Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Kế hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh nhà máy bia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 29 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN BIA TÂY ĐÔ

KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CỦA

NHÀ MÁY BIA TÂY ĐÔ

Tháng 4 năm 2018


CÔNG TY CỔ PHẦN BIA TÂY ĐÔ

KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CỦA

NHÀ MÁY BIA TÂY ĐÔ

Đại diện

Đại diện đơn vị tư vấn

CÔNG TY CỔ PHẦN BIA TÂY ĐÔ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ
CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Lê Hồng Xanh

Trương Hồng Phì

Tháng 4 năm 2018




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cần Thơ, ngày 04 tháng 4 năm 2018
Kính gửi:

Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Cần Thơ
Ban quản lý Khu công nghiệp Trà Nóc 1, Phường Trà Nóc, Quận Bình

Thủy, Thành phố Cần Thơ.
Chúng tôi gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Cần Thơ, Ban quản lý Khu
công nghiệp Trà Nóc 1, Phường Trà Nóc, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ bản kế
hoạch bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây:
I. Thông tin chung
1.1. Tên dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là dự án):
Nhà máy Bia Tây Đô
1.2. Tên chủ dự án: Công ty Cổ phần Bia Tây Đô
1.3. Địa chỉ liên hệ:
­

Địa chỉ: 181/6, đường 3/2, P.11, Q.10, TP. HCM

­

Điện thoại: 02923. 842308 - 02923.842538 - 02923.842531

­


Fax: 0292.842310

1.4. Người đại diện theo pháp luật: Trương Hồng Phì; Chức vụ: Giám đốc
1.5. Phương tiện liên lạc với chủ dự án:
Số điện thoại: 01656303465;

Email:

1.6. Địa điểm thực hiện dự án:
Vị trí dự án nằm trong khu công nghiệp Trà Nóc 1, quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ nên có các tính chất về điều kiện tự nhiên của thành phố Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ
đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự
1


nhiên 1.401,61 km2 . Địa mạo, địa hình, địa chất của thành phố bao gồm 3 dạng: đê tự
nhiên ven sông Hậu, đồng lũ nữa mở và đồng bằng châu thổ.
Cần Thơ không có rừng tự nhiên và biển. Đất vẫn còn được sử dụng chủ yếu cho
sản xuất nông nghiệp. Thành phố Cần Thơ có 4 quận nội thành và 4 huyện ngoại thành
với 68 phường, xã, thị trấn và 502 ấp, khu vực.
- Tọa độ địa lý:
 Từ 9034’43” đến 10019’25” vĩ Bắc;
 Từ 105019’51” đến 105054’36” kinh Đông.
- Vị trí tiếp giáp: thành phố Cần Thơ giáp 5 tỉnh:
 Phía Bắc giáp An Giang;
 Phía Nam giáp Hậu Giang;
 Phía Tây giáp Kiên Giang;
 Phía Ðông giáp 2 tỉnh Vĩnh Long và Ðồng Tháp.


Hình: Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ

2


Địa mạo, địa hình, địa chất của thành phố bao gồm 3 dạng: đê tự nhiên ven sông
Hậu, đồng lũ nữa mở và đồng bằng châu thổ.
Khí hậu: Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa, ít bão, quanh năm
nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 tới tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28ºC.
Độ ẩm trung bình năm: 82% - 87% (thay đổi theo các năm).
Sông ngòi: Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, có chiều
dài khoảng 16 km, chiều rộng từ 280-350m, đi qua các quận Ô môn, huyện Phong Điền,
quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có
nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu
úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông.
Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn
158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua
thành phố nối thành mạng đường thủy. Các sông rạch lớn khác là rạch Bình Thủy,
Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt, kênh Tham Rôn và nhiều kênh lớn khác tại các huyện
ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền, cho nước ngọt suốt hai
mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.
Đơn vị hành chính của thành phố gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy,
Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị
hành chính cấp xã, phường, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phường).
Ngày 1-1-2004, tỉnh Cần Thơ tách ra thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ.
Kể từ đó, Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng dân số của Cần Thơ năm 2006 là 1.147.067 người, qui ra mật độ 819
người/km2. Trong đó quận Ninh Kiều có số dân đông nhất 212.095 người, mật độ dân

cũng lớn nhất 7.314 người/km2, riêng quận Bình Thủy có số dân khoảng 93.839 người
với mật độ dân 1.322 người/km2.
Theo số liệu của ngành du lịch trong năm 2006, số khách sạn đã tăng lên 302
khách sạn, với khoảng 716.245 lượt khách được phục vụ. Như vậy trong 3 năm gần
đây số du khách đến Cần Thơ luôn tăng làm cho số ngày lưu trú cũng tăng lên.
3


Thành phố Cần Thơ hiện có 4 khu công nghiệp là KCN Trà Nóc 1, KCN Trà Nóc
2, KCN Hưng Phú 1, KCN Hưng Phú 2, khu công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Cái Sơn Hàng Bàng và Trung tâm CN - TTCN Thốt Nốt.
Công ty Cổ phần Bia Tây Đô tọa lạc tại lô 22 Khu công nghệp Trà Nóc 1, phường
Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Dự án xây mới chiếm diện tích 0,66 ha
nằm hoàn toàn trong khu đất này.
1.7. Quy mô dự án
1.7.1. Quy mô, vị trí dựa án
Sản xuất, kinh doanh, mua bán bia, bia lon 330 ml. Công suất dự kiến của nhà
máy Bia: 25 triệu lít/năm.

