Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

**********
MÃ SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
QUA GIỜ SINH HOẠT TẬP THỂ
Lĩnh vực : Chủ nhiệm
Cấp học: TIỂU HỌC

Năm học : 2016 - 2017


Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.
MỤC LỤC
Tiêu đề

Trang

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

2

2. Mục đích nghiên cứu

2



3. Đối tƣợng nghiên cứu

3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3

5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

3

B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Kĩ năng sống
2. Giờ Sinh hoạt tập thể

4
5

II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG QUA GIỜ SINH
HOẠT TẬP THỂ
1. Đặc điểm chung của học sinh lớp tôi chủ nhiệm
2. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH QUA GIỜ SINH HOẠT TẬP THỂ
1. Phƣơng pháp thảo luận nhóm

6


2. Phƣơng pháp đóng vai

11

3. Phƣơng pháp trò chơi

12

4. Phƣơng pháp động não

14

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC

16

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

20

1/20

6
6
7

8


Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế hiện nay của xã hội, giáo dục không chỉ hƣớng vào mục tiêu
tạo ra nguồn nhân lực có đầy đủ tri thức mà còn hƣớng đến mục tiêu phát triển
kĩ năng và giá trị của mỗi cá nhân. Là bậc học đầu tiên trong quãng thời gian
đến trƣờng, học sinh tiểu học nhƣ “ một trang giấy trắng” cần đƣợc giáo dục một
cách có định hƣớng với những mục tiêu giáo dục cần thiết cho xã hội hiện tại
cũng nhƣ xã hội tƣơng lai. Vì lẽ đó mà rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
thực sự là nội dung cần thiết.
Giờ Sinh hoạt tập thể đƣợc sắp xếp vào thời khóa biểu của học sinh tiểu
học một cách hợp lý là thời gian quý báu để giáo viên lồng ghép những nội dung
rèn kĩ năng sống. Ngoài những kĩ năng sống cơ bản, đó còn có thể là những vấn
đề cập nhật, mang tính xã hội. Tuy nhiên việc rèn kĩ năng sống nhƣ thế nào để
phù hợp và có hiệu quả với lứa tuổi học sinh cũng là một “bài toán khó” với mỗi
giáo viên chủ nhiệm.
Học sinh lớp 4 là lứa tuổi mà tâm sinh lý của các em bắt đầu có nhiều
thay đổi, khó có thể nắm bắt cũng nhƣ điều chỉnh nếu không có những phƣơng
pháp, hình thức phù hợp. Ngoài những kiến thức bổ ích, phong phú ở các môn
học mà các em thu đƣợc thì kĩ năng sống thực sự là một nội dung vô cùng cần
thiết. Vai trò của ngƣời giáo viên chủ nhiệm trong các tiết sinh hoạt tập thể là
thực sự quan trọng. Đã hiểu các em ở từng nét tính cách khác nhau, từng biểu
hiện khác nhau, ngƣời giáo viên sẽ có những biện pháp cụ thể trong từng tình
huống để đạt đƣợc mục đích rèn kĩ năng sống cho học sinh của mình.
Với một số biện pháp đã áp dụng với học sinh lớp chủ nhiệm và bƣớc đầu
thu đƣợc kết quả, tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.”

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về kĩ năng sống, việc rèn kĩ năng sống cũng nhƣ đặc
trƣng giờ Sinh hoạt tập thể để đƣa ra một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng sống
trong các giờ Sinh hoạt tập thể .
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp tôi chủ nhiệm: 50 học sinh.
Biện pháp nhằm rèn kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận:
+ Phƣơng pháp phân tích
+ Phƣơng pháp tổng hợp
2/20


Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.
+ Phƣơng pháp hệ thống hóa.
- Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phƣơng pháp chuyên gia
+ Phƣơng pháp quan sát
+ Phƣơng pháp phỏng vấn
+ Phƣơng pháp thảo luận nhóm
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về một số biện pháp nhằm rèn
kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.
 Kế hoạch nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017

3/20


Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Kĩ năng sống
1.1. Khái niệm
Trên thế giới, trong mỗi lĩnh vực của xã hội, thuật ngữ kĩ năng đƣợc biết
đến với nhiều khái niệm khác nhau. Theo quan niệm của các nhà Giáo dục và
tâm lí học Việt Nam thì: kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết
một nhiệm vụ mới.
Thuật ngữ kĩ năng sống đƣợc ngƣời Việt Nam biết đến bắt đầu từ chƣơng
trình của UNICEF (1996) “Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng
chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài trƣờng”. Cho đến nay vẫn
chƣa có một định nghĩa hoàn chỉnh về kĩ năng sống. Vì thế, khái niệm kĩ năng
sống đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mỗi đất nƣớc, mỗi
vùng miền, mỗi ngành trong xã hội. Mỗi quan niệm lại có cách tiếp cận khác
nhau, có quan niệm cho rằng kĩ năng sống là mặt năng lực trong nhân cách,
quan niệm khác coi kĩ năng sống nhƣ một hệ thống các kĩ năng khác nhau. Hầu
hết các quan niệm về kĩ năng sống đƣợc đề cập ở đây đều coi kĩ năng sống nhƣ
là khả năng tâm lí xã hội và những kĩ năng đó đều hƣớng tới mục đích giúp cá
nhân sống an toàn, lành mạnh và phát triển toàn diện để có thể tham gia vào
cuộc sống một cách tích cực nhất. Theo quan điểm riêng của cá nhân, tôi cho
rằng: “Kĩ năng sống là khả năng tâm lý - xã hội quan trọng và cần thiết của con
ngƣời, giúp cá nhân vận dụng để giải quyết có hiệu quả những vấn đề và thách
thức của cuộc sống hàng ngày”.
1.2. Phân loại
Với những quan niệm khác nhau, kĩ năng sống lại có những cách phân
loại khác nhau. Các tổ chức UNESCO, UNICEF và WHO đều nhấn mạnh tới
danh sách 10 kĩ năng sống cơ bản và cần thiết đối với cá nhân. Cụ thể, đó là các
kĩ năng sống cơ bản sau:
- Giải quyết vấn đề - Thiết lập mối quan hệ
- Tƣ duy phê phán

