Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 diễn đạt câu đúng và hay trong phân môn Tập làm văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.48 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

Mã SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 diễn đạt
câu đúng và hay trong phân môn Tập làm văn

Lĩnh vực: Tiếng Việt
Cấp học: Tiểu học

NĂM HỌC 2016-2017


MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
1.
Cơ sở lí luận
2.
Cơ sở thực tiễn
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu khảo sát, thực nghiệm
1.
Đối tượng nghiên cứu khảo sát
2.
Đối tượng thực nghiệm
IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Phạm vi và kế hoach nghiên cứu:


1.
Phạm vi
2.
Kế hoạch nghiên cứu
I.

1
2
3
3
3
3
3
3
3
3

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I
1.
2.

II.
1.
1.1

1.2
2
2.1
2.2

2.3
2.4.
2.5
2.6
3.

I.
II.

Thực trạng
Thuận lợi
Khó khăn
Giải quyết vấn đề
Các lỗi sai về câu trong phân môn Tập làm văn của học sinh lớp 5
Lỗi trong câu
Lỗi ngoài câu
Các biện pháp giúp học sinh lớp 5 diễn đạt câu đúng và hay
Định hướng nội dung
Hướng dẫn học sinh quan sát
Dạy tốt các kiến thức liên quan đến câu
Làm giàu vốn từ cho học sinh qua các bài Mở rộng vốn từ thuộc
các chủ đề, các lớp từ tiếng Việt
Hướng dẫn một số biện pháp nghệ thuật phù hợp với học sinh
Tiểu học
Phát huy năng lực của học sinh trong hoạt động sửa lỗi
Kết quả
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Khuyến nghị


4
4
5
5
5
6
6
7
7
8
12
13
14
18
21
21
21


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận
Giáo dục Tiểu học là bậc học mà mọi quốc gia đều quan tâm. Bậc học này
giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và các kĩ thuật cơ bản để
phát triển năng lực cá nhân; tính năng động, sáng tạo và hình thành nhân cách
con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân; chuẩn bị cho học sinh có thể học lên lớp trên một cách tốt hơn.
Môn Tiếng Việt rèn cho học sinh 4 kĩ năng cơ bản, giúp các em giao tiếp tốt
trong cuộc sống. Dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, tri
thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng

Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng thời
thông qua bộ môn Tiếng Việt nhằm giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho các
em. Để học sinh có được điều đó, trước hết phải giúp học sinh biết cách sắp xếp
các từ ngữ thành câu văn hoàn chỉnh. Đó là công việc giúp học sinh có được
những câu văn đúng về nội dung và ngữ pháp. Đối với Tiếng Việt, câu chính là
yếu tố đầu tiên giúp các em đạt hiệu quả cao trong quá trình tư duy và giao tiếp
Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp. Mục tiêu của phân môn
Tập làm văn là trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng làm văn, góp
phần cùng môn học khác mở rộng vốn sống, tư duy lôgic, bồi dưỡng tâm hồn
cảm xúc, thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho học sinh. Phân môn tập làm văn
bên cạnh việc sử dụng các kĩ năng đã được các phân môn khác hình thành và
phát triển (nghe, đọc, nói, viết, dùng từ, đặt câu…..) còn hình thành và phát triển
một hệ thống những kĩ năng riêng. Hệ thống những kĩ năng này phải gắn liền
với quá trình sản sinh văn bản. Chính trình độ thành thục của những kĩ năng sản
sinh văn bản góp phần quyết định chất lượng của bài văn viết.
Việc sản sinh một văn bản bao gồm 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại tương ứng
với một số kĩ năng:
Giai đoạn 1 (chuẩn bị việc sản sinh văn bản) là giai đoạn định hướng và
lập chương trình gồm các kĩ năng: phân tích đề bài, kĩ năng tìm ý, chọn ý và sắp
xếp ý ( kĩ năng lập dàn ý ).
Giai đoạn 2 (viết văn bản) là giai đoạn thực hiện hóa chương trình, gồm
các kĩ năng: dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn thành bài.
Giai đoạn 3 (kiểm tra kết quả) gồm các kĩ năng phát hiện lỗi (từ lỗi chính
tả, dùng từ, đặt câu đến lỗi viết văn bản, từ lỗi thuộc về kĩ năng đến lỗi thuộc về
nội dung ….) được thể hiện trong bài và sửa chữa lỗi.
1/22


Trong hệ thống lỗi của học sinh ở phân môn Tập làm văn thì lỗi câu trong
các bài văn viết là lỗi quan trọng nhất, là một trong những tiêu chí hàng đầu để

đánh giá chất lượng bài văn.
Phân môn Tập làm văn sử dụng toàn bộ kĩ năng được hình thành và phát
triển ở nhiều phân môn khác của Tiếng Việt. Trong đó, kĩ năng viết câu chiếm
một vị trí vô cùng quan trọng bởi nó phản ánh trình độ sử dụng tiếng Việt, trình
độ tri thức và hiểu biết của học sinh. Vì thế không phải không có lí do khi bài
viết của học sinh thường dùng để đánh giá năng lực học tập môn tiếng Việt qua
các kì thi của mỗi kì, mỗi năm. Mỗi một tiết Tập làm văn mục tiêu lại khác
nhau. Mục tiêu của tiết lập dàn ý khác với tiết viết đoạn văn. Mục tiêu của tiết
viết đoạn văn lại khác với tiết viết bài văn và lại càng khác so với tiết trả bài.
Nhưng dù tiết học nào đi chăng nữa thì việc giúp học sinh tự nhận ra được lỗi
sai của mình, của bạn để từ đó sửa lỗi tạo nên những câu văn hoàn chỉnh, đúng
nội dung, đồng thời nâng cao năng lực viết văn cho những học sinh có khả năng
về môn Tiếng Việt là mục tiêu chung, quan trọng nhất của Tập làm văn. Do đó
việc giúp học sinh biết sửa lỗi câu trong các bài văn viết là một vấn đề quan
trọng, thiết thực và cần thiết hàng đầu đối với học sinh cuối cấp Tiểu học.
2. Cơ sở thực tiễn
Ở Tiểu học, Tập làm văn là một phân môn khó vì học sinh mới bước đầu viết
thành bài văn hoàn chỉnh, vốn sống của học sinh ít, kĩ năng tìm ý, sắp xếp ý
chưa thành thạo, còn nhiều hạn chế, kĩ năng sử dụng từ để viết thành câu, liên
kết các câu thành đoạn là khó đối với đại đa số học sinh. Để học sinh lớp 5 viết
được những câu đúng, hay là một vấn đề khó và đòi hỏi nhiều công sức. Ở lớp 1,
2, 3 các em mới chỉ đặt câu đơn giản gồm 2 thành phần. Lên lớp 4 yêu cầu đặt
câu có các thành phần phụ. Lớp 5 học thêm các lớp từ đồng âm, nhiều nghĩa,
đồng nghĩa, đồng âm, trái nghĩa, quan hệ từ, câu ghép, liên kết các vế trong câu,
liên kết các câu trong đoạn…Do vậy học sinh rất lúng túng khi dùng từ đặt câu,
viết văn.
Học sinh khó nhận ra được lỗi câu sai của mình, của bạn, mà mỗi bài của học
sinh lại sai các lỗi câu khác nhau, vốn từ của học sinh còn ít, khả năng diễn đạt
câu văn chưa thật thành thạo. Học sinh còn ngại sửa lỗi, do đó việc sửa lỗi câu
thường chưa triệt để, chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Bên cạn đó, một số giáo

