Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ SƠN ĐỊNH, HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.93 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ NGÀNH 52850103

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI
VÙNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ SƠN ĐỊNH,
HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE

SINH VIÊN THỰC HIỆN
CHÂU THỤC MẪN
MSSV: 13D850103057
LỚP: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI - KHÓA 8

2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ NGÀNH 52850103

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI
VÙNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ SƠN ĐỊNH,
HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE

SINH VIÊN THỰC HIỆN


CHÂU THỤC MẪN
MSSV: 13D850103057
LỚP: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI K8

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
VÕ VĂN BÌNH

2017


LỜI CẢM ƠN
Qua bốn năm học tập tại trường Đại học Tây Đô, thầy cô đã giảng dạy, trang bị
cho em nhiều kiến thức bổ ích không những về chuyên ngành mà cả những kiến thức
thực tiễn trong cuộc sống giúp chúng em tự tin bước ra khỏi ngưỡng cửa đại học.
Em xin tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô trường Đại học Tây Đô, đặc biệt quý thầy
cô khoa Sinh học Ứng dụng đã tận tình chỉ dạy cho chúng em trong suốt thời gian học
tập tại trường. Để có được kết quả như ngày hôm nay em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc
đến:
Thầy Võ Văn Bình đã định hướng và hướng dẫn để em thực hiện hoàn chỉnh bài
luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn cô chú, anh chị ở Ủy Ban nhân dân xã Sơn Định đã cung cấp số liệu và
tạo điều kiện thuận lợi cho em để có thể hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp.
Cha, Mẹ là nguồn động viên, gia đình đã luôn ủng hộ và giúp đỡ em rất nhiều
trong suốt con đường học tập.
Và các bạn lớp Quản lý đất đai 8 luôn bên em, tạo niềm tin và giúp đỡ em trong
suốt thời gian qua.
Xin bày tỏ sự biết ơn với tấm lòng trân trọng!

Châu Thục Mẫn


i


TÓM TẮT
Xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tình hình kinh tế - xã hội Luận
văn: “Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã Sơn Định, Huyện
Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre” được tiến hành nghiên cứu tại UBND xã Sơn Định, Huyện
Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre.
Luận văn thực hiện nhằm đánh giá việc thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới
tại xã Sơn Định. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các điểm mạnh
vốn có của xã, nâng cao tiêu chí chuẩn nông thôn mới phù hợp với xã để quy hoạch
phát triển góp phần hoàn thiện chuẩn nông thôn mới vững mạnh tạo điều kiện phát
triển kinh tế xã hội xã Sơn Định. Đánh giá quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn xã Sơn Định dựa trên 19 tiêu chí từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu để nâng cao
tiêu chí của đề án xây dựng nông thôn mới của xã.
Kết quả cho thấy kinh tế trong điều kiện phát triển chung những năm tốc độ tăng
trưởng khá. Thu nhập bình quân đầu người là 31 triệu đồng/người/năm. Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng 45%; Công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ
trọng 35%; Thương mại, dịch vụ chiếm 20%. Những hạn chế như nông thôn phát triển
tự phát, thiếu quy hoạch; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chưa bền vững; Kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ; Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đổi mới
còn chậm; Tiếp thu, chuyển giao những tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất
nông nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra được sản phẩm có giá trị, hiệu quả kinh tế
cao, có sức cạnh tranh lớn; Đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn thấp.

ii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 4.1: Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới .......................... 18
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................................iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................. vi
4.5.1 Điểm mạnh. .......................................................................................................................... 37
4.5.2 Điểm yếu. ............................................................................................................................. 38
Thu nhập và mức sống của người dân còn thấp, khả năng huy động các nguồn nội lực trong dân
không nhiều, nguồn vốn xã hội hóa rất hạn chế. .......................................................................... 38
Được nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, nhưng trình độ học vấn của lao động nông thôn còn
thấp là một thách thức lớn trong quá trình học tập và tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật mới
vào sản xuất, xử lý những diễn biến xấu về môi trường. Do đó, cần phải quan tâm đến việc đào
tạo lại và coi trọng thực hành, thí nghiệm, xây dựng mô hình sản xuất....................................... 39
Quỹ đất của xã đã được khai thác sử dụng hết, do đó có nhiều khó khăn cho việc nâng cấp, mở
rộng công trình, nhất là các công trình xây dựng mới. Cần phải quán triệt và nâng cao tinh thần
trách nhiệm của mỗi người dân đối với cộng đồng trong quá trình xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. ....................................................................................... 39
4.6Thuận lợi và khó khăn trong tình hình đánh giá kinh tế - xã hội của xã Sơn Định. .................. 39
4.6.1 Thuận lợi. ............................................................................................................................ 39
4.6.2 Khó khăn. ............................................................................................................................ 40