- Tự nhận thức
- Tƣ duy sáng tạo
- Đồng cảm
- Ra quyết định
- Ứng phó với căng thẳng
- Kiềm chế cảm xúc
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi đi theo cách phân loại nhƣ
trên.

4/20


Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.

-

1.3. Tầm quan trọng của Giáo dục kĩ năng sống
Xu thế trong nƣớc và quốc tế những năm gần đây, đặc biệt là sự lan rộng
của internet và mạng xã hội trong vài năm trở lại đây đã mang đến cho loài
ngƣời những mặt trái khó lƣờng. Cuộc sống con ngƣời theo diễn biến xã hội nhƣ
vậy càng cần phải có cho bản thân mình những kĩ năng sống cần thiết.
Học sinh lứa tuổi tiểu học trong xu thế phát triển từng ngày, từng giờ của
xã hội nhƣ vậy có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển bản thân, để học tập và
kết nối. Các em có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin cần biết chỉ trong vài giây với
internet, dễ dàng kết nối với bạn bè bốn phƣơng hay đƣa ra ý kiến, suy nghĩ của
mình trong các diễn đàn, các cuộc tranh luận, … Nhƣng điều thuận lợi đó cũng
dẫn tới những khó khăn khi mà phụ huynh, giáo viên khó có thể kiểm soát đƣợc
các em nắm bắt thông tin theo hƣớng nào, các em dành quá nhiều thời gian lĩnh
hội “thông tin ảo” mà quên đi mất những kĩ năng thực tế quan trọng.
Thời gian học tập và vui chơi ở ngôi trƣờng Tiểu học chiếm số lƣợng lớn.

Vì thế càng cần có định hƣớng để các em ngoài kiến thức thu đƣợc qua sách vở
còn là những kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với thực tế xã hội các em đang
sống.
2. Giờ Sinh hoạt tập thể
Những năm gần đây, giáo dục đã chú trọng đến việc giảm tải lƣợng kiến
thức quá nặng nề về lí thuyết cho học sinh, thay vào đó là các giờ Sinh hoạt tập
thể với không khí nhẹ nhàng, thoải mái, vui tƣơi hơn.
Các loại hình Sinh hoạt tập thể cũng rất phong phú, bao gồm:
Sinh hoạt dƣới cờ vào Thứ Hai hàng tuần
Sinh hoạt lớp (chi đội)
Sinh hoạt theo chủ điểm
Sinh hoạt ngoại khóa
Giáo viên chủ nhiệm vừa phải bám sát kế hoạch của nhà trƣờng, của Đội
thiếu niên – Sao nhi đồng vừa phải tùy thuộc vào đối tƣợng học sinh trong lớp
để lên kế hoạch hoạt động phù hợp trong từng giờ Sinh hoạt tập thể. Sau mỗi
một hoạt động đều phải đạt đƣợc mục tiêu giáo dục những kĩ năng sống cho
những đối tƣợng học sinh cụ thể.

5/20


Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.
II. Thực trạng Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập
thể
1. Đặc điểm chung của học sinh lớp tôi chủ nhiệm
Lớp tôi có sĩ số 50 học sinh trong đó có 24 bạn nữ, 26 bạn nam. Các em
nhìn chung đều là con cái trong những gia đình mà bố mẹ là công nhân viên
chức nhà nƣớc. Thời gian các con ở trƣờng chiếm một số lƣợng không nhỏ.
Những gì mà các con lĩnh hội đƣợc tại lớp, tại trƣờng không chỉ là kiến thức, mà
còn là thói quen sinh hoạt, là tính cách, là kĩ năng sống.