viên chưa thực sự tìm tòi sáng tạo những biện pháp giúp các em chữa lỗi câu để
có những câu văn đúng, rõ ràng, mạch lạc.
Năm 2016- 2017 tôi được phân công dạy lớp 5E. Đây là một lớp học sinh học
tương đối đều nhưng bài tập làm văn viết nào cũng có nhiều học sinh sai lỗi câu,
các lỗi câu sai rất đa dạng, nhiều kiểu loại. Nếu bài có lỗi câu thì bài viết đó khó
2/22


có thể có câu văn đặc sắc, sinh động. Học sinh viết được câu văn diễn đạt trọn
vẹn một ý, liên kết chặt chẽ là là tiền đề để viết một bài văn hay, sinh động, có
hình ảnh, cảm xúc và tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác như :
Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện…Ngoài ra việc viết được những
câu văn đúng và hay còn giúp các em yêu thích tiếng Việt, góp phần giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt. Chính vì thế nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp
giúp học sinh lớp 5 diễn đạt câu đúng và hay trong phân môn Tập làm văn”
II. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát các bài làm văn của học sinh lớp 5, tiến hành phân loại lỗi, hệ
thống các lỗi sai của học sinh. Từ đó tìm ra các biện pháp giúp học sinh lớp 5 tự
phát hiện những lỗi câu và sửa lỗi câu trong bài tập làm văn.
III. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
1. Đối tượng nghiên cứu khảo sát:
Các lỗi câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5
2. Đối tượng thực nghiệm:
Học sinh lớp 5 (chỉ thực hiện với lớp do tôi phụ trách)
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân loại
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê
-……………….

V . Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
1. Phạm vi:
Nghiên cứu các lỗi câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5 (lớp do tôi
phụ trách), nguyên nhân và cách sửa các lỗi câu đó trong năm học 2016-2017
2. Kế hoạch nghiên cứu:
Bắt đầu từ tháng 9 năm 2016 và kết thúc vào tháng 5 năm 2017

3/22


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng
1. Thuận lợi
Học sinh trường tôi là học sinh thành phố nên khả năng tiếp thu tương đối
nhanh và phụ huynh rất quan tâm đến con.
100% giáo viên khối 5 đều có trình độ trên chuẩn, vững vàng chuyên môn,
yêu nghề, dễ dàng tiếp thu và vận dụng cái mới, chịu khó tìm tòi, sáng tạo.
Nội dung dạy học môn Tập làm văn rất gần gũi với học sinh do đó các em
tiếp nhận kiến thức rất dễ dàng.
Hiện nay các lớp khối 5 trong trường đều được trang bị máy tính và máy
chiếu rất thuận lợi cho giáo viên tìm kiếm thông tin, thiết kế giáo án điện tử nên
hầu hết trong các giờ học, học sinh hào hứng học tập.
2. Khó khăn
Vốn từ của các em chưa phong phú, nhiều em chưa nắm chắc về nghĩa từ và
các lớp từ được học ở Tiểu học, do đó việc sử dụng từ để viết câu còn nhiều hạn
chế.
Kiến thức ngữ pháp về câu của học sinh được học khá nhiều mà phần luyện
tập chưa nhiều, việc vận dụng chưa thể đạt hiệu quả. Đa số học sinh cho rằng cứ
viết được đoạn văn hoặc bài văn vào vở là đạt yêu cầu còn chưa chú ý đến câu
đủ thành phần hay không, rõ nghĩa hay không hoặc câu có sinh động, hấp dẫn

hay không…
Phần ngữ liệu để học sinh tìm hiểu bài hoặc học tập là những đoạn văn của
các nhà văn nổi tiếng như Bà tôi của Mác –xim Go-rơ-ki, Người thợ rèn của
Nguyên Ngọc. Chú bé vùng biển của Trần Vân... Đây là những đoạn văn xuất
sắc, vượt xa so với tầm suy nghĩ của học sinh. Từ việc đặt câu, sắp xếp ý đến cả
cách dùng từ học sinh đều không thể dùng để tham khảo. Càng đọc những đoạn
văn như thế thì học sinh lại càng rụt rè, tự ti khi viết lên những câu văn của
mình.
Trong giờ Tập làm văn, giáo viên chủ yếu chỉ chú ý phần chấm lỗi chứ chưa
thực sự chú trọng phần giúp học sinh sửa lỗi.

4/22


II Giải quyết vấn đề
1. Các lỗi sai về câu trong phân môn Tập làm văn của học sinh lớp 5
Để thống kê các lỗi sai về câu của học sinh, tôi đã khảo sát, phân tích qua
nhiều bài tập làm văn viết của học sinh, chấm kĩ từng bài, liệt kê các lỗi câu sai,
tiến hành phân loại lỗi để từ đó có biện pháp tương ứng giúp học sinh viết được
những câu đúng, diễn đạt trọn vẹn ý ngay từ đầu hoặc tự phát hiện ra lỗi câu
trong bài và sửa lỗi. Đó là một số lỗi câu sau:
1.1 Lỗi trong câu
a. Câu thiếu thành phần
* Câu thiếu chủ ngữ
1) Có thể bê các đồ vật nặng.
2) Là một kỉ vật tuyệt vời của tôi.
3) Làm cho không khí cả hội trường thêm sôi động.
4) Đậu xuống một cây khế sai trĩu quả, cạnh túp lều.
5) Là bạn thân với em từ lớp một.
* Câu thiếu vị ngữ

1) Câu chuyện thú vị này.
2) Chiếc cặp màu xanh lam của em.
3) Trong tất cả các câu chuyện về tình yêu thương mà em đã được đọc, câu
chuyện em thích nhất về tình yêu thương giữa con người với động vật.
* Câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ
1) Khi chiếc đồng hồ không chuyển động nữa.
2) Từ những công việc nhỏ đến các công việc lớn.
3) Trong tất cả các câu chuyện về tình yêu thương mà em từng đọc.
b. Câu không rõ nghĩa
1) Qua câu chuyện trên, em mới biết tình thương của con người với động vật
không mất đi nếu ta biết chia sẻ, giúp đỡ và quan tâm vậy.
2) Mặc dù đây chỉ là một câu chuyện ngắn nhưng chắc hẳn nó đã được trái tim
của mọi người mở cửa.
3) Mùa hè ở mái trường thì thắm đậm vào cây phượng vĩ hay cây bằng lăng.
c. Câu không lô gic về nghĩa
1) Cô là người đã chắp cánh cho biết bao tài năng nở rộ.
2) Khu vườn nhà em rực rỡ sắc màu : hoa nhài thơm thoang thoảng, hoa lan
thơm ngát, hoa hồng thơm nồng nàn.
3) Những xoài quả xanh thì vỏ rất mịn còn những quả ương thì cưng cứng.

