Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

tieu luan môn giới và phát triển giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.35 KB, 9 trang )

1. Thực trạng bạo lực tình dục trong hôn nhân
Kết quả từ Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam
năm 2010, Số liệu khảo sát cho thấy khoảng 1/10 (9,9%) phụ nữ từng kết hôn tại
Việt Nam bị bạo lực tình dục trong đời do chồng gây ra. Ở nông thôn, tỷ lệ này
cao hơn so với thành thị (10,1% so với 9,5%). Tỷ lệ này dao động từ 7,4% tại
Vùng Đồng bằng sông Hồng cho đến 15,8% tại vùng Đông Nam bộ. Liên quan
tới tỷ lệ bạo lực hiện tại, con số chung của Việt Nam là 4,2%, dao động từ 3%
tại Tây Nguyên tới 7% tại Đông Nam bộ. Điểm nổi bật là khác với bạo lực thể
xác hiện tại bạo lực tình dục hiện tại duy trì ở mức gần giống nhau ở nhiều
nhóm tuổi cho tới tận tuổi 50, nhìn chung khoảng 4%, cho thấy rằng khi bạo lực
tình dục bắt đầu xảy ra, nó sẽ tiếp diễn trong toàn bộ cuộc hôn nhân. Tỷ lệ bạo
lực tình dục trong đời thấp hơn ở những phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn.
Hành vi bạo lực tình dục có ba loại hành vi khác nhau được xác định trong
khảo sát này: bị dùng sức mạnh thể lực để ép quan hệ tình dục ngoài ý muốn;
phải quan hệ tình dục vì sợ rằng có điều xấu xảy ra và bị ép làm những việc có
liên quan tới tình dục mà người vợ cảm thấy bị nhục nhã hoặc hạ thấp nhân
phẩm. Tỷ lệ phụ nữ đã từng bị chồng ép quan hệ tình dục trên cả nước là 5,2%.
Tỷ lệ phụ nữ có chồng quan hệ tình dục do lo ngại chồng có thể gây sự cao hơn
ở mức 7,8 %. Chỉ có dưới 1% phụ nữ Việt Nam bị ép làm những điều mà họ
thấy nhục nhã hoặc hạ thấp nhân phẩm trong cuộc đời.
Nhận thức phổ biến thường là nam giới có nhu cầu tình dục cao và nhu cầu
đó phải được đáp ứng, nếu nhu cầu tình dục của đàn ông không được đáp ứng
chắc chắn sẽ có việc không hay xảy ra, cho nên một khi đã là vợ chồng, nhiều
phụ nữ Việt Nam cho rằng một người phụ nữ đương nhiên phải có trách nhiệm
thỏa mãn nhu cầu tình dục của chồng cho dù mình có muốn hay không và bởi vì
những phụ nữ cho rằng tình dục là trách nhiệm và là phương thức để giữ chồng
và hạnh phúc gia đình cho dù họ có muốn hay không, họ không nhận ra rằng
thực tế họ quan hệ tình dục là bởi vì họ sợ có điều gì không tốt xảy ra. Phụ nữ
không có khả năng nhận dạng các hình thức bạo lực tình dục khác nhau trong
đời sống vợ chồng. Họ không biết mình có quyền từ chối quan hệ tình dục mà