Phần đông học sinh đƣợc bố mẹ bao bọc từ nhỏ, ít đƣợc tiếp xúc và va
chạm với cuộc sống bên ngoài. Hơn nữa ở lứa tuổi này, các con cũng đang bắt
đầu có ý thức muốn thể hiện bản thân. Với những yếu tố đặc điểm tâm sinh lí
lứa tuổi thì việc định hình kĩ năng sống cho các con càng trở nên quan trọng.
2. Thực trạng Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
2.1. Thuận lợi
Lớp tôi cũng nhƣ tất cả các lớp khác trong trƣờng đƣợc trang bị mỗi lớp
một hệ thống máy vi tính và máy chiếu, giúp giáo viên ứng dụng công nghệ
thông tin trong các hoạt động dễ dàng nhƣ tổ chức trò chơi Rung chuông vàng,
xem video các tình huống để sắm vai, …
Học sinh của lớp là con em trong các gia đình có điều kiện. Các em rất
nhanh nhẹn, thông minh và hiểu biết.
Giờ Sinh hoạt tập thể với không khí vui tƣơi, thoải mái, luôn đƣợc học
sinh đón nhận rất hào hứng. Thời gian của giờ học diễn ra sôi nổi, nhận đƣợc sự
hƣởng ứng của các em.
Đặc biệt may mắn cho bản thân tôi đƣợc đồng hành cùng các con trong
hai năm học, bản thân tôi đã hiểu và nắm bắt đƣợc tâm sinh lý của các con để có
đƣợc những điều chỉnh phù hợp.
Nhƣ vậy cả thầy và trò đều có những thuận lợi riêng để giáo dục kĩ năng
sống qua các giờ Sinh hoạt tập thể.
2.2. Khó khăn
Một tiết học trong chƣơng trình học Tiểu học đƣợc quy định trong 35 đến
40 phút. Với khối lƣợng kiến thức các môn học trong chƣơng trình lớp 4 nặng,
nhiều khi bị lấn sang giờ Sinh hoạt tập thể.
Để có đƣợc một giờ Sinh hoạt tập thể tạo hiệu quả, gây hứng thú với học
sinh đòi hỏi ngƣời giáo viên phải chuẩn bị công phu, vừa cập nhật thực tế xã hội
vừa vận dụng kinh nghiệm của bản thân. Cùng với các môn học khác thì việc
chuẩn bị cho một giờ học nhƣ vậy mất rất nhiều thời gian và công sức.
6/20



Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.
Trong chƣơng trình học của một tuần, học sinh lớp 4 có 3 giờ Sinh hoạt
tập thể nhƣng trong đó có 1 giờ Sinh hoạt dƣới cờ, 1 giờ Hoạt động ở Thƣ viện
và 1 giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt chi đội và Sinh hoạt theo chủ điểm. Việc đƣa
ra đƣợc một kế hoạch hợp lý quả là một khó khăn.
Học sinh trong lớp đa phần đều đƣợc bố mẹ bao bọc từ nhỏ trong môi
trƣờng xã hội ở thành phố nên các em hầu nhƣ không có các kĩ năng thực tế,
nhiều em còn rụt rè, còn ngại tham gia vào các hoạt động.
Với sĩ số 50 học sinh, tôi đã bao quát trong thời gian đầu năm học và
thống kê đƣợc kết quả thể hiện qua bảng sau:
HS chƣa tự tin
HS chƣa hòa đồng
HS tự tin trong
HS hòa đồng với
trong giao tiếp
với các bạn
giao tiếp
các bạn
Số
%
Số
%
Số
%
Số
%
lƣợng
lƣợng
lƣợng

lƣợng
13
26
15
30
37
74
35
70
Với những thuận lợi và khó khăn nhƣ trên đòi hỏi ngƣời giáo viên chủ
nhiệm phải thực sự linh hoạt, nhanh nhạy, tập trung vào những hoạt động với
mục tiêu rèn các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với nhiều đối tƣợng học sinh.
Qua thực tế đồng hành cùng các con qua những giờ học nhƣ thế, tôi xin đƣa ra
một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể nhƣ
sau:
III. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt
tập thể
Để giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả cao nhất, ngƣời giáo viên cần lựa
chọn phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp. Các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học
vừa phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi, vừa phải tuân theo
những nguyên tắc kể trên. Theo đó, tôi đã nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm
các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học chủ yếu để giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu
quả nhƣ sau:
- Phƣơng pháp thảo luận nhóm.
- Phƣơng pháp đóng vai
- Phƣơng pháp trò chơi
- Phƣơng pháp động não
Sau đây tôi xin đi vào phân tích từng phƣơng pháp qua các phần: đặc
trƣng, cách tiến hành và kĩ năng sống thu đƣợc. Trong giới hạn của đề tài, tôi
xin nhấn mạnh ở hai phƣơng pháp: Phƣơng pháp thảo luận nhóm và phƣơng