5/22


d. Câu thiếu các từ hay
1) Vài tuần sau, bông hoa đã lớn hơn, đã bắt đầu nhìn rõ những cánh hoa. Hai
ngày sau, bông hồng nở to. Nhị hoa màu vàng. Cánh hoa mềm, có màu đỏ.
2) Linh có mái tóc dày và dài. Bạn ấy có làn da trắng. Đôi mắt to nổi bật trên
khuôn mặt
3) Chiếc cặp có ba ngăn. Ngăn to nhất em dùng để đựng vở, ngăn vừa em dùng
đựng sách. Ngăn nhỏ nhất em dùng để đựng đồ dùng học tập.

e. Câu thiếu các hình ảnh
1) Lá phượng nho nhỏ, xanh xanh. Hoa phượng nở đỏ rực. Vòm lá xanh um.
2) Chiếc đồng hồ có ba kim. Anh kim giờ béo ục ịch. Chị kim phút thanh mảnh.
Em kim giây bé tí ti.
3) Thân cây to, chắc chắn. Vỏ thân cây màu nâu xám. Rễ của cây to, nổi hẳn lên
mặt đất
g. Câu dài dòng, rườm rà
1) Đôi môi của cô giống hình trái tim, đôi môi của cô hồng tự nhiên, màu hồng
trên đôi môi cô rất giống màu hồng của cánh hoa đào.
2) Cơn mưa mang lại các giá trị khác nhau to lớn cho con người và vạn vật
khác.
1.2 Lỗi ngoài câu
a. Liên kết câu rời rạc
1) Trong 5 năm học Tiểu học, em rất vui và quý mến ngôi trường. Nhưng em
thích học nhất là cô Hà- cô giáo dạy em hồi lớp 4.
2) Đôi mắt cô tròn, đen láy. Khuôn mặt cô hình trái xoan. Tính tình cô vui vẻ,
hay cười. Ở trên lớp, cô luôn giảng bài cho các bạn tận tình.
b. Lặp kiểu câu
1) Bạn ấy có tính tình rất hay. Bạn ấy có món ăn khoái khẩu là bánh rán. Bạn
ấy còn hay giúp đỡ bạn bè.
2) Rễ của cây to, ngoằn ngoèo, nổi hẳn lên mặt đất. Vỏ của nó cứng, sần sùi.
Cành của nó thì dài, khẳng khiu.
3) Mùa hè có cả tiếng ve râm ran. Mùa hè có cả hoa phượng nở đỏ. Mùa hè có
cả những cơn mưa rào bất chợt. Vì thế nên em yêu mùa hè.
4) Bố rất vui tính và hài hước. Bố rất hay kể chuyện cười cho em nghe. Bố rất
hiền và dễ tính. Bố rất quan tâm đến mọi người, đặc biệt là các con. Bố cẩn thận
trong mọi việc. Bố hiếu thảo với ông bà.
2. Các biện pháp giúp học sinh lớp 5 diễn đạt câu đúng và hay
Để học sinh viết được câu văn đúng, hay, sinh động không thể chỉ thực hiện
trong giờ dạy Tập làm văn hoặc trong một tiết trả bài mà đó là một quá trình

6/22


xuyên suốt ở các khâu, phối hợp chặt chẽ với các môn học. Để giúp học sinh lớp
5 diễn đạt câu đúng và hay trong phân môn tập làm văn tôi đã thực hiện các
biện pháp sau:
2.1. Định hướng nội dung
Trước khi viết, người giáo viên cho học sinh phân tích đề cẩn thận. Bước này
giúp học sinh định hướng đúng nội dung bài văn sẽ viết, hệ thống các đoạn, các
ý chính, các câu văn để làm rõ các ý chính. Lưu ý cho học sinh đọc phần gợi ý
trước khi viết (ở những bài có gợi ý). Giáo viên có thể viết sẵn phần gợi ý treo
lên bảng lớp, gạch chân những từ quan trọng bằng phấn màu ở đề bài và gợi ý.
Đây là một trong những bước đơn giản nhưng quan trọng nhằm giúp học sinh
tránh được những câu lạc chủ đề, tránh được những câu không phù hợp với ý
chính của đoạn …
Ví dụ: Trong bài “Luyện tập tả người”- Tuần 15
Đề bài: Viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
Trước khi viết, tôi dành ra khoảng 5 phút để tiến hành cho học sinh đọc yêu cầu
đề bài bằng cách trả lời các câu hỏi tìm hiểu đề.
-Đề bài yêu cầu con viết đoạn văn thuộc thể loại gì? (Miêu tả)
-Kiểu bài gì? (Tả người)
-Đối tượng tả là ai? (người mà em yêu mến)
-Người đó có thể là những ai? (bố, mẹ, thầy, cô, bạn bè…)
-Nội dung tả là gì? (tả hoạt động)
-Đó là những hoạt động nào? (bố đọc báo, ông tưới cây hoặc chăm sóc cây, thầy
cô giảng bài, chấm bài… Khuyến khích học sinh chọn các hoạt động thường
thấy để viết được dễ dàng hơn)
Sau khi tìm hiểu đề, tôi cho học sinh đọc gợi ý trang 150, 151 SGK Tiếng Việt
5/Tập 1, nhắc nhở cách trình bày, sau đó mới đến bước học sinh viết đoạn văn
vào vở. Khi thực hiện tìm hiểu đề bài kĩ thì tránh được việc học sinh viết các câu

văn không đúng chủ đề, viết lan man.
2.2. Hướng dẫn học sinh quan sát
Với học sinh bình thường, tôi chỉ yêu cầu học sinh quan sát kĩ đối tượng
miêu tả, ghi chép lại những gì quan sát được và sau đó sắp xếp các ý cho phù
hợp. Khi quan sát kĩ đối tượng, học sinh sẽ viết được những vâu văn đúng yêu
cầu, phù hợp nội dung, cụ thể. Nếu học sinh không quan sát kĩ đối tượng thì bài
làm sẽ rất sơ sài, chung chung, không có cái mới, cái riêng, thiếu hấp dẫn hoặc
viết những câu văn ngô nghê, vụng về. Đối với những học sinh có khả năng, tôi
không dừng lại ở đó mà yêu cầu học sinh quan sát kĩ đối tượng miêu tả kết hợp
với liên tưởng, tưởng tượng để tìm ra cái mới, cái riêng của đối tượng mình định
7/22


tả. Trí tưởng tượng của học sinh Tiểu học là vô cùng phong phú nên kết quả là
học sinh có những câu văn ngộ nghĩnh
Ví dụ Trong bài Luyện tập tả cảnh- Tuần 7/Tiết 1
Đề bài: Em hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh sông nước.
Tôi yêu cầu học sinh quan sát Hồ Gươm và ghi lại những gì đã quan sát được thì
nhận được các kết quả khác nhau:
Học sinh bình thường
Học sinh có năng lực về tập làm văn
-Mặt hồ gợn sóng Những chiếc -Buổi sáng mặt hồ phủ một lớp sương
lá dập dềnh.
choàng chiếc khăn voan
-Cầu Thê Húc dẫn lối vào đền - Trưa, mặt hồ mặc chiếc áo giáp vàng
Ngọc Sơn.
-Chiếc cầu sơn đỏ, cong cong
-Con đường ven hồ sạch sẽ, rộng -Tháp Rùa trầm tư cổ kính
-Hàng liễu bên đường đu đưa -Tối đến, hồ khoác chiếc áo nhung đen,
trong gió nhẹ.