Hình: Vị trí nhà máy trên bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ
1.7.2. Các hạng mục công trình của dự án
1.7.2.1. Công trình chính
Tổng diện tích đất của Công ty hiện nay là: 3,5779 ha, trong đó diện tích cho dây
chuyền sản xuất bia là 0,66 ha. Các hạng mục công trình chính của công ty được trình
bày trong bảng sau:

4


Bảng: Các hạng mục công trình
Các hạng mục


TT

I

Các hạng mục có sẵn (Cty TNHH Nước giải khát Việt
Nam)

Diện tích (m2)

8.302,94

1

Khu quản lý điều hành (2 tầng)

645

2

Phòng hành chánh, phòng kế toán, phòng tiếp tân

180

3

Phòng KCS

4


Khu vực sản xuất và kho

5

Nhà thông thoáng

6

Khu xử lý nước thải

7

Nhà điều khiển hệ thống xử lý nước thải

50

8

Khu xử lý nước thô

130

9

Khu vực vệ sinh, nhà thay bảo hộ lao động

93

10


Hồ chứa nước

100

11

Tháp nước sinh hoạt và PCCC

30

12

Khu vực bồn chứa dầu

24

13

Khu vực nhà xe

200

14

Trạm biến điện

45

15


Nhà bảo vệ

54

16

Cột cờ

18

17

Hành lan

90,09
6.063,6
25
373,75

181,5

5


Các hạng mục

TT
II

Diện tích (m2)


Các hạng mục cải tạo
Khu động lực và xử lý nước nấu, khu vực lọc, CIP và thu
hồi men

III

1.280

Các hạng mục xây mới

1

Nhà nghiền (3 tầng)

135

2

Silo nguyên liệu

85

3

Nhà nấu (2 tầng)

396

4


Tank lên men

417,8

5

Nhà kho thành phẩm

5.184

6

Nhà ăn

300

Tổng

6.517,8

IV

Đường nội bộ

8.000

V

Khuôn viên cây xanh


1.000

VI

Diện tích đất trống

10.679
Tổng cộng

35.779

1.7.2.2. Các công trình phụ trợ
a.

Hệ thống giao thông

Hệ thống đường giao thông để vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của dự án
là hệ thống đường giao thông nội bộ trong khu Công nghiệp Trà Nóc I, hiện toàn bộ hệ
thống đường này đã được trải nhựa và gia cố bê tông vững chắc do đó cũng hạn chế phần
nào bụi phát sinh từ quá trình di chuyển của các phương tiện giao thông.

6


b.

Hệ thống điện

Nguồn cung cấp điện chủ yếu cho hoạt động của nhà máy từ mạng lưới điện của

Khu Công nghiệp Trà Nóc. Tại khu vực Công ty hiện có trạm biến điện với công suất
1.000 KVA và được bố trí tại vị trí an toàn theo tiêu chuẩn ngành điện. Để dự phòng cho
trường hợp cúp điện Công ty trang bị một máy phát điện dự phòng với công suất 1.000
KVA.
c.

Hệ thống cấp nước

Nhà máy sử dụng nước máy phục vụ cho sinh hoạt và dây chuyền sản xuất bia
trung bình khoảng 620 m3/ngày.đêm. Riêng đối với dây chuyền sản xuất NGK nước
ngầm là nguồn cung cấp cho dây chuyền sản xuất.
d.

Hệ thống thoát nước mưa

Nước mưa được thu gom vào hệ thống cống thoát nước mưa cho qua hố ga và xả
vào hệ thống cống thoát nước chung của khu công nghiệp và tiêu thoát ra sông Hậu. Do
hầu hết diện tích đất của nhà máy đã được gia cố bằng bê tông và có mái che nên đã hạn
chế được rất nhiều quá trình cuốn trôi các vật liệu đất, đá và các chất bẩn khác từ bề mặt
sân, bãi vào nước mưa.
e.

Hệ thống thoát nước thải

Nước thải từ quá trình sản xuất và sinh hoạt của công nhân được thu gom lại theo
một đường ống cho vào bể thu gom nước thải. Sau đó được đưa vào hệ thống xử lý nước
thải. Hiện tại, Công ty đã có một hệ thống xử lý nước thải công suất 1.000 m3/ngày.đêm.
Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải được thể hiện tại Phụ lục II.
f.