Bảng 4.10: Đánh giá hiện trạng hộ nghèo ............................................................... 29

iii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ huyện Chợ Lách .......................................................................... 13

iv



DANH MỤC VIẾT TẮT
NTM

: Nông thôn mới



: Quyết định

NQ

: Nghị quyết

TTLT

: Thông tư liên tịch

MTQG

: Mục tiêu quốc gia

BTN&MT

: Bộ Tài nguyên & Môi trường

BNNPTNT

: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

BXD


: Bộ xây dựng

CNH

: Công nghiệp hóa

HĐH

: Hiện đại hóa

UBND

: Ủy ban nhân dân

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HU

: Huyện ủy

XD

: Xây dựng

DA

: Dự án


CT

: Chương trình

GTNT

: Giao thông nông thôn

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

VHVN - TDTT

: Văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao

KT - XH

: Kinh tế - xã hội

TC - KH


: Tài chính - kế hoạch

VH - TT

: Văn hóa thông tin

BTC

: Bộ tài chính

TCXDVN

: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

QCXDVN

: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

BCĐ

: Ban chỉ đạo

BHYT

: Bảo hiểm y tế

v



MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................................iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................. vi
4.5.1 Điểm mạnh. .......................................................................................................................... 37
4.5.2 Điểm yếu. ............................................................................................................................. 38
Thu nhập và mức sống của người dân còn thấp, khả năng huy động các nguồn nội lực trong dân
không nhiều, nguồn vốn xã hội hóa rất hạn chế. .......................................................................... 38
Được nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, nhưng trình độ học vấn của lao động nông thôn còn
thấp là một thách thức lớn trong quá trình học tập và tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật mới
vào sản xuất, xử lý những diễn biến xấu về môi trường. Do đó, cần phải quan tâm đến việc đào
tạo lại và coi trọng thực hành, thí nghiệm, xây dựng mô hình sản xuất....................................... 39
Quỹ đất của xã đã được khai thác sử dụng hết, do đó có nhiều khó khăn cho việc nâng cấp, mở
rộng công trình, nhất là các công trình xây dựng mới. Cần phải quán triệt và nâng cao tinh thần
trách nhiệm của mỗi người dân đối với cộng đồng trong quá trình xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. ....................................................................................... 39
4.6Thuận lợi và khó khăn trong tình hình đánh giá kinh tế - xã hội của xã Sơn Định. .................. 39
4.6.1 Thuận lợi. ............................................................................................................................ 39
4.6.2 Khó khăn. ............................................................................................................................ 40

CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1Tính cấp thiết của đề tài. ................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài. .......................................................................................... 1
1.3Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu. ......................................................................................... 2
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................... 2
1.6 Những đóng góp mới của đề tài ....................................................................... 2
1.7Nội dung của bài luận văn ................................................................................. 2
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
2.1 Cơ sở lý luận. ................................................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm về nông thôn . .......................................................................... 4

2.1.2 Khái niệm về mô hình nông thôn mới. ..................................................... 4
2.1.3 Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế- xã hội ........ 5
2.1.4Nội dung xây dựng nông thôn mới. ........................................................... 6
2.1.5Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới. ........................................................ 8
2.2Cơ sở thực tiễn. ................................................................................................. 8
vi