1


thay vào đó họ nhìn nhận một số hành vi bạo lực tinh thần và thể xác tùy theo
hoàn cảnh và tác động về tinh thần và thể xác của những hành vi đó. Ví dụ ‘ép
vợ quan hệ tình dục khi người vợ không muốn’ được coi là bạo lực thể xác bởi
vì có sử dụng sức lực’ trong khi hành vi ‘ép vợ làm những việc có liên quan tới
tình dục mà người vợ cảm thấy nhục nhã hoặc hạ thấp nhân phẩm’ được coi là
bạo lực tinh thần vì người vợ bị tổn thương về mặt tinh thần và bị sang chấn bởi
điều này. Có thể nói rằng những trường hợp người vợ chịu áp lực phải quan hệ
hoặc người vợ phải chấp nhận quan hệ dù không muốn đề tránh phải chịu các
hình thức bạo lực khác, sẽ không được phản ánh đầy đủ bởi vì những hành vi
này được coi như là ‘một phần của hôn nhân, hơn là một hình thức bạo lực.
Cũng theo nghiên cứu của quốc gia ở Việt Nam phụ nữ hứng chịu cả bạo
lực tình dục lẫn thể xác là 34,4%. Ở nông thôn con số này cao hơn thành thị:
35,4% so với 32,2%. Hơn nữa phụ nữ đã ly dị hoặc ly thân có xu hướng cao gấp
hai lần khi cho biết về bạo lực thể xác hoặc tình dục trong đời so với những phụ
nữ hiện vẫn đang có gia đình hoặc phụ nữ góa chồng. Có thể lý do mà họ ly dị là
vì bạo lực gia đình. Điều này có thể đúng nếu như một vài người trong số những
phụ nữ này cảm thấy dễ dàng hơn khi tiết lộ về bạo lực bởi vì giờ đây họ không
còn phải chịu đựng người chồng bạo lực của mình. Như đã nói ở trên, một phụ
nữ có thể bị đồng thời cả bạo lực thể xác và bạo lực tình dục do chồng gây ra.
Trên toàn quốc, có 3% phụ nữ chỉ bị bạo lực tình dục và 24,5% phụ nữ cho biết
họ chỉ bị bạo lực thể xác và khoảng 7% phụ nữ bị cả hai loại bạo lực cùng lúc.
2. Nguyên nhân bạo lực tình dục trong hôn nhân
2.1. Nguyên nhân từ người chồng
Bạo lực tình dục trong hôn nhân thường xảy ra đối với phụ nữ, nguyên
nhân xuất phát từ phía người chồng.
Nguyên nhân kinh tế, đói nghèo, căng thẳng trong việc kiếm tiền của
người đàn ông đã tạo nên áp lực đối với cuộc sống vợ chồng. Nhiều cặp vợ

chồng xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau dẫn đến việc bạo lực xảy ra. Chính sự căng
thẳng đó, người đàn ông muốn giải tỏa nên đã đem vợ mình ra để cưỡng bức để
thỏa cơn thèm khát về nhu cầu tình dục.

2


Người đàn ông ăn nhậu say rồi ép buộc người phụ nữ phải quan hệ tình
dục để thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình dù không được sự đồng ý của người
phụ nữ. Việc sử dụng chất kích thích như rượu, bia đã khiến cho người đàn ông
không còn kiểm sát được hành động của mình nên đã gây ra hành vi bạo lực
không chỉ là bạo lực tình dục mà còn cả bạo lực về thể xác và tinh thần. Nhiều
người đàn ông có thoái trăng hoa, xem vợ của mình như một món đồ vật để thỏa
mãn nhu cầu khi cần. Họ không biết được người vợ của mình phải nếm trải biết
biết bao thương đau, tủi nhục khi chồng mình có những hành vi như vậy.
Nhận thức và văn hóa có một ý nghĩa rất quan trọng làm gia tăng bạo lực
gia đình. Chừng nào mà xã hội còn nhìn nhận người phụ nữ ở địa vị thấp kém,
còn coi phụ nữ như là người lệ thuộc vào chồng con, việc gia đình còn chưa bị
lên án mạnh mẽ, người chồng còn có thể coi việc đánh đập, hành hạ vợ như một
thứ quyền bất thành luật.
Nhiều người đàn ông còn có quan niệm phong kiến “trọng nam, khinh
nữ”, tư tưởng gia trưởng, gia quyền còn nặng. Chồng nói, vợ phải nghe và làm
theo, không được cãi lại, nếu cãi thì sẽ lãnh hậu quả. Người đàn ông luôn quan
niệm rằng “vợ của ta, ta muốn làm gì thì ta làm”. Tư tưởng nam coi thường nữ
được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Người phụ nữ phải chăm lo, duy trì
tổ ấm, và các mối quan hệ trong gia đình. Phụ nữ phải phục tùng đàn ông. Chính
quan điểm sai lầm đó, với bản tính ích ỷ đó đã ảnh hưởng đến nhận thức của
người đàn ông. Mỗi khi có nhu cầu về tình dục thì bắt người phụ nữ phải phục
tùng. Họ không quan tâm đến người phụ nữ có chấp thuận hay không.
Do trình độ học vấn của người đàn chồng còn thấp, không nhận thức được

