Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Tuyển tập các dạng bài nghị luận xã hội thi vào 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.28 KB, 37 trang )

Vô cảm trong cuộc sống
* Giới thiệu được sự việc, hiện tượng: Mải mê, đắm chìm vào văn hóa thần tượng một cách mù quáng, mà thờ ơ
với những nỗi vất vả lo lắng của cha mẹ, người thân; quên đi những giá trị yêu thương trong gia đình.
* Giải thích: - "Vô cảm" là thờ ơ, dửng dưng, không quan tâm đến mọi việc đang diễn ra xung quanh, chỉ biết
nghĩ đến bản thân, sống ích kỉ, lạnh lùng.
* Biểu hiện:- Vô cảm trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều biểu hiện: thờ ơ với buồn vui, sướng khổ, với những
số phận của những người xung quanh; thờ ơ với cái xấu, cái ác; thờ ơ với chính cuộc sống, tương lai của mình....
- Nhưng điều đáng buồn hơn nữa là sự thờ ơ, vô cảm trước sự vất vả, tình yêu thương lớn lao của cha mẹ trong
nhiều bạn trẻ hiện nay.- Nhiều bạn trẻ mải mê dán hình thần tượng khắp nơi, tối ngày si mê về thần tượng, trong
khi đó những vui buồn, khó khăn, vất vả, tình yêu thương của cha mẹ, thì không bao giờ biết đến. Nhiều bạn trẻ
đắm chìm trong sở thích riêng, dù sở thích đó có khi ngược lại với hoàn cảnh sống và điều kiện gia đình. Nhiều
bạn trẻ còn nghĩ đến những chuyện dại dột - tự tử vì thần tượng mà không quan tâm đến xung quanh còn rất
nhiều người yêu thương mình, vất vả làm lụng để mình được sống và được học tập.
* Nguyên nhân:
- Do lối sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ.
- Do suy nghĩ mù quáng, nông nổi của tuổi trẻ.
- Do sự nuông chiều quá mức của cha mẹ, do giáo dục về nhân cách còn yếu kém
* Hậu quả:- Khiến cho những tình cảm tốt đẹp ngày càng phai mờ.
- Biến con người thành những cỗ máy không có lí trí, không có tình cảm. Làm những việc dại dột, sa ngã vào
những tệ nạn xã hội.
* Đánh giá, rút ra bài học cho bản thân:- Hiện tượng trên là một hồi chuông đánh thức những tâm hồn nguội lạnh,
nhắc nhở chúng ta - những thế hệ tương lai của đất nước cần biết trân trọng những tình cảm tốt đẹp, cần biết chia
sẻ, yêu thương, và cảm thông nhiều hơn với cha mẹ, với những người thân yêu xung quanh mình.
- Sống trách nhiệm hơn với bản thân, với những gì bố mẹ đã làm cho mình.
-....( Lưu ý: Bài viết cần có những dẫn chứng thuyết phục )
Câu 2 (3,5 điểm)
Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói:
"Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố"
( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
Nghị luận về câu nói
a. Về kĩ năng


- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội, kết hợp các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh.
- Viết đủ và rõ bố cục; luận điểm đúng đắn, rõ ràng, sáng tỏ.
- Diễn đạt lưu loát.
b. Về kiến thức
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:
- Nêu nhận định chung và trích dẫn câu nói: Cuộc sống đầy những chông gai thử thách, đừng bao giờ đầu hàng
trước số phận mà hãy tự vươn lên đối đầu với mọi chông gai và khẳng định ý nghĩa của câu nói.
a/Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội . Đó có thể là một căn bệnh
hiểm nghèo, một đổ vỡ trong kế hoạch làm ăn, một thất bại trong học tập, một phá sản trong kinh doanh...
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng
thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận)
b/Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
+ Cuộc đời của con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, nhiều thăng trầm trong cuộc sống, chúng ta phải
biết vươn lên, vượt qua mọi thử thách của cuộc đời, đừng vì khó khăn, trắc trở ngay trước mắt mà vội vàng từ bỏ.
Đừng bao giờ “ngại núi, e sông” hoặc “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông
tố”. Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, thuận lợi mà đôi khi con người phải đối mặt với nhiều chông
gai, thử thách, thậm chí là cả thất bại.
+ Giông tố, gian nan thử thách trong đời chính là môi trường tôi luyện cho ý chí ta thêm vững bền. Gian nan, thử
thách chính là môi trường tôi luyện con người. Nhiều khi thử thách, chông gai lại làm con người trưởng thành
hơn.Những khó khăn, gian khổ mà con người cần vượt qua có thành công hay không là do chính bản thân họ, cho
dù có khó đến đâu nhưng lòng người có ý chí vững vàng, niềm tin vào bản thân và cố gắng hết sức vượt qua thì
cũng sẽ thành công, còn ngược lại, không có lòng quyết tâm, ý chí tin vào chính mình, không cố gắng hết sức thì
cũng sẽ không làm được gì.

1


+ Lấy một vài dẫn chứng để làm rõ nhận định trên.
c/Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:

+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.
+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và
bản lĩnh.
+ Nhận định về một số hành động tiêu cực, sống vội của giới trẻ, của những con người tự ti để làm rõ hơn trong
XH vẫn còn nhiều hiện tượng đáng lên án.
+ Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn
lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi
quan. Để có được điều này thì cần phải làm gì?
+ Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
5- Khẳng định ý nghĩa của câu nói và lời nhắn nhủ của mình với mọi người và nhất là với các bạn trẻ trong XH
ngày nay
Tục ngữ Việt Nam có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ
đó. Ý nghĩa của câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Có chịu khó đi đó đi đây thì tấm nhìn mới được mở rộng,
hiểu biết mới được nâng cao, con người sẽ khôn ra.
I. DÀN Ý
1. Mở bài:- Tri thức rất cần thiết đối với con người.
- Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống xung quanh.
- Ông cha ta thấy rõ tầm quan trọng của sự học hỏi nên đã khuyên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng
khôn.
2. Thân bài:a/ Giải thích ý nghĩa cùa câu tục ngữ:
* Nghĩa tường minh:
- Đi một ngày đàng: một ngày đi trên đường.
- Học một sàng khôn: thấy được nhiều điều mới lạ, học được nhiều điều hay, mở mang thêm trí óc.
*Nghĩa hàm ẩn: Tầm quan trọng của việc mở rộng học hỏi ra bên ngoài (về mặt không gian) để nâng cao hiểu
biết và vốn sống.
b/ Bình luận:- Ý nghĩa của câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Có chịu khó đi đó đi đây thì tấm nhìn mới được mở
rộng, hiểu biết mới được nâng cao, con người sẽ khôn ra.
- Trèn khắp các nẻo đường đất nước chỗ nào cũng có những cái hay, cái đẹp của cảnh vật, của con người. Đi
nhiều, biết nhiểu giúp con người trưởng thành, dày dạn và từng trải.
- Hiểu biết (khôn) càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn hơn; làm việc có hiệu quả cao hơn; quan

hệ với gia đinh và xã hội tốt hơn.
- Trong thời đại hiện nay, việc học hỏi lại càng cấn thiết, vấn đề đặt ra là học những điều mới mẻ, tốt đẹp, có ích
cho bản thân, gia đình và xã hội. Học là để làm chủ được mình, để đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp xây dựng
đất nước ngày càng giàu mạnh.
Kết bài:
- Học hòi là chuyện thường xuyên, trong suốt đời người để không ngừng nâng cao hiếu biết.
- Xác định mục đích của việc học là học điều hay lẽ phải, có ích cho bản thân, gia đình, xã hội.
- Phải có phương pháp học hỏi chủ động, sáng tạo và có chọn lọc: để đạt hiệu quả cao.
- Câu tục ngữ trên là bài học kinh nghiệm quý báu cho tất cả mọi người, nhất là đối với thế hệ trẻ.
Đề bài: Trong lớp nhiều bạn thích câu tục ngữ: “ở hiền gặp lành” và lấy đó làm phương châm sống.
Nhưng một số bạn khác phản đối, cho rằng câu tục ngữ trên không hẳn đúng, nhiều người ở hiền vẫn không
gặp lành.Anh( chị) hãy bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề này.
1. Mở bài-Trong cuộc sống mọi người thường nói đến quan hệ nhân - quả(Nhân nào quả nấy, gieo gió gặt bão,ở
hiền gặp lành)nghĩa là mình cư xử với mọi ngừơi thế nào thì sễ thu về kết quả tương xứng như vậy .
- Quan niệm trên đã phản ánh đúng thực tế cuộc sống chưa?Tại sao xung quanh ta còn kẻ ác mà không bị trừng
trị,có người ở hiền mà không gặp lành
2. Thân bàia. Thế nào là ở hiền gặp lành ?
Khi ta tốt bụng, ăn ở tử tế, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn thì cuộc sống của ta sẽ được đền bù xứng
đáng bằng những điều tốt lành
b. Thực tế cuộc sống có diễn ra như điều khẳng định trên hay không?
Có hai khả năng:
*Thuận: Nhiều người ở hiền đã gặp lành.Nêu lý do…
*Nghịch: Không phải bao giờ cuộc sống cũng theo logic trên có người ở hiền vân không gặp lành vì :

2


- xã hội vốn phức tạp , những thế lực xấu và bọn làm ăn bất chính gây thiệt hại cho mọi nguòi xung quanh ai
cũng có thể là nạn nhân(trong đó có người hiền)
Ngoài việc ở hiền còn phải lao động giỏi và có những năng lực khác.

c. Trước tình hình trên chúng ta có nên ở hiền hay không?
- Khẳng định lối sống nên ở hiền.
- ở hiền không phải là im lặng, né tránh mà phải biết đấu tranh quyết liệt chống cái ác để bảo vệ cái thiện.
3. Kết bài- Khẳng định câu tục ngữ khuyến khích chúng ta sống theo lòng nhân ái theo cái thiện mặc dù có lúc
người lương thiện bị thua thiệt.
- Mỗi chúng ta không những cần phải hướng thiện mà còn phải kiên trì đấu tranh cho cái thiện.
Câu 4 (3,0 điểm) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…
Viết bài văn ngằn (khoảng 01 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên của Bác.
Bài văn khoảng 01 trang giấy thi, đảm bào các yêu cầu: mạch lạc, có cảm xúc, diễn đạt rõ ý, đúng chính tả,
đúng với cấu trúc một bài văn nghị luận (gồm 3 phần). Đáp án dưới đây chỉ mang tính gợi ý, GV xét xem tính
sáng tạo, mạch lạc trong bài làm của thí sinh để cho điểm sao cho thích hợp.
*Về nội dung, thí sinh cần nêu được những ý chính sau:
-Bác Hồ đã từng viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta…”
-Thật vậy, lật lại những trang sử vàng của dân tộc, tình yêu Tổ quốc tỏa ra nồng nàn, mạnh mẽ. Từ thời Bà Trưng,
Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung....
-Rồi đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, tình yêu Tổ quốc lại sôi sục trong trái tim những thế hệ
trẻ. Nó dạt dào và mãnh liệt hơn bao giờ hết. Nghe theo tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện lên đường. Xa nhà, xa
quê hương, tạm gác bút nghiên, họ sẵn sàng vào nơi chiến trường ác liệt để thực hiện lí tưởng cao đẹp: Trong
chiến tranh đau thương khốc liệt, ta tìm về cho dân tộc bầu trời hòa bình.
-Nay trong thời bình, hàng trăm ngàn những người lính đã gác lại đời tư, tạm biệt những vùng quê, tạm biệt
những thành phố phồn hoa đô hội để đến với biển đảo canh giấc ngủ bình yên cho nhân dân. Đó là yêu nước! Đất
nước được bình yên, cuộc sống vẫn phát triển bình thường…nhờ có một phần công sức và sự hi sinh thầm lặng
của các anh.
-Mùa Hạ đến với những ngày dậy sóng biển Đông. Tình yêu Tổ quốc lại được thử thách trước nguy cơ biển trời
quê hương bị xâm phạm. Ấy là khi Trung Quốc kéo giàn khoan to như sân vận động đến định chọc mũi khoan
xuống vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta.
+ Hành động này đã gây phẫn nộ sâu sắc trong hàng triệu tấm lòng con người Việt Nam , nhân dân ta khắp ba
miền đất nước đã xuống đường mít tinh, tuần hành để phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc với lãnh
thổ nước ta.

+ Trên các trang mạng xã hội, đỏ rực một màu cờ Tổ quốc cùng với những dòng trạng thái thấm đượm lòng tự
tôn dân tộc, ý thức chủ quyền.
=> Đó đều là những xúc cảm, những hành động của một trái tim yêu nước nồng nàn!
-Nêu những hạn chế: Phê phán những kẻ luôn nói mình yêu nước nhưng lại không có hành động cụ thể hoặc chỉ
có những hành động quá khích, không mang lại lợi cho đất nước.
-Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, thế hệ tương lai của đất nước, tôi hiểu: Tình yêu Tổ quốc là những gì
bình dị nhất nhưng cũng thiêng liêng nhất. Yêu Tổ quốc là khi tôi cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt để mai này
giúp ích cho đất nước. Yêu Tổ quốc từ những câu chuyện và những con người bình dị tôi gặp thường ngày, từ
ngôn ngữ giàu đẹp mà phong phú nước mình, từ lá cờ đỏ sao vàng mà tôi biết mấy tự hào… Hay chỉ đơn giản từ
việc nắm tay đặt chặt lên lồng ngực, hát vang bài Quốc ca hào hùng thể hiện tình yêu dân tộc, khẳng định chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước!
“Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn”. Suy nghĩ của em về lời nhắn trên với tuổi
trẻ ngày nay
Nội dung
Điểm
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và trích dẫn câu nói
1,0 đ
- Giải thích, chứng minh:
2,0 đ
+ Sống chậm không phải là lãng phí thời gian mà là sống một cách kĩ lưỡng để cảm nhận những
điều tốt đẹp trong cuộc sống, để nghĩ về cuộc sống và người xung quanh nhiều hơn; cho ta khoảng
lặng để rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và hi vọng cho tương lai; để lấy lại cân bằng trong cuộc
sống, giúp tâm hồn mỗi người tuổi trẻ trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và trưởng thành hơn.

