Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

LICH SU GD QTRI .doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.25 KB, 98 trang )

LỊCH SỬ GIÁO DỤC QUẢNG TRỊ
PHẦN MỞ ĐẦU:
MẢNH ĐẤT CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
QUẢNG TRỊ (1945 - 2000)
--------------
Ở vị trí bản lề của đất nước, lưng tựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt
hướng ra biển Đông bao la, với diện tích 4.795km
2
, với dân số 608.950 người và
với 7 huyện, 2 thị xã, 136 xã phường - Quảng Trị là một tỉnh đất không rộng,
người không đông nhưng là địa bàn có ý nghĩa chiến lược và đã từng có một lịch
sử rất đặc thù.
Phải đến năm Minh Mạng thứ 13 (năm 1832) thì Quảng Trị với tư cách là
một đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức hình thành nhưng lịch sử của
vùng đất đã có từ xa xưa. Những bằng chứng xác thực về khảo cổ học cho thấy
hàng vạn năm trước những tộc người thuộc ngữ hệ Môn - Khơ me sống trên triền
đông - tây Trường Sơn và những tộc người thuộc ngữ hệ Mã Lai - Đa đảo sống ở
các vùng đồng bằng ven biển là những chủ nhân đầu tiên đã sớm cùng cộng cư ở
đây. Chính họ là những người đi tiên phong trong công cuộc khai sơn phá thạch
xây dựng vùng đất này.
Trong lịch sử, Quảng Trị đã từng chịu nhiều biến động, xáo trộn và cắt chia.
Nguyên là một phần trong bộ Việt Thường của nước Văn Lang - Âu Lạc đến thời
kỳ Hán thuộc là một phần của quận Nhật Nam (từ năm 179 trước Công nguyên).
Tiếp đó là một phần của Vương quốc Chămpa (gồm châu Ô và một phần châu
Ma Linh). Đến 1069 với võ công của nhà Lý, từ Bắc cầu Đông Hà được trả về
Đại Việt nhưng phải đến tháng 6/1306, sau cuộc tình nhuốm màu sắc chính trị
của Huyền Trân công chúa với vua Chăm là Chế Mân thì cả tỉnh Quảng Trị mới
hoàn tất việc trở về đất mẹ Việt Nam. Nhưng thế kỷ XV, Quảng Trị trở thành
chiến trường ác liệt với quân xâm lược nhà Minh. Rồi các thế kỷ tiếp nối lại là
vùng tranh chấp ác liệt giữa các tập đoàn thống trị: Lê-Mạc, Trịnh-Mạc, Nguyễn-
Mạc và Trịnh-Nguyễn. Trong thời kỳ hiện đại, khi dân tộc ta tiến hành hai cuộc


chiến tranh giải phóng vĩ đại chống xâm lược, đất Quảng Trị sau nhiều năm khói
lửa chống Pháp lại được lịch sử chọn làm nơi đối đầu khốc liệt nhất về chính trị,
nơi tập trung binh lực hùng mạnh nhất của cả hai bên và cũng là nơi diễn ra các
chiến dịch có tính chiến lược trong cuộc quyết chiến với tên sen đầm quốc tế
hùng mạnh - đế quốc Mỹ. Suốt cả một quá trình lịch sử lâu dài cũng là quá trình
nhân dân Quảng Trị cầm súng, cầm gươm chống giặc ngoại xâm và cũng là quá
trình gồng mình lên chống đỡ thiên tai dồn dập. Khói lửa chiến tranh, bão tố, lũ
lụt cùng những xáo trộn, chia cắt... là một thực tế nghiệt ngã, tàn phá nặng nề
vùng đất này và đã làm cho con người phải chịu biết bao gian khổ, mất mát, đau
thương.
Về văn hoá, tuy có chung các quy luật của văn hoá Việt Nam nhưng với một
diễn trình lịch sử và một vị trị địa lý khá đặc thù nên Quảng Trị đã là nơi gặp gỡ,
tiếp nhận và giao hoà nhiều hệ văn hoá khác nhau. Trên cái nền của văn hoá tiền
và sơ sử mà hội tụ ở đó không ít dấu tích của văn hoá Sơn Vi, Hoà Bình, Đông
Sơn là quá trình tiếp biến khi tiếp cận với văn hoá Hán, Chămpa, Đại Việt, kể cả
văn hoá phương Tây... Tất cả đã đan vào nhau trong khả năng dung hoà, dung
hợp của người Quảng Trị để trở thành tài sản của chính mình trên hành trình tiến
về phía trước.
Với một phức thể về địa lý, lịch sử, văn hoá và xã hội mang nhiều nét khu
biệt đó, các thế hệ người Quảng Trị đã nối tiếp nhau cùng cộng sinh, vượt qua
mọi thách thức, chung sức chung lòng xây dựng quê hương. Quá trình đó đã tạo
ra bản lĩnh và làm nên những phẩm chất tốt đẹp cảu con người Quảng Trị. Đó là
"kiên cường, bất khuất, dũng cảm trong đấu tranh vì nghĩa lớn. Cần cù, tự lập tự
cường trong sản xuất và xây dựng đời sống. Có tâm hồn trong sáng, bình dị, khí
khái, bộc trực, thẳng thắn và rất mực thuỷ chung". (
1
)
Cơ sở sâu xa làm nên sức mạnh ý chí trong những ngặt nghèo của hoàn
cảnh, đó chính là khát vọng sống, khát vọng vươn tới một ngày mai tươi sáng
hơn như một câu ca dao mà chính người Quảng Trị là tác giả:

Đừng than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà trong cổ sử vẫn gọi Quảng Trị là: "Trấn
biên", "trọng trấn", "phên dậu", "cửa ngõ"... phía nam tổ quốc. Càng không phải
vô tình khi ba lần trong ba thời điểm cam go lịch sử đã chọn Quảng Trị làm "thủ
phủ":
- Lần 1: (1558-1626) Nguyễn Hoàng chọn làm nơi định đô dinh chúa để khởi
động sự nghiệp nhà Nguyễn .
- Lần 2: Năm 1885, vua Hàm Nghi xây thành Tân Sở (Cam Lộ) để dựng cờ cần
vương cứu nước, chống ngoại xâm.
- Lần 3: Năm 1973, thị trấn Cam Lộ vinh dự được chọn đặt trụ sở của chính phủ
Cộng hoà miền Nam Việt Nam để thay mặt toàn miền Nam tiếp nhận quốc thư
của các đại sứ.
Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại, khi Quảng Trị trở thành
"tuyến đầu của Tổ quốc", hàng vạn người con ưu tú của đất Việt đã về đây tụ
nghĩa, cùng quân và dân Quảng Trị làm nên những chiến công lẫy lừng. Nhiều
tên đất, tên làng, tên núi, tên sông của Quảng Trị đã không chỉ còn là một địa
danh thông thường mà đã thành những biểu trưng về một thời oanh liệt của dân
tộc. Vinh dự thay khi đã có 57 cá nhân, 130 đơn vị, 100% huyện -
----------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị - NXB Chính trị quốc gia .Trang 19
thị xã và toàn tỉnh Quảng Trị đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý
nhất: Danh hiệu anh hùng. (Trong đó có 2 trường học và 1 thầy giáo là Anh hùng
lao động).
Đặc điểm của vùng đất và con người nói trên đã chi phối sâu sắc quá trình
hình thành và phát triển nền giáo dục Quảng Trị. Nếu như thực tế của chiến
tranh, thiên tai cùng những xáo trộn, chia cắt và với khoảng cách xa các đô thị
lớn đã kìm hãm, cản trở sự phát triển thì ngược lại với khát vọng sống, khát vọng
muốn vươn lên và bản chất cần cù, chịu thương, chịu khó của con người đã là
nguyên nhân tạo nên sức sống bên trong của nền giáo dục trên mảnh đất này.

Nhìn chung, so với cả nước, hệ thống giáo dục ở Quảng Trị thời bấy giờ
phát triển chậm và nhỏ bé. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống văn
hoá và văn hiến. Từ rất sớm, đặc biệt là thời kỳ Lý - Trần đã có nhiều chủ trương
tiến bộ và đã đầu tư lớn cho sự phát triển giáo dục. Dưới triều Lý Thánh Tông
(năm 1070, Văn Miếu Quốc Tử Giám được thành lập. Năm 1075 đã có kỳ thi
quốc gia đầu tiên. Dưới triều Lý Nhân Tông, năm 1076, kiểu trường Đại học đầu
tiên: Văn Miếu Quốc Tử Giám ra đời. Tiếp đó, nhất là thời kỳ nhà Trần, nhiều
trường học ở các châu, huyện được ra đời, các kỳ thi tuyển chọn nhân tài được tổ
chức thường xuyên, các thiết chế và bầu không khí học hành đã được hình thành
từ rất sớm. Trong khi đó ở Quảng Trị vào thời kỳ này gần như chưa có gì. Cho
đến hiện nay, chưa thấy có tư liệu nào ghi lại hệ thống giáo dục Quảng Trị trong
hơn 1000 năm Hán thuộc và thời kỳ Chiêm Thành. Ngay Dương Văn An khi viết
"Ô Châu Cận Lục" - năm 1555 - mặc dù đánh giá rất cao "địa khí" nơi đây, đến
mức đã đặt câu hỏi: "Nếu chẳng bảo đây là nơi nuôi dưỡng nên những bậc anh
tài, tuấn kiệt, khai mở ra đường học hành thành đạt thì làm sao có thể xứng với
khí đất như vậy" (*).
(*) Ô châu Cận Lục - Dương Văn An
Nhưng trong khi ghi chép rất chi tiết nhiều mặt của xã hội cũng không thấy phản
ánh về hệ thống giáo dục. Điều đó cho thấy nếu có cũng rất ít và sơ sài. Hệ thống
giáo dục cùng các thể chế, định chế để phát triển được bắt đầu và ngày càng rõ
nét ở thời kỳ nhà Nguyễn, với hai thời kỳ khác nhau: Thời kỳ chúa Nguyễn
(1558-1778) là giai đoạn đặt nền móng ban đầu và giai đoạn triều Nguyễn tiếp
nối thì được phát triển rộng và mạnh hơn. Năm 1558, Nguyễn Hoàng chọn ái Tử
để định đô dinh chúa. Trong 68 năm đặt "thủ phủ" ở Quảng Trị cũng như những
năm kế tiếp khi đã chuyển vào Chính Dinh (Huế) chúa Nguyễn đã: thực thi
"những chính sách kinh tế, xã hội tích cực hơn so với đàng ngoài, các chúa
Nguyễn đã góp phần không nhỏ vào việc ổn định đời sống xã hội, tạo ra các điều
kiện cần thiết để cho văn hoá Quảng Trị khẳng định cơ sở nền tảng của mình và
vươn dậy trong những vận hội mới" (
1

). Riêng về phát triển giáo dục, thì đúng
như nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Long: "Thời chúa Nguyễn mới
vào phải tiếp tục lo mở mang bờ cõi, tổ chức cho dân khai phá đất đai, tổ chức
chính quyền cai trị, tuyển mộ binh lính, tích trữ lương thực, đào hầm đắp luỹ để
chuẩn bị đối phó với chúa Trịnh, vì vậy vấn đề giáo dục được ở hàng thứ yếu...
Mãi đến 1674, chúa Nguyễn Phúc Tấn mới mở khoa thi Chính đồ và Hoa Văn...".
(
2
) Tuy nhiên trong 68 năm đóng ở Quảng Trị, với những chính sách tích cực của
mình, Nguyễn Hoàng đã góp phần đáng kể cho sự phát triển giáo dục. Theo tư
liệu của giáo sư Nguyễn Quang Ngọc (
3
) thì từ 1660 đã có các kỳ thi tuyển chọn
nhân tài mà nội dung đã chú trọng đến các kiến thức thực tế của người dự tuyển.
Nguyễn Hoàng thực hiện chọn người vào bộ máy cai trị bằng cả hai cơ chế:
--------------------------------------------------------------------------------------------------
(
1
)Lịch sử ngành Văn hoá - Thông tin Quảng Trị - NXB 2001 . Trang 10.
(2)Nho học Việt Nam - NXB Giáo dục -1995
(1): Lịch sử ngành Văn hoá tư tưởng Quảng Trị, trang 11- xuất bản năm 2001
(3)Tiến trình lịch sử Việt Nam - Nguyễn Quang Ngọc (NXB Giáo dục-năm 2000,
Trang 160)
tiến cử và thi tuyển. Nhờ những chính sách tiến bộ này mà tại một số làng, xã đã
lập đền Văn Thánh thờ Khổng Tử, nhiều làng xây dựng các hương ước, khoán
ước khích lệ sự học, phong trào đi học đã có những khởi động tích cực. Học lúc
này là Nho học với vị thánh là Khổng Tử nên đã có một tục lệ mới ra đời: trước
khi cho con đi học, gia đình đưa con đến đền Văn Thánh khấn lạy với lễ vật là
một con gà, một đĩa xôi, sau đó mới gửi con cho một ông đồ nho dạy chữ Hán để
học. Như vậy, thế kỷ XVI-XVII, thời chúa Nguyễn, tuy chưa có gì nổi trội nhưng

