SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Mã SKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp
quan sát trong giờ Tự nhiên và Xã hội lớp 1
Lĩnh vực : Tự nhiên và Xã hội
Cấp học : Tiểu học
Năm học: 2015 - 2016
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp
quan sát trong giờ Tự nhiên và Xã hội lớp 1
Lĩnh vực : Tự nhiên và Xã hội
Cấp học : Tiểu học
Năm học: 2015 - 2016
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và xã hội lớp1
MỤC LỤC
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................... 1
I. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................... 1
II. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................... 1
III. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 1
IV. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 1
PHẦN B: NỘI DUNG ......................................................................................... 2
I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG .......................................................................... 2
1. Phương pháp quan sát là gì? ..................................................................... 2
2. Phương pháp quan sát được vận dụng trong môn Tự nhiên và xã hội như
thế nào ? ........................................................................................................ 2
II: THỰC TRẠNG ............................................................................................ 3
III: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT ........................................................................ 4
1. Chuẩn bị: ................................................................................................... 4
2. Cách tiến hành :......................................................................................... 5
IV: KẾT QUẢ ................................................................................................. 11
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................. 15
I. KẾT LUẬN:................................................................................................. 15
II. KHUYẾN NGHỊ: ....................................................................................... 15
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và xã hội lớp1
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Để thực hiện được mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục chúng ta phải đổi
mới phương pháp dạy học. Việc dạy học môn Tự nhiên và xã hội chiếm một vị
trí quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho học sinh tiểu học. Môn Tự
nhiên và xã hội cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản đầu tiên về con
người và sức khoẻ, một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng: Tự chăm sóc sức khoẻ cho
bản thân, ứng xử hợp lý trong đời sống để phòng một số bệnh tật và tai nạn.Với
tâm lý học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1, các em rất hiếu động, tò mò
thích khám phá nên việc sử dụng phương pháp quan sát trở thành chiếc cầu nối
quan trọng giữa nhận thức của học sinh và nội dung bài học. Quan sát, nhận xét,
nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự
vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội giúp các em từ đó hình thành
và phát triển những thái độ và hành vi. Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ
sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Giúp các em yêu thiên nhiên,
gia đình, trường học, quê hương…
Cũng như nhiều giáo viên dạy lớp 1 khác, tôi suy nghĩ rất nhiều về việc
đổi mới phương pháp dạy học tạo một không khí học tập nhẹ nhàng, vui tươi,
tránh cho học sinh cách học vẹt, căng thẳng… Vì vậy, khi sử dụng tốt phương
pháp quan sát sẽ giúp các em tiếp thu bài nhanh, tạo hứng thú trong học tập,
giúp các em có niềm say mê trong môn học, nâng cao hiệu quả giờ dạy, kích
thích tính độc lập chủ động sáng tạo trong lĩnh hội tri thức, tạo không khi sôi nổi
trong giờ học TNXH. Từ những suy nghĩ và băn khoăn trên tôi đã lựa chọn đề tài:
“Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và
Xã hội lớp 1”
II. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng và đưa ra một số biện pháp giúp học sinh quan sát
tốt các bài dạy trong chương trình Tự nhiên và xã hội lớp 1
III. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 1 trường Tiểu học Khương Mai
năm học 2015– 2016
IV. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu nhận tài liệu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Dạy thực nghiệm
- Trao đổi, tọa đàm với đồng nghiệp
1/16
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và xã hội lớp1
PHẦN B: NỘI DUNG
I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1. Phương pháp quan sát là gì?
Phương pháp quan sát là hình thức dạy học giáo viên hướng dẫn học sinh
sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong Tự
nhiên xã hội nhằm tiếp nhận thông tin mà không có sự can thiệp vào quá trình
diễn biến của các sự vật hiện tượng đó.
Quan sát giúp các em tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên, chủ động, tích
cực, giờ học trở nên hào hứng, đáp ứng đúng chủ trương đổi mới phương pháp
dạy học.
2. Phương pháp quan sát được vận dụng trong môn Tự nhiên và xã hội như
thế nào ?
Phương pháp quan sát được sử dụng phổ biến trong các bài học môn Tự
nhiên và xã hội. Học sinh quan sát chủ yếu là để nhận biết hình dạng, đặc điểm
bên ngoài của cơ thể người, của một số cây xanh và động vật hoặc để nhận biết
các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên, trong cuộc sống hằng
ngày.
