Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

SKKN Coi trọng tính chất thực hành trong giờ tập viết chữ cái hoa ở lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.12 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

MÃ SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

COI TRỌNG HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
TRONG GIỜ TẬP VIẾT LỚP 2

Môn

: Tiếng Việt

Cấp học : Tiểu học

Năm học 2015 - 2016


Coi trọng tính chất thực hành trong giờ tập viết Lớp 2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em đƣợc đến trƣờng, đƣợc học đọc, học viết. Hạnh phúc biết bao
khi chúng ta - những ngƣời thầy thấy học trò của mình nắn nót viết những
dòng chữ ngay ngắn trên trang giấy trắng. Những quyển vở không quăn mép,
không giây mực, những bài viết đẹp của các em nhƣ nguồn cổ vũ lớn lao, nhƣ
dấy thêm niềm tin của ngƣời thầy vào tƣơng lai trẻ. Nhƣng để viết thạo, viết
đẹp các em phải gắng công rèn luyện dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của các thầy,
các cô. Lâu nay, nhiều thế hệ thầy giáo đã trăn trở góp nhiều công sức cải tiến
kiểu chữ, nội dung và phƣơng pháp dạy Tập viết.
Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở
tiểu học, nhất là đối với các lớp đầu cấp. Phân môn Tập viết trang bị cho học


sinh bộ chữ La Tinh và những yêu cầu về kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái này
trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa này, tập viết không những có quan hệ
mật thiết tới chất lƣợng học tập của các môn học khác mà còn góp phần rèn
luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà
trƣờng đó là kỹ năng viết chữ. Nếu viết đúng, viết đẹp, tốc độ nhanh thì học
sinh có điều kiện ghi chép bài đầy đủ để học tập tốt, nhờ vậy kết quả học tập
sẽ cao hơn. Viết xấu, chậm sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng học tập.
Mặt khác tập viết là phân môn có tính chất thực hành nên mục đích của
việc dạy học tập viết cũng góp phần quan trọng của phân môn này ở trƣờng
tiểu học.
Ngoài ra tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học
sinh những phẩm chất đạo đức tốt nhƣ tính cẩn thận, tính kỉ luật và khiếu
thẩm mĩ.
Cố vấn Phạm Văn Đồng có nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của
nết ngƣời. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn
luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng nhƣ đối với
thầy và bài vở của mình”.
Đặc biệt theo chƣơng trình sách giáo khoa mới ở tiểu học và theo
Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trƣởng Bộ giáo dục và đào tạo
về mẫu chữ viết trong trƣờng tiểu học thì tính chất thực hành của phân môn
tập viết càng thể hiện rõ. Chính vì vậy mà trong phạm vi bản sáng kiến này,
tôi chỉ đề cập đến mẫu chữ cái viết hoa.
Chữ hoa theo mẫu hiện hành là chữ hoa đẹp nhƣng lại rất khó viết, đặc
biệt là đối với các em học sinh lớp đầu cấp; các nét cong, nét lƣợn mềm mại
1/15


Coi trọng tính chất thực hành trong giờ tập viết Lớp 2
và thay đổi liên tục trong một con chữ. Để tạo dáng thẩm mỹ, các nét cơ bản ở
chữ cái viết hoa thƣờng có biến điệu, không “thuần túy” nhƣ ở chữ cái viết