đã tạo được tiền đề cho giáo dục Quảng Trị, chuẩn bị cho sự phát triển cao hơn
vào thời triều Nguyễn (1802-1945).
Ngay từ buổi đầu cai trị đất nước, các vua triều Nguyễn đã lấy Nho giáo làm
quốc giáo và lấy Nho học làm hệ thống giáo dục duy nhất áp dụng trên toàn
quốc. Quốc Tử Giám được chuyển từ Hà Nội vào Huế. Bộ máy quản lý giáo dục
được hình thành từ triều đình đến phủ, huyện. Hệ thống trường học được phát
triển mạnh hơn. Triều đình cho xây Văn Miếu ở các tỉnh, các Văn chỉ ở các
huyện (có nhiều nơi đến xã), cho dựng bia ghi tên những người khoa bảng trong
địa hạt. Các làng xã cho lập Hội Tư Văn gồm những người khoa bảng và theo
nho học. Các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình được tổ chức thường xuyên hơn.
Tính từ kỳ thi Hương đầu tiên vào năm 1807 đến kỳ thi Hội cuối cùng vào năm
Kỷ Mùi (1919) thì đã có 47 khoá thi Hương, lấy đỗ 5.252 cử nhân và 39 khoá thi
Hội, thi Đình, lấy đỗ 558 người (trong đó có 292 tiến sĩ và 266 phó bảng).
Là tỉnh ở sát cạnh kinh đô lại có một số yếu tố tiền đề từ thời chúa Nguyễn,
Quảng Trị giờ đây có thêm thuận lợi để phát triển. Theo " Đại Nam thực lục
chính biên" tập VI và tập XII thì:
"Quý Mùi _ Minh Mạng (7-1823) đặt chức đốc học ở Quảng Trị, lấy tri
huyện Yên Lãng Trương Cam Triêm bổ làm phó đốc học".(
1
)
(
1
)

Đại Nam thực lục chính biên - NXB Sử học, năm 1962, Trang 205
"Quý Tỵ _ Minh Mạng (1833) thăng giáo thụ là Hồ Sỹ Trinh lên đốc học
Quảng Trị".(
1
)
Cơ quan đốc học Quảng Trị đóng ở xã Thạch Hãn, phía tây bắc tỉnh lỵ. Đến

thời Thành Thái (1907) chuyển về phía nam tỉnh lỵ. Lúc này, tỉnh có hai phủ
(Triệu Phong- Cam Lộ) có quan Giáo thụ, có ba huyện thuộc phủ Triệu Phong
(Vĩnh Linh -Do Linh -Hải Lăng) có quan huấn đạo. Ngoài các trường đã có tại
tỉnh và hai phủ, các trường mới ở các huyện được hình thành. Học xá của huyện
Do Linh ra đời vào thời Thành Thái thứ 2 (1890) và học xá tại Cam Lộ ra đời vào
năm Thành Thái thứ 17 (1905). Như vậy so với các thời trước, các trường học đã
được phát triển khá hơn nhất là vào thời Minh Mạng, Tự Đức. Đây là các trường
quốc lập và được tổ chức, quản lý khá chặt chẽ. Tại làng xã không có trường
công lập mà chỉ có trường dân lập hoặc học tại tư gia: "Trong dân gian thì xưa
nay việc học tập vẫn hoàn toàn tự dân lo liệu lấy. Thầy học thì có từ thầy khoá,
thầy đồ, thầy tư dạy trẻ con cho đến bậc đại khoa" (
2
). Đây cũng là thời kỳ phát
triển việc xây dựng các hương ước, khoán ước với các quy định rất cụ thể phục
vụ cho việc phát triển sự học.
Về hình thức tổ chức học tại các làng xã, ở Quảng Trị không có gì khác so
với nhiều địa phương khác mà nhà nghiên cứu nho học Nguyễn Thế Long đã
khái quát: "Lớp học thường đặt ở nhà thầy đồ hoặc một nhà giàu đứng ra mời
thầy về dạy con mình và trẻ em gần đó. Thầy giáo ngồi trên phản hoặc chõng, học
sinh trải chiếu ra sàn để học hoặc nằm phủ phục để viết. Có bốn mức về trình độ:
Mông học; ấu học, Trung tập và sau đó lên học bậc Đại tập ở tỉnh, rồi tham gia
các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình do Triều Đình tổ chức"
----------------------------------------------------------------------------------------
(
1
)

Đại Nam thực lục chính biên - NXB Sử học, năm 1962, Trang 34)
(2) Đào Duy Anh - Việt Nam văn hoá sử cương. NXB Đồng Tháp, 1998
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, biến nước ta thành một xã hội

thuộc địa nửa phong kiến. " Cùng với chính sách cai trị nham hiểm, các thủ đoạn
đàn áp những người yêu nước và khai thác, bọc lột thuộc địa tàn nhẫn, thâm độc,
chúng thực thi những âm mưu rất xảo quyệt về giáo dục", " chủ trương nhất
quán của chúng là thi hành chính sách ngu dân" (
1
). Chương trình "Phát triển
giáo dục theo chiều nằm chứ không phát triển giáo dục theo chiều đứng" của toàn
quyền Martin năm 1924 chính là kế hoạch thực thi ý đồ đen tối đó. Hậu quả trực
tiếp của nó là 95% dân số Việt Nam mù chữ, cả nước năm 1940 chỉ có 44 vạn
học sinh tiểu học, 5.000 học sinh trung học và 700 sinh viên đại học. Trong cái
"khung" chung đó, lại là tỉnh nghèo, ở xa trung tâm nên giáo dục Quảng Trị càng
không có sự phát triển gì đáng kể. Hệ thống giáo dục bao gồm các hương trường,
liên hương trường và trường sơ cấp. Thực tế cho thấy, đến năm 1939-1940 toàn
tỉnh cũng chỉ có 6 trường tiểu học: 1 trường tỉnh và 5 trường của huyện (Hải
Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Do Linh). Ngoài ra, có một số trường
tiểu học với ba lớp đầu cấp ở Ngô Xá, Tường Vân (Triệu Phong), Mai Xá (Do
Linh), An Ba Đông (Vĩnh Linh),
vào Quốc học (Huế) hoặc Võ Tánh (Quy Nhơn)... Rõ ràng là giáo dục Quảng Trị
trong thời Pháp thuộc, cả hệ thống tổ chức cũng như quy mô người học đều bé
nhỏ. Mục đích đào tạo là phản động, nội dung thì nghèo nàn và xa rời thực tế.
Tuy nhiên, đúng như nhận định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Âm mưu đồng hoá
thông qua giáo dục của chúng đã thất bại về cơ bản". Số đông học sinh Quảng Trị
được học qua nhà trường thời Pháp đã không thành tay sai đắc lực của thực dân,
trái lại vẫn giữ được lòng yêu nước, thương dân. Đặc biệt có
(
1
) 50 Năm phát triển sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo (Bộ GD & ĐT, trang 13)
một bộ phận ưu tú, gặp ánh sáng cách mạng, được Đảng dìu dắt, giáo dục, bản
thân lại giàu lòng yêu nước, giàu ý chí tự học, tự rèn đã tham gia cách mạng và
đã trưởng thành cùng cách mạng trở thành những nhà chính trị, quân sự, kinh tế,

ngoại giao, văn hoá, khoa học tên tuổi đóng góp xứng đáng cho nước nhà. Tiêu
biểu như Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, các đồng chí Trần Hữu Dực, Trần Quỳnh,
Đoàn Khuê, Đặng Thí, Trần Hoàn, Nguyễn Hữu Khiếu, Lê Chưởng... và nhiều
đồng chí khác.
Nhìn một cách xuyên suốt cả một quá trình lịch sử cho đến năm 1945, trên
đất Quảng Trị đã từng có hai dòng giáo dục: giáo dục dân gian và giáo dục chính
quy. Dòng giáo dục dân gian là dòng giáo dục mà các thế hệ người Quảng Trị đã
truyền lại cho nhau những tri thức, những kinh nghiệm trong lao động, đánh giặc
và tổ chức cuộc sống. Dòng giáo dục chính quy quy do Nhà nước phong kiến và
thực dân Pháp tổ chức, tuy có những tăng tiến nhất định theo thời gian nhưng về
cơ bản từ hệ thống tổ chức đến quy mô trường lớp, số lượng người học, cơ sở vật
chất kỹ thuật... đều phát triển chậm, nhỏ bé và không có gì đặc sắc nổi trội so với
các địa phương khác. Điều quan trọng và có ý nghĩa nhất là ý thức, thái độ và kết
quả trong sự học của con người Quảng Trị trong hoàn cảnh thực tế khó khăn đó.
Rõ ràng là con người Quảng Trị phải vừa học một phần trong trường học vừa
phải học nhiều ở trường đời, học một phần với thầy còn lại phải tự học, tự hoàn
thiện bản thân. Khó khăn càng nhiều thì sự khổ học càng lớn, sự khuyến khích,
hỗ trợ từ gia đình dòng họ, cộng đồng càng cao. Đã có hai sự thật rất đáng trân
trọng:
Một là: Truyền thống hiếu học. Do những thiệt thòi riêng mà trừ danh nhân
Bùi Dục Tài, còn lại người Quảng Trị hầu hết đỗ đạt vào thời triều Nguyễn. Theo
thống kê từ các kỳ thi, Quảng Trị đã có 166 vị đỗ cử nhân, 10 vị đỗ phó bảng và
17 vị đỗ tiến sĩ (xem bảng phụ lục đính kèm). Trong một thời gian không dài lại
với một số dân ít ỏi, đó là một tỉ lệ không thấp so với các địa phương khác.
Nhưng nếu cộng chung một quá trình dài thì số lượng đó nhỏ hơn nhiều so với
các tỉnh có điều kiện phát triển giáo dục sớm, nhất là các tỉnh ngoài Bắc. Vì vậy
sẽ là không hợp lý nếu nói Quảng Trị là tỉnh có truyền thống khoa bảng. Nhưng
điều vô cùng quý báu và đáng trân trọng chính là con đường vượt qua nhọc nhằn,
khó khăn với lòng khát vọng để khổ học để thành tài của các danh nhân này.
Trong số đó, tấm gương của Bùi Dục Tài mãi mãi là tấm gương sáng để mọi thế