Mục tiêu quan sát phải đơn giản, phù hợp với đặc điểm nhận thức và tư
duy hình tượng của học sinh. Trong quá trình quan sát, giáo viên cần đặt ra các
câu hỏi ngắn và rõ ràng, để hướng dẫn học sinh tập trung vào các kiến thức cần
tìm kiếm.
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát ở trong lớp hay ngoài lớp
(sân trường, vườn trường, các địa điểm xung quanh trường…).
2/16
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và xã hội lớp1
II: THỰC TRẠNG
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm liên tục ở lớp 1 và tham khảo ý kiến của
các thành viên trong khối chuyên môn tôi nhận thấy: Khi sử dụng phương pháp
quan sát trong giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội có một số mặt hạn chế sau:
- Đây là một phương pháp khó đối với học sinh lớp 1 vì các còn rất nhỏ, khả
năng tập trung chưa cao. Các con chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, vốn hiểu
biết còn hạn chế.
- Giáo viên chưa đầu tư thích đáng cho môn học( chỉ chú trọng môn Toán và
Tiếng Việt).Công tác chuẩn bị cho mỗi bài dạy khá công phu đòi hỏi nhiều thời
gian, tốn kém. Đồ dùng: Tranh ảnh, mô hình, vật thật… còn thiếu.
- Học sinh thường không tự mình quan sát để rút ra những kiến thức cần tìm
kiếm mà thường chờ sự cung cấp của giáo viên. Khi tiến hành quan sát học sinh
thường chú ý những dấu hiệu bên ngoài, những dấu hiệu không bản chất. Khả
năng so sánh, liên hệ còn hạn chế.
- Việc sử dụng phương pháp quan sát đòi hỏi sự kết hợp khéo léo với các
phương pháp, giáo viên phải quản lý tốt học sinh.
- Qua khảo sát đầu năm học tôi nhận thấy:
Đầu năm học
STT
Tên lớp
Tổng số HS
1
2
3
4
5
6
1A
1B
1C
1D
1E
1G
54
55
55
54
55
55
Yêu thích môn học
Số HS
%
26
27
28
25
26
27
3/16
48,1%
49,1%
50,1%
46,2%
47,2%
49,1%
Quan sát tốt
Số HS
%
26
22
25
24
25
24
48,1%
40%
45,5%
44,4%
45,5%
43,6%
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và xã hội lớp1
III: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian qua, tôi luôn trăn trở tìm tòi,
suy nghĩ làm thế nào để giúp học sinh tự khám phá mở mang kiến thức, tạo một
không khí học tập nhẹ nhàng, tươi vui và đạt kết cao. Sau đây là một vài kinh
nghiệm mà tôi đã áp dụng phương pháp quan sát trong giờ dạy:
1. Chuẩn bị:
Phần chuẩn bị cho nội dung bài học là một vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi
người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung từng bài từ đó đưa ra phương pháp,
hình thức tiếp cận kiến thức một cách hợp lý nhất. Với hoạt động quan sát giáo
viên cần chuẩn bị kỹ những nội dung sau:
1.1 .Xác định rõ mục tiêu của giờ học, mục đích của việc quan sát:
Trong một bài học không phải mọi kiến thức đều được rút ra từ phương pháp
này. Vì vậy, giáo viên cần xác định rõ việc tổ chức cho học sinh quan sát đạt
được mục tiêu hay kiến thức kỹ năng nào.
Ví dụ: Bài: Nhận biết các vật xung quanh
- Mục đích: Sau khi học sinh quan sát từng vật theo nhóm để rút ra nhận xét
trước lớp về hình dáng, màu sắc và các đặc điểm khác nhau như nóng, lạnh,
nhẵn, sần sùi, mùi vị….
- Chuẩn bị theo nhóm: Cốc nước đá, cốc nước ấm, hoa màu trắng, hoa màu
đỏ, quả xoài, quả su su, radio…
1.2. Lựa chọn đối tượng quan sát :
- Đối tượng quan sát có thể là các sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ đang
diễn ra trong môi trường tự nhiên hay xã hội hoặc các tranh, ảnh, mô hình, sơ đồ
diễn tả các sự vật, hiện tượng đó… Khi lựa chọn đối tượng quan sát, giáo viên
cần lựa chọn tối đa các vật thật.
- Vật mẫu quan sát phải vừa đủ lớn, phù hợp với nội dung bài học.
