Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

SKKN Một số hình thức tổ chức các hoạt động trong tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa chủ điểm “ Hà Nội yêu dấu của em”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

MÃ SKKN

MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG
TIẾT HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
THEO CHỦ ĐIỂM “ HÀ NỘI YÊU DẤU CỦA EM” LỚP 5

Lĩnh vực
Cấp học

MỤC LỤC

: Chủ nhiệm
: Tiểu học

NAÊM HOÏC: 2016 - 2017
1


Nội dung

Trang
1
Phần 1: Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2


4. Phương pháp nghiên cứu
2
5. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu
3
4
Phần 2: Nội dung
1. Cơ sở lí luận
4
2. Nội dung các chủ đề
5
3. Thực trạng vấn đề
5
4. Một số hình thức tổ chức các hoạt động trong hoạt động ngoài
7
giờ chính khóa chủ điểm “ Hà Nội yêu dấu của em”.
4.1. Các hình thức tổ chức trong hoạt động nhận thức
7
4.1.1. Trò chơi: Ô chữ
7
4.1.2. Trò chơi: Tìm người hiểu biết
9
4.1.3. Trò chơi: Rung chuông vàng
11
4.1.4. Trò chơi: Chiếc hộp bí mật
12
4.2. Các hình thức tổ chức trong hoạt động rèn kĩ năng, phát
14
huy sáng tạo
4.2.1. Tô màu cho bức tranh
14

4.2.2. Ghép tranh
14
4.2.3. Vẽ tranh
15
4.2.4. Làm bưu thiếp
15
4.2.5. Sáng chế
16
4.2.6. Tập làm hướng dẫn viên du lịch
17
4.2.7. Tập làm nhà nội trợ tài ba
17
4.3. Các hình thức tổ chức trong hoạt động bày tỏ thái độ
18
4.4. Một số hình thức khác tổ chức ngoài phạm vi lớp học
19
5. Kết quả
20
22
Phần 3: Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận
22
2. Khuyến nghị
22
2.1. Đối với giáo viên
22
2.2. Đối với nhà trường
23
Tài liệu tham khảo


2


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong phân phối chương trình giảng dạy ở tiểu học, ngoài các tiết học
chính khóa như Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lí… theo chủ
trương của ngành lâu nay còn có thêm một tiết Sinh hoạt tập thể vào các buổi
dạy cuối tuần. Đây là một tiết học có tầm quan trọng không nhỏ trong quá
trình giáo dục đức, trí, thể, mĩ cho học sinh, góp phần làm phong phú thêm
chương trình giảng dạy ở tiểu học và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện
cho học sinh. Theo kế hoạch, một tháng có 02 tiết sinh hoạt lớp, 02 tiết sinh
hoạt Đội. Một trong những hoạt động của tiết đó là sinh hoạt theo chủ đề. Đây
là một hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với học sinh.
Bên cạnh đó, căn cứ vào nhiệm vụ năm học, trọng tâm giáo dục là phát
triển năng lực cho học sinh, quan tâm lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh thì
tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa có một vị trí vô cùng quan
trọng. Nó giúp học sinh được mở rộng kiến thức đã học, rèn kĩ năng sống cho
học sinh.
Đặc biệt đối với học sinh lớp 5 các em luôn xem lớp học là ngôi nhà
thứ hai, nơi gắn bó và để lại trong các em những hồi ức êm đềm, những kỉ
niệm đẹp đẽ khó quên từ mái trường tiểu học. Tiết Hoạt động giáo dục ngoài
giờ chính khóa là những ấn tượng tốt đẹp giúp các em hưng phấn, tươi vui khi
đến lớp, biết đoàn kết, hoà nhập với bạn bè, sau tiết này sẽ để lại cho các em
những bài học về kĩ năng sống quý báu để các em vững tin bước vào lớp 6.
Trong những năm qua, ở các trường tiểu học nói chung và ở trường của tôi
đang công tác nói riêng đã thực hiện tiết sinh hoạt tập thể khá đồng bộ. Cũng
có thể hiểu rằng các tiết Sinh hoạt tập thể là một trong nhiều hình thức của
Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Làm thế nào để hoạt động của tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính

khóa có hiệu quả cao? Làm sao để từ những hoạt động của tiết Hoạt động
giáo dục ngoài giờ chính khóa, giúp các em hình thành nhân cách, biết phê
bình và tự phê bình, biết học tập, phấn đấu rèn luyện để xứng đáng là học
sinh thủ đô văn minh thanh lịch? Làm thế nào để thông qua tiết học này giáo
viên chủ nhiệm giáo dục học sinh, đem lại niềm vui sự hứng khởi cho các em
học tốt các môn học khác? Đây chính là những câu hỏi và trăn trở cần được
giải đáp bằng sự sáng tạo của người thầy.

3


Qua nhiều năm áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã rút một số
kinh nghiệm từ thực tế đứng lớp khi tổ chức tiết sinh hoạt tập thể ở lớp 5, với
mong muốn đem đến cho các em sự thoải mái sau mỗi tuần học tập miệt mài,
góp phần thúc đẩy các hoạt động trong phong trào thi đua của lớp. Cùng với
bộ tài liệu Sống đẹp của Nhà xuất bản giáo dục, tôi đã thiết kế một số chủ đề
của tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa phù hợp với chủ điểm tháng
như: An toàn giao thông; em yêu Hà Nội; trách nhiệm của em với cộng đồng
… Với học sinh Tiểu học các em có thể hiểu cộng đồng ở đây chính là gia
đình, tổ dân phố, nhà trường, lớp học, thủ đô, đất nước… Trong phạm vi sáng
kiến kinh nghiệm này tôi xin trình bày:
Một số hình thức tổ chức các hoạt động trong tiết
Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa chủ điểm “ Hà Nội yêu dấu của em”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Xuất phát từ thực trạng nói trên, qua thực tế giảng dạy của bản thân, tôi
xin đề xuất một số hình thức tổ chức các hoạt động trong tiết Hoạt động giáo
dục ngoài giờ chính khóa chủ điểm “ Hà Nội yêu dấu của em” nhằm giúp các em
có thêm điều kiện được tìm hiểu về những giá trị văn hóa của Thủ đô. Từ đó
các em được thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng là nơi em sinh ra
và lớn lên, nơi em sống và học tập.