pháp đóng vai.
7/20


Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.
1. Phương pháp thảo luận nhóm
* Đặc trƣng:
Đây là một phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến ở nhiều môn học. Với
giờ Sinh hoạt tập thể, Thảo luận nhóm càng thể hiện rõ đặc trƣng và hiệu quả
của nó.
Sử dụng phƣơng pháp này, học sinh đƣợc cùng nhau thể hiện ý kiến, quan
điểm của bản thân về cùng một vấn đề cần giải quyết. Việc chia nhóm cũng
đƣợc thực hiện theo những cách rất linh hoạt. Có thể là nhóm bàn, nhóm tổ,
nhóm theo sở thích, sở trƣờng, … Chính việc chia “nhóm linh hoạt” ấy giúp cho
học sinh đƣợc tiếp xúc với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Các em sẽ hiểu đƣợc
tính cách của nhau, sẽ có những tình huống khác nhau mà chính các em phải xử
lý đƣợc.
Mỗi nhóm sẽ có một trƣởng nhóm. Trƣởng nhóm có thể do các bạn trong
nhóm tự lựa chọn, có thể luân phiên, có thể do đề cử của cô giáo, …
Nhƣ vậy hình thức để tiến hành phƣơng pháp theo đặc trƣng nhƣ trên rất
linh hoạt. Chính sự thay đổi đó làm cho hoạt động không bị nhàm chán, học sinh
luôn cảm thấy mới mẻ, hứng thú.
* Cách tiến hành:
Ví dụ: Trong giờ Sinh hoạt theo chủ điểm với chủ điểm: Yêu quý mẹ và cô
giáo, giáo viên sử dụng phƣơng pháp đó trong hoạt động mang tên Món quà
cảm xúc .
Giáo viên đƣa ra câu hỏi chính là vấn đề mà học sinh cần giải quyết: Để
thể hiện tình cảm với mẹ và cô giáo nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8 tháng 3, con sẽ
lựa chọn cách thức nào?
Học sinh sẽ đƣa ra rất nhiều câu trả lời khác nhau thể hiện hình thức lựa

chọn món quà mà bản thân sẽ thực hiện, nhƣ: vẽ một bó hoa tặng cô giáo, viết
thƣ cho mẹ để xin lỗi mẹ về những việc làm sai của mình, múa hát về chủ điểm,
làm thiệp chúc mừng mẹ và cô giáo, …
Giáo viên sẽ ghi chép lại những câu trả lời của học sinh, mong muốn của
các em. Từ ghi chép đó, giáo viên hệ thống lại và chia học sinh thành các nhóm
có cùng ý tƣởng thực hiện món quà. Cụ thể, đó là các nhóm:
+ Vẽ tranh, xé dán tranh
+ Làm thiệp chúc mừng
+ Viết thƣ, viết bài cảm xúc, làm thơ
+ Múa hát
Sau đó, học sinh sẽ di chuyển về vị trí nhóm mình để cùng nhau làm việc.
Số lƣợng học sinh của mỗi nhóm không đồng đều, việc phân công nhóm trƣởng
sẽ do các em trong nhóm tự quyết định. Khi đã ổn định đƣợc nhóm của mình,
8/20


Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.
nhóm trƣởng sẽ đƣa ra các câu hỏi cho các bạn trong nhóm nêu ý kiến, nhóm
trƣởng ghi nhanh lại các ý kiến đó.
Với Nhóm 1: Vẽ tranh, xé dán tranh, nhóm trƣởng sẽ đƣa ra câu hỏi:
- Bạn nào vẽ tranh, bạn nào cắt, xé dán tranh?
- Tranh vẽ gì? Sử dụng nguyên liệu gì?
- Để có một bức tranh đẹp, cần chú ý điều gì?
- Bạn có khó khăn gì không?
Với Nhóm 2: Làm thiệp chúc mừng
- Bạn làm thiệp tặng cho ai?
- Ý tƣởng thiệp của bạn về kích thƣớc, chất liệu là gì?
- Theo bạn, bƣớc khó nhất để làm ra một tấm thiệp là gì?
Với Nhóm 3: Viết thƣ, viết bài cảm xúc, làm thơ
- Bạn lựa chọn hình thức nào: Viết một lá thƣ, một bài văn cảm xúc hay sáng tác

một bài thơ?
- Bạn viết cho ai: mẹ, cô giáo hay một ngƣời nào khác?
- Bạn có khó khăn gì khi thực hiện không?
Với Nhóm 4: Múa hát
- Chúng mình sẽ tập múa hát những bài nào?
- Có bạn nào hát đơn ca, đánh đàn hay thể hiện năng khiếu cá nhân nào không?
- Các bạn thấy có khó khăn gì không?
Sau khi lắng nghe ý kiến của các bạn trong nhóm, cả nhóm sẽ cùng nhau
làm việc, có sự giúp đỡ, hỗ trợ cho nhau trong những trƣờng hợp cần thiết, để
cùng tạo ra những sản phẩm theo ý tƣởng của chính các em. Những khó khăn
đƣợc nhóm trƣởng ghi lại nếu trong nhóm không tự giải quyết đƣợc có thể nhờ
đến cô giáo.
Trong thời gian làm việc nhóm, giáo viên sẽ theo dõi, lắng nghe các em
nói, quan sát các em làm và cả những lời nói, cử chỉ của các em trong cùng
nhóm với nhau để có những bao quát phù hợp. Bởi lẽ đây chính là lúc các em
thể hiện rõ nhất cá tính của bản thân, cả những mặt tích cực và tiêu cực.
Hết thời gian dành cho hoạt động, các bạn dẫn chƣơng trình sẽ gọi các
nhóm mang sản phẩm lên trình bày. Với những sản phẩm chƣa hoàn thiện, giáo
viên sẽ động viên, khích lệ kịp thời tinh thần cho các em. Tất cả sản phẩm của
các em đều sẽ đƣợc tuyên dƣơng vì đó là sự cố gắng, là ý tƣởng của chính các
em.