- Đủ số lượng vật mẫu để cả lớp hoặc nhóm quan sát được.
Ví dụ: Với thực vật, giáo viên cần tổ chức cho học sinh quan sát các cây
trồng trong sân trường, vườn trường hay trên đường phố… Khi không có điều
kiện tiếp xúc với vật thật, giáo viên nên cho các em quan sát tranh, ảnh, mô
hình… Trong một số trường hợp (khi học về một số động vật, về cơ thể người
hay về cuộc sống xã hội), giáo viên nên hướng dẫn học sinh phối hợp quan sát
các con vật thật, quan sát chính cơ thể các em, quan sát cuộc sống xung quanh
và quan sát tranh, ảnh hoặc sơ đồ về các đối tượng đó. Khi quan sát vật thật,
cuộc sống thật, học sinh được hình thành những biểu tượng sinh động. Và khi
quan sát tranh ảnh hay sơ đồ rất có lợi cho sự phát triển tư duy của học sinh vì
chúng thể hiện được sự vật, hiện tượng ở trạng thái tĩnh với sự khái quát cao.
4/16
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và xã hội lớp1
1.3 . Sử dụng âm thanh sinh động, lời giới thiệu gợi mở thu hút học sinh :
Không chỉ có hình ảnh mới có khẳ năng thu hút sự chú ý của học sinh. Âm
thanh cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình giảng dạy.
Để giới thiệu bài học mới giáo viên có thể cho học sinh nghe một đoạn băng rồi
giới thiệu vào bài gây sự chú ý, tò mò của học sinh vào bài dạy.
Ví dụ: Bài 4: Bảo vệ mắt và tai.
Để giới thiệu bài tôi cho học sinh nghe một đoạn nhạc sau đó hỏi học sinh:
+ Cô vừa cho các con nghe gì?
+ Nhờ đâu con nghe được đoạn nhạc đó?
Giáo viên giới thiệu vào bài.
1.4. Sử dụng kết hợp hệ thống câu hỏi bổ trợ :
Nếu giáo viên chỉ hướng dẫn cách để học sinh quan sát mà không định hướng
được học sinh quan sát cái nào trước, cái nào sau hay không có hệ thống câu hỏi
thì học sinh sẽ rất khó có thể quan sát.
Ví du: Bài 11: Gia đình
- Đối tượng quan sát là các bức ảnh.
Bằng hệ thống câu hỏi tôi hướng dẫn học sinh cụ thể:
+ Gia đình bạn Lan có mấy người? Gồm những ai?
+ Lan đang làm gì?
+ Những người trong gia đình đang làm gì?
+ Mọi người trong gia đình có vui không? Chi tiết nào giúp con cảm nhận được
việc đó?
Nhờ những câu hỏi gợi ý này học sinh đã quan sát chi tiết, nắm chắc được
nội dung tranh từ đó hiểu rõ bài.
2. Cách tiến hành :
2.1.Tổ chức quan sát:
Để tổ chức cho học sinh quan sát thật tốt, thật hiệu quả thì giáo viên cần có
kỹ năng tổ chức và hướng dẫn quan sát khéo léo, nhẹ nhàng, linh hoạt.
Có thể tổ chức cho học sinh quan sát độc lập, quan sát theo nhóm hay cả lớp
tùy theo số đồ dùng học tập có được hoặc khả năng quản lí của giáo viên và kĩ
năng tự quản, làm việc hợp tác nhóm của học sinh (nhất là khi cho học sinh học
ngoài lớp).
Thị giác là cơ quan có nhiều tế bào thần kinh nhất trong năm giác quan. Vì
vậy bộ não con người xử lí trước hết là các dữ kiện do thị giác đem lại. Ở tiểu
học, kế hoạch quan sát thường đi từ tổng thể đến các bộ phận và từ bên ngoài
vào bên trong. Chính vì vậy khi sử dụng phương pháp quan sát tôi thường lưu ý
đến đặc điểm này của học sinh.
5/16
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và xã hội lớp1
Đối với những bài nhận biết các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường
tự nhiên, trong cuộc sống hằng ngày tôi thường nghiên cứu kĩ bài rồi quay thành
những đoạn clip để trình chiếu cho các em quan sát.
Ví dụ:Bài: Giữ gìn lớp học sạch, đẹp
- Đoạn clip thứ nhất chiếu các bạn học sinh đang làm vệ sinh lớp học.