3. Đối tượng nghiên cứu.
Sáng kiến chỉ tập trung nghiên cứu một số hình thức tổ chức các hoạt động
trong tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa với chủ điểm “Hà Nội yêu
dấu của em”.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ vấn đề trên, tôi đã sử dụng phương pháp:
- Phương pháp phân tích
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu nhưng quan điểm, luận điểm
trong các tài liệu khoa học liên quan để xác lập cơ sở lí luận của đề tài. Phương
pháp này được dùng để chắt lọc, lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học cho phù
hợp với đối tượng học sinh để đạt hiệu quả cao trong tiết học.
- Phương pháp điều tra
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu thuận lợi, khó khăn trong việc
dạy tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ở lớp 5.
4


Sử dụng để khảo sát tình hình thực tế học sinh khi học tiết Hoạt động giáo
dục ngoài giờ chính khóa, từ đó người giáo viên chủ động chọn ra được những
nội dung, hình thức tổ chức tiết Sinh hoạt phù hợp, hiệu quả nhất với đối tượng
học sinh.
- Phương pháp thử nghiệm
Đây là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu. Lúc này
người giáo viên áp dụng vào tiết Sinh hoạt những hình thức tổ chức. Đồng thời
cũng là lúc kiểm tra đánh giá kết quả, từ đó có thể rút ra những nhận xét, kết
luận về quá trình đã thực hiện của mình.
- Phương pháp thống kê
Để tổng hợp các tư liệu đã thu thập được, kết quả đạt được của học sinh sau
tiết học, từ đó tìm ra những ưu điểm, tồn tại để rút ra kinh nghiệm.
5. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu

Thời gian bắt đầu nghiên cứu từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017

5


PHẦN 2: NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận:
Giáo dục là sự kết hợp độc đáo giữa vai trò hướng dẫn của giáo viên và
hoạt động tích cực của học sinh. Nhân cách học sinh được hình thành qua hai
con đường cơ bản là học tập và sinh hoạt tập thể ngoài giờ. Học sinh đến lớp
không chỉ học đọc, học viết từ thời khóa biểu các môn học chính, mà còn
tham gia các phong trào khác do trường lớp đề ra, được giáo viên chủ nhiệm
triển khai từ tiết sinh hoạt tập thể.
Tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa giúp các em được củng cố
lại các kiến thức đã học đồng thời được rèn kĩ năng sống qua các hoạt động
trải nghiệm.
Với đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 nói
riêng, các em rất hiếu động ham hiểu biết cái mới, rất hồn nhiên, trong sáng,
các em thích vận động, tìm tòi và làm theo cái mới, nhưng cũng rất dễ chán
nản khi không đạt được mục đích hoặc không được động viên kịp thời. Các
em cũng thích sôi nổi và hứng thú khi tham gia các phong trào mang tính
nghệ thuật như múa, hát, kể chuyện, bày tỏ ý kiến, diễn kịch trước lớp, các
em thích khẳng định mình, thích được biểu dương trước lớp.
Chính vì thế mà tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa là cơ hội
hội nhập những khả năng sáng tạo, giúp các em bộc lộ năng lực trước thầy cô,
bạn bè. Làm cho các em biết kính mến thầy cô và đoàn kết gắn bó, yêu
thương giúp đỡ nhau. Đồng thời sửa chữa khắc phục những tồn tại của bản
thân, phát huy những thành tích đạt được. Vì vậy nếu giáo viên có biện pháp
tổ chức tốt tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa với nhiều hình thức
phong phú sẽ đem lại những hiệu quả cao trong quá trình dạy học, để nâng cao

chất lượng giáo dục toàn diện.
Tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa thường được tổ chức với 3
hoạt động:
Căn cứ vào chủ điểm của tháng giáo viên xây dựng các hoạt động trong tiết phù
hợp với từng chủ đề:
- Hoạt động 1: Hoạt động nhận thức
Hoạt động này được tổ chức thông qua các trò chơi: Rung chuông vàng, Tìm người
hiểu biết, Ô cửa bí mật, Ai nhanh ai đúng……
- Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kĩ năng

6


Trong hoạt động này các em được viết, vẽ, sáng tác thơ văn, các hình thức khéo tay
(làm hoa, làm bưu thiếp, tái chế ….)
- Hoạt động 3: Hoạt động bày tỏ thái độ
Trong hoạt động này các em được vui văn nghệ dưới nhiều hình thức như: tham gia
các trò chơi âm nhạc, thi giọng hát Việt nhí, các trò chơi mô phỏng game show
truyền hình, các em có thể đọc thơ, múa hát, kể chuyện….xoay quanh chủ điểm.
2. Nội dung các chủ điểm
- Chủ điểm tháng 9: An toàn giao thông
- Chủ điểm tháng 10: Em yêu Hà Nội
- Chủ điểm tháng 11: Kính yêu thầy cô giáo
- Chủ điểm tháng 12: Hành quân theo bước chân anh bộ đội
- Chủ điểm tháng 1: Truyền thống dân tộc
- Chủ điểm tháng 2: Dâng Đảng kính yêu
- Chủ điểm tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo
- Chủ điểm tháng 4: Hòa bình hữu nghị
- Chủ điểm tháng 5: Đội ta lớn lên cùng đất nước
- Ngoài ra, tôi cũng có thể xây dựng thêm một số chủ điểm khác như: Em phòng

tránh bị xâm hại; Trách nhiệm của em với cộng đồng; Em ứng phó với căng thẳng …
3. Thực trạng vấn đề:
Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm Một số hình thức tổ chức các
hoạt động trong tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa chủ điểm “ Hà Nội
yêu dấu của em”, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
giáo viên và học sinh về cơ sở vật chất và các điều kiện nhà trường hiện có.
- Lớp được trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính,
máy chiếu, có thể kết nối mạng internet, giáo viên được trang bị bộ tài liệu Sống
đẹp để tham khảo.
- Trong những năm qua các tiết sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên
cũng là cơ sở để giáo viên có thể tiếp tục xây dựng các hình thức trong tiết Hoạt
động ngoài giờ chính khóa.
- Đa số học sinh có ý thức học tập, ham học hỏi, sôi nổi, yêu thích khám phá
khoa học, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

