Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.08 KB, 17 trang )

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN
A. Đặt vấn đề.
I. Lí do chọn đề tài
Công tác bồi dưỡng HSG là vấn đề quan trọng mang tính sống còn của mỗi nhà trường. Việc
phát hiện và bồi dưỡng HSG trong mỗi nhà trường là một công việc thường xuyên liên tục và
mang tính bền vững. Tuy nhiên, môn Văn trong nhà trường đang dần trở nên yếu thế so với các
môn tự nhiên vì tính thực tiễn của nó. Vậy làm sao để có những học sinh thực sự xuất sắc và
yêu thích môn Văn, thi HSG Văn có giải luôn là niểm trăn trở của các thầy cô giáo đã và đang
trực tiếp tham gia vào công tác bồi dưỡng HSG Văn. Vì những lí do trên trong quá trình tham
gia BDHSG, tôi xin đề xuất một số vấn đề qua chuyên đề bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng
làm văn nghị luận xã hội cho HSG lớp 9
II - Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
1. Mục đích nghiên cứu:
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác rất khó khăn và phức tạp. Vì vậy, tôi
nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra những giải pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm đạt hiệu
quả cao. Đồng thời còn nâng cao chất lượng giảng dạy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo
viên. Làm tốt công tác này, sẽ kích thích mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn lên
trong học tập, tu dưỡng của học sinh nói chung .
2. Phạm vi nghiên cứu :
* Bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm cần thiết đối với tất cả các khối lớp trong nhà
trường THCS , ở đây tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp. Đó là bàn về một số biện pháp, hình
thức bồi dưỡng học sinh giỏi, cụ thể là bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9 ở các trường THCS .
* Đối tượng bồi dưỡng ở đây không phải là học sinh lớp chuyên, trường chuyên mà là
học sinh ở các trường đại trà .
3. Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp chủ yếu khảo sát, nắm bắt tình hình thực tiễn và đúc rút kinh nghiệm thực
tiễn giảng dạy hàng năm để tìm ra giải pháp chung .
B. Nội dung.
1. Thế nào là văn nghị luận ?



Vn ngh lun l mt th loi nhm phỏt biu t tng, tỡnh cm, thỏi ca ngi vit mt
cỏch trc tip v vn hc, chớnh tr, o c, li sng bng ngụn ng trong sỏng, lp lun
cht ch, mch lc, giu sc thuyt phc.
Sc hp dn ca mt bi vn ngh lun l nhng lun im ỳng n, sỏng rừ, mi m; l
cỏch lp lun cht ch, lớ l sc so, bng nhng dn chng thuyt phc.
2. Cỏc yu t trong bi vn ngh lun.
Cú ba yu t trong bi vn ngh lun l lun im, lun c v cỏch lp lun.
Lun im trong bi vn ngh lun l t tng, quan im ca ngi vit c th hin trc
tip di hỡnh thc cõu vn khng nh hay ph nh. Yờu cu ca lun im l cn chớnh xỏc,
minh bch ...
Lun c l nhng lớ l v dn chng lm sỏng t lun im. Yờu cu ca lun c l phi cú
tớnh thuyt phc.
.Vy lớ l l gỡ ? Lớ l l mt chõn lớ hin nhiờn hoc mt ý kin ó c nhiu ngi tha
nhn (ý kin ú thng l ca nhng ngi cú uy tớn). Vớ d nh Quyn con ngi trong hai
bn Tuyờn ngụn ca Phỏp v M c bỏc H ly lm lớ l trong Tuyờn ngụn c lp.
Dn chng l nhng bng chng tiờu biu, xỏc ỏng. Trong bi i cỏo Bỡnh Ngụ, Nguyn
Trói ó k ra hng lot ti ỏc ca gic Minh. No l tn sỏt, khng b; no l la di, gõy nhng
nhiu; no l phỏ hoi ngh truyn thng, v vột, búc lt ú l nhng bng chng v ti ỏc
ca k thự m chỳng khụng th chi cói c.
Cũn lp lun l cỏch trỡnh by lớ l, cỏch dn dt dn chng lm ni bt lun im.Cú cỏc
phng phỏp lp lun nh : din dch, qui np, nờu phn , t cõu hi ...
3. Th no l vn ngh lun?
vn ngh lun thc cht l n t hng ca ngi ra i vi ngi vit. Ngha l
ngi vit phi nờu lờn c suy ngh, thỏi ca mỡnh trc mt vn trong cuc sng hoc
trong vn hc, nhm thuyt phc ngi c hay ngi nghe.
4. Đặc trng của kiểu bài nghị luận xã hội.
Văn bản nghị luận đợc tạo lập nhằm giải quyết một vấn đề nào đó
đặt ra trong cuộc sống. Ngời viết sẽ trình bày các t tởng, quan điểm
của mình về vấn đề đặt ra nhằm thuyết phục ngời đọc tán thành và