- Đoạn clip thứ hai chiếu hình ảnh các bạn học sinh đang trang trí lớp học.
- Đoạn clip thứ ba chiếu hình ảnh lớp học sau khi đã làm vệ sinh và trang
trí xong.
- Chiếu từng đoạn clip để học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Đoạn clip thứ nhất: Các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
- Đoạn clip thứ hai: Các bạn đang làm gì? Sử dụng đồ dùng gì?
Sau đó tôi gọi một số học sinh trả lời câu hỏi trước lớp. Các học sinh khác bổ
sung ý kiến.
- Hướng dẫn học sinh tiếp tục quan sát đoạn clip thứ ba và trả lời câu hỏi:
+ Em thấy lớp học như thế nào?
+ Phần trang trí lớp học ra sao?
+ Bàn ghế có sắp xếp ngay ngắn không?
+ Dụng cụ và đồ dùng đã sắp xếp đúng nơi quy định chưa?
+ Em cần làm gì để giữ cho lớp sạch đẹp?
Khi sử dụng phương pháp quan sát tôi không bao giờ dập khuôn từ bài này
sang bài khác mà mỗi bài tôi thay đổi hình thức và kết hợp với các phương pháp
khác để tránh sự nhàm chán ở học sinh, giúp các em sôi nổi, hào hứng và tự tin
hơn trong học tập.
Ví dụ: Bài : Cây rau
Phần giới thiệu bài, tôi đưa ra cây rau cải ngọt để học sinh quan sát độc lập
và trả lời câu hỏi:
+ Đây là cây rau gì?
+ Nó được trồng ở đâu?
Sau đó tôi yêu cầu học sinh giới thiệu về cây rau mà các em đã chuẩn bị.
Học sinh nêu các thắc mắc của mình về nội dung bài học. Tôi chia lớp thành các
nhóm, mỗi nhóm được quan sát một số loại cây rau mà các em đã chuẩn bị rồi
cùng nhau thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Hãy chỉ và kể tên các bộ phận của cây rau?
+ Bộ phận nào của cây rau có thể ăn được?...
Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Ngoài ra tôi còn cung cấp cho học sinh một số kiến thức về loại rau có thân
khó nhận biết như cây hành, cây xà lách, cây su hào bằng cách cho các em quan
sát trên vật thật hoặc tranh ảnh phóng to.
6/16
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và xã hội lớp1
Để giúp các em phân biệt được loại rau này với loại rau khác và gọi tên đúng
từng loại rau tôi sử dụng phương pháp quan sát qua việc tổ chức trò chơi học tập
cho các em. Tôi chiếu hình ảnh của một số loại rau( cà rốt, rau mùi, súp lơ, hoa
bí, quả bí, su su…), các nhóm quan sát tranh và nêu tên các loại rau. Nhóm nào
có câu trả lời sẽ dùng chuông để phát tín hiệu. Sau đó tôi tổng kết trò chơi phân
định tổ chiến thắng. Tôi thấy cách làm này các em rất hào hứng và không khí
lớp học thật tự nhiên, thoải mái, học sinh hiểu bài một cách chắc chắn.
2.2.Hướng dẫn quan sát :
Tùy theo mục đích và đối tượng sử dụng, giáo viên có thể chỉ dẫn cho các
em sử dụng nhiều giác quan để phán đoán, cảm nhận sự vật và hiện tượng (mắt
nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi…). Trình tự tiến hành quan sát cũng rất quan
trọng : quan sát tổng thể chung rồi mới đi vào quan sát các bộ phận, chi tiết ;
quan sát từ bên ngoài rồi mới đến bên trong…
Ví dụ: Bài “ Con cá”
Tôi chia lớp thành 4 nhóm. mỗi nhóm đều có một bình đựng cá ở trước mặt,
yêu cầu các em quan sát con cá thật kĩ, thảo luận với nhau để trả lời các câu hỏi
sau:
- Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá?
- Cá sử dụng những bộ phận nào của cơ thể để bơi?
- Cá thở như thế nào?
Với hệ thống câu hỏi này không phải học sinh nào khi quan sát cũng trả lời
được nên tôi đã hướng dẫn, giúp đỡ, gợi mở cho các em bằng những câu hỏi phụ
để gợi ý thêm khi làm việc với mỗi nhóm.
Các em biết những bộ phận nào của con cá?
- Bộ phận nào của con cá đang chuyển động?