huyền bí
-Người đi lại vui chơi, tập thể -Đêm khuya, hồ ngủ say, nép mình dưới
dục thật là đông.
những hàng cây.
2.3. Dạy tốt các kiến thức liên quan đến câu
Muốn học sinh viết câu đúng ngữ pháp, đủ thành phần, nội dung rõ ràng là
tiền đề cho việc tạo được những câu văn hay, bài văn sinh động, hấp dẫn thì
người giáo viên phải dạy tốt các nội dung kiến thức liên quan đến câu.
-Cấu tạo câu
a, Hiểu thế nào là câu
Câu là một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định, diễn đạt
một ý tương đối trọn vẹn, dùng để thực hiện một mục đích nào đó.
b, Dấu hiệu nhận biết câu:
Khi nói, câu phải có ngữ điệu kết thúc; khi viết, cuối câu phải đặt một trong các
dấu câu: dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
c, Phân loại câu:
* Câu đơn: Câu đơn là câu do một cụm chủ ngữ – vị ngữ (gọi tắt là cụm chủ vị)
tạo thành.
* Câu ghép
- Khái niệm: Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại với nhau. Mỗi vế câu
trong câu ghép thường có cấu tạo giống câu đơn (là cụm chủ ngữ - vị ngữ) và
thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác
Trong thực tế, khi phân tích câu, học sinh rất hay nhầm lẫn các kiểu câu: câu
ghép, câu có trạng ngữ, câu có nhiều vị ngữ, câu có nhiều chủ ngữ, câu có chủ
8/22


ngữ là một cụm danh từ ..với nhau. Muốn học sinh nắm chắc về cấu tạo câu, khi
học đến câu ghép người giáo viên cần khắc sâu cho học sinh sự khác biệt giữa
các kiểu cấu tạo câu mà học sinh hay nhầm lẫn. Quá trình này cần phải thực hiện

thường xuyên mới đem lại hiệu quả
Ví dụ 1:
Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má
TN1
CN
TN2
Bảy chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng.
VN
Câu này học sinh bị nhầm lẫn thành câu ghép có 3 vế câu:
Trong sương tối mịt mùng, / trên dòng sông mênh mông, / chiếc xuồng của má
Vế 1
Vế 2
Vế 3
Bảy chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng.
Ví dụ 2
Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra
TN
CN
VN
mênh mông trên khắp các sườn đồi.
Câu này học sinh hay bị nhầm chủ ngữ vì chủ ngữ lúc này là một cụm danh từ:
Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra
TN
CN
VN
mênh mông trên khắp các sườn đồi.
- Cách nối các vế câu trong câu ghép:
Có hai cách nối các vế trong câu ghép
+ Nối trực tiếp, không dùng từ ngữ có tác dụng nối. Trong trường hợp này, giữa
các vế câu phải dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

+ Nối bằng từ ngữ có tác dụng nối.
c.1. Quan hệ từ: và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc, …
c.2. Các cặp quan hệ từ:
- Vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; bởi … nên (cho nên) …; tại
… nên… (cho nên)… ; nhờ … mà …
- Nếu … thì …; hễ .. thì …
- Tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng …
- Chẳng những … mà …; không chỉ … mà …
c.3. Nối các vế câu trong câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
Ngoài các quan hệ từ, có thể sử dụng các cặp từ hô ứng để nối các vế câu với
nhau. Một số cặp từ hô ứng được dùng để nối các vế câu trong câu ghép: vừa …
9/22


đã … ; chưa … đã …; mới … đã …; vừa … vừa …; càng … càng …đâu … đấy;
nào … ấy; sao … vậy; bao nhiêu … bấy nhiêu …; ai … nấy …; gì … ấy…
Ở nội dung kiến thức này, người giáo viên không chỉ dạy cho học sinh biết
nhận ra các dấu hiệu nối, sử dụng khi đặt câu mà còn tự nhận ra được khi nào
nên sử dụng dấu hiệu nối nào để việc diễn đạt phù hợp, đạt hiệu quả cao. Ví dụ
khi phải đặt câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân- kết quả, học sinh đã hình
dung được câu ghép đó có nội dung ra sao, sử dụng dấu hiệu nối nào.
+ Trời mưa to quá, buổi tham quan phải hoãn lại. (nối trực tiếp)
+ Vì trời mưa to quá nên buổi tham quan phải hoãn lại. (nối bằng cặp quan hệ
từ vì- nên)
+ Trời mưa to quá nên buổi tham quan phải hoãn lại. (nối bằng một quan hệ từ)
- Liên kết câu
Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Có
ba cách liên kết các câu với nhau:
c.1. Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
Để liên kết một câu với câu đứng trước nó có thể lặp lại trong câu ấy những từ

ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước. Việc liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ còn
có tác dụng nhấn mạnh vào sự vật,sự việc được nói đến trong đoạn văn, bài văn.
c.2. Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ
Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, có thể thay thế những từ ngữ đã
xuất hiện ở câu đứng trước bằng các đại từ hoặc từ đồng nghĩa ở các câu sau.
Thay thế từ ngữ, ngoài việc liên kết câu, còn có tác dụng làm cho cách diễn đạt
đa dạng, tránh lỗi lặp từ, đồng thời thể hiện được cách đánh giá khác nhau của
người nói (người viết) về đối tượng.
c.3. Liên kết câu bằng các từ nối
Để liên kết một câu với câu đứng trước nó có thể sử dụng các quan hệ từ hoặc
các từ ngữ có tác dụng kết nối, như: và, rồi, nhưng, tuy nhiên, cuối cùng, mặt
khác, trái lại, đồng thời, thứ nhất, kết quả là, …Sử dụng các quan hệ từ và các từ
ngữ có tác dụng kết nối, ngoài để liên kết câu, còn có tác dụng thể hiện rõ ràng
mối quan hệ về nội dung giữa các câu.
Trong phần liên kết câu, người giáo viên không chỉ dạy cho học sinh biết
nhận ra các dấu hiệu liên kết câu, sử dụng khi viết đoạn văn mà còn tự nhận ra
được khi nào nên sử dụng cách liên kết nào để việc diễn đạt phù hợp, nhận ra
được liên kết bằng cách lặp từ khác với từ bị trùng lặp…..Đối với những học
sinh có khả năng, người giáo viên cần hướng dẫn các em có thể viết được đoạn
văn biết phối các cách liên kết tạo nên sự phong phú và nghệ thuật.Ví dụ, khi tả
loại quả mà em thích, có học sinh kết hợp được cả hai cách liên kết là lặp từ ngữ
10/22


và thay thế từ ngữ: “Có cả xoài chín, xoài xanh, xoài ương. Chúng treo lơ lửng
đầu gió.Gió quyện hương xoài thoang thoảng khắp vườn và ào vào trong nhà.
Mùi quả chín thơm thơm như báo cho mọi người biết: mùa xoài đã về rồi đây !”
Hoặc có những học sinh chỉ sử dụng biện pháp lặp từ ngữ nhưng lại đạt được
hiệu quả rất cao: “Hoa phượng nở nhanh quá, làm ai cũng thật bất ngờ. Mới
hôm qua phượng còn e ấp ngọn lửa hồng thì hôm nay phượng đã nở bung ra

khoe sắc đỏ thắm rực rỡ. Hoa phượng có năm cánh , cánh nào cũng mỏng tang
và thật mềm mại. Cứ sau mỗi lần mưa rào, mỗi cánh hoa lại đọng lại những giọt
sương ánh lên màu vàng của nắng. Điểm xuyết giữa những cánh hoa ấy là chiếc
nhị vàng ươm như được kết tinh bởi những giọt nắng mùa hè.”
-Cấu trúc đoạn văn
Một đoạn văn bao giờ cũng có câu mở đoạn nằm ở đầu đoạn, nêu ý bao trùm của
toàn đoạn. Ngoài chức năng nêu ý chính của đoạn, trong bài văn, câu mở đoạn
còn có tác dụng chuyển đoạn, nối kết các đoạn. Các câu khác tập trung phát triển
ý cho câu mở đoạn. Nắm được cấu trúc của đoạn văn thì học sinh sẽ viết được
một đoạn văn chặt chẽ, câu văn đúng yêu cầu.
-Cấu tạo bài văn
Ở lớp 5, học sinh tập trung vào hai kiểu bài tả cảnh và tả người.
 Cấu tạo bài văn tả cảnh
1, Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả.
2, Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian
3, Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
 Cấu tạo bài văn tả người
1, Mở bài: Giới thiệu người định tả
2, Thân bài
- Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt..)
- Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử..)
3, Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả
Khi giáo viên dạy tốt các nội dung kiến thức liên quan đến câu thì khi viết,
học sinh sẽ dễ dàng sản sinh văn bản, sẽ hạn chế được các lỗi sai như: câu văn
không rõ nghĩa, câu văn dài dài dòng, rườm rà, liên kết câu rời rạc. Đối với học
sinh bình thường, khi nắm chắc được những kiến thức về câu thì bài văn sẽ đúng
yêu cầu, câu văn rõ ràng, rõ nội dung thong báo. Nhưng đối với học sinh có khả
năng, dưới sự hướng dẫn và khích lệ của giáo viên, học sinh sẽ chủ động phối
hợp linh hoạt các kiểu câu, cách cách liên kết, các trình tự tả để có một bài văn
có sức hấp dẫn đối với người đọc. Đây chính là một trong những cách phát huy