hệ cùng soi. Sinh vào năm Đinh Dậu (1477) tại một vùng quê nghèo (Hải Tân -
Hải Lăng), trong buổi đầu của xứ Ô - Lý mới trở về Đại Việt, nơi "đất đai hẻo
lánh, phong tục chất phác, nhân vật thưa thớt, không thể so với châu Hoan, châu
ái". (*) Nhưng với ý chí khổ học sau hơn 10 năm đèn sách, ông đã "sớm nêu sĩ
vọng, đột phá khai khoa" (*) xuất sắc vượt qua kỳ thi Hương (1501) rồi kỳ thi
Hội, thi Đình (1502) để vinh hạnh nhận bằng Đệ nhị giáp tiến sĩ, được "sắc tứ
vinh quy", được khắc tên vào bia ở Văn Miếu và được phong hàm thất phẩm.
"Do có công ứng nghĩa, lại tài cao được thăng tả thị lang Bộ lại"(*). Trước khi
mất ông làm chức tham tướng, sau khi mất được vua Lê Chiêu Tông truy tặng
chức Thượng thư Bộ lễ. Học giả Dương Văn An ca ngợi ông: "Bùi Dục Tài về
chính trị, văn chương xứng đáng làm bậc anh tài trong thiên hạ chứ đâu phải là
bậc anh tài của riêng châu Ô". Nhà bác học Lê Quý Đôn khen ông "văn mạch
một phương dằng dặc không dứt". Còn nhân dân thì chôn cất, thờ cúng ông trang
trọng trong chùa lớn của làng với niềm kính yêu sâu sắc. Từ người đột phá khai
khoa là Bùi Dục Tài năm (1502) đến người đỗ phó bảng trong kỳ thi Hội cuối
cùng (1919)là Lê Nguyên Lượng (quê ở Do Linh), các vị đại khoa Quảng Trị
không chỉ đạt đến danh giá khoa bảng mà còn là tấm gương đáng kính, đáng
phục vì chí tiến thủ, đức kiên nhẫn và nghị lực phi thường. Lòng hiếu học, tinh
thần khổ học đó là kết tinh
----------------------------------------------------------------------------------------------
(1),(2): ¤ Ch©u CËn Lôc - D¬ng V¨n An
(*) Trích từ "Ô Châu Cận Lục" - Dương Văn An
một cách cô đúc và sinh động khát vọng vươn lên và đức tính cần mẫn chịu
thương chịu khó của người dân Quảng Trị vậy.
Hai là: Truyền thống khuyến học. Cùng với việc thường xuyên học hỏi,
truyền cho nhau những hiểu biết, kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày, người
dân Quảng Trị cũng sớm thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học có hệ
thống, quy cũ ở trường, lớp chính quy. Việc số đông phải thất học càng làm cho
khao khát học hành, tôn vinh sự học trong nhân dân Quảng Trị có một màu sắc
riêng. Điều này đã được phản ánh rất rõ qua nội dung các hương ước, khoán ước

được xây dựng sớm ở Quảng Trị. Ngay từ tháng 6 năm Giáp Ngọ (1774) hương
ước làng Phú Kinh (Hải Hoà, Hải Lăng) đã ghi rõ: "Ai ai cũng phải học, học chữ,
học nghề, học lễ nghĩa". Như vậy là cách đây gần 300 năm, người dân Phú Kinh
đã có ý thức rằng không phải một số người mà "ai ai" cũng phải học và không chỉ
học để có kiến thức mà học để còn làm việc có hiệu quả hơn và làm người tốt
hơn. Ngày 25-6-1856, bản khoán ước của làng Cu Hoan (Hải Thiện, Hải Lăng)
quy định cụ thể việc tạo điều kiện cho sự học: "Trích 9 mẫu hạ điền, 5 sào thu
điền cấp cho việc học... giao cho lý dịch 3 mẫu, giá 48 quan để lo tế xuân thu nhị
kỳ, còn 6 mẫu với giá 100 quan chuẩn cấp cho việc mời thầy dạy, 5 sào còn lại
chuẩn cấp cho phu trường". Nhiều làng khác ngoài nội dung trên đã quy ước rất
cụ thể về các điều khoản để khuyến khích ngươì dạy, người học. Chẳng hạn:
"Học trò nghèo chăm học được làng trợ cấp, đi thi được cấp tiền, gạo làm lệ phí
nhằm giúp con em chú tâm vào đèn sách và ứng thi thành đạt". Hay: "Những ai
khai khoa tiến sĩ văn-võ, bản xã làm một lễ tạ tam sinh (lợn, trâu, dê) lại được
mừng tiền 10 quan, ngoài ra gia thưởng một mẫu ruộng canh tác suốt đời. Ai đỗ
cử nhân văn - võ, thì bản xã mổ trâu lễ tạ, được thưởng 8 quan, gia thưởng 5 sào
ruộng canh tác suốt đời. Những ai đỗ tú tài, bản xã làm lễ tạ một bò, mừng tiền 5
quan, gia thưởng 3 sào ruộng..."(
1
) Thành đạt của các vị đại khoa, ngoài niềm say
mê và ý chí của chính họ còn có biết bao công lao tần tảo của những người vợ,
một nắng hai sương của các bậc cha mẹ, sự hỗ trợ, khuyến khích của dòng họ,
xóm làng... Những khuyến khích, hỗ trợ học hành này đã góp phần trực tiếp cho
họ thành đạt và khi họ đã thành đạt thì đó là niềm vui, niềm kiêu hãnh to lớn của
gia đình, dòng họ, làng xóm. Khi học, khi thi được cả cộng đồng khích lệ, giúp
đỡ, khi thành đạt thì được cả làng xã hân hoan đón rước, khi mất thì được làng
xóm chăm lo hậu sự, thờ cúng thành kính.
Tóm lại, qua một quá trình dài dưới chế độ phong kiến và thực dân Pháp,
nền giáo dục chính quy trên đất Quảng Trị là nhỏ bé và cách xa với yêu cầu của
cuộc sống. Những tài sản to lớn mà lịch sử đã để lại đó là: truyền thống hiếu học

và khuyến học của nhân dân ta. Đây là một nội lực cho sự phát triển nền giáo dục
trong chính thể mới và thời đại mới.
*
* *
(1) Xem Tạp chí Cửa Việt (số 15/92
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, cuộc Cách mạng tháng 8-1945 đã
thành công rực rỡ, đưa dân tộc ta bước sang một giai đoạn phát triển mới về
chất. Nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Quảng Trị nói riêng dù phải
trải qua thách thức to lớn của hai cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ đã chứng
minh được sức sống của mình bằng sự phát triển liên tục.
55 năm (1945-2000), giáo dục Quảng Trị đã trãi qua 4 thời kỳ khác nhau:
- Giai đoạn 1 (1945-1954): Từ ngày 22 đến ngày 25-8-1945, cuộc khởi
nghĩa cướp chính quyền đã được tổ chức thành công ở Quảng Trị - chính quyền
cách mạng đã được thành lập. Từ đây, người dân Quảng Trị cùng với cả nước là
người chủ của một đất nước độc lập. Trong buổi đầu trứng nước đó, thực dân
Pháp lại quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Kháng chiến, kiến quốc là yêu
cầu tổng quát của lịch sử lúc này. Nền giáo dục mới chủ yếu phải xây dựng vì về
cơ bản chúng ta không thể kế thừa hệ thống giáo dục thực dân Pháp tổ chức trước
đây. Trong chín năm kháng chiến, một phần vùng đồng bằng và đô thị lại bị địch
chiếm, việc bắn phá, càn quét lại diễn ra thường xuyên. Dù vậy, ngày từ những
ngày đầu, cả hai hệ thống học là Bình dân học vụ và hệ thống các trường tiểu học
đã được chú trọng phát triển. Một phong trào quần chúng rộng lớn, sôi nổi "diệt
giặc dốt" đã được dấy lên trên toàn tỉnh. Vượt qua muôn ngàn khó khăn vì thiếu
thầy, thiếu sách, thiếu mọi phương tiện, 17 trường tiểu học của nền giáo dục mới
đã bước vào năm học đầu tiên. Phát triển theo bước phát triển của công cuộc
kháng chiến, lại được tiếp sức bởi các đoàn cán bộ, giáo viên chi viện Liên khu 4,
sau những năm 50, các trường và lớp bổ túc văn hoá được mở rộng, một số
trường và lớp "nhô" cấp 2 tại trường tiểu học được phát triển. Ngoài ra, một số
thanh niên được tỉnh chọn gửi hoặc tự túc ra vùng tự do Nghệ Tĩnh theo học cấp
2, cấp 3. Tất cả những nỗ lực to lớn này đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao

tinh thần ái quốc, bồi dưỡng cán bộ cho công cuộc kháng chiến. Trong công trình
"Việt Nam chống nạn thất học" của Bộ giáo dục xuất bản đã đánh giá cao những
nỗ lực phát triển của giáo dục Quảng Trị trong thơì gian này vì những cố gắng
đó.
- Giai đoạn 2 (1954-1975): Phát triển giáo dục trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ.
Sau hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền.
Lưỡi dao chia cắt đó cắt đúng vào mảnh đất Quảng Trị. Huyện Vĩnh Linh thuộc
miền Bắc XHCN, phần còn lại thuộc chính quyền Mỹ, Nguỵ. Quảng Trị "như
hình ảnh của nước Việt Nam thu nhỏ, hai khu vực với hai chế độ khác nhau, trong
cùng một lúc phải đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng: cách mạng dân
tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc". (
1
)
---------------------------------------------------------------------------------------------
(
1
) Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị (trang 10, tập II)
Quảng Trị trở thành nơi đối đầu khốc liệt nhất. 20 năm của cuộc chiến,
nhiều tỉnh thành bị tàn phá nhưng không có tỉnh thành nào lại bị tàn phá nặng nề
như Quảng Trị. Trong lịch sử, Quảng Trị đã từng chịu thách thức bởi chiến tranh
nhưng đây là những năm tháng nghiệt ngã nhất. Cả phía bắc lẫn phía nam, từ
(1): Xem T¹p chÝ Cöa ViÖt (sè 15/1992)
miền núi đến miền biển, cả đô thị cũng như đồng bằng, tất cả đều bị bom đạn,
chất độc hoá học cày xới. Toàn tỉnh là một cảnh hoang tàn đổ nát. (Bình quân
mỗi người dân phải chịu 7 tấn bom, sau chiến tranh chỉ còn lại 3 làng tương đối
nguyên vẹn, bình quân 5 người dân có 1 người chết hoặc thương tật...)
Khu vực Vĩnh Linh - một đặc khu, về hành chính ngang cấp tỉnh - đã tận lực
phát triển giáo dục nhưng với ba giai đoạn khác nhau:
• Từ 1954-1965 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ các ngành học và đã có những

thành công xuất sắc.
• Từ 1965-1972, khi đế quốc Mỹ trút hàng vạn tấn bom xuống đây, Vĩnh Linh đã
tổ chức cho toàn bộ học sinh sơ tán an toàn ra 7 tỉnh miền Bắc để tiếp tục học
tập. Trường PTTH Vĩnh Linh A được công nhận anh hùng có nguyên lo từ việc
vượt qua những khó khăn to lớn này.
• Từ 1973-1976: Tổ chức lại và tiếp tục phát triển giáo dục trên một vùng đất
hoang tàn vì chiến tranh.
Trong suốt thời gian này, Vĩnh Linh vừa ngoan cường tổ chức tốt nền giáo
dục của mình vừa tận lực chi viện sức người, sức của cho giáo dục cách mạng ở
các huyện phía nam.
ở phía nam, từ 1954 -1972 là thời kỳ các trường học được điều hành bởi chế
độ Mỹ - Nguỵ. Lúc phát triển cao nhất có gần 1.000 giáo viên và gần 20.000 học
sinh các cấp, trường lớn nhất là trường trung học Nguyễn Hoàng ở thị xã Quảng
Trị. Mặc dù nhà trường Mỹ - Nguỵ đã xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ miền Bắc, kêu
gọi chống cộng sản nhưng những thầy giáo và học sinh yêu nước vẫn hướng về
cách mạng và không ít người đã đi theo cách mạng, theo bộ đội giải phóng. ở
chiến khu và một số vùng được giải phóng, các trường bổ túc văn hoá được tổ
chức, phong trào xoá mù chữ được phát động, một số xã đã có trường tiểu học, cá
biệt vài xã có trường PTCS. Từ 1958, bắt đầu có các đoàn giáo viên từ miền Bắc
chi viện cho giáo dục vùng giải phóng và thật cao cả khi có hàng chục người thầy
giáo - chiến sĩ đã anh dũng hy sinh cho sự phát triển giáo dục tại vùng đất ác liệt
này. Ngày 1/5/1972, tỉnh Quảng Trị được giải phóng, hơn 3/4 đất đai và dân số
thuộc quyển quản lý của chính quyền cách mạng. Ty giáo dục Quảng Trị ra đời.
Phát huy sức mạnh nội lực, phối hợp với sự chi viện to lớn của hơn 1.500 cán bộ
giáo viên của 15 tỉnh miền Bắc, tất cả các ngành học đều được xây dựng và
nhanh chóng phát triển. Trường PTTH duy nhất của vùng giải phóng miền Nam,
trường PTTH Đông Hà khai giảng năm học đầu tiên vào 10/1973. Mặc dù không
gian nằm trong tầm pháo của đối phương nhưng từ 1972 đến đầu 1976, ngành
học Mầm non các cấp học phổ thông, hệ thống học Bổ túc cho người lớn và
trường Sư phạm đều đã được xây dựng và tổ chức hoạt động khá nền nếp. Ngoài