thƣờng.
Qua việc thực hành của học sinh, ngƣời giáo viên lại một lần nữa rèn
cho học sinh tính cẩn thận và khiếu thẩm mỹ của các em. Qua hoạt động thực
hành các em tự thấy đƣợc sản phẩm của mình, tự ngắm nghía thành quả của
mình. Nếu khéo động viên các em thấy đƣợc tầm quan trọng của chữ viết
trong cả quá trình học tập. Qua chữ viết, các em biết bày tỏ tâm tƣ tình cảm
của mình, có tính kiên trì, sáng tạo trong học tập, khả năng tƣ duy và tổng hợp
tốt. Từ đó, các em tiếp cận tốt tri thức, giúp em nhận thức đƣợc tầm quan
trọng của việc viết đúng, viết đẹp để các em có hƣớng vƣơn tới trong học tập.
Đặc biệt theo Thông tƣ 30/2014 đã ghi rõ: Đánh giá vì sự tiến bộ của
học sinh, coi trọng việc động viên, khuyến khích tích cực và vƣợt khó trong
học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng, đảm
bảo kịp thời, công bằng, khách quan. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không
so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo
viên và cha mẹ học sinh. Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động
viên, khích lệ, biểu dƣơng, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ
giúp học sinh tự tin vƣơn lên.
Ngƣời xƣa có câu “Nét chữ- nết ngƣời” nhìn vào chữ viết ta có thể biết
phần nào tính cách của con ngƣời. Vì vậy, ngay từ ban đầu rèn cho các em
từng nét chữ đó là rèn nhân cách tốt cho các em, rèn cho các em ngay từ đầu
đã có tâm hồn đẹp. Thông qua việc dạy – học viết chữ đẹp sẽ góp phần vào
việc giữ gìn và phát huy đƣợc nét đẹp văn hóa, chữ viết của dân tộc.
Cũng bởi lẽ đó mà tôi chọn đề tài về: “Coi trọng tính chất thực hành
trong giờ tập viết chữ cái hoa ở lớp 2”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và đƣa ra một số biện pháp thực hành, rèn viết
chữ hoa đẹp ở lớp 2.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Coi trọng tính chất thực hành trong giờ
Tiếng việt chữ cái hoa ở lớp 2.

3.2. Khách thể nghiên cứu: Phƣơng pháp dạy Tập viết ở Tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học:
Nếu đƣa ra đƣợc những biện pháp rèn chữ viết hoa một cách hợp lý các
em sẽ viết đẹp, viết nhanh, góp phần rèn viết chữ thƣờng tốt hơn.
2/15


Coi trọng tính chất thực hành trong giờ tập viết Lớp 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xây dựng và xác định các cơ sở lý luận để dạy học sinh viết đúng và
đẹp theo yêu cầu của lớp 2.
- Nghiên cứu thực trạng tính thực hành trong viết chữ hoa cho học sinh
lớp 2.
- Đề xuất và tổ chức dạy học thực nghiệm và áp dụng một số biện pháp
rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Lĩnh vực nghiên cứu: Phƣơng pháp dạy học Tiếng việt ở tiểu học.
- Đối tƣợng khảo sát và thực nghiệm: Lớp 2D do tôi chủ nhiệm.
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2015- 2016

3/15


Coi trọng tính chất thực hành trong giờ tập viết Lớp 2
NỘI DUNG
PHẦN I: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
Năm học 2015 - 2016 là năm học thứ 13 thực hiện dạy viết chữ hoa cho
học sinh lớp 2 theo chƣơng trình và sách giáo khoa mới bằng mẫu chữ hiện
hành.
Số bài và thời lƣợng học: Mỗi tuần có một bài tập viết, học trong một

tiết. Trong cả năm học, học sinh đƣợc học 34 tiết tập viết.
Về nội dung: Ở lớp 2, học sinh học viết các chữ cái viết hoa, tiếp tục
luyện cách viết các chữ viết thƣờng và tập nối nét chữ từ chữ hoa sang chữ
thƣờng.
Về hình thức rèn luyện: Trong mỗi tiết tập viết, học sinh đƣợc hƣớng
dẫn và tập viết từng chữ cái viết hoa, sau đó tập viết cụm từ hoặc câu ứng
dụng có chữ hoa ấy (có nội dung phù hợp với chủ điểm và tƣơng đối dễ hiểu)
Số lƣợng, nội dung và hình thức nhƣ vậy là phù hợp với học sinh lớp 2.
Tuy nhiên, thực tế giảng dạy cho thấy học sinh lớp 2 học môn Tập viết để viết
đẹp là rất khó. Ở lớp 1 các em mới làm quen với chữ hoa qua hình thức tập tô
trong giai đoạn luyện tập tổng hợp ở học kỳ II. Chính vì vậy khi viết chính tả,
chữ hoa của các em mới dừng ở mức độ gần giống với hình dáng theo mẫu
chữ quy định, một số em còn thao tác ngƣợc hoàn toàn với quy trình viết
(Chữ O, Ô, Ơ) hoặc nhấc bút tùy tiện (Chữ N, M, U, Ƣ,…), không biết đâu là
điểm nhấn của con chữ để tạo độ mềm mại, đẹp. Còn một lý do nữa là trong
giờ dạy tập viết, còn nhiều giáo viên chƣa chú ý và coi trọng tính luyện tập,
thực hành của học sinh, mà đi sâu quá vào việc giải thích qui trình viết chữ,
nên học sinh không đƣợc luyện viết nhiều và luyện viết còn mang tính hình
thức.
Vì vậy để học sinh lớp 2 viết đúng, tiến tới viết đẹp chữ hoa hiện hành,
từ đó trình bày đẹp một đoạn văn, đoạn thơ là mối quan tâm và trăn trở rất lớn
của tôi cũng nhƣ các đồng nghiệp.
Đầu năm học 2015- 2016, lớp 2D mà tôi đảm nhiệm có tổng số học
sinh là 54 em. Qua khảo sát đầu năm về việc viết chữ hoa đẹp, đúng quy trình
chữ viết chƣa kết quả cụ thể nhƣ sau:
Viết đẹp
Viết đúng
Viết chƣa đẹp
11 em
23 em