3


+ Ngh khỏc i: bit cỏch nhỡn nhn, ỏnh giỏ, la chn nhng li i riờng, cú th hiu l nhng li
suy ngh tớch cc, vt lờn trờn hon cnh khú khn khụng ri vo chỏn nn tuyt vng, giỳp con
ngi cú thờm ngh lc, t tin.

+ Yờu thng nhiu hn: bit sng v tha, bao dung, bit ngh, bit quan tõm chm súc v hng ti
ngi khỏc nhiu hn.
+ í ngha cõu núi: khuyờn con ngi xõy dng li sng tt p, tớch cc, nhõn ỏi.
- Bn bc m rng:
+ Sng chm khụng phi l chm chp, lc hu; khụng nờn ỏnh ng sng chm l trỏi nghch vi
li sng ht mỡnh, sng mt cỏch tn , sng sao cho cú ý ngha nht.
+ Ngh khỏc khụng phi l nhng cỏch suy ngh, cỏch nhỡn lp d, quỏi n, bnh hon m phi l
nhng suy ngh em li s sng cho bn thõn, cú sc thỏi tớch cc v cú ớch, em li nhng iu ý 2,0
ngha, ln lao cho cuc sng, xó hi.
+ Yờu thng nhiu hn: cho i nhiu hn thỡ ta li c nhn v nhiu hn.
+ Phờ phỏn li sng thc dng, cỏ nhõn, c hi, sng th, sng gp, th , vụ cm trong mt b
phn tui tr hin nay.
- Bi hc nhn thc v hnh ng: thy c ý ngha ca vic sng chm, ngh khỏc i, yờu thng
1,0
nhiu hn; xut phng hng phn u, rốn luyn ca bn thõn.
Câu 2 (3 điểm):
Viết một bài nghị luận ngắn về hiện tợng nhiều học sinh hiện nay không
có thói quen nói lời cảm ơn và xin lỗi trong cuộc sống hằng ngày.
+ Về hình thức: Viết đúng kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tợng đời sống bằng
lập luận chứng minh. on vn t 12-15 cõu Có luận điểm, luận cứ logic, sáng rõ. Viết câu
đúng ngữ pháp, dựng đoạn theo cách hợp lí. Lời văn mạch lạc, có cảm xúc. (Nếu bài viết
trình bày dới dạng một câu chuyện, có cốt truyện tập trung làm rõ vấn đề cần bàn
cũng đợc chấp nhận. Giáo viên căn cứ văn cảnh, căn cứ phơng thức biểu đạt của bài để
chấm điểm)
+ Về nội dung: Bài viết có thể trình bày nội dung theo những cách sắp xếp khác nhau
song cần thể hiện đợc những ý cơ bản theo gợi ý dàn bài sau:
A. Mở bài: 0,25 điểm.- Giới thiệu sự việc hiện tợng cần nghị luận: Hiện tợng không có thói
quen nói lời cảm ơn, xin lỗi trong cuộc sống hằng của học sinh
B. Thân bài: 2,5 điểm* Trình bày biểu hiện của sự việc, hiện tợng đợc 0,5 điểm:
Hiện nay nhiều học sinh không có thói quen sử dụng hai chữ xin lỗi khi làm ngời khác

phật ý, khi mắc lỗi, hoặc đem lại buồn phiền cho ngời xung quanh. Nhiều học sinh
không biết nói lời cảm ơn khi ai đó mang lại cho mình niềm vui, sự thoải mái hoặc một
sự giúp đỡ nào đó.
* Chứng minh mặt đúng sai của vấn đề - đợc 1 điểm: Đây là việc làm đáng phê phán
và cần nhắc nhở. Bởi vì lời nói thể hiện suy nghĩ tình cảm của ngời phát ngôn. Thiếu
hai tiếng xin lỗi, cảm ơn là thiếu đi sự tri ân ngời khác trong cuộc sống, thiếu đi sự
cảm thông, chia sẻ, ý thức tự nhận biết về hành động của mình. Lời nói của các bạn sẽ
trở nên cộc cằn, khô khan, thiếu cảm xúc, thiếu văn hóa trái với lời dạy của ông cha: Lời nói
chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
* Phân tích rõ nguyên nhân, hậu quả hay nêu ra giải pháp - đợc 1 điểm( Nêu nguyên
nhân khách quan, chủ quan: Nêu giải pháp) Cần sử dụng hai tiếng đó trong giao tiếp
hằng ngày nh một thói quen, nh một nguyên tắc giao tiếp sẽ khiến ngôn ngữ trở nên lịch
sự, dễ thu hút ngời nghe.Là ngời học sinh cần nói năng lễ phép, lịch sự giữ gìn môi trờng văn hóa học đờng. Hơn thế nữa, còn nhắc nhở ngời sử dụng thái độ sống đúng
mực. Trong nhà trờng học sinh không chỉ học kiến thức mà còn học cách nói năng c xử:
Học ăn học nói, học gói học mở; Học đạo làm ngời. Đó chính là phép học xa nay cha ông
vẫn răn dạy: Phép học có thành thì xã hội mới văn minh, thinh trị. Trong gia đình cũng
nh ngoài xã hội lời ăn tiếng nói nhã nhặn, lịch sự là rất quan trọng: Lời nói gói vàng.
C. Kết bài: 0,25 điểm.(Nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hay bày tỏ ý hành động. Liên
hệ với bản thân. Rút ra vấn đề t tởng đạo lí từ sự việc, hiện tợng).

4


Đề bài: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn
phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
I. Mở bài:- Nước ta đã bước vào thời kì hộp nhập. Vì thế cùng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì ngành công
nghệ thông tin cũng phát triển vượt bậc.
- Bên cạnh những tiện ích thì Internet cũng có những mặt trái của nó.
- Đặc biệt, là trò chơi điện tử - món tiêu khiển hấp dẫn đã khiến nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và
còn phạm những sai lầm khác.

- Chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?
* Mở bài 2:
II. Thân bài:
1.Khái quát ( Dẫn dắt vào vấn đề):
- Trò chơi điện tử vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành
và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bận tâm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
2. Giải thích “Trò chơi điện tử” là gì?
- Một nhà tâm lý Mỹ đã đưa ra định nghĩa: “Trò chơi điện tử là trò chơi mà hành động trong đó cần công nghệ
thông tin điều khiển”.
- Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện tử ( thường được gọi là
game).
3.Phân tích, chứng minh để làm rõ vấn đề nghị luận:
a. Liên hệ thực tế, chỉ ra biểu hiện:
- Ta có thể bắt gặp những quán điện tử ở bất cứ nơi đâu, từ các thành thị đến các nẻo đường thôn xóm ngõ ở nông
thôn.
- Có thể thấy rằng, số lượng của hàng dịch vụ của trò chơi này ngày càng một gia tăng, mọc lên như nấm sau cơn
mưa.
- Món tiêu khiển hấp dẫn đó đã thu hút rất nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh ở độ tuổi mới lớn,
ưa thích khám phá cái mới.
- Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy mà
quên cả học hành.
- Hiện tượng đi sớm về muộn, té ngang, tạp ngửa vì “nghiện” game của một bộ phận học sinh đã chẳng còn xa lạ
- Điều đó, đã khiến nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác nữa.
b, Nguyên nhân:
- Trò chơi điện tử là một món tiêu khiến hấp dẫn, người chơi dễ bị cuốn hút, mê mải không làm chủ bản thân
mình:
+ Thật vậy, trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi tính đa dạng và phong phú của nó.
+ Đây là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh được đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ,
hợp với tính cách của giới trẻ. Càng chơi, các bạn càng thích thú hơn, càng tò mò hơn, và càng thõa mãn tính
hiếu thắng khi chơi thắng một trò chơi nào đó, rất phù hợp với tâm lí tuổi mới lớn, ưa khám phá, thích thú trước

những điều mới lạ.
+ Không những thế, ngoài mục đích chính là để giải trí, nó còn giúp ta mở rộng quen biết với mọi người bởi tính
cộng đồng của trò chơi điện tử rất cao, nhất là các trò chơi trực tuyến.
- Nhưng cũng không thể phủ nhận một phần nguyên nhân là do bản thân chưa có ý thức tự giác, mà còn mải
chơi; do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái…
c. Phân tích mặt lợi và mặt hại của trò chơi điện tử:
- Trò chơi điện tử giúp con người rèn luyện tư duy, nhạy bén, nhanh tay, nhanh mắt, xử lí các tình huống một
cách sáng tạo và khéo léo.
- Một số trò chơi điện tử du nhập từ nước ngoài vào, do đó khi chơi chúng sẽ giúp ta trau dồi vốn từ tiếng Anh
của mình, mở rộng hiểu biết.
- Đồng thời ,cũng giúp chúng ta thư dãn sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng.
- Nhưng bị cuốn hút vào nó thì tác hại sẽ khôn lường:
+ Chơi nhiều trò chơi điện tử, tốn thời gian dễ khiến học sinh sao nhãng việc học tập, dẫn đến kết quả thấp
kém,cho nên trốn học, bỏ học.
+ Ham chơi điện tử có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Hiện thực cho thấy, ngồi trước màn hình
máy tính nhiều sẽ dẫn đến cận thị, đầu óc mệt mỏi.
+ Chơi game nhiều, sống với thế giới ảo sẽ làm đầu óc trên nên mụ mẫm, thiếu vốn sống thực tế.
+ Nói về vấn đề kinh tế, trò chơi điện tử có tác hại vô cùng ngay cả với gia đình có kinh tế khá giả. Khi quá đam

5


mờ, khụng cú tin, ngi chi s núi di b m, trm cp vt
+ B nh hng bi nhng ni dung khụng lnh mnh hoc b bn bố xu r rờ, lụi kộo d mc vo cỏc t nn xó
hi. ( Nờu mt vi dn chng c th).
3. ỏnh giỏ, bỡnh lun:
- Vic mi chi in t rt nguy hi vi la tui hc sinh. Vỡ vy:
+ Mi hc sinh cn phi t giỏc thc hin qui nh thi gian, khụng nh hng n hc tp.
+ Cỏc bc ph huynh cn qun lớ con em mỡnh cht ch.
+ Nh trng v cỏc t chc xó hi cn t chc cỏc sõn chi b ớch v lnh mnh.

+ Cỏc c quan chc nng cng cn qun lớ v kim soỏt cht ch cỏc dch v in t, cn cú hỡnh thc x pht
nghiờm i vi cỏc i tng vi phm.
III. Kt bi:
- Hn ai ht, bn thõn mi bn tr cn ý thc rừ rng nhng mt li, mt hi ca trũ chi in t t iu chnh
mỡnh, t rốn luyn ý thc t giỏc.
- Ch nờn xem õy l thỳ tiờu khin mang tớnh gii trớ khụng quỏ lm dng nú, ph thuc vo nú.
Hóy gii thớch ý ngha ca cõu tc ng: Tht bi l m thnh cụng.
MB: Trong học tập, lao động hằng ngày ta thờng gặp những khó khăn trở ngại,
thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con ngời trởng thành, giàu
kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xa đã có câu:
Thất bại là mẹ thành công
TB: Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại
không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói
trên mới nghe nh chứa một mâu thuẫn. Nhng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực
tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, h hỏng. Mẹ ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu
lực. Đó là một lời khuyên để mọi ngời vững chí bền lòng, kiên trì không nản trớc khó
khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì thất bại sẽ dạy cho ta cách đạt tới
kết quả cao hơn.
Vì sao lại nói Thất bại là mẹ thành công? Đối với ngời nản chí thì không
đúng nh vậy, nhng đối với những ngời bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất
bại, ngời ta sẽ rút ra đợc những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài
ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vơn lên cho mỗi ngời. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể
bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bớc đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi
bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?...Bất cứ một kết quả nào cũng có những
nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành
công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy
nhiên để làm đợc điều đó ngời ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho
bản thân. Có nh vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.
Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trớc những khó khăn thất bại? Đó là vì
cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng

lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại
mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hởng đến công việc và cuộc
đời. Ngợc lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí
vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vơn lên và đạt đợc thành công. Thực tế
cuộc sống đã thể hiện điều đó.
KB: Vậy xin chớ lo thất bại. điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ
vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng
ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thờng
trong cuộc sống.
Đề 6: Hãy giải thích câu tục ngữ sau: Có công mài sắt, có ngày nên kim
Mỗi chúng ta muốn có thành công không phải tự nhiên mà có đợc ,chúng ta phải
biết vợt qua những thử thách và trở ngại. Để khuyên thế hệ trẻ phải có lòng kiên trì, có ý
chí quyết tâm,ông cha ta đã răn dạy:
Có công mài sắt, có ngày nên kim
Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Chúng ta biết sắt là một kim loại
cứng không dễ gì mài một trong hai ngày mà thành cái kim ngay đợc. Từ sắt làm ra cây
kim là một quá trình công phu, gian khổ. Nó đòi hỏi phải có một sự kiên trì, tốn bao