9/20


Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.

Một số hình ảnh hoạt động thảo luận nhóm và sản phẩm của các nhóm.
* Kĩ năng sống thu đƣợc:
- Kĩ năng tự nhận thức

Các em hiểu giá trị của bản thân qua việc tự tin, mạnh dạn thể hiện cái tôi
của mình, đƣợc nói, đƣợc trình bày ý kiến cá nhân và ý kiến đó đƣợc coi trọng.
Ngoài nhận thức về bản thân, các em còn nhận thức đƣợc về các bạn trong nhóm
mình, bƣớc đầu thấy đƣợc tính cách của các bạn qua lời nói, cách làm việc, để
có thể học tập đƣợc những điều tốt, những cách làm hiệu quả.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
Khi bắt tay vào thực hiện sản phẩm theo ý tƣởng của mình, chắc chắn mỗi
cá nhân sẽ phát sinh những khó khăn. Khó khăn đó có thể đƣợc nhìn thấy từ
10/20


Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.
trƣớc khi nhóm trƣởng đƣa ra câu hỏi hoặc trong quá trình làm nhƣng các em
đều cần phải có hƣớng giải quyết. Hoạt động trong cùng một nhóm sẽ rèn cho
các em kĩ năng tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách phù hợp và hiệu quả.
Ngoài học từ bản thân, các em có thể học đƣợc từ các bạn trong nhóm qua chính
cách các bạn giải quyết cùng một vấn đề đó.
- Kĩ năng thiết lập mối quan hệ
Đây là một kĩ năng sống vô cùng cần thiết và đƣợc rèn luyện một cách rất
hiệu quả qua phƣơng pháp thảo luận nhóm. Việc chia nhóm linh hoạt, thay đổi
thƣờng xuyên giúp các em đƣợc làm việc với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Số
lƣợng thành viên trong nhóm cũng không cố định nên các em cần phải có sự
thiết lập mối quan hệ phù hợp. Kết quả cuối cùng có thể nhìn thấy đƣợc là sản
phẩm của các em sau hoạt động nhóm.
2. Phương pháp đóng vai
* Đặc trƣng: Đúng nhƣ tên gọi của phƣơng pháp, đóng vai là một hoạt
động mà học sinh đƣợc tham gia trực tiếp vào bài học ở một nội dung hoạt động
để giải quyết vấn đề. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng ở rất nhiều môn học và đạt
đƣợc hiệu quả rất cao. Với giờ Sinh hoạt tập thể, giáo viên có thể sáng tạo ra
tình huống dựa theo nội dung cần đề cập hoặc sử dụng những đoạn clip, những

hình ảnh minh họa, .... Phƣơng pháp này luôn gây đƣợc hứng thú với các em học
sinh tiểu học. Một vài bạn trong lớp còn chƣa tự tin trƣớc đám đông sẽ đƣợc rèn
luyện kĩ năng qua phƣơng pháp này. Vì thế các em luôn nhớ lâu, vận dụng tốt.
* Cách tiến hành:
Ví dụ: Trong giờ Sinh hoạt lớp, với thực trạng xã hội thời gian gần đây có
nhiều vụ bắt cóc trẻ em xảy ra, với mục đích giúp các em có kiến thức, kĩ năng
để phòng tránh bị bắt cóc, giáo viên đƣa ra tình huống để các em sắm vai nhƣ
sau:
Tan học, em, Hùng và Nam đang đứng chờ bố mẹ đến đón. Bỗng có một
anh thanh niên đi xe máy đến nói với em:
- Hôm nay bố mẹ cháu bận, không đến đón cháu được, bố mẹ nhờ chú đến
đón cháu. Cháu mau lên xe đi.
Vừa nói, anh thanh niên vừa quàng tay qua người để kéo em lên xe.
Nếu rơi vào tình huống nhƣ vậy, em sẽ làm gì?
Sau khi đƣa ra tình huống nhƣ vậy, giáo viên có thể kết hợp với phƣơng
pháp thảo luận nhóm phía trên để học sinh cùng trao đổi tìm ra cách xử lý phù
hợp. Lúc này, các em đóng vai mình là nhân vật trong tình huống và sẽ chuẩn bị
phần xử lý tình huống của mình.
11/20


Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.
Hết thời gian thảo luận, giáo viên gọi các nhóm lên xử lý. Mỗi nhóm sẽ tự
nhập vai, giới thiệu về vai của từng ngƣời và diễn lại cách xử lý trƣớc lớp. Giáo
viên sẽ là ngƣời tổng kết và nhận xét chung, khen ngợi và động viên học sinh.
Đƣợc trực tiếp đóng vai, chắc chắn các em sẽ không bị bỡ ngỡ khi chẳng may
rơi vào tình huống xấu nhƣ vậy.
* Kĩ năng sống thu đƣợc:
- Kĩ năng tự nhận thức
Qua việc lắng nghe, thảo luận và xử lý tình huống, học sinh nhận thức