làm theo. Vấn đề càng có ý nghĩa xã hội sâu rộng, văn bản nghị luận
càng có giá trị. Nghệ thuật nghị luận càng sắc bén, chặt chẽ, văn bản
càng có tác dụng rộng rãi và mạnh mẽ. Nghị luận xã hội là một lĩnh vực rất


rộng lớn, từ bàn bạc những sự việc, hiện tợng đời sống đến bàn luận
những vấn đề chính trị, chính sách, từ những vấn đề đạo đức, lối sống
đến những vấn đề có tầm chiến lợc, những vấn đề t tởng triết lí.
Hình thức nghị luận thứ nhất là nghị luận về một sự việc hiện tợng
đời sống. Vốn sống của học sinh bắt đầu từ nhận thức về từng sự việc
trong đời sống hàng ngày: một vụ cãi lộn, đánh nhau, một vụ đụng xe dọc
đờng, một việc quay cóp khi làm bài, một hiện tợng nói tục, chửi bậy,
thói ăn vặt xả rác, trẻ em hút thuốc lá, đam mê trò chơi điện tử, bỏ bê học
tập Các sự việc, hiện tợng nh thế học sinh nhìn thấy hằng ngày ở xung
quanh nhng ít có dịp suy nghĩ, phân tích, đánh giá chúng về các mặt
đúng - sai, lợi - hại, tốt - xấu Bài nghị luận về một sự việc, hiện tợng
xung quanh mà các em không xa lạ, từ những suy nghĩ của bản thân mà
viết những bài văn nghị luận nêu t tởng, quan niệm, đánh giá đúng
đắn của mình. Đó có thể coi là một hình thức nghị luận phù hợp với kinh
nghiệm lứa tuổi và trình độ suy luận của học sinh.
Hình thức nghị luận thứ hai là nghị luận về một vấn đề t tởng,
đạo lí bàn về một t tởng, đạo đức, lối sống có ý nghĩa quan trọng đối
với cuộc sống con ngời. Các t tởng đó thờng đợc đúc kết trong những
câu tục ngữ, danh ngôn, ngụ ngôn, khẩu hiệu hoặc khái niệm. Những t tởng, đạo lí ấy thờng đựơc nhắc đến trong đời sống song hiểu cho rõ,
cho sâu, đánh giá đúng ý nghĩa của chúng là một yêu cầu cần thiết đối
với mỗi ngời.
Bài nghị luận về một t tởng, đạo lí có phần giống với bài nghị luận
về về một sự việc, hiện tợng đời sống ở chỗ: sau khi phân tích sự việc,
hiện tợng, ngời viết có thể rút ra những t tởng và đạo lí đời sống.
Nhng hai kiểu bài này khác nhau về xuất phát điểm và lập luận. Về xuất

phát điểm, bài nghị luận về một sự việc, hiện tợng đời sống xuất phát từ
sự thực đời sống mà nêu t tởng, bày tỏ thái độ. Bài nghị luận về vấn đề
t tởng đạo lí, sau khi giải thích, phân tích thì vận dụng các sự thật đời
sống để chứng minh nhằm trở lại khẳng định (hay phủ định) một t tởng nào đó. Đây là nghị luận nghiêng về t tởng, khái niệm, lí lẽ nhiều