6


công sức mồ hôi mới có đợc. Cây kim ai cũng biết nó rất bé nhỏ nhng tác dung của nó lại
rất lớn, nó là vật có ích để cho con ngời may vá quần áo. Mài sắt để thành kim
chính là điều nhân dân ta khuyên bảo mọi ngời phải có một quyết tâm lớn thì dù việc
khó đến mấy cũng có thể làm đợc.
Tại sao ông cha ta lại nói Có công mài sắt, có ngày nên kim? Mỗi chúng ta
trong cuộc đời ai chẳng muốn thành đạt, nhng con đờng đi đến thành công không
phải lúc nào cũng là con đờng bằng phẳng mà có thể là con đờng chông gai, đầy khó
khăn. Vì vậy để động viên mọi ngời biết bền gan vững chí, ông cha ta đã răn dạy bằng
một câu tục ngữ đầy tính thuyết phục để mỗi ngời biết rèn luyện lòng kiên trì, ý chí

quyết tâm. Bỏ công mài một thanh sắt thành cây kim có ích, tác giả dân gian muốn
ngầm ý khuyên bảo chúng ta khi bỏ công sức ra làm một việc gì đó thì phải chú ý đến
tính hiệu quả của công việc. Có lòng kiên trì và biết xác định mục đích của công việc
thì nhất định việc gì cũng dẫn đến thành công tốt đẹp.
Lòng kiên trì, ý chí quyết tâm có ý nghĩa nh thế nào đối với đời sống
chúng ta? ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, bền bỉ quả thực có vai trò quan trọng, nó
quyết định sự thành bại của mỗi con ngời. Dù con ngời có những mục đích đúng đắn
nhng không có lòng kiên trì thì cũng khó mà thành công đợc. Vì vậy, câu tục ngữ thực
sự là một bài học quý giá, tiếp thêm cho ta sức mạnh, ý chí quyết tâm để hoàn thành
công việc. Để rèn luyện lòng kiên trì, mỗi học sinh chúng ta phải làm gì? Chúng
ta không đợc ngại khó, ngại khổ; trớc những khó khăn thử thách không đợc chán nản. Phải
có nghị lực để vợt lên mọi khó khăn trong bất kì hoàn cảnh nào.
câu tục ngữ Có công mài sắt , có ngày nên kim thật sự có ý nghĩa vô cùng sâu
sắc. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để v ơn lên trong mọi
lĩnh vực của đời sống con ngời.
Đề 7: Tục ngữ có câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Hãy giải thích
câu câu nói trên. Từ đó, em có thể rút ra bài học gì trong việc chọn bàn mà
chơi ?
Con ngời là tổng hoà những mối quan hệ xã hội. Môi trờng, hoàn cảnh xung quanh
có ảnh hởng rất lớn đối với mỗi ngời. Bàn về vấn đề này, tục ngữ có câu:
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Trớc tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Mực là một chất
liệu để viết, có màu đen; đèn là một vật dụng phát ra ánh sáng. Gần ánh đèn mọi vật sẽ
đợc soi sáng. Nhng mực và đèn còn là hai hình ảnh tợng trng cho môi trờng sống của con
ngời. Khi sống trong một môi trờng xấu thì con ngời cũng sẽ bị ảnh hởng những cái xấu
xa. Nếu sống trong một môi trờng tốt thì con ngời đó cũng sẽ đợc ảnh hởng những điều
tốt đẹp. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên dạy chúng ta phải biết chọn cho mình một môi
trờng sống thật tốt. Bởi vì môi trờng sống có ảnh hởng lớn tới nhân cách của con ngời.
Vậy, tại sao ông cha ta lại nói: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng ? Mỗi
một ngời đều sống trong một môi trờng khác nhau nhng phải biết chọn cho mình một

môi trờng sống tốt. Môi trờng sống tốt đó là một môi trờng biết đoàn kết yêu thơng,
biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Vì vậy nếu chúng ta không biết chọn cho mình một
môi trờng sống tốt đẹp thì nhân cách của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hởng. Câu tục ngữ
đã khuyên dạy chúng ta tránh xa môi trờng xấu, bởi vì nếu sống trong môi trờng xấu,
chúng ta cũng sẽ bị ảnh hởng những cái xấu xa; còn ở những môi trờng tốt chúng ta sẽ
đựơc học tập những điều tốt đẹp, mở mang vốn hiểu biết và trở thành con ngời có ích
cho xã hội. Đặc biệt, cuộc sống con ngời khi gặp phải khó khăn rất dễ bị xa ngã nếu
không tỉnh táo sẽ bị cám dỗ làm mất đi nhân cách tốt đẹp của mình. Vì vậy, câu tục
ngữ thực sự nh là một lời giáo huấn của ông cha ta.
Ngời học sinh chúng ta trong trắng, rất dễ bị tác động của môi trờng
sống bên ngoài. Vì vậy để giữ đợc nhân cách và phẩm chất của mình, chúng
ta phải nhận thức đợc vai trò của môi trờng sống vô cùng quan trọng tới việc
hình thành nhân cách của con ngời. Nghĩa là chúng ta phải xa lánh những tệ nạn xã
hội, phải biết chọn bạn mà chơi để nhân cách của mình không bị vẩn đục; biết phân

7


tích giảng giải cho bạn bè hiểu đợc gía trị của phẩm chất đạo đức con ngời. Chúng ta
phải luôn luôn biết đợc bổn phận của ngời học sinh, biết gần gũi thân ái với bạn bè để
xung quanh chúng ta luôn có môi trờng sống tốt đẹp để chúng ta hoàn thiện nhân cách
của mình.
Câu tục ngữ với hình ảnh giàu ý nghĩa tợng trng đã trở thành một bài học có giá
trị để giáo dục biết bao thế hệ thấy đợc vai trò của môi trờng sống. Trong xã hội ngày
nay, có rất nhiều những tệ nàn xã hội thì việc làm theo lời khuyên của cha ông ta thực
sự có giá trị đối với mỗi ngời.
Đề bài 10: Em hãy giải thích câu tục ngữ sau:
Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn.
Từ xa tới nay, tục ngữ đã cho ta bao lời khuyên, bao kinh nghiệm quý giá. Một trong
những kinh nghiệm bổ ích đó là mối quan hệ giữa phẩm chất đạo đức con ngời với

hình thức bề ngoài. Điều đó đợc thể hiện qua câu tục ngữ:
Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn.
Trớc tiên, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Câu tục ngữ đã đa ra hai
hình ảnh cụ thể gỗ và nớc sơn. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên
những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng h hỏng. Nớc sơn là vật liệu
để quét lên đồ vật làm cho đồ vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt
nớc sơn muốn khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý
đến chất lợng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp
sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo
đức của con ngời là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.
Tại sao ông cha ta lại nói: Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn:? Ngay từ xa xa, ông cha ta đã
đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của con ngời. Một con ngời có phẩm chất đạo đức
tốt thì trong bất kì hoàn cảnh nào, trong bất kì công việc nào họ cũng hoàn thành một
cách tốt đẹp. Trái lại, một con ngời chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi
nhân cách, đạo đức và lối sống thì con ngời đó sẽ bị mọi ngời xa lánh. Vì vậy, một ngời có phẩm chất, t cách đạo đức tốt bao giờ cũng đợc mọi ngời quý trọng tin yêu. Ông cha
ta đã từng nói: Cái nết đánh chết cái đẹp, quả không sai. Và nếu, một ngời nào đó
vừa có phẩm chất đạo đức tốt lại có hình thức bề ngoài lịch sự, nhã nhặn thì con ngời
đó càng đợc tôn trọng hơn.. Nội dung quyết định hình thức, và hình thức góp phần
nâng cao giá trị của nội dung.
Hiểu đợc ý nghĩa của câu tục ngữ, học sinh chúng ta phải làm gì để có đợc
phẩm chất đạo đức tốt ? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trờng, chúng ta phải rèn
luyện, tu dỡng đạo đức sao cho tốt. Phải Học ăn, học nói, học gói, học mở để hoàn
thiện nhân cách của ngời học trò .Và trong cuộc sống của mỗi ngời, ai cũng có thể rèn
luyện để làm cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn góp phần làm cho xã hội
ngày càng văn minh hơn.
Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn
trách nhiệm của mình trong việc tu dỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh.
Dn ý: Em hóy nờu suy ngh ca em v cõu tc ng "n qu nh k trng cõy"
I. M bi
Mt trong nhng truyn thng tt p ca nhõn dõn ta l lũng bit n, bit trõn trng nhng ngi ó giỳp

mỡnh. Nhõn dõn ta thng nhc nh nhau : n qu nh k trng cõy .
II. Thõn bi
1. Gii thớch
- n qu : s dng, tha hng nhng thnh qu, nhng kt qu trong cuc sng hin i
- K trng cõy : l ngi lm nờn nhng thnh qu ú hoc gúp phn ờm li nhng thnh qu ú
- C cõu : nhc nh ta phi bit n nhng ngi ó cú cụng to ra cỏc thnh qu m ta ang tha hng
2. ỏnh giỏ vn (Ti sao n qu phi nh k trng cõy?)
- Vỡ phi cú ngi trng cõy mi thu hoch qu.Trong cuc sng tt c nhng thnh qu u c to nờn bi
nhiu cụng sc (dn chng)

8


- Vì nhớ “ Kẻ trồng cây ” là lẽ đương nhiên phù hợp với đạo lý sống ở trên đời, khi đã biết thừa hưởng, biết
nhận lãnh những thành quả từ công sức của người khác, chúng ta không thể có thái độ vô ơn bội bạc (dẫn chứng)
=> Khẳng định : lòng biết ơn là tình cảm không thể thiếu ở một con người có phẫm chất đạo đức tốt đẹp
3. Mở rộng vấn đề
- Ta không chỉ nhớ mà còn phải ra sức đáp đền (giữ gìn và phát huy những thành quả đó)
- Ta không chỉ ăn quả mà còn phải ra sức trồng cây (sẵn sàng đóng góp công sức để tạo ra những thành quả
lao động)
- Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cho chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta và là một chân lý mãi mãi có giá trị
- Cần phê phán thói vô ơn, bạc nghĩa
- Cần phê phán thói xa hoa, lãng phí
III. Kết bài
Nêu suy nghĩ cũa em
Đề bài: Nhân dân ta thường khuyên nhau:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”.
Lôi khuyên trên có ý nghĩa gì?

DÀN BÀI
I- MỞ BÀI:
- Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.
- Dẫn câu ca dao: “Nhiễu điều… nhau cùng”.
- Đây là nhắc nhở mọi người phải có lòng nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau.
II- THÂN BÀI:
a) Giải thích:
- Nghĩa đen: “Nhiễu điều” là thứ hàng tơ lụa màu đỏ đẹp đắt giá; “giá gương” là vật dụng bằng gỗ chạm khắc
khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa. Nếu hai vật ấy đứng riêng lẻ thì không cổ gì đặc
sắc. Nhưng đặt mảnh lụa đỏ phủ lên giá gương thì chúng tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm.
Tấm “nhiễu điều” giữ cho gương sáng mãi, khỏi bị ố mờ vì bụi, cồn tấm gương kia nhờ tấm nhiễu điều nên luôn
sáng tươi mãi. Chính nhờ bao phủ, chở che cho nhau mà cả hai trở nên cổ giá trị, tôn vinh thêm nét đẹp.
- Nghĩa bóng: Từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó, người xưa muốn nêu lên một lời khuyên: Là người trong một
nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn.
Đây là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.
b) Tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?
- Về mặt tình cảm: Người cùng chung một nước có cùng chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung một tổ tiên,
nói cùng một thứ tiếng “mẹ đẻ”, cùng phong tục tập quán… không khác gì anh em trong một nhà.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng
- Về mặt lí trí: Không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội được mà phải hòa nhập vào cộng đồng, phải có bổn phận
nghĩa vụ đối với nhau cùng nhau gắn bó, đoàn kết để đưa đất nước tiến lên.
- Đây là cách sống, là đạo lí truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa.
- Nhờ tình tương thân tương ái đó mà dân tộc đã vượt qua biết bao gian khổ từ lúc dựng nước giữ nước, đoàn kết,
yêu thương, đùm bọc nhau trong chiến đấu chống giặc thù, đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau khi trong nước có
thiên tai lũ lụt. Chính nhờ tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “miếng khi đói bằng gói khi no” của người trong một
nước nên đất nước ta, dân tộc ta mới đứng vững vàng cho đến hôm nay.
- Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện, tự giác thì mới là nghĩa cử cao đẹp,
đáng trân trọng. Nó vừa thể hiện nhân cách đạo đức của con người vừa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp.
III- KẾT BÀI:

- Câu ca dao mãi mãi là một bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Tình cảm yêu thương, đoàn kết giúp đỡ
lẫn nhau cần được phát huy ngày càng mạnh mẽ để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.
Dàn ý chi tiết Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề Tôn sư trọng đạo
I. Mở bài

9


Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam là “Tôn sư trọng đạo”. Đó là đạo lí của những
người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy. Trong xã hội ngày nay truyền thống ấy được
nhân thức, thực hành như thế nào chúng ta hãy cùng bàn luận.
II. Thân bài
1. Giải thích
– Tôn sư: (tôn: tôn trọng, kính trọng, đề cao; sư: thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò
thì phải biết tôn trọng, kính trọng, và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
– Trọng đạo: (trọng: coi tọng, tôn trọng ; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp
của con người). Vậy trọng đạo là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy
đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo dức, đạo học làm người và những tri thức
khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội.
2. Chứng minh
– Tôn sư trọng đạo là một truyền thống mà người Việt Nam ta quý trọng nhất, truyền thống ấy có từ rất lâu đời,
khi con người có nhu cầu học tập, tìm hiểu, truyền dạy thì nghề giáo ra đời.
– Từ thời phong kiến, trong bậc thang giá trị thì người thầy được xếp sau vua nhưng trước cha mẹ: “Quân – Sư –
Phụ”.
– Đối với bất kì ai đều cũng cần có một người thầy – một người luôn hướng dẫn, luôn mở ra một con đường mới,
tốt hơn cho chúng ta. Thầy luôn được mọi người tôn trọng bởi họ luôn rằng thầy là người có phẩm chất đạo đức
chuẩn nhất và là tấm gương của mọi thế hệ. Cho nên vị thế của thầy lúc bấy giờ có thể xem như hơn cả cha mẹ.
– Với một vị thế như vậy lớp lớp người nhà giáo đã làm rạng rỡ đất nước như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Tất Thành, …
– Đời nhà giáo không đơn giản là chỉ dạy hoc, rèn người mà cũng phải qua bao nhiêu gian khổ. Trong thời chiến

