Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Lịch sử Đoàn chương 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.01 KB, 8 trang )

CHƯƠNG IV
THANH NIÊN CẢ NƯỚC HĂNG HÁI THAM GIA BẢO VỆ, XÂY DỰNG CHÍNH
QUYỀN CÁCH MẠNG

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc - kỷ
nguyên độc lập, tự do - Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Nhà nước dân chủ, Nhà
nước công nông đầu tiên trong lịch sử dân tộc và ở Đông Nam châu á. Vừa mới ra đời,
Nhà nước cách mạng non trẻ đã phải đương đầu ngay với thù trong, giặc ngoài, với muôn
vàn khó khăn trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt,
khôn khéo, tài tình và kiên quyết của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam
đã vượt qua mọi thác ghềnh, nền độc lập vừa giành được chẳng những không bị thủ tiêu,
trái lại đã đứng vững trong những hoàn cảnh hết sức hiểm nghèo. Nhờ vậy, ít lâu sau nhân
dân và tuổi trẻ Việt Nam đã bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ với tư thế của người
làm chủ đất nước.
Sau khi giành được độc lập, vấn đề cơ bản nhất đặt ra cho Đảng và nhân dân ta là giữ
vững chính quyền trước sự tiến công điên cuồng của kẻ thù cùng những thế lực nguy hiểm,
từng bước xây dựng chế độ mới, đưa cách mạng vững bước tiến lên.
Trên đất nước Việt Nam chưa bao giờ có nhiều kẻ thù như lúc này. ở miền Bắc, từ
cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 - 1945, khoảng 200.000 quân Tưởng Giới Thạch dưới danh
nghĩa quân Đồng Minh tràn vào chiếm đóng Thủ đô Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị
xã từ biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16. Chúng tập hợp tất cả các lực lượng phản cách
mạng trong Việt quốc, Việt cách, bọn Đại Việt, bọn Tờrốtkít cùng bọn phản động trong
giai cấp địa chủ, tư sản, trong các tôn giáo... để chống phá, lật đổ chính quyền cách mạng.
Ở miền Nam, ngày 23-9, quân Pháp được quân Anh, quân Nhật yểm trợ, bắt đầu nổ
súng đánh chiếm Sài Gòn rồi mở rộng dần các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ, bọn Tờrốtkít,
bọn phản động trong các giáo phái... nhảy ra làm tay sai cho Pháp.
Nhà nước ta đứng trước tình hình cực kỳ khó khăn, thiếu thốn từ tài chính, lương thực
đến vũ khí, thuốc men... nền kinh tế của đất nước vốn nghèo nàn, lạc hậu lại bị Pháp, Nhật
vơ vét xác xơ dẫn đến nạn đói khủng khiếp năm 1945 làm 2 triệu người chết; 50% ruộng
đất ở đồng bằng Bắc Bộ bị bỏ hoang, sản xuất công nghiệp đình đốn, hàng vạn công nhân


không có việc làm, nền tài chính khánh kiệt, kho bạc trống rỗng.
Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã vạch ra những phương
hướng và biện pháp đầu tiên để xây dựng chế độ mới và đối phó với các lực lượng đế quốc
và phản động tiến vào đất nước ta. Theo phương hướng đó, ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh triệu tập phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ và nêu ra 6 việc cấp bách
cần làm ngay.
Tiếp đó, trong bức thư gửi cho bà con nông dân cả nước, Hồ Chủ tịch lại nêu lên hai nhiệm
vụ cấp bách trước mắt:
“Hiện nay chúng ta có hai việc quan trọng nhất: Cứu đói ở Bắc và kháng chiến ở
Nam... Vì cứu quốc, các chiến sĩ đấu tranh ở ngoài mặt trận, vì kiến quốc, nhà nông phấn
đấu ngoài đồng ruộng...
Ngày 25-11-1945, Ban Thường vụ Trung ương ra chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc,
Chỉ thị đề ra nhiệm vụ chủ yếu của Cách mạng Việt Nam lúc này là củng cố chính quyền,
chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân...
Theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng đã phát động phong trào quần chúng
tăng gia sản xuất, chống đói, phong trào chống nạn mù chữ. Sau khi thực dân Pháp đánh
chiếm Nam Bộ, Đảng phát động phong trào toàn dân kháng chiến ở miền Nam và cả nước
ủng hộ cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam.
Hưởng ứng lời kêu gọi chống giặc đói của Hồ Chủ tịch, Đoàn Thanh niên Cứu quốc
động viên đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia các cuộc vận động lạc quyên cứu đói,
hưởng ứng “Hũ gạo cứu đói”, ngày đồng tâm nhịn ăn... để giúp đồng bào bị đói.
Mở đầu phong trào tăng gia sản xuất, Hồ Chủ tịch kêu gọi:
“Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu
của chúng ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc
lập”.
Với khẩu hiệu “Không một tấc đất bỏ hoang”, “Tấc đất, tấc vàng”, phong trào thi đua sản
xuất dấy lên ở khắp các vùng nông thôn, đồng bằng, trung du, miền núi và ở cả các thành
phố, thị trấn. Hàng nghìn đoàn viên, thanh niên tổ chức thành những đội sản xuất đi khai
hoang, phục hóa ruộng đất, bảo vệ đê điều, trồng các cây lương thực ngắn ngày: Tại Hà
Nội, thanh niên tận dụng từng bãi đất nhỏ ven công viên, các bãi bồi ven sông Hồng đến