Trạm xử lý nước thải

Trạm xử lý nước thải của Công ty được bố trí riêng biệt so với khu vực sản xuất
và nơi đông người để bảo đảm các điều kiện về vệ sinh. Tổng diện tích của trạm xử lý
nước thải khoảng 374 m2, với công suất xử lý 1.000 m3/ngày.đêm, có thể đảm bảo xử lý
hết lượng nước thải từ hoạt động của nhà máy.
g.

Nơi tập trung xử lý chất thải rắn

Chất thải rắn công nghiệp của nhà máy chủ yếu là bã hèm và bã men, lượng chất
thải này sẽ được công ty bán ra ngoài cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc. Ngoài ra
7


còn có các bao bì, giấy vụn, tạp chất lẫn trong nguyên liệu,... các loại rác này cùng với
rác thải sinh hoạt hàng ngày được Công ty Công trình đô thị thu gom, quản lý theo quy
định.
h.

Hệ thống cây xanh

Diện tích cây xanh của công ty khá lớn khoảng 1.000 m2, chiếm 28,57% tổng diện
tích đất, chủ yếu trồng cỏ và cây kiểng. Trong thời gian tới công ty phấn đấu trồng thêm
các loại cây che bóng mát tạo điều kiện vi khí hậu thoáng mát cho khu vực dự án.
i.

Nhu cầu về an toàn vệ sinh và phòng cháy chữa cháy

Số lượng nhân viên được huấn luyện trong mạng lưới an toàn vệ sinh và phòng

cháy chữa cháy là 15 người.
Phương tiện chữa cháy:
- Máy bơm nước: 1 cái 5HP;
- Bình bột 4 kg: 15 bình;
- Bình bột 8 kg: 30 bình;
- Bình bột 35 kg: 02 bình;
- Bình CO2 8kg: 20 bình.
1.7.3. Quy trình công nghệ sản xuất bia
Nguyên liệu chính dùng cho quá trình sản xuất là malt, gạo, nước, men bia,
houblon và một số phụ gia khác.
Malt và gạo từ khâu nguyên liệu được sàng tách tạp chất, cân rồi đưa đến bộ phận
xay nghiền. Quá trình nghiền nguyên liệu nhằm tạo thuận lợi cho việc thủy phân, hòa tan
các chất cần thiết và dễ dàng cho quá trình lọc sau này. Các nguyên liệu sau khi nghiền
thành dạng bột được chuyển qua các quá trình tiếp theo.
Bột gạo được đưa vào nồi nấu gạo, bột malt được đưa vào nồi nấu malt để tiến
hành quá trình dịch hóa, sau đó cháo gạo được bơm qua nồi malt để tiến hành quá trình
đường hóa.
Quá trình đường hóa sẽ thủy phân tinh bột và protein để tạo thành đường, acid
amin và các chất hòa tan khác, đó là những cơ chất chính cho quá trình lên men. Sau đó
8


dung dịch được lọc qua nồi lọc để tách bỏ bã hèm và được "nước nha" sau khi lọc, dung
dịch lọc được đưa vào nồi đun sôi và cho houblon vào để thực hiện quá trình houblon hóa
tạo hương vị cho bia và tách các protein khả kết ra khỏi nước nha…
Dung dịch sau khi houblon hóa sẽ được đưa nhanh qua thiết bị lắng xoáy để lắng
và tách cặn nóng. Sau đó chuyển nhanh qua thiết bị lạnh hạ nhiệt độ xuống 7 - 8oC. Dịch
nha lạnh được đưa vào tank lên men để lên men, nấm men được nuôi cấy và nhân giống
từ phòng thí nghiệm sang phòng lên men và được đưa sang các tank lên men theo tỉ lệ
phù hợp. Quá trình lên men chính và phụ diễn ra trong cùng 1 tank, thời gian lên men tùy

thuộc vào qui trình công nghệ áp dụng. Sau khi kết thúc lên men phụ, tiến hành lọc trong
bia và đưa vào các bồn chứa. Từ các bồn này bia được đưa đến dây chuyền chiết lon.
Quá trình lên men được chia thành hai giai đoạn chính và phụ như sau:
Giai đoạn đầu của quá trình lên men được gọi là giai đoạn lên men chính. Trong
giai đoạn này có sự tiêu hao cơ chất diễn ra mạnh mẽ, một lượng lớn đường được chuyển
hóa thành cồn và CO2, sản phẩm của quá trình lên men chính là bia non đục, có mùi vị
đặc trưng nhưng chưa thích hợp cho việc sử dụng như một thứ nước giải khát. Nhiệt độ
trong quá trình lên men chính được duy trì trong khoảng từ 9 - 10oC.