- Tại sao con cá lại mở miệng?
- Tại sao nắp mang của con cá luôn luôn mở ra rồi khép lại?
Sau đó tôi yêu cầu đại diện một số nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm chỉ trả lời
một câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Cuối cùng tôi giúp cả lớp hiểu một
cách chính xác, hệ thống kiến thức:
- Con cá có đầu, mình, đuôi và các vây.
- Cá dùng đuôi và vây để di chuyển. Vây cá giúp nó giữ thăng bằng.
- Cá thở bằng mang( cá há miệng để cho nước chảy vào, khi cá ngậm
miệng nước chảy ra các lá mang cá)
Tôi cho học sinh cả lớp quan sát mang cá để giúp các em nhớ lâu.
- Để giúp học sinh khắc sâu các bộ phận về con cá tôi tổ chức cho học sinh
vẽ con cá. Sau khi học sinh vẽ xong con cá của mình tôi yêu cầu các em gắn
tranh lên bảng lớp chỉ và nêu rõ các bộ phận và ích lợi từ việc nuôi cá.
7/16
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và xã hội lớp1
Ví dụ: Bài “ Con gà”
Đối với bài này tôi không chuẩn bị đồ dùng là con gà thật, cũng không
chiếu hình ảnh con gà trên màn hình mà tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị trước mỗi
nhóm theo định hướng các tranh: tranh gà trống, tranh gà mái, tranh gà con và
yêu cầu các nhóm quan sát, trả lời các câu hỏi:
- Mỗi con gà có những bộ phận gì?
- Hãy chỉ và nói tên các bộ phận của con gà?
- Con nào là gà trống?
- Con nào là gà mái?
- Tại sao biết đó là gà trống, gà mái?
- Gà trống, gà mái, gà con giống và khác nhau ở những điểm nào?
- Mỏ gà, móng gà dùng để làm gì?
- Gà di chuyển như thế nào?
Sau đó gọi đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp để cả lớp nhận xét, bổ
sung. Tôi là người chốt lại kiến thức cho các em: “Con gà nào cũng có đầu, cổ,
mình, hai chân và hai cánh; toàn thân gà có lông che phủ; đầu gà có mào, mỏ gà
nhọn, ngắn và cứng; chân gà có móng sắc. Gà dùng mỏ để mổ thức ăn và móng
sắc để đào đất. Gà trống, gà mái và gà con khác nhau ở kích thước, màu lông và
tiếng kêu ”.
2.3.Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát:
- Sau khi quan sát, thu thập thông tin, học sinh xử lý thông tin qua hoạt động
phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, nhận xét…) để rút ra kết luận về các nội
dung quan sát.
- Hình thức báo cáo có thể nói bằng lời, phiếu học tập hay bảng tổng hợp ý
kiến…Giáo viên tổ chức cho học sinh tổng hợp kiến thức, kỹ năng và bổ sung
kiến thức nếu thấy cần thiết.
Ví dụ: Bài 28: Nhận biết cây cối và con vật.
- Sau khi quan sát cây cối học sinh chuẩn bị học sinh sẽ có thông tin nhất định
về : các loại cây rau, cây hoa, cây gỗ, … với những đặc điểm phân biệt và nhận
diện chung. Biết các con vật như cá, mèo, gà, muỗi, dán …với đặc điểm, kích
thước và hình dáng.
Qua phân tích, so sánh học sinh rút ra được kết luận:
- Cây cối có nhiều loại như: cây rau, cây hoa, cây gỗ, …với những đặc điểm
phận biệt khác nhau. Các cây khác nhau về hình dạng, kích thước nhưng chúng
đều có các bộ phận rễ, thân, lá.
- Có nhiều loại động vật, chúng khác nhau về kích thước, hình dạng, môi
trường sống nhưng chúng đều có các bộ phận đầu, mình và cơ quan di chuyển.
Có động vật có ích và có cả động vật có hại.
8/16
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và xã hội lớp1
2.4. Hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp vật thật
Vật thật là thực thể sống sinh động như một số cây, một số con vật, các hiện
tượng tự nhiên xã hội liên quan đến bài học. Có hai hình thức quan sát:
*Quan sát trong phòng học: Các sự vật được mang đến lớp để quan sát, đã
tách ra khỏi môi trường sống của nó.