những thửa ruộng hoang hóa ở ngoại thành để trồng lúa, trồng màu, Đoàn còn tổ chức các
đội thanh niên đi về nông thôn, lên miền trung du, miền núi để tham gia sản xuất lương
thực... Những hoạt động tích cực của đoàn viên, thanh niên đã góp phần nhanh chóng khôi
phục sản xuất nông nghiệp, đẩy lùi nạn đói.
Để thiết thực giúp Chính phủ giải quyết khó khăn to lớn về tài chính, Đoàn đã động
viên đoàn viên, thanh niên đi đầu tuyên truyền, vận động xây dựng “Quỹ độc lập” và
“Tuần lễ vàng”. ở các tỉnh, thành trong cả nước nhất là tại Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng...
thanh niên đã góp phần tích cực vào việc động viên, cổ vũ lòng yêu nước của các tầng lớp
nhân dân. Kết quả là đã quyên góp được cho Nhà nước 370 kilôgam vàng trong “Tuần lễ
vàng” và 20.000.000 đồng vào “Quỹ độc lập”.
Đồng thời với những thắng lợi bước đầu trên mặt trận kinh tế, tài chính, chính quyền
cách mạng đã có những cố gắng lớn và giành được nhiều thành tích trên lĩnh vực văn hóa.
Sau Cách mạng Tháng Tám, một trong những việc mà Hồ Chủ tịch quan tâm là phát động
một cao trào toàn dân chống nạn mù chữ để mở mang kiến thức cho nhân dân lao động.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở
một chiến dịch để chống nạn mù chữ”. Người nhắc nhở toàn dân hăng hái tham gia dạy và
học chữ quốc ngữ: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ...
Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết... Vợ chưa biết thì chồng bảo...
cha mẹ không biết thì con bảo... phụ nữ lại càng phải học”. Người giao nhiệm vụ cho thanh
niên: “Công việc này, mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức”.
Thanh niên là lực lượng nòng cốt trong phong trào diệt dốt. ở Hà Nội, hơn 2.000
đoàn viên, thanh niên, phần lớn là học sinh, sinh viên tình nguyện làm giáo viên các lớn
bình dân học vụ. Trong một thời gian ngắn, có 74.957 lớp học được tổ chức với 95.665
người tham gia làm “Chiến sĩ diệt dốt”, hầu hết là thanh niên và thiếu niên. Chỉ sau một
năm đã có 2.500.000 người thoát nạn mù chữ. Hệ thống giáo dục phổ thông và đại học
cũng được xây dựng và từng bước phát triển. Tiếng Việt được dùng trong các văn bản
chính thức của Nhà nước và trong việc học tập, giảng dạy ở các trường lớp.
Tháng 9-1945, nhân ngày khai trường năm học đầu tiên sau ngày cách mạng thành
công, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho học sinh dặn dò các cháu cố gắng, siêng năng học
tập, ngoan ngoãn nghe lời thầy cô, thi đua với bạn để sau này đem tài năng đóng góp vào