9


MALT

Bụi

NƯỚC

GẠO

SÀNG TẠP CHẤT

SÀNG TẠP CHẤT

CÂN

CÂN

Bụi


Nước thải
Bụi
Ồn

XAY NGHIỀN

Bả hèm

XAY NGHIỀN

Khí thải

PHỤ GIA

Bụi
Ồn

NẤU GẠO

NẤU MALT

LỌC HÈM

Nước thải
Bả hèm

ĐUN SÔI

Nhiệt thừa


KHO THÀNH
PHẨM

PHỤ GIA

SẢN PHẨM

HOUBLON
LẮNG CẶN

MEN + OXY

HẠ NHIỆT

LÊN MEN

MEN

Nước thải
Cặn

XỬ LÝ CO2

CO2

DÁN NHÃN VÀ
IN DATE

HẤP THANH
TRÙNG


CHIẾT RÓT

Nước thải
Lon hư

BBT
Khí CO2
Cặn men

THU HỒI MEN
LỌC

Nước thải
Cặn

Chất thải phát sinh

Hình: Sơ đồ công nghệ sản xuất bia

10


Sau giai đoạn lên men chính sẽ là quá trình lên men phụ và ủ bia. Quá trình lên
men này diễn ra chậm, tiêu hao một lượng đường không đáng kể. Bia được lắng trong,
hàm lượng các sản phẩm phụ ảnh hưởng xấu đến chất lượng của bia, hương vị bia tăng
lên. Nhiệt độ trong giai đoạn lên men phụ là 2 - 3oC.
Thời gian của quá trình lên men chính khoảng 7 ngày, còn thời gian lên men phụ
kéo dài từ 7 - 14 ngày. Tổng thời gian của quá trình lên men là khoảng từ 14 – 21 ngày.
Sản phẩm của quá trình lên men phụ là một loại nước giải khát có độ cồn nhẹ, có CO2, có

hương vị đặc trưng, vị ngọt nhẹ và đắng dịu, đó là sản phẩm của quá trình sinh hóa phức
tạp diễn ra ở điều kiện nhiệt độ thấp trong thời gian dài và trải qua các khâu xử lý cuối
cùng để trở thành bia thành phẩm là khâu lọc, nhiệt độ lọc từ 0 - 1oC. Quá trình này giúp
nạp lại lượng CO2 bị tổn thất. Sau đó chiết bia vào bao bì và bia được làm tăng thời gian
sử dụng nhờ biện pháp thanh trùng.
1.7.4. Trang thiết bị, máy móc
Bảng: Danh mục thiết bị máy móc
TT

Tên thiết bị

Công suất

Số lượng

Nguồn gốc

I. Hệ thống thiết bị xử lý nguyên liệu
1

Xylo chứa malt

106m3

2

Hàn Quốc

2


Xylo chứa gạo

44m3

1

Hàn quốc

3

Máy tách đá-sạn-gạo (malt)

3 tấn/h

2

Đức

4

Máy nghiền gạo

1 tấn/h

1

Việt Nam

5


Máy nghiền Malt thô

2,5 tấn/h

1

Đức

6

Hệ thống nhập xuất malt

1

Việt Nam

7

Hệ thống hút bụi

1

Việt Nam

1

Việt Nam

II. Hệ thống nhà nấu
1


Nồi hồ hóa.

9 m3

11


Tên thiết bị

TT

Công suất

Số lượng

Nguồn gốc

21,7 m3

1

Việt Nam

2

Nồi đường hóa

3


Nồi lọc bã

27 m3

1

Việt Nam

4

Nồi trung gian

26 m3

1

Việt Nam

5

Nồi Houblon hóa

29 m3

1

Việt Nam

6


Nồi lắng xoáy

27 m3

1

Việt Nam

7

Tank chứa bã malt

14 m3

1

Việt Nam

8

9

Thiết bị trao đổi nhiệt tấm bản
làm lạnh nhanh dịch đường
Thiết bị làm lạnh nước bằng
Glycol kiểu tấm bản

3

23 m /h


3

Đức
1

Đức

14 m /h

1

10

Tank nước nóng

50 m3

1

Việt Nam

11

Tank nước lạnh

50 m3

1


Việt Nam

12

Hệ thống CIP nấu

1

Việt Nam

III. Hệ thống men - Lên men - Lọc - Chứa bia thành phẩm
1

Tank lên men

100 m3

22

Việt Nam

2

Tank thu hồi men

5,2 m3

2

Việt Nam


3

Tank men thải

10 m3

1

Việt Nam

4

Tank chứa bia thành phẩm

75 m3

3

Việt Nam

5

Hệ thống CIP của nhà men

1

Việt Nam

6


Hệ thống CIP lọc và chiết

1

Việt Nam

12


Tên thiết bị

TT
7

Công suất

Hệ thống lọc

Số lượng

Nguồn gốc

1

Việt Nam

1

Việt Nam


Hệ thống điện điều khiển khu lên
8

men - Tank thành phẩm - Tank
bảo quản men - Hệ thống CIP
tank - CIP chiết - CIP lọc

IV

Dây chuyền chiết lon

18.000lon/h

1

V

Hệ thống thu hồi CO2

150 Kg/h

1

VI

Hệ thống lạnh

410,3KW


2

VII

Hệ thống lò hơi

Đức-Việt Nam
Đức - Nhật
Ý - Việt Nam

1

Việt Nam
Việt Nam

1

Lò hơi

6 tấn/h

1

2

Bộ xử lý nước mềm

8m3/h

1


500m3/h

1

Bỉ - Việt Nam

1

Việt Nam

1

G7

VIII

IX

Hệ thống máy nén khí
Hệ thống cấp nước sinh hoạt và
nước nấu

X

Máy phát điện

XI

Thiết bị phòng thí nghiệm.