năng lực của học sinh trong môn học này.
11/22


Ví dụ Trong bài Luyện tập tả cảnh- Tuần 7/Tiết 2
Đề bài: Dựa theo dàn ý em đã lập tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả
cảnh sông nước.
Học sinh bình thường
Học sinh có khả năng
Mặt hồ lăn tăn gợn sóng, những Buổi sáng mặt hồ phủ một lớp sương như cô
chiếc lá dập dềnh trên mặt gái choàng chiếc khăn voan mỏng manh. Buổi
nước. Cầu Thê Húc đỏ son, trưa mặt hồ thay chiếc áo giáp vàng chói nổi
cong cong dẫn lối vào đền bật dưới chiếc cầu sơn đỏ. Tháp Rùa đứng đó,
Ngọc Sơn. Con đường ven hồ trầm tư cổ kính tự ngàn xưa. Tối đến, hồ
sạch sẽ, rộng mênh mông. khoác chiếc áo nhung đen huyền bí với hàng
Hàng liễu bên đường nghiêng khuy là những vì sao in bóng lấp lánh. Hồ
nghiêng, đu đưa trong gió nhẹ. Gươm lúc nào cũng đẹp!
Cùng tả Hồ Gươm nhưng mỗi học sinh lại có cách miêu tả khác nhau. Với
học sinh bình thường có thể tả Hồ Gươm theo trình tự không gian hoặc tả theo
trình tự thời gian. Nhưng những học sinh có khả năng lại biết phối hợp các trình
tự tả khác nhau cả không gian và thời gian, phối hợp các kiểu câu phù hợp để
câu văn miêu tả đạt hiệu quả cao.
2.4. Làm giàu vốn từ cho học sinh qua các bài Mở rộng vốn từ thuộc các
chủ đề, các lớp từ tiếng Việt
Ở lớp 5, học sinh học các bài Mở rộng vốn từ thuộc các chủ đề: Tổ quốc;
Nhân dân; Hòa bình; Hữu nghị-Hợp tác; Thiên nhiên; Bảo vệ môi trường; Hạnh
phúc; Công dân; Trật tự-an ninh; Truyền thống; Nam và Nữ; Trẻ em; Quyền và
bổn phận và các lớp từ: đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa.
1. Các bài tập dạy nghĩa từ
Một số biện pháp giải nghĩa:

- Giải nghĩa bằng trực quan tức là đưa hình ảnh để giới thiệu từ.
- Giải nghĩa bằng định nghĩa là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung
bằng một định nghĩa. VD: “Truyền thống là lối sống, nếp nghĩ đã hình thành từ
lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”. Đây là biện pháp giải
nghĩa từ phổ biến nhất, làm cơ sở cho rất nhiều bài tập dạy nghĩa khác nhau.
- Giải nghĩa bằng ngữ cảnh là để cho từ xuất hiện trong một nhóm từ, một câu,
một bài để làm rõ nghĩa của từ. Nghĩa của từ được bộc lộ nhờ ngữ cảnh.
Ví dụ: “Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:
cánh đồng / tượng đồng / một nghìn đồng”
- Giải nghĩa bằng cách so sánh đối chiếu với từ khác.

12/22


“Ví dụ: Có thể thay từ công dân trong câu nói dưới đây bằng một từ đồng nghĩa
với nó được không? Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành
công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta”
. Các bài tập hệ thống h a vốn từ
- Đưa ra bài tập liên tưởng theo một dấu hiệu ngữ nghĩa nào đó.
VD: “Tìm những từ đồng nghĩa với từ công dân”
- Đưa ra các bài tập liên tưởng theo các lớp từ vựng. VD: “Tìm từ cùng nghĩa,
tìm từ trái nghĩa”.
- Bài tập tìm các từ có cùng cấu tạo. VD: “ Tìm những danh từ và động từ có thể
kết hợp được với từ an ninh”
3. Các bài tập s d ng từ
Các bài tập này sẽ rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ bởi lẽ để làm được các bài
tập này học sinh phải vận dụng các quan hệ ngôn ngữ, quan hệ liên tưởng để lựa
chọn và kết hợp từ. Các bài tập sử dụng từ sẽ giúp học sinh nắm nghĩa và khả
năng kết hợp của từ do đó hạn chế được dùng từ sai nghĩa, câu sai ngữ pháp, câu
không lôgic về nghĩa

Đây chính là những giờ học giúp học sinh hiểu nghĩa từ, củng cố, hệ thống
hóa, mở rộng vốn từ cho học sinh. Từ là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất, có ý nghĩa
hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định, được người nói, người viết dùng để đặt câu, hiểu
từ và có vốn từ thì học sinh mới sử dụng được từ để đặt câu đúng, câu hay.
Ví dụ: “Em hãy đặt câu ghép biểu thị quan hệ tăng tiến để giới thiệu về một
bạn trong lớp em có nhiều phẩm chất tốt mà em khâm phục” hoặc “ Em hãy đặt
câu với một trong các thành ngữ, tục ngữ sau đây: Bốn biển một nhà. Chỗ ướt
mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. Kề vai sát cánh…”
2.5. Hướng dẫn một số biện pháp nghệ thuật phù hợp với học sinh Tiểu học
- So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đó
với nhau, nhằm làm cho việc diễn đạt trở nên sinh động, gợi cảm.
Ví dụ: Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.
- Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những đặc
điểm mang tính cách người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn.
Ví dụ: Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy , âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm
áp trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.
- Điệp ngữ là sự nhắc đi nhắc lại một từ ngữ, nhằm nhấn mạnh một ý nào đó,
làm cho nó nổi bật và hấp dẫn người đọc
Ví dụ: Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, màu xanh của bãi ngô,
màu xanh của thảm cỏ .
13/22


- Đảo ngữ là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm
nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt
Ví dụ: Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả
đỏ chon chót.

