Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

đề xuất kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Mộc Hóa phát triển lên đô thị loại IV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.26 KB, 89 trang )

Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Thùy Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mọi sự vật đều tồn tại và phát triển theo không gian và thời gian trong thể
thống nhất của sự vật đó. Môi trường sống của con người và sinh vật cũng tồn tại
và phát triển không nằm ngoài quy luật đó. Dân số đô thò trên toàn thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng đã và đang tăng nhanh chóng. Xu thế đô thò hóa
hiện nay đã dẫn đến sự hình thành các siêu đô thò (quy mô dân số trên 4 triệu
người). Đến nay, trên thế giới có 20 siêu thò với quy mô dân số trên 10 triệu
người, trong đó châu Á có 11, châu Mỹ có 7, và châu Phi có 2. Sự hình thành các
siêu đô thò tại nhiều nước trên thế giới gây ra những vấn đề khó khăn và phức
tạp đối với chất lượng môi trường sống: ô nhiễm do công nghiệp, do giao thông
vận tải, tiêu tốn nguyên – nhiên liệu, năng lượng, xử lý rác thải, các vấn đề xã
hội… Vấn đề môi trường càng trở nên phức tạp do sự hình thành các nhóm dân
cư nghèo phải sống trong những khu vực “ổ chuột”, thiếu thốn điều kiện vệ sinh,
tiện nghi, dòch vụ, các vấn đề văn hóa – xã hội…
Hiện tại, Việt Nam có khoảng 500 thành phố, thò trấn trong đó Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh đang là 2 trung tâm tập trung dân cư lớn nhất nước. Nếu
không có biện pháp kiểm soát đô thò đúng mức thì chắc chắn cả Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành siêu đô thò với những vấn đề môi trường rất
phức tạp. Do đó, việc kết hợp các chính sách phát triển kinh tế – xã hội và quy
hoạch các khu, các cụm, các tỉnh thành trong nước nhằm tránh việc hình thành
các siêu đô thò là việc làm có ý nghóa quan trọng, xét trên cả khía cạnh kinh tế
lẫn xã hội và môi trường.
Hòa vào xu hướng đô thò hóa tại nhiều nơi trên cả nước, Long An cũng từng
bước chuyển mình nhằm thu hút việc đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội nhằm
cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người dân cũng như đáp ứng nhu cầu
phát triển chung trên nhiều mặt của xã hội. Long An được chia làm 1 thò xã, và
13 huyện. Theo dự kiến, tốc độ đô thò hóa của tỉnh đến năm 2010 là 62%, các
1
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Thùy Trang
vùng ven quốc lộ 1A gồm đòa bàn các huyện Thủ Thừa, Bến Lức, Tân Trụ,


Châu Thành và thò xã Tân An sẽ có mức độ đô thò hóa từ 38 – 45% với 2 trung
tâm lớn là thò xã Tân An (đô thò loại III nhưng có triển vọng lên đô thò loại II) và
thò trấn Bến Lức (hiện đang là đô thò loại V sẽ nâng lên đô thò loại IV). Vùng
Cần Đước, Cần Giuộc, dự báo mức đô thò hoá của vùng sẽ xấp xỉ 30 – 35%.
Vùng phía Bắc Bến Lức, phía Bắc Thủ Thừa và vùng Đức Hoà, Đức Huệ, dự
báo mức đô thò hoá có thể đến 35 – 40%. Vùng Đồng Tháp Mười gồm các
huyện còn lại của Long An gồm Vónh Hưng, Tân Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hoá,
Mộc Hóa cũng được xem là trung tâm của sự đô thò hoá (25 – 30%). Nhìn chung,
đô thò hóa được xem là nhu cầu tất yếu của sự phát triển xã hội, để hoà nhòp với
xu hướng phát triển đó, Mộc Hóa cũng đang dần thay đổi và phát triển từng
bước về mọi mặt để trở thành một đô thò phát triển hơn.
Bên cạnh nhu cầu đô thò hóa tại Mộc Hóa, thò xã Tân An, và các huyện khác
trong toàn tỉnh thì cần phải chú ý đến hiện trạng môi trường tại đây. Theo báo
cáo của Phòng Quản lý Môi trường thuộc Sở Tài nguyên Môi trường Long An
cho thấy tình hình nước ngầm bò khai thác quá mức, công trình xử lý nước thải
tại các nhà máy chưa tốt cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước
không khí, tình hình sử dụng đất hiện nay do nhu cầu xã hội càng phát triển,
không có sự quản lý chặt chẽ của đòa phương nên việc khai thác bừa bãi gây ô
nhiễm nghiêm trọng….
Vấn đề đặt ra là: “Phát triển kinh tế và quản lý môi trường bền vững là
những yếu tố bổ sung cho nhau. Không có bảo vệ môi trường thích hợp, phát
triển sẽ kém bền vững, các cam kết môi trường sẽ bò thất bại”. Khi đô thò càng
phát triển thì vấn đề môi trường trong hiện tại và tương lai có được quan tâm
đúng mức không? Các giải pháp, kế hoạch bảo vệ môi trường sẽ như thế nào?
Vấn đề bảo vệ môi trường và việc phát triển kinh tế – xã hội sẽ được tiến hành
chặt chẽ song song?
2
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Thùy Trang
Đứng trước tốc độ đô thò hóa tại các tỉnh, các thò trấn nói chung và Mộc Hóa
nói riêng, cần lồng ghép các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và phải phù

hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế – xã hội, đặc biệt chú trọng đến
mối quan hệ tương tác về mặt môi trường. Đề tài “Bước đầu đề xuất kế hoạch
bảo vệ môi trường huyện Mộc Hóa phát triển lên đô thò loại IV” được thực hiện.
Hy vọng rằng đề tài sẽ đóng góp cho huyện Mộc Hóa một số giải pháp bảo vệ
môi trường phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội của vùng.
3
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Thùy Trang
CHƯƠNG 1: MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU,
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
1.1 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Mộc Hóa là một huyện biên giới phía Bắc của tỉnh Long An, có đường biên
giới giáp với Campuchia dài 38,797km, có cửa khẩu Bình Hiệp là nơi giao
thương buôn bán giữa Việt Nam và Campuchia.
Huyện Mộc Hóa có thò trấn Mộc Hóa là đô thò thuộc tỉnh có vò trí rất quan
trọng về quân sự với vùng biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc. Thò trấn Mộc
Hóa là trung tâm lớn thứ hai của tỉnh Long An, có khả năng ảnh hưởng mạnh
đến nền kinh tế của tỉnh, góp phần phát triển cho cả khu vực kinh tế ĐTM và
vùng biên giới Việt Nam – Campuchia.
Hiện tại, Mộc Hóa đang thu hút được sự quan tâm và đầu tư của các doanh
nghiệp trong và ngoài nước bởi sự phát triển nhanh chóng của mình. Chính vì
thế, huyện Mộc Hóa hiện đang được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Long An tập trung
đầu tư phát triển lên đô thò loại IV.
Để đạt được mục tiêu đó, huyện Mộc Hóa đang tập trung chuyển mình trên
tất cả mọi lónh vực. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó thì hậu quả của nó gây
ra cũng không nhỏ, đặc biệt là vấn đề môi trường. Do đó, để đảm bảo cho sự
cân bằng khi Mộc Hóa phát triển lên đô thò loại IV thì việc đề xuất kế hoạch
quản lý môi trường được xem là cần thiết và cấp bách trước khi Mộc Hóa đi vào
xây dựng các cơ sở hạ tầng khác.
1.1.2 Mục tiêu của đề tài

1.1.2.1 Mục tiêu chung
- Góp phần giải quyết những khó khăn về môi trường cho huyện Mộc Hóa.
4
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Thùy Trang
- Nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường trong toàn huyện góp phần
thúc đẩy môi trường theo hướng tích cực, nâng cao cuộc sống người dân.
Khuyến khích toàn huyện thực hiện công tác bảo vệ môi trường, cải thiện
chất lượng môi trường toàn huyện.
- Cân bằng giữa sự phát triển kinh tế – xã hội vào bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của đòa phương về các
hoạt động, phong trào bảo vệ môi trường. Từ đó, nâng cao nhận thức cho các
cơ quan chức năng về vấn đề môi trường tại đòa phương.
1.1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đưa ra những giải pháp, kế hoạch bảo vệ môi trường cho huyện Mộc Hóa
trong giai đoạn phát triển lên đô thò loại IV.
1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI
1.2.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Hiện nay, đô thò hóa đang được xem là vấn đề cấp thiết tại hầu hết các thành
phố lớn. Đối với những vùng nông thôn hẻo lánh, việc phát triển thành một đô
thò phát triển hơn so với hiện tại nhằm phát triển kinh tế – xã hội, thu hút đầu tư
và nâng cao mức sống người dân cũng đang diễn ra một cách nhanh chóng. Đô
thò hóa càng nhanh thì môi trường ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.
Dựa trên cơ sở đó, kế hoạch nhằm bảo vệ môi trường có ý nghóa hết sức quan
trọng trong xu hướng phát triển và nâng cấp đô thò. Kế hoạch đó phải tiếp cận
một cách có hệ thống, phải dự đoán hết được các yếu tố tác động nhằm đưa ra
giải pháp tối ưu nhất, phải đưa ra mục tiêu, chiến lược ưu tiên để thực thi các
nhiệm vụ nhằm đáp ứng các mục tiêu đề ra.
1.2.2 Kế hoạch triển khai đề tài
Để đạt được các mục tiêu nêu ra trong mục 1.1, đề tài dự kiến sẽ triển khai
các nội dung cụ thể sau:

5
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Thùy Trang
Nội dung 1: Thu thập và tổng hợp tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Trọng tâm vào:
- Điều kiện tự nhiên, các đặc trưng của huyện Mộc Hóa như: đòa hình, khí hậu,
thủy văn, sông ngòi, du lòch…
- Tình hình phát triển kinh tế – xã hội: dân số, cơ cấu kinh tế, y tế, giáo dục…
Việc thu thập sẽ được tiến hành tại Sở Khoa học và Công nghệ – Sở Tài
Nguyên và Môi Trường tỉnh Long An và Phòng Tài Nguyên Môi trường huyện
Mộc Hóa, Chi cục Thống kê tỉnh Long An.
Nội dung 2: Đánh giá các điều kiện vò trí đòa lý, tài nguyên thiên nhiên, kinh
tế xã hội, cơ sở hạ tầng, dân số của huyện Mộc Hóa trong mối quan hệ với sự
tập trung dân cư và đô thò hóa.
Dựa trên những thông tin thu thập ở nội dung 1, tiến hành đánh giá được
những lợi thế cũng như những mặt hạn chế của Mộc Hóa trong quá trình phát
triển kinh tế, xã hội và sự tập trung dân cư.
Nội dung 3: Các thành phần môi trường ở huyện Mộc Hóa sẽ tập trung thu
thập và đánh giá về:
- Chất lượng nước mặt.
- Chất lượng nước ngầm.
- Cấp và thoát nước .
- Rác thải.
- Chất lượng không khí.
Việc thu thập được tiến hành tại Sở Khoa học và Công nghệ – Sở Tài
Nguyên và Môi Trường tỉnh Long An và Phòng Tài Nguyên Môi trường huyện
Mộc Hóa.
6
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Thùy Trang
Việc đánh giá diễn biến các thành phần môi trường được xem là hết sức cần
thiết, và thông qua dự báo được ảnh hưởng của các thành phần môi trường trên

đến sự phát triển của huyện Mộc Hóa ở các khía cạnh sau:
- Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp.
- Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp.
- Ảnh hưởng do phát triển cơ sở hạ tầng.
Nội dung 4: Đề xuất các kế hoạch môi trường cho huyện Mộc Hóa phù hợp
với nhu cầu phát triển lên đô thò loại IV. Trên cơ sở dự báo ảnh hưởng của các
thành phần môi trường, ta tiến hành đề xuất kế hoạch bảo vệ môi trường phù
hợp với tốc độ phát triển của huyện Mộc Hóa trong tương lai.
1.3 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Về mặt thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 07 tháng 03 đến ngày 30
tháng 06 năm 2007.
Về mặt đối tượng nghiên cứu:
- Các thành phần môi trường của huyện Mộc Hóa.
- Kế hoạch để bảo vệ các thành phần môi trường phù hợp với tốc độ đô thò
hóa.
7
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Thùy Trang
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
2.1.1 Vò trí đòa lý
Hình 2.1: Bản đồ vò trí của huyện Mộc Hóa
Mộc Hóa là một trong các huyện biên giới, nằm ở phía Bắc của tỉnh Long
An, nằm trong vùng ĐTM. Diện tích tự nhiên của Mộc Hóa là 50.327,65 ha,
rộng đứng thứ 2 so với toàn tỉnh Long An, chỉ sau diện tích tự nhiên của Tân
Hưng, chiếm 11,54% về diện tích. Mộc Hóa có đường biên giới giáp với Vương
Quốc Campuchia dài 38,797km, có cửa khẩu Bình Hiệp, tương lai có thể trở
thành cửa khẩu quốc gia, cách trung tâm huyện 7km. Ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp Campuchia.
- Phía Nam giáp huyện Vónh Hưng và huyện Tân Hưng.
- Phía Đông giáp huyện Thạnh Hóa.

- Phía Tây giáp huyện Tân Thạnh.
8

×