1.000KVA

1.8. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng
1.8.1. Nhu cầu về nguyên liệu
Phần lớn nguyên liệu, hương liệu dùng cho sản xuất của nhà máy đều được nhập
khẩu, các nguyên liệu còn lại như: đường, gạo, hóa chất mua tại Việt Nam.

13


Bảng: Các nguồn nguyên liệu đầu vào cho dây chuyền sản xuất bia
Loại nguyên liệu

TT

Số lượng (tấn/năm)

1

Malt

3.475

2

Gạo

1.312


3

Houblon

10

1.8.2. Nhu cầu về năng lượng điện
Nguồn điện sử dụng chính lấy từ nguồn điện 3 pha được cung cấp từ mạng lưới
điện quốc gia thông qua mạng lưới điện tại khu vực. Công suất điện tiêu thụ điện:
-

Điện cho quy trình sản xuất bia: 9 KW/hl bia;

-

Điện máy lạnh: 800 KW/tháng;

-

Điên cho chiếu sáng, công cộng khoảng: 231 KW/ngày.

1.8.3. Nhu cầu về sử dụng nước
Nguồn nước sử dụng cho hoạt động sinh hoạt và dây chuyền sản xuất bia của nhà
máy được cung cấp từ nước máy của thành phố với tổng lượng nước sử dụng trung bình
vào khoảng 620 m3/ngày, bao gồm:
­

Nước dùng cho sinh hoạt khoảng 20 m3/ngày;

­


Nước phục vụ cho nhu cầu sản suất bia khoảng 600 m3/ngày.

1.8.4. Nhu cầu về nhiên liệu
Nguồn nhiên liệu phục vụ cho hoạt động của nhà máy chủ yếu là dầu DO dùng
cho máy phát điện và xe nâng, dầu FO sử dụng cho quá trình vận hành lò hơi và một
lượng ít nhớt. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của nhà máy:
­

Dầu DO: 600 lít/tháng;

­

Dầu FO: 4.800 lít/tháng;

­

Nhớt total: 20 lít/tháng.

14


Lượng dầu DO và FO được cung cấp bởi hãng BP (British Petroleum). Dầu FO và
DO được lưu trữ trong bồn chứa 15 m3 và 25 m3 được làm bằng vật liệu CT3.
1.8.5. Nhu cầu về sử dụng hóa chất
Hóa chất phục vụ cho nhu cầu sản xuất của nhà máy chủ yếu là xút và Chlorine,
lượng xút sử dụng khoảng 1 tấn/tháng và Chlorine dùng trong xử lý nước trung bình
chiếm khoảng 7,5 kg/ngày.
II. Các tác động xấu đến môi trường
2.1. Tác động xấu đến môi trường do chất thải

2.1.1. Khí thải
Hơi phát sinh từ quá trình nấu, hơi khí nén bì rò rỉ, bụi từ quá trình chuẩn bị
nguyên liệu ...
Nguồn bụi phát sinh chủ yếu trong nhà máy bao gồm trong quá trình chuẩn bị
nguyên liệu, quá trình tiếp liệu, quá trình xay malt, quá trình nghiền gạo… Tuy nhiên tải
lượng bụi ở đây rất khó ước tính phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như loại nguyên liệu, độ
ẩm của nguyên liệu, tình trạng /tính năng của thiết bị máy móc…
2.1.2. Nước thải
Bia chứa chủ yếu là nước (>90%), còn lại là cồn (3 – 6%), CO2 và các hóa chất
hòa tan khác. Vì vậy sản xuất bia là một trong những ngành công nghiệp đòi hỏi tiêu tốn
rất nhiều nước do đó sẽ thải ra môi trường một lượng rất lớn nước thải. Nước thải của
nhà máy bia thường gồm những loại sau:


Nước làm nguội, nước ngưng tụ. Loại nước này không thuộc loại nước gây

ô nhiễm nên có thể xử lý sơ bộ và tái sử dụng lại.


Nước vệ sinh thiết bị như rửa thùng nấu, rửa bể chứa, rửa sàn nhà sản xuất.

Loại nước này chứa nhiều chất hữu cơ, cần phải được tiến hành xử lý để làm sạch
môi trường và tái sử dụng lại.


Nước vệ sinh và các thiết bị lên men, thùng chứa đường ống, sàn nhà lên

men. Loại nước thải này chứa nhiều xác nấm men, xác nấm men rất dễ tự phân
hủy, gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Loại nước này cần có biện pháp xử
lý đặc biệt giảm nguy cơ ô nhiễm.