7


- Học sinh được học cả những tiết Lịch sử và Địa lí Hà Nội nên các em có
thêm hiểu biết để tham gia các hoạt động trong tiết Hoạt động ngoài giờ
chính khóa.
- Phụ huỵnh học sinh luôn quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện để giáo
viên có thể thực hiện có hiệu quả tiết học.
- Nguồn tài liệu về Hà Nội phong phú, giáo viên có nhiều nội dung
lựa chọn để giáo dục phù hợp, gần gũi với học sinh.
b. Khó khăn:
* Giáo viên:
- Giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngoài giờ

chính khóa nên đã tổ chức tiết này một cách qua loa. Điều đó đã làm cho học
sinh không những không hứng thú mà đôi khi còn cảm thấy nặng nề. Nội dung
sinh hoạt còn nghèo nàn, hình thức sinh hoạt còn đơn điệu, không khí lớp chưa
sôi nổi, chưa hấp dẫn được tất cả các em.
- Đôi khi một số giáo viên còn dùng thời gian thừa của tiết sinh hoạt để ôn
tập các môn chính như Toán, Tiếng Việt… Chính điều này làm cho học sinh
cảm thấy mệt mỏi. Một số học sinh tham gia tiết sinh hoạt còn lơ là, với tinh
thần trách nhiệm chưa cao.
- Một số giáo viên còn lúng túng chưa có giải pháp hữu hiệu khi tổ chức tiết
hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, nội dung sinh hoạt cứng nhắc, khô
khan về hình thức, đơn điệu về nội dung.
* Học sinh:
- Một số học sinh trong lớp không phải là người Hà Nội gốc nên vốn hiểu
biết của các em về Hà Nội còn hạn chế.
- Lớp đông học sinh (53 em) nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm soát các
hoạt động của các em.
- Một số học sinh có tư tưởng xem nhẹ các hoạt động tập thể chỉ chú tâm
học Toán và Tiếng Việt.
- Qua khảo sát đầu năm về ý thức tham gia tiết hoạt động ngoài giờ chính
khóa với tổng số học sinh là 53 em, tôi thu được kết quả như sau:
Tiêu chí

Số lượng

Tỉ lệ %

Ý thức tự giác học tập và tham gia phong trào
Có việc làm và thái độ đúng thể hiện tình yêu
Hà Nội
Có việc làm phấn đấu trở thành học sinh


20

37,7%

18

33,9%

30

56,6%

8


thanh lịch văn minh
Có ý thức chủ động tham gia xây dựng nội
20
37,7%
dung tiết học
Yêu thích tiết HĐGDNGCK
25
47,1%
4. Một số hình thức tổ chức các nội dung trong tiết Hoạt động giáo dục
ngoài giờ chính khóa chủ điểm “ Hà Nội yêu dấu của em”
Từ thực trạng trên và kinh nghiệm của bản thân, tôi đưa ra một số hình thức tổ
chức các hoạt động trong tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa chủ điểm
“ Hà Nội yêu dấu của em”
4.1. Các hình thức tổ chức trong hoạt động nhận thức

Đây là hoạt động thường có khi tổ chức các buổi sinh hoạt. Đa phần giáo
viên chỉ sử dụng hình thức hái hoa dân chủ để tìm hiểu chủ đề vì đây là cách làm
đơn giản, tiện gọn không mất nhiều công sức chuẩn bị. Người giáo viên chỉ cần
biên soạn hệ thống câu hỏi sau đó cho học sinh bốc thăm câu hỏi và trả lời. Bản
thân tôi cũng đã tiến hành cách làm này với hệ thống câu hỏi như sau:
- Câu 1: Hà Nội được chính thức mở rộng địa giới từ năm nào? (Năm 2008)
- Câu 2: Biểu trưng của Hà Nội là gì? (Khuê Văn Các)
- Câu 3: Nét tính cách tiêu biểu của người Hà Nội là gì? (Thanh lịch, văn minh)
- Câu 4: Trường đại học đầu tiên của nước ta là gì? ( Quốc Tử Giám)
- Câu 5: Ai là người đổi tên Thăng Long thành Hà Nội? (Vua Minh Mạng)
- Câu 6: Ngôi làng “ hai vua” ở phía Tây thủ đô tên là gì? (Đường Lâm)
- Câu 7: Tên gọi Hà Nội được xuất hiện vào năm nào? (1831)
- Câu 8: Tòa thành cổ nhất trên đất thủ đô là tòa thành nào? (Thành Cổ Loa)
Với hình thức tổ chức trên, chỉ có một số ít học sinh được tham gia, các em
còn lại không có cơ hội tham gia sẽ trở nên chán nản. Nội dung các câu hỏi tìm
hiểu về nhiều vấn đề của thủ đô Hà Nội nên học sinh phải chuẩn bị lượng kiến
thức nhiều, tiết học sẽ nặng nề. Mặt khác khi tìm hiểu nhiều nội dung như vậy
thì các em sẽ không thể tìm hiểu kĩ và sâu một nội dung cụ thể.
Đứng trước thực tế đó, tôi đã phân bố lượng kiến thức tìm hiểu về Hà Nội
trong 4 tiết sinh hoạt của tháng. Khi nói đến Hà Nội chúng ta có thể tìm hiểu về
rất nhiều nội dung như: Lịch sử Hà Nội, Danh nhân Hà Nội, Làng nghề truyền
thống của Hà Nội, Lễ hội ở Hà Nội, Văn hóa Hà Nội, Hà Nội ngày nay.... Trong
năm học này, căn cứ vào đối tượng học sinh tôi đã lựa chọn 4 trong số rất nhiều
nội dung viết về Hà Nội để tìm hiểu tương ứng với 4 tuần sinh hoạt theo chủ
điểm này.