hơn; các phép lập luận giải thích, chứng minh, tổng hợp thờng đợc sử
dụng nhiều.
Nh vậy, kiểu bài nghị luận xã hội trớc hết đợc dùng để bàn luận,
đánh giá, nhận xét về những vấn đề xã hội, những hiện tợng, sự việc
hoặc những vấn đề t tởng đạo lí trong đời sống xã hội, đời sống tinh
thần của con ngời. Nh trên đã chỉ ra, các tác phẩm văn học cũng trở
thành một nguồn đề tài vô cùng phong phú, có nhiều nội dung trở thành
đối tợng của kiểu bài nghị luận. Trong chơng trình Ngữ văn 9, nhiều tác
phẩm đã tái hiện cuộc sống đất nớc và hình ảnh con ngời Việt Nam
trong suốt thời kì lịch sử từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Đất nớc và
con ngời Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với
nhiều gian khổ, hi sinh nhng rất anh hùng, công cuộc lao động xây dựng
đất nớc và những quan hệ tốt đẹp của con ngời. Những điều chủ yếu
mà các tác phẩm đã thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm, t tởng con
ngời trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, những đổi
thay sâu sắc: tình yêu quê hơng đất nớc, tình đồng chí, sự gắn bó với
cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ, những tình cảm gần gũi bền chặt của
con ngời nh tình bà cháu, tình mẹ con trong sự thống nhất chung
những tình cảm rộng lớn. Dới đây là một số ví dụ cụ thể để minh chứng
và có thể coi là một t liệu vận dụng trong quá trình giảng dạy nhằm mục
đích củng cố sâu sắc hơn kiến thức đọc hiểu của học sinh, khả năng liên
hệ đến thực tế và rèn thêm kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho các em.
5. Cỏch lm mt bi vn ngh lun.
Cn c vo ti, ngi ta chia vn ngh lun thnh hai loi ln: ngh lun chớnh tr- xó hi

v ngh lun vn hc.
ỏp ng c yờu cu trờn, em hóy c k , gch chõn nhng t ng quan trng, xỏc nh
ba yờu cu ca :
Yờu cu v ni dung, em cn tr li cõu hi, yờu cu ngh lun v vn gỡ ? Tr li cõu hi
ny cng cú ngha l em ó tỡm c lun im cho bi vit.
Yờu cu v hỡnh thc, em cn tr li cõu hi, vn ngh lun thuc loi no ? Nhng thao tỏc
lp lun v phng thc biu t chớnh s c s dng trong bi vit l gỡ ? Tr li cõu hi
ny, em s trỏnh c s nhm ln gia cỏc phng thc biu t, thao tỏc lp lun khi lm bi.


Yêu cầu về tư liệu, em cần xác định phạm vi tư liệu, dẫn chứng cho bài viết. Làm như vậy tránh
được việc đưa dẫn chứng tràn lan, không đúng trọng tâmhoặc xa đề, không cần thiết.
Bước tiếp theo, em tiến hành Lập dàn ý cho bài văn của mình. Nghĩa là tìm hệ thống ý, dẫn
chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm của bài. Quá trình lập dàn ý, em lưu ý sắp xếp sao cho có
hệ thống để làm sáng rõ luận điểm, tránh lộn xộn, thiếu ý hoặc thừa ý. Tất nhiên, muốn làm
được như vậy, em phải nắm vững kiến thức văn học. Không có kiến thức thì làm sao đề xuất
được các luận điểm, luận cứ . Làm xong dàn ý, em có thể dùng lời văn, diễn đạt các ý thành
đoạn văn bài văn được rồi. Trong quá trình viết văn, em nên kết hợp các phương thức biểu đạt,
các thao tác lập luận để bài viết vừa phong phú vừa tránh được sự đơn điệu.
Cuối cùng là khâu kiểm tra lại bài viết. Việc kiểm tra lại bài viết có mất thêm một chút thời gian
nhưng sẽ giúp các em tránh được một số lỗi như : chính tả, dùng từ, đặt câu.
6. Các thao tác cơ bản
a/ Giải thích:
+ Yêu cầu đặt ra:
Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức
là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang
được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ.
+ Công việc cụ thể:
Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen,
nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến

nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy.
Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn
chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập một cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm
chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, không hết ý.
Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được
chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho
cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra một sơ đồ tổng quát theo ba bước:
- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)
- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?)
- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)
b/Chứng minh:


+ Yêu cầu đặt ra:
Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện
trong một phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như
mình bằng những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịch sử, từ văn học (nếu
đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc,
mang đến niềm tin cho người đọc.
+ Công việc cụ thể:
Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình
hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.
Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong
phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện
nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang
muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những điểm
ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta
phải sắp xếp chúng -> một hệ thống mạch lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian,
từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại...miễn sao hợp logic.