2.2.1 Mô hình nông thôn mới của một số nước trên thế giới. ........................... 8
2.2.2Triển khai xây dựng nông thôn mới ở cấp xã. ......................................... 10
2.3 Cơ sở pháp lý. ................................................................................................ 10
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 13
3.1 Nội dung của đề tài ........................................................................................ 13
3.2Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 13
3.3 Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................... 14
3.3.1 Điều tra thu thập số liệu. ......................................................................... 14
3.3.2 Tổng hợp và xử lý tài liệu. ...................................................................... 14
3.3.3 Phương pháp phân tích. .......................................................................... 14
3.4 Các chỉ tiêu đánh giá. ..................................................................................... 14
3.4.1 Chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển kinh tế. .............................................. 14
3.4.2 Chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội. ............................................................. 14
3.4.3 Chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống. ........................................................... 15
3.4.4 Chỉ tiêu trí thức hóa và vốn nhân lực...................................................... 15
3.4.5 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng. ............................................ 15
3.4.6 Chỉ tiêu đánh giá mức độ đảm bảo vệ sinh môi trường. ......................... 15
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 16
4.1 Đánh giá việc thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới xã Sơn Định. ......... 16
4.1.1 Công tác chỉ đạo, điều hành .................................................................... 16
4.1.2 Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn. .............................................. 16
4.1.3 Công tác phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân.

.......................................................................................................................... 17
4.1.4 Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới. .......................................... 18
4.1.5Đánh giá mức độ đạt được tiêu chí nông thôn mới xã Sơn Định. ........... 19
4.2 Kết quả điều tra tình hình kinh tế xã hội tại xã qua 19 tiêu chí. .................... 20
4.3Thực trạng kinh tế - xã hội .............................................................................. 32
4.3.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................ 32
4.3.2Thực trạng các ngành kinh tế ................................................................... 33
4.3.3Thực trạng xã hội ..................................................................................... 34
vii


4.4Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội qua việc thực hiện kế hoạch xây dựng nông
thôn mới tại xã Sơn Định. .................................................................................... 35
4.4.1 Những mặt làm được .............................................................................. 35
4.4.2 Những kinh nghiệm quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới ........... 36
4.5Đánh giá điều kiện tự nhiên về thực trạng kinh tế - xã hội của xã Sơn Định. 37
4.5.1.Điểm mạnh. ............................................................................................. 37
4.5.2 Điểm yếu. ................................................................................................ 38
4.5.3Cơ hội....................................................................................................... 38
4.5.4Thách thức. .............................................................................................. 39
4.6 Thuận lợi và khó khăn trong tình hình đánh giá kinh tế - xã hội của xã Sơn
Định. ..................................................................................................................... 39
4.6.1 Thuận lợi. ................................................................................................ 39
4.6.2 Khó khăn. ................................................................................................ 40
4.7 Giải pháp để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của mô hình nông thôn mới
giai đoạn 2016 – 2020 .......................................................................................... 40
4.7.1 Tăng cường công tác tuyên truyền ......................................................... 40
4.7.2 Đầu tư nghiên cứu khoa học để giải quyết những nhiệm vụ trong xây dựng
xã nông thôn mới ............................................................................................. 40
4.7.3 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chương trình. .. 41

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ .................................................................. 42
5.1 Kết luận. ......................................................................................................... 42
5.2 Kiến nghị. ....................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 44
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 46

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Việc xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ yêu cầu phát triển của đất nước
trong giai đoạn mới. Sau hơn 31 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn.
Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: nông
nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học - công
nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế.
Hiện nay, hơn 900 xã trên địa bàn nông thôn của cả nước đã triển khai thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo quyết định số
800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là chương trình rất lớn và
toàn diện, lần đầu tiên được thực hiện tại nước ta trên quy mô cả nước. Theo tinh thần
Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương, phải xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; Gắn phát triển
nông thôn với đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc
văn hóa dân tộc; Môi trường sinh thái được bảo vệ; An ninh trật tự được giữ vững; Đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao
thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước... còn yếu kém, môi trường ngày càng

ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao,
chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn làm phát sinh nhiều vấn đề
xã hội bức xúc. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, góp
phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa
bàn nông thôn. Đề tài “Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã
Sơn Định, Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre” là rất cần thiết trong việc đánh giá lại tình
hình nông thôn mới hiện nay tại xã Sơn Định.
1.2 Mục tiêu của đề tài.
Phân tích, đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Sơn Định.
Điều tra thực trạng kinh tế xã hội của mô hình phát triển nông thôn mới, qua đó
phân tích và đánh giá những thuận lợi và khó khăn về tình hình kinh tế, xã hội trong
quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Sơn Định.
Đề xuất ra giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế ở vùng nông thôn mới
tại xã Sơn Định.