cuộc sống không ổn định có nhiều nhà giáo đã phải bỏ nghề để hòa vào cùng mọi người làm những công việc
không phải là nghề dạy học: về quê chăn nuôi heo, gà, ,,, hay phải bơm vá xe đạp, …
– Đó là trong khoảng xã hội lộn xộn. Đất nước ngày một đổi mới, vị thế của nhà giáo cũng được trả lại đúng vị
trí.
– Cho dù là nhà giaó có giảng dạy ở cấp bậc nào thì cũng đều được tôn trọng vì “Trọng thầy mới được làm thầy”,
muốn làm thầy thiên hạ trước hết ta phải biết trọng đạo và tôn trọng thầy.
– Bất kể ai nếu muốn làm thầy trước hết họ phải làm học sinh. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có
biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt – tức là làm học trò của nhiều người thầy thì sau mớit có
thể làm thầy giỏi được.
– Để đề cao vai trò của người thầy trong xã hôi dân gian đã có nhiều câu cao dao, thành ngữ, tục ngữ nói về thầy
mà ta không thể nào quên được:
* “Không thầy đố mày làm nền”: có nghĩa là nếu không có người thầy dạy cho ta học và làm bất cứ sự việc gì thì
ta không thể học và làm được điều đó.
* “Học thầy không tầy học bạn”: có nghiac là nếu học thầy mà chưa hiểu hết, chưa nắm hết kiến thức thì học ở
bạn, lúc này bạn cũng là thầy của ta.
* “ Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư”: có nghia là ba người đi trên một đường, tất sẽ có người là bậc thầy của ta.
3. Nguyên nhân của một số thái độ chưa đúng đắn
– Bên cạnh những điều tốt đẹp ấy thì cũng có những bạn học sinh, sinh viên vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường
mà lại không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà
thầy giảng.
– Có bạn hay nói leo, cho là những điều thầy giảng chỉ là ba hoa hay chỉ để hù dọa, như thế là thiếu tôn trọng.
– Bây giờ không như xưa, học sinh không biết ơn thầy cô mà vả lại còn trả hơn họ bằng những cú đánh hay
những câu nói nặng lời.
– Nguyên nhân chính là do nhà trường chưa nghiêm nghặt, gia đình thiếu quan tâm, mà chủ yếu là do những học
sinh, sinh viên ấy thiếu suy nghĩ hay tự cho mình đã giỏi nên không cần phải học nữa.
4. Hậu quả– Cãi thầy, các bạn đừng tưởng là giỏi, điều đó chính là kết quả cho bạn về sau.
– Thầy, cô là những người đi trước đúc kết nhiều kinh nghiệm sống và truyền đạt lại cho chúng ta, chỉ muốn một
điều là chúng ta không bị phải những vấn đề ấy. Nhưng nếu bạn không nghe thì hậu quả các bạn sẽ là người lãnh
đủ.
5. Biện pháp– Nhà trường cần quan tâm, chú trọng vào việc tôn sư trọng đạo của hoc sinh

– Đặc biệt là ở học sinh cần phải hiểu, nhớ những công ơn để có thể chấp hành tốt câu “Tôn sư trọng đạo”
6. Liên hệ bản thân

10


III. Kết bài– Khẳng định sự đúng đăn, ý nghĩa, giá trị giáo dục, vai trò, tầm quan trọng vag những tác động tích
cực của câu thành ngữ “Tôn sư trọng đạo”.
Đề bài: Suy nghĩ cùa anh (chị) về nghĩa cử cao đẹp "Lá lành đùm lá rách" trong cuộc sống.
Gợi ý
I. Mở bài
- Đoàn kết tương thân, tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh quan của người xưa.
-Trích dẫn.
- Đó là bài học về đạo lí làm người thể hiện rõ nét nốì quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày nay.
II. Thân bàỉ
2. Giải thích câu tục ngữ
- Nghĩa đen: Dùng lá để gói hàng, nếu bị rách, người ta lấy tâm lá lành bao bên ngoài.
- Nghĩa bóng: “lá lành” là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn 'lá rách” là con người lúc sa cơ, thất thế,
nghèo khó.
- Câu tục ngữ khuyên con người nên biết giúp đờ, đùm bọc những người gặp cảnh khốn cùng, khó khăn.
2. Đánh giá
- Nhắc nhở chúng ta đừng thờ ơ, ghẻ lạnh trước khổ đau, thiếu may mắn của người khác; mà trái lại, phải biết hết
lòng đùm boc, nâng đỡ người sa cơ, lỡ vận, giúp họ vượt qua bước khốn cùng, thể hiện sự cao đẹp trong mối
quan hệ giữa người với người.
- Giữa cuộc đời, hoàn cảnh con người luôn biến đổi thăng trầm. Vì thế cần phải hiểu biết nhau trong sự tương
thân tương ái, tạo tình đoàn kết, tránh chia rẽ, xung đột.
- Lòng nhân ái là đức tính mà mỗi con người đều cần phải có để làm nền móng xây dựng một xã hội tốt đẹp, công
bằng, bác ái. Quay lưng hay ngoảnh mặt với nỗi đau của người khác là ích kỉ, vô nhân.
- Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, “lá lành” cần phải “đùm lá rách”. Đó là việc làm rất cần thiết, là ý
thức tự giác của mỗi chúng ta.

3. Mở rộng
- Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống cao quý về đạo lí làm người của dân tộc ta.
- Chính truyền thống này là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết để bao đời nay dân tộc ta chiến thắng thù trong, giặc
ngoài, giữ yên ổn, vững bền đất nước.
- Lòng nhân ái này phải xuất phát từ tình cảm chân thành, thâu hiểu, cảm thông giữa người với người chứ không
phải là lối ban ơn trịch thượng.
- Người được đùm bọc, đỡ đần phải biết vươn lên chứ không được ỷ lại, Sống nhờ lòng nhân ái của người khác
để mình trở thành bị động, biếng nhác.
III. Kết bài
- Nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị câu tục ngữ trong đời sống thực tế ngày nay.
- Liên hệ bản thân: cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương trợ.
Bài làm
Đoàn kết, tương thân tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh quan của mỗi con người Việt
Nam xưa và nay. Nhờ vậy mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, thiên tai, dịch bệnh…,
đứng vững vàng giữa năm châu, bốn bể. Đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng ca dao, tục ngữ của
dân tộc đề cập đến vấn đề này. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là một trong số đó. Câu tục ngữ trên cho ta
thấy bài học làm người, phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà giữa người với người.
Nghĩa đen của câu tục ngữ phản ánh một hiện tượng rất đỗi bình thường trong sinh hoạt hằng ngày của nhân dân
ta. Đó là việc dùng lá để gói hàng, ngày xưa thì lá thông dụng được dùng để gói mọi thứ. Khi lá bị rách thì người
ta sẽ lấy một tấm lá khác bao bọc bên ngoài cho. thêm phần chắc chắn. Nhưng không chỉ vậy, hình ảnh “lá lành”,
“lá rách” ở đây mang ý nghĩa tượng trưng cho con người chúng ta trong những hoàn cảnh, thời điểm khác nhau.
“Lá lành” là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn ngược lại “lá rách” là con người lúc sa cơ, thất thế,
nghèo khó. Bằng lối nói tượng trưng, dùng hình ảnh cụ thể và giản dị, câu tục ngữ ngụ ý khuyên chứng ta nên
biết chia sẻ, giúp đỡ, cảm thông, xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quẫn, cô đơn.
Câu tục ngữ đã thể hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp đậm đà của nhân dân ta từ xưa đến nay trong xã hội. Đoàn
kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Ngoài câu tục ngữ trên, trong
kho tàng ca dao, tục ngữ còn rất nhiềụ^câu tương tự như thế: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người chung một
nước phải thương nhau cùng” hay “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”… Các câu trên đều khuyên nhủ ta: Hễ là
đồng bào thì nên đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau trên tinh thần tương thân tương ái, không nên thờ ơ, ngoảnh
mặt, quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác; mà trái lại, phải luôn luôn quan tâm, giúp đỡ, đùm bọc, che

chở người khó khăn, thất thế. Những người giàu có nên yêu thương, giúp đỡ cho những người nghèo khổ, nhất là

11


những khi họ gặp hoạn nạn, tai ương. Những người có địa vị cao trong xã hội nên tạo điều kiện giúp đỡ quần
chúng được sống một đời sông ấm no, hạnh phúc. Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy: “Thấy
ai đói rách thì thương, Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn”.
Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi được khi
mất, khi giàu có khi nghèo khổ. Vì thế tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm móng chia
rẽ, xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương thân tương ái. Điều đó cho thấy rằng lòng nhân ái hay tình cảm
nhân đạo chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một
xã hội bình đẳng, thân ái, hoà bình, ổn định. Cũng phải nhận ra rằng thờ ơ trước nỗi đau, bất hạnh của ngữời khác
là một thói xấu, một thái độ ích kỉ, vô lương tâm.
Trong đời sống còn nhiều khó khăn của xã hội ta hiện nay, hơn lúc nào hết, lòng nhân ái, tình cảm thương yêu,
đùm bọc lẫn nhau, phải được nâng lên thành ý thức tự giác trong mỗi con người chúng ta.
Câu tục ngữ này đã được tiếp nối bao đời trong các thế hệ người Việt, khẳng định truyền thống cao quý trong đạo
lí làm người của dân tộc ta. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái đậm đà nèn trải qua
bao cuộc xâm lược dã man, nhân dân vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất
nước cho đến ngày nay.
Và một điều quan trọng nữa là “Lá lành đùm lá rách” nghĩa là người khoè mạnh, bình thường phải giúp đỡ người
yếu đuối, khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng
không phải là hành động ban ơn kiểu bố thí; mà nhất thiết là phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân
đạo thực sự. Và người được giúp đỡ cũng không được ỷ lại, hoàn toàn sống nhờ vào tình thương xót của người
khác để trở nên thụ động, biếng nhác, mà phải biết vươn lên hoàn cảnh.
Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được
giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước.
Ngày nay truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy manh mẽ hơn nữa. Mỗi người chứng ta phải có ý thức
đoàn kết tương ái, tương thân, tương trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập, sẵn sàng, tích cực tham gia các công
tác cứu trợ xã hội, hoạt động từ thiện. Đồng thời, hơn ai hết, thanh niên chúng ta cần kiên quyết chống tư tưởng ỷ

lại, đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.
Đề bài: Nghị luận xã hội Tình thương là hạnh phúc của con người
Hướng dẫn làm bài
a. Mở bài - Về nội dung trực tiếp: khẳng định tình thương đem lại hạnh phúc cho con người. - Về thực chất: câu
nói đề cao lòng nhân ái.
b. Bàn luận về ý kiến. - Tình thương là tình cảm cao quý của trong quan hệ giữa người và người. Tình thương
không phải là một khái niệm trừu tượng xa vời mà nó luôn hiện hữu trong đời sống quanh ta.
+ Biểu hiện cụ thể của tình thương là sự thương yêu, gắn bó, biết quan tâm, cảm thông trước tình cảnh đau khổ
của người khác.
+ Tình thương không chỉ dành cho con người mà còn dành cho cả cỏ cây, chim muông, vạn vật…
- Hạnh phúc: là niềm vui, niềm sung sướng vì đạt được ý nguyện.
- Tình thương mang lại hạnh phúc cho người khác. Con người trong đời sống ai cũng muốn được yêu thương,
được quan tâm, bảo ban, khen ngợi, được chia sẻ, động viên… Một lời khen có thể giúp con người vươn lên rất
nhiều. Một sự giúp đỡ, sẻ chia, dù lớn dù nhỏ, cũng là một nguồn động viên giúp con người có thêm nghị lực để
vượt lên khó khăn… ‘‘Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu ta dành cho người khác dù một chút thông cảm mà ta vẫn
thường dành cho ta’’.
- Tinh thương cũng mang lại hạnh phúc cho người biết yêu thương. Sự quan tâm giúp đỡ khiến người khác hạnh
phúc. Người biết yêu thương sẽ cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống có ý
nghĩa cao đẹp va đáng quý.
- Trong đời sống, có biết bao tấm gương về lối sống nhân ái, vị tha. Họ đã có những con người ấy thấy tẻ nhạt và
vô nghĩa.
c. Kết bài - Khẳng định giá trị của tình thương. - Cần có ý thức vun đắp tình yêu thương trong tâm hồn, xây dựng
lẽ sống nhân ái và thể hiện tình thương thành những hành động cụ thể.
Đề bài: Nghị luận xã hội Ở hiền gặp lành”?
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Trong cuộc sống, chúng ta thường nói đến quan hệ nhân - quả, nghĩa là nhân nào - quả ấy, gieo gió thì gặt bão,
ở hiền thì gặp lành, mình cư xử với người chung quanh thế nào thì sẽ thu về một kết quả tương xứng.