Bước kết thúc vẫn là bước vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất
phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh
công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra một sơ đồ tổng quát theo ba bước:
- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.
- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.
- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.
c/Bình luận:
Đây là thao tác có tính tổng hợp vì nó bao hàm cả công việc giải thích lẫn chứng minh. Nên
những yêu cầu của giải thích và chứng minh cũng là yêu cầu đối với văn bình luận, nhưng giải
thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ một thao tác chứng minh
hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề.
Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải
xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có ba khả năng:
- Hoàn toàn nhất trí.
- Chỉ nhất trí một phần. (có giới hạn, có điều kiện)


- Không chấp nhận. (bác bỏ)
Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt
để hơn.
Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống.
7. Một số đề và hướng dẫn, gợi ý
Đề 1: Trong bài thơ “Một khúc ca”, Tố Hữu có viết:
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Hãy trình bày ý kiến của anh/chị về quan niệm sống nói trên.
Dàn ý
I.Mở bài:
- Mỗi người có một quan niệm sống riêng, thậm chí đối lập nhau.
- Với Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

II.Thân bài:
1.Giải thích ý nghĩa (nói như vậy có nghĩa là gì?).
- Thế nào là “cho”, “nhận” ? “Cho” là biết hi sinh, cống hiến, biết sống vì người khác.
“Nhận” là hưởng thụ, đem phần về cho mình, sống chỉ biết có mình.
- Ý nghĩa của câu nói: Sống không phải chỉ biết hưởng thụ, mà phải biết hi sinh, cống
hiến, phải biết quan tâm đến mọi người. (Mối quan hệ giữa trách nhiệm và quyền lợi)
2.Mở rộng, nâng cao: (Lí giải, phân tích, đánh giá tính chất đúng đắn, đồng thời bác bỏ,
phê phán những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề được bình luận).
*Lí giải tại sao?
- Thành quả của mỗi người đạt được trong cuộc sống không phải tự dưng có được mà
phải trải qua một quá trình. Ngoài sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân còn là sự hi sinh, giúp đỡ,
cống hiến của bao người.
- Vì vậy, lối sống chỉ vì mình, chỉ biết hưởng thụ mà không biết hi sinh, cống hiến là một
lối sống ích kỉ, không thể chấp nhận. Xét về mặt đạo lí: đó là sự vô ơn, bội nghĩa. Xét về qui
luật phát triển xã hội: đó là lối sống lạc hậu, trì trệ, kìm hãm sự phát triển…
*Các biểu hiện của quan niệm sống đẹp:
- Cần phải quan tâm, giúp đỡ người khác để cuộc sống của họ ngày càng tố đẹp hơn:
những người trong gia đình, người thân, người quen biết và cả những người ta chưa quen biết


khi họ có nhu cầu được sẻ chia, giúp đỡ. Giúp đỡ bằng nhiều hình thức: vật chất, tinh thần tuỳ
vào điều kiện bản thân mình.
- Xác định trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, dân tộc: thực hiện đúng và đủ trách
nhiệm của mình; biết đặt quyền lợi của tập thể lên trên lợi ích bản thân; biết cống hiến, hi sinh
cho Tổ quốc nếu cần…
*Nêu gương sống đẹp và phê phán những biểu hiện lệch lạc:
- Thế hệ thanh niên ngày nay đã có nhiều bạn trẻ sống đẹp như vậy, học sẵn sằng cống
hiến tài năng, trí tuệ, sức lực của mình cho quê hương, đất nước; họ sẵn sàng san sẻ gánh nặng
với người khác mà không chút so đo, tính toán…
- Bên cạnh đó vẫn còn nhiều thanh niên có lối sống nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ lo vun vén cho

bản thân mình mà không quan tâm đến người khác…
3.Bài học rút ra: Cần phải biết kết hợp hài hoà giữa quền lợi và trách nhiệm, giữa “cho”
và “nhận”; nhận thức rõ ý nghĩa cao quý khi mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người
khác; cho cồng đồng, đất nước.
III.Kết bài:
- Quan niệm sống của Tố Hữu là quan niệm sống đúng đắn ở mọi thời đại.
- Hơn ai hết, thanh niên cần phải xác định rõ trách nhiệm, tình thương của mình.
Đề 2: Hiện nay, khi chọn nghề, nhiều thanh niên, học sinh thường theo hai xu hướng sau: Hoặc
chọn nghề làm ra nhiều tiền, hoặc chọn nghề mà bản thân mình yêu thích.
Hãy cho biết quan điểm chọn nghề của anh/chị?
Gợi ý:
I.Mở bài:
- Khác với đại đa số thanh niên ngày trước, không mấy ai suy nghĩ, trăn trở gì lắm với
cuộc đời vì “ai đã có phận nấy”, thanh niên ngày nay có nhiều cơ hội để lựa chọn nghề nghiệp
cho tương lai của mình, vì vậy ai cũng băn khoăn về con đường phía trước.
- Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời, mỗi người đều có một lựa chọn nghề nghiệp
riêng, nhưng xu hướng chung mà phần đông thanh niên hiện nay đang hướng đến là họ chọn
nghề làm ra nhiều tiền, hoặc chọn nghề mà bản thân họ ưa thích.
- Chọn nghề là quyền của mỗi người, và tất nhiên, tôi cũng có quan điểm lựa chọn riêng
của mình.
II.Thân bài:
1.Vai trò của việc chọn nghề đối với sinh viên, học sinh:


-Việc chọn nghề có một tầm quan trọng đặc biệt vì nó không chỉ liên quan đến cuộc đời
mỗi người mà còn liên quan đến cả gia đình, cộng đồng, xã hội.
-Chọn nghề cũng thể hiện một phương diện quan trọng của quan điểm sống, lí tưởng của
tuổi trẻ.
2.Trao đổi về hai xu hướng chọn nghề của học sinh hiện nay:
*Chọn nghề làm ra nhiều tiền:

-Mặt tích cực:
+Tiền bạc là nhân tố quan trọng để tạo nên hạnh phúc (Hạnh phúc được hiểu theo nghĩa
chung nhất là được thoã mãn những nhu cầu của con người). Nó là một phương tiện không thể
thiếu để giúp con người thoả mãn những nhu cầu rất thiết thực trong cuộc sống và thực hiện
được hoài bão, mơ ước của mình. Chính vì thế, khi cuộc sống còn nhiều gian khó, thiếu thốn thì
tiền bạc mang ý nghĩa quyết định hạnh phúc. Chọn nghề theo hướng này sẽ đảm bảo được
những yêu cầu về vật chất của bản thân, gia đình.
+ Tiền bạc được tạo ra từ bàn tay, khối óc, từ lao động chân chính cuả mình sẽ kiến tạo
được một hạnh phúc lâu bền, đích thực.
- Mặt hạn chế:
+ Tiền bạc chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để tạo nên hạnh phúc. Nó
có vai trò quan trong, thậm chí là quyết định nhưng không phải là điều kiện duy nhất để dệt nên
hạnh phúc của con người. Bởi hạnh phúc chỉ thực sự trọn vẹn khi con người được no đủ về vật
chất và thoải mái về tinh thần. Có tiền không phải là có tất cả.
+ Nếu chọn nghề với mục đích làm ra nhiều tiền mà nghề ấy mình không yêu thích,
không phù hợp thì công việc mỗi ngày sẽ trở thành gánh nặng suốt đời.
* Chọn nghề mà mình yêu thích:
- Mặt tích cực:
+ Thoả mãn được nhu cầu, sở thích ca nhân mình nên mỗi ngày sẽ là niềm vui, cuộc sống
sẽ trở nên đáng yêu hơn khi đáp ứng niềm đam mê ấy của mình.
+ Yêu thích công việc bao giờ cũng là một tiền đề dẫn đến niềm mê say. Và một khi đã
mê say công việc thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn, thu nhập từng bước sẽ được
nâng cao…
- Mặt hạn chế:
+ Cuộc sống được tạo ra bởi muôn vàn mối quan hệ, không bao giờ cái “tôi” sở thích của
mình cũng đáp ứng, hài hoà được với cái “ta” chung của gia đình, cộng đồng, xã hội. (Hạnh


phúc không thể trọng vẹn nếu như mình không mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi
người).

+ Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của xã hội và cá nhân ngày càng cao. Vì vậy
nếu chọn nghề theo tiêu chí sở thích của bản thân mà không chú ý đến những mặt khác sẽ khó
đáp ứng được những nhu cầu chính đáng do cuộc sống đặt ra.
* Nhận xét chung: Cả hai quan niệm nêu trên đều còn phiến diện vì mới chỉ xuất phát từ
ý thức chủ quan chứ chưa quan tâm nhiều đến các phương diện khác trong đời sống.
3. Quan điểm chọn nghề của bản thân:
- Không chỉ quan tâm đến sở thích cá nhân, chú ý đến vấn đề thu nhập mà còn căn cứ vào
nhiều yếu tố khác: điều kiện kinh tế gia đình, năng lực, năng khiếu của bản thân, những chỉ
định của nghề nghịêp, nhu cầu của xã hội, của đất nước.
- Lúc cần thiết, có thể hi sinh quyền lợi, sở thích của mình để chọn lựa nghề theo yêu cầu
của gia đình, quê hương, đất nước. (“ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”).
III. Kết bài:
- Chọn nghề không chỉ là chọn một công việc mà còn là chọn cho mình một tiền đồ. Xã
hội càng phát triển thì việc lựa chọn nghề nghệp càng có ý nghĩa quan trọng. (Biết lựa chọn
nghề nghiệp phù hợp, đúng đắn thì chẳng khác nào như “tàu ra biển rộng, có kim chỉ nam để
xác định hướng đi”, không thì như “chiếc bách giữa dòng, e dè gió dập, hãi hùng sóng va” –
như cách nói của Nguyễn Khắc Viện).
- Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại” không hề đơn giản. không ai có thể lựa chọn nghề
nghiệp thay cho mình. Muốn chọn lựa nghề nghiệp một cách đúng đắn nhất, thiết nghĩ mỗi
người sẽ hướng đến “mẫu số chung” là đảm bảo sự hài hoà giữa nguyện vọng của cá nhân và
nhu cầu của quốc gia, dân tộc.
Đề 3. “Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó, nhưng chớ quên người cầm đèn đang kiên
nhẫn đứng trong đêm” (R. Ta - gor).
Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Gợi ý:
* Yêu cầu về kĩ năng :
- Biết kết hợp nhiều thao tác lập luận để viết một bài văn nghị luận xã hội.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày chặt chẽ, dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng, giàu
tính biểu cảm và sức thuyết phục.
*Yêu cầu về kiến thức:



Học sinh hiểu và nêu được những suy nghĩ của cá nhân về vấn đề đặt ra trong đề bài.
1. Giải thích về nội dung ý nghĩa của câu nói:
a. Giải thích nghĩa đen : ánh sáng của ngọn đèn giúp soi rõ mọi vật, tỏa sáng bóng đêm.
Nhưng để có được ánh sáng đó phải có người làm ra ngọn đèn và người cầm đèn soi sáng trong
đêm .
b. Ý nghĩa biểu tượng
- Hình ảnh ngọn đèn, ánh sáng của ngọn đèn chỉ những thành quả tốt đẹp do cuộc đời mang lại.
Người cầm đèn tượng trưng cho những đóng góp, những hy sinh lặng thầm bền bỉ.
→ Nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, trân trọng những thành quả đang có, biết tri ân những người
làm ra nó và đặc biệt là phải hiểu, tri ân trước những hi sinh âm thầm, khó thấy.
2. Suy nghĩ, đánh giá của người viết về ý kiến:
Học sinh được tự do nêu những ý kiến của mình trên cơ sở những định hướng cơ bản sau:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu nói.
- Khẳng định ý nghĩa nhân văn và giá trị giáo dục của nó (Nhắc nhở, hướng con
người đến với lối sống ân nghĩa) .
Bàn bạc mở rộng vấn đề, liên hệ thực tiễn (có thể nêu ra hai mặt của vấn đề để bàn luận: Lối
sống tri ân và lối sống bội bạc, vô tình).
Đề 4.

LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc

tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia.
Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi
đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị
đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một
miếng kim loại khắc lên đá: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “ Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc
lên đá” ?
Anh ta trả lời : “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng
không ai có thể xoá được được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người ”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi
những ân nghĩa lên đá.


(Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr 160).
Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về sự tha thứ và
lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.
Gợi ý:

a) Yêu cầu về kỹ năng: biết cách làm bài văn nghị luận xã hội ; kết cấu chặt chẽ, diễn

đạt trôi chảy ; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức: trên cơ sở hiểu biết của bản thân về nội dung câu chuyện Lỗi lầm
và sự biết ơn, và từ câu chuyện đó gợi lên trong mình có những suy nghĩ về sự tha thứ và lòng
biết ơn của con người trong cuộc sống, có thể triển khai theo nhiều cách, song bài viết cần làm
rõ các nội dung sau:
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Khái quát chung và nắm bắt được ý nghĩa mà câu chuyện muốn đề cập.
3.Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc
sống mà được gợi lên từ câu chuyện :
- Giải thích về vấn đề cần bàn luận :
+ Thế nào là sự tha thứ và lòng biết ơn : tha thứ là việc bỏ qua, không trách cứ, chấp nhặt,
hay trừng phạt những sai trái, lỗi lầm của người khác ;lòng biết ơn là sự thể hiện việc hiểu và
nhớ công ơn của người khác đối với mình.
+ Vì sao trong cuộc sống con người cần có sự tha thứ và lòng biết ơn ?: trong cuộc sống ai
cũng có lúc gây ra những lỗi lầm, sai trái vì vậy cần phải nhận được sự tha thứ, bao dung của