1


1.3Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu tình hìnhphát triển kinh tế xã hội của mô hình nông thôn mới ở xã
Sơn Định.
1.4Phạm vi nghiên cứu.
Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội của vùng nông thôn mới, để làm cở sở để phát
triển mô hình nông thôn mới của cả nước.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
1.5.1 Ý nghĩa khoa học.
Đánh giá được tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã Sơn Định sau khi đạt
được nông thôn mới.
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài khác, đề án về xây dựng nông

thôn mới tại địa phương hoặc nơi khác.
Tư liệu tham khảo trong giảng dạy đánh giá đất đai.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn.
Đánh giá những hạn chế, khó khăn về kinh tế, xã hội tại địa phương để có thể
đưa ra những giải pháp phù hợp.
Đề ra phương hướng góp phần phát triển kinh tế, xã hội của vùng nông thôn mới
ở xã Sơn Định nhằm giúp cho đời sống người dân được cải thiện.
1.6 Những đóng góp mới của đề tài.
Xác định tầm quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới là công tác thông tin,
quyền lợi, trách nhiệm, dân chủ, với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra và dân hưởng thụ”.
1.7Nội dung của bài luận văn.
Chương 1: Giới thiệu: Xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tình
hình kinh tế - xã hội của mô hình này.
Chương 2: Tổng quan tài liệu: Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý để thực
hiện đề tài và tham khảo các mô hình nông thôn mới ở các nước. Đến 2015 có 85% số
xã đạt tiêu chí Nông thôn mới và tính đến năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra thu thập
số liệu; tổng hợp và xử lý tài liệu; phương pháp phân tích những điểm mạnh và điểm
yếu của mô hình.
2


Chương 4: Kết quả thảo luận: Thực trạng phát triển kinh tế xã hội tại xã trong
quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre giai
đoạn 2010 – 2015 đã đạt được những kết quả nhất định. Kinh tế trong điều kiện phát
triển chung những năm tốc độ tăng trưởng khá. Thu nhập bình quân đầu người tính
đến tháng 6 năm 2015 là 31 triệu đồng/người/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp chiếm tỷ trọng 45%; công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 35%; thương mại,

dịch vụ chiếm 20%.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Phát triển kinh tế xã trong xây dựng nông thôn
nâng cao thu nhập, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường
sinh thái.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận.
2.1.1 Khái niệm về nông thôn .
Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có
quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, vẫn chưa có khái niệm chính xác về nông thôn và còn có nhiều quan
điểm khác nhau.Khi khái niệm về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với đô
thị. Khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân số, số lượng dân cư ở nông thôn
thấp hơn so với thành thị.Có quan điểm lại cho rằng dựa vào chỉ tiêu trình độ phát
triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển
bằng thành thị.Quan điểm khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm
nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân nông thôn trong vùng là
từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những ý kiến này chỉ đúng trong từng khía cạnh
cụ thể và từng nước nhất định, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế
áp dụng cho từng nền kinh tế. Như vậy,khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối,
nó có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các
quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu:
“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân.
Tập hợp nông dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi
trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”

(Giáo trình Phát triển nông thôn,2005)
2.1.2 Khái niệm về mô hình nông thôn mới.
Khái niệm nông thôn mới trước tiên là bao hàm cơ cấu và chức năng mới. Nông
thôn mới không phải là việc biến làng xã thành các Thị tứ hay cố định nông dân tại
nông thôn. Đô thị hóa và phi nông thôn hóa nông dân chính là nguồn động lực quan
trọng để xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới phải đặt trong bối cảnh đô
thị hóa. Trong khi đó, chuyển dịch lao động nông thôn chính là nội dung quan trọng
của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới với chủ thể là các tổ chức nông dân. Các tổ
chức hợp tác xã nông dân kiểu mới đóng một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp này.
Khái niệm mô hình nông thôn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nông thôn khác
nhau. Nhìn chung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp l được phát triển toàn diện
theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa.Sự hình
dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới là những kiểu mẫu
cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những bài học khoa học - kỹ thuật hiện đại, song
vẫn giữ được nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trong cuộc văn hóa, tinh thần.
4


Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát
triển; Có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; Đạt hiệu quả cao
nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; Tiến bộ hơn so với mô hình
cũ; Chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước.Xây
dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo
động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì
nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống, văn
hóa, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình
lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và của các địa phương trong giai
đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
Mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; Cơ

cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn ổn định, giàu
bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; Nâng cao sức mạnh của hệ
thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn; Xây dựng giai cấp nông thôn,
củng cố liên minh nông thôn và đội ngũ trí thức, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính
trị vững chắc, đảm bảo thực hiện thành công CNH – HĐH đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.Hiểu một cách chung nhất của mục đích xây dựng mô hình nông thôn
mới là hướng đến một nông thôn năng động, có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, có
kết cấu hạ tầng giống đô thị.
Vì vậy có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm,
cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới
đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng mới so
với mô hình nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt”(Phan Xuân Sơn và Nguyễn
Cảnh, 2008).
2.1.3 Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế- xã hội.
Về kinh tế: Hướng đến nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, thị trường hội
nhập. Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người
tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo
và khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị. Xây dựng các hợp tác xã theo
mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến
vào sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn. Sản xuất hàng hóa có
chất lượng cao, mang nét đặc trưng của từng địa phương. Chú ý đến các ngành chăm
sóc cây trồng vật nuôi, trang thiết bị sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông
sản.

5


Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ trên cơ sở chấp hành luật pháp, tôn trọng
đạo lý bản sắc địa phương. Tôn trọng hoạt động của đoàn thể, các tổ chức, hiệp hội vì

cộng đồng, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.
Về văn hóa – xã hội: Chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư, các xã văn
minh, văn hóa.
Về con người: Xây dựng hình tượng người nông dân tiêu biểu, gương mẫu. Tích
cực sản xuất, chấp hành kỉ cương, ham học hỏi, giỏi làm kinh tế và sẵn sàng giúp đỡ
mọi người.
Về môi trường nông thôn: Xây dựng môi trường nông thôn trong lành, đảm bảo
môi trường nước trong sạch. Chất thải phải được xử lý trước khi vào môi trường. Phát
huy tinh thần tự nguyện và chấp hành luật pháp của mỗi người dân.
2.1.4 Nội dung xây dựng nông thôn mới.
Nội dung xây dựng Nông thôn mới được thể hiện trong chương trình Mục tiêu quốc
gia xây dựng Nông thôn mới (Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010), gồm các nội
dung sau:
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu
cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; Phát triển các khu
dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở
UBND xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn
(các trục đường xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá) và đến 2020 có 70% số xã đạt
chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hoá); Hoàn thiện hệ thống các công
trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đến 2015
có 85% số xã đạt tiêu chí Nông thôn mới và tính đến năm 2020 là 95% số xã đạt
chuẩn; Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hoá thể
thao trên địa bàn xã. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hoá xã, thôn đạt chuẩn, đến
2020 có 75% số xã đạt chuẩn; Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn
hoá về y tế trên địa bàn xã. Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số
xã đạt chuẩn; Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hoá về giáo dục
trên địa bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75% số xã đạt
chuẩn; Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ. Đến 2015 có 65% số xã đạt tiêu

chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn; Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa
bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên được kiên cố
hoá). Đến 2020 có 77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hoá hệ thống kênh mương nội
đồng theo quy hoạch).

6


Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập: Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, có hiệu
quả kinh tế cao; Tăng cường công tác khuyến nông; Đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; Cơ giới hoá nông
nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; Bảo tồn và
phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm "mỗi làng một sản phẩm", phát
triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương; Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động
nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển
dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
Giảm nghèo và an sinh xã hội: Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo
nhanh và bền vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính
phủ) theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Tiếp tục triển khai Chương trình
MTQG về giảm nghèo; Thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn:
Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
nông thôn; Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình
kinh tế ở nông thôn.
Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn: Tiếp tục thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới.
Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn: Tiếp tục thực hiện Chương
trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh vực Y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia

nông thôn mới.
Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn: Tiếp tục thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới về văn hoá, đáp ứng yêu cầu Bộ
tiêu chí quốc gia nông thôn mới; Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp
ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Thực hiện Chương trình mục
tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Xây dựng các công trình
bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, ấp theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải
tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong xã, ấp; Xây dựng các điểm thu gom, xử lý
rác thải ở các xã; Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh
thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng…
Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên
địa bàn: Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu
cầu xây dựng nông thôn mới; Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã
được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ở các vùng này; Bổ
7


sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính
trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn: Ban hành nội quy về trật tự, an ninh;
phòng chống các tệ nạn xã hội; Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính
sách tạo điều kiện cho lượng lực lượng an ninh xã, ấp hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo
an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
2.1.5 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới.
Trong xây dựng Nông thôn mới, đảm bảo các nguyên tắc sau: Theo Thông tư
liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD - BNNPTNT - BTN&MT ngày 28/10/2011 về việc
Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, nhànước

đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và
hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở xã bàn
bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
Thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia,
các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn; Có cơ chế, chính sách
khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; Huy động đóng góp của các
tầng lớp dân cư.Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương; Có quy hoạch và cơ chế đảm
bảo cho phát triển theo quy hoạch.
Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội;
Cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy
hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị,
xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng Nông
thôn mới.
2.2 Cơ sở thực tiễn.
2.2.1 Mô hình nông thôn mới của một số nước trên thế giới.
a. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc.
Hàn Quốc là nước đói nghèo chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, dân số trong khu
vực nông thôn chiếm đến 2/3 dân số cả nước, trước tình hình đó Chính phủ Hàn Quốc
đã đưa ra là làm sao thoát khỏi đói nghèo nhiều chính sách mới nhằm phát triển nông
thôn. Khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểm mấu chốt để phát
triển nông thôn. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2009)
Nội dung thực hiện dự án nông thôn mới của Hàn Quốc gồm có: phát huy nội lực
của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, cải thiện cơ sở hạ tầng cho từng
hộ dân và hỗ trợ kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt người
8


dân. Thực hiện các dự án làm tăng thu nhập cho nông dân tăng năng suất cây trồng,
xây dựng vùng chuyên canh, thúc đẩy hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển

chăn nuôi, trồng xen canh.
Mô hình nông thôn mới đã đem lại cho Hàn Quốc sự cải thiện rõ rệt. Hạ tầng cơ
sở nông thôn cải thiện, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, trình độ tổ
chức nông dân được nâng cao. Đặc biệt xây dựng được niềm tin của người nông dân, ý
chí sản xuất phát triển kinh tế, tinh thần người dân mạnh mẽ quá trình hiện đại hóa
nông thôn đã hoàn thành, Hàn Quốc chuyển chiến lược phát triển sang một giai đoạn
mới.
b. Mô hình nông thôn mới ở Thái Lan.
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm
khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái
Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ
của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn
trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho
nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập
hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.(Bộ Kế hoạch và Đầu tư,2009)
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh
với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác
tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó
góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những
khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến
việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy, hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh
tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và
phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi
bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất
lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa
nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp
cả nước…
Thái Lan tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp,
thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho

tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển.
c. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.
Chương trình xây dựng nông thôn mới là mô ̣t chương trình tro ̣ng tâm của Nghị
quyết số 26-NQ/TW, Nghị quyết toàn diện nhất về phát triển nông nghiệp, nông dân,
nông thôn từ trước tới nay. Sau 5 năm thực hiện, diện mạo nhiều vùng nông thôn được
đổi thay, hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được nâng cấp, đời sống đa số nông dân
9