về giới và sự bình đẳng giới trong đời sống quan hệ vợ chồng thấp nên không
tôn trọng vợ mình. Sự hiểu biết về tác hại của việc cưỡng bức tình dục còn hạn
chế nên để thỏa mãn nhu cầu của mình, người đàn ông bất chấp tất cả. Nhiều khi
biến mình trở thành một con thú dữ trong việc chăn gối với vợ. Hậu quả gây ra
đối với người phụ nữ là rất lớn.
Do người chồng bị bệnh về chuyện quan hệ tình dục. Nhiều ông chồng chỉ
tìm được khoái cảm tình dục khi được đánh đập, thậm chí cả bạo hành về thể

3


xác với nạn nhân. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này có thể là do trong quá
trình phát triển thời trẻ thơ, người đàn ông bị chấn động về tâm lý. Tác động của
việc xem những phim ảnh không lành mạnh cũng dẫn đến hội chứng trên, người
mắc chứng này chỉ tìm thấy khoái lạc khi hành hạ hoặc phải làm cho "nửa kia"
đau đớn, khổ sở, những hành động tàn bạo trong quan hệ chăn gối có thể ảnh
hưởng nặng nề tới tâm lý, sức khỏe, thậm chí là tính mạng
2.2. Nguyên nhân từ người vợ
Trình độ học vấn thấp, nhận thức về vấn đề bạo lực gia đình, bạo lực tình
dục, giới và sự bình đẳng giới trong chuyện quan hệ tình dục còn kém nên nhiều
người không biết mình đang bị bạo lưc tình dục trong cuộc sống của chăn gối
vợ, chồng.
Nhiều phụ nữ Việt Nam cho rằng một người phụ nữ đương nhiên phải có
trách nhiệm thỏa mãn nhu cầu tình dục của chồng cho dù mình có muốn hay
không. Và bởi vì những phụ nữ cho rằng tình dục là trách nhiệm và là phương
thức để giữ chồng và hạnh phúc gia đình cho dù họ có muốn hay không, họ
không nhận ra rằng thực tế họ quan hệ tình dục là bởi vì họ sợ có điều gì không
tốt xảy ra. Phụ nữ không có khả năng nhận dạng các hình thức bạo lực tình dục
khác nhau.
Họ không biết mình có quyền từ chối quan hệ tình dục mà thay vào đó họ

nhìn nhận một số hành vi bạo lực tinh thần và thể xác tùy theo hoàn cảnh và tác
động về tinh thần và thể xác của những hành vi đó. Có thể nói rằng những
trường hợp người vợ chịu áp lực phải quan hệ hoặc người vợ phải chấp nhận
quan hệ dù không muốn đề tránh phải chịu các hình thức bạo lực khác, sẽ không
được phản ánh đầy đủ bởi vì những hành vi này được coi như là ‘một phần của
hôn nhân'; hơn là một hình thức bạo lực.
Vì sao người phụ nữ phải cam chịu cảnh bị chồng bạo lực tình dục?
Nguyên nhân xuất phát từ quan niệm sai lầm của người phụ nữ. Phụ nữ nước ta
từ xưa đến nay sẵn có trong mình tư tưởng chịu đựng, nhẫn nhịn, miễn sao gia
đình êm ấm. Họ sợ chuyện vỡ ra bên ngoài mọi người sẽ chê cười, sợ gia đình,
họ hàng nhà chồng dè bỉu, con cái phải xấu hổ với bạn bè. Nhiều chị em cho