15




Nước rửa chai đựng bia. Loại nước thải này cũng gây ô nhiễm nghiêm

trọng, nước này không chỉ chứa các chất hữu cơ mà còn chứa rất nhiều các hợp
chất màu từ mực in nhãn, kim loại ( đặc biệt là Zn và Cu).
Bảng: Tính chất đặc trưng của nước thải ngành sản xuất Bia
Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

COD

mg/l

600 ÷ 2400

BOD

mg/l

310 ÷1400

Tổng chất rắn lơ lửng


mg/l

70 ÷ 600

Tổng số Phơtpho

mg/l

50

Tổng số Nito

mg/l

90

Nhiệt độ

0

C

35 ÷ 55

(Nguồn: PGS.TS Lương Đức Phẩm, Công nghệ xử lý nước thải, NXB Giáo dục)
2.1.3. Chất thải rắn
Chất thải được phát sinh chủ yếu từ công đoạn : lọc dịch đường, tách bã, lên men
chính – phụ , bao gồm bã thải lúa mạch – gạo, xỉ lò nấu, bã men bia, ngoài ra còn có chất
thải rắn sinh hoạt từ văn phòng và bếp ăn.
2.1.4. Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại chủ yếu là: bóng đèn huỳnh quang thải, pin, ac quy chì thải, giẻ
lau và bao tay dính dầu nhớt, hóa chất thải, can thùng, bao bì đựng dầu nhớt, hóa chất,
cồn thải, dầu nhớt thải, hỗn hợp methanol, thủy ngân thải. Thực hiện theo Thông tư số
12/2006/TT-BTNMT và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT.

16


2.1.5. Chất thải khác
2.1.5.1. Tác nhân nhiệt
Nhiệt tỏa từ lị nấu, lị hơi (nguồn nhiệt rất nặng) và từ hệ thống làm lạnh (nguồn
nhiệt lạnh) và tiếng ồn do thiết bị sản xuất (máy bơm, máy lạnh, băng chuyền,…) ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cơng nhân và mơi trường xung quanh
2.1.5.2. Tiếng ồn, độ rung
Chủ yếu được phát sinh từ quá trình hoạt động của các máy móc thiết bị như máy
nghiền, máy đóng chai, thiết bị làm lạnh, băng chuyền...
2.2. Tác động xấu đến môi trường không do chất thải
`

Hoạt động san lấp mặt bằng trong giai đoạn xây dựng dự án làm ảnh hưởng đến

đất mặt, phá vỡ cấu trúc đất, thảm thực vật từ đó ảnh hưởng đến môi trường sống của các
loài động vật. Ngoài ra, chặt cây cối có khả năng làm xói mòn, xói lở, trôi trượt đất ảnh
hưởng đến hệ sinh thái dưới nước.
III. Kế hoạch bảo vệ môi trường
3.1 Giảm thiểu tác động xấu do chất thải
3.1.1 Khí thải
3.1.1.1. Bụi
Đối với khu vực xử lý và nghiền nguyên liệu: thiết kế, lắp đặt các thiết bị hút bụi
làm việc có công suất cao, sau đó bụi nghiền sẽ được thu hồi đem trở lại sản xuất. Phần

bụi thu hồi từ các thiết bị sàn, xử lý tạp chất nguyên liệu có số lượng rất ít, sẽ được thu
gom cùng với rác thải.
Các thiết bị xử lý bụi sẽ được bố trí đồng bộ với hệ thống nghiền malt và gạo gồm
có 2 cyclon và 6 thiết bị lọc túi vải. Tại mỗi khâu nghiền nguyên liệu khí thải sẽ được
quạt hút hút vào cyclon, ở đây xảy ra quá trình lắng bụi dựa trên sự sử dụng lực ly tâm.
Khí thoát ra từ cyclon lại được quạt hút đẩy vào hệ thống 3 túi vải để tiếp tục cấp lọc thứ
hai trước khi thải ra môi trường.

17


3.1.1.2. Khí thải nồi hơi
Biện pháp xử lý được áp dụng dùng chất hấp thụ, trong đó hoá chất hấp thụ là sữa
vôi. Khí SO2 và bụi được thu hồi trong tháp rửa bằng sữa vôi, sữa vôi tác dụng với SO2
theo phản ứng sau:
SO2 + Ca(OH)2 = CaSO3 ↓ + H2O
2CaSO3 + O2 = 2CaSO4 ↓
Hiệu quả hấp thụ SO2 bằng sửa vôi đạt 98%.
3.1.1.3. Khí thải của quá trình lên men
Khí CO2 là một trong những khí chủ yếu sinh ra trong quá trình lên men và được
thu hồi trong giai đoạn cuối của quá trình lên men. Khí CO2 được dẫn về bồn nén làm
sạch và khử trùng sau đó hóa lỏng và nạp vào bình để phục vụ cho các mục đích khác
nhau.
Quá trình thu khí CO2 tại bồn lên men được tiến hành sau 12 - 14 giờ sau khi nhập
đủ nguyên liệu cho quá trình lên men. Hệ thống thiết bị máy thu hồi CO2 dự kiến lắp đặt
có công suất 100kg/h.
3.1.1.4. Khí thải máy phát điện
Khí thải máy phát điện chứa nhiều các chất ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, máy
phát điện của công ty chỉ hoạt động khi lưới điện của khu công nghiệp gặp sự cố. Do đó,
đây là nguồn ô nhiễm phân tán và không liên tục vì thế biện pháp thích hợp là xây ống