VD: Quan sát trong phòng học. Bài 22: Cây rau ( Sách Tự nhiên và Xã hội 1.
trang 46 )
Đối tượng quan sát: Cây rau mà các em mang đến lớp.
+ Tổ chức cho học sinh quan sát theo nhóm 4
+ Mỗi em trong nhóm lần lượt giới thiệu về cây rau mà mình mang đến cho các
bạn trong nhóm biết.
- Tên cây rau ?
- Được trồng ở đâu?
- Các bộ phận chính của cây rau: rễ, thân, lá, …
+ Học sinh trong nhóm so sánh các cây rau có gì giống và khác nhau: màu sắc;
đặc điểm: rễ, thân, lá, …
Quan sát vật thật là hình thức quan sát sinh động và thuận lợi nhất cho học sinh.
Là cơ hội để học sinh khám phá sự vật hiện tượng mọi mặt, đặc điểm bên ngoài,
cả về cấu tạo, bản chất bên trong và mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng đó
trong tự nhiên.
Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng mọi giác quan để tri giác sự vật – hiện
tượng. Đặt sự vật hiện tượng đó trong môi trường sống và các mối quan hệ của
nó.
* Quan sát ngoài tự nhiên
Vd: Quan sát cây cối xung quanh vườn trường, cánh đồng, sở thú, công viên….
Tổ chức cho học sinh quan sát trực tiếp ngoài thiên nhiên giáo viên nên chuẩn
bị kỹ càng cả về thời gian, địa điểm, các dụng cụ và phương tiện cần thiết. Xác
định mục đích và đối tượng quan sát để tránh cho các em quan sát tràn lan,
không trọng tâm. Sử dụng hệ thống câu hỏi hoặc phiếu học tập để hướng học
sinh vào đối tượng quan sát.
Kết thúc hoạt động quan sát tổ chức báo cáo kết quả quan sát.
2.5. Hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ
Sơ đồ trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội dùng để biểu diễn mối liên
hệ giữa các kiến thức hoặc tổng hợp kiến thức
Quan sát bằng sơ đồ là hình thức dạy học mà ở cấp Tiểu học nói chung và lớp 1
nói riêng hầu như chưa được sử dụng nhiều. Tuy nhiên qua tìm hiểu đặc điểm
nhận thức của học sinh Tiểu học và nội dung chương trình dạy học, tôi thấy
9/16
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và xã hội lớp1
phương pháp này nên áp dụng trong dạy học để tạo điều kiện cho tư duy trừu
tượng của học sinh phát triển.
Có 2 hình thức tổ chức cho học sinh tiếp cận kiến thức bằng sơ đồ:
Dùng sơ đồ để giới thiệu kiến thức: Giới thiệu sơ đồ trước sau đó dùng kiến thức
để làm rõ sơ đồ.
Cung cấp cho học sinh kiến thức trước sau đó tổng quát bằng sơ đồ.
Hướng dẫn học sinh tập tổng quát kiến thức bằng sơ đồ.
2.6. Sử dụng hiệu quả phương pháp quan sát qua việc tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy Tự nhiên và Xã hội lớp 1
- Giáo viên cần truy cập Internet tìm kiếm những đoạn phim, tranh ảnh phục vụ
bài dạy.
- Tranh ảnh phải phù hợp, cần thiết không ôm đồm lạm dụng những hình ảnh
trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh.
- Thiết kế bài giảng điện tử, chú sắp xếp các tranh ảnh phù hợp với nội dung các
hoạt động giúp học sinh quan sát và rút ra kiến thức của bài học.
10/16
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và xã hội lớp1
IV: KẾT QUẢ
Với nội dung đổi mới phương pháp dạy học Tự nhiên và xã hội nói riêng và
ở tất cả các môn học nói chung, trong các tiết học, học sinh lớp tôi đều rất hứng
thú học tập. Đặc biệt từ chỗ các em chỉ thích học toán, Tiếng Việt nay đến 100%
các em đều thích học môn này. Các em đã có hành vi ứng xử đúng khi gặp
những hiện tượng khác nhau trong cuộc sống, biết giải quyết các tình huống ở
nhà, ở trường, ngoài xã hội, trong thiên nhiên, biết bảo vệ sức khoẻ của mình,
giữ an toàn cho người thân và người khác. Các em đã biết cách quan sát, suy
nghĩ, liên hệ để tìm cách lựa chọn phương án tốt nhất mà tình huống đặt ra.