4


rằng “người phụ nữ phải phục tùng người đàn ông, phải làm thỏa mãn nhu cầu
khi người đàn ông cần. Người đàn ông sai khiến gì thì người phụ nữ phải làm
cái đó, quan niệm chồng là chủ gia đình, có quyền trong chuyện tình dục và phụ
nữ thường bị động. Vì thế nam giới thường cho mình cái quyền được đòi hỏi
quan hệ với vợ theo nhu cầu của mình, không quan tâm đến cảm xúc, sức khỏe
của vợ. Chính nguyên nhân đó đã làm cho số lượng người phụ nữ bị bạo lực tình
dục ngày càng cao. Tổng cục Thống kê đã công bố những con số làm cả xã hội
phải giật mình: 10% phụ nữ đã kết hôn từng bị bạo lực tình dục, 34% phải gánh
chịu cả bạo lực về thể xác và bạo lực tình dục và tỉ lệ này ở nông thôn cao hơn
thành phố (10,1%, và 9,5%). Bạo lực tình dục duy trì ở mức gần giống nhau tại
nhiều nhóm tuổi (cho tới tận tuổi 50) và trình độ học vấn của phụ nữ. Nguyên
nhân chính khiến cho nhiều người phụ nữ bị bạo hành trong nhiều năm là do
người phụ nữ luôn cam chịu sống chung với kẻ bạo hành vì hạnh phúc của gia
đình, tương lai con cái. Hầu hết người bị bạo lực đều tiết lộ các hành vi bạo lực
tình dục thường xảy ra bởi người chồng dùng sức mạnh để gây sức ép, đe doạ

buộc họ phải quan hệ tình dục ngoài ý muốn, trong khi đó họ lại có tư tưởng
cam chịu: “Đã là phụ nữ thì phải chiều chồng”. Cũng vì tâm lý sợ sệt và cam
chịu mà nhiều phụ nữ bị ép làm những việc mà họ cảm thấy nhục nhã, bị hạ thấp
nhân phẩm. Tuy nhiên, đây là nỗi đau mà ít phụ nữ dám chia sẻ vì… xấu hổ và
vì thế, họ không thể kháng cự.
Dù bị người chồng bạo hành liên tục trong nhiều năm nhưng người phụ
nữ luôn bên vực chồng khi ra trước cơ quan nhà nước. Họ không bao giờ tố cáo
chồng đã bạo lực tình dục với mình bởi vì họ luôn hy vọng chồng mình sẽ thay
đổi, ít có người phụ nữ nào chịu chia sẻ chuyện quan hệ vợ chồng với người
khác vì theo họ đó là chuyện tế nhị trong gia đình không nên chia sẻ với người
ngoài. Trong một nghiên cứu mới đây về bạo lực gia đình, Tổng cục Thống kê
công bố một thực tế đáng buồn: Gần 60% phụ nữ từng bị bạo lực đã biết về Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình, thế nhưng 87% phụ nữ bị bạo lực chưa hề tìm
đến sự hỗ trợ từ các dịch vụ, hoặc những người có thẩm quyền giúp đỡ; 50%
trong số ấy thì chọn giải pháp an toàn bằng cách im lặng. “Nhưng im lặng trong

5


chuyện này đồng nghĩa với nguy hiểm”, Họ cảm thấy xấu hổ, e ngại khi nói ra
chuyện mình bị bạo hành trước mọi người, họ chỉ tìm đến sự can thiệp giúp đỡ
của chính quyền, cơ sở y tế khi bị hành hạ dã man, nhưng chính họ phải giải
thoát cho mình, phải đấu tranh không thể cam chịu được mãi.
2.3. Nguyên nhân từ cộng đồng xã hội
Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến cho bạo lực tình dục gia tăng là do nhận
thức của cộng đồng về vấn đề bạo lực tình dục còn kém. Một mặt của vấn đề
này là do phong tục truyền thống, một bộ phận người Việt Nam chúng ta vẫn coi
đây là vấn đề riêng tư, mang tính chất gia đình thuần túy, người phụ nữ chịu tác
động của nạn bạo hành tình dục vẫn còn đơn độc. Mặt khác, công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục về hành vi bạo lực gia đình, bạo lực tình dục, sự tham

gia của cộng đồng cho vấn đề xã hội này còn hạn chế, chưa thật sự đi vào chiều
sâu, chưa thường xuyên lực lượng tham gia công tác này còn thiếu về số lượng,
chưa được đảm bảo an toàn trước những tác nhân có hành vi bạo lực tình dục
nguy hiểm. Dù Việt Nam đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nhưng các
cơ quan chức năng vẫn còn thờ ơ với chuyện phụ nữ bị bạo lực. Khi quá sức
chịu đựng, một số phụ nữ đã tìm đến chính quyền địa phương can thiệp thì lại
không được giải quyết nên họ không còn tin tưởng.
3. Hậu quả từ bạo lực tình dục đối với người vợ
3.1. Thể xác và sức khỏe
Bạo lực tình dục trong hôn nhân để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bạo
lực tình dục trong hôn nhân làm tăng số lượng người bị nhiễm HIV/AIDS.
Trong quá trình quan hệ, người chồng cưỡng bức vợ không sử dụng bao cao su
và ép buộc thực hiện các hình thức quan hệ bằng miệng, quan hệ lỗ hậu môn.
Chính nguyên nhân này mà số người bị nhiễm HIV/AIDS gia tăng đặc
biệt là người phụ nữ. Theo số liệu của Bộ Y tế, 1/3 người nhiễm HIV đang là
phụ nữ và tình dục. Bạo lực tình dục được xác định là ngòi nổ gây ra căn bệnh
AIDS đối với phụ nữ, bởi có đến 70% số ca lây nhiễm qua con đường này. Bạo
lực tình dục trong hôn nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV của phụ nữ qua