mọi người. Bởi chính sự tha thứ giúp cho người mắc lỗi có cơ hội được sửa chữa; giúp cho
bản thân tìm thấy được sự thanh thản và làm cho cuộc sống bớt đi sự căng thẳng, xung đột và
thêm đi sự hoà hợp, yêu thương, có nghĩa là phải biết viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát
…; phải biết khắc ghi những ân nghĩa vào lòng, phải biết ơn những người đã đem đến cho mình
những điều tốt đẹp, và biết khắc ghi những ân nghĩa lên đá, như cách ứng xử giữa những con
người trong câu chuyện trên.
- Suy nghĩ của bản thân :
+ Sự tha thứ và lòng biết ơn là một trong phẩm chất cần thiết, cao đẹp để hình thành nên một
con người chân chính, bởi bên cạnh việc thu nhận kiến thức thì việc tu dưỡng, rèn luyện cho
bản thân những đức tính về sự tha thứ và lòng biết ơn có một ý nghĩa rất lớn trên con đường
hoàn thiện nhân cách của mỗi con người


+ Sự tha thứ và lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở một cá nhân hay một bộ phận mà những
đức tính đó cần phải được gắn kết và tạo thành những phẩm chất, đạo lí trong cuộc sống. Bởi
đó chính là những nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam.
4. Bài học nhận thức và hành động :
- Cần phải biết sống có tấm lòng bao dung, vị tha; biết ghi ơn những con người đã mang lại cho
mình những điều tốt đẹp.
- Cần phải được thể hiện sự tha thứ và lòng biết ơn của mình trên cả nhận thức và hành
động cụ thể
Đề 5: Trước khi vĩnh biệt cõi đời, nhà thơ Thanh Hải gửi lại lời trăng trối bằng những thật câu
thơ giản dị:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mơi

Dù là khi tóc bạc.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ)
Theo em tác giả đã nhẹ nhàng nhắc chúng ta điều gì qua những dòng thơ ấy?
Bài viết của học sinh cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Hiểu khái quát về ý thơ của nhà thơ Thanh Hải: Những câu thơ bày tỏ những suy ngẫm
và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước, thể hiện khát vọng được hoà nhập vào
cuộc sống của đất nước, được cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé của mình cho đất nước, cho
cuộc đời chung. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những tình ảnh thơ
đẹp một cách tự nhiên, giản dị. Đó mới là ý nghĩa cao quý của đời người.
- HS có thể bàn luận sâu về một trong các ý sau :
+ Vẻ đẹp của đức tính khiêm nhường, thái độ của mỗi cá nhân trước những cống hiến vì
tập thể, vì quê hương. HS cần nêu rõ khiêm nhường là gì, biểu hiện của đức tính khiêm nhường,
ý nghĩa của đức tính khiêm nhường trong cuộc sống, trái với khiêm nhường là tự kiêu, tự đại


+ ý nghĩa của cuộc đời mỗi con người trong cuộc đời chung: Mỗi người phải mang đến
cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh tuý, dù là bé nhỏ cho đất
nước và phải không ngừng cống hiến dù khi còn trẻ hay lúc tuổi đã già.
- Trong bài viết cần có dẫn chứng về người thật, việc thật hoặc các dẫn chứng có từ trong
các tác phẩm văn học được học và đọc thêm trong chương trình như: “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn
Thành Long), “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê), “Khoảng trời, hố bom” (Lâm Thị Mĩ
Dạ)...
- Liên hệ tới bản thân về thái độ sống khiêm nhường trước mọi người, trước bạn bè (Nếu
chọn ý 1). Hoặc liên hệ tới bản thân khi còn là học sinh cần làm gì để góp phần vào việc dựng
xây quê hương, đất nước, xây đắp cuộc đời chung (Nếu chọn ý 2).
Đề 6: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sau của Shakespeare: “Ước mong mà
không kèm theo hành động thì dù hy vọng có cánh cũng không bao giờ bay tới mục đích”.
*Các ý chính:
1. Giải thích quan niệm:
- Ước mong là những mong muốn, ước mơ về những điều tốt đẹp trong tương lai. Người ta