TN


VN

CN

- Sử dụng từ gợi tả là việc sử dụng các từ ghép phân loại, từ láy có tác dụng gợi
hình ảnh, gợi cảm xúc để làm cho câu văn hấp dẫn hơn, sinh động, tạo ấn tương
với người đọc, người nghe.
Ví dụ: Mưa rồi! Mưa rồi! Mưa đổ ồ ồ trên phên nứa, rơi đồm độp xuống sân
gạch, đập bùng bùng trên những tàu lá chuối.
Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật này mang lại những giá trị cao trong
miêu tả. Nếu thiếu các từ gợi tả, các biện pháp nghệ thuật,câu văn miêu tả sẽ trở
thành các câu kể khô khan, đơn điệu, nhàm chán, ít tính nghệ thuật. Trong quá
trình dạy học, người giáo viên khuyến khích, động viên học sinh sử dụng các
biện pháp nghệ thuật, các từ gợi tả, gợi cảm. Khen ngợi những học sinh có
những câu văn hay và có những biện pháp để học sinh khác được học tập, vận
dụng, thực hành.
2.6 Phát huy năng lực của học sinh trong hoạt động sửa lỗi
Trong các giờ Tập làm văn, hoạt động chữa lỗi là vô cùng quan trọng, đó
chính là thời điểm để phát huy năng lực của học sinh, khả năng viết văn của học
sinh một cách có hiệu quả. Sửa lỗi không chỉ giúp cho học sinh viết câu đúng
mà tạo điều kiện để học sinh viết được những câu văn hay.
a, Lỗi trong câu
Đây là những lỗi như câu thiếu thành phần, diễn đạt dài dòng, rườm rà, câu
không rõ nghĩa, câu chưa lôgic về nghĩa, câu văn thiếu từ gợi tả, thiếu hình
ảnh…
Bước 1: Phát hiện lỗi sai
Đưa ra câu văn, yêu cầu học sinh chỉ ra những lỗi sai trong câu bằng các câu
hỏi gợi ý: Câu văn đủ các bộ phận chính chưa? Thiếu bộ phận nào? Chữa như
thế nào để dược câu đúng? Câu văn đã rõ nghĩa chưa? Sửa thế nào cho câu văn
rõ nghĩa, gọn hơn? Các câu văn này đã hay chưa? Vì sao chưa hay? Muốn câu

văn hay hơn, cần phải làm gì? ….Ví dụ:
1, Là một kỉ vật tuyệt vời của tôi.
2, Câu chuyện thú vị này.
3, Trong tất cả các câu chuyện về tình yêu thương mà em từng đọc.
4, Mặc dù đây chỉ là một câu chuyện ngắn nhưng chắc hẳn nó đã được trái tim
của mọi người mở cửa.
14/22


5, Khu vườn nhà em rực rỡ sắc màu : hoa nhài thơm thoang thoảng, hoa lan
thơm ngát, hoa hồng thơm nồng nàn.
6, Cơn mưa mang lại các giá trị khác nhau to lớn cho con người và vạn vật
khác.
7, Tôi yêu hoa bằng lăng, hoa phượng và cả những tiếng ve.
8, Chiếc đồng hồ có ba kim. Anh kim giờ béo ục ịch. Chị kim phút thanh mảnh.
Em kim giây bé tí ti.
Câu 1: thiếu chủ ngữ
Câu 2: thiếu vị ngữ
Câu 3: thiếu chủ ngữ và vị ngữ
Câu 4: diễn đạt chưa rõ nghĩa
Câu 5: nội dung câu chưa logic về nghĩa
Câu 6: diễn đạt dài dòng, rườm rà
Các câu 7, 8 thiếu hình ảnh, thiếu các từ gợi tả gợi cảm, chưa sử dụng các biện
pháp nghệ thuật.
Bước : Tổ chức s a lỗi chung
Sau khi phát hiện lỗi sai, học sinh suy nghĩ cách sửa và nêu ý kiến của mình.
Những học sinh khác nhận xét, bổ sung và giáo viên là người tổng hợp các ý
kiến đó, định hướng những cách sửa phù hợp, những câu văn phù hợp. Ví dụ có
thể sửa:
Câu 1, thêm chủ ngữ: Chiếc đồng hồ là một kỉ vật tuyệt vời của tôi.

Câu 2, thêm vị ngữ: Câu chuyện thú vị này không chỉ trẻ em thích đọc mà người
lớn cũng thích.
Câu 3, thêm chủ ngữ, vị ngữ: Trong tất cả các câu chuyện về tình yêu thương
mà em từng đọc, câu chuyện nào cũng để cho em những ấn tượng sâu sắc nhưng
em thích nhất câu chuyện: “Tô mì của ba”.
Câu 4, diễn đạt lại cho rõ nghĩa hơn: Mặc dù đây chỉ là một câu chuyện ngắn
nhưng chắc hẳn nó đã mở cửa được trái tim của mọi người.
Câu 5: Khu vườn nhà em rực rỡ sắc màu : hoa nhài thơm thoang thoảng, hoa
lan thơm ngát, hoa hồng thơm nồng nàn.
Nếu nói đến sắc màu thì không thể tả cụ thể mùi thơm ở trong câu này. Nếu
nói đến mùi thơm thì không thể đưa ý khái quát là rực rỡ sắc màu được . Như
vậy từ chỉ sắc màu và các từ chỉ mùi thơm không tương hợp với nhau.
Câu này có hai cách sửa:
+ Nếu giữ lại từ sắc màu thì các từ tiếp theo cần sử dụng là: hoa lan trắng tinh,
hoa huệ trắng ngà, hoa hồng đỏ thắm, hoa cúc vàng tươi…
15/22


Câu đúng là: Khu vườn nhà em rực rỡ sắc màu: hoa lan trắng tinh,hoa huệ
trắng ngà, hoa hồng đỏ thắm, hoa cúc vàng tươi.
+ Nếu giữ lại các từ chỉ mùi thơm thì cần thay thế cụm từ rực rỡ sắc màu bằng
cụm từ tràn ngập hương thơm.
Câu đúng là: Khu vườn nhà em tràn ngập hương thơm: hoa huệ thơm thoang
thoảng, hoa lan thơm ngát, hoa hồng thơm nồng nàn.
Câu 6, diễn đạt lại cho rõ nghĩa: Cơn mưa mang lại giá trị to lớn cho con người
và vạn vật.
Nếu câu văn đúng ngữ pháp nhưng thiếu từ gợi tả, thiếu các biện pháp nghệ
thuật thì câu văn đó chưa thể hấp dẫn thu hút người đọc. Nghệ thuật của văn
chương chính là ở cách sử dụng từ ngữ, biện pháp nghệ thuật, hình ảnh, chi tiết.
Muốn vậy người giáo viên cần giúp học sinh bước đầu làm quen với cách viết

văn có nghệ thuật, đây là một cách nhằm phát huy năng lực của học sinh.
Để sửa những loại lỗi này, người giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng
biện pháp nghệ thuật đã học để việc diễn đạt trở nên hấp dẫn, sinh động.
Câu 7 có thể sử dụng biện pháp điệp từ để nhấn mạnh tình yêu với những sự
vật đặc trưng của mùa hè: “Tôi yêu hoa bằng lăng tim tím mỏng manh, yêu hoa
phượng cháy đỏ rợp trời và yêu cả những tiếng ve râm ran mùa hạ. Tôi yêu mùa
hạ!”
Câu 8 có thể sử dụng biện pháp nhân hóa, kết hợp sử dụng từ gợi tả: “Đại gia
đình nhà kim có ba anh em. Anh cả lớn tuổi nhất tên là Kim Giờ béo ục à ục ịch,
di chuyển thật là nặng nề. Anh hai Kim Phút thanh mảnh, nhẹ nhàng. Anh hai đi
được 60 bước thì anh cả mới đi được một bước. Nhanh nhất nhà là em Kim
Giây, bé tí ti mà lại cao kều thoăn thoắt, thoăn thoắt, vun vút, vun vút lao đi
không ngừng nghỉ.”
Bước 3: S a lỗi riêng
Cuối cùng cho học sinh đọc lại bài của mình, tự tìm những câu văn có lỗi sai
tương tự như thế và sửa vào phần chữa lỗi riêng. Những câu nào khó, không tự
sửa được, học sinh nêu trường hợp đó lên trước lớp để cả lớp cùng tham gia sửa
giúp bạn
b, Lỗi ngoài câu
Đây là những lỗi như lặp cấu trúc câu, liên kết câu rời rạc…
Bước 1: Phát hiện lỗi trong câu văn, đoạn văn
Đưa ra đoạn văn, yêu cầu học sinh chỉ ra những lỗi sai trong đoạn bằng các
câu hỏi gợi ý: Những câu văn này được đặt trong một đoạn có phù hợp không?
Tại sao chưa phù hợp? Sửa như thế nào? Có nhận xét gì về kiểu câu trong đoạn
văn của bạn? …Ví dụ:
16/22