khói lên cao trên 10m để hạn chế các tác động cục bộ và thực hiện các biện pháp che
chắn xung quanh khu vực đặt máy phát điện như xây dựng tường bê tông xung quanh để
giảm tiếng ồn.
3.1.1.5. Khí thải xe nâng
Để giảm thiểu ô nhiễm gây ra do khí thải xe nâng, công ty sẽ áp dụng các biện
pháp sau:
­

Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ; bảo trì, bảo dưỡng thường
xuyên;

­

Không chuyên chở quá tải trọng quy định.
18


3.1.2. Nước thải
3.1.2.1. Nước thải sản xuất
Theo công suất thiết kế thì tổng lượng nước thải sản xuất của công ty hiện tại là
689 m3/ngày, nhưng công suất xử lý của hệ thống được công ty xây dựng lên đến 1.000
m3/ngày nên có thể bảo đảm cho trường hợp lưu lượng nước có tăng đột biến.

19


NƯỚC THẢI SẢN XUẤT

Nước thải tách
ra từ bể bùn


BỂ THU GOM CÓ SONG
CHẮN RÁC

BẾ TÁCH DẦU

Cấp acid để điều chỉnh pH

BỂ BỂ ĐIỀU HOÀ
BỂ GOM
BÙN

20-30% SS,
20-25% BOD
BẾ UASB
BỂ BÙN

80-90% COD, BOD

BẾ HIẾU KHÍ
(Aeroten)
85-95% BOD5

XỬ LÝ
BÙN

40% N, 60-90% Coliform

Hệ thống điều
chế NaClO2


BỂ LẮNG
60% SS
30% BOD
BỂ KHỬ TRÙNG

-

OCl

Hệ thống cung
cấp NaClO2

99% Coliform, 100% vi
trùng gây bệnh,
5% COD, 5% BOD
ĐẠT TCVN 5945:2005
CỘT A, KÈM QĐ 22/2002

Thay đổi hoặc
bổ sung
GĐ xử lý
Hiệu quả xử lý

Hình: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải
20


3.1.2.2. Nước thải sinh hoạt
Phương pháp xử lý có hiệu suất xử lý tương đối cao và mang tính hiệu quả kinh tế

là xử lý bằng bể tự hoại.
Bể tự hoại có chức năng lắng nước thải và lên men cặn lắng, có cấu tạo tương đối
đơn giản, dễ vận hành và quản lý. Bể tự hoại thường xây dựng có dạng hình chữ nhật
bằng gạch, bêtông cốt thép hoặc chế tạo bằng vật liệu composite. Cấu tạo bể tự hoại tối
thiểu thường gồm 2 ngăn. Ngăn thứ nhất thường chiếm thể tích lớn hơn ngăn thứ hai từ
50 - 75% thể tích toàn bể do phần lớn cặn lắng tập trung trong ngăn thứ nhất.
Ước tính bể tự hoại cho tổng số người tại nhà máy là 128 người với tiêu chuẩn thải
150 lít/người/ngày.đêm.
Vai trò của bể tự hoại là lắng các chất rắn, phân hủy yếm khí các chất hữu cơ và
chứa cặn. Bể tự hoại có khả năng chịu tải trọng thay đổi và không đòi hỏi bảo trì đặc biệt.
Hiệu suất xử lý của bể tự hoại khoảng 60% - 70% so với đầu vào. Nước thải sinh hoạt
sau khi xử lý bằng bể tự hoại sẽ được đưa và hệ thống xử lý nước thải sản xuất của nhà
máy.
3.1.3. Chất thải rắn
3.1.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Đối với rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý như sau: trong phân xưởng và
từng hạn mục công trình đều có trang bị thùng đựng rác có nắp đậy, sau đó được vận
chuyển đến khu chứa rác tập trung của thành phố để xử lý không làm ảnh hưởng đến vệ
sinh chung.
3.1.3.2. Chất thải rắn sản xuất
Chất thải rắn từ quá trình sản xuất: bã hèm, men thải, nhãn, bao bì carton.
-

Đối với bã hèm, men: thu hồi bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc;