những nỗ lực tối đa tại chỗ, sự chỉ đạo của Bộ, kinh nghiệm của giáo dục miền
Bắc và sự giúp đỡ chí tình của các tỉnh hậu phương có vai trò to lớn cho sự phát
triển giáo dục của vùng đất Quảng Trị.
- Giai đoạn 3 (1976-1989): Phát triển giáo dục trong tỉnh Bình Trị Thiên
thống nhất.
Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi - Tổ quốc thống
nhất, cả nước bước vào một thời kỳ mới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Tháng 7-1976, thực hiện chủ trương hợp tỉnh, bốn Ty giáo dục: Quảng
Bình, Vĩnh Linh, Quảng Trị, Thừa Thiên được hợp nhất thành Ty giáo dục Bình
Trị Thiên. Từ cơ sở đang có ba loại hệ thống giáo dục: hệ thống giáo dục 10 năm
(Quảng Bình, Vĩnh Linh), hệ giáo dục 12 năm của vùng giải phóng (Quảng Trị)
và hệ 12 năm của chính quyền cũ. Việc hợp nhất hệ thống giáo dục đã được thực
hiện một cách tốt đẹp trong một chương trình thống nhất và hợp lý. Thực hiện
nghị quyết của tỉnh uỷ Bình Trị Thiên ngày 5/3/1977, tại Quảng Trị, từ 8 huyện,
thị được tổ chức lại thành 4 huyện có quy mô lớn hơn: Bến Hải, Triệu Hải,
Hướng Hoá và thị xã Đông Hà. Mặc dù xa trung tâm của tỉnh (Huế) lại gặp rất
nhiều khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật và đời sống (do bị tàn phá nặng nề của
chiến tranh chưa có thời gian và điều kiện để khắc phục) nhưng giáo dục trên địa
bàn Quảng Trị vẫn được phát triển mạnh. Mạng lưới trường lớp, quy mô các
ngành học đều tăng rõ rệt từng năm, các cuộc vận động lớn như "tăng cường giáo
dục đạo đức cách mạng", "gắn chặt hơn nữa nhà trường với cuộc sống", "học đi
đôi với hành"... được dấy lên sôi nổi và do đó chất lượng đào tạo đã có những
tiến bộ nổi trội. Các điển hình tiên tiến của các đơn vị giáo dục tại Quảng Trị
không chỉ là điển hình của Bình Trị Thiên mà còn có ý nghĩa đối với cả nước:
Trường PTCS Vĩnh Thuỷ với sự kiện ba học sinh cứu cả đoàn tàu trở thành lá cờ
đầu về giáo dục đaọ đức cách mạng cho học sinh. Phong trào mẫu giáo xã Hải
Tân trở thành ngọn cờ đầu mẫu giáo nông thôn cả nước khi huy động được 100%
số cháu trong độ tuổi. Huyện Triệu Hải trở thành điểm sáng về bồi dưỡng học
sinh giỏi khi có học sinh đoạt giải nhất văn và toán toàn quốc, trường trung học
Cồn Tiên trở thành lá cờ đầu trường học trồng cây khi trồng được nửa triệu cây.

Đặc biệt, với việc cống hiến một kinh nghiệm rất lớn về việc kết hợp giữa trường
học với một cơ sở sản xuất lớn XHCN trong một cơ cấu thống nhất, trường trung
học vừa học vừa làm Tân Lâm được nhận danh hiệu trường anh hùng. Trong 13
năm hợp tỉnh, giáo dục tại khu vực Quảng Trị không những phát triển mà đã
cống hiến cho tỉnh Bình Trị Thiên hợp nhất và cả nước một số kinh nghiệm quý
báu.
- Giai đoạn 4 (1989-2000): Phát triển giáo dục khi Quảng Trị tái lập
Thực hiện Nghị quyết 86/NQ-BCT của Bộ Chính trị ngày 14-4-1989 và
Nghị quyết của kỳ họp thứ V Quốc hội khoá VIII, tỉnh Quảng Trị được tái lập
ngày 1-7-1989. Một không khí phấn chấn trào dâng từ tỉnh đến cơ sở, nguyện
vọng muốn đóng góp để xây dựng và phát triển Quảng Trị là nguyện vọng phổ
biến trong toàn xã hội cũng như cán bộ và giáo viên thuộc ngành. Theo đề nghị
của tỉnh, Chính phủ đã đồng ý cho lấy lại 8 huyện, thị xã như truớc đầy và sau đó
lập thêm huyện thứ chín là huyện Đakrông. Quảng Trị bắt đấu sự đổi mới và phát
triển từ một điểm xuất phát hết sức thấp. Ngành giáo dục đã có những bước phát
triển của thời kỳ trước đó nhưng đó là cơ sở giáo dục của bốn huyện riêng lẻ
thuộc vùng xa của Bình Trị Thiên, giờ đây phải tổ chức lại trong cơ cấu của một
tỉnh độc lập. Khó khăn lớn nhất là cơ sở vật chất kỹ thuật vừa thiếu vừa lạc hậu
và hầu hết ở dạng tạm bợ trong khi nguồn thu của tỉnh rất ít ỏi (cả năm 1990 chưa
vượt quá 25 tỉ/năm). Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh xem việc phát triển giáo dục
vừa là một hướng rất cơ bản vừa là một yêu cầu cấp bách và được ưu tiên đầu tư
theo hướng vừa tận lực phát triển "nền" vừa sớm tạo ra cái "mũi nhọn", vừa chú
trọng toàn diện các yếu tố vừa tập trung đúng mức cho các giải pháp "đột phá".
Vì vậy, tất cả các ngành học đều được phát triển, giáo dục tại tất cả các địa bàn
đều được quan tâm. Trong đó việc phát huy sức mạnh tổng hợp, sử dụng sức
mạnh toàn tỉnh phối hợp và chi viện tối đa để xoá mù chữ và phổ cập tiểu học
được tập trung thực hiện. Giáo viên ở vùng sâu vùng xa đã có những đóng góp
rất đáng trân trọng. Cô giáo Trần Thị Nở đã dũng cảm bắt rắn độc cứu trẻ em ở
Khe Sanh là một tấm gương xúc động cả nước và được công nhận là chiến sĩ thi
đua toàn quốc. Đặc biệt, thầy giáo Hà Công Văn, hơn 20 năm bám bản, tận tuỵ

và đầy sáng tạo trong công tác nhất là sáng kiến độc đáo "Nội trú dân nuôi" đã trở
thành anh hùng lao động. Các huyện, xã đồng bằng tổ chức kết nghĩa, tự cử thầy
giáo cùng sách, tài liệu trực tiếp giúp các xã vùng núi khó khăn. Vì vậy, năm
1998, Quảng Trị đã là tỉnh thứ 18 của cả nước (thứ 3 của miền Nam) được công
nhận hoàn thành xoá mù chữ - phổ cập tiểu học và đến nay, 2/3 huyện, thị xã,
phường đạt chuẩn phổ cập PTCS. Nhằm phát huy tối đa sức mạnh nội lực, phong
trào xã hội hoá giáo dục thành công nhất là hình thức Đại hội giáo dục xã -
huyện được bắt đầu từ năm 1990-1991. Đồng chí Bí thư tỉnh uỷ Nguyễn Đức
Hoan đã trực tiếp chỉ đạo đại hội điểm xã Triệu Đông để từ đó "nhân" rộng ra
toàn tỉnh. Giáo dục Quảng Trị tạo được một cách làm mới: cộng đồng được biết,
được bàn và tham gia giải quyết một số vấn đề giáo dục của địa phương bằng khả
năng của chính mình. Trong hoàn cảnh nghèo khó và còn nhiều thiếu thốn, đây là
một giải pháp rất có ý nghĩa để vừa ổn định vừa phát triển giáo dục. Nhiều biện
pháp để tranh thủ "ngoại lực" được chú trọng tổ chức, từ cách chương trình của
Bộ, sự giúp đỡ của các tỉnh, các ngành và những giúp đỡ thiết thực của các tổ
chức quốc tế đã hỗ trợ nhiều cho sự phát triển của ngành. Riêng việc chỉ có 5
trường hai tầng do UNICEF đầu tư đã xuống cấp nghiêm trọng năm 1990 mà nay
đã có 180 trường hai, ba tầng kiên cố, khang trang đã là một minh chứng rõ ràng.
Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng VII và tiếp đó là Nghị quyết BCHTW
về Giáo dục - đào tạo, phong trào "xã hội hoá giáo dục" cũng như phong trào thi
đua "Hai tốt", "kỷ cương - tình thương - trách nhiệm" trong nhà trường càng
được đẩy mạnh, giáo dục Quảng Trị đã phát triển một cách toàn diện. Trên một
"nền" chung được tăng khá nhanh hàng năm, các điển hình "mũi nhọn" cũng
được hình thành một cách thuyết phục. Vượt qua khó khăn, Quảng Trị đã là tỉnh
đi tiên phong trong việc đưa tin học vào nhà trường từ 1989-1990 và sớm ứng
dụng công nghệ thông tin trong một số hoạt động tác nghiệp của ngành. Bộ đánh
giá cao và một số tỉnh đã đến trao đổi, học tập việc làm này. Việc phát hiện, bồi
dưỡng học sinh giỏi cũng được chú trọng ngày từ khi tỉnh lập lại. Việc một tỉnh
xa nhiều khó khăn như Quảng Trị đã có học sinh đoạt giải nhất quốc gia về tin
học, về môn sinh vật (cấp PTTH), thủ khoa một số trường đại học và các giải

khác được bắt đầu từ đây. Các điển hình của các ngành học, các trường trọng
điểm chất lượng cao đã phát huy tác dụng rõ rệt thúc đẩy sự phát triển chung.
Sau hơn 10 năm lập lại tỉnh, từ một điểm xuất phát thấp và đầy khó khăn,
giáo dục Quảng Trị đã được tỉnh đánh giá và nhân dân công nhận là một minh
chứng cho thành công của sự nghiệp đổi mới và phát triển chung. Rõ ràng là
bằng sự nỗ lực tối đa từ "nội lực" cùng với những hỗ trợ của "ngoại lực", các điều
kiện đã được chăm lo một cách hợp lý, kế hoạch phát triển đã được xác lập một
cách khoa học và hiệu quả thực tế đưa lại là: mạng lưới giáo dục đã được hình
thành sâu rộng, loại hình được đa dạng hoá, quy mô các ngành học, cấp học tăng
nhanh, các điển hình và "mũi nhọn" có sức thuyết phục, chất lượng chung ngày
càng tiến bộ.
Cho đến hôm nay, giáo dục Quảng Trị còn phải phấn đấu quyết liệt để giải
quyết những tồn tại và non yếu của mình.. Đó là một cơ cấu phải hợp lý hơn khi
ngành mầm non và dạy nghề đang có khó khăn. đó là yêu cầu bình đẳng về giáo
dục khi các vùng sâu vùng xa đang có khoảng cách xa so với vùng thuận lợi. Đó
cũng là những điều kiện thiết yếu về trình độ đội ngũ, về cơ sở vật chất kỹ thuật...
Nhất là để có chất lượng cao về nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá
và hiện đại hoá. Nhưng hơn bất kỳ lĩnh vực nào, giáo dục là cả một quá trình.
Những gì đã đạt được là một thành công to lớn, một sự phát triển vượt bậc. Khi
nền kinh tế Quảng Trị vẫn còn trong diện tỉnh khó khăn của cả nước nhưng về
giáo dục đào tạo được Bộ xếp trong "tốp 10" là một xác nhận về sự phấn đấu to
lớn của Đảng bộ, nhân dân và toàn ngành giáo dục cho sự nghiệp này.
 