Sau khi cùng thông nhất về các biện pháp và thu nhận thông tin từ các lớp
trong khối 1 trong năm học 2015 – 2016, kết quả thu được cụ thể như sau:
Đầu năm học
Yêu thích môn học
Quan sát tốt
Số HS
%
Số HS
%
Giữa kỳ 2
Yêu thích môn học
Quan sát tốt
Số HS
%
Số HS
%
ST
T
Tên
lớp
Tổng
số HS
1
1A
54
26
48,1
26
48,1
42
77,8
40
74,1
2
1B
55
27
49,1
22
40
40
72,7
39
70,9
3
1C
55
28
50,1
25
45,5
43
78,2
41
74,5
4
1D
54
26
46,2
24
44,4
41
75,9
39
72,2
5
1E
55
27
49,1
25
45,5
40
72,7
39
70,9
6
1G
65
27
49,1
24
43,6
42
76,4
40
72,7
Việc tiến hành dạy thực nghiệm phương pháp trên qua khảo sát các em có
nhiều tiến bộ đáng kể:
- Hầu hết học sinh đều yêu thích môn học.
- Học sinh biết quan sát một cách tỉ mỉ, rõ ràng từ đó đưa ra nhận xét phù
hợp.
- Học sinh không chỉ biết quan sát ở môn Tự nhiên và xã hội mà còn biết
vận dụng cách quan sát này vào nhiều môn học khác nhau.
- Với phương pháp này cho phép học sinh có nhiều cơ hội quan sát tìm hiểu
kiến thức. Từ đó biết tư duy sắp xếp kiến thức một cách khoa học.
11/16
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và xã hội lớp1
Vận dụng phương pháp quan sát trong bài: Cây hoa- lớp 1
Bé quan sát bài thật chăm chú.
12/16
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và xã hội lớp1
Vận dụng phương pháp quan sát trong bài: Thực hành quan sát bầu trời- lớp 1
Bé quan sát theo nhóm thật say mê.
13/16
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và xã hội lớp1
Bé trình bày những điều mình quan sát được với cô và các bạn.
14/16
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và xã hội lớp1
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
- Để có được thành công trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo tôi người
giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, say sưa với nghề nghiệp. Ngoài ra phải
có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực, tổ chức hiệu quả các hình thức
dạy học và có khả năng vận dụng, sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học
một cách nhuẫn nhuyễn, thực hiện tốt các bước lên lớp, quy trình một bài dạy,
nắm được mục đích, yêu cầu của từng môn, từng bài.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ đúng yêu cầu, tổ chức các hình thức dạy học
phù hợp.
- Giáo viên cần chú ý coi trọng khâu giao nhiệm vụ quan sát bằng các câu hỏi
ngắn, rõ ràng, có trọng tâm, có tác dụng phát triển tư duy học sinh để hướng dẫn
học sinh tập trung vào các kiến thức cần tìm.
- Tạo điều kiện cho mỗi học sinh đều được hoạt động, được trình bày suy nghĩ
của mình và cùng thảo luận với các bạn.
- Giúp học sinh luôn biết mĩnh sẽ làm gì? Làm như thế nào? Để đạt được mục
đích gì?
- Thường xuyên học hỏi những đồng nghiệp có kinh nghiệm, nghiên cứu những
tài liệu để phục vụ tiết dạy.
- Nghiên cứu rút kinh nghiệm, bổ sung qua các tiết học.
- Tuy nhiên việc dạy học theo phương pháp quan sát này không thể dạy một
mình nó mà chúng ta cần kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp để có bài giảng
phong phú sinh động và đạt hiệu quả cao nhất.
II. KHUYẾN NGHỊ:
- Trang bị thêm một số tranh ảnh, mô hình mẫu vật cho giáo viên.
- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng dạy Tự nhiên và xã hội để giáo viên có điều
kiện học hỏi thêm đồng nghiệp.
- Tổ chức các buổi trao đổi, giao lưu giữa các giáo viên và chuyên gia phụ trách
bộ môn Tự nhiên và xã hội.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc sử dụng phương
pháp quan sát trong dạy học sinh lớp 1 môn Tự nhiên và xã hội đạt kết quả tốt.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu và các đồng nghiệp để
đạt hiệu quả cao hơn nữa trong quá trình dạy học, ứng dụng phương pháp quan
sát trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 1.
15/16
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và xã hội lớp1
Tôi xin cam đoan sáng kiến này là của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
16/16