10 em

4/15


Coi trọng tính chất thực hành trong giờ tập viết Lớp 2
PHẦN II. GIẢI PHÁP
I. Phƣơng thức thực hiện:
Phƣơng pháp luyện tập (một trong 3 phƣơng pháp: trực quan, đàm
thoại gợi mở, luyện tập) là phƣơng pháp có vai trò quan trọng trong hoạt động
dạy học phân môn Tập viết ở lớp 2, vì chữ viết của học sinh là sản phẩm của
quá trình vận đông có sự phối hợp đồng bộ của nhiều bộ phận cơ thể (mắt
nhìn, óc nghĩ và điều khiển cơ quan vận động, cơ và xƣơng bàn tay hoạt động,
đồng thời có sự “lan tỏa” ảnh hƣởng tới một số cơ quan khác đối với cơ thể
học sinh ở lứa tuổi tiểu học).
Vậy để việc luyện tập thực hành của học sinh có hiệu quả, sản phẩm là
chữ viết của các em đúng và đẹp, theo tôi ngƣời giáo viên cần tiến hành nhƣ
sau:
1. Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ.
Việc hƣớng dẫn học sinh luyện tập thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao,
từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là
việc viết đúng hình dáng, cấu tạo, kích thƣớc các cỡ chữ, sau đó là viết đúng
dòng và đúng tốc độ quy định. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ phải đƣợc tiến
hành đồng bộ ở lớp cũng nhƣ ở nhà, ở phân môn Tập viết cũng nhƣ ở các
phân môn của bộ môn Tiếng Việt và ở các môn học khác.
2. Khi học sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần luôn luôn chú ý uốn
nắn để các em cầm bút và ngồi viết đúng tƣ thế. Bài viết đẹp phải đi kèm với
tƣ thế đúng, rèn cho trẻ viết đẹp mà quên mất việc uốn nắn cách ngồi viết là
một thiếu sót lớn của giáo viên. Trong quá trình luyện tập của học sinh, tôi
thƣờng lƣu ý các hình thức luyện tập cơ bản sau:

2.1. Luyện các thao tác chuẩn bị viết chữ
Học sinh dùng que chỉ “đồ” trên mẫu ở phần hƣớng dẫn qui trình viết;
vừa viết vừa nêu quy trình viết. Giáo viên cho học sinh nêu độ rộng và độ cao
cỡ vừa của con chữ cần viết. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh viết bằng
ngón tay vào khoảng không trƣớc mặt, nếu cần có thể tập viết nét khó, nét đặc
biệt chú ý để chữ viết hoa trƣớc đúng và đẹp. Để tránh trƣờng hợp học sinh
viết ngƣợc nét, giáo viên hƣớng dẫn học sinh thêm một thao tác, đó là: tô lại
chữ hoa mẫu trong vở bằng bút chì.
2.2. Luyện viết chữ hoa trên bảng lớp
Hình thức tập viết chữ trên bảng lớp có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu
cách viết chữ hoa và bƣớc đầu đánh giá kỹ năng viết chữ hoa của học sinh.
Hình thức này thƣờng dùng trong một quá trình viết từ và cụm từ ứng dụng.
5/15