PHẦN THỨ NHẤT
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
(1945 - 1954)
---
CHƯƠNG I:

HÌNH THÀNH GIÁO DỤC CÁCH MẠNG
Cách mạng tháng Tám thành công khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do, hạnh phúc. Chính phủ
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đứng đầu là Hồ Chủ Tịch đã kịp thời kêu gọi
"Tổ chức bình dân học vụ, tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở Đại học và Trung học,
cải cách học theo tinh t hần mới, bài trừ cách dạy học nhồi sọ" (
1
). Hồ Chí Minh,
vị lãnh tụ cách mạng đầu tiên đã nhận thức đúng vai trò, vị trí của giáo dục đối
với sự phát triển của đất nước, vì vậy ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng
Chính phủ, ngày 03 tháng 9 năm 1945 Người đã đưa ra đề nghị: "Nạn dốt là một
trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân Pháp dùng để cai trị chúng ta".
Hơn 95% đồng bào chúng ta mù chữ. Nhưng chỉ cần 3 tháng là đủ để học đọc,
học viết tiếng ta theo vần quốc ngữ. "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy
tôi đề nghị mở chiến dịch chống nạn mù chữ" (
2
). Đề nghị đó của Hồ Chủ Tịch trở
thành Quyết định của Hội đồng Chính phủ và 3 Sắc lệnh quan trọng được ban
hành. Sắc lệnh số 17/SL thành lập Nha Bình dân học vụ (8/9/1945); sắc lệnh số
19/SL hạn định trong 6 tháng các làng xã, thôn bản phải tổ chức học chữ Quốc
ngữ, sắc lệnh 20/SL:
-------------------------------------------------------------------------------
(
1
) Kháng chiến kiến quốc, Chỉ thị của BCHTW Đảng NXB Sự thật Hà Nội trang
19,20
(
2
) Hồ Chủ tịch bàn về Giáo dục. NXB Giáo dục
Xây dựng nền giáo dục cách mạng: Vì dân, do dân và được xây dựng trên nguyên

tắc khoa học, dân tộc, đại chúng được tổ chức khắp toàn quốc "Trong khi chờ đợi
lập được nền Tiểu học cưỡng bức, việc học chữ Quốc ngữ từ nay bắt buộc và
không mất tiền cho tất cả mọi người. Hạn trong 1 năm tất cả mọi người Việt Nam
từ 8 tuổi trở lên phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ ". Những chủ trương táo
bạo, quyết liệt, đúng đắn và sáng tạo trong những ngày đầu của Chính phủ đã
nhanh chóng được thực hiện rộng khắp trong cả nước.
Quảng Trị, giành được chính quyền từ ngày 23 tháng 8 năm 1945. Ủy ban
nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh ra đời do ông Trần Hữu Dực làm Chủ tịch, ông
Đặng Thí và ông Ngô Hữu Khiết làm Phó Chủ tịch đã kịp thời cử ông Vương
Kiêm Toàn, Nguyễn Lê Thiệu (Hội viên hội truyền bá quốc ngữ) phụ trách công
tác giáo dục, phụ trách "Chiến dịch chống nạn mù chữ" và triển khai 3 Sắc lệnh
của Chính phủ.
Để thực thi Sắc lệnh của Chính phủ, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời
tỉnh quyết định giữ nguyên tổ chức thanh tra tiểu học vụ do ông Tôn Thất Dương
Thanh làm Trưởng ty Thanh tra tiểu học vụ. Một thực tế là khi ta cướp chính
quyền, trên 95% nhân dân mù chữ. Dân tộc Pa Kô, Vân Kiều, số người biết chữ
đếm trên đầu ngón tay. Cán bộ kháng chiến phải huy động tìm nguồn ở các thôn
xã, làng bản, tập hợp hết mọi người biết chữ dể dạy cho người chưa biết chữ.
Phong trào học chữ Quốc ngữ được nhân dân hưởng ứng sôi nổi, chữ được
viết khắp nơi ở đình làng, ngõ chợ, bến sông, chữ viết trên vách nhà, công cụ lao
động. Các lớp học bình dân học vụ được tổ chức linh hoạt theo cụm gia đình ở
các thôn bản. Trình độ người dạy cao hơn người học không được bao nhiêu
nhưng với nhiệt tình cách mạng vừa dạy vừa học, học lớp trên xuống dạy lớp
dưới theo tinh thần người biết một chữ dạy người chưa biết chữ. Đội tuyên truyền
vận động của Ty tuyên truyền Quảng Trị có sáng kiến đặt ra những câu hò, vè,
những câu văn vần về chữ cái cho người học dễ nhớ như:
O tròn như quả trứng gà
Ô thời đội nón, Ơ là có râu...
Những biện phápừaa có tính chất tuyên truyền cổ động, vừa có tình chất bắt
buộc học chữ Quốc ngữ được thực hiện. Nhiều "Chiến sĩ diệt dốt" (

1
) có sáng
kiến lập cổng chào qua làng, làm cổng chợ, dựng cổng bến đò viết sẵn chữ liên
quan bắt buộc mọi người phải đọc được mới cho qua. Phong trào học chữ trở
thành phong trào cách mạng, tạo ra một không khí rộn ràng, tươi sáng làm át đi
những khó khăn, thiếu thốn trong đời sống của người dân, tạo ra niền tin vào chế
độ mới, giữ vững chính quyền cách mạng, tổ chức diệt dốt thành công. Chưa đầy
1 năm, Quảng Trị đã có trên một vạn người đọc thông viết thạo, làm được 4 phép
tính cộng , trừ, nhân , chia. Lực lượng trẻ ở các lớp "ấu trỉ viên" (
2
). Sáng kiến
của ông Trương Quang Phiên Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh được
áp dụng khắp cả tỉnh. Những ấu trỉ viên hàng tháng tổ chức lửa trại, diễn kịch, ca
hỏt, nhy mỳa... ó tp hp c nhõn dõn hng v cỏch mng, ra sc tng gia
sn xut phc v kiờn quc.
Thỏng 9 nm 1945 nhõn dp khai ging nm hc u tiờn ca nc Vit Nam
dõn ch cng hũa, H Ch Tch ó gi th cho hc sinh c nc. Trong th
Ngi ó ch rừ s khỏc bit gia nn giỏo dc mi v giỏo dc nụ l ca thc
dõn Phỏp. "Ngy nay cỏc chỏu c cỏi may mn hn cha anh l c hng mt
nn giỏo dc ca mt nc c lp, mt nn giỏo dc s o to cỏc chỏu nờn
nhng ngi cụng dõn cú ớch cho nc Vit Nam, mt nn giỏo dc lm phỏt trin
hon ton nhng nng lc sn cú ca cỏc chỏu" (
3
)
Th ca Ch tch Nc n vi th h tr bng nhng li khuyờn õn cn thit
tha, tin tng. ng thi giao phú trng trỏch ln lao cho th h tr i vi tng
lai t nc: "Non sụng Vit Nam cú tr nờn v vang hay khụng , dõn tc Vit
Nam cú c v vang sỏnh vai cỏc cng quc nm chõu hay khụng, chớnh l nh
mt phn ln cụng hc tp ca cỏc chỏu" (
1

)
Th ca H Ch Tch ó lm thc tnh hng triu trỏi tim yờu nc ca th
h tr v giỏo gii, thc tnh hng triu trỏi tim yờu nc ca nhõn dõn ta, mói
mói i vo lch s dõn tc, khng nh nim tin cỏc th h cha anh i vi nũi
ging con chỏu Lc Hng.
y ban nhõn dõn cỏch mng lõm thi tnh ó c s ch o ca Liờn khu
y khu Bn (IV) hỡnh thnh Ty Bỡnh dõn hc v do ụng Lờ ỡnh Hiờn lm
Trng ty. Ngy khai trng u tiờn Qung Tr c t chc sụi ni khp cỏc
trng tiu hc, cỏc lp "u tr viờn" . Hỡnh thc t chc trang trng, cho c,
hỏt Quc ca, c th H Ch Tch. Sau l khai ging l t chc rc uc, c
ng i qua cỏc ng lng ngừ xúm. Trong dũng ngi c ng cú y
ngi gi, ngi tr, thanh niờn, ph n hỏt vang "Bi ca hựng binh", "Chin s
Vit Nam"... vang dy mi min, thc tnh mi tng lp nhõn dõn hng hỏi tham
gia khỏng chin kin quc.
Nm hc u tiờn Qung Tr tp trung ch o theo quan im ca B l
thc hin nn giỏo dc "Tụn trng nhõn phm, rốn luyn chớ khớ, phỏt trin ti
nng phng s on th"
-------------------------------------------------------------------------------------
(
1
) H Ch Tch bn v giỏo dc, Sỏch ó dn trang 24
----------------------------------------------------------------------------------------------
(
1
) Danh hióỷu Họử Chờ Minh tỷng cho nhổợng ngổồỡi laỡm cọng taùc BDHV
(
2
) Caùc lồùp hoỹc sinh nhoớ tuọứi ồớ caùc thọn xoùm
(
3

) Họử Chuớ Tởch baỡn vóử giaùo duỷc, Saùch õaợ dỏựn trang 24
Hai ngành học Tiểu học vụ và Bình dân học vụ cùng tồn tại và phát triển
song song. Cái khó khăn lớn nhất của năm học này là sách giáo khoa bằng Tiếng
Việt. Những bộ môn thuộc khoa học xã hội được khắc phục bằng các bài báo
"Nhân dân", báo "Tia sáng" (
1
) giáo viên tự biên tập về Lịch sử , Địa lý. Những
bộ môn khoa học tự nhiên giáo viên phải dịch từ sách giáo khoa của Pháp. Ty
Giáo dục cử 2 cán bộ ra Liên khu IV chép chương trình, giáo viên dựa vào
chương trình mà biên soạn và dạy. Trường tiểu học ở Quảng Trị lúc này không
có nhiều, qui mô nhỏ và không hoàn chỉnh. Số lượng học sinh tiểu học chưa đến
1000 em (kể cả các lớp hương học ở các thôn bản) .
Tại hội nghị cán bộ toàn tỉnh tháng 3 năm 1946 họp ở trụ sở tự vệ thị xã
Quảng Trị, đồng chí Trần Tống ủy viên Thường vụ xứ ủy Trung Bộ đã về dự và
đánh giá như sau:
"Những cuộc vận động thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm là diệt giặc đói, diệt
giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm" bước đầu đã đem lại cho Quảng Trị một sắc thái
mới tốt đẹp. Qua các cuộc vận động lớn đó, Đảng bộ Quảng Trị đã huy động
được lực lượng toàn dân tham gia xây dựng, củng cố chính quyền, tạo nên nền
móng của chế độ mới, phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ của nhân dân, tổ chức
được phong trào quần chúng rộng rãi với khí thế cách mạng sôi nổi chưa từng có"
(
2
)
Năm học đầu tiên có sự kiện lịch sử trọng đại là Tổng tuyển cử của Chính
phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Quảng Trị lúc đó có 28 vạn dân
với gần 15 vạn cử tri đã hăng hái đi bầu cử. Mặt trận Việt Minh đã giới thiệu các
ông Lê Thế Hiếu, Đặng Thí, Trần Mạnh Quỳ.
--------------------------------------------------------------------------------
(1) Tờ báo của Đảng bộ huyện Hải Lăng

