện nghi nhà ở như sau: công
nghiệp, giao thông vận tải và lĩnh vực tiện nghi nhà ở chiếm phần lớn tiêu thụ năng
lượng (mỗi lĩnh vực khoảng 25%), thương mại và dịch vụ công cộng khoảng 10%,
nông lâm ngư nghiệp khoảng 3%, các lĩnh vực sử dụng khác khoảng 12%.
- Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp có các ngành sản xuất có nhu cầu tiêu
thụ năng lượng cao như: Ngành công nghiệp không sản xuất sản phẩm dầu hay
điện; Ngành lọc dầu, sản xuất, khai thác than; Ngành sản xuất điện năng.
Trong đó các ngành công nghiệp không sản xuất sản phẩm dầu hay điện tiêu
tốn nhiều năng lượng nhất, trong đó hơn một nửa là các dạng năng lượng không tái
sinh như than, dầu, khí đốt.
- Trong lĩnh vực giao thông vận tải: đa số các phương tiện chuyên chở dùng
các sản dầu làm nhiên liệu. Ngành giao thông vận tải tiêu thụ khoảng 60% năng
lượng dầu đã được chế biến, sản phần dầu chiến 95% thị phần năng lượng của
ngành giao thông vận tải.
- Trong sản xuất điện năng, việc sử dụng các nguồn năng lượng để sản xuất
phân bố như sau: nhiên liệu hóa thạch chiếm 64%, năng lượng hạt nhân 17%, thủy
điện 18%, năng lượng tái tạo 1% điện năng toàn cầu.
Ở Việt Nam, sản lượng điện thương phẩm cuối năm 2007 là 66,8 tỷ kWh, tăng
2,5 lần so với năm 2000, trong đó thủy điện khoảng 64%, than, nhiệt điện gần
34%,; Tiêu thụ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng chiếm 46,97%,
lĩnh vực quản lí - tiêu dùng - dân cư 47,14%.
Theo các số liệu thống kê, thì tỉ lệ sử dụng các nguồn năng lượng trong lĩnh
vực tiện nghi nhà ở như sau: năng lượng tái tạo hơn 40%, sử dụng khí đốt và điện
gần bằng nhau (khoảng hơn 20%), năng lượng than và hơi nước nóng chiếm

khoảng 7%, sản phẩm dầu khoảng 10%...

3


Như vậy, trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, nhu cầu
năng lượng ngày càng cao do nhu cầu tăng trưởng kinh tế, phát triển các ngành sản
xuất công nghiệp, giao thông vận tải và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguồn năng lượng được sử dụng chủ yếu vẫn là các nguồn năng lượng hóa thạch
như than đá, dầu, khí tự nhiên.
* Tình hình khai thác tài nguyên, sử dụng năng lượng và ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái:
Việc gia tăng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng như
hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã dẫn đến nhiều nguồn tài nguyên
năng lượng như than, dầu khí đang bị cạn kiệt.
Ước tính chung trên thế giới nguồn dầu mỏ thương mại còn dùng được
khoảng 60 năm, khí tự nhiên còn dùng được khoảng 80 năm, than còn dùng được
khoảng 150 - 200 năm.
Tại Việt Nam các nguồn năng lượng này còn có thể hết trước thế giới một vài
chục năm. An ninh năng lượng Việt Nam đang trở thành vấn đề cấp bách. Các
chuyên gia năng lượng dự báo đến năm 2020 Việt Nam sẽ phải nhập khoảng 12% 20% năng lượng. Đến năm 2050 năng lượng cần nhập lên đến 50% - 60%, chưa kể
điện hạt nhân. Trong lĩnh vực điện năng, chúng ta chủ yếu dựa vào nhiệt điện
(34%) và thủy điện (64%). Thủy điện tuy có tiềm năng lớn nhưng phụ thuộc vào
thời tiết và nếu phát triển thủy điện quá lớn sẽ có những tác động tiêu cực tới nôi
trường sinh thái. Về xăng dầu, hiện nay hàng năm chúng ta đang phải nhập khẩu
khoảng 10 triệu tấn và dự báo tới năm 2020 chúng ta sẽ phải nhập khẩu ít nhất tới
15 triệu xăng dầu.