6


việc cưỡng ép tình dục, không cho phụ nữ sử dụng bao cao su, chồng đi quan hệ
“bên ngoài” rồi về lây bệnh cho vợ.
Chính việc quan hệ tình dục không cho người phụ nữ sử dụng biện pháp
tránh thai nên xảy ra tình trạng mang thai ngoài ý muốn dẫn đến hiện tượng phá
thai. Điều này đã làm số ca phá thai gia tăng. Bạo lực tình dục trong hôn nhân đã
làm cho cuộc sống vợ chồng không đầm ấm dẫn đến số vụ ly hôn ngày càng
tăng. Việc ly hôn ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình vì phải tốn những khoảng
phí về thủ tục giấy tờ, thuê luật sư để giải quyết ly hôn.

Hậu quả đến sức khỏe sinh sản: có thai không mong muốn, các bệnh viêm
nhiễm đường sinh sản, HIV, rối loạn kinh nguyệt, nạo thai không an toàn, biến
chứng do nạo thai, sẩy thai, trẻ sơ sinh thiếu cân, viêm nhiễm tiểu khung, rối
loạn chức năng tình dục.
3.2. Về tinh thần
Bạo lực tình dục trong hôn nhân ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của
người phụ nữ. Người phụ nữ sống trong gia đình không có bạo lực tình dục thì
luôn tìm được cho mình sự khoái cảm trong việc quan hệ tình dục. Những người
phụ nữ thường xuyên bị bạo lực tình dục thì xem chuyện quan hệ tình dục là sự
tra tấn, hành hạ của người chồng. Người vợ đã mất lòng tin vào người chồng.
Họ luôn cảm thấy tủi nhục khi người chồng làm chuyện ấy đối với mình. Họ
không bao giờ chia sẻ chuyện bị bạo lực tình dục vì cảm thấy xấu hổ, tủi nhục
trước mọi người. Nhiều người đàn ông vừa cưỡng bước người phụ nữ vừa lôi
chuyện cha, mẹ, dòng họ ra chửi, kiến phụ nữ cảm thấy tủi nhục về thân phận,
khiến cho tâm lý của người phụ nữ bị bạo hành tình dục luôn bị căng thẳng,
chán chường, bế tắc, không muốn làm bất cứ việc gì, luôn cảm thấy nhục nhã.
4. Giải pháp cho bạo lực tình dục trong hôn nhân gia đình
4.1. Đối với người vợ và chồng
Vợ chồng phải biết yêu thương, tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống hôn
nhân, chăn gối, phải biết chia sẻ với nhau những khó khăn gặp phải để cùng
nhau giải quyết.

7


Vợ, chồng luôn tạo điều kiện cho nhau để cùng nhau phát triển, có một
chỗ đứng nhất định trong xã hội. Thực hiện bình đẳng giới trong cuộc sống chăn
gối, không được cưỡng ép tình dục một phía đặc biệt chồng gây ra cho vợ.
Vợ, chồng thường xuyên nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới trong
gia đình, trong vấn đề quan hệ tình dục và tìm hiểu những tác hại của bạo lực