sống ai cũng mong muốn về những điều tốt đẹp cho mình (trong thực tế vẫn có những ước
mong không chính đáng, ta quan niệm rằng đó chỉ là những dục vọng thấp hèn). Nhưng từ hiện
thực của đời sống đến hiện thực cần vươn tới để đạt được trong tương lai là một khoảng cách.
Nó là cả một đường bay dài – hiểu theo cách nói Shakespeare.
- Ước mong phải đi đôi với hành động, Nếu ước mong mà không thực hiện bằng những việc
làm cụ thể thì cuối cùng ước mong đó cũng chỉ là mong ước. Shakespeare rất có ý thức nhấn
mạnh vai trò của hành động trong việc hiện thực hóa ước mơ của con người. Chỉ bằng hành
động ta mới đạt được những gì mình cần đạt tới.
2. Suy nghĩ về quan niệm:
- Quan niệm trên là một quan niệm đúng đắn. Thực tế cho thấy chẳng mấy ai hoàn thành
sở nguyện của mình khi cứ ngồi mong ước suông. Những người thành đạt trong đời luôn làm
việc, luôn hành động.
- Hành động luôn cần thiết đối với tất cả mọi người – nhất là những hành động mang tính định
hướng. Không phải có hành động là sẽ có thành công nhưng muốn thành công thì phải hành
động. Hành động hợp lý sẽ rút ngắn con đường đến đích. Nếu ngược lại, con đường ấy sẽ kéo
dài thêm ra.


- Hành động có thể dẫn đến thành công hay thất bại song điều quan trọng là phải biết rút ra
những bài học kinh nghiệm từ những thành công hay thất bại đó.
- Ước mong phải phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mỗi người. Ước mong xa vời, thiếu
thực tế thì dù có cố gắng đến mấy cũng khó mà đạt được.
- Nếu ai đó trong đời thường bất chấp tất cả nhằm thỏa mãn ước mong của mình thì đó là một
sai lầm lớn.
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Quan niệm của Shakespeare góp phần nhắc nhở những ai chỉ biết ước mong mà không chịu
hành động.
- Ở một góc độ khác, có thể xem quan niệm trên là lời tán thành, biểu dương những con ngươì
luôn làm việc không ngừng để đạt được ước mong của mình.
Đề 7. Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng.

*Các ý chính:
1. Giải thích ý kiến:
- Đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bên ngoài nhằm che đậy bản chất vô đạo
đức bên trong.
- Về thực chất, đạo đức giả là lối sống giả dối, vì thế nó nguy hại như một căn bệnh chết người
nhưng khó nhận biết.
2. Luận bàn về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả:
- Những biểu hiện của bệnh đạo đức giả
+ Dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bên ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn
bên trong.
+ Dùng những hành động có v ẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện.
- Tác hại của bệnh đạo đức giả:
+ Đối với mỗi người: Vì sống giả dối nên tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin, sự
quý trọng của mỗi người dành cho mình.
+ Đối với xã hội: Làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân; làm suy đồi
phong hóa xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trao dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân
thành, trung thực.
- Kiên quyết lên án, vạch trần và ngăn chặn thói đạo đức giả.


C - Kết luận
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác trọng tâm ở các nhà trường phổ thông. Nhiệm vụ
của mỗi giáo viên là phải nâng cao được chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, để phát
hiện và bồi dưỡng đạt kết quả tốt người giáo viên là yếu tố cơ bản. Giáo viên thật sự phải có
năng lực, năng khiếu sư phạm, đồng thời phải có tâm huyết với nghề nghiệp, biết tôn trọng tài
năng .Chất lượng học sinh giỏi không chỉ thể hiện đánh giá năng lực, năng khiếu văn chương
của học sinh mà còn thể hiện năng lực bồi dưỡng của mỗi giáo viên nói riêng và chất lượng
giáo dục của nhà trường nói chung. Trên thực tế, các nhà trường THCS coi đây là cái đích để

thi đua cho nên công tác này đã được quan tâm đặc biệt . Song qua việc nghiên cứu đề tài này
cho phép tôi có một vài đề nghị sau :
 Đối với giáo viên :
- Không được ép buộc học sinh, phải để học sinh tự chọn môn học mà mình yêu thích và có
năng khiếu về môn đó .


- Những giáo viên được phân công giảng dạy bồi dưỡng phải có kế hoạch , chương trình cụ
thể, tránh dạy chay, thích gì dạy nấy.
- Phải thật sự nhiệt tình say mê, tận tụy với học sinh .
 Đối với nhà trường :
- Phải quan tâm nhiều hơn công tác này, động viên kịp thời những giáo viên trực tiếp dạy bồi
dưỡng cả về vật chất lẫn tinh thần .
- Tăng cường cơ sở vật chất , trang thiết bị dạy học cho giáo viên : Tài liệu , sách tham khảo ...
- Phải thường xuyên kiểm tra việc bồi dưỡng của giáo viên .
Trên đây là một số ý kiến của tôi về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9
được thực hiện tại trường. Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn và trình độ năng lực hạn
chế, đề tài của tôi chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Do vậy tôi rất mong được sự góp ý của các
đồng nghiệp và cán bộ phụ trách chuyên môn. Tôi xin chân thành cảm ơn .



×