Câu 1: Liên kết câu rời rạc
1)Đôi mắt cô tròn, đen láy. Khuôn mặt cô hình trái xoan. Tính tình cô vui vẻ,

hay cười. Ở trên lớp, cô luôn giảng bài cho các bạn tận tình.
Câu 2: Lặp cấu trúc câu kiểu:
2) Rễ của cây / to, ngoằn ngoèo, nổi hẳn lên mặt đất. Vỏ của cây / cứng, sần sùi.
Cành của nó / thì dài, khẳng khiu.
Bước : Hướng dẫn s a lỗi chung
Ở hoạt động sửa lỗi ngoài câu này khó hơn lỗi trong câu, do đó nên cho học
sinh thảo luận nhóm để học sinh có thể tìm ra cách sửa. Các nhóm báo cáo kết
quả. Giáo viên là người tổng kết các ý kiến và cùng với học sinh chỉ ra cách sửa
phù hợp đem lại hiệu quả cho câu văn miêu tả. Ví dụ:
Câu 1: Liên kết câu rời rạc
Đôi mắt cô tròn, đen láy. Khuôn mặt cô hình trái xoan. Tính tình cô vui vẻ, hay
cười. Ở trên lớp, cô luôn giảng bài cho các bạn tận tình.
Đoạn văn này bị lẫn lộn cả hai nội dung miêu tả, vừa ngoại hình lại vừa tả
tính tình nhưng không có chuyển ý nên sự liên kết bị rời rạc. Muốn vậy cần tách
làm hai đoạn, và có câu mở đoạn để chuyển ý nối kết các đoạn với nhau. Đoạn
Đoạn 1…… Đôi mắt tròn, đen lay láy nổi bật trên khuôn mặt trái xoan thật là ưa
nhìn.
Đoạn 2 (Câu mở đoạn là câu in đậm): Cô không chỉ c ngoại hình đẹp mà
tính tình cô còn thật dễ gần, vui vẻ và chu đáo. Cô rất hay cười với chúng em.
Các giờ học trở nên nhẹ nhàng bởi cô hay xen kẽ các tình huống hài hước, các
trò chơi học tập…..
Câu 2: Lặp cấu trúc câu kiểu:
Rễ của cây / to, ngoằn ngoèo, nổi hẳn lên mặt đất. Vỏ của cây / cứng, sần sùi.
Cành của nó / thì dài, khẳng khiu.
Cả đoạn văn miêu tả mà chỉ có duy nhất một kiểu câu thì sẽ khiến người đọc
nhàm chán, câu văn đơn điệu. Để sửa được lỗi này, cần phối hợp các kiểu câu
khác nhau. Có thể sửa như sau: “Cây nhiều tuổi lắm nên bộ rễ to, ngoằn ngoèo
trồi hẳn lên mặt đất. Thân cây khoác chiếc áo bạc phếch tháng năm, sờ tay
chẳng thấy mượt nữa mà sần sùi, ram ráp, có những cái mắt to như cái bát ăn
cơm, lõm sâu, gồ ghề. Cành của nó khẳng khiu, vươn dài, chạm tới trời xanh.”

Bước 3: Hướng dẫn s a lỗi riêng
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bài của mình, tự tìm những đoạn văn có lỗi
sai tương tự như thế và sửa vào phần chữa lỗi riêng. Những câu nào khó, không
tự sửa được, học sinh nêu trường hợp đó lên trước lớp để cả lớp cùng tham gia
sửa giúp bạn.
17/22


Bước 4: Học tập câu văn, đoạn văn hay.
- Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh phát hiện cái hay trong câu văn,
đoạn văn thậm chí là bài văn của bạn. Giáo viên đưa các câu văn, đoạn hoặc cả
bài văn hay để học sinh học tập bằng các câu hỏi gợi mở như: Câu văn của bạn
đã sử dụng từ gợi tả nào? Khi diễn đạt, bạn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật
nào? Con học tập được gì trong cách miêu tả của bạn? Con thấy đoạn văn của
bạn hay ở chỗ nào?.....
- Sau khi học sinh phát hiện ra những cái hay trong câu, đoạn, bài văn của bạn
thì người giáo viên tổng hợp các ý kiến của học sinh, từ đó khái quát lại những
gì học sinh cần học tập về từ ngữ, về biện pháp nghệ thuật, về phối hợp các kiểu
câu, các kiểu liên kết ….
- Cho học sinh đọc lại bài của mình và yêu cầu chọn một câu hoặc một đoạn
ngắn để diễn đạt lại cho hay hơn.
- Học sinh trình bày câu hoặc đoạn của mình vừa viết lại, giáo viên tổ chức cho
học sinh trong lớp nhận xét trên tinh thần động viên sự cố gắng và tiến bộ của
bạn.
- Giáo viên trân trọng sự sáng tạo của của học sinh nhưng cũng phân tích, so
sánh để học sinh hiểu được từ nào là phù hợp hoặc biện pháp nghệ thuật nào là
đạt hiệu quả nhất.
Ví dụ giáo viên đưa câu văn: “Hoa phượng nở đỏ rừng rực một góc trời,
trông xa như một mâm xôi gấc khổng lồ.”, yêu cầu học sinh phát hiện cái hay
trong cách diễn đạt câu văn của bạn. Sau đó giáo viên chốt lại dựa trên sự tổng

hợp các ý kiến của học sinh.
Câu văn này hay vì đã sử dụng từ gợi tả (đỏ rừng rực), sử dụng biện pháp nghệ
thuật so sánh và hình ảnh phù hợp (như một mâm xôi gấc khổng lồ).
- Cho học sinh trao đổi nhóm để tìm các từ khác thay thế cho từ gợi tả (nếu có)
trong câu của bạn hoặc tìm các biện pháp nghệ thuật khác có thể sử dụng để
miêu tả đối tượng mà câu của bạn nói đến. Có những học sinh tìm được từ khác
(đỏ chót, đỏ chói, đỏ rực rỡ), có học sinh lại tìm được cách sử dụng biện pháp
nghệ thuật khác rất hay (Hè đến, phượng thay chiếc áo xanh bằng chiếc áo màu
đỏ chót, trông xa như một đám lửa khổng lồ….) hoặc câu rất gợi tả, gợi cảm (Cứ
vào hè là cả sân trường được đốt sáng rực bởi cả trời lửa phượng bập bùng.)
3. Kết quả
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã s d ng trong suốt năm học vừa
qua nhằm giúp học sinh diễn đạt câu đúng và hay trong phân môn Tập làm
văn . Việc s d ng các biện pháp này một cách liên t c và khoa học đã mang
đến những kết quả rất tốt.
18/22