4



Như vậy, về lâu dài, các nguồn năng lượng hóa thạch sớm muộn sẽ cạn kiệt,
thiếu hụt năng lượng cho nền kinh tế và đời sống là một thách thức thực sự. Việc
sử dụng nguồn năng lượng hoá thạch, bên cạnh việc trữ lượng của chúng có hạn,
còn dẫn đến những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như làm biến đổi khí
hậu trên trái đất, là một trong các vấn đề toàn cầu hiện nay.
Ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng đến môi trường
sinh thái:
Các nguồn năng lượng hóa thạch thường nằm sâu trong lòng đất, vì vậy việc
khai thác chúng thường có ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Khai thác than
sâu trong lòng đất phải xây dựng các hầm lò, phải chặt cây rừng, bóc lớp đất đá,
khai thác lộ thiên phải làm đường cho các phương tiện khai thác, vận chuyển đi lại
ở quy mô lớn dẫn đến nhiều vấn đề về môi trường sinh thái. Việc khai thác và vận
chuyển dầu mỏ trên biển hoặc tại các mủi khoan có thể gây ra sự cố tràn dầu. Việc
khai các nguồn nhiên liện hóa thạch có quy mô càng lớn thì ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái càng lớn nếu các công ty khai thác không thực thi đúng các biện
pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Tại rất nhiều mỏ khai thác đã xảy ra tình trạng
sói mòn, sạt lở đất, hủy hoại môi trường sinh thái; những vụ tràn dầu trên biển, trên
sông do sự cố tràn dầu của các phương tiện vận chuyển đã hủy hoại môi trường
của cả một vùng biển rộng lớn.

5


Việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch làm gia tăng hiệu ứng nhà kính,
là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây biến đổi khí hậu, ảnh hưởng xấu đến
môi trường và cuộc sống con người trên Trái Đất với quy mô lớn. Những hậu quả
của biến đổi khí hậu gây ra: Làm nhiệt độ Trái Đất tăng, làm mực nước biển dâng,
làm tăng cường các thiên tai.
Ở Việt Nam, các biểu hiện và hậu quả của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt:

thời tiết bất thường, bão lũ lụt và khô hạn thường xuyên hơn, tình trạng hoang mạc
hóa có xu hướng gia tăng...

6


Các nhà máy điện đều có ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, gây biến đổi
khí hậu trên Trái Đất. Các nhà máy nhiệt điện là nguồn phát thải khí CO 2 chính, cứ
10 tấn CO2 phát tán vào khí quyển Trái Đất thì các nhà máy nhiệt điện chiếm tới 4
tấn. Ngoài ra, các nhà máy nhiệt điện còn thải ra khí thủy ngân và một số khí độc
khác như SO2, NOx vào bầu khí quyển. Các nhà máy thủy điện mặc dù không phát
thải khí nhà kính nhiều như các nhà máy nhiệt điện nhưng cũng gây ra nhiều vấn
đề về môi trường. Các hồ chứa của các nhà máy thủy điện ở các vùng nhiệt đới có
thể sản sinh và giải phóng một lượng lớn khí CH 4 và CO2 vào khí quyển. Các nhà
máy điện hạt nhân thường sử dụng công nghệ hiện đại, an toàn và ít gây ô nhiễm
môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất và xử lí chất thải hạy nhân vẫn
tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nếu để rò rĩ các chất phóng xạ (Thảm hoạ
nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Ukraina hay thảm họa hạt nhân ở Nhật Bnả
năm 2013 là những ví dụ)

* Sự cần thiết phải SDNLTK&HQ:
Các nhà khoa học đã tính toán: Chi phí để tiết kiệm 1 kwh điện rẻ hơn nhiều
so với số tiền bỏ ra để sản xuất 1 kwh điện. Đối với Việt Nam, chế độ tiết kiệm được
coi là một quốc sách đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từng cơ quan và từng
người lao động.
SDNLTK&HQ ngày nay đang là xu hướng chung của tất cả các quốc gia trên
thế giới, từ các quốc gia phát triển đến các quốc gia đang phát triển; các nước có
nguồn tài nguyên năng lượng dồi dào cũng như các nước khan hiếm nguồn tài
nguyên năng lượng. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cũng là yêu cầu
cấp thiết của mỗi quốc gia và cũng là một trong các biện pháp quan trọng để góp

phần giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay, trước hết đó là vấn đề khủng hoảng
năng lượng, vấn đề môi trường và vấn đề phát triển bền vững.
Việc SDNLTK&HQ là cần thiết vì:
- Các nguồn tài nguyên năng lượng, đặc biệt là các nguồn nhiên liệu hóa
thạch như than, dầu mỏ, khí tự nhiên là có hạn và đang bị khai thác với một tốc độ
lớn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và sinh hoạt của con người nên đang bị
cạn kiệt.
- Những vấn đề môi trường gây ra do các hoạt động của con người trong đó
việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng, đặc biệt là năng lượng hóa thạch,
7