(2) Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị, tập I NXB Chính trị quốc gia 1996 - trang 242
Những đại biểu đầu tiên của Quốc hội khóa I ở Quảng Trị có số phiếu cao.
Sự kiện quan trọng này như luồng gió mới thổi vào không khí học tập sôi nổi
của giáo viên và học sinh trong tỉnh.
Ty Bình dân học vụ và Ty Tiểu học vụ Quảng Trị đã tiến hành một đợt
truyên truyền giác ngộ lực lượng giáo giới về Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa, thức tỉnh thế hệ trẻ về mục đích học tập về tương lai đất nước.
Mặt dù tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng trực
tiếp tới phong trào cách mạng ở địa phương nhưng cuộc bầu cử Hội đồng nhân
dân tỉnh vẫn được tiến hành. Ông Nguyễn Xuân Luyện được bầu làm Chủ tịch
Ủy ban hành chính tỉnh. Bộ máy Hội đồng nhân dân các cấp được kiện tòan. Địa
giới các xã trong tỉnh được mở rộng, toàn tỉnh có 66 xã (
1
) chính quyền các cấp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Giáo dục phát triển. Năm học đầu tiên có 17
trường tiểu học và gần 40 lớp hương học (
2
), số lượng khoảng trên 2500 em. Hệ
thống Bình dân học vụ được mở rộng trong các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh, cấp
xã, thôn, trong nhân dân.
Sở Bình dân học vụ Trung bộ tổ chức lớp tập huấn tại Huế mang tên Phan Thanh
có đồng chí Nguyễn Duy Trinh phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Kháng chiến
Trung bộ; đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Việt Minh đến dự; đồng chí
Võ Nguyên Giáp, Phó trưởng ban trong Hội đồng trị sự truyền bá chữ quốc ngữ
nói chuyện. Quảng Trị có trên 10 người dự lớp này. Mặt khác tăng cường tổ chức
các lớp bồi dưỡng
-----------------------------------------------------------------------------
(1) Hải Lăng 16 xã; Triệu Phong 14 xã; Cam Lộ 10 xã; Do Linh 7 xã; Vĩnh Linh
15 xã; Hướng Hóa 4 xã. Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị
(2) lớp học ở các thôn, xóm

tại chỗ để tăng nhanh về số lượng cán bộ bình dân học vụ.
Từ những lớp học bồi dưỡng do Nha Bình dân học vụ tổ chức đã đào tạo
những hạt giống tốt cho phong trào bình dân học vụ của tỉnh Quảng Trị. Để phát
động phong trào, Ty Bình dân học vụ đã tổ chức biên chế các trưởng ban bình
dân học vụ ở các địa phương. Ông Nguyễn Hữu Ích làm trưởng ban bình dân
học vụ ở Triệu Phong; ông Phan Quang Diêu (Phan Quang) trưởng ban bình dân
học vụ ở huyện Hải Lăng; ông Hoàng Đức Thạc làm trưởng ban bình dân học vụ
ở Cam Lộ; ông Nguyễn Thiệu làm trưởng ban ban bình dân học vụ ở Vĩnh Linh...
Lúc bấy giờ ở mỗi xã, mỗi thôn đều có trưởng ban ban bình dân học vụ.
Công việc đầu tiên của các ban bình dân học vụ là tổ chức tuyên truyền. Thời
kỳ đầu cách mạng không có sự tách bạch nhiệm vụ trong tuyên truyền. Người ta
có thể tuyên truyền đường lối Việt Minh, chính sách của Chính phủ ngay trên lớp
bình dân học vụ. Nội dung tuyên truyền tập trung vào chống giặc đói, giặc dốt,
giặc ngoại xâm. Công tác tuyên truyền cho bình dân học vụ được đẩy mạnh thành
cao trào, đi đâu, làm gì cũng xoay quanh việc học bình dân học vụ. Chuẩn mực
biết chữ được đề cao:
Lấy chồng biết chữ là tiên
Lấy chống mù chữ là duyên nợ nần.
Tháng 2/1946 Bộ Giáo dục quốc gia mở Hội nghị cán bộ giáo dục toàn quốc
ở trường Ba Công Thụy Khê (Hà Nội) đoàn cán bộ Giáo dục Quảng Trị do ông
Tôn Thất Dương Thanh, ông Nguyễn Linh (đại diện cho cơ sở) và ông Tôn Thất
Văn ra dự. Tại hội nghị này Bộ Gíáo dục đánh giá cao thành quả đạt được của
phong trào bình dân học vụ, phong trào giáo dục của Quảng Trị.
Đoàn trở về tổ chức hội nghị ở trụ sở tự vệ thị xã Quảng Trị với hơn 50 người
tiêu biểu cho phong trào. Không có phần thưởng chỉ có lời khen nhưng các cán
bộ và giáo viên vô cùng phấn khởi và do đó phong trào được nuôi dưỡng, phát
triển. Số liệu lưu trữ lúc đó là 753 lớp bình dân học vụ, 327 giáo viên và 13.595
học viên. Con số này cũng có nghĩa là gần hết số người trong tuổi cử tri ở
Quảng Trị đã biết chữ. Phong trào bình dân học vụ ở Quảng Trị phát triển cho tới
khi mặt trận vỡ. Trong thành công to lớn đó có sự đóng góp quan trọng của "cán

bộ bình dân học vụ" . Khi mặt trận vỡ, lúc đầu cán bộ bình dân học vụ được điều
sang làm ở "Ban tăng di sản" (lo việc tăng gia sản xuất và tổ chức di tản dân ra
khỏi vùng địch chiếm đóng), chuẩn bị lực lượng tổ chức bước vào kháng chiến,
sau khi ổn định được nơi ăn chốn ở lại tiếp tục mở lớp bình dân học vụ. Mọi
người bền bĩ, kiên quyết làm theo tinh thần của Hồ Chủ Tịch là "Ra sức chống
giặc dốt cho dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thông thái" (
1
)
Từ 1947 đến 1952 Ty Bình dân học vụ của tỉnh bổ sung lực lượng, rút các
cán bộ ở các huyện, điều một số giáo viên tâm huyết tự tổ chức biên soạn, in ấn
sách học vần, sách học tính gửi về các lớp bình dân để giáo viên giảng dạy. Năm
1950 Ty Bình dân học vụ tập hợp các bài vở soạn được thành cuốn sách "Dự bị
bình dân" dùng cho người học. Cuốn sách được in bằng tipô do Nhà in báo chiến
khu Thừa Thiên xuất bản.
----------------------------------------------------------------------------------------
(
1
) Bác Hồ nói với cán bộ, nhân dân Hải Phòng sau khi đi thăm Pháp trở về
(10/1946)
Năm học 1946 - 1947 gặp muôn vàn khó khăn trở ngại, nhất là sau Tạm ước
14 tháng 9 năm 1946 Hồ Chủ Tịch ký với Chỉnh phủ Pháp nhằm cố gắng đẩy lùi
chiến tranh. Thực dân Pháp bội ước, đế quôïc Mĩ liên kết với quân Tưởng ào ạt
tấn công nhằm bóp chết chính quyền non trẻ của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân:
"Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"
(
1
).
"Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng
phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu

Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng
cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước" .
Người khẳng định: "Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết
hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta" (
2
).
Đồng chí Nguyễn Chí Thanh ủy viên trung ương Đảng, Bí thư xứ ủy Trung
Bộ. Đồng chí Hoàng Quốc Việt Bí thư liên khu Bốn đã trực tiếp chỉ đạo các hội
nghị cán bộ tỉnh Quảng Trị, vạch ra sách lược cụ thể thực hiện lời kêu gọi của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện trường kỳ kháng chiến thắng lợi. Ủy ban Kháng
chiến tỉnh Quảng Trị gồm các đồng chí Đặng Thí, Nguyễn Xuân Luyện, Nguyễn
Hữu Khiếu Hùng Việt, Trần Sâm, Trương Quang Phiên (phụ trách giáo dục) đã
vạch định các chủ trương ngăn chặn quân Pháp đánh từ Lào qua đường 9 nhằm
giải vây cho Thừa Thiên - Huế (lúc này Ủy ban Kháng chiến hành chính Trung
Bộ của ta đang đóng ở Huế) .
--------------------------------------------------------------------------------------
(1) Hồ Chí Minh toàn tập NXB chính trị quốc gia Hà Nội 1995 . Trang 486
(
2
) Hồ Chí Minh toàn tập NXB chính trị quốc gia Hà Nội 1995 . Trang 486
Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị cùng với cả nước nhất tề đứng lên kháng
chiến. Cơ quan tỉnh ủy chuyên lên chiến khu Ba Lòng. Ủy ban quân sự địa
phương tăng cường lực lượng cho sư đòan 95 (trước gọi là Thiện Thuật). Quân
và dân ta trong đó có đông đảo học sinh và giáo viên ngày đêm đào hào, phá
đường, đánh sập cầu, đắp chướng ngại vật trên đường cái ngăn chặn bước tiến
của địch, thực hiện "vườn không nhà trống" , "tiêu thổ kháng chiến", thực hiện
đưa dân tản cư lên rừng núi, những miền hiểm trở để bảo toàn lực lượng chuẩn bị
cho cuộc kháng chiến lâu dài. Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo, phát động được lòng
yêu nước
của nhân dân, chúng ta đã làm hạn chế đáng kể kế hoạch "đánh nhanh thắng

nhanh của thực dân Pháp"
Ngày 10 tháng 01 năm 1947 địch vượt sông Sê pôn từ Lào đánh Khe Sanh,
đường 9. Ngày 21 tháng 01 năm 1947 chúng đánh xuống Cùa, Mai Lĩnh, Đầu
Mầu; ngày 16/2 chúng đánh chiếm Đông Hà; ngày 19/2 đánh chiến thị xã Quảng
Trị, Hải Lăng; ngày 27/3 đánh chiếm Do Linh; ngày 30/3 đánh chiếm Vĩnh Linh.
Đến đâu chúng cũng đốt phá nhà cửa, trường học, bắn giết đồng bào ta trong đó
có nhiều học sinh và giáo viên. Tội ác của giặc Pháp chồng chất như núi. Quan
và dân ta đã anh dũng chống trả quyết liệt làm cho kẻ địch thiệt hại nặng nề, làm
chậm bước hành quân của địch. Gần 1 vạn quân với xe cơ giới, máy bay, súng
đạn hiện đại, chúng phải mất 3 tháng mới chiếm được một số điểm ở Quảng Trị
là bước thất bại đầu tiên của thực dân Pháp.
Tháng 11 năm 1947, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ II khai
mạc tại Khe Su Triệu Nguyên đã đánh giá cao kết quả đạt được trên 3 mặt trận
chính trị, quân sự và cải thiện đời sống nhân dân. Về văn hóa giáo dục, nhân dân
Quảng Trị vừa kháng chiến vừa chăm lo chú trọng xây dựng đời sống mới.
Phong trào bình dân học vụ vẫn được duy trì, kể cả các lớp sát nách địch (
1
).
Tỉnh ủy cũng lưu ý việc thành lập Ty Tiểu học vụ Quảng Trị. Ông Trương Quang
Phiên đã có công lớn trong việc tìm kiếm giáo viên có Bằng Thành chung (
2
) để
đảm đương trách nhiệm xây dựng Ty Tiểu học vụ. Trung tuần tháng 11/1947 hai
chiến sĩ tự vệ đưa đường thầy Trần Duy Mân một giáo chức đang dạy ở làng
Điếu Ngao, Đông Hà lên chiến khu Ba Lòng nhận chức Trưởng ty Tiểu học vụ
Quảng Trị theo quyết định của Ủy ban kháng chiến hành chính Quảng Trị. Bến
đò Đá nổi (Ba Lòng) lúc đó có 4 ngôi nhà tranh vách nứa do Ủy ban kkáng
chiến thuê dân địa phương dựng lên cho các Ty Tiểu học vụ, Ty Cứu tế xã hội,
Ty Lâm nghiệp và Ty Thú y làm việc. Văn phòng Ty ngày đầu tiên có 4 người,
ngoài thầy Mân có thầy Nguyễn Hữu Nguyên được phân công làm Chánh văn

