Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ THI HỌC KÌ II KHỐI 10.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.29 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THPT ĐỊNH THÀNH
TỔ XÃ HỘI CẤP III ĐỀ THI HỌC KÌ II.(2008 – 2009)
MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN
KHỐI: 10
THỜI GIAN : 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ:
Câu 1 (2đ) . Theo em thế nào là lòng yêu nước ? Lòng yêu nước bắt nguồn
từ đâu ?
Câu 2(1,5đ). Em hãy khoanh tròn trước ý kiến em tán thành.
a. Hợp tác là cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng, chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ
trợ nhau trong công việc vì mục đích cá nhân.
b. Biết hợp tác với nhau cùng nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc chung.
c. Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đở của họ.
d. Chỉ có những người có năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác.
đ. Hợp tác trong công việc giúp mỗi người học hỏi được nhiều điều hay từ những
người khác.
e. Việc của ai người nấy biết.
Câu 3(1,5đ). Thế nào là hợp tác ? Biểu hiện của hợp tác là gì ? Nguyên tắc
của hợp tác ?
Câu 4(1,5đ) Xử lí tình huống sau :
Anh trai Hùng có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Hùng không muốn con đi bộ đội nên
bàn nhau tìm cách xin cho anh ở lại.
Theo em Hùng nên nói như thế nào để Bố mẹ Hùng hiểu ?
Câu 5(3,5đ). Thế nào là nhân nghĩa ? Ý nghĩa của nhân nghĩa ? Biểu hiện
của nhân nghĩa là gì? Là học sinh chúng ta cần phải làm gì để phát huy truyền
thống nhân nghĩa ?
------HẾT------
TRƯỜNG THPT ĐỊNH THÀNH ĐỀ THI HỌC KÌ II.(2008 – 2009)
TỔ XÃ HỘI CẤP III MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN
KHỐI: 10
THỜI GIAN : 45 phút (Không kể thời gian giao đề)


ĐỀ :
Câu 1.(2,5đ) Theo em thế nào là lương tâm ? Lương tâm có những trạng thái
nào ? Làm thế nào để trở thành người có lương tâm ?
Câu 2.(2,5đ) Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể hiện như thế
nào?
Câu 3.(1,5đ) Xử lí tình huống sau:
Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí cho đi học để sau này trở về phục vụ
quê hương . Nhưng sau khi học xong, Thanh đã tìm mọi cách để được ở lại thành
phố.
Em có lời khuyên gì đối với Thanh ?
Câu 4(1,5đ) . Em hãy khoanh tròn trước ý kiến em tán thành.
a.Hai trạng thái lương tâm đều có biểu hiện giống nhau.
b.Chỉ có trạng thái thanh thản mới có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân.
c.Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối
quan hệ với người khác và xã hội là lương tâm.
d.Trạng thái thanh thản giúp con người tự tin hơn vào bản thân.
đ.Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp phát huy tính tích cực.
e.Cá nhân làm điều ác không biết ăn năn, hối hận, sửa đổi, không cắn rứt thì là kẻ
vô lương tâm.
Câu 5(2,5). Thanh niên, học sinh chúng ta có trách nhiệm như thế nào trong
việc bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
------HẾT------

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×