12



- Quan niệm trên đã phản ánh đúng thực tế cuộc sống chưa? Tại sao chung quanh chúng ta còn có kẻ ác mà
không bị trừng trị, có người hiền mà cuộc sống lại không ra sao? Vấn đề cần được phân tích kĩ trên nhiều mặt.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thế nào là “Ở hiền gặp lành”?
Nếu ta tốt bụng, ăn ở tử tế, bao giờ cũng sẵn sàng giúp đỡ người khác thì cuộc sống của ta sẽ được đền bù xứng
đáng, những điều tốt lành sẽ đến với ta.
2. Thực tế cuộc sống có diễn ra như điều khẳng định trên đây không? Vẫn có hai khả năng:
a. Thuận: Nhiều người ở hiền đã gặp lành. Đó là một điều dễ hiểu và rất chính đáng: khi mình ăn ở tử tế với bà
con, cô bác, bạn bè... thì mọi người có cảm tình với mình và sẽ sẵn sàng giúp đỡ mình khi cần thiết.
b. Nghịch: Không phải bao giờ cuộc sống cũng theo lôgic thuận như trên: Không ít người ở hiền mà lại rơi vào
hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống hẩm hiu, và ngược lại, có kẻ xấu mà đời sống vẫn đầy đủ, sung sướng. Tại sao?
- Vì xã hội còn phức tạp: Những thế lực xấu vẫn tồn tại, bọn làm ăn không chính đáng, gieo thiệt hại cho người
xung quanh vẫn chưa hết và trong hoàn cảnh ấy ai cũng có thể là nạn nhân - trong đó có cả người hiền.
- Chúng ta đang phấn đấu xây dựng một xã hội thật công bằng nhưng việc cải tạo cái cũ, xây dựng cái mới đòi
hỏi thời gian. Phải dày công đấu tranh xây dựng mới biến được ước mơ thành hiện thực.
- Hơn nữa, chỉ ở hiền thôi chưa đủ khả năng tạo ra cuộc sống sung sướng (hiền mà lao động chưa giỏi, những
năng lực khác còn thiếu ).
3. Trước tình hình trên, chúng ta có nên “ở hiền” hay không? Dù thực tế có khi phũ phàng (kết quả không tương
xứng) ta vẫn nên giữ cách sống ở hiền: đó là cách sống đạo đức (nhân ái), mang đến cho tâm hồn mình sự thanh
thản (giúp ích được mọi người là niềm vui lớn). Lòng tốt của mình có khi lại là một khả năng thức tỉnh, thuyết
phục giáo dục kẻ xấu.
4. Cần đặt và giải quyết vấn đề trên đây trong một giới hạn: Không phải đối với bất cứ ai chúng ta cũng ở hiền.
Đối với bọn xấu, những kẻ bất lương, xã hội phải giáo dục, trừng trị và ta cũng phải tham gia vào cuộc đấu tranh
gian khổ này.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỂ
- Câu tục ngữ “Ớ hiền gặp lành” khuyến khích chúng ta sống theo lòng nhân ái. Đó là một phương châm xử thế
tích cực, dù có khi tạm thời cái tiêu cực đang lấn át, người lương thiện bị thua thiệt.
- Chúng ta mong cho tất cả những người ở hiền đều gặp lành, nhưng cũng phải nhìn trước những khả năng diễn
biến phức tạp (như trên đã phân tích) để tránh những hụt hẫng, bi quan. Mỗi chúng ta không những cần hướng

thiện mà còn phải kiên trì đấu tranh cho cái thiện.
Đề: Suy nghĩ về câu: Thật thà là cha thằng dại.”
DÀN Ý THAM KHẢO
Mở bài: Đã từ rất lâu, thật thà là một phẩm chất quý báu của con người trong cuộc sống. Thế nhưng, đôi khi, sự
“thật thà” lại khiến cho con người gặp nhiều phiền toái, thậm chí còn bị chê bai như câu tục ngữ: “Thật thà là cha
thằng dại”. Tại sao lại như vậy?
Thân bài: viết thành từng phần, đoạn
 Giải thích câu tục ngữ: Chuyển ý: Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là “Thật thà là cha thằng dại”.
“Thật thà” có nghĩa là trung thực, thẳng thắn, không gian dối đối với mọi người. “Cha”: là người có
công sinh thành, dưỡng dục. Còn “thằng dại” được hiểu là một người khờ dại, là người làm điều dại dột.
Suy cho cùng, câu tục ngữ mang hàm ý thật thà sinh ra dại dột. Hay nói ngắn gọn hơn “Thật thà là dại”.
 Tại sao “Thật thà là cha thằng dại” ?
Chuyển ý: Câu tục ngữ trên là vô lí chăng? Vậy chẳng phải ông cha lại khuyên chúng ta đừng nên thật thà?
Thực sự mà nói, thật thà vẫn là một đức tính tốt đẹp ngàn đời. Là bài học cha mẹ dạy cho con cái từ thuở lên ba.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng nên “thật thà”.
Nhiều người ngay thẳng có những khi bị cô lập, thậm chí là trù dập. Ngay chính nhiều bậc cha mẹ muốn giữ
thân cho con luôn khuyên rằng: "Đừng có thật thà quá mà chuốc họa vào thân". Thực tế có những công nhân
đứng lên tố cáo sai phạm của các xí nghiệp, nhà máy, họ thắng kiện rồi bị cho... nghỉ việc. Cứ như thể chúng ta
đang sống chung với bệnh giả dối và nó đã là... người bạn quá thân quen.
Không phải lời nói dối nào cũng xấu (Có những lời nói dối không xấu như người con đang ở xa gia đình,
gặp bất trắc hoặc có vấn đề về sức khỏe, khi cha mẹ già yếu hỏi thăm thì con lại nói đang có cuộc sống hoặc sức
khỏe tốt. Một ví dụ khác ngược lại là cha mẹ già yếu nay ốm mai đau, nhưng khi con cái - vốn đang đi công tác
xa - gọi điện thoại hỏi thăm thì cha mẹ nói rằng sức khỏe vẫn bình thường. Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ nhưng
còn nhiều ví dụ khác nữa cho ý kiến không phải lời nói dối nào cũng xấu. Tất nhiên, vẫn có nhiều lời nói dối đem
đến cái xấu cho xã hội.)

13


Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng…(điều này thật ra mình không dại mà chỉ vì người khác không

đón nhận sự chân thành của mình.
Một doanh nhân trên thế giới rằng: “nói dối khi cần và nói thật khi có thể”. Tức là khi cần vẫn có thể nói dối
và chỉ nói thật khi điều mình nói ra không ảnh hưởng đến người khác, không ảnh hưởng đến mình và những mối
quan hệ khác.Người quá thật thà không dễ thành công ?
Vì vậy, “thật thà” không đúng lúc, đúng nơi thật sự chính là “cha thằng dại”.
Tìm thêm lí lẽ, dẫn chứng…
 Chúng ta cần phải làm gì?
Để tránh nói ra những điều khiến một giây sau phải hối hận, cách tốt nhất là nên im lặng suy nghĩ về cái
được và cái mất của mình trước lúc nói. Không ai bắt mình phải nói ngay cả. Cha ông ta đã từng đúc kết “phải
uốn lưỡi bảy lần trước lúc nói” là vì vậy. Nếu không nghĩ được cái gì để nói thì có thể im lặng và không bày tỏ
quan điểm. Không nói gì còn hơn nói ra để rồi sau đó phải ân hận.
Thời gian im lặng để suy nghĩ đó cũng chính là thời gian giúp người thật thà làm chủ được cảm xúc của
mình. Khi đã làm chủ được mình, họ sẽ tìm ra được cách nói thế nào sẽ mang lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đó chỉ
là cách điều trị để giảm bớt triệu chứng, để không nói ra những câu nói “hớ hênh”. Không dễ chữa được “bệnh”
thật thà, vì nó là bẩm sinh, là tố chất của con người.
Thật thà đúng thời điểm. (Ta nghĩ nên thay từ "thật thà" bằng từ "trung thực". Những lời nói thật rất khó tiếp
thu. Vậy ta nên nêu cao tinh thần trung thực thì hơn. Chúng ta không nói dối, không làm sai và khi cần thì ta sẽ
thẳng thắn. Ta nói là "khi cần" vì trong những trường hợp khác, tự nhiên bạn sẽ bị đi vào thế cô lập. Những lời
nói quá thẳng thắn có thể gây tổn thương, thậm chí khắc cốt ghi tâm vào lòng người nghe như một sự nhẫn tâm.
Vậy, khẳng định: thật thà, thẳng thắn là đúng nhưng phải biết hành động đúng thời điểm, đúng người).
Và, nói dối mà tốt cho mọi người, không hại ai thì “nói dối lại là cha thằng khôn”. Tuy nhiên, không vì thế
mà để nói dối trở thành thói quen.
Kết bài: Câu tục ngữ trên thật sâu sắc, khuyên chúng ta cần khéo léo trong giao tiếp ứng xử. Nói thật đôi khi có
hại mà ngược lại nói dối lắm lúc lại là điều cần thiết trong cuộc sống. Bản thân là học sinh, ta cần rèn luyện nhiều
đức tính tốt đẹp như nhân ái. dũng cảm, kiên trì… trong đó không thể thiếu trung thực. Tuy nhiên, mỗi người cần
vận dụng một cách linh động không nên cứng nhắc để dẫn đến nhiều điều không hay.
Dàn bài: Cái nết đánh chết cái đẹp"
MB: Giới thiệu về câu "Cái nết đánh chết cái đẹp" - là một câu tục ngữ mà ông cha ta đã đúc kết đc qua
thời gian.
TB:

- Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:
+ Cái nết : là những đức tính tốt đẹp của một con ngừoi.
+ Cái đẹp: vẻ đẹp hình thức bên ngoài của con người.
Tâm hồn tốt đẹp của một con người có thể làm lu mờ đi cái vẻ hình thứ bên ngoài, đề cao tính cách tốt đpẹ của
con người.
- Đánh giá câu nói: vì đề có 2 chữ "phải chăng" - là đề mở để học sinh có thể bày tỏ quan điểm của mình nên
phần đánh giá này là phần quan trọng nhất, đệ nên đi kĩ hơn vào nó.
+ Tính đúng đắn của câu nói đó : việc đề cao tính cách, cái đẹp trong tâm hồn mỗi con người là hoàn toàn đúng
đắn.
+ Tính đúng đắn đó thể hiện rõ ràng trong thời xưa, khi mà thời buổi đất nước còn khó khăn, việc chăm lo cho vẻ
đẹp bên ngoài chưa được chú trọng thì cái nết của mỗi người là điều cần thiết.
+ Ngày nay, thời buổi đất nước phát triển hơn, kèm theo đó là sự chăm chút hơn về vẻ đpẹ bên ngoài của con
người, lúc đó vẻ đẹp bên ngoài đc chú trọng hơn. Dần dần, cái nết cũng phần nào ko được đề cao như xưa nữa, và
câu "cái nết đnahs chết cái đpẹ" đã ko hoàn toàn đúng trong thời buổi hiện nay.
+ Nhận định của bản thân em thông qua những điều đc chứng kiến trong cuộc sống.
+ Suy nghĩ của bản thân.
- Bài học: lừoi khuyên cho mọi ngừoi, và kinh nghiệm, ý thức của bản thân.
KB: Chốt lại vấn đề, khẳng định lại lần nữa đnahs giá của bản thân.
Câu 2.Suy nghĩ về hiện tượng lười đọc sách của học sinh hiện nay.
- Bài có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
+ Nêu các biểu hiện về việc lười đọc của học sinh hiện nay:

14


- Thờ ơ với sách, báo hoặc không đủ kiên nhẫn đọc hết một cuốn sách. Khi đọc chỉ đọc bản tóm tắt, các
đoạn trích, các bài bình luận hoặc xem phim...
- Thích đọc truyện tranh, truyện kiếm hiệp...không thích đọc các tác phẩm văn học; thích đọc báo hơn đọc
truyện, nhất là báo mạng.
- Thường chỉ đọc sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ học tập, thi cử.

+ Nguyên nhân, hậu quả:
* Nguyên nhân:
- Chưa hiểu được giá trị to lớn mà sách mang lại.
- Một số học sinh có suy nghĩ lệch lạc cho rằng thời đại CNTT thì không cần phải đọc sách nhiều chỉ cần
lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém.
- Đa số học sinh không còn thời gian để đọc do áp lực học hành quá lớn.
- Thời đại công nghệ thông tin ngày nay văn hóa đọc bị cạnh tranh bởi nghe nhìn. Bên cạnh đó những
hoạt động xã hội kích thích việc đọc sách của trẻ em hiện nay chưa được chú ý thỏa đáng.
- Sách viết cho trẻ em hiện nay nhiều mà vẫn thiếu. Trên thị trường tràn lan sách với đủ loại mẫu mã,
trang trí rất bắt mắt. Trẻ em "bơi" trong biển sách, không biết đâu mà lựa chọn.
- Học sinh không được hướng dẫn đọc sách một cách hiệu quả từ thầy cô, cha mẹ.
* Hậu quả:
+ Lười đọc sẽ không có đủ kiến thức, thông tin nên hiểu biết về xã hội sẽ bị hạn chế. Hiện tượng học sinh
học văn, sử kém cũng có một phần do thiếu niềm say mê học hỏi, tìm hiểu thông tin qua đọc sách.
+ Ít đọc sách cũng ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm lý, tình cảm và giao tiếp của học sinh. Vì vậy, lười đọc
không chỉ là tính cách cá nhân mà đã trở thành một hiện tượng xã hội.
+ Cách khắc phục:
- Mỗi học sinh cố gắng vượt thói quen lười đọc của mình. Cần có định hướng đúng khi đọc.
- Gia đình, nhà trường, xã hội cần tạo môi trường tốt cho việc đọc.
Câu 2: (3,0 điểm)Cảm nhận của em về nhân vật bác Phi – líp trong văn bản Bố của Xi – mông của nhà văn
Pháp Guy đơ Mô – pa - xăng.Từ nhân vật bác Phi – líp suy nghĩ về lòng nhân ái của con người trong cuộc
sống.
a. Mở bài: (0,25 điểm)
Đi từ tác giả đến tác phẩm đến nhân vật.
b. Thân bài: (2,5 điểm)
* Cảm nhận về bác Phi Líp: (1,5 điểm)
Bác phi líp là người lao động bình thường, giản dị và có phẩm chất tâm hồn đẹp đẽ.
Ý 1: Cảm nhận về ngoại hình.
Ý 2: …Tâm hồn đẹp đẽ:
- Bác là người nhân hậu, vị tha, không thờ ơ trước nỗi đau của người khác.

- Bác là người rất cao thượng, bao dung.
* Suy nghĩ về lòng nhân ái của con người trong cuộc sống: (1,0 điểm)
- Học sinh hiểu được lòng nhân ái chính là biết yêu thương sẻ chia, quan tâm đến mọi người.
- Trong cuộc sống hiện nay có biết bao người có lòng nhân ái bao la.Đó là con cái yêu thương Cha mẹ, ông bà,
anh em ruột thịt yêu thương đùm bọc lẫn nhau, bạn bè, bà con lối xóm khi tối lửa tắt đèn có nhau.
+ Yêu thương không chỉ bằng lời nói suông mà bằng những hành động cụ thể…..
- Biểu hiện cao nhất của lòng nhân ái là đức hy sinh.
+ Những chiến sĩ đã cống hiến tuổi xuân cho đất nước(chống Pháp và chống Mĩ)
+ Các chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ vùng trời vùng biển (liên hệ tới việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981)
- Lòng nhân ái chính là truyền thống của dân tộc ta.
c. Kết bài: ( 0,25 điểm)
Qua nhân vật bác Phi – líp, tác giả đã gửi đến chúng ta bức thông điệp…
Câu 2 (3 điểm)Mái ấm gia đình đối với trẻ em.
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:
- Gia đình chính là nguồn vui, nguồn yêu thương, là mái ấm chở che cho mỗi cuộc đời, là cái nôi vững chắc để
đào tạo con người trưởng thành.
- Mái ấm gia đình vô cùng quý giá và quan trọng đối với mỗi người, nhất là đối với trẻ em; là nơi trẻ em được
chăm sóc, nuôi dưỡng, được yêu thương, dạy dỗ nên người.
- Gia đình hạnh phúc tạo nên sự bình yên trong tâm hồn trẻ thơ và sự bình yên của xã hội.