được cải thiện, hộ nghèo giảm, nhiều nét đẹp văn hóa được phát huy, tình làng nghĩa
xóm được vun đắp, đội ngũ cán bộ trưởng thành một bước. Tuy nhiên, so với mục tiêu
phát triển thì còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trò to lớn trong quá trình xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua các giai đoạn cách mạng, nông dân
luôn là lực lượng hùng hậu, trung thành nhất đi theo Đảng, góp phần làm nên những
trang sử vẻ vang của dân tộc.Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về
phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của người nông
dân. Trực tiếp và toàn diện nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 7,
khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có nhiệm vụ xây dựng nông
thôn mới.
Về mục tiêu cụ thể, Nghị quyết xác định, đến năm 2015: 20% số xã đạt chuẩn
nông thôn mới và đến năm 2020 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên tổng số 9.121
xã của cả nước theo 19 tiêu chí được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009.Trên cơ sở bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn
mới gồm 5 nhóm nội dung (nhóm quy hoạch, nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội, nhóm kinh
tế và tổ chức sản xuất, nhóm văn hóa - xã hội - môi trường, nhóm hệ thống chính trị).
2.2.2 Triển khai xây dựng nông thôn mới ở cấp xã.
Trình tự các bước xây dựng nông thôn mới như sau:
Bước 1: Thành lập Ban Chỉ đạo và Ban quản lý Chương trình Nông thôn mới cấp xã.
Bước 2: Tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nông thôn mới.
Bước 3:Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí.
Bước 4: Lập đề án (kế hoạch) xây dựng Nông thôn mới của xã.
Bước 5:Xây dựng quy hoạch Nông thôn mới của xã.
Bước 6:Tổ chức thực hiện đề án (kế hoạch).
Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện dự án.
2.3 Cơ sở pháp lý.
Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới 2014 của xã Sơn Định,
huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Nghị quyết số 03/2011/NQ – HĐND ngày 28/01/2011 về việc thực hiện tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới của xã Sơn Định giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến
năm 2020.

10


Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 2/8/2011 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2011-2015 và định hướng đến năm 2020 của Tỉnh ủy Bến Tre.
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 nghị quyết về chương trình hành
động của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nghị quyết số 26 - NQ/ TW ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá X "về nông nghiệp, nông dân, nông thôn"; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI về vấn đề xây dựng nông thôn mới.
Quyết định 193/QĐ - Ttg ngày 05//06/2007 của Thủ tướng chính phủ về chương
trình rà soát quy hoạch nông thôn mới.
Quyết định 315/QĐ - BGTVT của Bộ Giao thông vân tải ngày 20/02/2011 về
việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn, phục
vụ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
Quyết định 342/QĐ-Ttg ngày 20/02/2013 về việc sửa đổi 05 tiêu chí của bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới.

Quyết định số 491/QĐ -TTg ngày 16/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT
ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Quyết định số 695/QĐ - TTg ngày 08/6/2012 của thủ tướng Chính phủ sửa đổi
nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020.
Quyết định về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới xã Sơn Định huyện
Chợ Lách đến năm 2015.
Thông tư 32/2009/TT - BXD ngày 10/09/2009 bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia QHXD nông thôn mới.
Thông tư Liên tich
̣ số 13/2011/TTLT – BXD – BNNPTNT - BTNMT ngày
28/10/2011 của liên bô ̣ về viê ̣c quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới;
Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT - BNNPTNT – BKHĐT - BTC ngày
13/04/2011 của Liên bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
11


Thông tư số 07/TT - BNNPTNT ngày 8/2/2010 của Bộ nông nghiệp và PTNT
hướng dẫn quy hoạch phát triển nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới;
Thông tư số 09/2010/TT - BXD ngày 05/08/2010 của Bộ Xây Dựng quy định
việc lập nhiệm vụ đồ án quy hoạch về quản lí quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới

về PTNT và hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Thông tư số 54/2009 TT - BNNPTNT ngày 21/08/2009 của Bộ nông nghiệp và
PTNT về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới.