đƣợc một cách rõ ràng những tình huống xấu có thể xảy đến nếu không có cách
thức nhanh nhạy, kịp thời.
- Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
Trong những tình huống xấu, không lƣờng trƣớc, căng thẳng, hoang mang
là điều không tránh khỏi. Đƣợc nhập vai, đƣợc diễn cách xử lý tình huống để
đảm bảo an toàn cho bản thân đã rèn đƣợc cho các em kĩ năng đƣơng đầu, nhanh
nhạy, linh hoạt khi ứng phó với những tình huống căng thẳng.
- Kĩ năng ra quyết định
Giống nhƣ phƣơng pháp thảo luận nhóm, ra quyết định thực sự là một kĩ
năng cần thiết. Sự chần chừ, không quyết đoán trong giây lát có thể làm cho các
em rơi vào những tình huống xấu, không mong muốn.
- Kĩ năng kiềm chế cảm xúc
Bản thân đƣợc nghe, đƣợc thảo luận về các cách xử lý tình huống là một
cách rèn luyện cảm xúc, kiềm chế sự lo sợ, hoang mang để cứu chính bản thân
mình của các em. Kiềm chế cảm xúc không chỉ giúp các em trong những tình
huống xấu mà còn là cách thức để các em thay đổi tính cách cho chính bản thân
mình, nhất là với những bạn hay nổi nóng, cáu giận.
3. Phương pháp trò chơi
* Đặc trƣng: Phƣơng pháp này luôn là phƣơng pháp mà học sinh ở lứa
tuổi tiểu học rất yêu thích. Các con hào hứng tham gia. Qua việc tham gia từng
loại trò chơi khác nhau, học sinh rèn luyện cho mình những kĩ năng khác nhau.
“ Học mà chơi, chơi mà học” luôn làm cho học sinh thấy hứng thú.
* Cách tiến hành
Ví dụ: Trong giờ Sinh hoạt Chi đội , với mục tiêu giúp học sinh tìm hiểu
kiến thức về ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12, giáo viên
chủ nhiệm đóng vai trò là cô giáo phụ trách chi hƣớng dẫn chi đội thực hiện
Hoạt động: Vui chơi theo chủ đề. Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
Cách thức chơi: Học sinh đọc câu hỏi có trên màn hình, dƣới sự điều
khiển của bạn dẫn chƣơng trình. Sau thời gian quy định là 10 giây, các bạn sẽ
12/20



Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.
giơ đáp án. Những bạn có đáp án đúng sẽ đƣợc tham gia trả lời câu hỏi tiếp theo
còn những bạn có đáp án sai sẽ dừng cuộc chơi.
Để chuẩn bị cho hoạt động này, đội ngũ lớp phó học tập cùng với cô giáo
sẽ lập ra hệ thống câu hỏi phù hợp. Trong đó học sinh sẽ cùng nhau đƣa ra câu
hỏi theo chủ điểm đã có, cô giáo sẽ sắp xếp và lựa chọn xem sẽ sử dụng những
câu hỏi nào. Việc chuẩn bị này sẽ giúp bản thân từng cá nhân tích lũy những
kiến thức, hiểu biết về chủ điểm đó.
Trong hoạt động, chính học sinh là ngƣời điều khiển chƣơng trình. Việc
lựa chọn ai là ngƣời dẫn chƣơng trình cũng giống nhƣ lựa chọn nhóm trƣởng
trong phƣơng pháp thảo luận nhóm. Quá trình tham gia trò chơi với những tình
huống phát sinh, ngƣời dẫn chƣơng trình phải thực sự nhanh nhạy, linh hoạt xử
lý các tình huống, còn ngƣời chơi thì cần tận dụng thời gian, quyết đoán đƣa ra
đáp án đúng. Nhƣ vậy tất cả học sinh đều đƣợc rèn luyện các kĩ năng khác nhau.

Một số câu hỏi được sử dụng trong trò chơi.
13/20


Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.
* Kĩ năng sống thu đƣợc:
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
- Kĩ năng ra quyết định
- Kĩ năng thiết lập mối quan hệ
- Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
- Kĩ năng kiềm chế cảm xúc.
4. Phương pháp động não
* Đặc trƣng: Đây là một phƣơng pháp tƣởng chừng là mới mẻ nhƣng thực