Coi trọng tính chất thực hành trong giờ tập viết Lớp 2
Qua đó giáo viên phát hiện chỗ sai của học sinh (về hình dáng, cách viết, thứ
tự các nét…) để uốn nắn chung cho cả lớp hoặc đánh giá.
Ví dụ: Khi dạy bài: Chữ hoa M
Học sinh đƣợc luyện tập viết trên bảng lớp khi kiểm tra bài cũ (giáo
viên yêu cầu 2, 3 học sinh lên bảng viết chữ A). Chữ hoa tiết trƣớc là chữ hoa
L, tuy nhiên giáo viên kiểm tra học sinh chữ hoa A trên bảng lớp vì chữ hoa A
có nét 1 giống với nét thứ nhất của chữ hoa M.
Sau khi giáo viên viết mẫu chữ M, học sinh lên bảng lớp viết chữ hoa
giáo viên quan sát xem học sinh đã viết theo đúng qui trình chƣa (nét móc
ngƣợc trái, nét thẳng đứng, thẳng xiên và nét móc ngƣợc phải), học sinh đã
chú ý vào điểm nhấn của chữ để con chữ này mềm mại và đẹp chƣa (nét thẳng
đứng hơi lƣợn sang trái ở phần cuối của nét 2).
Sau khi giáo viên hƣớng dẫn viết chữ hoa cỡ nhỏ và từ cũng nhƣ cụm
từ ứng dụng, giáo viên gợi ý học sinh lên bảng viết. Giáo viên quan sát học

sinh đã biết từ chữ hoa cỡ vừa chuyển sang chữ hoa cỡ nhỏ đã đúng chƣa (đây
là chữ mà các em sử dụng thƣờng xuyên khi viết), hay học sinh đã biết nối
giữa nét móc của chữ M trong chữ Miệng.
2.3. Luyện viết chữ hoa trên bảng con của học sinh
Học sinh luyện tập viết chữ hoa bằng phấn trên bảng con trƣớc khi học
sinh tập viết vào vở. Học sinh có thể tập viết chữ cái hoa, tập viết chữ ghi
tiếng ứng dụng (có chữ cái hoa). Luyện nối chữ ở trƣờng hợp khó (nếu cần).
Khi sử dụng bảng con, giáo viên cần lƣu ý học sinh cũng cần phải cầm phấn
giống cầm bút. Giáo viên cần hƣớng dẫn các em cách lau bảng từ trên xuống
dƣới, cách sử dụng và bảo quản phấn (phấn phải để vào hộp riêng cho khô),
cách lau tay sau khi viết để giữ vệ sinh (phải có giẻ ẩm để lau bảng, một giẻ
khác chỉ dùng để lau tay). Viết vào bảng xong, học sinh cần giơ lên để giáo
viên kiểm tra, nhận xét, nếu sai nét nào giáo viên viết lại chữ đúng ngay bên
cạnh.
2.4.Luyện tập viết trong vở tập viết 2
Học sinh phải viết chữ cái hoa M, chữ ghi tiếng ứng dụng theo cỡ vừa
và cỡ nhỏ, viết cụm từ ứng dụng theo cỡ nhỏ.
Muốn cho học sinh sử dụng vở tập viết có hiệu quả, giáo viên cần
hƣớng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu kỹ năng của từng bài. Quá trình hƣớng
dẫn học sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần hết sức lƣu ý rèn các thói quen
cho học sinh: ngồi viết đúng tƣ thế, để vở đúng quy cách và biết xê dịch vở
khi viết, cầm bút (viết) đúng quy định.
6/15