công cuộc xây dựng đất nước.
Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam
có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Cùng với việc lãnh đạo xây dựng các đoàn thể cứu quốc, Đảng ta chủ trương mở rộng
hơn nữa Mặt trận dân tộc thống nhất do giai cấp công nhân lãnh đạo để đoàn kết rộng rãi
toàn dân tộc phấn đấu vì mục tiêu chung của đất nước. Đầu năm 1946, Đảng chủ trương
hình thành mặt trận thanh niên nhằm tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên để kháng
chiến và kiến quốc, đó là tổ chức Đoàn Thanh niên Việt Nam. Trong mặt trận này, Đoàn
TNCQ đóng vai trò là lực lượng nòng cốt.
Để thực hiện nhiệm vụ kháng chiến, Đảng ta chủ trương gấp rút xây dựng lực lượng
vũ trang nhân dân và củng cố quốc phòng: Tháng 1 năm 1946, Quân ủy Trung ương được
thành lập nhằm giúp Ban Chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo công tác quân sự. Đông
đảo đoàn viên, thanh niên đã hăng hái tham gia các đơn vị tự vệ và tự vệ chiến đấu được
thành lập ở tất cả các khu phố, thị xã; trên cơ sở đó, tuyển lựa những chiến sĩ có giác ngộ
chính trị, có tinh thần chiến đấu, đưa vào bộ đội tập trung. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực
lượng vũ trang nhân dân phát triển nhanh chóng trở thành công cụ mạnh mẽ, bảo vệ đắc
lực chính quyền cách mạng.
Đầu năm 1946, mặc dù tình hình chiến tranh ngày càng phức tạp nhưng để thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân và đập tan sự xuyên tạc của kẻ thù, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh quyết định tổ chức Tổng Tuyển cử trong cả nước để bầu ra Quốc hội đầu tiên của
nước Việt Nam độc lập, xây dựng Hiến pháp của Nhà nước Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng Tuyển cử được tổ chức trên khắp mọi miền đất nước.
Cuộc Tổng tuyển cử thật sự là cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc gay go, quyết
liệt bởi thù trong, giặc ngoài đang tìm mọi cách lật đổ chính quyền nhân dân non trẻ. Nhiều
cán bộ, đoàn viên, thanh niên phải hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động
và bảo vệ cuộc Tổng tuyển cử.
Mặc dù địch ra sức phá hoại, cuộc bầu cử đã thu được thắng lợi to lớn. Tỷ lệ người
đi bầu rất cao, trung bình là 86%, nhiều nơi đạt trên 90%: Những đại biểu do Mặt trận Việt
Minh giới thiệu đều trúng cử với số phiếu cao nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh ứng cử ở Thủ

đô Hà Nội được cử tri tín nhiệm với 98,4% số phiếu bầu. Nhân dân cả nước đã bầu ra 333
đại biểu vào Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đại biểu
Quốc hội trẻ nhất là Nguyễn Đình Thi, 21 tuổi là nhà thơ, nhạc sĩ, một cán bộ Đoàn hoạt
động tích cực trong phong trào thanh niên học sinh yêu nước ở Hà Nội.
Trước tình hình thực dân Pháp nổ súng tiến công ta ở Nam Bộ, bọn Tưởng Giới
Thạch muốn lợi dụng cơ hội này thôn tính nhanh miền Bắc Việt Nam. Đầu tháng 10 năm
1945, Hà ứng Khâm, Tổng tham mưu trưởng quân đội Tưởng Giới Thạch đến Hà Nội để
thực hiện âm mưu nói trên. Nhưng trước cuộc biểu dương lực lượng của hơn 300.000
thanh niên và nhân dân Thủ đô với đội ngũ chỉnh tề, bằng cờ biểu ngữ rợp trời, hô vang
các khẩu hiệu: “Nước Việt Nam của người Việt Nam”, “ủng hộ Chính phủ lâm thời nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, “ủng hộ Việt Nam độc lập Đồng minh”, “ủng hộ Chủ tịch
Hồ Chí Minh”... Hà ứng Khâm phải chùn tay ngay từ giờ phút đầu trong việc thực hiện ý
đồ thâm độc của y.
Chấp hành chủ trương của Đảng là thực hiện sách lược hòa với Tưởng để kháng chiến
chống Pháp xâm lược, Đoàn giáo dục cho đoàn viên, thanh niên tinh thần đấu tranh kiên
quyết nhưng phải hết sức bình tĩnh, mềm dẻo, cảnh giác, không mắc mưu khiêu khích của
quân Tưởng và bọn tay sai phản động. ở Hà Nội, đông đảo đoàn viên, thanh niên gia nhập
các đơn vị tự vệ chiến đấu. Lực lượng tự vệ Thủ đô đã lập nhiều chiến công xuất sắc, hỗ
trợ đắc lực cho các phong trào đấu tranh của thanh niên, học sinh; góp phần phát hiện,
ngăn chặn nhiều vụ mưu sát, bắt cóc cán bộ, tống tiền nhân dân của bọn phản động.
Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định rồi sau đó
đánh rộng ra cả Nam Bộ, Nam Trung Bộ với sự ủng hộ của quân Anh. 7 giờ sáng 23-9, Xứ
ủy và Uỷ ban Hành chính Nam Bộ (sau đổi thành Uỷ ban Kháng chiến) họp khẩn cấp tại
phố Cây Mai (Chợ Lớn) có đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung ương Đảng và
Tổng bộ Việt Minh tham dự. Hội nghị quyết định phát động nhân dân kiên quyết kháng
chiến chống xâm lược. Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập, ra lệnh Tổng bãi
công, bãi thị, bất hợp tác với địch, phong tỏa địch...
Tuổi trẻ Nam Bộ cùng nhân dân Nam Bộ không tiếc xương máu, anh dũng bước vào
cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ.
Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, tuổi trẻ Sài Gòn đã ghi được nhiều