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung của đề tài
Đánh giá thực trạng kinh tế, xã hội của mô hình nông thôn mới.
Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới xã.
Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển kinh tế xã hội
vùng nông thôn mới tại xã.
3.2Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
Xã Sơn Định có tổng số diện tích 14,65 km², với tổng số dân vào năm 1999 là
11862 người và mật độ dân số đạt 810 người/km². Diện tích đất tự nhiên 1468,8 ha,
được chia ra thành 8 ấp: Sơn Long, Sơn Lân, Sơn Phụng, Sơn Châu, Phụng Châu, Tân
Thới, Tân Phú, Thới Lộc.
Xã Sơn định giáp thị trấn Chợ Lách, có quốc lộ 57 xuyên qua với chiều dài
3,2km được nhựa hóa - là tuyến đường huyết mạch nối liền giữa tỉnh Bến Tre và tỉnh
Vĩnh Long. Phía Đông giáp thị trấn Chợ Lách; Phía Tây giáp với xã Vĩnh Bình; Phía
Nam giáp sông Cổ Chiên; Phía Bắc giáp sông Tiền.
Sơn Định có địa hình bằng phẳng, là vùng đất trũng thấp, lượng phù sa hàng năm
nhiều, có sông rạch chằng chịt, nằm ven 2 con sông lớn là sông Cổ Chiên và sông
Tiền, thuận tiện cho việc trồng cây ăn trái lâu năm và nuôi thủy sản. (Phòng thống kê
huyện Chợ Lách, 2015)

Hình 3.1: Bản đồ Huyện Chợ Lách


13


3.3 Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1 Điều tra thu thập số liệu.
Thu thập số liệu thứ cấp: Thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê
của xã với các tài liệu như điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, văn hóa đời sống
của xã.
Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu trực tiếp tại xã Sơn Định, huyện Chợ
Lách, tỉnh Bến Tre về quá trình xây dựng nông thôn mới. Gặp gỡ cán bộ địa
phương trao đổi về tình hình chung của xã. Cùng cán bộ địa phương có chuyên
môn, tham khảo ý kiến của một số người dân bản địa có kinh nghiệm trong sản xuất để
đánh giá tình hình triển khai chương trình nông thôn mới tại địa phương.
3.3.2 Tổng hợp và xử lý tài liệu.
Các số liệu sau khi thu thập được làm sạch, sẽ được phân loại theo các chỉ tiêu
nghiên cứu: Chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và môi trường.
3.3.3 Phương pháp phân tích.
Phương pháp thống kê mô tả: mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất, tổng số, số
bình quân, tỷ trọng, khối lượng thực hiện được, thời gian chi phí thực hiện các tiêu chí
nông thôn mới của xã.
Phương pháp thống kê so sánh: so sánh, đối chiếu giữa các năm, trước và sau khi
xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã. Từ đó thấy được sự khác biệt và hiệu quả khi
áp dụng mô hình nông thôn mới.
Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: xử lý số liệu sau đó phân tích và
đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương nghiên cứu.
3.4 Các chỉ tiêu đánh giá.
3.4.1 Chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển kinh tế.
Mức độ tăng trưởng kinh tế của xã Sơn Định.
So sánh kết quả đạt được từ trước và sau khi thực hiện chủ trương.
Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp- phi nông nghiệp.

Cơ cấu ngành nông nghiệp: trồng trọt – chăn nuôi.
Cơ cấu ngành phi nông nghiệp: Tiểu thủ Công nghiệp và Xây dựng, thương mại
– dịch vụ và ngành khác.
3.4.2 Chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội.
Tỷ trọng lao động nông nghiệp so với tổng số lao động.
Chênh lệch thu nhập giữa hộ giàu và hộ nghèo.
14


Mức độ tăng, giảm tỷ lệ hộ giàu và hộ nghèo.
Mức cải thiện về đời sống và điều kiện sinh hoạt.
Lương thực bình quân đầu người, thu nhập bình quân đầu người.
3.4.3 Chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống.
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
Tuổi thọ bình quân.
Số điện thoại trên 100 hộ dân.
3.4.4 Chỉ tiêu trí thức hóa và vốn nhân lực.
Số sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp.
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo.
Số bác sỹ trên địa bàn xã.
3.4.5 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng.
Giao thông: Số km đường liên ấp, liên xã được bê tông hóa.
Điện: Số trạm biến áp, số km đường dây hạ thế.
Trạm y tế: Số trạm y tế, số phòng khám, số giường bệnh.
Số trạm phát hành, bưu điện.
Số nhàtrẻ, số trường mầm non, tiểu học, THCS.
Hệ thống nước sạch.
3.4.6 Chỉ tiêu đánh giá mức độ đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tỷ lệ hộ sử dụng nước an toàn.

Chi phí bảo vệ và cải thiện môi trường.
Tỷ lệ hộ chăn nuôi xây dựng hợp vệ sinh…

15


×