15


- Gia ỡnh tan v, tr em s l nhng nn nhõn thit thũi, bt hnh nht.
- Ngi ln cn cú trỏch nhim bo v v gi gỡn mỏi m gia ỡnh, khụng nờn vỡ bt c lớ do gỡ m lm tn
thng n nhng tỡnh cm t nhiờn, trong sỏng ca con tr.
- Tr em cn phi bit võng li, lm vui lũng ụng b, cha m
Dng bi ngh lun xó hi.
1: Nhõn dõn ta thng khuyờn nhau:
Anh em nh th tay chõn

Rỏch lnh ựm bc, d hay n.
Em hóy gii thớch ý ngha cõu ca dao trờn.
A. M bi.
1.Ca dao, dân ca là diệu tâm hồn của nhân dân ta từ bao đời nay. Nó trong trẻo
nh giếng làng, thơm mát nh hơng đồng gió nội, làm say đắm lòng ngời. Có không ít
bài ca dao nói về dạo lý, về tình ngời đẹp hơn mọi bài ca. Mãi mãi những lời ru câu hát
ấy là những kỷ vật trong hành trang của một đời ngời trên lộ trình đi tới tơng lai tơi
sáng và hạnh phúc. Trong mỗi chúng ta, có ai mà không thuộc, không nhớ:
2.Anh em trong mt gia ỡnh nờn c x vi nhau nh th no trong cỏc hon cnh khỏc nhau? Cõu hi
trờn nờu lờn mt khớa cnh ca o c v tỡnh cm m ai cng phi quan tõm. T bao i nay, trong kho tng
cao dao, tc ng, nhõn dõn lao ng chỳng ta ó cú sn li gii ỏp cho cõu hi ú. Nhõn dõn khuyờn nh mi
ngi:
Anh em nh th tay chõn
Rỏch lnh ựm bc, khú khn n.
B. Thõn bi
1. Gii thớch ý ngha cõu ca dao(l gỡ? )
- Tay v chõn l hai b phn ca con ngi, cú quan h khng khớt vi nhau, h tr cho nhau khụng th tỏch ri.
Thiu chõn hoc tay mi c ch, hot ng ca con ngi s b hn ch.
-> Qua hỡnh nh so sỏnh cõu th nht, nhõn dõn ta nờu lờn tỡnh cm khng khớt gia anh em (hoc ch em).
Chớnh tỡnh cm ny s l c s cho cỏch c x gia hai anh em sau ny.
- Rỏch v lnh, d v hay l nhng hỡnh nh tng trng, ch hai hon cnh sng khỏc nhau. Rỏch, d tng
trng cho cuc sng gp khú khn, hon nn. Lnh, hay tng trng cho hon cnh sng thun li, hay sung
tỳc,may mn.
-> Rỏch lnh; d hay u phi ựm bc, n l li khuyờn v cỏch c x ca anh em trong mt gia ỡnh trong
nhng hon cnh khỏc nhau.
2. Ti sao?
- Anh em trong mt gia ỡnh u cựng cha m sinh ra, cựng c nuụi dng, c chm súc, dy bo, cựng
ln lờn trong mt t m gia ỡnh.
-Anh chi em yờu thng nhau trong tỡnh rut tht, hc hnh bờn nhau, no m vui bun cú nhau. Tỡnh cm y c
ny n v phỏt trin mt cỏch t nhiờn vỡ cựng chung huyt thng, gn bú vi nhau v tinh thn t u th cho n

lỳc v gi.
-Tỡnh anh em, tỡnh cm gia ỡnh, gia tc l nột p ca ngi VN xa nay: mt git mỏu o hn ao nc ló, mỏu
chy rut mm
3.Lm gỡ?
-Dự khi úi, lỳc no; khi sng, lỳc kh; khi y , lỳc tỳng thiu; hon cnh cú th thay i song anh em vn
phi thng yờu nhau, ựm bc nhau, giỳp nhau c bit lỳc khú khn hon nn.
-Ngha v tỡnh cm y phi c th hin bng hnh ng c th, biu hin c th.
-Phi bit hnh ng theo o lý, tỡnh thng, giỳp nhau khi khú khn, coi ú l nim vui, nim hnh phỳc.
-Lỳc ln lờn, khi ó trng thnh, t lp mi ngi cú mt gai ỡnh, hon cnh, s phn riờng nhng cng vn
phi gi mói tỡnh cm cao quý ú, vn phi quan tõm, sn súc giỳp ln nhau, san s vt cht v tỡnh thng
cho nhau: ch ngó em nõng.
- Gi mói tỡnh anh em thm thit l bn phn ca mi ngi trong gia ỡnh vi nhau.
C. Kt bi: - Tỡnh nh em l quan h tỡnh cm hu nh ai cng gp v cng phi gii quyt. Vỡ th, cõu ca dao
trờn cú ý ngha ln. Nú l bi hc o c c din t bng hỡnh nh. Trong cuc sng ca nhõn dõn ta, t xa
n nay, cú nhiu cõu chuyn cm ng v tỡnh anh em chng minh cho quan nim trờn ca nhõn dõn ta nh S
tớch tru cau
-M rng ra, cõu ca dao trờn khuyờn nh mi ngi trong xó hi phi bit thng yờu nhau, thy chung vi nhau.
2: Ca dao cú cõu:

16


Cụng cha nh nỳi Thỏi Sn
Ngha m nh nc trong ngun chy ra.
Em hóy gii thớch cõu ca dao trờn v phỏt biu cm ngh ca em i vi cụng n cha m.
A. M bi
1.Ca dao, dân ca là cây đàn muôn điệu của ngời dân quê VN. Tiếng đàn ngọt
ngào vời vợi từng lan xa theo hơng lúa, từng bay xa theo cánh cò, trầm bổng ngân nga
trên sóng nớc theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngợc, thiết tha âu yếm qua lời ru của
mẹ, nhịp nhàng theo tiếng võng kẽo kẹt tra hèKhúc hát tâm tình ấy của quê hơng đã

thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ của mỗi chúng ta. Ta nhớ mãi lời ru ngọt ngào ấm êm ca
ngợi công ơn to lớn sâu nặng của cha mẹ, nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm
đầu:
Công cha..
2. Ca dao cú nhiu cõu hay núi v tỡnh cm gia ỡnh. Núi v cụng n ca cha m i vi con cỏi, cõu ca
dao sau õy tỡnh ý tht thm thớa:
Cụng cha nh nỳi Thỏi Sn
Ngha m nh nc trong ngun chy ra.
B. Thõn bi
1. Gii thớch ý ngha ca cõu ca dao(l gỡ?)
- Nỳi Thỏi Sn l mt ngn nỳi cao nht, hựng v nht, ni ting Trung Quc. Nc trong ngun chy ra khụng
bao gi cn, va trong mỏt ngt lnh nh dũng sa m, va thm lng m cao c.
-Vớ cụng cha nh nỳi Thỏi Sn, ngha m nh nc trong ngun nhõn dõn ta mun ca ngi cụng n to ln, sõu
nng y ca cha m.
2.Ti sao?
- Cụng lao ca cha m i vi con cỏi l to ln v khụng bao gi k ht c.
- Trc ht l cụng lao sinh ra ta. Khụng cú cha m thỡ khụng cú bn thõn mi ngi. Riờng cụng lao ny ó
khụng gỡ cú th so sỏnh c. Bit n cha m trc tiờn, sõu xa nht chớnh l bit n cụng lao ny.
- Cụng lao nuụi dng, dy bo t bộ cho n ln. Bộ thỡ c m cho bỳ mm bng dũng sa ngt ngo, bng
li ru ờm ỏi. Ln lờn cha m nuụi dng, sn súc khi khe mnh, lỳc m au (nuụi n ung, may mc, sm sa
cỏc phng tin khỏc hc tp, sng).
- Cụng lao dy d cho nờn ngi: dy bo cỏch c x trong xó hi, dy bo v o c, dy bo cỏc hiu bit v
cuc i, tri thc khoa hc, k nng ngh nghipcha m cú cụng nuụi n hc thnh ngi v thnh ngh.
3.Lm gỡ?
-Phi cú hiu vi cha m, th hin bng hnh ng c th, tỡnh cm c th: Ngoan ngoón võng li cha m, hc
hnh tu dng tr thnh ngi con ngoan, trũ gii. Chm súc, phng dng cha m lỳc m au, lỳc tui gi
C. Kt bi
Tỡnh cm v cỏch c x ca bn thõn mi ngi i vi cha m l thc o u tiờn ỏnh giỏ t cỏch o c
ca mi ngi. Cha m cú cụng lao to ln i vi bn thõn ta, chỳng ta phi kớnh yờu cha m, võng li cha m,
hc tp v lam vic tt cha m vui lũng

3: khuyờn bo mi ngi cỏch n núi, tc ng cú cõu:
t tt trng cõy rm r
Nhng ngi thanh lch núi nng du dng
V li cú cõu:
t rn trng cõy khng khiu
Nhng ngi thụ tc núi iu phm phu.
Cỏc cõu tc ng trờn nờu ra vn gỡ? Em hóy gii thớch v chng minh vn ú v rỳt ra bi hc cho bn thõn.
A. M bi
1.Tc ng l nhng cõu núi ngn gn, xuụi tai ỳc kt kinh nghim ca nhõn dõn ta t bao i v thiờn nhiờn, v
lao ng sn xuõt, v bi hc nhõn sinh, cỏch ng s iMt trong nhng cõu tc ng m cht trớ tu
khuyờn bo chỳng ta v cỏch núi nng l:.
2.Sng trong xó hi mi ngi phi trũ chuyn, trao i vi nhau. Li n ting núi nờn nh th no? Tc ng cú
nhiu cõu khuyờn bo mi ngi cỏch n núi ..
B. Thõn bi
1. Gii thớch l gỡ?

17


- Hai câu tục ngữ nói đến hai cách ăn nói khác nhau, cách ăn nói của người thanh lịch và của người thô tục.
Người thanh lịch nói dịu dàng, còn kẻ thô tục nói điều phàm phu.
- Vấn đề đặt ra trong hai câu tục ngữ trên là: cách ăn nói biểu hiện rõ phong cách sống của mỗi người.
2. Giải thích vì sao?
a. Vì sao cách ăn nói lại biểu hiện phong cách sống của mỗi người?
- Cách ăn nói của một người không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của sự giáo dục và rèn luyện của mỗi
người. Nó gắn liền với trình độ văn hóa, văn minh của mỗi cá nhân.
- Mỗi người phải tự rèn luyện cho mình cách ăn nói lịch sự, thể hiện lối sống văn minh, văn hóa.
- Mọi người quý mến người ăn nói lịch sự, văn minh thể hiện lối sống văn minh, văn hóa.
b. Thế nào là cách ăn nói văn minh, lịch sự, thế nào là cách ăn nói thiếu văn minh?
- Cách ăn nói được biểu hiện ở nhiều mặt: cách dùng từ, ngữ, dáng điệu, vẻ mặt, nội dung vấn đề… Trong từng

hoàn cảnh cụ thể, chúng ta phải có cách ăn nói thích hợp.
- Người lịch sự, văn minh dù hoàn cảnh thế nào cũng nói năng đúng mực (không dùng từ tục tĩu, không có thái
độ cáu kỉnh, không nói năng láo xược với người trên hoặc người lạ, không hách dịch với người dưới…), tỏ ra tôn
trọng với người đối thoại.
- Những cách nói năng thiếu văn minh, lịch sự: dùng từ tục, dùng cách nói trống không, xưng hô xấc xược, tỏ ý
coi thường người đối thoại…
3. Chứng minh
- Nêu gương một số bạn có cách nói năng văn minh, lịch sự, nên được mọi người yêu mến.
- Phê phán những biểu hiện cụ thể và cách nói năng thiếu văn hóa, thiếu lịch sự bị mọi người chê cười của một số
thanh thiếu niên hiện nay.
C. Kết bài
- Không nên coi thường cách ăn nói. Cần phải học cả cách ăn nói trong tục ngữ: Học ăn, học nói, học gói, học
mở.
- Rút ra bài học cho bản thân.
Đề 4. Giải thích câu tục ngữ: Có chí thì nên.
1/ Mở bài:
2/ Thân bài:
a/ Giải thích là gì?
- "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua
trở ngại.
- "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
- "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc
sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt
qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
b/ Giải thích :Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công?
- Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều
phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm
từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực,lòng
kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự
thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào.

- Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích.
- Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân và đã tốt nghiệp trường đại học và đã trở thành
một nhà giáo mãu mực được mọi người kính trọng.
- Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng….
3/ Kết bài:
- Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu
tục ngữ đối với mọi người.
Đề 5. CM câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim
MB: Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu
và lắm chông gai .Để động viên con người vững chí , bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn
dò con cháu qua câu tục ngữ :
" Có công mài sắt có ngày nên kim "
TB: Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng sắt tròn
,mảnh ,nhỏ xíu .Đầu kim nhọn sắt .Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua .Có thể kim mới trở thành

18


một vật có ích cho cuộc đời .Còn sắt là vật liệu làm nên kim . Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình
tôi luyện , mài dũa công phu bền bỉ . Nhưng có đi có lại .Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim
.Đức kiên trì ,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công .
Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở . Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta ,
chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân
Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa
qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được
thắng lợi ,đã giành được độc lập cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành
công .
Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục .Nhìn
những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã
kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay

cầm mai , đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy ủi ,máy gạt ,máy đầm như
ngày nay ,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và thành công .
Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt
đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất
12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện
tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người
như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh
đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh
đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú .
Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết
định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu
dung đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo
thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực .
Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một
cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có
công mài sắt có ngày nên kim .Câu tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình :
hãy lạc quan ,tin tưởng .
Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của
mình ,Bác Hồ đã khuyên thanh niên:
" Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
KB:Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên ,liên tuc .Kinh nghiện của thế
hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp.
Đề 6.Thương người như thể thương thân
Từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ chúng ta là phải "Thương người như thể thương thân".
Như vậy với đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN là lấy chữ nhân làm gốc. Và dó cũng là một trong
những phẩm giá của con người VN.
Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau

không có thuốc uống và không ai chăm sóc... lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình.
Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp
khó khăn. Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta cũng đối xử với mọi người
như thế. Nếu bản thân đã từng trải wa đau khổ, bệnh tật, túng thiếu... thì khi gặp những người cùng cảnh ngộ ấy,
ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính vơi bản thân mình.
Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu, trân trọng mọi người như chính bản thân mình. Trong
cuộc sống phải biết đoán kết giúp đỡ nhau, thể hiện được tình tương thân tương ái trong xh VN. Một cá nhân
không thể sống thiếu gia đình, một gia đình không thể tách riêng khỏi XH, nhất là những lúc cơ nhỡ, khó khăn.
Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, đầu trộm đuôi cướp là do thiếu sự wuan
tâm của gia đình và xã hội. Mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít; mình có thông cảm, yêu thương,
giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy. Nếu hôm nay bạn giúp đỡ cho nhiều người nghèo có
cơm ăn, áo mặc, có việc làm ổn định thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vi là ân
nhân của họ.

19


Hiện nay, trên khắp cả nước co rất nhiều phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên như: quỹ vì người
nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành cho người khuyết tật... Đông thời ngày càng có nhiều các ngôi nhà tình nghĩa,
các trường học được xây mới cho các em học sinh nghèo. Đó là nhưng biểu hiện rất cụ thể cho truyền thống
nhanái và đoàn kết của dân tộc VN.
Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo
vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tình tương thân tương ái là một trong những nét đẹp nổi
bật của bản sắc dân tộc ta.
Đề 7. GT câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra
thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ :“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh
sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây
đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì

phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn
“trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.
Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây” ? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không
phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết
bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt
trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi
dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo,
mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó,
công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được
hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người
công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi
sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân
tộc ta từ bao đời nay : “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.
Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào ? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những
người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. đối với cha mẹ, cũng có
những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho
họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo
vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà
trường, biết ơn những thế hẹ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.
Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần
chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhăc nhở nhau sống theo đạo lí tốt
đẹp mà câu tục ngữ đã dạy.
Đề 8. GT : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một câu tục ngữ hay, chẳng những đúc kết kinh nghiệm học tập của
người xưa, mà còn thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt.
Thật vậy, câu tục ngữ trước hết đã đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, đi một ngày đàng có nghĩa là
đi rất xa. Đối với người nông dân xưa vốn ít đi xa, lại chưa có phương tiện đo độ dài, họ thường lấy thời gian để
đo con đường đã đi. Với tốc độ đi bộ trung bình, “một ngày đàng” có thể đi được bốn năm chục cây số, như thế là
có thể đã đi đến làng khác, xã khác, huyện khác. Đi xa như vậy, họ mới học được những điều mới lạ mà ở làng
mình, xã mình, huyện mình không có được, nghĩa là học được “một sàng khôn”. Sàng khôn là nói tới điều

“khôn” đã đựơc chọn lọc. ấn tượng về những chuyến đi xa thường rất sâu đậm. Và đó có thể là cơ sở thực tế của
câu tục ngữ.
Nhưng tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết thì phải có ý nghĩa khái quát. Nội dung khái
quát đó là một điều có tính quy luật: hễ đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là
hãy đi xa đã, đến lúc đó, dù không có ý định học gì thì vẫn cứ học được và khôn ra. đó cũng chính là nội dung
của câu ca dao: “Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. ở nhà với mẹ thì xướng thật đấy,
nhưng chỉ ở nhà sẽ hạn chế sự hiểu biết. Hoặc một dị bản khác: “Đi một bữa chợ , học một mớ khôn”. Những câu
nói như thế rất sâu sắc. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tham quan, du lịch mà ta đã tham gia, dù chỉ là đi chơi, ta cũng
biết thêm nhiều điều. Câu tục ngữ này không chỉ đúc kết kinh nghiệm, mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời
khích lệ, một ước vọng thầm kín. Đó là ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, để thoát khỏi sự hạn hẹp của
tầm nhìn.
Ngày nay giao thông thuận tiện, đời sống của xã hội đã có nhiều thay đổi, nhiều người có điều kiện để đi xa

20


học hỏi. Nhưng câu tục ngữ xưa vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với những ai quen sống khép mình, tự thoả mãn với
với mình.
Lòng dũng cảm
Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo lối lập luận diễn dịch để nêu suy nghĩ của em về lòng dũng cảm của
tuổi trẻ hiện nay.
Đoạn văn có thế gồm các ý sau:
- Giải thích khái niệm lòng dũng cảm (Lòng dũng cảm là một phẩm chất cao quý trong nhàn cách, đạo đức con
người. Lòng dũng cám là sự quả cảm, kiên cường, ý chí nghị lực cao đương đầu với các hoàn cảnh và tình huống
không thuận lợi trong cuộc sống..).
- Biểu hiện của lờng dũng cảm (Lòng dũng cảm cũng như lòng yêu nước, thể hiện đặc biệt rõ ràng, nổi bật khi
chiên đấu với kẻ thù của dân tộc, trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc. Trong cuộc sống thường ngày,
lòng dũng cảm thể hiện qua hành động và ý chí, vuợt qua tình huống khó khăn, hiểm nghèo. Lòng dũng cảm
cũng cỏ thể là nghị lực cao vượt qua các cám dỗ, thói xấu gặp phải trong đời sống thường, và nhiều khi là để
chiến thắng chính bản thân mình).

- Bàn luận về lòng dũng cảm.
+ Người có lòng dũng cảm luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân
chính, có ý nghĩa quyết định giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Do đó lòng
dũng cảm là đức tính quý báu.
+ Lòng dũng cảm là đức tính phài đuợc nuôi dưỡng rèn luyện bằng ý chí, nghị lực vượt qua các tình huống, hoàn
cảnh khó khăn, bão táp gặp phải trong cuộc sống, học tập và rèn luyện đạo đức của tuổi trẻ.
+ Lòng dũng cảm bộc lộ khi đối diện với cái xấu, cái tiêu cực.
- Bài học về nhận thức và hành động.
+ Lòng dũng cảm là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống hiện nay. Xã hội cần những người này để giúp đất
nước phát triển và đức tính này cần phải được rèn luyện nuôi dưỡng thường xuyên.
+ Khi gặp phải những khó khăn, thử thách trong học tập, công tác và đời sống con người phải có ý chí cao để
vượt lên, đạt kểt quả và thành công,
+ Khi phải đối đầu với cái xấu, cái tiêu cực hoặc kẻ thủ của dân tộc, phải nêu lên lòng dũng cảm để đấu tranh
giành thắng lợi.
Dàn ý
Câu nói của M.Go-rơ-ki : “Hãy yêu sách , nó là nguồn kiến thức chỉ có kiến thức mới là con đường
sống “ gợi cho em những suy nghĩ gì ?
1/ Mở Bài :
. - Đã từ lâu . sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiều được trong cuốc sống hàng ngày của chúng ta .
Sách là gì?(là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người....)
. - Nếu chúng ta không sống thiếu bạn thì ta cũng không thể thiếu sách được....
. - Nó là chìa khóa mở mang tầm hiểu biết và làm đẹp cuộc sóng
. - Cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách...”
. 2/Thân Bài:
. - Người đời thường nói :” Bộ lông làm đẹp con công,tri thức làm đẹp con người” . Trong đời sống Xã hội hiện
nay,nếu không có tri thức thì sao?Con người có tồn tại và phát triển không ?....
. - Sách báo,một nguồn thông tin để biết được mọi diễn biến xảy ra trong và ngoài nước đồng thời tiếp thu được
các kiến thức lạ .
. -Sách là nơi con người lưu trữ và truyền lại những kiến thức lịch sử .Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi
giới hạn về không gian và thời gian.Chính vì vậy,cuộc sống nhờ có sách mà con người cảm thấy thế nào?(thoải

mái,mở rộng tầm hiểu biết hay là nâng cao hơn)
. -Sách bao giờ cũng mang đến cho ta nhiều điều mới mẻ.Sách có nhiều loại,nhiều đề tài khác nhau.Do đó nó
giúp ta có gì?
. -Đến với sách,ta có thể biết bất cứ gì xảy ra trong đâu?.Chẳng hạn sách lịch sử giúp ta hình dung những cuộc
đấu tranh ác chiến thời vàng song của các triều đại
. -Sách và học thể hiện tài năng của nhiều nhà văn,cho ta biết thưởng thức thơ văn,bồi dưỡng tâm hồn,toán học lại
khiến ta phải tư duy đầu óc....
. -Sách còn giới thiệu với ta nhiều kinh nghiệm,thành tựu về KH,nông-công nghiệp và cả chính trị.Ngoài ra sách
còn là hường dẫn viên đưa ta đến những danh lam thắng cảnh,kì quan thế giới
. -Tất cả đều dùng để khẳng định sách là nguồn kiến thức như thế nào ?Nó dạy ta biết bao điều hay lẽ phải trong

21


cuộc sống,giúp ta ngày một hoàn thiện bản thân nhân phẩm,đạo đức.
. -Cho nên có thể nói sách là người bạn thân như thế nào?(hữu ích mang lại niềm tin yêu...).Sách không chỉ giúp
mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn
. -Do vậy,câu nói của M.Go-rơ-ki rất đúng đắn...
. (xuống hàng)
. -Bên cạnh mặt tốt luôn có cái xấu.Vì vậy,cần phải biết chọn sách phù hợp với lứa tuổi của mình.
. -Mục đích của chúng ta khi đọc sách là gì?(giải trí một cách lành mạnh,thêm kiến thức.....)
. -Nhưng coi sách cũng có khi là cách tự học nên phải đọc sách đúng lúc,đúng chỗ.Tuy nhiên không phải lúc nào
củng đọc như con mọt sách hay đọc để rồi không còn thực tế chàng Đôn-ki-hô-tê
. -Chúng ta cần sắp xếp hợp lí về thời gian đọc sách đúng cách,biến kiến thức của sách thành của riêng mình.Nó
sẽ là người bạn tốt cho ai biết nâng niu,trân trọng và học hỏi.
-Kiến thức còn giúp cho XH văn minh thoát khỏi nền lạc hậu.Một XH chú trọng nhiều đến tài trí thì sẽ có nhiều
nhân tài.Một đất nước có nhiều đội ngũ KH thì sẽ có những phát minh máy móc hiện đại tân tiến
. -Cho nên kiến thức là con đường sống của mọi người.Đó là con đường của ước mơ và hy vong,biết hướng về
tương lai bằng niềm tin tự khám phá mình để hoàn thiện nhân cách của mình.
. -Vì thế nếu không có sách con người sẽ sống trong tối tăm,dốt nát,mất tự do

. 3/Kết Bài:
. - Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên chí tình.Sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà
con người phải tìm lấy sách để đọc.
. - Ta phải đọc sách một cách ham mê và đọc với tinh thần chủ động,suy nghĩ,nghiền ngẫm.Đọc và làm theo sách
sẽ giúp ta trau dồi,nâng tầm hiểu biết của ta một cao hơn
. - Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi.
” Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”:
Mở -Giới thiệu câu tục ngữ.
bài - Khái quát nội dung của câu tục ngữ: Đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của nhân
dân ta. Tình cảm ấy xuất phát từ tình thương, niềm đồng cảm, biết lo lắng cho nhau giữa những người
trong cùng một gia đình, một tập thể.
*Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ” Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”:
- Nghĩa đen: “tàu”: máng đựng thức ăn trong chuồng ngựa, cũng dùng để gọi chuồng ngựa.Nghĩa của
Th cả câu: một con ngựa ốm, không ăn cỏ, cả đàn ngựa cũng không thiết đến việc ăn uống, không để ý đến
ân bản thân mình.
bài - Nghĩa bóng: trong gia đình, trong một tập thể có người gặp chuyện không may thì những người khác
cũng lo lắng.
* Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
- Trong gia đình, nếu có người ốm đau, hoạn nạn, những người khác đều lo lắng, cố gắng giúp đỡ những
người không may qua bước khó khăn.
-Trong cộng đồng, còn nhiều người bất hạnh như người tàn tật, nạn nhân của thiên tai bão lũ, nạn nhân
chất độc màu da cam...Có rất nhiều người, rất nhiều phong trào chia sẻ những nỗi đau đó như: Ngày vì
người nghèo, các chương trình: Trái tim cho em, Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam...
- Liên hệ bản thân: Mỗi học sinh có thể góp sức nhỏ bé của mình, chia sẻ khó khăn cùng những người
trong gia đình, trong lớp học, trong xã hội: tham gia làm việc nhà, xây dựng quỹ tình thương giúp đỡ
các bạn nghèo trong lớp, tham gia các hoạt động từ thiện...
Kết
Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ.
bài
Câu 3: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề bạo lực học đường hiện nay?

Gợi ý:
1. Giải thích khái niệm:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác
gây nên những tổn thương cho con người trong phạm vi trường học.
- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần.
2. Thực trạng:
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, phát triển phức tạp, diễn ra ở nhiều nơi, do đó
đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

22


- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều biểu hiện phức tạp:
+ Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua
lời nói.
+ Đánh đập, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo
lực.
+ Một bộ phận thanh niên coi đó là thú vui…
3. Hậu quả:
- Với nạn nhân: tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lý nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập.
- Làm biến thái môi trường giáo dục.
- Với xã hội: tạo tâm lý bất ổn, lo lắng, hoang mang.
- Với người gây ra hành vi bạo lực: con người phát triển không toàn diện; mầm mống của tội ác; làm hỏng tương
lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
4. Nguyên nhân:
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân,
thiếu kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- Có những căn bệnh tâm lý.
- Do ảnh hưởng của môi trường văn hóa bạo lực từ cuộc sống và phim ảnh.
- Thiếu sự quan tâm của gia đình.

- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kỹ năng sống cho học
sinh.
- Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.
5. Giải pháp:
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ. Cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc
giáo dục học sinh.
- Tăng cường giáo dục đạo đức, dạy kỹ năng sống, vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ.
- Có những biện pháp quyết liệt để giáo dục, răn đe, làm gương cho người khác.
6. Liên hệ bản thân:
- Có quan điểm nhận thức hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.
- Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.
Câu 2 (3 điểm):
Với tiêu đề: “Cảm thông và chia sẻ”, hãy viết bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi bàn về vấn đề này.
1.Giải thích được : Thế nào là cảm thông và chia sẻ?
- Cảm thông là hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của người khác
- Chia sẻ là san sẻ, gánh vácgiúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống bằng cả suy nghĩ và
hành động, bằng cả vật chất và tinh thần
2. Tại sao cần cảm thông và chia sẻ ?
- Trong xã hội còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn: Trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, người nghèo, người
kiếm sống lang thang, nạn nhân của chiến tranh, thiên tai, khuyết tật, của bệnh tật quái ác, của các cảnh ngộ éo le
khác…Họ rất cần được sự cảm thông của người khác và của cộng đồng
- Sự cảm thông và chia sẻ sẽ giúp họ có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin trong cuộc sống
- Làm cho mối quan hệ giữa con người và con người tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, mọi người gần gũi gắn bó hơn,
đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy
3. Làm thế nào để thể hiện sự cảm thông và chia sẻ?
- Tham gia ủng hộ vào các Quỹ nhân đạo vì người nghèo, Quỹ chữ thập đỏ, phong trào mua tăm ủng hộ người
mù, ủng hộ sách vở, quần áo cũ ...
- Sự cảm thông và chia sẻ không chỉ bằng cử chỉ và lời nói, mà còn bằng hành động thiết thực tuỳ thuộc vào khả
năng của mỗi người.
- Cần phê phán những người có thái độ thờ ơ vô cảm trước những bất hạnh của người khác…

ĐỂ RA: Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội
thần tượng là một thảm họa”
I. Mở bàiTrong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có cho mình một thần tượng để ước mơ và vươn tới. Thần
tượng ấy có thể là một doanh nhân thành đạt, một ca nhạc sĩ, hay chỉ là người mẹ, người cha trong gia đình.
Nhưng có một bộ phận lớp trẻ bây giờ lại mê mẩn những thần tượng Kpop để rồi quên ăn, quên ngủ, quên cả học
hành. Vì vậy có ý kiến cho rằng “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là
một thảm họa”. Điều đó đúng chăng ?

23


II. Thân bài
1. Giải thích:- Ngưỡng mộ thần tượng là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được xem
là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng; mê
muội thần tượng là sự say mê, tôn sùng một cách mù quáng, thiếu tỉnh táo trước thần tượng.
- Về nội dung, ý kiến này đề cập đến tính hai mặt của việc say mê thần tượng: nếu ngưỡng mộ đúng mức là tích
cực, thì ngưỡng mộ quá mức là tiêu cực và có thể còn gây ra hậu quả khôn lường.
2. Bàn luận- Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa : Vì ngưỡng mộ thần tượng thể hiện nhu cầu văn hóa
cao của con người: nhu cầu được sống trong những tình cảm cao cả, nồng nhiệt; nhu cầu được hướng tới, vươn
tới những tầm cao, những đỉnh cao sáng giá của đời sống. Ví dụ, ngưỡng mộ các doanh nhân thành đạt mình có
thể học tập ở họ đức tính cần cù trong nghiên cứu và lao động, học cách làm giàu, học cách vượt qua khó khăn
thử thách. Học ở người bố người mẹ đức tính nhẫn nại, đức hi sinh thầm lặng vì gia đình. Nói chung, ngưỡng mộ
thần tượng giúp ta sống nhân bản hơn. Ông Đoàn Nguyên Đức, người giàu nhất Việt Nam từng thi rớt ĐH đến 4
lần, từng làm nhiều việc nặng nhọc để kiếm sống. Nhưng nhờ đọc báo biết đến Bill Gate, ông đã nỗ lực vượt khó
vươn lên và trở thành tỷ phú bậc nhất của Việt Nam.
- Ngưỡng mộ thần tượng là một ứng xử văn hóa, biểu hiện ở các phương diện: thái độ trân trọng mến phục; hành
động tôn vinh cổ vũ; ngôn ngữ ca ngợi tán dương. Khi mến mộ thần tượng, chúng ta thường sống trong những
tình cảm luôn hướng tới những điều cao đẹp. Làm gì sai trái hoặc học hành sa sút ngay lập tức mình cũng cảm
thấy có lỗi . Từ đó tự mình phải biết sửa chữa và khắc phục. Tình cảm ta dành cho thần tượng là thứ tình cảm
ngưỡng mộ chân thành và khâm phục chứ không phải là thứ tình cảm ồn ào, xô bồ.

- Mê muội thần tượng là một thảm họa : Vì mê muội thần tượng là trạng thái mù quáng trong nhận thức, thái quá
trong tình cảm, không còn khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về giá trị; mê muội thần tượng còn dẫn
đến hành động sai lầm quá khích, gây ra những hậu quả tệ hại cho bản thân và xã hội. Năm 2010 khi danh thủ
Braxin là Ronandinho sang Việt Nam, bạn trẻ ở Hà Nội đã xô vào, nắm tóc, kéo áo thần tượng làm cho thần
tượng phải nhờ an ninh can thiệp. Xem nhóm Super Junio biểu diễn ở Sài Gòn, nhiều Fan cuồng đã khóc lóc,
ngất xỉu… Đó còn là cách ăn mặc dị hợm, cách đi đứng, cách để tóc của một bộ phận giới trẻ thật chẳng giống
người chút nào.
- Việc mù quáng chạy theo thần tượng hay khuyếch trương thần tượng quá mức đều là biểu hiện của sự mê muội
thần tượng, đều là những thái độ và ứng xử thiếu lành mạnh, thậm chí thiếu văn hóa, có thể gây ra những hậu quả
khôn lường.
3. Bài học nhận thức và hành động :- Cần có nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được
những hậu quả của sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp, làm cho tâm hồn phong phú hơn, nâng tầm
văn hóa cho bản thân, từ đó phấn đấu vươn tới những tầm cao của đời sống.
- Biết chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng, không chạy theo thần tượng một cách mù
quáng; phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong cuộc sống hàng ngày, trước hết là trong học đường.
III. Kết bàiMỗi người có một thần tượng để ước mơ và vươn tới. Cần biết tôn trọng thần tượng bằng cách có
những hành động, suy nghĩ chin chắn và cao đẹp. Đó mới thực sự là ngưỡng mộ. Đừng vì quá đam mê và thần
tượng hóa mà biến mình thành kẻ dị hợm, khác người không tốt cho bản thân và xã hội. Mỗi người chúng ta cần
ý thức hơn về điều này để cuộc sống luôn văn minh hiện đại mà không đánh mất đi những giá trị cổ truyền tốt
đẹp.
Vấn đề 2 : Bài học về sự trưởng thành
- Một trong những phẩm chất cao đẹp của con người là biết quan sát và lắng nghe để thưởng thức, để chiêm
nghiệm và để rút ra những bài học quý giá. Sống là một quá trình quan sát và cảm nhận. Trong những quan
sát và cảm nhận, sự cảm nhận về những thay đổi của bản thân là những cảm nhận gần gũi, thiết thực và thú
vị. Điều thú vị nhất là cảm nhận được mình hôm nay trưởng thành hơn ngày hôm qua.
- Con người không chạy nhanh hơn chó, không mạnh hơn ngựa, không tính nhanh hơn máy tính nhưng con
người là một động vật cao quý vì con người biết tu thân, biết sống có trách nhiệm và biết hướng tới những
điều cao đẹp. “Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”. Tất cả mọi người đều thay đổi từng ngày.
Sự thay đổi có thể theo chiều hướng tốt hơn hoặc xấu đi.
- Với ý thức sống có trách nhiệm, chúng ta sẽ vô cùng hạnh phúc khi cảm nhận được sự thay đổi của bản thân

theo hướng tốt đẹp hơn. Một trong những điều tốt đẹp là vững vàng hơn trong công việc học tập và rèn luyện
để thành người tốt và có ích cho xã hội, vững vàng hơn trước những cám dỗ xấu xa của cuộc sống.
- Một người tốt là người có ý thức rằng bản thân phải sống có mục đích cao đẹp, có lí tưởng, có trách nhiệm
với bản thân, với gia đình, với xã hội.
- Trong quá trình lớn lên và trưởng thành, chúng ta không thể tránh khỏi những lỗi lầm. Nhưng cái chính là
chúng ta phải có ý thức sửa chữa những lỗi lầm và có trách nhiệm với những lỗi lầm của mình.

24


-

S trng thnh no cng l mt quỏ trỡnh gian nan v cay ng. Cõy rng lỏ ny mm, rn thay da
ln v con ngi au kh trng thnh. Do ú, quỏ trỡnh ca vic trng thnh ũi hi chỳng ta phi
kiờn nhn, hc tp v rốn luyn hng ngy. Thng khụng kiờu, bi khụng nn. Quỏ trỡnh tr nờn vng
vng, sng cú ý thc, cú trỏch nhim l mt quỏ trỡnh y gian kh v hnh phỳc m chỳng ta phi bn b
thc hin sut c i.
- Tc ng n cú cõu : Giỏ tr ca con ngi khụng phi l mỡnh hn ngi khỏc m l mỡnh ngy hụm
nay hn mỡnh ngy hụm qua. C gng mi ngy mt vng vng, cú trỏch nhim v trng thnh hn l
mt phng chõm tt p, mt bi hc cn thit m chỳng ta phi thc hin tng gi.
Vn 1 : Bi hc v c hi sinh
- Gii thiu thc t cuc sng a dng, phong phỳ mang li cho con ngi nhng cm xỳc, suy ngh v nhng
bi hc sõu sc v con ngi, v cuc i. Mt trong nhng bi hc ú l bi hc v c hi sinh.
- c hi sinh l mt trong nhng phm cht cao quý ca con ngi. ú l s quờn mỡnh lo cho tha nhõn.
S hi sinh thiờng liờng v gn gi nht l ca cha m dnh cho con cỏi. Hỡnh nh nhng np nhn trờn gng
mt cha, nhng git m hụi thm trờn vai m vỡ lo toan cho con cỏi chớnh l nhng biu hin sng ng v
y cm xỳc ca tỡnh ph t v mu t. Nhng np nhn v nhng git m hụi l nhng chi tit thc t
nhng l biu tng ngh thut trong vn hc cú sc gi cm v lay ng lũng ngi. Chớnh s hi sinh ca
cha m ó l nn tng to nờn tỡnh cm v phm cht tt p cho con cỏi. S trng thnh ca nhng a
con c nuụi dng bng chớnh s hi sinh ca cha m. S hi sinh c biu hin tt c nhng con ngi

cú phm cht cao quý. Cho nờn ngoi s hi sinh ca cha m i vi con cỏi, ú cũn l s hi sinh ca nhng
thnh viờn ny trong gia ỡnh i vi nhng thnh viờn khỏc (ụng b - con chỏu, anh ch em, con cỏi - cha
m,), l s hi sinh ca cụng dõn i vi t quc, ca ngi ny i vi ngi khỏc trờn t cỏch ng loi
vi nhau
- c hi sinh cú giỏ tr rt to ln. Nú khụng ch núi lờn giỏ tr ca con ngi m cũn gúp phn lm thng hoa
giỏ tr y. Hi sinh l mt ngun sc mnh tinh thn rt to ln giỳp ngi ta sng v hnh ng. Nú khin cha
m vỡ con cỏi m hi sinh nim vui, s sung sng ca riờng mỡnh chu vt v lam l con cỏi c khe
mnh, vui sng, trng thnh. Ngi chin s vỡ t quc m sn sng chu kh cc ni u súng ngn giú,
hi sinh mng sng bo v t nc quờ hng. Vi c tớnh hi sinh, nhiu thy cụ giỏo ó t b nhng
cụng vic cú th em li cuc sng sung tỳc hn theo ui vic dy d giỏo dc th h tr
- Ngun gc, ng c ca c tớnh hi sinh chớnh l tỡnh yờu thng chõn tht ca con ngi. Chớnh tỡnh yờu
thng v sc mnh ca nú ó mang li cho con ngi tinh thn sn sng hi sinh vỡ ngi khỏc, vt qua
mi khú khn, th thỏch mang li li ớch cho tha nhõn. Phn ln nhng cụng trỡnh, nhng s nghip cú ý
ngha ln lao thng phng pht s hi sinh trong ú.
- Hi sinh l quý nhng hi sinh cng cn phi c dn dt bi mt lý trớ tnh tỏo, mt tỡnh cm trong sỏng,
ỳng n trỏnh s mự quỏng v nhng hu qu tai hi t s mự quỏng ú.
- S hi sinh l mt nột p trong i sng vn húa ca con ngi, nú cng l nn tng to nờn nhng thnh qu
v i ca nhõn loi. Hi sinh l mt giỏ tr ph bin c ca ngi khụng ch trong i sng m c trong vn
hc.
Đề bài1: Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào Nói không
với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục . Em có suy
nghĩ gì về vấn đề này?
Dàn ý:
1/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2/ Thân bài:
a) Nêu bản chất, biểu hiện của vấn đề:
*NX: Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục , trở thành căn
bệnh khá trầm trọng và phổ biến hiện nay. Nó thể hiện qua một số biểu
hiện chính sau:
- Tiêu cực:

+ Xin điểm, chạy điểm
+ Mua bằng cấp
+ Xin, chạy cho con vào trờng chuyên, lớp chọn
+ Đuờng dây chạy điểm vào THPT, Đại học.
+ Thi hộ, thi thuê.

25


×