Coi trọng tính chất thực hành trong giờ tập viết Lớp 2
Ví dụ: Khi học sinh luyện viết vở bài: Chữ hoa M.
Ở dòng đầu tiên viết chữ hoa M cỡ vừa, giáo viên yêu cầu học sinh
quan sát kỹ chữ viết mẫu trong vở để xác định điểm đặt bút, độ lƣợn của phần
đầu và độ uốn của phần lƣng chữ. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh viết từng

chữ một, chữ sau rút kinh nghiệm của chữ trƣớc để viết đẹp hơn. Cũng hƣớng
dẫn tƣơng tự với dòng chữ cỡ nhỏ (học sinh viết từng dòng một).
Trƣớc khi học sinh luyện viết chữ ghi từ ứng dụng, giáo viên yêu cầu
học sinh quan sát kĩ cách nối từ con chữ này sang con chữ kia, các nét nối rất
quan trọng. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh kĩ thuật viết nét nối từ con chữ này
phải chạm với nét đầu của con chữ kia. Ví dụ: Chữ “Miệng” nét nối từ con
chữ “M” với con chữ “i” là nét hất của chữ hoa M phải đƣa lên trên đầu của
con chữ “i”. Học sinh viết từng chữ một để khắc sâu trí nhớ và rút kinh
nghiệm cho chữ sau.
Ở dòng đầu của chữ ghi cụm từ ứng dụng giáo viên cần cho học sinh
nhắc lại khoảng cách giữa các chữ trƣớc khi luyện viết.
Việc đảm bảo tốt các công việc trên sẽ giúp các em viết tốt hơn ở
những dòng sau:
2.5. Luyện tập viết chữ hoa khi học các môn khác
Ngoài các giờ tập viết, giáo viên còn phải luôn nhắc nhở học sinh tập
viết các chữ hoa ở các phân môn khác, tập viết mọi lúc, mọi nơi. Có nhƣ thế
việc luyện tập viết chữ mới đƣợc củng cố đồng bộ thƣờng xuyên, nhằm nâng
cao chất lƣợng chữ viết và hình thành ở học sinh những phẩm chất tốt nhƣ
tính kiên trì, cẩn thận, khiếu thẩm mỹ. Việc làm này đòi hỏi ở giáo viên ngoài
những hiểu biết về chuyên môn còn cần sự kiên trì, tính cẩn thận và lòng yêu
nghề, mến trẻ.
Giáo viên phải thƣờng xuyên kiểm tra về chữ viết của học sinh trong
các bài học, bài viết ở tất cả các môn học, giáo viên tự điều chỉnh học sinh và
chắc chắn các em dần dần viết đúng cỡ chữ, viết sách và đẹp hơn. Đặc biệt là
khả năng trình bày các bài chính tả, tập làm văn, luyện từ và câu.
Giáo viên khen ngợi các học sinh viết tốt, trình bày đẹp nhƣ: biết viết
hoa trong các trƣờng hợp: đầu câu, đầu dòng thơ, tên riêng. Đối với học sinh
viết chữ hoa chƣa đúng, đẹp thì giáo viên phải hƣớng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận tùy
từng bài. Ở tất cả các môn khác, khi học sinh đặt bút viết vở, giáo viên luôn là
ngƣời nhắc nhở các con trƣớc khi viết phải chú ý tƣ thế ngồi, sau đó trong quá

trình viết giáo viên theo dõi, uốn nắn cho các em. Giáo viên kết hợp khuyến

7/15


Coi trọng tính chất thực hành trong giờ tập viết Lớp 2
khích động viên học sinh, có thể lấy bài của học sinh viết đẹp, trình bày khoa
học cho cả lớp xem để học tập.
Trong quá trình viết, cũng nên cho học sinh tự đặt câu hỏi sai ở chỗ
nào? Khi học sinh trả lời đúng, giáo viên chốt lại ngay và phát huy những lời
nhận xét khéo léo để gây ấn tƣợng nhớ lâu cho các em.
3.Tổ chức thi viết theo nhóm và trƣng bày bài viết đúng, viết đẹp.
4.Ứng dụng phần mềm viết chữ hoa cho học sinh quan sát trong các giờ
dạy để học sinh nắm đƣợc quy trình viết chữ hoa sao cho đúng và đẹp.
5.Bản thân giáo viên phải rèn viết chữ hoa đẹp và chuẩn để học sinh noi
theo. Đặc biệt giáo viên phải phát hiện đƣợc lỗi sai, viết chƣa chuẩn các nét
để sửa cho học sinh kịp thời.
6.Hƣớng dẫn học sinh nhận biết( phân tích, so sánh, ghi nhớ)và tập viết
các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn.( viết bảng)
II. Luyện viết chữ cái viết hoa:
- Hƣớng dẫn học sinh luyện viết theo các nhóm chữ (các chữ cùng
nhóm có một hoặc một số nét tƣơng đồng):