ra chính là cách giáo viên đƣa ra câu hỏi gợi mở cho học sinh để học sinh tự tìm
ra kiến thức, tự giải quyết vấn đề. Các câu hỏi này có thể là một hệ thống câu
hỏi liền mạch với khả năng gợi mở cao.
Phƣơng pháp này có thể đƣợc áp dụng cho tất cả các môn học với những
mục đích khác nhau. Chính các em sẽ là ngƣời tìm ra đáp án cho các câu hỏi, từ
đó khám phá đƣợc tri thức cần lĩnh hội. Vì thế, các em sẽ càng hào hứng, sôi nổi
tham gia vào giờ học.
Với đặc trƣng nhƣ vậy, phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng khi giáo
viên muốn giới thiệu bài, nói cách khác là dẫn dắt để vào bài một cách tự nhiên.
Với giờ Sinh hoạt tập thể, tùy vào mục tiêu của hoạt động, giáo viên có thể lựa
chọn việc sử dụng phƣơng pháp một cách hợp lý.
* Cách tiến hành
Ví dụ: Trong một giờ Sinh hoạt ngoại khóa thăm quan quần thể di tích
đền Gióng tại Sóc Sơn. Đây là một trong những cơ hội thuận lợi để học sinh tiếp
cận thực tế. Kiến thức về lịch sử, xã hội sẽ không còn khô cứng trong sách vở
nữa mà trở nên dễ hiểu, thực tế hơn sau những giờ Sinh hoạt ngoại khóa nhƣ thế
này. Trƣớc khi đặt chân xuống khu di tích, với mục đích giới thiệu cho các em
về địa điểm sắp đƣợc thăm quan, giáo viên đƣa ra các câu hỏi để hƣớng sự tập
trung của học sinh.
- Bạn nào có thể kể lại câu chuyện Thánh Gióng? (Gọi 2 – 3 HS kể nối
tiếp).
- Nhắc lại phần kết của câu chuyện? (Sau khi đánh thắng giặc Ân, Thánh
Gióng quay về quỳ lạy ba mẹ, cùng ngựa sắt bay lên trời.)
- Để tƣởng nhớ công lao của Thánh Gióng, nhà vua đã làm gì? (Vua đã
cho lập đền thờ ở chân núi Sóc và ở quê nhà của Thánh Gióng.)
Sau đó giáo viên giới thiệu về quần thể di tích Đền Sóc để học sinh có
đƣợc cái nhìn bao quát.
* Kĩ năng sống thu đƣợc:
- Kĩ năng tự nhận thức
14/20



Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.
- Kĩ năng thiết lập mối quan hệ
- Kĩ năng ra quyết định
Trên đây là bốn phƣơng pháp mà cá nhân tôi đã thực hiện trên đối tƣợng
học sinh lớp chủ nhiệm và bƣớc đầu nhận thấy kết quả tích cực. Các phƣơng
pháp đƣợc sử dụng đơn lẻ hay có sự lồng ghép giữa các phƣơng pháp tùy thuộc
vào mục tiêu cũng nhƣ thời gian dành cho mỗi hoạt động. Kĩ năng sống thu
đƣợc sau từng hoạt động có sử dụng phƣơng pháp sẽ trở thành hành trang cho
các con không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống.
Với bản thân ngƣời giáo viên chủ nhiệm nhƣ tôi, nhìn thấy kết quả từ các
con nhƣ vậy thực sự là một dấu hiệu tích cực.

15/20


Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.
IV. Kết quả đạt được
1. Kết quả của Giáo viên
Qua những tiết học, bằng sự quan sát cũng nhƣ tham gia cùng hoạt động
với học sinh, tôi thêm hiểu tính cách cũng nhƣ đặc điểm tâm lý, năng lực của
từng em. Những kĩ năng của các em cũng đƣợc bộc lộ rõ ràng và có sự thay đổi
qua từng mốc thời gian. Việc các em có đƣợc những kĩ năng sống cần thiết và
thay đổi tính cách theo hƣớng tính cực cũng hỗ trợ các em rất nhiều khi học tập
các môn học khác. Đó cũng chính là thuận lợi không hề nhỏ cho ngƣời giáo viên
chủ nhiệm.
Việc tổ chức hình thức các giờ Sinh hoạt tập thể nhƣ đã nêu ở trên tích lũy
cho bản thân tôi rất nhiều kinh nghiệm. Nhờ đó mà hiệu quả của những giờ học
sau sẽ tốt hơn những giờ học trƣớc và mức độ khó khăn khi tổ chức của tôi cũng

giảm đi.
Đã quen với việc đƣợc thực hành các phƣơng pháp nên khi tôi áp dụng
vào giờ học, học sinh rất thành thạo. Chính vì thế mà các tiết dạy tôi áp dụng các
phƣơng pháp nêu trên đều đƣợc đánh giá xếp loại: Tốt.

16/20


Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.

Tiết dạy thi Giáo viên Chủ nhiệm giỏi cấp Quận; Tiết dạy Hoạt động giáo dục
ngoài giờ chính khóa.
2. Kết quả của Học sinh
100% học sinh trong lớp đƣợc tham gia các giờ học luôn hào hứng. Các
con có tâm lý chờ đợi giờ Sinh hoạt tập thể và luôn tò mò xem giờ học này sẽ
đƣợc trải nghiệm hoạt động gì.
Trong lớp có một số học sinh vào đầu năm học còn ít giao tiếp với cô
giáo, với các bạn thì sau các tiết học đƣợc nói, đƣợc đƣa ra câu hỏi, đƣợc làm
việc cùng các bạn và thể hiện khả năng của mình, các con đã có tiến bộ hơn hẳn.
Qua thời gian áp dụng các phƣơng pháp nêu trên trong các hoạt động, học sinh
đã có sự tiến bộ rõ rệt. Cụ thể, kết quả đó đƣợc thể hiện qua bảng sau:
HS chƣa tự tin
HS chƣa hòa đồng
HS tự tin trong
HS hòa đồng với
trong giao tiếp
với các bạn
giao tiếp
các bạn
Số