phòng, thầy Trần Khả giữ chức Trưởng phòng chuyên môn và thầy Nguyễn Hữu
Bành giữ chức Trưởng phòng nhân sự kế tóan. Lương Trưởng Ty được ghi rõ
40,5 kg gạo/tháng; lương Phó trưởng Ty được 39,5 kg gạo/tháng; lương giáo viên
có Bằng Thành Chung là 38,5kg gạo/tháng, có bằng Tiểu học 36 kg güạo/tháng,
không có bằng được 35 kg gạo/tháng. Mỗi tháng được nhận 13,5kg, số gạo còn
lại ghi vào sổ lương chờ khi có điều kiện thanh toán. Mỗi giáo viên được cấp 2
xếp giấy (1 để soạn bài, 1 để làm sổ); Hiệu trưởng được cấp thêm 1 xếp để viết
báo cáo, 2 hộp phấn và 5 ngòi bút lá tre. Hành trang ban đầu của một thầy giáo
kháng chiến đơn giản nhưng với tấm lòng cách mạng yêu nước sâu sắc nhiều
thầy giáo đã quên mình vì sự nghiệp giáo dục.
-----------------------------------------------------------------------------------
(1) Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị. Sách đã dẫn
(2) Trình độ ngang lớp 9 ngày nay
Vốn có học vấn và với tấm lòng yêu nước nồng nàn, giáo viên đã hăng hái
đi về các vùng khó khăn trong thế trận cài răng lược, bên địch - bên ta, tổ chức
lớp học, xây dựng trường sở. Vì vậy ở vùng chiến khu, vùng tự do, vùng giáp
ranh, các lớp học được tổ chức trở lại. Sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
II (11/1947) phong trào bình dân học vụ ở Quảng Trị được khôi phục nhanh
chóng và phát triển mạnh mẽ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã
tập trung sức cho công tác bình dân học vụ, xem đó là một mặt trận quan trọng.
Khẩu hiệu thi đua "Tiền tuyến diệt xâm lăng - Hậu phương diệt giặc dốt" "Đi học
bình dân học vụ là yêu nước, dạy bình dân học vụ là yêu nước, diệt giặc dốt là yêu
nước, chống nạn thất học cũng là chống giặc ngoại xâm..." Khẩu hiệu về bình dân
học vụ, chữ cái, vần, dấu thanh được viết mọi nơi, mọi chỗ, có thể nói tỉnh Quảng
Trị là "tỉnh chữ, huyện chữ, làng chữ và nhà chữ" , ngủ dậy mở mắt ra là thấy
chữ. Mặt trận Việt Minh là người chỉ đạo trực tiếp, cùng với các Hội Phụ nữ,
Thanh niên ra sức tổ chức bình dân học vụ theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Ty Tuyên truyền của tỉnh đã có nhiều hoạt động cho bình dân học vụ. Từ
đầu năm 1948 khi lực lượng của địch tỏ ra không đủ sức kiểm sóat được địa bàn
rộng lớn của ta quân du kích và bộ đội địa phương chặn đánh giặc đi càn quét

làm cho chúng hao binh tổn tướng thì bình dân học vụ có cơ hội và điều kiện
phát triển.
Ngay từ khi địch đang đánh chiếm Đông Hà, Do Linh,Vĩnh Linh, huyện ủy
Hướng Hóa đã chỉ đạo: Khi địch đang đánh chiếm đồng bằng, tranh thủ đẩy
mạnh các hoạt động, chú trọng phát triển bình dân học vụ cho người Vân Kiều,
Pa Kô...(
1
). Quyết liệt và quả cảm là tinh thần của người làm công tác giáo dục,
bình dân học vụ. Trường lớp bình dân học vụ không những không bị tan rã mà
còn tiếp tục được mở khắp nơi.
----------------------------------------------------------------------------------------
(
1
) Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị - Sách đã dẫn. Trang 218
Linh hoạt trong cách tổ chức và sáng tạo trong việc dạy chữ là cách làm có hiệu
quả của các tổ chức giáo dục lúc bấy giờ. Ngành Giáo dục Quảng Trị đã huy
động một lực lượng đông đảo cho việc mở lớp bình dân học vụ. Năm học 1947 -
1948, Quảng Trị có trên 2000 lớp học . Lớp học ở các đình chùa, miếu mạo,
thường có mươi mười lăm người học. Lớp theo tổ trực chiến, theo chòi gác địch
đi càn, lớp học liên gia hoặc mỗi gia đình là một lớp học. Xã Phong Hanh huyện
Triệu Phong là một xã đồng bào Thiên chúa giáo, trong xã có 5 vị trí chốt giữ của
địch nhưng vẫn có 62 lớp với 487 người học (
1
)
Người dạy bình dân học vụ là những người lao động có vốn hiểu biết nhất
định, nhiều khi chỉ cách một lớp nhưng vô cùng tâm huyết và tận tụy. Chủ tịch
Hồ Chí Minh phong tặng cho các nhà giáo danh hiệu "Anh hùng vô danh". Khi
địch đi càn, người dạy bình dân học vụ là chiến sĩ quả cảm giết giặc, khi địch rút,
người chiến sĩ là người thầy. Các lớp bình dân học vụ được lồng ghép rất linh
hoạt, vừa dạy chữ, vừa tuyên truyền kháng chiến và cũng là nơi sinh họat văn hóa

văn nghệ thực hiện đời sống mới "ăn đũa hai đầu" vệ sinh thường thức. Cán bộ
bình dân học vụ nhiệt tình, chịu thương chịu khó nhất. Ở huyện Hải Lăng có một
chị giáo viên bình dân học vụ cha bị giặc Pháp bắn chết, chôn cất cha xong là đến
thẳng lớp bình dân học vụ vì biết rằng ở đó mọi người đang chờ chị (
2
). Giáo
viên Nguyễn Quang Trung ở xã Vĩnh Thái, hai chân bị liệt đi bằng tay vẫn kiên
trì đến lớp, một mình xóa nạn mù chữ cho hàng trăm người và đã được đi dự Hội
nghị thi đua toàn quốc, được nhận Huy hiệu Chiến sĩ diệt dốt. Lớp học bình dân
học vụ đã trở thành tổ ấm an ủi, chia xẻ về tình làng nghĩa xóm.
(1) Việt Nam chống nạn thất học. NXB Giáo dục. Trang 90
(2) nt Trang 68
Trong điều kiện thiếu thốn sách vần quốc ngữ, giáo viên bình dân học vụ
phải chép tay, in đất, in thạch, in đá. Năm 1947 Bộ Giáo dục in 2,5 triệu bản sách
học vần nhưng trong điều kiện chiến tranh ác liệt đoàn quân chi viện Khu ủy khu
Bốn chỉ mang vào được cho Quảng Trị 400 bản, vì vậy việc nhân bản bằng chép
tay là chủ yếu.
Biết Ty Bình dân học vụ Quảng Trị quá thiếu thốn về đá in, Ty Bình dân
học vụ Nghệ An tặng 10 viên đá. Để đến được chiến khu Ba Lòng - nơi Ty Bình
dân học vụ Quảng Trị đóng trụ sở. Ty Nghệ An phải cử 5 người gánh, vượt qua
Trường sơn hiểm trở, đi suốt cả tháng ròng mới đến được. (
1
). Nghĩa tình kháng
chiến đó ngành Giáo dục Quảng Trị mãi mãi tạc dạ ghi ân.
Kết thúc năm học 1948 - 1949 Quảng Trị đã tổ chức đượüc trên 2000 lớp
học, huy động gần 2 vạn người. Trong công tác bình dân học vụ phải kể đến một
lực lượng quan trọng nữa là bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực, họ vừa là đối
tượng của bình dân học vụ vừa là cán bộ bình dân học vụ năng nỗ nhất. Vùng núi
Hướng Hóa, vùng núi Do Linh, Vĩnh Linh nhờ lực lượng này mà cơ bản đã thực
hiện có hiệu quả công tác diệt giặc dốt.

Ty Bình dân học vụ đã triển khai chương trình tập huấn cho cán bộ bình dân
học vụ. Lúc này thầy Lê Duy Hoàn là Trưởng trại bồi dưỡng giáo viên bình dân
học vụ Quảng Trị đã tiến hành lớp bồi dưỡng ở Khe Su cho gần 70 giáo viên bình
dân học vụ; mở lớp bổ túc văn hóa tập trung, lồng ghép bồi dưỡng lý luận cách
mạng cho các đồng chí cán bộ chủ chốt của Đảng như đồng chí Lê Hành, Bí thư
huyện ủy huyện Hướng Hóa; Lê Văn Tài, xã đội trưởng Cam Giang; Lê Thị
Miên, Bí thư phụ nữ; Hoàng Giáo, Chủ tịch liên việt huyện; Trần Thị Thí, tỉnh
ủy viên...
----------------------------------------------------------------------------------
(
1
) Việt Nam chống nạn thất học - NXB Giáo dục . Trang 69
Chương trình bình dân học vụ khá đa dạng và năng động. Học viên vừa học chữ
vừa được nghe chính sách của Đảng và Nhà nước về kháng chiến kiến quốc.
Bình dân học vụ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình giải quyết mặt dân trí
giác ngộ cách mạng, hăng hái thi đua diệt giặc cứu nước.
Tháng 4/1949 đoàn văn công Khu Bốn vào phục vụ đồng bào Quảng Trị. Các
nghệ sĩ Châu Loan, Văn Ký, Trần Hòan... đã có dịp biểu diễn những bài hát cách
mạng cho lớp bồi dưỡng cán bộ bình dân học vụ và lớp lý luận chính trị của tỉnh
ủy. Núi rừng chiến khu Ba Lòng, Mai Đàn, Mai Lộc, Bảng Sơn... tưng bừng khí
thế cách mạng, thúc dục mọi người đi học bình dân học vụ. Từ chiến khu các cán
bộ bình dân học vụ hạ quyết tâm đẩy mạnh phong trào bình dân học vụ ở vùng
biển Quảng Trị. Thầy giáo Nguyễn Hữu Xuân (người Hoàng Trung, Hoàng Hóa,
Thanh Hóa) chi viện cho bình dân học vụ Quảng Trị có làn bài thơ dài về chiến
dịch này, trong đó có đoạn :
Đẩy phong trào theo đoàn chi viện
Quyết sao cho vùng biển tiến lên
Phát động Mỹ Thủy một đêm
Bình dân mở lớp, đuốc đèn giăng ngang
Chiến dịch bình dân học vụ cho vùng biển được tổ chức qui mô, không quản

hiểm nguy nơi đồn bốt của địch. Đoàn quân bình dân học vụ như những ngọn lửa
thắp sáng từ Hải Bình, Hải Trình, Hải Châu (Hải Lăng) chạy ra Phong Trạch,
Phong Thạnh (Triệu Phong) sang Do Việt, Do Hải, Trung Giang (Do Linh), đến
Vĩnh Tùng, Vĩnh Hoàng (Vĩnh Linh).
Sau thất bại ở chiến trường Việt Bắc thu đông năm 1947 giặc Pháp mở rộng
càn quét, chiến trường Bình - Trị - Thiên trở thành chiến trường ác liệt. Địch
đánh chiến khu Hòa Linh nơi Bộ chỉ huy phân khu của ta, đánh vào Thủy Ba
Thượng (Vĩnh Linh), Cẩm Phổ (Do Linh), Cùa (Cam Lộ), Khe Mương (Hải
Lăng), khu căn cứ của huyện ủy Hải Lăng và đánh chiếm chợ Cạn (Triệu Phong).
Những cuộc càn quét vây ráp của địch đã gây cho đồng bào ta những tổn thương
nặng nề. Điển hình là trong 3 ngày của tháng 3 năm 1949 chúng đã giết hại hơn
1300 người dân vùng Triệu Hải. Chiến tranh tàn khốc, đói kém, bệnh tật là những
cản trở lớn cho việc học tập của bình dân học vụ.
Từ tháng 3 năm 1949, sau Đại hội đại biểu Đảng bộ Quảng Trị lần thứ 3
phong trào bình dân học vụ phát triển trở lại. Ông Lê Đình Hiên trưởng Ty Bình
dân học vụ tỉnh được điều động ra Bộ Giáo dục, ông Nguyễn Linh giữ chức
Trưởng ty Bình dân học vụ, tiến hành tổ chức tập huấn củng cố lực lượng cán bộ
bình dân học vụ thực hiện những cải cách của hệ thống giáo dục bình dân học vụ
với những qui định theo quỹ thời gian:
- Sơ cấp bình dân: thời gian 4 tháng cho người chưa biết chữ
- Dự bị bình dân: thời gian 4 tháng dạy đến trình độ lớp ba cũ
- Bổ túc bình dân: thời gian 8 tháng dạy đến trình độ lớp 5.
- Trung cấp bình dân: thời gian 8 tháng dạy đến trình độ lớp 8 phổ thông.
Bình dân học vụ đi vào ổn định và có điều kiện nâng cao chất lượng theo
chuẩn mực của Nha Bình dân học vụ.
Năm 1951, giáo dục phát triển mạnh, đội ngũ cán bộ, thầy giáo các cấp
thiếu trầm trọng. Năng lực sư phạm mà trước hết lý luận về một nền giáo dục
cách mạng của cán bộ còn non nớt, nên cần phải gấp rút được đào tạo theo một
hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trung ương Đảng, Chính phủ
thành lập khu học xá trung ương đặt ở Nam Ninh, Quế Lâm của nước Cộng hòa