Khi luyện viết nhóm chữ này, giáo viên tập trung rèn luyện cho các em
nét móc lƣợn có biến điệu sao cho vừa phải và đúng mẫu.

Ở nhóm này luyện cách điều khiển đầu bút để tạo nét cong và sự phối
hợp biến điệu của nét cong đặc biệt là chữ C, E, T.

Chú ý luyện nét thẳng đứng chuyển sang nét móc ngƣợc có biến điệu

(nét 1 của chữ P, R, B) và các nét cong có biến điệu hoặc sự kết hợp các nét
cơ bản của nét 2 chữ P, H.

Nhóm này cần tập trung luyện các nét móc hai đầu có biến điệu của
chữ X, N, M.Điều khiển nét bút sao cho phần cong lƣợn mềm mại.

8/15


Coi trọng tính chất thực hành trong giờ tập viết Lớp 2

Các chữ ở nhóm này thƣờng đƣợc viết bởi một hoặc hai nét và đòi hỏi
viết liền mạch, đồng thời điều khiển đầu bút theo nhiều hƣớng nên chữ O hoa
cần đƣợc quan tâm nhiều hơn để tạo dáng đều đặn, cân đối đúng mẫu, từ đó
dễ dàng viết đƣợc các chữ hoa còn lại trong nhóm.
- Gợi ý để học sinh xác định đƣợc độ rộng, độ cao của từng chữ cái viết
hoa; xác định điểm đặt bút, điểm dừng bút; nêu đƣợc cấu tạo của chữ và quy
trình viết.
Chẳng hạn: Chữ cái A
+ Kích thƣớc: Rộng 2 li, cao 2 li rƣỡi
+ Cấu tạo: Gồm 3 nét (nét 1: nét móc ngƣợc trái có biến điệu ở phía
trên, nét 2: nét móc ngƣợc phải, nét 3: nét lƣợn ngang).
+ Quy trình viết: Từ điểm đặt bút trên đƣờng kẻ ngang 2, viết nét móc
ngƣợc trái, phía trên hơi lƣợn. Đến giữa đƣờng kẻ ngang 3 và 4, chuyển
hƣớng đầu bút viết nét móc ngƣợc phải, dừng ở giữa đƣờng kẻ ngang 1 và 2.
Từ đây, ta lia bút lên phía trên bên trái, viết nét lƣợn ngang ở giữa thân chữ.
III. Tổ chức thực hiện (giáo án):
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Môn : TẬP VIẾT
Tuần 14 - Tiết 14

Bài : Chữ hoa: M
1. MỤC TIÊU:
- Biết viết đúng chữ cái M (hoa) (1dòng theo cỡ vừa và1 dòng cỡ chữ nhỏ );
- Biết viết đúng từ ứng dụng : Miệng (1dòng theo cỡ vừa và1 dòng cỡ chữ
nhỏ );
- Biết viết đúng từ câu ứng dụng Miệng nói tay làm theo cỡ nhỏ
(3 lần) , chữ viết đúng mẫu đều nét và nối chữ đúng quy định.
2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ cái viết hoa M đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
Thời
gian

NỘI DUNG KIẾN
THỨC VÀ
KĨ NĂNG CƠ BẢN

PHƢƠNG PHÁP, HÌNH THỨC DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

9/15

Hoạt động của trò


Coi trọng tính chất thực hành trong giờ tập viết Lớp 2
Thời
gian

5’

1'
7'

NỘI DUNG KIẾN
THỨC VÀ
KĨ NĂNG CƠ BẢN

A. kt bài cũ:
L, Lá

B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài

PHƢƠNG PHÁP, HÌNH THỨC DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

- Y/c HS viết vào bảng con chữ - 2HS viết bảng lớp
cái viết hoa.
Lớp viết bảng con
- NX
- NX
- Giới thiệu và ghi tên bài lên
bảng.