9


4.1.1. Trong tuần đầu của tháng, tôi đã cho các em tìm hiểu về những địa

danh tiêu biểu, những con người gắn liền với Hà Nội qua trò chơi ô chữ.
a, Mục tiêu giáo dục :
Giáo dục cho các em tình yêu Hà Nội, tự hào là người con của Thủ đô
ngàn năm văn hiến, có ý thức học tập, phấn đấu trở thành học sinh văn
minh, thanh lịch.
b, Trò chơi: Giải ô chữ
c, Cách chơi:
Có 9 từ hàng ngang tương ứng với từ hàng dọc gồm 9 chữ cái. Người
chơi được quyền chọn ngẫu nhiên một từ hàng ngang để trả lời, nếu trả lời
đúng một ô chữ của từ hàng dọc được mở ra, ai tìm được từ hàng dọc đó là
người chiến thắng.

Ô CHỮ
BÍ MẬT

CH Ù AMỘ T CỘ T

C Ộ T CỜH
V Ă
L Í CÔ N
Q U Ả N G T R Ƣ Ờ NG
L À NG L Ú A L
LO

À NỘ
N MI
G UẨ
B AĐ
ÀN G
NG B


1

I

N
Ì
H
I

2

U

3

4

NH
OA
Ê N

TR À NG A N
H Ồ G Ƣ ƠM

5
6

7
8


9

Nơi

82
bia
tiến
sĩ Điện
vừa
Là một
Điền
diđây
Vua
tích
Nơi
từnào
vào
lịch
nào
xuống
chỗ
sử
lờitấm
nằm
Bác
chấm
chiếu
đẹp
trên

( 7dời
thay
đƣờng
chữ
đôcái
).
Hãy
biết
tên
cây
cầu
này.
Ngôi
Nơi
chùa
Lắng
đây cho
đƣợc
gắn
ngheliền
xây
và cho
với
dựng
truyền
biết
từtên
năm
thuyết
bài1049

hát
vua
Biên
Vềcông
Đọc
Phủ
Thăng
Chẳng
Tuyên
gồm
Long,
ngôn
thơm
3 nền
vững
Độc
cũng
thềm
lập

thể
rộng,thân
đồ
ngày
hoa
nƣớc
đầu
nhài
Nam
cột

thu giới.
đƣợc
nhận

di
sản

liệu
thế
và còn
Lêcó
trả
tên
gƣơm
là chùa
cho
( 14
Diên
Rùa
chữ Hựu
vàng(
cái
).).
( 10
7 chữ
chữcái
cái).).
8
chữ
cái

và cầu
Dẫuthang
khôngxoáy
thanh
((
((17
9
bên
chữ
chữ
lịch
trong
cái
cái
cũng
).
).
(
10
ngƣời
chữ

cái
…)..
7 chữ cái ).

THĂNG LONG

d, Câu hỏi:
- Câu 1: Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1049 và còn có tên là chùa

Diên Hựu (10 chữ cái)
(Chùa Một Cột)

10


- Câu 2: Là một Di tích lịch sử nằm bên đường Điện Biên Phủ gồm 3 nền
thềm rộng, thân cột và cầu thang xoáy bên trong (10 chữ cái)
(Cột cờ Hà Nội)
- Câu 3: Nơi đây có 82 tấm bia tiến sĩ được công nhận là di sản tư liệu thế
giới (7 chữ cái)
(Văn Miếu)
- Câu 4:
Vua nào xuống chiếu dời đô
Về Thăng Long, vững cơ đồ nước Nam
(9 chữ cái) (Lí Công Uẩn)
- Câu 5:
Nơi nào lời Bác đẹp thay
Tuyên Ngôn Độc Lập những ngày đầu thu
(17 chữ cái) (Quảng trường Ba Đình)
- Câu 6: Lắng nghe và cho biết tên bài hát (14 chữ cái)
(Làng lúa làng hoa)
- Câu 7: Quan sát tranh và hãy cho biết tên cây cầu này (8 chữ cái)
(Long Biên)

- Câu 8 : Điền từ vào chỗ chấm :
“ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người ……….”
(7 chữ cái) (Tràng An)
- Câu 9: Nơi đây gắn liền với truyền thuyết vua Lê trả gươm cho Rùa

vàng (6chữ cái) (Hồ Gươm)
- Từ hàng dọc : THĂNG LONG

11


Sau khi tìm được từ hàng dọc, học sinh sẽ trình bày những hiểu biết của
em về từ con vừa tìm được.
→ GV chốt: Thăng Long là tên kinh đô nước Đại Việt thời Lý. Năm 1010
Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy những đám mây
hình con rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long. Con người đất
Thăng Long luôn mang trong mình niềm tự hào, nét văn minh thanh lịch. Là
những người con của thủ đô ngàn năm tuổi chúng ta phải phấn đấu học tập,
rèn luyện xứng đáng trở thành học sinh văn minh, thanh lịch.
4.1.2. Trong tuần thứ hai của tháng tôi tiếp tục cho học sinh tìm hiểu về
các lễ hội tiêu biểu ở Hà Nội qua trò chơi: Tìm người hiểu biết
a, Mục tiêu giáo dục:
Giúp học sinh tìm hiểu về những lễ hội truyền thống của dân tộc để từ đó
giáo dục học sinh biết giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hóa dân tộc.
b, Trò chơi : Tìm người hiểu biết
c, Cách chơi:
Sau khi dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, cả lớp ghi đáp án vào bảng con
giơ lên, ai vượt qua được các câu hỏi của chương trình người đó chiến thắng.
d, Câu hỏi:
- Câu 1: Bức ảnh này gợi nhắc bạn nhớ tới lễ hội nào? (Hội Gò Đống Đa)