tình dục trong hôn nhân đối với phụ nữ và thế hệ mai sau.
Tích cực tham gia các buổi tập huấn, truyền thông về sức khỏe sinh sản,
về giới, bình đẳng giới.
Nếu xảy ra tình trạng bạo lực tình dục trong hôn nhân do chồng gây ra với
vợ thì người vợ nên bỏ qua những mặc cảm với cộng đồng để chia sẻ với mọi
người về việc mình bị bạo lực tình dục để được cộng động giải quyết, không nên
có thái độ cam chịu vì thái độ đó sẽ khiến cho người phụ nữ càng bị bạo lực tình
dục dã man hơn và hậu quả gây ra sẽ nghiêm trọng hơn.
Người phụ nữ hãy tự giải thoát mình khỏi chuyện bị bạo lực tình dục, đấu
tranh vì cuộc sống của bản thân, đừng biến mình trở thành “nô lệ tình dục” .
Vợ chồng hãy cùng nhau sống trong môi trường tình dục an toàn, lành
mạnh, nói không với bạo lực tình dục trong hôn nhân vì tương lai của gia đình
và thế hệ mai sau.
4.2. Đối với cộng đồng xã hội
Bạo lực tình dục trong hôn nhân xuất phát từ quan điểm sai lầm của cộng
đồng từ xưa đến nay là chuyện chăn gối là chuyện riêng tư, tế nhị trong gia đình.
Nhưng trước thực trạng, nhiều người phụ nữ bị bạo lực tình dục trong hôn nhân
ngày càng nhiều thì chuyện chăn gối, “phòng the” không còn là chuyện riêng tư,
mà là chuyện chung của cộng đồng. Để ngày càng giảm thiểu thấp nhất nạn bạo
lực tình dục trong hôn nhân do chồng gây ra đối với vợ, đảm bảo an sinh xã hội,
cả cộng động cần phải chung tay giải quyết, xem và nhận thức được rằng đây là
vấn đề xã hội cần được quan tâm.
Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể,
hội, đặc biệt Hội phụ nữ; của các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước,
luật bình đẳng giới và của hệ thống Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị

8


định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực

gia đình; của công tác tuyên truyền, giáo dục xã hội, thì tác nhân gây bạo lực gia
đình, bạo lực tình dục cần được giáo dục và đi đến nhận thức được rằng nạn bạo
hành gia đình, bạo lực tình dục là vấn đề mang tính xã hội, đã có sự can thiệp
của các cấp chính quyền, và đó là hành vi phi nhân bản, xa rời mục tiêu phát
triển con người trong xã hội hiện đại.
Đẩy mạnh công tác truyền thông về bạo lực tình dục, giới, bình đẳng giới
trong quan hệ tình dục với nhiều hình thức khác nhau, đi sâu vào nội dung của
vấn đề, thường xuyên tổ chức với nội dụng, hình thức sinh động để thu hút cộng
đồng tham gia, tăng cường số lượng cán bộ tham gia công tác truyền thông để
mang lại hiểu quả cao hơn, đẩy lùi tình trạng bạo lực tình dục trong hôn nhân.
Xây dựng những địa chỉ đáng tin cậy cho người phụ nữ để họ có thêm người bạn
để chia sẻ, đồng cảm với vấn đề bị bạo lực tình dục. Bên cạnh đó, cần thiết lập
nên một đường dây điện thoại nóng như 113 để giúp đỡ người phụ nữ khi bị bạo
lực tình dục.
5. Kết luận
Bạo lực tình dục trong hôn nhân là vấn đề xã hội cần được quan tâm của
cá nhân và cộng đồng. Hiện nay, bạo lực tình dục trong hôn nhân đang có xu
hướng gia tăng. Nguyên nhân của việc gia tăng tình trạng này là xuất phát từ
quan điểm sai lầm của cộng đồng từ xưa đến nay: “chuyện phòng the” là chuyện
riêng tư, tế nhị. Đặc biệt, sự nhận thức sai lầm của người phụ nữ: “người phụ nữ
phải phục tùng người đàn ông, phải làm thỏa mãn nhu cầu khi người đàn ông
cần. Trước vấn đề đó, mỗi cá nhân, và cả cộng đồng hãy cùng nhau lên tiếng để
đưa chuyện “phòng the” ra ngoài ánh sáng để góp phần hạn chế, đẩy lùi hiện
tượng bạo lực tình dục trong hôn nhân vì sự tiến bộ của người phụ nữ nói riêng
và sự tiến bộ chung của toàn xã hội.
Số liệu tham khảo: Kết quả nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với
phụ nữ ở Việt Nam năm 2010

9




×