2. HD viết chữ hoa

a. HD HS quan sát và - Treo chữ mẫu.
nhận xét chữ M
- Chữ cái M hoa cao mấy đơn
vị? Rộng mấy đơn vị?
- Chữ M hoa đƣợc viết bởi mấy
nét?
- Đó là sự kết hợp của những nét
cơ bản nào?
- Nêu cách viết:
+ Nét 1: Điểm đặt bút trên
đường kẻ 2, viết nét móc từ dưới
lên, lượn sang phải, dừng bút ở
đường kẻ 6.
+ Nét 2: từ điểm dừng bút của
nét 1, đổi chiều bút, viết một nét
thẳng đứng xuống đường kẻ 1.
+ Nét 3: từ điểm dừng bút của
nét 2, đổi chiều bút, viết một nét
thẳng xiên (hơi lượn ở hai đầu)
lên đường kẻ 6.
+ Nét 4: từ điểm dừng bút ở nét
3, đổi chiều bút, viết nét móc
ngƣợc phải, dừng bút trên đƣờng
kẻ 2.
- Viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại
cách viết.
10/15

- Cao 5 li, rộng 6 li
- Chữ M gồm 4 nét: nét

móc ngƣợc phải, nét móc
ngƣợc trái, nét thẳng
đứng, nét xiên.


Coi trọng tính chất thực hành trong giờ tập viết Lớp 2
Thời
gian

5'

12'
3'

2'

NỘI DUNG KIẾN
THỨC VÀ
KĨ NĂNG CƠ BẢN

PHƢƠNG PHÁP, HÌNH THỨC DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

b. HD HS viết trên - Y/c HS viết chữ M hoa vào
bảng con.
bảng con 2, 3 lƣợt
- NX, uốn nắn & có thể nhắc lại
qui trình viết để HS viết đúng.
3. HD viết từ ứng

dụng.
a. Giới thiệu cụm từ - Y/c HS đọc cụm từ ứng dụng.
ứng dụng:
- Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ:
Miệng nói tay làm
khuyên chúng ta lời nói phải đi
đôi với việc làm.
b. HD quan sát và - Y/c HS quan sát mẫu chữ viết
nhận xét.
ứng dụng trên bảng & nhận xét

Hoạt động của trò
- HS viết vào bảng con

- 1HS đọc

- Chữ cao 2,5 li: M, g, y,
l
- Chữ cao 1,5 li: t
- Chữ cao 1 li: các chữ
còn lại
c. HD Hs viết chữ - Y/c HS viết chữ Miệng vào - HS viết bảng con 2, 3
Miệng
vào bảng bảng con
lần
con.
- NX, uốn nắn
4. HD học sinh viết - Y/c HS viết bài vào vở tập viết. - Viết bài vào vở Tập
- Theo dõi, uốn nắn.
viết

vào vở TV.
5. Nhận xét, chữa
- Nhận xét nhanh khoảng 5, 7
bài.
bài.
- NX để lớp rút kinh nghiệm.
- Nhận xét chung về tiết học.
6. Củng cố, dặn dò
- Dặn về nhà luyện viết trong vở
Tập viết.
III. Kết quả bƣớc đầu thu đƣợc:
1. Kết quả về chất lƣợng:
Tuy thời gian thực nghiệm sáng kiến này chƣa đƣợc nhiều song kết quả
đạt đƣợc của học sinh lớp 2 về môn tập viết (chữ cái hoa) là đáng khả quan.