Học sinh thêm yêu thích môn Tập làm văn, có ý thức viết đúng chính tả và
biết cân nhắc trước khi viết để sử dụng từ cho hay, cho chính xác, viết câu cho
rõ nghĩa, đủ thành phần nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong việc diễn đạt ý và
có những học sinh bước dầu biết cách sử dụng từ, sử dụng các biện pháp nhân
hóa so sánh, điệp ngữ… một cách có nghệ thuật.
Ví dụ: Trong bài : “Tả cây cối” có học sinh đã viết được những đoạn văn rất
hay.
“Có cả xoài chín, xoài xanh, xoài ương. Chúng treo lơ lửng đầu gió.Gió
quyện hương xoài thoang thoảng khắp vườn và ào vào trong nhà. Mùi quả chín
thơm thơm như báo cho mọi người biết : mùa xoài đã về rồi đây ! Mấy quả xoài
chín mọng, vàng tươi nấp sau kẽ lá như đang chơi trốn tìm với ông mặt trời .
Trông chúng giống y hệt những bóng đèn thắp sáng rực cả một góc vườn. Xoài

xanh thì thật khó nhận biết khi màu quả và màu lá cứ trộn lẫn vào nhau . Có
những quả xoài xanh nhút nhát , e ấp mãi bên dưới tán lá như chẳng muốn rời
xa mẹ. Nhưng xoài ương bao giờ cũng là quả xoài đặc biệt nhất . Nó cứng cáp
hơn xoài chín, đẹp hơn xoài xanh, hương vị ương ương ăn rất ngon và độc đáo.
Vị ngọt hòa lẫn chất chua tạo ra thứ gì đó rất đa dạng và độc đáo”.
(Bùi Nhật Linh)
Ví dụ : Trong bài “Tả cảnh đẹp sông nước” có học sinh viết:
Một buổi sáng mùa hè đầy nắng và gió, tôi theo bố lên cầu Long Biên đứng
ngắm sông Hồng – con sông đã gắn bó tha thiết với thủ đô Hà Nội từ bao đời
nay.
Mùa này, sông ăm ắp nước. Lòng sông rộng mênh mang, nước sông đỏ nặng
phù sa, vun đắp cho đôi bờ. Nhìn từ trên cao, dòng sông như một dải lụa đào
mềm mại vắt hờ hững qua thành phố. Ngắm dòng sông long lanh dưới nắng
vàng, tôi tự hỏi sông đã bao nhiêu tuổi mà vẫn còn đó nét dịu dàng thướt tha
đến thế? Giờ này mặt trời đã lên khá cao, bầu trời buổi sáng trong xanh, cao
vút. Những đám mây trắng xốp đang lững lờ trôi về cuối chân trời.Gió thổi lồng
lộng, mang theo hơi thở của dòng sông, tiếng rì rào của những con sóng nhỏ vỗ
chân cầu và mang theo cả tiếng khua nước ì oạp của những chiếc thuyền đi
đánh cá .
( Nguyễn Hà An )
Ví dụ: Trong bài “Tả cơn mưa” có học sinh viết được những câu văn rất gợi tả:
Mưa bỗng nhiên sầm sập đổ xuống.Lúc đầu chỉ là một vài giọt nhỏ, sau đó là
cả làn mưa trắng xóa bao phủ mọi vật. Mưa trút xuống con đường làng lầy lội
nay còn lầy lội hơn. Từng bãi bọt trắng xóa nối tiếp nhau trải dài. Thần Sét
phóng mũi lao trắng chia cắt bầu trời đen tối. Mưa rớt xuống bụi cây héo vàng
19/22


như làm chúng bừng tỉnh sau đợt nắng hạn. Cây chuối vặn vẹo cố gắng xoay
chuyển những tàu lá to bè. Cây bưởi vẫy vẫy từng chiếc lá nhỏ như đón chào

mưa. Những cây rau ngổ, rau húng quế … cũng hào hứng không kém. Trong
mưa, những chú ếch bụng trương phềnh kêu ộp oạp…ộp oạp hòa lẫn tiếng lộp
độp, lộp độp….Thần Sầm la lên những tiếng đinh tai làm ai cũng phải giật mình.
Những giọt nắng đầu tiên đã hé lộ sau đám mây trắng sau mưa. Cầu vồng đã
bắc qua ngôi làng bé nhỏ trông thật lộng lẫy. Từng cây rau muống mập mạp nở
ra đón lấy làn nắng xing xinh tinh khôi…..
(Đỗ Thu Phương)
Số lượng học sinh viết câu không rõ nghĩa, thiếu thành phần giảm rất nhiều..
Những học sinh còn bị viết câu sai đều là những học sinh khả năng về tiếng Việt
chưa tốt, khả năng diễn đạt còn lúng túng, vốn từ còn nghèo nàn. Nhiều học sinh
đã biết sử dụng các từ gợi tả, gợi cảm, các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả. So
với đầu năm đây là một kết quả rất khả quan.
Loại lỗi sai
Đầu năm
Cuối năm
1. Lỗi trong câu
55% tổng số học sinh
15% tổng số học sinh
2. Lỗi ngoài câu
45% tổng số học sinh
7% tổng số học sinh
Khi giáo viên đưa ra các lỗi sai, học sinh phát hiện rất nhanh có nhiều cách
sửa sáng tạo phát huy được năng lực của học sinh mà vẫn không làm thay đổi
nội dung, ý tứ của người viết.

20/22


C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
I. Kết luận

- Việc viết câu đúng, diễn đạt trọn vẹn một ý có một vai trò vô cùng quan trọng
trong phân môn Tập làm văn vì nó giúp người đọc hiểu và cảm nhận được cái
hay, cái đẹp của bài văn. Khả năng viết được câu văn đúng, diễn đạt trọn vẹn nội
dung thông báo đúng cấu tạo ngữ pháp tiến tới viết được câu văn hay là cả một
quá trình lâu dài và đồng bộ. Do đó người giáo viên cần phải thực hiện tốt và
đồng bộ tất các các khâu, các bước.
- Những biện pháp trên rất dễ thực hiện và đạt được hiệu quả cao trong quá trình
dạy môn Tập làm văn và hỗ trợ rất nhiều cho các môn học khác như: Tập đọc,
Luyện từ và câu, Kể chuyện…
- Đẩy mạnh, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nói chung và hoạt động
sử dụng từ đặt câu, viết đoạn, sửa lỗi câu, lỗi đoạn trong phân môn Tập làm văn
nói riêng.
- Học sinh đã hào hứng trong các giờ trả bài của phân môn Tập làm văn và
không còn ngại hoạt động sửa lỗi câu.
- Khả năng sử dụng từ của giáo viên linh hoạt hơn và nâng cao hơn.
- Vốn từ của học sinh được mở rộng hơn rất nhiều, khả năng sử dụng từ đã thành
thạo hơn và tích cực hơn, có ý thức trong diễn đạt.
II. Khuyến nghị
- Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, để đạt hiệu quả cao thì người giáo viên
cần nắm vững đặc điểm tâm lí của học sinh.
- Giáo viên cần chấm bài thật kĩ để phát hiện lỗi sai của học sinh
- Trong quá trình chữa lỗi câu cho học sinh người giáo viên cần:
* Lựa chọn những lỗi sai điển hình trong bài viết của học sinh.
* Có những câu hỏi gợi mở phù hợp giúp học sinh tự tìm ra được nguyên nhân
sai và tự sửa lỗi.
* Câu văn sửa cho học sinh cần chính xác, khoa học, gắn với thực tế để học sinh
dễ hiểu.
* Luôn kết hợp chặt chẽ với tất cả các môn học khác .
21/22



- Người giáo viên phải tự học không ngừng để nâng cao khả năng sử dụng từ,
làm phong phú vốn từ để xử lí các tình huống của học sinh về câu được linh hoạt
và chính xác có hiệu quả.
- Trong quá trình đánh giá và sửa lỗi, người giáo viên cần trân trọng sự sáng tạo
của học sinh, không rập khuôn máy móc vì thực chất văn học là nghệ thuật, mà
nghệ thuật thì chỉ được gọi là nghệ thuật khi có sự sáng tạo và riêng biệt.

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Hà Nội, ngày tháng
Người viết

22/22

năm 2017



×