%
Số
%
Số
%
Số
%
lƣợng
lƣợng
lƣợng
lƣợng
4
8
5
10
46
92
45
90
Với sự đồng cảm, hiểu và chia sẻ với nhau, nội bộ lớp càng trở nên đoàn
kết. Sự phân chia nhóm luôn thay đổi trong mỗi bài học nên các em đƣợc “làm
việc” với nhiều bạn khác nhau. Chính vì thế không hề có sự ganh đua hay chia
17/20


Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.
bè phái trong lớp. Điều này cũng là yếu tố quyết định khiến tập thể lớp 4G
thƣờng xuyên đƣợc nhận cờ thi đua đầu tuần, tham gia các phong trào đạt kết
quả cao:
- Ngoài ra, lớp đã giành đƣợc những kết quả sau:

+ Tiết mục văn nghệ của lớp đạt giải Ba Hội diễn văn nghệ Chào mừng
ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
+ Chi đội đại diện cho 7 Chi đội của khối lớp 4 tham gia Vòng chung
khảo Hội thi Phụ trách sao giỏi và đạt giải Ba.
+ Thƣờng xuyên đƣợc nhận cờ thi đua hàng tuần.
+ Nhiều học sinh trong lớp là gƣơng mặt quen thuộc của các hoạt động
văn nghệ toàn trƣờng, nhƣ: Tuấn Hƣng, Gia Kiên, Phƣơng Nhi, Sùng Minh, …

Học sinh Đặng Phương Anh tham gia vòng Chung khảo Hội thi Phụ trách
Sao giỏi – Sao Nhi đồng chăm ngoan.
Những kĩ năng sống mà học sinh thu đƣợc trong bài học góp phần thay
đổi nét tính cách của các con. Những kĩ năng đó không chỉ đƣợc áp dụng trong
một bài học, một tình huống mà cùng với hành trang về kiến thức mà học sinh
có đƣợc giúp các con đạt đƣợc thành công trong cuộc sống, trong công việc
tƣơng lai.
18/20


Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
Để thực hiện tốt giáo dục kĩ năng sống trong giờ Sinh hoạt tập thể, giáo
viên cần phải có sự chuẩn bị kĩ càng trƣớc khi lên lớp. Phần chuẩn bị đó bao
gồm:
- Xác định các kĩ năng sống đƣợc giáo dục trong từng hoạt động, trong giờ học.
- Lựa chọn phƣơng pháp phù hợp trong từng hoạt động
- Lên kế hoạch bài học chi tiết với đầy đủ những phƣơng án có thể xảy ra.
Phần diễn biến trên lớp: Lúc này, ngƣời giáo viên có vai trò giám sát và
định hƣớng cho học sinh khi tổ chức các hoạt động. Với đặc trƣng của mỗi hoạt

động, ngƣời giáo viên cần linh hoạt chốt, chuyển kiến thức, đặc biệt là góp phần
uốn nắn những kĩ năng mà học sinh còn lệch lạc nhƣ khi các con chƣa biết kiềm
chế cảm xúc, chƣa biết ra quyết định,… Với những học sinh có biểu hiện nhƣ
vậy, ngƣời giáo viên cần kiên nhẫn quan sát, uốn nắn. Để làm đƣợc điều đó giáo
viên phải thực sự hòa mình vào tham gia hoạt động, quan sát và lắng nghe tâm
sự của các con. Chắc chắc khi tham gia vào các hoạt động với những phƣơng
pháp nhƣ trên, học sinh sẽ tạo thêm đƣợc những kĩ năng sống cần thiết cho cuộc
sống hiện tại và sau này.
II. Khuyến nghị
- Với Phòng Giáo dục; với nhà trƣờng: Tôi mong Phòng Giáo dục, nhà trƣờng
tạo điều kiện cho giáo viên có thêm thời gian để tìm hiểu cũng nhƣ chuẩn bị để
đạt đƣợc hiệu quả trong những giờ Sinh hoạt tập thể.
- Có thêm những tài liệu, sách vở hƣớng dẫn một cách chính thống để giáo viên
tham khảo.
Phần trình bày ở trên là toàn bộ những kinh nghiệm sau một thời gian tổ
chức giờ Sinh hoạt tập thể cho học sinh lớp 4 của cá nhân tôi. Với thời gian vào
nghề chƣa nhiều, kinh nghiệm vì thế cũng chƣa thực sự sâu sắc, rất mong nhận
đƣợc sự góp ý chia sẻ của bạn bè đồng nghiệp và ý kiến đánh giá của cấp trên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh nghiệm tôi viết. Tôi không sao
chép nội dung của người khác.
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2017

19/20


Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thực hành kĩ năng sống dành cho học sinh lớp 4 (Phan Quốc Việt, Nguyễn

Thị Thùy Dƣơng).
2. Bộ sách Rèn luyện kĩ năng sống dành cho học sinh tiểu học (NXB Trẻ)
3. Các tƣ liệu tham khảo từ Internet:
/> /> />
20/20



×