-

Bao bì carton bán cho cơ sở tái chế.
3.1.3.3. Chất thải rắn độc hại


Chất thải rắn độc hại của nhà máy với khối lượng không lớn (khoảng 4 kg/ngày),
dầu mỡ thải và các giẻ lau dầu, nhớt rơi vải trong quá trình sản xuất cũng sẽ được thu
21


gom vào các thùng chứa để quản lý và xử lý theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quản lý và xử lý chất thải nguy hại hoặc giao cho các Đơn vị được cấp phép
hành nghề về quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn.
3.2. Giảm thiểu các tác động xấu khác
3.2.1.Biện pháp khống chế sự cố từ hệ thống làm lạnh
Để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong nhà máy cần lưu ý các vấn đề sau:
­

Kiểm soát chặt chẽ hệ thống làm lạnh, các bồn chứa theo đúng qui định an
toàn;

­

Thiết kế hệ thống thông gió sự cố, hệ thống hoạt động theo nguyên tắc cảm
biến mùi. Khi có sự cố xảy ra, hệ thống tự động hoạt động bằng cách hút
không khí trong phòng đặt hệ thống lạnh phát tán ra ngoài vùng khác hoặc đưa
vào thiết bị thu gom xử lý;

­

Lắp đặt thiết bị phát hiện sự rò rỉ khí như: hệ thống cảnh báo rò rỉ NH3;

­

Các khu vực trong nhà máy đều trang bị các phương tiện phòng cháy chữa

cháy như hệ thống báo cháy, bình CO2 nội quy phòng chống cháy;

Khi xảy ra sự cố rò rỉ và cháy nổ cần thực hiện các biện pháp sau:
­

Ngưng hoạt động hệ thống, đóng các vale đường ống, bồn chứa hồi lưu;

­

Di chuyển công nhân ra khỏi khu vực để khắc phục sửa chữa sự cố;

­

Các nhân viên sửa chữa khắc phục sự cố sẽ được trang bị đầy đủ các phương
tiện bảo hộ lao động cần thiết;

­

Kiểm tra độ an toàn và các thông số kỹ thuật của hệ thống trước khi hệ thống
hoạt động trở lại.

3.2.2. Tiếng ồn, ô nhiễm nhiệt và độ rung
Các thiết bị gây ồn chủ yếu như máy nghiền, máy nén, dây chuyền chiết lon đều
nhập khẩu từ các nước tiên tiến, trình độ cơ khí chính xác cao, các chỉ tiêu về độ ồn độ
rung đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy vậy, cần đảm bảo chất lượng lắp đặt để đạt
độ chính xác cao, nhầm tránh các tác động tiêu cực. Các thiết bị được bố trí với một
khoảng cách hợp lý giúp công nhân an toàn thuận tiện và thoải mái trong thao tác.
22



­

Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị;

­

Không sử dụng các thiết bị và dụng cụ sản xuất cũ có tiếng ồn lớn, mà nên sử
dụng các thiết bị và dụng cụ mới, hiện đại có tiếng ồn thấp.

Để giảm ô nhiễm nhiệt Công ty đặc biệt quan tâm đảm bảo môi trường lao động
hợp vệ sinh cho công nhân.
­

Nơi đặt các thiết bị phát sinh nguồn nhiệt sẽ được thiết kế thông thoáng, nhà
xưởng sản xuất của Công ty được thiết kế đủ độ cao, tạo điều kiện thông gió
theo yêu cầu vệ sinh công nghiệp;

­

Tại khu vực có nhiệt độ cao công ty trang bị hệ thống quạt thông gió để lưu
thông không khí làm giảm nhiệt độ môi trường làm việc;

­

Trồng cây xanh, cây cảnh bao quanh nhà xưởng, văn phòng, nhà nghỉ, nhà ăn,
đường nội bộ để tạo bóng mát, đồng thời cải thiện điều kiện vi khí hậu trong
khu vực. Bên cạnh đó, cây xanh còn có khả năng hấp thu khói, bụi, nhiều khí
độc khác và có khả năng che chắn ồn đáng kể.

3.2.3. Nước mưa chảy tràn

Nước mưa được thu gom vào hệ thống thoát nước mưa riêng biệt. Hệ thống cống
thoát nước mưa được thiết kế hợp lý và hiệu quả. Dọc theo cống có các hố ga dùng để
lắng cặn, tại điểm xả cuối cùng đặt các song chắn rác để tách rác có kích thước lớn trước
khi chảy ra môi trường. Nước mưa sau đó được đưa vào hệ thống thoát nước mưa chung
của khu công nghiệp Trà Nóc.
Riêng đối với khu vực chứa nguyên - nhiên liệu,… cần thiết phải làm nền cao bằng xi
măng và có mái che để tránh lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực này.
3.3. Kế hoạch giám sát môi trường
3.3.1. Các công trình xử lý môi trường
TT

Nguồn ô nhiễm

Công trình xử lý

1

Nước thải sinh hoạt

2

Nước thải sản xuất và nước thải sau xử - Hệ thống xử lý bằng phương pháp

- Bể tự hoại.

23


×