- Câu 2: Đây là một lễ hội tưởng niệm Thục Phán, người có công dựng
nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa. (Hội đền Cổ Loa)
- Câu 3: Những bức ảnh này gợi nhắc bạn nhớ tới lễ hội nào? (Hội Chùa Hương)


12


- Câu 4: Hãy xem đoạn clip sau và cho biết đó là những hoạt động trong lễ
hội nào? (Hội làng Lệ Mật)
- Câu 5: Đây là một lễ hội được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế
giới ngày 16/11/2010? (Lễ hội đền Gióng)
→ GV chốt: Tự hào về một Hà Nội có nhiều những giá trị văn hóa, có nhiều
những lễ hội nổi tiếng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng ta là con
cháu của mảnh đất hồn thiêng sông núi, chúng ta phải giữ gìn và phát huy
những giá trị văn hóa đó.
4.1.3. Trong tuần thứ ba của tháng tôi tiếp tục đưa các em đến với những
làng nghề truyền thống của Hà Nội qua trò chơi: Rung chuông vàng
a, Mục tiêu giáo dục :
- Giúp HS có thêm những hiểu biết về làng nghề truyền thống của thủ đô Hà
Nội. Có ý thức giữ gìn và phát huy những làng nghề đó.
b, Trò chơi : Rung chuông vàng
c, Cách chơi:
- Sau khi dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, cả lớp ghi đáp án vào bảng con
giơ lên, ai vượt qua được các câu hỏi của chương trình người đó rung được
chuông vàng.
d, Câu hỏi :
- Câu 1: Câu thơ sau gợi nhắc đến làng nghề nào?
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ
a. Làng giò chả Ước lễ
b. Làng khảm trai Chuyên Mỹ
c. Làng bánh giầy Quán Gánh
d. Làng giấy dó Yên Thái
(Đán án d)

- Câu 2: Hơn 1000 năm tuổi, đây là một ngôi làng nằm ven bờ sông Nhuệ, ở
đó âm thanh từ những khung cửi, tiếng thoi đưa rộn ràng, khoan thai, dìu dặt
đã trở thành nhịp điệu cuộc song nơi đây. Bạn hãy cho biết đó là làng nghề gì?
13


a. Làng dệt Triều Khúc- Thanh Trì
b. Làng may Trạch Xá- Ứng Hòa
c. Làng lụa Vạn Phúc – Hà Đông
d. Làng dệt Phùng Xá – Mỹ Đức
(Đáp án c)
- Câu 3: Những câu hát sau đây nhắc đến một món ăn đặc trưng của Hà Nội,
bạn hãy cho biết đó là món ăn gì và ngôi làng nào có truyền thống làm ra nó?
Hà Nội mùa thu / Mùa thu Hà Nội/ Mùa hoa sữa về/ Thơm từng cơn gió/
Mùa cốm xanh về/ Thơm bàn tay nhỏ/ Cốm sữa vỉa hè/ Thơm bước chân qua
(Cốm làng Vòng – Hà Nội)
- Câu 4: Những bức ảnh sau đây gợi nhắc con nhớ đến làng nghề truyền
thống nào?

a. Làng sơn mài Hạ Thái
b. Gốm sứ Bát Tràng
c. Gốm sứ Kim Lan
d. Gốm sứ Giang Cao
(Đáp án b)
- Câu 5: Bạn hãy cho biết tên ngôi làng nổi tiếng với nghề “làm lồng cho chim”
a. Làng Chuông – Thanh Oai
b. Làng La Phù – Hoài Đức
c. Làng Phùng Xá – Mỹ Đức
d. Làng Vác – Thanh Oai
(Đáp án d)

→ GV chốt: Hà Nội có 30 quận, huyện và thị xã. Mỗi nơi đều có một làng
nghề truyền thống riêng, tất cả đều góp phần làm nên nét riêng biệt cuốn hút

14


khách du lịch đến với Hà Nội. Là những người con của Thủ đô chúng ta
càng thêm tự hào và cố gắng giữ gìn, phát huy.
4.1.4. Trong tuần cuối cùng của tháng tôi cùng các em tìm hiểu về danh nhân
Hà Nội qua trò chơi: Chiếc hộp bí mật
a. Mục tiêu giáo dục:
- Giúp học sinh được tìm hiểu về những con người được sinh ra và lớn lên
trên mảnh đất này, họ góp sức mình tạo dựng một hình ảnh Hà Nội duyên
dáng và kiêu hãnh sống mãi trong kí ức của mỗi người dân đất Việt.
b. Trò chơi: Chiếc hộp bí mật
c, Cách chơi:
Trong mỗi chiếc hộp có chứa một câu hỏi liên quan đến chủ đề, đằng sau
chiếc hộp là một bức tranh liên quan đến chủ điểm. Trả lời được một câu hỏi
trong hộp, miếng ghép sẽ được mở, ai đoán được nội dung bức tranh người đó
giành chiến thắng.

d, Câu hỏi:
- Câu 1: Ông là người làng An Xá – Gia Lâm – Hà Nội, ông tác giả bài
thơ: “thần” nổi tiếng Nam Quốc Sơn Hà. Ông là ai? (Lý Thường Kiệt)
- Câu 2: Trong điếu văn viết về ông, vua Lê có câu: “Ai cũng sống, sống
như ông thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông chết như sống.” Ông là
ai? (Thám hoa Giang Văn Minh)

15



- Câu 3: Ông là danh nhân văn hóa thế giới, hiệu Ức Trai, quê ở làng Nhị
Khê, huyện Thường Tín. Ông là ai? (Nguyễn Trãi)
- Câu 4: Bà là nữ sĩ tài hoa của làng lụa Nghi Tàm sống ở thế kỉ XIX , nổi
tiếng với các tác phẩm thơ Nôm. Bà là ai? (Bà Huyện Thanh Quan)
- Câu 5: Hãy nghe và cho biết tác giả của bài hát Người Hà Nội? (Nguyễn
Đình Thi)
- Câu 6: Những bức ảnh sau gợi nhắc bạn nhớ tới ai?