đóng góp phần chủ yếu.
- SDNLTK&HQ đóng góp vào việc thực hiện các nguyên tắc phát triển bền
vững của cả thế giới cũng như của mỗi quốc gia. Phát triển bền vững “là sự phát
triển có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
* Các biện pháp về SDNLTK&HQ:
+ Xây dựng các văn bản pháp quy về SDNLTK&HQ
+ Lựa chọn cơ cấu kinh tế cho hiệu quả cao về sử dụng năng lượng; phát
triển hợp lí các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng;
+ Có chính sách ưu tiên đối với việc phát triển các nguồn năng lượng mới và
nguồn năng lượng tái sinh.
+ Đưa nội dung giáo dục SDNLTK&HQ vào các cấp học;
+ Tuyên truyền về SDNLTK&HQ trong gia đình, trường học, cộng đồng;
+ Giảm tổn thất trong quá trình chuyển đổi năng lượng
+ Giảm lãng phí năng lượng trong đời sống, sản xuất
+ Sử dụng các thiết bị điều khiển tự động để giảm tiêu thụ năng lượng
+ Đổi mới công nghệ, năng cao hiệu suất máy móc; tăng cường sử dụng
thiết bị có hiệu suất sử dụng năng lượng cao;

+ Thu hồi năng lượng thải từ các quá trình sản xuất, sinh hoạt và tái sử dụng
+ Khai thác các nguồn năng lượng mới có hiệu suất sử dụng cao và ít gây ô
nhiễm môi trường
* Hành động của mỗi cá nhân:
Trước hết, chúng ta cần ý thức được nguồn năng lượng là rất đa dạng,
nhưng không phải là vô tận; cần ý thức được tầm quan trọng của việc
SDNLTK&HQ; cần sử dụng năng lượng không gây tác hại tới môi trường; tuyên
truyền cho mọi người về tác hại của việc khai thác, sử dụng năng lượng không hợp
lí; thực hiện SDNLTK&HQ trong gia đình, nhà trường và cộng đồng; áp dụng các
biện pháp kĩ thuật tiên tiến nhằm SDNLTK&HQ. Hãy là tấm gương để lôi cuốn
bạn bè, gia đình và những người xung quanh thực hiện SDNLTK&HQ.
Mỗi cá nhân chúng ta có thể thực hiện SDNLTK&HQ bằng những hành
động rất đơn giản và dễ thực hiện như:
- Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày, lựa chọn các thiết bị tiết kiệm điện,
lắ đặt khoa học và hợp lí; Điều chỉnh các thói quen sử dụng điện trong gia đình và
nơi công cộng: rút hẳn phích điện và tắt điện khi không sử dụng...
- Đi bộ hoặc đi xe đạp tới các địa điểm gần; đi chung xe với bạn bè......
Hãy tin rằng, hành động của chúng ta dù nhỏ nhưng chúng ta có thể cùng
nhau tạo nên sự thay đổi to lớn cho địa phương, đất nước và cả Trái Đất.

8


9


6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Việc thiếu hụt năng lượng sẽ có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi
hoạt động sản xuất, đời sống con người, môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của
mọi quốc gia trên Trái Đất. Thông qua việc tích hợp các kiến thức liên môn để giải

quyết vấn đề SDNLTK&HQ, chúng em mong muốn cá nhân mỗi người và toàn thể
nhân loại cần hiểu rõ hơn về thực trạng, nguyên nhân và những hậu quả nặng nề từ
việc sử dụng nguồn năng lượng chưa tiết kiệm, hiệu quả. Và từ đó, tất cả chúng ta
cần có những hành động cụ thể, thiết thực, cùng chung tay SDNLTK&HQ. Chúng ta
SDNLTK&HQ chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta và cả của các thế hệ
tương lai.

10



×