chiến công xuất sắc. Đến 23-9-1945, một đơn vị thanh niên cảm tử đã bảo vệ các đồng chí
cán bộ của Trung ương Đảng, Xứ ủy và Uỷ ban rút ra khỏi thành phố an toàn. Các tầng lớp
thanh, thiếu niên đều tham gia vào các tổ chức chiến đấu và phục vụ chiến đấu, tiến hành
cuộc chiến tranh du kích ngay trong thành phố. Các cơ quan thông tin của ta đưa hình
tượng Lê Văn Tám đã xả thân đốt kho xăng của giặc gây xúc động lớn và cổ vũ mạnh mẽ
thanh thiếu niên, trong phong trào yêu nước chống giặc ngoại xâm. Các tỉnh Nam Bộ đưa
lực lượng đoàn viên, thanh niên về góp sức với Sài Gòn chống quân xâm lược. Nhiều trận
đánh làm địch hoảng sợ như trận phục kích khu quân sự ở vùng ngoại ô Tân Định ngày 24-
9-1945, diệt 200 tên; trận tấn công bất ngờ trại lính Pháp trên đường Duvuê (Hùng Vương
ngày nay) diệt 100 tên, trận phục kích ở Gò Vấp ngày 28-9-1945, bắn chết tên đại tá Diuy.
Ngày 30-9-1945 đội TNXP Đoàn Dũng và Đoàn Tiến phục kích tại cầu chữ Y diệt 2 xe
chở đầy lính Pháp; ngày 25-9-1945, một đội du kích phá Khám lớn giải phóng tù chính trị,
đột nhập vào tận nhà tên ĐờliNhông diệt 3 sĩ quan địch.
Nhiều tấm gương hy sinh anh dũng tuyệt vời của tuổi trẻ Sài Gòn đã động viên tinh
thần giết giặc cứu nước của nhân dân cả nước. Đó là một tổ du kích gồm 3 thanh niên đang
làm nhiệm vụ trong nội thành, bất ngờ gặp địch. Anh tổ trưởng phân công đối phó ngay:
“Tao tay không đi trước cho nó bu lại xét, thằng thứ hai ném lựu đạn, còn một đứa về báo
cáo. Dầu có hy sinh một đứa chẳng hề gì”. Sáng hôm sau, các báo đưa tin: “Tại đầu đường
Galiêni một tổ du kích đánh lựu đạn diệt 10 tên Pháp, ta có 2 chiến sỹ hi sinh”. Một thiếu
niên đi rải truyền đơn trong trại lính chẳng may bị bắt. Tên sĩ quan Anh tra hỏi, em trả lời
rõ ràng: “Người sung sướng là được chết cho Tổ quốc... Lúc này tôi chỉ nghĩ một điều như
vậy”. Tên sĩ quan Anh ra lệnh thả em về.
Ở Biên Hòa, các em thiếu niên lập “Đội thiếu niên xung phong cảm tử” gồm 30 em,
làm nhiệm vụ trinh sát và trừ gian...
Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đồng bào cả nước theo
dõi từng ngày tình hình chiến sự ở Nam Bộ và phát động phong trào ủng hộ cuộc kháng
chiến của đồng bào Nam Bộ, Nam Trung Bộ, đồng thời tích cực chuẩn bị đối phó với âm
mưu của Pháp mở rộng chiến tranh ra cả nước.
Ngày 18-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp -
đặc trách quân sự của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào mặt trận Nam

Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ để nắm tình hình chiến trường và truyền đạt ý kiến chỉ
đạo của Trung ương và Bác Hồ, động viên đồng bào chiến sĩ giữ vững tinh thần kháng
chiến, phát động phong trào du kích chiến tranh để kìm chân địch và hăng hái tham gia
đánh giặc cứu nước.
Phong trào “Nam tiến” lôi cuốn hàng chục vạn thanh niên lên đường vào Nam chiến
đấu. Các tỉnh ở Bắc Bộ, Trung Bộ đều thành lập những chi đội, tiểu đoàn khẩn cấp vào
Nam. Đầu tháng 11-1945, chi đội 1 quân Nam tiến Hải Phòng lên đường vào Nam đánh
giặc. Thành phố Huế gửi vào Nam 3 chi đội, Quảng Nam gửi 5 chi đội, riêng Quảng Ngãi
gửi khoảng 15.000 chiến sĩ, Thủ đô Hà Nội gửi 10.000 đoàn viên, thanh niên ưu tú vào tiếp
sức cho Nam Bộ đánh giặc; Nam Định gửi 2 đại đội, Ninh Bình gửi 3 đại đội, Hà Nam gửi
1 tiểu đoàn cùng 50 cán bộ chi viện cho Nam Bộ.
Phong trào xung phong vào Nam đánh giặc đi vào từng gia đình, cuốn hút tình cảm
của mọi lứa tuổi. Gia đình ông Hoàng Tâm Tích ở Hải Phòng đã tình nguyện cho cả 3
người con trai được vào Nam chiến đấu trong đợt đầu tiên. Tấm gương em thiếu niên Hà
Nội trốn trong toa than tàu hỏa để theo các chiến sĩ vào Nam đánh giặc và đã hy sinh anh
dũng ở mảnh đất miền Trung với chiếc bát sắt đeo bên mình. Không biết tên em, đồng đội
gọi em: “Chiến sĩ bát sắt”. Noi gương em, thiếu niên Hà Nội đã lập đội tình báo chiến đấu
trong lòng địch với tên gọi Đội bát sắt.
Những “Ngày Nam Bộ”, “Phòng Nam Bộ”, “Vũ khí cho Nam Bộ” thật rầm rộ, sôi
nổi trong cả nước.
Cùng với Nam Bộ, tiếng súng kháng chiến ở Nha Trang nổ ra đêm 22 rạng 23-10-
1945. Đêm ấy, Đại đội trưởng Võ Văn Ký quê ở Ninh Hòa đã hy sinh anh dũng khi chỉ huy
đơn vị tấn công nhà ga với lựu đạn và súng trường. Ngày nay, con đường trước ga Nha
Trang, nơi anh ngã xuống đêm 23-10-1945 được mang tên anh, đường Võ Văn Ký.
Chỉ trong khoảng 100 ngày đêm kháng chiến, quân dân Sài Gòn đã phá hủy 139 cơ
sở phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp, đốt phá 22 kho, 17 đầu máy xe lửa... và
quân dân toàn Nam Bộ đã tiêu diệt 5.000 lính Pháp. Nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm,
hy sinh oanh liệt của đoàn viên thanh niên như đội cảm tử gồm 5 thanh niên Cần Thơ do
anh Lê Bình chỉ huy, bất ngờ tập kích vào đồn Cái Răng diệt gọn một đại đội địch. Lê Bình
hy sinh. Lúc này anh mới 22 tuổi. Trả thù cho anh, đội du kích mang tên anh đã phục kích

đánh địch ở ngã tư Cái Sơn làm hỏng 1 tàu, diệt 2 tên Pháp và 1 tên Việt gian... Liệt sĩ Lê
Bình được Nhà nước ta truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tại
mặt trận Bình Thủy, các anh Trần Văn Quế, Nguyễn Văn Hạnh, chiến đấu đến viên đạn
cuối cùng. Anh Võ Văn Thơm chỉ huy đội cảm tử ở Gò Công đã cùng đồng đội chiến đấu
quyết liệt khi giặc tràn đến. Anh đã hy sinh anh dũng. Chính quyền cách mạng lấy tên anh
đặt cho ấp chợ Tân Hòa. Đó là ấp Hòa Thơm, nơi anh đã hy sinh vì đất nước.
Cuộc kháng chiến của quân dân Nam Bộ đã giam chân thực dân Pháp, tạo điều kiện
để ta củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới, chuẩn bị cho cuộc kháng
chiến toàn quốc.
Tháng 2-1946, thay mặt Chính phủ và đồng bào cả nước Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng
Nam Bộ danh hiệu vẻ vang: “Thành đồng Tổ quốc”.
*
* *
Sau Cách mạng Tháng Tám, Đoàn Thanh niên Cứu quốc được xây dựng, củng cố
từng bước về tư tưởng và tổ chức để chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường
kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược.
Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng, các cấp ủy Đảng từ Xứ ủy

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×