Tượng vạn thế sư biểu
* Thông qua các hình thức tổ chức trong hoạt động này học sinh được rèn kĩ
năng tự tin, lắng nghe tích cực và giải quyết vấn đề
4.2. Các hình thức tổ chức trong hoạt động rèn kĩ năng, phát huy sáng tạo
Sau khi học sinh có những hiểu biết về Hà Nội, giáo viên có thể tổ chức
cho học sinh các hoạt động:
4.2.1. Tô màu cho bức tranh
Học sinh được nhận những bức tranh vẽ về một số cảnh đẹp Hà Nội, cùng
thực hiện tô màu bức tranh.
- Trưng bày sản phẩm sau khi tô màu
- Tổ chức giới thiệu về cảnh trong bức tranh.
- Giáo viên hoặc dẫn chương trình phỏng vấn một số câu hỏi liên quan đến
trách nhiệm của học sinh đối với cảnh đẹp Hà Nội.
+ Nêu suy nghĩ của bạn khi tô màu cho bức tranh này?
+ Nếu được đến thăm nơi này, bạn sẽ làm gì để giữ gìn cảnh đẹp nơi đây?.......

16


4.2.2. Ghép tranh
Giáo viên có thể tổ chức cho các học sinh ghép những mảnh vẽ thành bức

tranh cảnh đẹp Hà Nội như: Hồ Gươm, Văn Miếu, Chùa Một Cột, Lăng Bác….
Học sinh được nhận những mảnh ghép về một bức tranh có liên quan đến
cảnh đẹp Hà Nội.
- Học sinh cùng trao đổi để ghép nhanh những mảnh ghép thành các bức
tranh hoàn chỉnh.
- Tổ chức trưng bày và giới thiệu điều em biết về bức tranh vừa ghép được.

17


4.2.3. Vẽ tranh
Học sinh cũng có thể tự mình vẽ những bức tranh phong cảnh Hà Nội
- Các em có thể sử dụng những khổ giấy phù hợp như khổ A4, A5…., chất liệu
dùng để vẽ tranh có thể là màu sáp, màu nước….

4.2.4. Làm bưu thiếp
Học sinh cũng có thể tự mình làm những bưu thiếp về bức tranh phong
cảnh Hà Nội trên nhiều chất liệu khác nhau như: xé dán từ giấy màu, lá cây khô,
vải vụn…

18


4.2.5. Sáng chế
Các em có thể tận dụng những phế liệu như vỏ hộp sữa, ống hút nhựa, vỏ
chai nước, vỏ lon nước ngọt, lõi giấy vệ sinh….để có thể tái chế thành những
sản phẩm em yêu thích, món đồ chơi (mô hình Tháp Rùa từ vỏ hộp sữa, chậu
trồng cây cảnh, lọ cắm hoa từ vỏ chai, ống cắm bút, ống nhòm từ lõi giấy vệ
sinh.). Từ đó giúp các em có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thủ đô
Hà Nội nơi em đang sinh sống.


19


4.2.6. Tập làm hướng dẫn viên du lịch
- Trong hoạt động này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tập làm hướng dẫn
viên du lịch giới thiệu cho bạn bè trong nước và trên thế giới những nét đẹp văn
hóa Hà Nội như phong tục tập quán, ẩm thực, trang phục…
+ Phong tục tập quán của người Hà Nội trong những ngày Tết: Xông nhà, lì xì,
mừng thọ,….
+ Ẩm thực: những món ăn mang nét đặc trưng đất Hà thành: bún ốc, phở, bún
chả, cốm, chả cá….
+ Trang phục: áo the khăn xếp, áo tứ thân, áo dài……
4.2.7. Tập làm nhà nội trợ tài ba
- Trong hoạt động này giáo viên cũng có thể tổ chức cho học sinh tập chế
biến món ăn đặc trưng của Hà Nội. Với đặc điểm học sinh lớp 5, các em có kĩ
năng tự phục vụ và có thể làm những công việc vừa sức giúp đỡ gia đình.
* Trước hết, tôi tổ chức cho học sinh cách lựa chọn nguyên vật liệu làm món
bún nem.
+ Hình thức: Giáo viên chuẩn bị nguyên vật liệu bằng hình thức đưa kênh chữ
hoặc hình ảnh. Học sinh cùng lựa chọn chuẩn bị nguyên vật liệu.
* Sau đó tôi sẽ hướng dẫn học sinh cách chế biến món từ nguyên vật liệu mà các
em vừa chọn lựa. Sau khi nắm được cách làm, các em có thể về nhà thực hành
cùng bố mẹ, các em sẽ xin ý kiến nhận xét đánh giá của bố mẹ mình về món ăn
con vừa thực hiện. Với hình thức này tôi đã huy động được cả phụ huynh tham
gia vào công việc đánh giá ý thức tự phục vụ của con.