nhân dân trung Hoa. Quảng Trị đã có nhiều thầy giáo được đào tạo và trưởng
thành từ mái trường cách mạng này.
Tại đây, nhiều tài liệu giáo dục của Liên Xô, Trung Quốc được dịch ra Tiếng
Việt; nhiều tài liệu lý luận Mác - Lênin được xây dựng thành hệ thống quan điểm
giáo dục xã hội chủ nghĩa được trang bị có cơ sở. Đây chính là sự đảm bảo
hướng đi cho giáo dục tương lai.
Tháng 7 năm 1951, Bộ Gíao dục tổ chức Đại hội giáo dục toàn quốc ở Việt
Bắc. Tại hội nghị này, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức được thành lập.
Công đoàn giáo dục Việt Nam là thành viên của Tổng Liên đoàn lao động Việt
Nam, thống nhất lực lượng giáo giới hoạt động vì mục đích là xóa bỏ giáo dục nô
lệ, xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ, làm cho giáo giới có điều kiện phát
triển năng lực, trí tuệ phụng sự cách mạng. Ông Nguyễn Dương Khư là Chủ tịch
Công đoàn giáo dục của Quảng Trị đã kịp thời tổ chức cho đoàn viên tích cực
tham gia vào cuộc vận động "rèn cán chỉnh cơ", tham gia thực hiện giảm tô, giảm
tức. Công đoàn là tổ ấm bồi dưỡng cho đoàn viên về tư tưởng cũng như tình cảm
cách mạng. Công đoàn đã xây dựng được nhiều tập thể tiên tiến, nhiều cá nhân
trở thành chiến sĩ thi đua đầu tiên của Ngành. Thầy giáo Lý Văn Biên (ở Hải
Lăng) là chiến sĩ thi đua đầu tiên của Ngành có vinh dự đi dự Đại hội liên hoan
Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lấn thứ nhất (tháng 7 năm 1951).
Hệ thống trường tiểu học Quảng Trị trước 1952 bao gồm tất cả các lớp học
thôn xóm như lớp của Giáo Nghê (Vĩnh Thái), Giáo Đáp (Liêm Công), Trợ Dung
(Vĩnh Thủy), Giáo Phán, Giáo Ích (Do Linh), Giáo Tư, Trợ Túc, Trợ Thiên, Trợ
Đính, Giáo Đỉnh (Triệu Phong)... Những lớp này được gọi là "Hương học" hay là
trường tư. Học sinh là con em lao động khá giả tự đóng góp tiền nuôi thầy. Lớp
học có thể đặt ở nhà thầy cũng có thể ở một gia đình rộng rãi. Bàn ghế hết sức
thô sơ, nhiều em đi học mang theo thúng để đặt úp kê viết. Chương trình là của
thầy, chủ yếu là dạy vần, tập viết, học thuộc lòng, làm 4 phép tính số học.
Hệ thống trường lớp đầu tiên phần đông không hoàn chỉnh cấp. Có trường 3
thầy, trường đông là 5 - 7 thầy. Các trường ở Vĩnh Hòang, Vĩnh Liêm, Vĩnh Hồ
(Vĩnh Linh); Triệu Cơ, Hữu Vân, Linh Yên, Dương Lộc (Triệu Phong); Cam

Lộc, Cam Mĩ, Cam Thủy, Cam Thanh (Cam Lộ); Hải Trung, Hải Phong, Long
Hưng, Diên Sanh, Mỹ Chánh (Hải Lăng)..., những trường này có Hiệu trưởng, có
Đốc học kiểm sóat, sau này gọi là kiểm soát viên tiểu học vụ. Hệ thống thứ ba là
trường vùng địch tạm chiếm và vùng địch chiếm - Ba hệ thống này khá độc lập
trong hoạt động, tuy nhiên có sự bổ sung rất quan trọng khi chiến sự thay đổi.
Vùng giải phóng phát triển, vùng địch chiếm thu hẹp con em có trình độ từ các
loại hình đó bổ sung cho nhau, tạo ra mặt bằng học vấn trong thế hệ trẻ của
Quảng Trị.
Trong điều kiện kháng chiến gay go và ác liệt, giáo dục Quảng Trị vẫn giữ
vững và tiếp tục phát triển hệ thống trường Tiểu học, phát triển trường cấp II: Hệ
thống trường tiểu học của Quảng Trị từ năm học 1948-1949 phát triển mạnh.
Tính cả 5 trường vùng địch chiếm, Quảng Trị có 23 trường (5 trường toàn cấp),
nằm chung trong khu giáo dục khu Bốn, số lượng học sinh tăng 7 lần so với ngày
đầu cách mạng. Điểm nổi bật là dù ở xa Trung ương nhưng những chuyển đổi về
nền giáo dục cách mạng vẫn được thực thi thông suốt. Năm học 1948-1949 có
trên 120 học sinh toàn tỉnh thi tốt nghiệp Tiểu học, đạt tỷ lệ tốt nghiệp 72%. Môn
Giáo dục chính trị đạo đức được đưa vào nhà trường. Học sinh Tiểu học được
đưa vào hoạt động đoàn thể nhi đồng cứu quốc. Trường học phát động "Kế
hoạch nhỏ", công tác Trần Quốc Toản, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, đốt đuốc
cổ động được các em nhỏ hưởng ứng sôi nổi. Điển hình có em học sinh Trần Đức
Đá học trường Tiểu học Vạn Côn Vĩnh Hồ (Vĩnh Linh) học giỏi, chăm làm, được
Mặt trận Việt Minh tín nhiệm giao nhiệm vụ làm liên lạc cho bộ đội địa phương,
lập được nhiều thành tích xuất sắc, được Chính phủ tặng Huân chương Chiến
công hạng Ba tại Đại hội chiến sĩ thi đua Dân quân Du kích Quân khu Bốn tổ
chức ở Thanh Chương (Nghệ An) năm 1952. Gương sáng này đã được viết thành
bài thơ in ở cuốn sách giáo khoa lớp 2 năm 1952 trong đó có đoạn:
Em Trần Đức Đá
Tuổi còn nhỏ
Mồ côi cả mẹ , cha
Một mình em tăng gia

Nuôi bà và em nhỏ
Học cả trên lưng trâu
Ở lớp em đứng đầu
Được nêu gương toàn xã
Một sự kiện nổi bật ở thời kỳ này là Cải cách giáo dục lần thứ nhất (1950)
với hệ thống giáo dục 9 năm với một chương trình giảng dạy mới. Tính chất nền
giáo dục mới là của dân, do dân và vì dân được xây dựng trên nguyên tắc dân tộc,
khoa học và đại chúng. Mục tiêu đào tạo của nhà trường là giáo dục, "bồi dưỡng
thế hệ trẻ thành người công dân lao động tương lai trung thành với chế độ dân
chủ nhân dân, có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân
dân" (
1
)
Đây là tuyên ngôn về một nền giáo dục mới của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa - là kết tinh những quan điểm của Đảng cộng sản và tư tưởng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong thư gửi cho giáo dục nhân ngày khai trường đầu tiên. Phương
châm giáo dục là học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Từ đây hệ
thống giáo dục 9 năm được chia thành 3 cấp:
(
1
) 35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông. NXBGD 1980 - trang 45
- Cấp I: 4 năm thay thế bậc học cũ (không kể năm vỡ lòng)
- Cấp II: 3 năm thay thế cho bậc học phổ thông cũ 4 năm
- Cấp III: 2 năm thay thế cho bậc học chuyên khoa cũ.
Thêm bậc dự bị Đại học 2 năm
Song song với hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm là hệ thống giáo dục bình
dân học vụ và hệ thống giáo dục chuyên nghiệp khởi đầu cho nền giáo dục mới
cách mạng.
Nội dung cải cách giáo dục lần I thực hiện từ Liên khu Bốn trở ra. Tỉnh ta là
tỉnh cuối cùng lại có hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng sau Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ II ngày 11/2/1952 tại xã Vinh Quang, Tuyên Quang, Đảng ta quyết
định ra công khai hoạt động, đổi tên Đảng cộng sản Đông Dương thành Đảng lao
động Việt Nam "Phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã
hội" (
1
). Đây là cơ hội cho giáo dục cả nước và Giáo dục Quảng Trị có nhiều
thuận lợi nhất để phát triển. Năm 1952 là năm triển khai hệ thống giáo dục mới ở
Quảng Trị, các lớp học trước khi vào lớp 1 đều được gọi là lớp vỡ lòng. Ty Tiểu
học vụ đã cử người ra Liên khu Bốn nhận chương trình và dự lớp tập huấn, bồi
dưỡng đào tạo cán bộ, giáo viên dạy vỡ lòng. Bồi dưỡng giáo viên dạy vỡ lòng có
quỹ thời gian ngắn, cho nên chỉ trong vòng 6 tháng đội ngũ giáo viên vỡ lòng
được hình thành tới tận làng xã. Các lớp vỡ lòng được mở rộng. Đội ngũ giáo
viên vỡ lòng nhiệt tình, tận tụy và giỏi nghề nghiệp nhưng cũng rất nghiêm khắc
với học trò trong việc rèn chữ viết, thế hệ học sinh mà sau này nhiều người trở
thành thầy giáo có kiểu chữ viết rất đẹp. Hệ thống lớp vỡ lòng là bước quá độ để
đi đến sự cần thiết xây dựng ngành học mẫu giáo, là cách tốt nhất có tính bổ sung
chất lượng cho cấp I.
----------------------------------------------------------------------------------------
(
1
) Chính cương Đảng LĐVN. Văn kiện toàn quốc Đại hội Đảng lần II. NXB Hà
Nội, Trang 135
Đầu tháng 12 năm 1949 đoàn cán bộ chi viện của Liên khu ủy Khu Bốn do
đồng chí Võ Thuần Nho lúc đó là Chánh văn phòng Khu ủy Liên khu Bốn dẫn 34
giáo viên cấp I, cấp II (phần lớn là người Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và
Thanh Hóa) vào bổ sung cho giáo dục Quảng Trị.
Đòan giáo viên chi viện cho giáo dục Quảng Trị được chia nhỏ theo nhóm có
dân quân tự vệ ở 3 tĩnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị dẫn đường. Từ Đức
Thọ đoàn đi ngược hướng Tân Ấp qua đường Goòng vượt đèo Ngang. Tại đây
lực lượng dân quân Quảng Bình ra đón về Minh Cầm. Đoàn đi qua Vạn Tượng ,

Vĩnh Khê băng rừng vượt Thủy Ba , nơi cọp dữ để đến bắc Đường 9 lên chiến
khu Ba Lòng. Trên vai mỗi thành viên là hai thùng sách giáo khoa, ruột tượng
gạo và muối, thuốc sốt rét. Trước khi lên đường ai cũng thủ sắn 2 cuốn sách
"Kháng chiến nhất định thắng lợi", "Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam"
của đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng lúc bấy giờ. Đây là tài liệu
được bồi dưỡng quan trọng nhất trước khi bước vào vùng Bình Trị Thiên khói
lửa. Hai cuốn sách in litô, giấy đen khổ nhỏ được giáo viên cất giữ như là một kỷ
vật quý hiếm.
Hai cơ quan Ty Bình dân học vụ và Ty Tiểu học vụ vẫn tồn tại song song ở
hai địa điểm khác nhau . Ty Bình dân học vụ đóng ở Ba Lòng; Ty Tiểu học vụ
đóng ở Đá Nổi. Trước và sau cuộc "Rèn cán - Chỉnh cơ" năm 1952 liên Khu ủy
Khu Bốn tiếp tục cử thêm hai đoàn giáo viên cấp I và cấp II chi viện cho giáo dục
Quảng Trị. Cuối tháng 12 năm 1952 theo đề nghị của Ủy ban kháng chiến hành

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×