11/15


Coi trọng tính chất thực hành trong giờ tập viết Lớp 2
Từ chỗ nhiều học sinh viết chữ hoa xấu, sau quy trình nhƣng đến nay
còn một số ít học sinh viết sai qui trình, chữ hoa của các em đã mềm mại và
đẹp hơn (kể cả các chữ hoa viết khó B, D, E, Ê, G, M, P, Q, R, X).
Kết quả cuối học kì I:
Viết đẹp
Viết đúng
Viết chƣa đẹp
28 em
19 em
7 em
Tôi muốn rằng cuối học kì II này sẽ không còn học sinh viết chữ hoa

sai quy trình nữa.
2. Kết quả về tình cảm với bộ môn:
- Các em rất thích học môn học này, đến tiết Tập viết là các em reo lên
vui sƣớng, không còn sợ nhƣ trƣớc nữa.
3. Kết quả về năng lực học tập của học sinh.
- Nhiều học sinh viết chữ hoa đẹp. Trong cuộc thi viết chữ đẹp cấp
trƣờng 5 học sinh tham gia thi thì có1em đạt giải Nhất và 4 em đạt giải Nhì.

12/15


Coi trọng tính chất thực hành trong giờ tập viết Lớp 2
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Bài học rút ra qua thực nghiệm sáng kiến:
Nói tóm lại, trong quá trình dạy tập viết chữ hoa cho học sinh lớp 2,
giáo viên cần hết sức coi trọng tính thực hành của học sinh. Muốn làm đƣợc
điều đó giáo viên cần thực hiện:
- Nắm vững chƣơng trình để giúp học sinh nắm đƣợc cấu tạo, đặc điểm
của các nét cùng nhóm..
- Nắm vững đặc trƣng phƣơng pháp bộ môn.
- Học sinh đƣợc luyện tập dƣới nhiều hình thức trong suốt quá trình học
tập viết cũng nhƣ ở các môn học khác đồng thời khuyến khích học sinh luyện
viết mọi lúc mọi nơi có thể viết bằng que, phấn,… ở dƣới đất, trên bảng,…
- Bản than giáo viên phải rèn viết chữ hoa đẹp, chuẩn để học sinh học
tập và noi theo
Có nhƣ vậy thì chữ viết của học sinh mới đúng, mới đẹp và chất lƣợng
chữ viết của học sinh mới đạt hiệu quả cao.
II.Khuyến nghị:
- Quận và Thành phố nên duy trì các sân chơi cho học sinh và giáo viên
tham gia thi viết chữ đẹp để rèn Nét chữ - Nết ngƣời.

Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đúc kết trong việc dạy môn
Tập viết ở lớp 2. Rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của ban lãnh đạo Nhà
trƣờng và các đồng nghiệp để sao cho chất lƣợng chữ viết của học sinh ngày
càng đƣợc nâng cao, đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngành và chất lƣợng đào tạo
trong nhà trƣờng tiểu học.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình, không sao
chép nội dung của ngƣời khác.
Ngày 14 tháng 4 năm 2016
Ngƣời viết

13/15


Coi trọng tính chất thực hành trong giờ tập viết Lớp 2

Xác nhận của Hội đồng xét duyệt SKKN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

14/15


Coi trọng tính chất thực hành trong giờ tập viết Lớp 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt 1
(Đại học Quốc gia Hà Nội- Trƣờng Đại học Sƣ phạm).
2. Tiếng Việt 2 tập một, tập hai
(Bộ giáo dục và đào tạo).
3. Tập viết 2 tập một, tập hai
(Nhà xuất bản giáo dục)
4. Chuyên đề giáo dục tiểu học tập 6, tập 7
(Thạc sỹ Trần Mạnh Hƣởng)

15/15



Coi trọng tính chất thực hành trong giờ tập viết Lớp 2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu. ..................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 3
NỘI DUNG....................................................................................................... 4
PHẦN I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI ................................................................. 4
PHẦN II. GIẢI PHÁP .................................................................................... 5
I. Phƣơng thức thực hiện ............................................................................ 5
II. Luyện viết chữ cái viết hoa .................................................................... 8
III. Tổ chức thực hiện (giáo án) ................................................................. 9
III. Kết quả bƣớc đầu thu đƣợc ............................................................... 11
1. Kết quả về chất lƣợng ....................................................................... 11
2. Kết quả về tình cảm với bộ môn ...................................................... 12
3. Kết quả về năng lực học tập của học sinh ....................................... 12
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG ................................................................. 13
I. Bài học rút ra qua thực nghiệm sáng kiến .......................................... 13
II. Một vài đề xuất ..................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 15

16/15




×