20



Khi thưởng thức sản phẩm tự tay mình làm ra các em rất phấn khởi, vui vẻ. Có
thể thành phẩm chưa ngon nhưng hoạt động đã rèn cho các em kĩ năng tự phục
vụ, lòng tự hào vì những món ngon của Thủ đô đã góp phần làm nên nét riêng
biệt của một Hà Nội. Từ đó các em say mê khám phá những món ngon khác của
Hà Nội.
Với tất cả các hình thức trên tôi có thể tổ chức cho các em hoạt động cá
nhân, hoạt động nhóm nhỏ, nhóm lớn phù hợp với thực tế số học sinh trong lớp.
Bằng những hình thức tổ chức trong hoạt động này vừa giúp học sinh được làm
việc, được trải nghiệm với tinh thần đoàn kết nhóm, vừa giúp các em được tự
thể hiện tình yêu thủ đô của mình, từ đó rèn cho các em kĩ năng tự tin, hợp tác
nhóm, giải quyết vấn đề, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp….
4.3. Các hình thức tổ chức trong hoạt động bày tỏ thái độ.
Với tất cả hành trang các em có được trong hai hoạt động trên, trong hoạt
động này tôi có thể tổ chức cho học sinh các hoạt động vui chơi văn nghệ như:
- Thi hát Tiếp sức các bài hát có từ Hà Nội.
- Nghe nhạc đoán tên bài bát về chủ đề Hà Nội.
- Trò chơi âm nhạc cũng là một game show hấp dẫn học sinh. Với 3 vòng chơi
3 bài hát gốc học sinh sẽ có những từ chìa khóa gợi ý, nhóm nào hát được bài
hát gốc của các vòng sẽ dành chiến thắng.
- Trò chơi tìm kiếm tài năng. Các nhóm sẽ cùng thảo luận, chuẩn bị nội dung
thi: hát, múa, đóng kịch, nhảy…. Sẽ có một ban giám khảo cho cuộc thi do
chính các em là thành phần, giáo viên cũng có thể mời thêm giáo viên bộ môn,
cô giáo Tổng phụ trách hoặc đại diện cha mẹ học sinh cùng tham gia đánh giá
hoạt động của các em. Ban giám khảo và học sinh cả lớp sẽ đưa ra những nhận
xét, đánh giá và tìm ra nhóm có tài năng để tuyên dương.
* Các bài hát tôi có thể sử dụng trong hoạt động này là:
+ Hát dưới trời Hà Nội – Sáng tác: Nhạc sĩ Phạm Tuyên
21



+ Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội – Sáng tác: Nhạc sĩ Phạm Tuyên
+ Thu Hà Nội – Sáng tác: Nhạc sĩ Cao Minh Khanh
+ Hà Nội xưa và nay – Sáng tác: Nhạc sĩ Mạnh Hùng
+ Yêu Hà Nội – Sáng tác: Nhạc sĩ Bảo Trọng
+ Em yêu Hà Nội của em – Sáng tác: Nhạc sĩ Hoàng Bình
+ Hà Nội của tuổi thơ – Sáng tác: Nhạc sĩ Chử Minh Vân
+ Em bé Hà Nội – Sáng tác: Nhac sĩ Hoàng Vân
+ Em sẽ là chủ nhân Thăng Long – Sáng tác: Nhạc sĩ Nhật Thăng
+ Hà Nội của em – Sáng tác: Nhạc sĩ Lô Giang
+ Hà Nội cổ tích – Sáng tác: Nhạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng
+ Thăng Long Hà Nội thành phố rồng bay – Sáng tác: Nhạc sĩ Ngọc Khuê
…….
- Hình thức khác cũng không kém phần hấp dẫn học sinh đó là tôi sẽ để học sinh
tự chọn bài hát, lên kế hoạch tập luyện và đăng kí biểu diễn. Từ đó, học sinh rất
thích, hứng thú, tự giác, rèn được tính tự tin, chủ động cho các em
- Ngoài ra các em còn có thể đọc thơ, kể chuyện về Sự tích Hồ Gươm, Sự tích
Hồ Tây….
* Với các hình thức tổ chức trong hoạt động này tôi thấy học sinh mạnh dạn, tự
tin khi thể hiện tình cảm của mình với thủ đô, mạnh dạn chủ động tham gia các
tiết mục văn nghệ của lớp, của trường kỉ niệm các ngày lễ lớn. Rèn kĩ năng thể
hiện bản lĩnh, tự tin khi giao tiếp, biểu diễn

4.4. Một số hình thức khác tổ chức ngoài phạm vi lớp học:
* Giáo viên có thể thay thế nhiều hình thức tổ chức dạy học không chỉ bó hẹp
trong phạm vi khuôn khổ lớp học, người thấy có thể đưa các em ra sân, tổ chức
cho các em làm vệ sinh góc công trình Măng non.
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

22



- Phát đồ dùng để các em làm vệ sinh: quét giấy rác, lá cây khô; bắt sâu cho cây,
tưới cây….
- Thông qua hoạt động này các em biết được giá trị của lao động, biết giữ vệ
sinh trường lớp nơi em học tập hàng ngày, rèn kĩ năng hợp tác với các bạn….
* Hằng năm Ban giám hiệu cùng Hội phụ huynh nhà trường cùng thống nhất và
tổ chức cho học sinh đi tham quan một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh
của Hà Nội như Hồ Gươm, Lăng Bác, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Bảo tàng Hồ
Chí Minh, đền thờ Hai Bà Trưng, Di tích thành Cổ Loa…. Qua những giờ học
ngoài thực tế các em được trải nghiệm, được tận mắt ngắm nhìn, quan sát những
cảnh đẹp của thủ đô, những chứng tích một thời oai hùng của thành phố nghìn
năm tuồi các em sẽ thêm yêu, thêm tự hào về thủ đô nghìn năm văn hiến. Không
những thế các em lại được xử lý những tình huống em gặp trong buổi học thực
tế, từ đó góp phần rèn kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề trong cuộc sống, xử lí
tình huống thực tế… Thông qua hình thức này góp phần giáo dục học sinh ý
thức giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, vệ sinh nơi công cộng. Với một
diện mạo thủ đô đang ngày một đổi mới, học sinh cũng có thể là những tuyên
truyền viên tích cực tuyên truyền đến những người thân trong gia đình, tuyên
truyền đến nhưng người xung quanh cùng chung tay giữ gìn cảnh quan thành
phố như không bán hàng rong, không lấn chiếm vỉa hè… tạo cảnh quan Hà Nội
xanh – sạch – đẹp.
5. Kết quả:
Với sự kiên trì, say mê, sáng tạo của bản thân cùng với sự cố gắng của
học sinh, sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, sự phối hợp của PHHS, sau một năm
tôi thu được kết quả khá khả quan:
a. Đối với giáo viên:
- Chủ động tích lũy các hình thức tổ chức các hoạt động trong tiết hoạt động
giáo dục ngoài giờ chính khóa
- Giáo viên chủ động lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp với các tiết sinh hoạt
- Giáo viên có thể vận dụng những hình thức tổ chức này cho các chủ đề khác

trong tháng.
- Trong các tiết dạy thi Hoạt động ngoài giờ chính khóa cấp Trường hay cấp
Quận, tôi đều áp dụng các hình thức này và được Ban giám khảo đánh giá cao.
Đặc biệt sự hứng thú tham gia hoạt động của học sinh, sự tự giác rèn luyện các
kĩ năng của học sinh chính là món quà lớn nhất cho tôi.
b. Đối với học sinh:
23


- Các em rất phấn khởi hứng thú khi tham gia tiết sinh hoạt.
- Hình thành cho các em khả năng tự quản, biết phối hợp giữa học tập và sinh
hoạt, rèn luyện, tích cực, mạnh dạn tham gia các phong trào của nhà trường.
- Chất lượng học tập của lớp được nâng lên, các em tham gia hoạt động thi đua
nhiệt tình hơn, phát huy được tinh thần đoàn kết.
- Rèn cho các em một số kĩ năng sống như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự
tự tin, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ
năng đảm nhận trách nhiệm…
- Qua những hoạt động này tôi nhận thấy học sinh của mình được giáo dục ý
thức trách nhiệm với thủ đô bằng những việc làm hết sức gần gũi, dễ hiểu, phù
hợp với tâm sinh lí lứa tuổi. Từ đó các em dễ dàng hình thành thói quen, tự giác
có những việc làm thể hiện trách nhiệm, tình yêu với thủ đô mà không hề bị gò
bó, hay phải làm những việc làm máy móc.
Sau một thời gian áp dụng, kết quả khảo sát về ý thức tham gia các buổi hoạt
động ngoài giờ chính khóa của 53 học sinh lớp tôi cuối năm so với đầu năm có
kết quả khả quan như sau:

Tiêu chí
Ý thức tự giác học tập và tham
gia phong trào
Có việc làm và thái độ đúng

thể hiện tình yêu Hà Nội
Có việc làm phấn đấu trở thành
học sinh thanh lịch văn minh
Có ý thức chủ động tham gia
xây dựng nội dung tiết học
Yêu thích tiết HĐGDNGCK

Đầu năm học
Số lượng
Tỉ lệ %

Cuối năm học
Số lượng
Tỉ lệ %

20

37,7%

45

84,9%

18

33,9%

48

90,5%


30

56,6%

51

96,2%

20

37,7%

42

79,2%

25

47,1%

51

96,2%

24


PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:

Cùng với việc thực hiện dạy bộ tài liệu Giáo dục nếp sống thanh lịch văn
minh, Địa lí Hà Nội, Lịch sử Hà Nội, việc tổ chức các tiết hoạt động giáo dục
ngoài giờ chính khóa chủ điểm Hà Nội yêu dấu của em sẽ giúp cho học sinh
được tìm hiểu về Thủ đô ngàn năm văn hiến, truyền thống anh hùng, những
phong tục tập quán, những cảnh sắc văn hóa, những danh nhân Hà Nội ….. Từ
đó các em thêm tự hào mình là những người con thủ đô, các em sẽ có những
việc làm thiết thực để gìn giữ và phát huy những truyền thống vốn có của mảnh
đất đô thành, thể hiện trách nhiệm của mình với thủ đô với cộng đồng.
Các hình thức tổ chức trong tiết sinh hoạt đã tạo cho học sinh một sân chơi
bổ ích, phát huy tính tự giác, tính tích cực của học sinh, phát huy được năng lực
sở trường của mỗi cá nhân học sinh, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua của
trường lớp. Đẩy mạnh phong trào sinh hoạt văn nghệ của lớp và phong trào
“Trường học thân thiện học sinh tích cực” tạo cho học sinh thói quen sinh hoạt
tập thể vui tươi lành mạnh, thông qua tiết sinh hoạt tập thể giúp tình thầy trò
càng trở nên gần gũi, tạo cho các em sự tự tin, có cảm giác được chia sẻ và bày
tỏ những điều em muốn nói. Đây cũng là tài liệu giúp giáo viên có cơ hội nghiên
cứu, tổ chức các hoạt động dạy học phong phú, đa dạng, hiệu quả hơn, đồng thời
giáo dục được ý nghĩa các ngày lễ lớn trong năm, giúp các em tham gia học tập
và sinh hoạt một cách hứng thú, nhiệt tình, sôi nổi. Quan trọng hơn cả là sự động
viên tinh thần của giáo viên đối với học sinh trong giờ sinh hoạt tập thể là món
quà tinh thần quý giá có ý nghĩa sâu sắc, lâu dài, giúp các em phát triển và tiến bộ.
Tuy nhiên để tổ chức được một giờ học như vậy giáo viên sẽ vất vả hơn phải
kết hợp các hình thức tổ chức, phải nghiên cứu kĩ về chủ điểm của tháng, phải
phân chia nội dung tìm hiểu cho từng tuần. Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục xây
dựng hình thức và nội dung tìm hiểu các vấn đề quanh chủ điểm của năm học.
2. Khuyến nghị:
2.1. Đối với giáo viên:
Để thực hiện tốt tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cho học
sinh tôi nghĩ người giáo viên cần:
- Nghiên cứu kĩ từng chủ điểm, xác định mục tiêu cụ thể, lựa chọn hoạt động sát

với chủ điểm.

25


×